Gặp Gỡ Chúa Kitô Trong Thánh Thần

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN-CẦU NGUỆN CÙNG ĐTC

  Pt. Anre Pham van Tuyen

---------- Forwarded message ---------
From: Bạn Đường Linh Thao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
Date: Fri, Jul 19, 2019 at 2:15 AM
Subject: [TĐCN] TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 20-07
To:


Tông Đồ Cầu Nguyện, ngày 20-07-2019  
 

“Cầu nguyện là nói chuyện hằng ngày với Chúa, Đấng luôn lắng nghe chúng ta.”(ĐGH Phanxicô)

 
TDCN 20-07.jpg

Phụ trách Tông Đồ Cầu Nguyện:

Lm. Phê-rô Danh, S.J., và Nhóm Bạn Đường Linh Thao.

-------------------------------------

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - ĐƯỜNG ĐỜI

Kristie Phan 
 
Jul 9 at 5:18 PM
 
 
ĐƯỜNG ÐỜI
 
Tôi sống trong cuộc đời nhưng tôi có riêng đường đời của tôi.  Mới hôm nào bố mẹ nhìn bầy con chung quanh mâm cơm chiều.  Chỗ nào cũng là gần gũi yêu thương, từ nhà ra sân, từ ngõ đi vào.
 
Dòng sông lớn lên âm thầm rẽ nhánh.  Tôi đi theo tiếng gọi của đời tôi.  Lũ em lần lượt bước vào ngõ quanh của mỗi đứa.  Bây giờ đã là xa cách.  Trong cuộc đời, nhưng mỗi đứa có riêng đường đời của mình.
 
Kinh Thánh kể, sau khi dâng lễ ở Jerusalem về, Mẹ Maria lạc mất Chúa.  Mẹ hối hả đi tìm: "Cha con và mẹ phải đau khổ đi tìm con."  Chúa thưa lại: "Mẹ tìm con làm chi, vì con phải ở nơi nhà Cha con" (Lc 2, 48-49).  Trong cuộc đời, Chúa có đường Chúa phải đi.  Mẹ Maria có lối của Mẹ.
 
Mỗi người có một cuộc sống riêng nên không đường của ai giống đường của ai.  Tuy vậy, chỉ có một người gọi, đó là Chúa.  Và cũng chỉ có một tiếng gọi, đó là tiếng gọi về Nhà Cha.  Chỉ có một thứ tiếng gọi và do một người gọi, thì đường đi có khác, vẫn ở trong toàn thể.  Ở trong toàn thể thì có liên hệ và ảnh hưởng.  Với ý nghĩa đó, cuộc sống đức tin của người này liên quan đến cuộc sống của người kia.  Lối về Nhà Cha phải đi riêng đường của mình.  Ðiều ấy có nghĩa là đi một mình.  Ði một mình trong hàm ý là tự mình đi chứ không phải là đi lẻ loi.
 
Chúa Giêsu lên đường về Jerusalem để chịu tử nạn.  Theo tiếng gọi, Phêrô cũng lên đường với Ngài.  Nhưng trên đường đi, Phêrô gợi ý cho Chúa bỏ cuộc (Mc 8,31-33).  Làm gì có Phục Sinh nếu Chúa Giêsu nghe lời Phêrô chối từ Thập Giá.  Từ bỏ con đường của mình phải đi là đánh mất bản tính của mình.  Nếu Chúa cũng chỉ là Chúa khi Chúa đi con đường của Chúa thì đấy phải là định luật không thể thay thế cho tôi.  Tôi sẽ chẳng còn là tôi nếu chối từ con đường của mình.
 
**************************************
Mỗi người có một con đường, vì sao họ lại không đi được đường của họ?
 
Trên đường đời, cả hai: đau khổ và hạnh phúc, đều là những tiếng gọi dỗ dành làm tôi lạc lối.  Ðau khổ dẫn tới lẩn tránh đường đi.
 
