1. Hôn Nhân & Gia Đình

SỐNG TỈNH THỨC - TRỞ VỀ - CN4MC-C


  •  
    Chi Tran CHUYỂN
     
     

     

     
     
     

    TRỞ VỀ

    Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm C : Lc 15,1-3. 11-32

    LM THÁI NGUYÊN

     

     

    Suy niệm

    Những người biệt phái và kinh sư vẫn coi khinh những người thu thuế và tội lỗi, khi thấy Chúa Giêsu lui tới với những hạng người đó thì họ xầm xì khó chịu. Trước cái nhìn ngặt nghèo của nhóm biệt phái và luật sĩ, Chúa Giêsu nêu lên dụ ngôn Thiên Chúa như “Người cha nhân hậu”. Đó là người cha chấp nhận chia gia tài để người con thứ ra đi, dù biết nó sẽ rơi vào cảnh sa đà, trụy lạc, nhưng tin nó sẽ quay về sau khi vỡ mộng. Thế nên người cha từng ngày mong nó sẽ trở về, và chuẩn bị mọi thứ để đón rước. Thông thường, cha mẹ chỉ chuẩn bị đón rước và ăn mừng đứa con sắp thành tài, sắp thăng quan tiến chức; chứ ai lại mừng cho một thằng nghịch tử; một đứa con bất hiếu bao giờ!

     

    Đúng như người cha dự đoán, sau một thời gian “sống phóng đãng, phung phí hết tài sản”, rơi vào cảnh cùng cực, người con đã hồi tâm chuyển ý, thấy mình quá đắc tội với cha nên đã quay về. Tưởng đâu cha sẽ trách mắng, nghiêm phạt, ai ngờ khi vừa thấy bóng dáng con từ xa, thì ông động lòng thương, chạy ra ôm chầm lấy anh và hôn lấy hôn để. Lòng yêu thương và chờ đợi từng ngày khiến ông quên hết lỗi lầm của đứa con hoang đàng. Ông thật là một người cha phung phí vì đã chia gia tài cho một đứa con còn non lòng trẻ dạ. Và giờ đây ông lại đem áo mới, giầy mới, nhẫn vàng cho con. Hơn nữa còn vui mừng mở tiệc liên hoan, đàn ca múa hát để ăn mừng. Một cuộc đón tiếp quá nồng hậu, ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Ông đã phung phí tình yêu thương cách quá độ đến mức vô lý. Đúng là “Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không hề biết đến.” (Pascal).

     

    Người anh cả đi làm về thấy cảnh tượng như vậy liền nổi giận, không chịu vào nhà, nặng lời trách móc cha già, vì hành xử như vậy là bất công với anh ta. Anh cho cha thấy bao nhiêu công lao của mình đối với cha mà chưa từng được khen thưởng, đang khi “thằng con của cha đó”, nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về thì lại ăn mừng. Anh không thể vui với cha, nên càng không thể vui với em. Anh tức giận vì thấy quyền lợi mình bị xâm phạm. Anh đối chọi với cha và không muốn vào nhà để gặp em. Anh nghĩ cha đã sai lầm khi thưởng kẻ đáng phạt mà không thưởng người đáng công.

     

    Người cha phải ra tận cổng phân trần và năn nỉ anh ta vào nhà chung vui với ông “vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”. Nhưng xem ra người anh không chấp nhận cho em trở về, vì sợ chiếm mất những gì thuộc về mình. Người cha đã khẳng định với cậu rằng: “Tất cả những gì của cha đều là của con” (Lc 13,31). Hoá ra cả hai người con khác nhau về cách sống bên ngoài nhưng lại rất giống nhau về tâm thế bên trong, vì cả hai đều ở ngoài trái tim của cha, người con thứ vô tình, mà người con cả cũng vô tâm, không cảm nhận được tình yêu thương của cha mà chỉ muốn sống thỏa mãn theo ý riêng mình. Cả hai đều có lối sống như người làm công chứ không phải làm con. Người anh xem ra còn nặng tội hơn em, vì không chấp nhận cha mà cũng không chấp nhận em. Người anh cả phải chăng đại diện cho nhóm Pharisêu và các kinh sư, luôn tự hào về đời sống đạo đức của mình, và muốn cho những kẻ tội lỗi phải chết hơn là được cứu chữa.

