Gặp Gỡ Chúa Kitô Trong Thánh Thần

GAP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN- NGÀY 19-2-19

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 19-02

Phung Nguyet Vo chuyển

1/ CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG

Lạy Cha, con đón chào món quà ngày mới với tấm lòng biết ơn. Chính Cha đã hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dưỡng chúng con, và mời gọi chúng con mở lòng ra đón nhận những nạn nhân của nạn buôn người, cưỡng bức mại dâm và bạo lực. Lạy Cha chúng con ở trên trời….

WITH JESUS IN THE MORNING

Father, I welcome with gratitude the gift of this new day. You, who have multiplied the loaves and the fish to feed us, invite us to welcome with love those who are victims of human trafficking, violence and forced prostitution. Our Father

— ∞  +  ∞ —

2/ CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI CHIỀU

“Cha cảm thấy đau đớn vì rất nhiều trẻ em bị giật ra khỏi gia đình các em, và buộc phải trở thành những người lính trẻ em. Đây chính là một thảm kịch.” (ĐGH Phanxicô) Lạy Chúa, xin giúp con làm những gì có thể cho những nạn nhân của chiến tranh, bạo lực và các tội ác chống lại loài người.

WITH JESUS IN THE AFTERNOON

“I feel deep pain for the many children torn from their families and forced to become child soldiers. This is a tragedy!” (Pope Francis) Lord, please help me to do what I can for victims of war, violence and other crimes against humanity.

— ∞  +  ∞ —

3/ CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI

Một ngày dần khép lại, con xét lại bản thân mình. Con đã thấy Chúa như thế nào nơi những người con gặp gỡ. Con cầu nguyện cho những người đang đau khổ được xoa dịu. Xin làm cho con trở nên khí cụ của tình yêu và lòng nhân hậu của Chúa cho tất cả mọi người. Kính Mừng Maria…

WITH JESUS IN THE NIGHT

At the end of this day, I consider how I saw you, Lord, in the people I encountered. I pray for those who are suffering, that their pain may be relieved. Make me an instrument of your love and of your compassion for all. Hail Mary

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao 

---------------------------------

GẶP GỠ ĐỨC GIÊ-SU TRONG THÁNH THẦN NGÀY 17-2-1019

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - NGÀY 17-2-19 PDF Print E-mail edit

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 17-02

Phụng Nguyệt Võ chuyển 17-2-19

1/ CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG

Lạy Cha trên trời, trong ngày Chúa Nhật dành để nghỉ ngơi hôm nay, con xin dâng lên Cha mọi hoạt động của con như một lời cầu nguyện cho những nạn nhân của nạn bạo lực, buôn người và cưỡng bức mại dâm. Xin cho những người con của Cha là những người đang phải hứng chịu tội ác này, được tiếp đón bằng tình yêu và được giúp đỡ để thoát khỏi sự nô lệ này. Lạy Cha chúng con ở trên trời...

WITH JESUS IN THE MORNING

Heavenly Father, on this Sunday of rest, I want to offer to you all my activities, as a prayer for the victims of violence, trafficking and forced prostitution. May your children, who suffer these terrible evils, be welcomed with love and helped to escape this modern slavery. Our Father

— ∞ + ∞ —

2/ CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI CHIỀU

“Chỉ những ai biết nhìn nhận lỗi lầm của mình và cầu xin sự tha thứ thì mới nhận được sự thấu hiểu và lòng vị tha từ người khác.” (ĐGH Phanxicô) Lạy Chúa, xin tha thứ cho con, vì những lần con trượt bước và không ở lại trong ý muốn của Ngài.

WITH JESUS IN THE AFTERNOON

“Only those able to acknowledge their mistakes and ask pardon receive understanding and forgiveness from others.” (Pope Francis) Forgive me, Lord, for all the many times I miss the mark and stray from your will.

— ∞ + ∞ —

3/ CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI

Khi ngày dần tàn, con nhìn lại những khoảnh khắc của ngày sống đã trôi qua. Khi con cảm thấy bất lực, Chúa luôn đến bên con. Con tạ ơn Chúa vì tất cả mọi sự thiện hảo Ngài dành cho con. Xin chữa lành trái tim con, và giúp con trở nên người môn đệ của tình yêu Chúa cho tha nhân. Kính Mừng Maria...

