1. Hôn Nhân & Gia Đình

MỖI NGÀY MỘT CÂU KT - DAILY BIBLE VERSE - EMMANUEL

 

EMMANUEL

DAILY BIBLE VERSE

IF YOU FORGIVE OTHERS THE WRONGS THEY HAVE DONE, YOUR HEAVENLY FATHER WILL ALSO FORGIVE YOU. SHOW KINDNESS AND COMPASSION TO EVERYONE: "NÊU ANH THA THỨ CHO NGƯỜI MẮC LỖI VỚI ANH, THÌ CHA TRÊN TRỜI CŨNG SẼ THA LỖI CHO ANH.............................."

"Thus says the Lord God: If the wicked man turns away from all the sins he committed, if he keeps all my statutes and does what is right and just, he shall surely live, he shall not die. None of the crimes he committed shall be remembered against him; he shall live because of the virtue he has practiced. Do I indeed derive any pleasure from the death of the wicked? says the Lord God. Do I not rather rejoice when he turns from his evil way that he may live?

"And if the virtuous man turns from the path of virtue to do evil, the same kind of abominable things that the wicked man does, can he do this and still live? None of his virtuous deeds shall be remembered, because he has broken faith and committed sin; because of this, he shall die." (Ezekiel 18: 21....38).

Friday 11th March 2022, of the 1st Week of Lent

On Day 10 of 40 of Lent 2022, the first Reading today calls for Conversion. At the beginning of Lent, we saw that Lent provides a unique opportunity for continuous Conversion because of the immense outpouring of grace and mercy that God promises in this Season.  We have now done 1/4th of the Journey. How do you assess your progress?

In verse 22 of the same chapter 18 of Ezekiel, God says that he who accepts the grace of Conversion "shall live because of the virtue he has practiced."

Some of these virtues are called Corporal Works of Mercy:
1. Feed the hungry
2. Give drink to the thirsty
3. Clothe the naked
4. Shelter the homeless
5. Visit the sick
6. Visit the imprisoned
7. Bury the dead

Lent is the best and easiest opportunity to turn away from sin and believe the Gospel. For a comprehensive Examination of Conscience that will help you to make a good Confession, click on the link below:

http://seekfirst.blogspot.com/2020/09/a-good-examination-of-conscience.html?m=1

"I see all things, and nothing of what I see escapes the reach of My mercy, save that which is deliberately withdrawn and wilfully hidden from Me. Even that I see, and in seeing it, I grieve, because the desire of My Heart is to extend My mercy to every weakness, to take away every shame, to wash clean every soul defiled by sin. Submit to My all-seeing grace, and present to My mercy all that I see in you." (IN SINU JESU, Thursday, March 27, 2008).

Daily Bible Verse @ Seekfirstcommunity.com

++++++++++++++++++++++++++++
"Seek first the kingdom of God and
his righteousness, all these things
will be given you  besides."
(Matthew 6:33)
++++++++++++++++++++++++++++
 
 
 

 

  •  

 


 

 

  • ,
  • or

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

SỐNG TỈNH THỨC - LM MINH ANH

  •  


    LM MINH ANH

     

    NÂNG CAO NHỮNG MONG ĐỢI

    “Lạy Chúa, xin ban cho con lòng tin tưởng!”.

    William Tyndale, người đầu tiên dịch Thánh Kinh từ tiếng Do Thái và Hy Lạp sang tiếng Anh. Năm 1535, bị giam ở lâu đài Vilvoorde, ông vẫn tiếp tục công việc, nhưng không thể hoàn thành vì bị thắt cổ và đốt trên cọc như một kẻ dị giáo. Ngày 06/10/1536, ông kêu lên những lời cuối cùng, “Lạy Chúa, nguyện ý Chúa được thành sự; xin mở mắt cho vua nước Anh!”. Sau đó, ông chết. Lời cầu nguyện ‘nâng cao những mong đợi’ của ông đã được đáp lại trong vòng một năm!

    Kính thưa Anh Chị em,

    Với William Tyndale, “Nguyện ý Chúa được thành sự!”; với Esther hôm nay, “Xin ban cho con lòng tin tưởng!”; và với Chúa Giêsu trong Tin Mừng, “Đấng ngự trên trời lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Ngài sao?”, Lời Chúa hôm nay nói đến cầu nguyện; nhưng còn hơn thế nữa, nói đến việc ‘nâng cao những mong đợi’ nơi con người cầu nguyện!