   Phêrô đã âm thầm cảm nghiệm được một khúc đời khốn khó nếu để Chúa về Jerusalem tử nạn.  Ðau đớn thường dẫn đến chạy trốn.  Trên đường đi, có những quãng đời rộn rã tiếng cười như ngày Chúa long trọng vào thánh thánh: "Dân chúng rất đông đảo, trải áo choàng trên đường, nhóm khác chặt cây mà lót lối đi.  Kẻ trước, người theo sau tung hô rằng: Hosanna, con vua David.  Vạn tuế Ðấng nhân danh Chúa mà đến.  Hosanna trên chốn trời cao" (Mt 21,8-9).  Tưng bừng là thế đó, nhưng lại không hiểu những ngày hắt hiu: “Hồn Ta buồn quá đỗi, muốn chết được.  Các ngươi hãy ở lại mà thức với Ta.”   Ðã chẳng ai thức với Chúa trong giờ phút lẻ loi nhất ấy: Simon, ngươi ngủ sao? Ngươi không thể thức với Ta được một giờ ư?" (Mc 14,34-37).  Có những ngã tư đông đúc, cũng có những ngõ vắng dẫn vào cô tịch đìu hiu.  Ngõ vắng ấy là ngại ngùng.  Cô tịch đìu hiu kia là đau khổ.  "Ai bỏ tất cả mà theo Ta sẽ được gấp trăm" (Mc 10,28-30).  "Ai muốn theo Ta hãy vác thập giá mà theo Ta" (Mc 8,34).  Lời ban đầu là quãng đường đẹp hứa hẹn đầy mộng ước.  Lời kế tiếp là khúc vắng dẫn vào đìu hiu, cô tịch.
 
   Chúa không về Jerusalem để chết vĩnh viễn trên thập giá, mà là để đón nhận phục sinh vì hoàn tất thánh ý của Chúa Cha.  Bởi đó, đường về Nhà Cha thì Nhà Cha mới là cùng đích.  Nhưng cô tịch đìu hiu, những ngõ vắng nếu có trên đường đi, tôi phải chấp nhận.  Chối từ phương tiện là chối từ cùng đích.  Ðường của Gioan Tẩy Giả là "mọi thác ghềnh sẽ được lấp đầy, đồi cao sẽ hạ thấp, nơi cong queo nên ngay thẳng" (Lc 3,4-6), để dọn đường cho Ðấng Cứu Thế đến.  Chấp nhận đường của mình.  Gioan đã phải đi những quãng đường rất vắng vẻ, rất đìu hiu trong ngục tối vì dám làm chứng cho sự thật.  (Mc 6,17-28).
 
   Trời sa mạc rộng quá.  Gioan cất tiếng kêu.  Tiếng kêu trong sa mạc thì thấm vào đâu.  Nhưng lối đi của Gioan là thế.  Sứ mạng của sứ ngôn là lên tiếng.  Không thể để cái hoang vu của sa mạc làm nản lòng.  Dù không có ai nghe, người sứ ngôn vẫn phải cất tiếng.  Chối từ lên tiếng là đánh mất bản tính làm sứ ngôn của mình.  Bản tính đó hệ tại là người sứ ngôn có lên tiếng hay không chứ không hệ tại người nghe chối từ hay chấp nhận.
 
Gian nan làm người ta muốn chối từ con đường của mình thế nào thì hạnh phúc giả cũng làm người ta lạc lối như thế.
 
Ảo ảnh hạnh phúc dễ đưa lầm đường.
 
Vì đường đời đi trong cuộc đời, nên có lúc người khác đi cùng với tôi.  Ði cùng không có nghĩa là đi con đường của nhau.  Ðường tôi đi vẫn là của riêng tôi, nên dù không ai đi cùng, tôi vẫn phải đi.  Những lúc trên đường vắng ấy, một quán hạnh phúc bên ngã rẽ dễ mời tôi tắt lối quẹo ngang.  Sau những ngày ăn chay trong sa mạc, Chúa đói.  Ma quỷ đã đến cám dỗ Ngài: "Nếu ngươi là con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho viên đá này thành bánh" (Mc 4,3).  Luôn luôn có lời ngọt ngào bảo tôi chối bỏ con đường của tôi.
 