WITH JESUS IN THE NIGHT

At the end of this day, I consider the many moments that have passed. When I feel helpless, you always come to be with me. Thank you for your goodness to me. Heal my heart, Lord, and help me to be an apostle of your love to others. Hail Mary

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

----------------------------------

 

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - NGHI THỨC THỐNG HỐI-GIỚI TRẺ PANAMA

ĐTC PHANXICÔ

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI XXXIV - 2019

 Ở PANAMA TRUNG MỸ CHÂU

 

Apostolic Journey of the Holy Father to Panama, 34th World Youth Day (23-28 January 2019)

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

 

 

Sáng Thứ Sáu 25/1/2019

Bài Giảng cho Nghi Thức Thống Hối

  Centro de Cumplimiento de Menores Las Garzas de Pacora

 

 

ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm giới trẻ tù tội và cử hành nghi thức thống hối với 450 em,

sau đó ngài giải tội cho 5 người trong họ, 4 nam và 1 nữ.

Đây là lần đầu tiên trong tất cả mọi ngày giới trẻ thế giới có sự kiện đích thân ĐTC giải tội vào sáng Thứ Sáu này.





"Tất cả chúng ta đều là tội nhân, tất cả chúng ta, 
vì thế mà Chúa Giêsu chăm chú tiếp nhận tất cả chúng ta, 
những người đang ở đây, và nếu ai không cảm thấy mình là tội nhân 
- trong tất cả chúng ta đang ở đây - 
họ cần phải biết rằng Chúa Giêsu sẽ không tiếp nhận họ, và họ sẽ mất đi phần tốt nhất". 





"Thiên Chúa không bao giờ xua đuổi các bạn, Thiên Chúa không bao giờ xua đuổi ai; 
Ngài nói cùng các bạn rằng: 'Các con hãy đến'. 
Thiên Chúa chờ đời các bạn và ôm lấy các bạn, 
và nếu các bạn không biết đường đến cùng Ngài thì Ngài sẽ chỉ cho các bạn, 
như vị chủ chiên với con chiên của mình".

 

 

"Hắn đón nhận bọn tội nhân và ăn uống với chúng". Chúng ta vừa nghe thấy câu nói này trong bài Phúc Âm (Luca 15:2). Chúng là những lời của một số người biệt phái và luật sĩ, các vị tiến sĩ luật, thành phần cảm thấy rất bất mãn và ngứa mắt trước cách thức tác hành của Chúa Giêsu.

Bằng những lời ấy, họ muốn làm mất uy tín và loại trừ Chúa Giêsu trong mắt của mọi người. Thế nhưng, tất cả những gì họ cố gắng thực hiện đó là vạch ra một trong những đường lối liên hệ với người khác thường tình nhất của Người, chuyên biệt nhất của Người và tuyệt vời nhất của Người, đó là "Người đón nhận tội nhân và ăn uống với họ". Vậy tất cả chúng ta đều là tội nhân, tất cả chúng ta, vì thế mà Chúa Giêsu chăm chú tiếp nhận tất cả chúng ta, những người đang ở đây, và nếu ai không cảm thấy mình là tội nhân - trong tất cả chúng ta đang ở đây - họ cần phải biết rằng Chúa Giêsu sẽ không tiếp nhận họ, và họ sẽ mất đi phần tốt nhất.

Chúa Giêsu không sợ tiến đến với những ai, vì muôn vàn lý do, đã là đối tượng của ghét bỏ của xã hội, như những người thu thuế - chúng ta biết rằng những người thu thuế làm giầu bằng việc khai thác đồng hương của mình và họ đã gây ra rất nhiều phẫn uất -, hay những ai bị xã hội ghét bỏ bởi họ đã gây ra một lầm lỡ nào đó trong cuộc đời, bởi những lầm lỗi của họ, một lỗi phạm nào đó, nên họ bị gọi là tội nhân. Chúa Giêsu làm điều này vì Người biết rằng trên thiên đàng vui mừng hơn vì một người duy nhất trong những ai lầm lỗi, vì một tội nhân duy nhất hoán cải, hơn là 99 người công chính vẫn tốt lành (Luca 15:7).