    Những gì chúng ta cầu xin có thể tiết lộ rất nhiều về mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác. Thiên Chúa luôn chờ đợi một lời cầu xin và một ước muốn cao thượng nơi một con người; rất khác với những nhu cầu như xin điều này, điều kia. Lời cầu nguyện sâu sắc nhất sẽ là lời cầu cho thánh ý Thiên Chúa được thành sự, mà thánh ý Ngài là điều tốt nhất cho hạnh phúc đời đời của một con người, vốn sẽ đưa chúng ta đến gần Ngài hơn, tin tưởng Ngài sâu sắc hơn; đồng thời, giúp chúng ta tương tác trong sự thật và tình yêu chân thành hơn đối với tha nhân. Đó là một lời cầu để trở thành người mà chúng ta phải trở thành; một đứa con luôn ‘nâng cao những mong đợi’ của mình lên Cha mà Thiên Chúa sẽ không bao giờ từ chối!

    Esther là kiểu mẫu của một người con cầu nguyện như thế! Bà không xin cho mình, gia đình mình được điều này, điều kia; nhưng xin cho được xác tín, “Chúa là Vua”, cũng là “Đấng thực hiện mọi điều đã hứa”. Esther biết, vận mạng bà, dân tộc bà hoàn toàn nằm trong tay Ngài. Bà không thách thức, thao túng, cũng không mặc cả; trái lại, chỉ xin Ngài “ban thêm lòng tin tưởng”, hầu có thể kiên định tựa nương vào một mình Ngài, một Thiên Chúa tốt lành; để rồi bà giao lại tất cả cho Chúa, tuỳ Ngài định đoạt. Và Thiên Chúa đã không thể từ chối một lời cầu thuộc loại ‘nâng cao những mong đợi’ đến thế! Ngài đã cứu Esther và cứu cả dân tộc bà. Thật ý nghĩa, tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, ngày con kêu cứu, Chúa đã thương đáp lại!”.

    Cũng thế, với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đưa ra một lời đầy thách thức và thuyết phục, “Hãy xin!”, “Hãy tìm!” và “Hãy gõ!” để khuyến khích các môn đệ cầu nguyện. Ngài muốn ‘nâng cao những mong đợi’ nơi họ qua dụ ngôn người cha cho đứa con mình của ăn. Làm sao một người cha lại từ chối cho con mình những gì tốt đẹp; tệ hơn, trao cho nó những gì là có hại? Để cuối cùng, Ngài đưa ra một tuyên bố đáng kinh ngạc, “Huống chi Cha các con, Đấng ở trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Ngài sao?”. “Của tốt lành” là chìa khoá của một lời cầu nguyện ‘nâng cao những mong đợi’; “Của tốt lành” chính là thánh ý Thiên Chúa!

    Về một lời cầu nguyện ở cấp độ được ‘nâng cao’ như thế, thánh Gioan Kim Khẩu nói, “Một lời cầu như thế là một bộ giáp lộng lẫy, hiệu quả; đó là một kho báu không mòn hao, một hầm mỏ không bao giờ cạn kiệt, một bầu trời không bị che khuất, một thiên đường không bão tố. Nó là gốc rễ, là đài phun nước, và là mẹ của ngàn phước lành. Nó vượt quá quyền lực của một vị vua... Tôi không nói đến những lời cầu nguyện lạnh lùng, yếu ớt và không có lửa!”.

    Anh Chị em,

    “Lạy Chúa, xin ban cho con lòng tin tưởng!”. Đó là lời cầu của Esther, “một thiên đường không bão tố” giữa cuộc đời phong ba! Ước gì đó cũng là lời cầu của chúng ta lúc gặp nguy nan. Chúng ta tin Thiên Chúa là Cha, là suối nguồn ân phúc sẽ luôn ban những gì tốt lành nhất cho con cái Ngài. Tuy nhiên, đừng quên, lắm lúc lòng trí chúng ta quá hạn hẹp, không hiểu hết sự tốt lành của Thiên Chúa; vì thế, cầu xin cho được lòng tin tưởng sẽ mãi mãi là bệ đỡ ‘nâng cao những mong đợi’ của chúng ta. Đó cũng là điều Thiên Chúa muốn có nơi con cái Ngài!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, khi con cầu nguyện, là con đang gõ cửa nhà “Bạn con”, chớ gì lời cầu của con là một lời cầu nguyện ‘nâng cao những mong đợi’ mà con sẽ không hổ thẹn thưa lên!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     



     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH

  •  
    LM MINH ANH
    Thu, Mar 3 at 2:59 PM
     
     


     

     

    YÊU CUỘC CHIẾN, ĐỪNG YÊU CHIẾN BẠI!