Trong hôn nhân, biết bao đổ vỡ đã đến từ những bóng mát hạnh phúc ở bên cạnh.  Trong đời tu, biết bao trống trải đã ủ xuống hồn vì những lời gọi không chính đáng.  Mỗi người có một lối đi.  Vì cùng đi trong cuộc đời, nên sẽ thấy có người bước tới, có người quay về, có người tắt ngang.  Ðiều ấy dễ gây xôn xao.  Có người lấy bóng hạnh phúc của kẻ khác làm của mình, vì thế họ chẳng bao giờ tìm được hạnh phúc thật.  Có người lại lôi kéo kẻ khác vào con đường của họ.  Làm như thế, ngỡ là yêu thương, nhưng thật ra, họ đã tàn tật hóa con đường của nhau phải đi.  Nâng đỡ nhau trên đường đi không bao giờ có nghĩa là đi con đường của kẻ khác.  Yêu thương là để kẻ khác đi trên con đường của họ. 
 
Nguy hiểm trên đường đi là sự lừa dối lương tâm của chính mình.  Khi người ta gian lận nhiều lần, thì dần dà sẽ thành thói quen, nhưng thành thói quen không có nghĩa là được phép.
 
Cứ đi lại nhiều lần trên bãi hoang, thì tự nhiên sẽ thành đường đi, nhưng thành đường đi không có nghĩa đấy là chính lộ.
 
**************************************
  Không biết có phải là đường thật không.  Ðây là lúc con phân vân không biết thánh ý Chúa ở đâu.  Và cũng là những lúc con bị cám dỗ nghi ngờ ơn gọi Chúa đã ban.  Ði trọn tiếng gọi của mình theo Phúc Âm không dễ vì có nhiều hình ảnh đánh lừa con.  Có phải vì thế mà Chúa đã dặn: "Ðường dễ dãi sẽ dẫn đến hư đi" (Mt 7,13-14).
 
Hôm nay, có điều con cũng muốn thưa với Chúa là dù được an ủi hay chịu đựng âm u của những ngày nặng nề, con vẫn nghe thấy tiếng Chúa khuyến khích con đi con đường của riêng con.  Tuy có khó khăn nhưng con vẫn tin ở trước mặt là một bình minh rất đẹp.  Ðiều ấy làm con vững tâm.
 
**************************************
Trong lịch sử lầm đường, chối bỏ lối đi của mình bao giờ cũng có mặt của Satan.  Khi Phêrô ngăn cản Chúa đừng chịu chết.  Chúa mắng: "Satan hãy cút khỏi sau Ta vì đây không phải là đường lối của Thiên Chúa" (Mt 8,31-33).
 
Phúc Âm thánh Luca nói về Giuđa như sau: "Satan nhập vào hắn, và y đi thương lượng với các thượng tế để làm sao nộp Ngài cho họ" (Lc 22,3-4).
 
Trong sa mạc, kẻ cám d��� Chúa đừng đi con đường của Chúa cũng là Satan (Mt 4,1-11).
 
Ngày xưa trong vườn địa đàng, Adong, Evà đã không đi được con đường của mình cũng vì lời ma quỷ lừa gạt.  Lịch sử lầm đường là lịch sử có mặt của Satan.  Ðiều ấy cho tôi tin chắc rằng khi tôi không muốn đi con đường của mình, tôi phải cẩn thận vì tiếng nói của thần dữ rất tinh vi.
 
Nói về hành động Giuđa đi lạc lối, Phúc Âm thánh Gioan kết luận: "Lập tức hắn đi ra và trời đã tối" (Gn 13, 30).  Khi nói trời đã tối, Gioan không có ý viết một bài văn chương tả cảnh hoàng hôn.  Bằng ngôn ngữ thần học, rất sâu sắc, Gioan muốn nói khi con người chối bỏ ơn gọi của mình để Satan đổi hướng đời mình phải đi, đấy là lúc "người ta yêu mến bóng tối hơn sự sáng" (Ga 3,19).
 