Trong khi những con người này mãn nguyện với việc cằn nhằn hay phàn nàn vì Chúa Giêsu gặp gỡ hạng người mang tì tích của một lầm lỡ nào đó về xã hội, một tội lỗi nào đó, và không chịu thống hối, không chịu đối thoại với Người, thì Người lại tiến tới và tỏ ra gắn bó, bất chấp có bị mất đi tiếng tăm của Người. Người xin chúng ta, như Người luôn làm như vậy, hãy hướng mắt đến một chân trời có thể canh tân đổi mới cuộc sống của chúng ta, có thể canh tân đổi mới lịch sử của chúng ta. Tất cả chúng ta, tất cả đều có một chân trời. Tất cả chúng ta. Ai đó có thể hỏi rằng: "Tôi có một chân trời hay chăng?" Hãy mở cửa sổ ra là các bạn sẽ thấy nó, hãy mở cửa sổ yêu thương là Chúa Giêsu ra thì quí bạn sẽ thấy Người. Tất cả chúng ta đều có một chân trời. Có hai thứ tiếp cận rất khác nhau, tương phản, cách tiếp cận của Chúa Giêsu, và cách tiếp cận của những vị tiến sĩ luật. Một thứ tiếp cận cằn cỗi, vô bổ - cách tiếp cận phàn nàn và nhảm nhí, con người này luôn nói lén về người khác và tự cho mình là công chính - và cách tiếp cận khác, cách mời gọi chúng ta thay đổi và hoán cải, cách tiếp cận của Chúa, sống một đời sống mới như các bạn vừa nói cách đây ít lâu (ngài hướng về giới trẻ đã cống hiến chứng từ).

Cách tiếp cận phàn nàn và nhảm nhí

Đây không phải là một điều gì đó từ xa xưa trước, mà là hiện đại. Nhiều người không chấp nhận thái độ này của Chúa Giêsu; họ không thích thế. Trước hết bằng việc xì xèo phàn nàn, rồi bằng việc la ó, họ công khai tỏ ra bất mãn, tìm cách làm mất uy tín cách thức tác hành của Chúa Giêsu và của tất cả những ai hợp với Người. Họ không chấp nhận và họ phủ nhận cách thức tiếp cận những người khác để cống hiến cho những người ấy thêm một cơ hội. Những con người này dứt khoát lên án, họ dứt khoát làm mất uy tín và quên đi rằng trong con mắt của Thiên Chúa, họ đã tỏ ra thất cách và cần đến sự dịu dàng êm ái, cần đến yêu thương và thông cảm, thế nhưng họ lại không muốn chấp nhận lấy. Đời sống của dân chúng ở đâu được quan tâm đến, thì dường như xẩy ra chuyện dễ dàng gán ghép những dấu hiệu cùng nhãn hiệu gây sững sờ và bêu xấu, chẳng những quá khứ của người ta mà còn cả hiện tại lẫn tương lai của họ nữa. Chúng ta dán nhãn hiệu trên người ta: "con người này là như thế đó", "con người này đã làm điều ấy, vấn đề là ở chỗ đó", và người ấy phải mang nhãn hiệu này suốt khoảng đời còn lại của mình. Đó là cách thành phần lẩm bẩm càu nhàu - những con người nhảm nhí - họ là như thế vậy. Những thứ nhãn hiệu cuối cùng chỉ gây ra chia rẽ: người tốt ở đây, kẻ xấu ở kia; người công chính ở đây, tội nhân ở kia. Chúa Giêsu không chấp nhận điều ấy; đó là thứ văn hóa của tĩnh từ; chúng ta hoan hỉ trong việc "tĩnh từ hóa" dân chúng, nó làm cho chúng ta khoái chí: "Tên của bạn là gì? Tên tôi là 'tốt lành'". Không, đó chỉ là một thứ tĩnh từ. "Tên bạn là chi?" Hãy theo tên của con người: bạn là ai? Bạn đang làm gì? Đầu là giấc mơ của bạn? Lòng bạn cảm thấy ra sao? Những kẻ nhảm nhí không chú ý tới điều ấy; họ nhanh chóng tìm kiếm một thứ nhãn hiệu để hạ ai đó xuống chân của mình. Thứ văn hóa của tĩnh từ là thứ văn hóa làm mất uy tín của người ta. Hãy nghĩ về nó để đừng rơi vào những gì xã hội quá dễ dàng cống hiến cho chúng ta.

.................