    “Ai muốn theo Tôi, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Tôi!”.

    Gilbert K. Chesterton nói, “Thập giá không thể bị đánh bại, vì tự thân, nó là thất bại!”; Samuel Rutherford thì nói, “Thập giá Chúa Kitô tựa hồ một gánh nặng không thể thiếu như cánh buồm của một con tàu, hoặc như đôi cánh của một con chim. Ngài yêu mến nó, Ngài ôm lấy nó!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Tin Mừng hôm nay tổng hợp toàn bộ sứ điệp của Chúa Kitô, một sứ điệp được diễn đạt rất hiệu quả trong nghịch lý của mầu nhiệm thập giá mà, như Samuel Rutherford nói, “Ngài yêu mến nó, Ngài ôm lấy nó!”; nhờ đó, Ngài đã chiến thắng và cứu độ cả một nhân loại! Để rồi, Ngài tuyên bố, “Ai muốn theo Tôi, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Tôi!”; nghĩa là, ‘Ai muốn chiến thắng như Tôi, hãy làm như Tôi. Hãy ‘yêu cuộc chiến, đừng yêu chiến bại!’’.

    Thập giá và đau khổ có mặt ở mọi ngã rẽ, của mọi cuộc đời; ai cũng muốn chạy trốn nó! Chúa Giêsu thì không, dẫu thấy trước sự khước từ, đau khổ và cái chết của mình, Ngài không chạy trốn chúng; trái lại, Ngài ôm choàng chúng như một cách thức thể hiện tình yêu sâu sắc nhất. Với chúng ta, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy choáng ngợp, mệt mỏi vì những khiếm khuyết của mình và ảnh hưởng của chúng; cuộc chiến liên tục, dai dẳng để theo Chúa có thể dần dần khiến chúng ta bải hoải. Con đường dẫn đến hoàn thiện hẳn có nhiều hứa hẹn về phần thưởng, nhưng cũng có phần xói mòn. Thế nhưng, dù gục ngã ngàn lần cũng không thành vấn đề, miễn là chúng ta ‘yêu cuộc chiến, đừng yêu chiến bại’. Do đó, tuyệt vọng sẽ là một điều xa lạ, đặc biệt, khi chúng ta chiến đấu mà biết rằng, có Chúa Kitô đứng về phe mình. Nỗ lực của trận chiến kéo dài có thể khiến Chúa Kitô hài lòng, hơn là một chiến thắng dễ dàng và thoải mái.

    Với sự xuất hiện của Chúa Kitô trên thế gian, đau khổ và thập giá mang một ý nghĩa mới! Ngài cho chúng ta khả năng mặc cho đau khổ, bệnh tật và gian truân, vốn là hậu quả của tội lỗi, một ý nghĩa cứu chuộc và cứu độ của tình yêu. Vì thế, bất hạnh và yếu đuối không khiến người môn đệ Chúa Giêsu chùn bước; Phaolô đã can đảm thốt lên, “Tôi vui lòng với những yếu đuối, sỉ nhục, gian khổ, bắt bớ và giam cầm vì Chúa Kitô; vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”. Chính việc chọn Chúa, từ chối bản thân, và nhận ra sự yếu đuối của mình; cũng như sẵn sàng đón nhận đau khổ, chúng ta có khả năng chứng tỏ cho thế gian sức mạnh của Thiên Chúa và điều kỳ diệu Ngài làm trong con cái Ngài, những người ‘yêu cuộc chiến, chứ không yêu chiến bại’.

    Sách Đệ Nhị Luật hôm nay cũng nói đến chiến đấu để chọn lựa. Môisen cho dân tự do chọn; chọn Chúa hay chọn thần ngoại, “Tôi đã đề nghị với anh em về sự sống và sự chết, chúc lành và chúc dữ. Hãy chọn sự sống để anh em và dòng dõi anh em được sống”. Chọn Chúa là chọn sự sống, Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng tình, “Phúc thay người đặt niềm tin tưởng nơi Chúa!”.