     

    Người cha có hai đứa con thật éo le. Người con thứ có vẻ như tượng trưng cho lối sống của những kẻ đang chạy theo của cải vật chất, đang tôn thờ ngẫu tượng, suy tôn vị lãnh tụ lên làm Chúa. Đó cũng là những người đang mất dần đức tin, không còn sống hiệp thông trong Giáo hội; là những người trẻ bỏ gia đình đi bụi đời; là những thanh niên đang chạy theo tiền tài danh vọng; là những thiếu niên đang nghiện ngập và lo tìm thỏa mãn đam mê dục vọng.

     

    Phải chăng người anh cả tượng trưng cho những người giữ đạo để cho mình được an thân yên vị, chứ không vì tình yêu mến. Không có tình yêu với Chúa nên cũng chẳng có tình yêu với nhau, nên không gần gũi, không thân thiện, không chia sẻ, không cảm thông, và càng không muốn tha thứ. Người con cả phải chăng là những tín hữu xưng mình là đạo dòng nhưng lại lười biếng, tự ái, kiêu căng, ích kỷ?

     

    Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Ngài yêu chúng ta bằng một thứ tình yêu mà lý trí không tài nào hiểu được. Hãy để cho tim mình ra mềm mại và tan chảy trước tình yêu cao siêu đó. Hãy vào hưởng niềm vui của một đứa con hiếu thảo với Cha và đầy tình huynh đệ với nhau.

     

    Cầu nguyện

    Lạy Cha là Thiên Chúa tình yêu!
    dù con đã bao lần sa lạc và lầm lỡ,
    nhưng Cha vẫn luôn nâng đỡ thứ tha,
    con cảm thấy bước chân Cha vội vã,
    khi ra đón đứa con sa ngã trở về.

     

    Cha chẳng nề khi thân con ô uế,
    giang tay ôm ấp với tình thương tràn trề,
    vẫn như thuở đầu con từng được yêu quí,
    nhưng vì bất hiếu con đã bỏ ra đi.

     

    Cha chẳng chấp tội nặng con đã phạm,
    mà lại vui làm tiệc đám linh đình,
    để cho thấy vẫn một tình cha con,
    chẳng có gì làm sứt mẻ hao mòn.

     

    Tình thương Cha chẳng thể nào sánh ví,
    thế mà lại có những lần con ganh tị,
    khi có người trong sa lạc trở về,
    con lại tìm mọi cách để khinh chê,
    không đón nhận vì sợ mình lép vế.

     

    Con quên rằng tình Cha luôn thi thố,
    mỗi người có một chỗ trong tim Cha,
    Cha yêu con chỉ vì con là con,
    cho dù con ngoan hiền hay hư hỏng.

     

    Xem ra con cũng như người anh cả,
    ở trong nhà nhưng tấm lòng lạc xa,
    chưa hiểu nổi mối tình Cha sâu thẳm,
    mà chỉ nhắm tới công bằng và hợp lý,
    không biết cho đi và bao dung nhân hậu,
    đúng là bản thân con vẫn còn thô lậu.

     

    Xin cho con một trái tim cháy sáng,
    để biết sống tình yêu Cha vô hạn,
    một trái tim tha thứ rất dịu dàng.
    một cách ứng xử nhẹ nhàng và thanh thoát,
    để tạo an bình và hạnh phúc hòa chan. Amen.

     

    Lm. Thái Nguyên

     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH -TÒNG NGÔ

 

  •  
    Tong Ngo
    Sun, Mar 20 at 7:33 AM
     
     

    A Still Place in the Market

    20 | March | 2018

     

    “Be still and acknowledge that I am God” (Psalm 46:10).

    These are words to take with us in our busy lives. We may think about stillness in contrast to our noisy world. But perhaps we can go further and keep an inner stillness even while we carry on business, teach, work in construction, make music, or organise meetings.

     

    It is important to keep a still place in the “marketplace.” This still place is where God can dwell and speak to us. It also is the place from where we can speak in a healing way to all the people we meet in our busy days. Without that still space we start spinning. We become driven people, running all over the place without much direction.

    But with that stillness God can be our gentle guide in everything we think, say, or do.

     

     -------------------------------------------------------------------------------------

     

    ***MỖI NGAỲ MỘT CÂU KINH THÁNH: CHÚA NHẬT 3 MC-C
    - TÔI NÓI CHO CAC ÔNG BIẾT"NẾU CÁC ÔNG KHÔNG CHỊU SÁM HỐI, THÌ CAC ÔNG CŨNG PHẢI CHẾT HẾT Y NHƯ VẬY". (LUCA 13, 5)
    -------------------------------------------------------------------------------------

 

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - TS DUYỆT - YEU KHI TUỔI XẾ CHIỀU-


  • DM Tran
    Mon, Mar 14 at 11:00 AM
     
     

    YÊU NHAU KHI TUỔI ĐÃ VỀ CHIỀU

    Trần Mỹ Duyệt

     

    “Sau khi ba chết, con hãy tìm cho mẹ con một người bạn đời để cùng với mẹ con tiếp tục cuộc hành trình trong lúc tuổi xã về chiều.”

    Đây là lời trăn trối có thật và cũng là một lời trăn trối mà ít người đã nói. Nó khiến nhiều người phải suy nghĩ. Và dĩ nhiên, cũng có những người phản đối. Đặc biệt, những người Việt Nam với ảnh hưởng của “tam tòng, tứ đức” đối với phụ nữ: “Tạ gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.

    Nói về việc tái giá, tục huyền của một người sau khi chồng hay vợ qua đời, hoặc việc tái hôn sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, phần đông người Việt Nam vẫn có một thành kiến rất thủ cựu và tiêu cực. Họ gọi những gia đình này là “rổ rá cạp lại”.

    Kinh nghiệm của tôi về đời sống hôn nhân gia đình, những đôi hôn nhân sau một lần đổ vỡ hoặc sau cái chết người phối ngẫu xem như hạnh phúc hơn so với những cặp vợ chồng trẻ trong cái tuổi bồng bột, thiếu chín chắn. Thực tế đã cho thấy trong nhiều gia đình, vợ chồng sống với nhau như sống trong hỏa ngục, khổ sở, bị dằn vặt từ thể lý đến tâm lý và tâm linh, thử hỏi đời sống ấy có ích lợi gì? Có giá trị gì? Hay chỉ là hình thức, che đậy và tù hãm.

    Theo tâm lý giáo dục, con cái trong những gia đình này thường không lớn lên với tâm lý trưởng thành và hạnh phúc. Nếu sau này khi lập gia đình, chúng cũng đối xử với người phối ngẫu như bố mẹ chúng đã đối xử với nhau và với chúng như vậy.  

    Nhưng thế nào là tuổi nắng ngả về chiều và tuổi về chiều? Theo quan niệm của Á Đông, và theo truyền thống văn hóa của người Việt, 60 tuổi được coi là tuổi già, tuổi thọ. “Sáu mươi ông đã lão ru mà” (Nguyễn Khuyến). Một người chết dưới 60 tuổi gọi là hưởng dương, và chết lúc 60 hoặc lớn tuổi hơn được gọi là hưởng thọ. Ngày nay với những khám phá mới mẻ và tiến bộ của ngành y khoa, với sự phong phú của khoa dinh dưỡng, và với vệ sinh môi trường, tuổi thọ con người có thể đạt tới mức tối đa là 120. Nếu vậy, ở tuổi 45 hoặc 50 mới chỉ là bóng ngả về chiều, và tuổi 60 cũng chỉ là bắt đầu hoàng hôn.

    Cũng theo truyền thống lễ giáo xưa thì những người được cho là “già” (bóng ngả về chiều, xế chiều, hoàng hôn cuộc đời) không còn quyền để yêu và được yêu nữa. Họ phải tỏ ra nghiêm nghị, lạnh lùng với đời sống tình cảm để làm gương cho con cháu. Ảnh hưởng của nền văn hóa và luân lý xã hội ấy đã khiến tôi rất bỡ ngỡ về quan niệm và cách thức biểu lộ tình cảm, tình yêu của người cao niên Âu Mỹ khi học môn “Tâm lý người cao niên”. Qua đó tôi biết rằng những người cao niên Âu Mỹ họ vẫn yêu nhau, vẫn hôn hít, vẫn lãng mạn, tình tứ và vẫn tỏ ra hạnh phúc trong ái ân.

    Vậy đối với những người Việt Nam thì sao? Có nên đề cập đến hai chữ tình yêu nữa hay không khi bước vào cái tuổi xế bóng hay về chiều? Tại sao có và tại sao không?

    Tình yêu không phân biệt tuổi tác. Đừng hiểu lầm câu nói này khi so sánh hai người yêu nhau mà người này nhiều tuổi hơn người kia. Tình yêu và tuổi tác ở độ tuổi xế chiều hay về chiều mang một ý nghĩa khác. Lý do vì trái tim con người được dựng nên là để yêu và được yêu! “Yêu cho đến khi con tim ngừng đập” [1] không chỉ là một câu hát vu vơ mà là một thực tế của đời sống.

    Và khi tình yêu nẩy nở, họ có nên lấy nhau không? Đối với con số đông vẫn coi hôn nhân là một đời sống hạnh phúc, thì việc phải sống một mình, lẻ loi ở tuổi nào cũng là một cảm giác cô đơn, buồn tẻ, trống vắng. Theo thống kê dân số 2001 cho thấy 41% phụ nữ 50 hoặc lớn tuổi hơn đã tái hôn sau khi ly dị, trong khi 58,4% đàn ông cũng đã kết hôn sau hôn nhân đổ vỡ. Tính theo tuổi tái hôn của phụ nữ trung bình từ 45 đến 64, và ở tuổi này cũng tương đương với phái nam. [2]

     

    Tại Hoa Kỳ, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 67% số người ở độ tuổi 55-64 đã trải qua hôn nhân hai lần. 50% những người 65 tuổi trở lên đã tái hôn. Thực tế cũng đang chứng minh rằng những cặp vợ chồng tái hôn, tục huyền, tái giá sống bền với nhau hơn những cặp vợ chồng trẻ. [3]

    Tình yêu vẫn nóng không những ở tuổi 40, 50, mà ít nhất 9 trên 10 người ở tuổi 60 hoặc lớn hơn đã kết hôn. Đặc biệt, 91% đàn ông và 92% đàn bà tuổi từ 60 đến 69, và 95% cả đàn ông lẫn đàn bà ở tuổi 70 hoặc lớn hơn cũng vẫn kết hôn. [4] Trong số những người lớn tuổi kết hôn, gần 80% là những người sau khi ly dị. 6% trong số này quay lại với người phối ngẫu cũ. [5] Riêng tại Anh quốc, theo Cục Thống Kê Quốc Gia, số đàn ông kết hôn khi đã gần 70 đã tăng lên 25%, trong khi đó tỷ lệ này tăng lên 21% ở phụ nữ.

     

    Nói chung tình yêu dù ở tuổi bình minh hay hoàng hôn vẫn nóng, vẫn đẹp, vẫn hấp dẫn. Hôn nhân của những người sau một lần đổ vỡ hoặc sau khi người phối ngẫu qua đời không những tự nhiên mà còn làm thăng hoa cuộc sống xét về mặt tâm lý và tình cảm. Nhờ những kinh nghiệm từ các cuộc hôn nhân trước, người ta sẽ dễ dàng nhận ra những giá trị của nhau, của đời sống vợ chồng và gia đình, do đó, sẽ trân quí và hạnh phúc với nhau hơn.  

     

    Tuy nhiên, tình yêu về chiều và hôn nhân ở tuổi hoàng hôn vẫn còn lại một số những vấn đề liên quan đến cả hai người cần phải bàn tính kỹ lưỡng:

     

    -Khó khăn trước nhất là phụ nữ rất khó để tìm được một người yêu vừa ý sau một lần đổ vỡ hoặc lớn tuổi, nhất là khi đã có chút sự nghiệp, có khả năng, tài chính và sắc đẹp. Tình yêu ở tuổi này, trong hoàn cảnh này vì thế không mang màu sắc bồng bột, say đắm, điên cuồng như khi còn trẻ, nhưng pha lẫn chút suy tính của lý trí. Sự giới hạn khả năng sinh lý ở độ tuổi này cũng là một thử thách cần được bàn tới. Riêng đối với những phụ nữ sau khi ly dị, phần đông có tâm lý dè dặt.

     

    -Tiếp đến là chuyện con anh, con em, con chúng ta (nếu có). Thử thách rất lớn có ảnh hưởng đến hạnh phúc của hai người và của gia đình là vấn đề con cái. Kinh nghiệm cho thấy trên lý thuyết là dễ, nhưng trong thực tế vẫn thường xẩy ra những bất đồng, chia rẽ và đổ vỡ về chuyện con cái. Hình ảnh “mẹ ghẻ con chồng”, hoặc người yêu của mẹ đối xử tàn tệ và hành hung con riêng của tình nhân vẫn là những hình ảnh không mấy hấp dẫn và đẹp đẽ.

     

    - Sau cùng là hoạch định về tài chính. Chuyện hôn nhân - nhất là ở giai đoạn về chiều của cuộc đời - không chỉ đơn thuần là lấy người mình yêu. Một khi nghĩ đến hôn nhân, hãy nghĩ đến tất cả các tài khoản của mình cùng với những người thụ hưởng. Thí dụ, lương hưu, bảo hiểm, những tài sản của mình và của nhau. Di chúc sau này cho người thân và con cháu của cả hai phía.   

     

    Điều này nên được thực hiện trước khi tái hôn, nhưng nếu không thể thì cũng nên thực hiện sau khi cưới. Hãy cho con cái biết điều gì đang xảy ra đối với vấn đề tài chính của gia đình và hôn nhân của quý vị sẽ ảnh hưởng tới chúng thế nào, bởi chắc chắn chúng sẽ có câu hỏi.

     

     

    _________

     

    Tài liệu:

     

    1. Yêu Em Dài Lâu. Đức Huy

     

    2.Remarriage Trends in the United States - National Healthy ...

    https://www.healthymarriageinfo.org › 2017/12 › R...

     

    3.The Demographics of Remarriage | Pew Research Center.

    https://www.pewresearch.org › social-trends › 2014/11/14

     

    4. Love and Loss Among Older Adults - U.S. Census Bureau

    https://www.census.gov › library › stories › 2021/04 › lov...

     

    5. Divorce Statistics (What Percentage of Marriages End In ...

    https://btlfamilylaw.com › divorce-statistics

     

     

     

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LM MINH ANH

 

  • LM MINH ANH
     

     


     
     

    DÁM YÊU VỚI TẤT CẢ RỦI RO

    “Giuse đã thực hiện như lời thiên thần truyền”.

    Thật lạ, nghệ thuật Kitô giáo có xu hướng miêu tả thánh Giuse như một cụ già. Nhìn vào, người ta tưởng Giuse là ông nội, hơn là cha nuôi của Chúa Giêsu. Một ngoại lệ rất nổi bật là bức “Giuse” của El Greco, một nghệ sĩ Tây Ban Nha. Greco mô tả Giuse là một thanh niên cơ bắp, gân guốc, đáng tin cậy; trẻ Giêsu quấn lấy chân ngài. Điều này sẽ phù hợp với tính cách mô tả của Tin Mừng! Giuse, một người trẻ mạo hiểm, ‘dám yêu với tất cả rủi ro’ hơn là một cụ già!

    Kính thưa Anh Chị em,

    ‘Dám yêu với tất cả rủi ro’, đó là tính cách của thánh Giuse mà Tin Mừng hôm nay, ngày kính nhớ ngài, tiết lộ. Tình yêu luôn đòi hỏi một sự mạo hiểm! Cuộc tình Giuse và Maria không nằm ngoài quy luật đó, “Maria đã thụ thai”. May thay, nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa, Giuse đã yêu với ‘đôi mắt mở to’, ‘dám yêu với tất cả rủi ro’ khi “thực hiện như lời thiên thần truyền”.