Không đi đường mình phải đi, chìm vào bóng tối thì tôi tìm thấy gì trong vùng đất ấy?
 Trời đã tối, tiếng than ngắn ngủi mà thăm thẳm như nỗi tuyệt vọng mịt mù, buông xuống che kín một đời người.  Lời thánh Gioan nhắn nhủ nghe buồn như tiếng thở dài, nhẹ mà rất sâu: "Ai đi trong tối tăm thì chẳng biết mình đi đâu" (Ga 12,35).

**************************************
Lạy Chúa, con đường đời của riêng con.  Chối bỏ con đường của mình là lừa dối chính mình và tránh mặt Chúa, kẻ đang đợi chờ con ở đầu đường bên kia.
 
Lm. Nguyễn Tầm Thường, S.J


05 - Solitude 37.jpg
 

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - LTXC THẬT LỚN LAO

  •  
    Chi Tran
    Jul 4 at 9:54 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    Lòng thương xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta

    Chúng ta tất cả đều cần đến ơn tha thứ của Thiên Chúa giải thoát khỏi sự dữ, tội lỗi và cái chết. Dù chúng ta có lỗi phạm gì đi nữa, thì lòng thương xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta

    ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ hàng tuần với ĐTC sáng thứ tư hôm qua.  ĐTC đã kết thúc các suy tư về lòng thương xót trong Cựu Ước với thánh vịnh 51, là lời cầu sám hối xưng thú lỗi lầm và xin tha tội, trong đó người cầu nguyện để cho tình yêu của Chúa thanh tẩy và trở thành một thụ tạo mới, có khả năng vâng lời, có tinh thần vững mạnh và chúc tụng chân thành.

    Tựa đề do truyền thống do thái cổ xưa đặt cho thánh vịnh ám chỉ vua Đavít và tội nhà vua phạm với bà Betsabea,vợ ông Urigia người Híttít. Chúng ta biết rõ chuyện của vua Đavít, được Thiên Chúa kều gọi chăn dắt và hướng dẫn dân trên các con đường tuân phục Lề Luật của Chúa, nhưng nhà vua đã phản bội sứ mệnh của mình, và sau khi đã phạm tội ngoại tình với bà Betsabea, ông đã sát hại chồng bà. Thật là tội xấu xa! Ngôn sứ Nathan đã vén mở tội của vua và giúp vua nhận ra lỗi lầm. Đây là lúc giao hoà với Thiên Chúa trong việc xưng thú tội lỗi của mình. Chính ở đây vua Đavít đã khiêm tốn và cao cả! ĐTC nói:

    Ai cầu nguyện với Thánh vịnh này được mời gọi có cùng các tâm tình sám hối và tin tưởng nơi Thiên Chúa mà vua Đavít đã có khi ông nhìn lại mình,  và tuy là vua, ông đã hạ mình xuống mà không sợ xưng thú tội lỗi và cho Chúa thấy sự bần cùng của ông, nhưng xác tín về lòng thương xót của Ngài. Và điều vua đã làm không phải là một tội nhỏ, một lời nói dối nhỏ: ông đã là một kẻ ngoại tình và giết người!

    Thánh vịnh bắt đầu với các lời khẩn nài sau đây:

    " Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm,

    tội lỗi con xin Ngài thanh tẩy" (Tv 51,3-4).

    Lời khẩn nài hướng tới Thiên Chúa của lòng thương xót, để được thúc đẩy bởi một tình yêu lớn lao như tình yêu của một người cha người mẹ, Ngài thương xót, nghĩa là ban ơn thánh, cho thấy ân huệ của Ngài với lòng tốt và sự cảm thông. Đó là một lời kêu than đau đớn lên Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể giải thoát con người khỏi tội lỗi. Nhiều hình ảnh rất linh động được sử dụng: xoá bỏ, rửa sạch con, làm cho con được tinh tuyền. Trong lời cầu này nhu cầu đích thật của con người được biểu lộ: điều duy nhất mà chúng ta thật sự cần có trong cuộc sống đó là được tha thứ, được giải thoát khỏi sự dữ và các hậu quả chết chóc của nó. Rất tiếc cuộc sống khiến cho chúng ta kinh nghiệm biết bao lần các tình trạng này; và còn hơn thế nữa trong các tình trạng đó chúng ta phải tín thác nơi lòng thương xót. ĐTC nhấn mạnh lòng thương xót Chúa như sau:

    Chúng ta đừng quên điều này: Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta! "Thưa cha, con không biết nói sao, con đã phạm biết bao nhiêu tội, mà là những tội nặng!" Thiên Chúa cáo cả hơn tất cả những tội mà chúng ta có thể phạm. Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta. Chúng ta có cùng nhau nói lên điểu này không? Tất cả cùng nhau: "Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta!" Một lần nữa: "Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta!" Một lần nữa: "Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi của chúng ta!" Và tình yêu của Ngài là một dại dương trong đó chúng ta có thể dìm mình mà không sợ hãi bị chìm nghỉm: đối với Thiên Chúa tha thứ có nghĩa là trao ban cho chúng ta sự chắc chắn rằng Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Bất cứ gì chúng ta có thể trách cứ chính mình, Ngài vẫn luôn luôn cao cả hơn tất cả (Gr 3,20), bởi vì Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta.

    Trong nghĩa này ai cầu nguyện với Thánh vịnh này tìm kiếm sự tha thứ, xưng thú tội lỗi mình, nhưng khi thừa nhận nó họ cử hành công lý và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thế rồi ông còn xin ơn thánh và lòng thương xót nữa. Tác giả thánh vịnh tín thác nơi lòng lành của Thiên Chúa, ông biết rằng ơn tha thứ của Chúa vô cùng hữu hiệu, bởi vì nó tạo ra điều nó nói. Nó không che dấu tội lỗi nhưng huỷ diện và xóa bỏ tội lỗi; Ngài xóa bỏ tận gốc rễ, không phải như người ta làm trong tiệm giặt, khi chúng ta đem quần áo tới và họ tẩy các vết bẩn. Không! Thiên Chúa xóa bỏ tội lỗi chúng ta tận gốc rễ, xóa bỏ tât cả! Vì thế người sám hối lại trở nên trong trắng, mọi vết nhơ bị loại bỏ và giờ đây họ trắng hơn tuyết không bị ô nhiễm. Tất cả chúng ta là những người tội lỗi. Điều này đúng có phải không? Nếu có ai trong anh chị em không cảm thấy mình là người tội lỗi, thì giơ tay lên... Không có ai hết! Tất cả chúng ta đều tội lỗi.

    ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta những kẻ tội lỗi, với ơn tha thứ, chúng ta trở nên các thụ tạo mới, tràn đầy thần khí và niềm vui. Giờ đây một thực tại mới bắt đầu cho chúng ta: một con tim mới, một tinh thần mới, một cuộc sống mới. Chúng ta những người tội lỗi đã được tha thứ, chúng ta đã đón nhận ơn thánh Chúa, chúng ta cũng có thể dậy cho người khác đừng phạm tội nữa. "Nhưng mà thưa cha, con yếu đuối, con ngã, con ngã". "Nhưng nếu bạn ngã,  thì hãy đứng lên! Đứng lên!". Khi một đứa bé ngã, nó làm gì?" Nó giơ tay cho mẹ cho cha để kéo nó đứng lên. Chúng ta cũng hãy làm như thế! Nếu bạn ngã vì yếu đuối trong tội lỗi thì hãy giơ tay lên: Chúa cầm lấy nó và sẽ giúp bạn đứng lên. Đó là phẩm giá sự tha thứ của Thiên  Chúa! Phẩm giá trao ban cho chúng ta sự tha thứ của Thiên Chúa là phẩm giá đứng lên, luôn luôn đứng lên, bởi vì Ngài đã tạo dựng người nam và người nữ để họ đứng thẳng.

    Tác giả thánh vịnh nói: "Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một

    tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ... Đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi, ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài." ( Tv 51,12.15).

    Và ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, ơn tha thứ của Thiên Chúa là điều mà chúng ta tất cả cần đến và là dấu chỉ lớn lao nhất lòng thương xót của Ngài. Một ơn mà mỗi một người tội lỗi được tha thứ được mời gọi chia sẻ với mọi anh chị em mình gặp gỡ. Tất cả những ai mà Chúa đặt để bên cạnh chúng ta, các người thân trong gia đình, bạn bè, bạn cùng làm việc, tín hữu giáo xứ... tất cả như chúng ta đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Thật là đẹp được tha thứ, nhưng bạn, nếu bạn muốn được tha thứ,  thì đến lượt mình cũng hãy thứ tha. Hãy thứ tha!

    Xin Chúa cho chúng ta, qua lời bầu cử của mẹ Maria, Mẹ của lòng thương xót, là các chứng nhân của sự tha thứ, thanh tẩy con tim và biến đổi cuộc sống.

    ..............................

    Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

    Linh Tiến Khải

     

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - ĐTC -BÀI GIÁO LÝ VỀ SACH CÔNG VỤ

ĐTC Phanxicô

 

 Giáo Lý về Sách Công Vụ - Bài 4

 

Cộng Đồng Kitô Giáo Tiên Khởi

 

Thứ Tư ngày 26/6/2019

 

(Sau bài giáo lý này, ĐTC đã và đang nghỉ hè ngay tại Vatican)

 

Pope greets pilgrims in sunny St. Peter's Square

 

Pope Francis greets pilgrims in St. Peter's Square June 19, 2019. Credit: Daniel Ibañez/CNA.

 

 Xin chào Anh Chị Em thân mến!

Hoa trái của Ngày Lễ Ngũ Tuần, biến cố tuôn đổ mãnh liệt Thần Linh Chúa trên cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, đó là tình trạng có nhiều người cảm thấy cõi lòng của họ nhói lên bởi Tin Mừng cứu độ - the kerygma trong Chúa Kitô, và họ tỏ ra tự nhiên gắn bó với Người, bằng việc hoán cải và lãnh nhân phép rửa nhân danh Người, nhờ đó họ lãnh nhận tặng ân Thánh Linh. Có khoảng 3 ngàn ngưòi đã gia nhập mối tình huynh đệ là một thứ sinh th ái của các tín hữu, và là men của Giáo Hội cho công cuộc truyền bá phúc âm hóa.  Tính chất nồng nàn nơi đức tin của những người anh chị em này trong Chúa Kitô biến đời sống của họ thành thứ phong cảnh của việc Thiên Chúa làm, những việc làm, qua các vị tông đồ, được tỏ hiện bằng các phép lạ cùng các dấu lạ. Những gì là phi thường trở thành bình thường, và đời sống thường nhật trở thành vị trí cho việc tỏ hiện của Chúa Kitô sống động.