    Anh Chị em,

    “Ngài yêu mến nó, Ngài ôm lấy nó!”. Để có thể đón nhận thập giá, Chúa Giêsu cũng đã chiến đấu, Ngài cầu nguyện đến đổ cả mồ hôi máu; và rồi, đón nhận nó trong bình an, biến nó thành giá chuộc. Đi theo Chúa Giêsu, chúng ta tin tưởng nhìn mọi sự như Ngài; cách riêng, ôm lấy thập giá đời mình như Ngài. Nhờ Ngài, đau khổ của chúng ta cũng sẽ là một cơ hội để yêu thương, để lớn lên trong tình yêu Thiên Chúa và các linh hồn. Đây là một cuộc chiến trường kỳ, mỗi ngày và dai dẳng; nó chỉ kết thúc khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay. Ý nghĩa và giá trị của nó không phải là thắng thua, nhưng là sự kiên trì bền đỗ đến cùng vì ước mong nên giống Thầy mình và thuộc trọn về Ngài. Bởi lẽ, đạt được ơn cứu độ không là công nghiệp của chúng ta, nhưng hoàn toàn nhờ vào Chúa Kitô mà chúng ta trung thành sáp nhập vào Ngài mỗi ngày. Như vậy, đau khổ là xa lộ dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa; tuy nhiên, đó phải là một đau khổ vì Chúa Kitô; thập giá chúng ta vác lấy là một thập giá có Chúa Kitô trên đó! Kiên cường như Ngài, chúng ta ghi khắc ý lực của Ngài, hãy ‘yêu cuộc chiến, đừng yêu chiến bại!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa Giêsu, bước vào Mùa Chay, xin giúp con nhận ra sự cấp thiết của việc GẶP Chúa mỗi ngày; nhờ đó, như Ngài, con có thể chọn yêu mến và ôm trọn thập giá đời con!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

    --

     

SỐNG TỈNH THỨC - CẦU NGUYỆN ĐỂ IM LẶNG


  • Chi Tran

     
     
     
     
     


    CẦU NGUYỆN ĐỂ DUY TRÌ TINH THẦN

    IM LẶNG TRONG MÙA CHAY

     

    Mùa chay là thời điểm lý tưởng để thực hành sự im lặng, đặc biệt là hạn chế các cuộc trò chuyện hàng ngày của chúng ta trên mạng xã hội.

     

    Trong Mùa Chay, chúng ta nhìn vào cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa Giêsu để có được cảm nhận về cung cách sống cuộc đời của chính chúng ta.

     

    Một điều mà chúng ta có thể không phải lúc nào cũng nhớ là cách Chúa Giêsu im lặng khi đối mặt với sự bách hại.

     

    Mặc dù chắc chắn là chính đáng khi cố gắng tranh luận với mọi người về nhiều thứ khác nhau, nhưng đôi khi im lặng sẽ có kết quả hơn. Điều này đặc biệt có thể xảy ra trên phương tiện truyền thông xã hội, nơi chúng ta bị cám dỗ trả lời nhiều người bằng những bình luận khó nghe hoặc những lời quở trách gay gắt.

     

    Hãy xem xét, trong cầu nguyện, cách bạn tiếp nhận Mùa Chay, và tìm cách tự ý im lặng, suy nghĩ trước khi nói.

     

    Đây là một suy tư và là một lời cầu nguyện có thể giúp ích cho bạn, được Thánh Claude de la Colombiere soạn ra.

     

    Một ngàn nhân chứng xuất hiện và kêu la chống lại Chúa Giêsu; họ buộc tội Ngài mà không có bằng chứng, không có lý do, thậm chí không có chút gì đáng gọi là lý do; trong lời khai của họ, họ mâu thuẫn với nhau. Nhưng Chúa Giêsu vẫn im lặng… “Ta không trả lời.” Hỡi sự im lặng đáng yêu, bạn là người hùng biện biết bao và bạn cho tôi những bài học đáng thán phục dường nào! Lạy Chúa, Chúa đã im lặng, giữa những hiểm nguy to lớn như vậy, với một cơ hội quá tuyệt vời để lên tiếng trong một dịp quá quan trọng. Lý do nào khiến con vẫn còn lẩm bẩm và phàn nàn? Con sẽ đến với Chúa để tìm kiếm sức mạnh và sự khích lệ giúp con giữ im lặng, và gánh chịu như Chúa đã gánh chịu. [1]

     

    Vẻ đẹp và lợi ích của việc tìm kiếm sự tĩnh lặng trong mùa chay

    Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể nghe những âm thanh xung quanh mình theo một cách mới mẻ.