Cách tiếp cận hoán cải: cách tiếp cận khác

Phúc Âm, trái lại, hoàn toàn theo cách tiếp cận khác, cách tiếp cận của chính tấm lòng Thiên Chúa không hơn không kém. Thiên Chúa không bao giờ xua đuổi các bạn, Thiên Chúa không bao giờ xua đuổi ai; Ngài nói cùng các bạn rằng: "Các con hãy đến". Thiên Chúa chờ đời các bạn và ôm lấy các bạn, và nếu các bạn không biết đường đến cùng Ngài thì Ngài sẽ chỉ cho các bạn, như vị chủ chiên với con chiên của mình. Còn cách tiếp cận khác thì lại loại trừ. Chúa muốn hân hoan cử hành khi Ngài thấy con cái của Ngài trở về (Luca 15:11-31). Chúa Giêsu chứng thực điều này bằng việc tỏ ra cho thấy tình yêu thương xót của Chúa Cha cho đến tận cùng. Chúng ta có một Người Cha - chính các bạn đã nói như thế - tôi thích thú nghe chứng từ của các bạn: chúng ta có một Người Cha. Tôi có một Người Cha là Đấng yêu thương tôi, một điều tuyệt vời. Một tình yêu, tình yêu của Chúa Giêsu, không có giờ để mà phàn nàn trách móc, nhưng tìm cách phá vỡ cái vòng phê bình chỉ trích vô dụng, bất cần, lạnh lùng và cằn cỗi. "Lạy Chúa, tôi xin tạ ơn Chúa - vị tiến sĩ luật thân thưa - vì tôi không phải như người kia, tôi không giống như hắn". Những con người tin rằng họ có một linh hồn được tinh tuyền gấp chục lần bởi thứ ảo tưởng về một đời sống cằn cỗi chẳng có ích cho bất cứ sự gì. Có lần tôi đã nghe một nông gia nói một điều đánh động tôi: "Đâu là thứ nước tinh khiết nhất? Đúng, là nước tinh lọc", ông ta nói; "Thưa cha, cha biết không, khi con uống nước ấy, nó chẳng có mùi vị gì cả". Đó là cách mà đời sống của những ai phê bình chỉ trích cùng nhảm nhí tách mình khỏi người khác: họ cảm thấy họ rất tinh khiết, rất vô nhiễm, đến độ họ chẳng có mùi vị gì cả; họ không có khả năng mời gọi một ai; họ sống là để chăm sóc cho bản thân họ, là để làm phẫu thuật thẩm mỹ linh hồn họ, và chẳng biết giơ tay ra cùng người khác hầu giúp cho những người ấy vươn lên, như Chúa Giêsu đã làmNgười chấp nhận cái phức tạp của đời sống và hết mọi hoàn cảnh. Tình yêu của Chúa Giêsu, tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa là Cha của chúng ta - như các bạn đã nói cho chúng tôi nghe - là một tình yêu khởi động một tiến trình có khả năng thức hiện những cách sáng tạo, cống hiến những phương tiện để hội nhập và biến đổi, chữa lành, tha thứ và cứu độ. Bằng việc ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi, Chúa Giêsu phá hủy cái tâm thức phân chia, loại trừ, cô lập, chia cách sai lầm "kẻ lành và người xấu". Người không làm điều ấy bằng sắc lệnh, hay chỉ bằng ý hướng tốt lành, hoặc bằng những thứ khẩu hiệu hay theo cảm tính. Vậy Chúa Giêsu đã làm ra sao? Bằng việc tạo nên những mối liên kết, những mối liên hệ có thể tạo nên các tiến trình mới; đầu tư vào và vui mừng về hết mọi bước tiến. Đó là lý do Chúa Giêsu không nói với chàng Mathêu khi chàng hoán cải - các bạn sẽ thấy trong Phúc Âm: "Được, tốt lắm, Tôi chúc mừng anh, anh hãy đến với tôi". Không, Người nói cùng chàng rằng: "Chúng ta hãy hân hoan cử hành tại nhà của anh", và chàng đã mời tất cả bạn hữu của chàng, thành phần cùng với chàng đã bị xã hội kết án cùng hân hoan. Kẻ quen thói nhảm nhí, kẻ gây phân ly, không biết cách hân hoan cử hành vì họ có một tâm can cay đắng.