    Cuộc sống thường không như chúng ta tưởng tượng. Đặc biệt trong yêu đương, thật khó để đi từ logic phải lòng một ai sang logic một tình yêu trưởng thành. Nhưng chính xác là, khi những hoài bão xem ra kết thúc, thì chính tại ngõ cụt ấy, tình yêu đích thực bắt đầu bước vào! Thực tế, tình yêu không phải là những gì chúng ta kỳ vọng được người kia đáp ứng, phù hợp với trí tưởng tượng; thay vào đó, nó có nghĩa là tôi lựa chọn một cách hoàn toàn tự do để chịu trách nhiệm cho cuộc sống của người kia với bất cứ điều gì xảy ra. Đây là trải nghiệm cũng là bài học đắt giá của Giuse! Giuse đã đón nhận Maria với ‘đôi mắt mở to’, vì ‘dám yêu với tất cả rủi ro!’.

    Trải nghiệm của Giuse cũng có thể là trải nghiệm của chúng ta; đó là mối nguy hiểm có thể tồn tại trong hành trình tâm linh của bất cứ người nào! Khi mọi thứ yên ả, công việc xuôi may, hay khi những người khác đánh giá cao các nỗ lực của tôi, cuộc sống tôi như đang thăng hoa. Nhưng khi mọi thứ trở nên khó khăn, nhục nhã hay đau đớn… phủ lên tôi như quầng mây xám, tôi có thể tự hỏi, liệu Chúa còn yêu tôi không? Hãy tin vào Chúa, và Giuse, tấm gương cho chúng ta; Giuse không dễ nản lòng khi chịu thử thách, vì Giuse đã ‘dám yêu với tất cả rủi ro’.

    Vậy nhờ đâu Giuse có thể vượt qua? Một lương tâm trong sạch! Tin Mừng nói, “Giuse là người công chính”. Giuse yêu Maria, nhưng sự thật quá khắc nghiệt để có thể hiểu được; và dẫu quan tâm Maria, Giuse vẫn cảm thấy bị phản bội! Thế nhưng, với một lương tâm trong sạch, Giuse hy sinh ước mơ cưới lấy Maria làm vợ để ly hôn trong lặng lẽ. Và Thiên Chúa nhìn thấy sự trung thực này, Ngài thổ lộ cho Giuse sự thật về sự chính trực của người thiếu nữ. Một thông điệp ngắn trong mơ đủ để thuyết phục trái tim Giuse, và Giuse đã đón nhận tất cả với đôi mắt mở to!

    Thánh Bernard viết, “Hãy nhớ đến vị tộc trưởng vĩ đại ngày xưa bị bán sang Ai Cập, bạn sẽ nhận ra rằng, thánh Giuse không chỉ nhận được tên của ông mà còn nhận được sự trong trắng, vô tội và ân phúc của ông nữa. Giuse Cựu Ước giỏi đọc giấc mơ; Giuse Tân Ước giỏi tin giấc mơ. Giuse Cựu Ước đã tích trữ ngũ cốc cho một dân; Giuse Tân Ước trông coi Bánh Hằng Sống cho cả thế giới. Không còn nghi ngờ gì nữa, Giuse mà mẹ Đấng Cứu Rỗi đã đính hôn là một người đàn ông tốt lành và trung thành”. Còn hơn thế, Giuse Tân Ước bảo tồn những gì Thiên Chúa đã hứa cho dòng dõi Đavít được vững bền; bài đọc Samuel và Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác nhận, “Miêu duệ người tồn tại đến muôn đời!”.