     

    Cách đây không lâu, tôi đã xem một video do The New York Times sản xuất.
     

    Đoạn phim ngắn nói về một người đi tìm trong nơi rừng thẳm chỗ nào không có tiếng ồn ào của con người. Hempton không tìm kiếm sự im lặng như một phương tiện trốn thoát. Đúng hơn, ông  ấy đang cố gắng tạo ra sự kết nối. Ông nói: “Im lặng không phải là sự vắng mặt của một thứ gì đó mà là sự hiện diện của mọi thứ”.

     

    Nếu chúng ta im lặng và lắng nghe, nếu chúng ta thực sự lắng nghe, một cách đích thực, những âm thanh tinh tế của thế giới tự nhiên hoặc lời nói của một người khác, chúng ta sẽ bị thu hút vào một cảm nghiệm tròn đầy hơn về thực tại, mà nếu làm khác đi, thì có lẽ chúng ta đã để chúng trôi qua mất. Đó là cơ hội để thoát ra khỏi cái đầu của chính chúng ta, thoát khỏi những suy nghĩ quẩn quanh trong cuộc độc thoại nội tâm không ngừng mà chúng ta thực hiện hàng ngày. Đó cũng là cơ hội để loại bỏ bản thân khỏi những tiếng động gây mất tập trung xung quanh chúng ta hàng ngày. Chúng ta đang chìm trong tiếng ồn và vì điều này, chúng ta mất khả năng lắng nghe.

     

    Khi nói đến việc lắng nghe, chúng ta khó có thể thoát ra khỏi con đường của riêng mình. Hempton, ở cuối phim, nói, “Điều tôi thích thú nhất là khi tôi lắng nghe, tôi biến mất. Tôi biến mất." Để lắng nghe, cái tôi phải được gạt sang một bên. Hãy nghĩ về điều đó, có biết bao nhiêu người trong chúng ta không thực sự lắng nghe nhau? Có biết bao nhiêu người trong chúng ta chỉ chờ người kia ngừng nói để đến lượt mình? Chúng ta rất háo hức muốn nghe chính mình nói mà chúng ta không còn lắng nghe nữa; đơn giản là chúng ta chỉ đợi đến lượt mình để được nói.

     

    Hãy nghĩ về việc chúng ta đang mất đi bao nhiêu - cơ hội để tĩnh lặng và tìm lại sự tĩnh lặng nội tâm, cơ hội để học hỏi điều gì đó mới, cơ hội tạo ra một kết nối thực sự giữa con người với nhau. Điều này là quan trọng. Trên hết, dường như đối với tôi, chúng ta nên dành thời gian để lắng nghe vì yêu thương. Tôi lắng nghe vợ tôi kể về một ngày của cô ấy vì tôi muốn chia sẻ cuộc sống của cô ấy. Tôi lắng nghe một người bạn khi cùng nhau uống cà phê vì đó là món quà của tôi dành cho người ấy. Tôi dừng lại và lắng nghe đôi cánh của bầy ngỗng thiên di trên trời cao bởi vì tôi yêu từng ngày sống mà tôi được đặc quyền cảm nghiệm trên trái đất xinh đẹp này.

     

    Một trong những món quà thực sự của Mùa Chay là nó buộc chúng ta phải lắng nghe. Đó là một mùa của sự chiêm niệm yên tĩnh, được đánh dấu bằng sự cầu nguyện nhiều hơn và những hy sinh giúp đưa chúng ta ra khỏi thói quen bình thường. Mỗi Mùa Chay, khi tôi nghĩ về cung cách tôi muốn tiến thêm một bước trong kỷ cương  thiêng liêng của mình, tôi thấy rằng điều sống còn là dành thời gian sống trong im lặng để tôi có thể lắng nghe thực sự.

     

    Tôi làm mục vụ cho một giáo xứ và thường, khi khóa cửa nhà thờ vào buổi tối, tôi tắt đèn cho đến khi tất cả những gì có thể nhìn thấy trong bóng tối là ánh sáng đỏ của ngọn nến nhà tạm. Sau đó tôi ngồi xuống. Tôi im lặng. Tôi lắng nghe chất thơ của không gian. Mỗi nơi đều có âm thanh của riêng mình. Âm thanh của một nhà thờ vào ban đêm là gì? Đó là âm thanh của cánh tay của một người mẹ đang ôm lấy một đứa trẻ.