Tạo nên các mối liên hệ, hân hoan cử hành. Đó là những gì Chúa Giêsu làm, và bằng cách ấy Người phá hủy hình thức phàn nàn trách móc, một hình thức khó thấy được, một hình thức "dập tắt các giấc mơ" vì nó cứ xì xèo rằng: "bạn không thể làm như thế, bạn không thể làm như vậy". Biết bao nhiêu lần các bạn đã nghe điều này: "bạn không thể làm thế". Hãy coi chừng! Điều này giống như một con mối mọt gặm nhấm các bạn từ trong ra ngoài. Hãy coi chừng khi các bạn cảm thấy "bạn không thể làm thế", thì các bạn hãy vỗ vào mình rằng: "Được, tôi có thể và tôi sẽ chỉ cho bạn". Con người thì thào, con người thì thầm trong lòng là kẻ có thành kiến về những ai thống hối tội lội của mình và nhận biết các lầm lỗi của mình, nhưng không nghĩ rằng những con người ấy có thể thay đổi. Điều này xẩy ra khi họ nghĩ rằng những ai sinh ra làm nghề thu thuế thì bao giờ cũng chết như kẻ thu thuế; điều này không đúng. Phúc Âm cho chúng ta thấy hoàn toàn ngược lại. Mười một trong số 12 môn đệ đều là các tội nhân xấu xa, vì các vị đã phạm một thứ tội trầm trọng nhất, đó là các vị đã bỏ rơi Thày của các vị, có vị chối bỏ Người, có vị cao bay xa chạy. Các vị Tông Đồ phản bội Người, và Chúa Giêsu đã đến tìm kiếm các vị từng người một, và các vị là những con người đã biến đổi toàn thể thế giới này. Chẳng có ai nào trong các vị nói rằng: "bạn không thể làm thế", vì khi thấy được tình yêu của Chúa Giêsu sau việc phản bội của mình, thì "con sẽ có thể làm thế, vì Chúa ban sức mạnh cho con". Hãy coi chừng con mối "bạn không thể làm thế", rất thận trọng nhé.

Hỡi các bạn, mỗi người chúng ta còn tốt hơn nhiều những thứ nhãn hiệu người ta ghép cho chúng ta; mỗi người chúng ta còn khá hơn nhiều những tĩnh từ họ muốn gán cho chúng ta, mỗi người còn hay hơn nhiều những thứ lên án chụp lên chúng ta. Và đó là những gì Chúa Giêsu dạy cho chúng ta và xin chúng ta tin tưởng. Cách tiếp cận của Chúa Giêsu thách thức chúng ta kêu xin và tìm kiếm sự trợ giúp khi bắt đầu con đường cải tiến. Có những lúc các thứ phàn nàn trách móc có vẻ như chi phối chúng ta thì đừng tin nó, đừng nghe nó. Hãy tìm kiếm và lắng nghe những tiếng nói phấn khích các bạn nhìn về phía trước, chứ đừng nghe những tiếng nói nhấn các bạn xuống. Hãy lắng nghe những tiếng nói mở cửa sổ cho các bạn, nhờ đó các bạn thấy được chân trời: "Đúng, thế nhưng xa vời quá". "Tuy nhiên, các bạn có thể làm được. Hãy tập trung vào nó một cách thận trọng thì các bạn có thể thực hiện". Mỗi lần con mối xuất hiện "bạn không thể làm thế", thì hãy âm thầm trả lời rằng: "Tôi có thể làm thế" và tập trung vào chân trời.

Niềm vui và niềm hy vọng của hết mọi Kitô hữu - của tất cả chúng ta và của cả vị Giáo Hoàng nữa - xuất phát từ cảm nghiệm về cách tiếp cận này của Thiên Chúa, Đấng nhìn chúng ta mà nói: "Con là phần tử của gia đình Cha và Cha không thể để con bị thống trị bởi các thứ yếu tố"; đó là những gì Thiên Chúa nói với từng người chúng ta, vì Thiên Chúa là Cha - chính các bạn đã nói thế: "Con là phần tử của gia đình Cha và Cha không thể để con bị thống trị bởi các thứ yếu tố. Cha sẽ không để cho con nằm ở trong mương rãnh, không, Cha không thể mất con trên con đường con đi - Thiên Chúa nói với chúng ta, với từng người chúng ta, bằng tên gọi và tên họ - Cha đang ở bên con đây". Ở đây? Phải, Chúa ở đó. Đó là cảm giác mà Luis, đã diễn tả ở những lúc dường như mọi sự đã chẳng còn gì, nhưng có tiếng nói: "Không! không phải mọi sự tiêu tan đâu", vì bạn có một mục đích to lớn hơn khiến bạn thấy rằng Thiên Chúa là Cha của chúng ta luôn ở với chúng ta. Ngài cống hiến cho chúng ta con người chúng ta có thể tiến bước với, con người giúp chúng ta đạt được những đích nhắm mới.

Vậy Chúa Giêsu biến việc phàn nàn trách móc thành việc hân hoan cử hành, và nói với chúng ta rằng: "Hãy vui lên với Ta, chúng ta sẽ cùng nhau hân hoan cử hành!" Trong dụ ngôn người con hoang đàng - tôi thích một chuyển dịch tôi đã từng thấy - cho rằng người cha đã nói, khi ông thấy con mình trở về rằng: "Chúng ta sẽ hân hoan cử hành", thế là sau đó bữa tiệc bắt đầu. Và một bản dịch viết: "Sau đó bắt đầu nhảy múa". Niềm vui này, niềm vui Thiên Chúa đón nhận chúng ta, bằng cái ôm ấp của Người Cha; cuộc nhẩy múa bắt đầu.

Hỡi anh chị em: Anh chị em là phần tử của gia đình; anh chị em có nhiều điều để chia sẻ với những người khác. Hãy giúp chúng tôi nhận thức được cách thức hay nhất để sống và để hỗ trợ lẫn nhau theo con đường biến đổi mà tất cả chúng ta cần đến như là một gia đình.

Một xã hội trở thành bệnh hoạn khi nó không thể hân hoan vui mừng vì con cái của mình đổi thay. Một cộng đồng bị bệnh hoạn khi nó sống theo những gì là phàn nàn, nhảm nhí một cách tàn nhẫn, tiêu cực và vô tâm. Thế nhưng, một xã hội sinh hoa kết trái khi nó có thể phát sinh ra những tiến trình bao gồm và hội nhập, chăm sóc và nỗ lực tạo nên các cơ hội và giải pháp có thể cống hiến những khả thể mới cho giới trẻ, để xây dựng một tương lai nhờ bởi cộng đồng, nhờ được giáo dục và nhờ có việc làm. Một cộng đồng như vậy là một cộng đồng lành mạnh. Cho dù có thể cảm thấy lo ngại không biết làm sao được như thế, nhưng vẫn không thoái lui, vẫn cố gắng thử. Tất cả chúng ta giúp nhau học biết, như một cộng đồng, để thấy được những cách thức ấy, để cứ tiếp tục cố gắng và nỗ lực. Nó là một giao ước mà chúng ta cần phải phấn khích nhau bảo tồn, bao gồm cả các bạn, thành phần giới trẻ nam nữ, những vị hữu trách đối với tình trạng bị giam cầm của các bạn, cùng những vị có thẩm quyền của Trung Tâm và Thừa Tác Vụ này, cũng như tất cả gia đình của các bạn, và những vị phụ tá mục vụ của các bạn. Hãy tiếp tục chiến đấu, tất cả các bạn - nhưng đừng chiến đầu giữa các bạn với nhau nhé - chiến đấu cho cái gì đây? - chiến đầu để tìm kiếm và gặp được những đường lối hội nhập và biến đổi. Đó là điều Chúa chúc lành, điều Chúa nâng đỡ và điều Chúa hỗ trợ.

Ngay sau đây chúng ta sẽ tiếp tục với nghi thức thống hối, một nghi thức sẽ giúp cho tất cả chúng ta có thể cảm nghiệm thấy được ánh mắt của Chúa, một ánh mắt không bao giờ nhìn bằng những thứ tĩnh từ, mà nhìn bằng một tên gọi, nhìn vào con mắt của chúng ta, nhìn vào tâm can của chúng ta; Người không nhìn bằng những nhãn hiệu và lên án, mà nhìn vào những người con cái nam nữ của mình. Đó là cách tiếp cận của Thiên Chúa, cách Ngài nhìn sự vật, loại trừ đi tính cách sa thải và cống hiến cho chúng ta sức mạnh để thiết lập những giao ước cần thiết, nhờ đó giúp tất cả chúng ta loại trừ đi việc phàn nàn trách móc: những giao ước có tính cách huynh đệ giúp cho đời sống của chúng ta có thể trở thành một lời mời gọi liên lỉ hoan hưởng ơn cứu độ, hoan hỉ thấy được chân trời mở ra trước mắt chúng ta, hoan hưởng tiệc mừng của người con. Xin cám ơn các bạn.

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2019/documents/papa-francesco_20190125_omelia-penitenziale-panama.html

Mời xem video về nghi thức thống hối tù nhân giới trẻ


Penitential liturgy with young detainees  

--------------------------------------------

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THAH THẦN - CN 10-2-2019

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 10-02

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG

Cha ơi, con dừng lại giây phút này để suy ngẫm về sự rộng lượng của Cha đối với con. Xin giúp con đáp lại những ân sủng Cha ban cho con, cùng xin dâng trọn cuộc đời con cho Cha. Hôm nay, con xin cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng trong tháng này. Lạy Cha chúng con ở trên trời…

WITH JESUS IN THE MORNING

Father, I pause for a few moments to consider your generosity towards me. Help me to make a return for the graces you have given to me and to offer to you my entire life. I pray this day for the intention of the Holy Father for this month. Our Father

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI CHIỀU

“Mọi Kitô hữu đều được mời gọi để  làm sống dậy hồi ức về tất cả những gì Thiên Chúa đã thực hiện nơi họ.” (ĐGH Phanxicô) Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì đã làm cho con trở nên khí cụ tình yêu của Ngài.

WITH JESUS IN THE AFTERNOON

“Christians are called to keep alive the memory of how much God has done through them.” (Pope Francis) Thank you, Lord, for making me an instrument of your love.

— ∞  +  ∞ —

CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI

Một ngày nữa qua đi, con dâng lời cảm tạ vì biết bao ơn lành Chúa đã ban cho con. Hôm nay, đã có nhiều nguyên cớ khiến con vấp ngã, nhưng con tin tưởng vào Chúa và biết rằng Người sẽ luôn nâng con đứng dậy và phủi sạch mọi bụi bẩn bám lấy con. Lạy Chúa, xin chữa lành trái tim con, và giúp con trở nên chứng nhân mạnh mẽ cho thế giới, với sự hiện diện đầy yêu thương của Người trong đời con. Kính Mừng Maria…

WITH JESUS IN THE NIGHT

As another day ends, I thank you for the many blessings you have given me, Lord. There were many occasions to stumble along my day, but I trust in you and I know that you will always help me to get up and dust off any dirt that clings to me. Heal my heart, Lord, and help me be a strong witness to the world of your loving presence in my life. Hail Mary

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

 ---------------------------------------

GẶP GỠ DUC KITO TRONG THANH THẦN- HUẤN TỪ ĐTC NGÀY GIỚI TRẺ

 

Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXXIV - 2019 Ở PANAMA TRUNG MỸ 

 

 

Huấn Từ Khai Mạc 

Chiều Tối Thứ Năm 24/1/2019 ở  

Santa Marta La Antigua Field in Panama City

 

image.png

"Văn hóa gặp gỡ là một lời mời gọi chúng ta dám bảo tồn một giấc mơ chung"

Chào các bạn trẻ thân mến!

...........

Tôi nhớ là ở Krakow có mấy người hỏi tôi rằng tôi có đến Panama hay chăng, và tôi đã nói với họ "Tôi không biết, thế nhưng chắc chắn là Phêrô sẽ ở đó. Phêrô sẽ ở đó". Hôm nay tôi hân hoan nói cùng các bạn rằng Phêrô đang ở với các bạn, để cử hành và canh tân các bạn trong đức tin và niềm hy vọng. Phêrô và Giáo Hội cùng bước đi với các bạn, và tôi muốn nói cùng các bạn là đừng sợ, hãy tiến lên bằng cùng một nghị lực liên lỉ là những gì làm cho chúng ta hạnh phúc hơn và sẵn sàng hơn, trở thành các chứng nhân hơn nữa cho Phúc Âm. Hãy tiến lên, chứ đừng tạo nên một Giáo Hội song song cho nó "vui / fun" hơn và "hết xẩy / cool" hơn, nhờ biến cố giới trẻ theo thị hiếu, như thể đó là tất cả những gì các bạn cần thiết hay mong muốn. Cách suy nghĩ ấy không trân trọng cả các bạn lẫn tất cả những gì Thần Linh đang nói qua các bạn.