Thánh ký Luca kể lại điều này cho chúng ta biết bằng cách tỏ cho chúng ta thấy rằng Giáo Hội Giêrusalem như là một mẫu mực cho hết mọi cộng đồng Kitô hữu, như hình ảnh của một mối tình huynh đệ lôi cuốn và không được lý tưởng hóa hay giảm thiểu hóa. Câu chuyện này trong Sách Tông Vụ giúp chúng ta nhìn vào bên trong các bức tường của ngôi nhà là nơi qui tụ của các Kitô hữu đầu tiên như gia đình Chúa, khoảng không gian cho koinonia, tức là của mối hiệp thong yêu thương giữa anh chị em với nhau trong Chúa Kitô. Chúng ta có thể thấy răng họ sống một cách rất thực sự như thế này: họ “chuyên chú vào giáo huấn và hiệp thông của các vị tông đồ, cũng như vào việc bẻ bánh cùng cầu nguyện” (Tông Vụ 2:42). Các Kitô hữu nhiệt thành lắng nghe didaché, tức giáo huấn của các tong đồ; họ áp dụng vào các mối liên hệ liên cá thể của họ với một tính chất cao độ, cũng như việc chia sẻ những sản vật thiêng liêng lẫn vật chất; họ tưởng nhớ Chúa nơi việc “bẻ bánh”  tức là Thánh Thể, và họ đối thoại vơi Thiên Chúa bằng nguyện cầu. Đó là những thái độ của một Kitô hữu, là 4 dấu hiệu về một Kitô hữu tốt lành.

Không giống như xã hội loài người có khuynh hướng chiều theo những lợi lộc riêng của mình, bất chấp hay thậm chí tác hại đên người khác, cộng đồng Kitô hữu loại trừ nhân chủ nghĩa này ưa chuộng việc chia sẻ và liên đới. Không có chỗ đứng cho cái tôi ở nơi linh hồn người Kitô hữu: nếu lòng của anh chị em vị kỷ thì anh chị em không phải là Kitô hữu, anh chị em sống trần tục và chỉ tìm kiếm lợi lộc của mình, tìm kiếm lợi ích của mình. Thánh Luca nói với chúng ta rằng các tín hữu ở với nhau (xem Tông Vụ 2:44). Việc gần gũi nhau và mối hiệp nhất là lối sống của Kitô hữu: gần gũi, quan tâm đến nhau, không nói xấu người khác, không, mà là giúp đáp, mà là thân cận với nhau hơn.

Vậy ơn Phép Rửa cho thấy mối liên hệ thân tình giữa những người anh chị em trong Chúa Kitô, thành phần được kêu goi chia sẻ,  cảm tình với người và cống hiến “tùy theo nhu cầu” (Tông Vụ 2:45), tức là quảng đại, bác ái, quan tâm đến người khác, viếng thăm kẻ liệt, thăm viếng những ai thiếu thốn cần được ủi an. Mối tình huynh đệ này chính vì nó muốn lối sống hiệp thông và chú trọng đến người thiếu thốn, mà nó là ở chỗ Giáo Hội có thể sống một đời sống phụng vụ đích thực và thực.sự. Thánh Luca viết: “Ngày ngày họ đồng tâm nhất trí chuyen cần lui đến Đền thờ, bẻ bánh ở nhà, cùng nhau chia sẻ của nuôi than, lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong sự mến phục của toàn dân” (Tông Vụ 2:46-47).

Sau hết, câu truyện này trong Sách Tông Vụ nhắc nhở chúng ta rằng Chúa là Đấng bảo toàn việc tăng trưởng của cộng đồng này (xem 2:47); sự kiên trì của các tín hữu trong một giao ước chân thực với Thiên Chúa và với anh chị em mình trở thành một quyền lực thu hút đến độ khiến nhiều người bỡ ngỡ và trở lại (xem Niềm Vui Phúc Âm, 14), một nguyên tắc mà nhờ đó cộng đồng tín hữu của mọi thời đại này sống động.

Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Thánh Linh xin Ngài làm cho ccác cộng đồng của chúng ta trở thành nơi qui tụ và hành đời sống mới, những công việc của tình đoàn kết và của mối hiệp thông, nơi việc gặp gỡ Thiên Chúa trong phụng vụ trở thành mối hiệp thong với anh chị em của mình, nơi các cánh cửa mở ra hướng về Jerusalem thiên quốc.

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2019/documents/papa-francesco_20190626_udienza-generale.html

Chuyển dịch Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

GẶP GỞ ĐỨC KITO - LỄ THÁNH TÂM

  •  
    Hienco Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
    Jun 28 at 3:03 AM
     
     

    image1.png