     

    Một âm thanh có thể biến đổi một cuộc sống. Khi tôi ngồi trong nhà thờ của mình và lắng nghe, tôi cảm thấy một cảm giác bình an mà tôi hiếm khi cảm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Nhưng thực ra nó có thể là bất kỳ âm thanh nào. Đó có thể là tiếng sấm sét dội xuống đồi, những giọt mưa đập vào mái nhà, tiếng cành cây kẽo kẹt khi chúng vươn lên bầu trời. Đó cũng có thể là hơi thở của trẻ sơ sinh khi đang ngủ trưa, hoặc tiếng chân bước đi trên tuyết, hoặc tiếng trẻ em cười khúc khích ngoài sân. Bởi vì nó giống như đọc một bài thơ, có một nghệ thuật thực sự để lắng nghe.

     

    Nhà triết học Erich Fromm tin vào điều này, và trong cuốn sách Nghệ thuật lắng nghe của mình, ông nói về cách mọi nghệ thuật đều có những nguyên tắc và kỹ thuật hợp lý. Dưới đây là các quy tắc của ông ấy để trở thành một người lắng nghe tốt hơn:

     

    - Hoàn toàn tập trung.

    - Không nghĩ gì khác ngoài việc lắng nghe.

    - Tập trung trí tưởng tượng của bạn vào những gì bạn đang nghe.

    - Hòa mình vào những gì bạn đang nghe.

    - Khám phá ra một số biểu hiện tình yêu đối với người hoặc vật mà bạn đang lắng nghe.

     

    Thực hiện theo những hướng dẫn này, mỗi chúng ta có thể thực hành nghệ thuật lắng nghe tinh tế này, Đó là một thói quen, nó sẽ tưởng thưởng cho bất kỳ ai thực hành việc lắng nghe. Đây không chỉ là một hành động yêu thương mà những người khác sẽ nhận thấy và đánh giá cao, không chỉ cải thiện mối tương quan của chúng ta, mà còn giúp đỡ chúng ta có được những cuộc nói chuyện tốt lành hơn, sinh được nhiều hoa trái hơn, nhưng bất cứ khi nào chúng ta lắng nghe kỹ càng, chúng ta sẽ nghe thấy sự hiện diện của một mầu nhiệm lớn lao, một sự hiện diện lâu đời dưỡng nuôi muôn loài, được ghi dấu trong mọi thụ tạo. Đó là giọng nói nhỏ nhẹ yên tĩnh của Thiên Chúa đang thì thầm. Mùa Chay này là lúc chúng ta bắt đầu lắng nghe. [2]

     

    Phêrô Phạm Văn Trung

     

     
     

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - LM MINH ANH

 

  • LM MINH ANH
    HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


     


     
    MỘT KẾ HOẠCH CHO THÂN XÁC

    “Cả hai, chúng sẽ nên một thân xác”.

    Trong một tác phẩm của mình, A.W. Tozer, viết, “Thập giá cũ giết chết con người, thập giá mới cứu sống nó; thập giá cũ kết án con người, thập giá mới làm vui nó; thập giá xưa huỷ diệt niềm tin vào thân xác, thập giá mới khích lệ nó, tiết lộ ‘một kế hoạch cho thân xác’ từ Thiên Chúa!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Tư tưởng của A.W. Tozer, một lần nữa, toát lên trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa là đấng từ bi nhân hậu”; lời thánh Giacôbê, “Chúa đầy lòng thương xót và lân mẫn” cho thấy tình yêu ngàn đời của Ngài đối với con người! Thiên Chúa tạo dựng loài người có nam, có nữ; và Ngài có ‘một kế hoạch cho thân xác’ của nó, “Chúng sẽ nên một thân xác”.