    Anh Chị em,

    Thử hỏi, có ai ‘dám yêu với tất cả rủi ro’ cho bằng Thiên Chúa? Nhìn lên thánh giá, ‘rủi ro vĩ đại’ của mọi rủi ro, chúng ta cảm nhận được tình yêu vô bờ của Ngài, một tình yêu cứu độ đòi hỏi mạo hiểm khi phải đánh cược bằng chính cái chết của Con Một. Và ngày nay, Thiên Chúa vẫn đang chấp nhận rủi ro khi trao vào tay chúng ta những gì mà Đấng Phục Sinh của Ngài chưa hoàn tất. Liệu mỗi người chúng ta có một lương tâm trong sáng, một con tim chính trực, và ngay lành như thánh Giuse để cùng với Thánh Thần, tiếp tục công việc Thiên Chúa đã trao cho mình?

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin lấy khỏi con mọi ích kỷ, đừng để con tìm cho mình bất kỳ một sự an thân nào. Cho con biết quảng đại đón nhận những gì Chúa trao, và ‘dám yêu với tất cả rủi ro!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     



     

 

MỖI NGÀY MỘT CÂU KT - BAILY BIBLE VERSE - EMMANUEL

  •  
    Emmanuel

    ABRAHAM PUT HIS FAITH IN GOD WHO CREDITED IT AS AN ACT OF RIGHTEOUSNESS. DAVID BELIEVED THE PROMISES OF GOD AND GOD MADE HIM RIGHTEOUS BECAUSE OF HIS FAITH. MARY BELIEVED GOD AND SAID: "LET WHAT YOU HAVE PROMISED BE DONE TO ME."
    FAITH IN GOD'S PROMISES TO YOU MAKES YOU A SAINT AND NOT YOUR WORKS. BELIEVE!

    "Jesus took Peter, John, and James and went up the mountain to pray. While he was praying his face changed in appearance and his clothing became dazzling white. And behold, two men were conversing with him, Moses and Elijah, who appeared in glory and spoke of his exodus that he was going to accomplish in Jerusalem.....
    While he [Peter] was still speaking, a cloud came and cast a shadow over them, and they became frightened when they entered the cloud. Then from the cloud came a voice that said, “This is my chosen Son; listen to him.”  (Luke 9: 28....36).

    Sunday 13th March 2022, 2nd Week of Lent. Today we reflect on the Transfiguration according to St Luke.

    On the Second Sunday of Lent, the Gospel is the Transfiguration of the Lord by St Luke. For me, the most important message is the command of the Father: Listen to my Son Jesus. With this in mind, I combed the Scripture Readings in today's Liturgy to hear what Jesus, the Word of God says. I share below what I hear:

    #1 "Then the Lord took Abram outside and said to him, “Look up into the sky and count the stars if you can. That’s how many descendants you will have!”
    And Abram believed the Lord, and the Lord counted him as righteous because of his faith." (Genesis 15: 5 - 6).

    #2 "I believe that I shall see the bounty of the LORD in the land of the living. Wait for the LORD with courage; be stouthearted, and wait for the LORD." (Psalm 27: 13 - 14).

    #3 "But our citizenship is in heaven,
    and from it we also await a savior, the Lord Jesus Christ.
    He will change our lowly body to conform with his glorified body by the power that enables him also to bring all things into subjection to himself." (Philippians 3: 20 - 21).

    Abba Father commanded us to listen to His beloved Son Jesus. I listened and heard three messages that will make me happy today and for a long time. How about you? What do you hear?

    "Glory and praise to you, O Christ!
    From the bright cloud the Father’s voice was heard: ‘This is my Son, the Beloved. Listen to him.’
    Glory and praise to you, O Christ!" (Matthew 17: 5).

    "Come to Me in the Sacrament of My love, and I will continue to instruct you. When you are bewildered or at a loss, have recourse to Me and I will send forth My light and My truth to bring you to My holy mountain, that is, to the place where I will dwell in the midst of My priests, loved by them, adored by them—even as I heal, refresh, and sanctify them from the Sacrament of the Altar." (IN SINU JESU, Tuesday, February 3, 2009).

    Daily Bible Verse @ SeekFirstcommunity.com

    ++++++++++++++++++++++++++++
    "Seek first the kingdom of God and
    his righteousness, all these things
    will be given you  besides."
    (Matthew 6:33)
    ++++++++++++++++++++++++++++