Không phải vậy đâu! Cùng với các bạn, chúng ta muốn tái khám phá và tái phát lên cái mới mẻ và trẻ trung liên lỉ của Giáo Hội, hướng bản thân chúng ta về một Lễ Hiện Xuống mới (cf. SYNOD ON YOUNG PEOPLE, Final Document, 60). Như chúng ta đã trải nghiệm trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới, điều này chỉ có thể xẩy ra nếu chúng ta, nhờ lắng nghe và chia sẻ, phấn khích nhau cứ tiến bước và làm chứng bằng việc loan truyền Chúa qua việc phục vụ anh chị em của chúng ta và là việc phục vụ cụ thể nhau.

................

Các bạn dạy cho chúng tôi là việc gặp gỡ nhau không có nghĩa là có cái nhìn giống nhau, hay nghĩ tưởng cùng một cách thức, hoặc cùng làm các điều tương tự, nghe cùng một thứ nhạc, hay mặc cùng thứ áo nịt len banh chộp. Không, không phải là tất cả những cái ấy... Văn hóa gặp gỡ là một lời mời gọi chúng ta dám bảo tồn một giấc mơ chung. Phải, một giấc mơ cao cả, một giấc mơ có chỗ cho hết mọi người. Giấc mơ mà Chúa Giêsu đã hiến mình trên thập tự giá, giấc mơ mà Thánh Linh đã được tuôn đổ vào ngày Lễ Ngũ Tuần và đã mang lửa đến cho cõi lòng của hết mọi người nam nữ, trong lòng các bạn cũng như trong lòng tôi, với hy vọng tìm được chỗ để gia tăng và triển nở. Một giấc mơ mang tên Giêsu được Cha gieo vãi với niềm tin rằng giấc mơ này sẽ gia tăng và sống động nơi hết mọi tâm hồn. Một giấc mơ tuôn trào khắp tim mạch của chúng ta, làm cho cõi lòng của chúng ta rạo rực và khiến chúng nhẩy múa lên bất cứ khi nào chúng ta nghe thấy lệnh truyền là 'các con hãy yêu thương nhau; như Thày đã yêu thương các con thế nào, các con cũng hãy yêu thương nhau như vậy. Cứ dấu này tất cả mọi người sẽ nhận biết rằng các con là môn đệ của Thày, đó là các con yêu thương nhau" (Gioan 13:34-35).

Có một thánh nhân ở những miền đất này đã thích nói rằng "Kitô giáo không phải là một tổng hợp các thứ chân lý cần phải tin tưởng, các thứ luật lệ cần phải tuân theo, hay các thứ cấm đoán. Nếu quan niệm như thế thì Kitô giáo khiến chúng ta cảm thấy chán ngán. Kitô giáo là một ngôi vị yêu thương chúng ta vô vàn, Đấng cần đến và muốn xin tình yêu của chúng ta. Kitô giáo là Chúa Kitô" (cf. Saint Oscar Romero, Homily, 6 November 1977). Đó là ý nghĩa việc theo đuổi giấc mơ mà Người đã hiến mạng sống của Người: hãy yêu thương bằng chính tình yêu Người đã yêu thương chúng ta.

..................

Các bạn trẻ thân mến, cái thành quả tràn đầy hy vọng nhất của Ngày này sẽ không phải là một văn kiện đúc kết, một bức thư chung hay một chương trình cần phải thực hiện. Cái thành quả tràn đầy hy vọng nhất của cuộc gặp gỡ này sẽ là dung nhan của các bạn và là một lời cầu nguyện. Mỗi một người trong các bạn sẽ trở về với một năng lực mới xuất phát từ mọi cuộc gặp gỡ với nhau và với Chúa. Các bạn sẽ trở về được tràn đầy Thánh Linh để các bạn có thể vui sống và bảo tồn giấc mơ làm cho chúng ta là anh chị em với nhau, và là giấc mơ chúng ta không được để bị nguôn ngoai đi giữa lòng thế giới của chúng ta. Bất cứ chúng ta ở đâu và bất cứ chúng ta làm gì, chúng ta có thể nhìn lên mà nói: "Lạy Chúa, xin dạy cho con biết yêu thương như Chúa đã thương yêu chúng con". Các bạn có thể lập lại những lời đó với tôi không? "Lạy Chúa, xin dạy cho con biết yêu thương như Chúa đã thương yêu chúng con".

 ................

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2019-01/pope-francis-panama-wyd-2019-opening-ceremony-full-text.html

  Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu    

Xin xem thêm hình ảnh và video về biến cố khai mạc này ở cái link sau đây: Welcome ceremony and opening of WYD