    Các biệt phái trong Tin Mừng hôm nay đến đặt vấn đề với Chúa Giêsu, ‘Rẫy vợ hay không rẫy vợ?’. Câu hỏi này không đúng! Câu hỏi đúng là, “Thiên Chúa muốn chúng ta yêu như thế nào?”. Sự khác biệt nằm ở trạng thái của trái tim! Người cởi mở và yêu mến Thiên Chúa sẽ tìm biết ý muốn của Ngài; người khép kín, thường là nô lệ của tội lỗi, thiếu tự do để tìm kiếm hoặc tìm biết sự thật. Mục tiêu duy nhất của họ là biện minh cho những gì họ muốn. ‘Rẫy vợ’ có thể được biện minh, đó là bởi Môisen. Tại sao? Bởi vì trái tim họ chai cứng, họ không sẵn sàng để sống trọn vẹn tình yêu thực sự mà Thiên Chúa nhắm đến; điều Thiên Chúa nhắm đến trong hôn nhân là hai người nam nữ “sẽ nên một thân xác”. Bởi lẽ, Thiên Chúa đã có ‘một kế hoạch cho thân xác’ của họ! Chúa Giêsu nói lên sự thật này và ban ân điển để chúng ta sống điều đó. Ngài thách thức chúng ta vượt quá những điều tối thiểu, vượt quá biên giới của điều “Ngươi không được” để tiến xa hơn, đó là khao khát những gì Thiên Chúa muốn.

    “Thân xác”, “Xác thịt” mà Thiên Chúa tạo ra là thánh, đó là một quà tặng; đúng hơn, một đền thờ của Thiên Chúa vốn được định cho sự sống vĩnh cửu. Chính Chúa Giêsu cũng đã trở nên “xác thịt” và sau đó, hiến tặng chúng ta xác thịt Ngài, bởi chúng ta đã đánh mất sự hiểu biết giá trị đích thực của nó, cũng như sự thánh thiêng của nó. Có thể chỉ trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta mới có thể tìm lại được chân lý của xác thịt cũng như ý nghĩa ơn gọi yêu thương của mình, đó là hiến thân. Chúa Kitô bị đóng đinh phá tan khuynh hướng tự mãn nơi chúng ta; thay vào đó, “một xác thịt”, một thân xác, được hiến trao vì sự sống người khác. Từ đó, sự nên một và bất khả phân ly của hôn nhân công bố chìa khoá của tình yêu, “Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt”, một cuộc sống, một sở thích, một ơn gọi. Như Chúa Giêsu không còn có thể nói về “sự sống riêng của Ngài” sau khi ban Bí tích Thánh Thể; cũng thế, một đôi vợ chồng không còn có thể nói về “bản thân tôi”, mà chỉ có thể nói về quà tặng “những gì Thiên Chúa đã kết hợp hai chúng tôi”. Đó là ‘một kế hoạch cho thân xác’ mà Thiên Chúa nhắm đến!

    Anh Chị em,

    Một khi đã đến trước bàn thờ Chúa, thì “Cả hai, chúng sẽ nên một thân xác”; và Thiên Chúa chúc phúc cho sự kết hợp này, nhờ đó, hai người được nên thánh. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta phải tự hỏi, “Thiên Chúa muốn chúng ta yêu như thế nào?”. Nhìn vào thập giá của Chúa Kitô, nơi mang thân xác tả tơi và khô đét của Ngài, chúng ta sẽ nghe được tiếng thì thầm, “Yêu nhau như Thầy đã yêu”, và “Ngài đã yêu đến cùng”. Đúng thế, thập giá và Thánh Thể Chúa Kitô “khích lệ và tiết lộ ‘một kế hoạch cho thân xác’ từ Thiên Chúa!”. Quả vậy, trung thành với ơn gọi của mình, dẫu sống đời hôn nhân hay đời thánh hiến, ai cũng phải trải qua một cuộc chiến triền miên. Tự sức con người, chúng ta không thể làm được; thế nhưng, đừng quên, “Chúa là đấng từ bi nhân hậu”. Hiểu thấu sự khốn cùng và yếu đuối của chúng ta, Ngài đã chuẩn bị thần dược cho chúng ta là Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta hãy thường xuyên đến với Ngài mà kín múc nguồn sức thiêng hầu có thể yêu đến cùng như Ngài đã yêu; và nhờ đó, hoàn tất ‘một kế hoạch cho thân xác’ của mình mà Thiên Chúa hằng mong mỏi.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, trong Thánh Thể, Chúa cho con hiểu được ‘một kế hoạch cho thân xác’; xin thanh tẩy lòng kính trọng của con trước sự thánh thiêng của “Thân Xác” Chúa, thân xác con và của người khác”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng