3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THỨ NĂM

  • LM MINH ANH
     
     
     
     
     

    THỨ NĂM CN30TN-C

    VƯỢT QUÁ SỰ ĐE DOẠ

    TIN MỪNG LUCA 13, 31-35

    “Xin ông đi ra khỏi đây, vì vua Hêrôđê đang muốn giết ông!”(CÂU 31)

    “Cụm từ “tước vũ khí” hay “giải giới” phát xuất bởi một từ Hy Lạp, “Apekoyo”, có nghĩa là “cởi bỏ hoàn toàn và làm cho bất lực”. Trên thập giá, Chúa Kitô đã tước vũ khí của Satan, khiến sức mạnh của nó trở nên bất lực. Vì thế, giờ đây, trước những kẻ chống đối, quấy nhiễu và đe doạ vì danh Chúa, bạn và tôi không cần phải sợ hãi, nhưng có thể ‘vượt quá sự đe doạ!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Bạn và tôi không cần phải sợ hãi, nhưng có thể ‘vượt quá sự đe doạ!”. Ý tưởng thần học trên được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Sẽ rất thú vị, khi chúng ta xét xem hành động của Chúa Giêsu và hành động của giới biệt phái, những kẻ chỉ muốn hại Ngài. Phải chăng những người Pharisêu này lo lắng cho Chúa Giêsu? Chắc là không; ngược lại, họ đang cảnh báo Ngài về cơn thịnh nộ của Hêrôđê như một cách để đe doạ Ngài rời khỏi địa hạt của họ. Tất nhiên, Chúa Giêsu không nao núng trước những lời đe doạ đầy dã tâm đó; Ngài ‘vượt quá sự đe doạ!’.

    Trong cuộc sống, một đôi khi, chúng ta cũng trải qua những điều tương tự. Chẳng hạn, có ai đó, có thể đến, kể cho chúng ta một số chuyện liên quan dưới chiêu bài giúp đỡ, trấn an; đang khi thực tế, đó chỉ là một cách đe doạ tinh vi khiến chúng ta phải lo lắng và sợ hãi. Ở đây, điều quan trọng là chúng ta sẽ chọn cách phản ứng như Chúa Giêsu khi đối mặt với sự ngu xuẩn và ác ý của người khác. Không nhượng bộ trước lời đe doạ, Ngài ‘vượt quá sự đe doạ’. Ngài không hề bận tâm đến ác ý của Hêrôđê; đúng hơn, Ngài đã trả lời cho những kẻ muốn hại Ngài theo cách tuyệt vời nhất, rằng, “Đừng lãng phí thời gian của các bạn nhằm làm cho tôi sợ hãi hay lo lắng. Tôi đang làm công việc của Cha tôi và đó là tất cả những gì tôi phải quan tâm!”.

    Vậy thì điều gì làm phiền lòng bạn trong cuộc sống; bạn bị đe dọa bởi điều gì? Bạn có cho phép những ý kiến, manh tâm hay những đàm tiếu của người khác làm cho bạn thất vọng? Như Chúa Giêsu, điều chúng ta nên quan tâm là làm theo ý muốn của Cha Trên Trời. Một khi tự tin làm theo ý muốn của Chúa Cha, chúng ta ‘vượt quá sự đe doạ’; và Chúa sẽ ban sự khôn ngoan và can đảm để chúng ta quở trách mọi lừa dối và những đe doạ ngớ ngẩn trong cuộc sống mình.

    Trong thư Êphêsô hôm nay, Phaolô khuyên chúng ta hãy tựa nương vào Chúa để được mạnh mẽ, “Anh em hãy tìm sức mạnh trong Chúa và trong uy lực toàn năng của Ngài. Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ!”; vì “Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn”, như lời Thánh Vịnh đáp ca, chúng ta ‘vượt quá sự đe doạ’ để có thể không ngừng yêu thương và tiếp tục yêu thương!

    Anh Chị em,

    “Xin ông đi ra khỏi đây, vì vua Hêrôđê đang muốn giết ông!”. Một thông tin đầy ác ý đe doạ tính mạng mình ập đến; nhưng Chúa Giêsu đón nhận nó cách thanh thản và bình an. Tại sao? Bởi lẽ, xuống thế làm người, Chúa Giêsu đã tự “cởi bỏ hoàn toàn và làm cho mình nên bất lực”. Ngài bằng lòng để quyền lực thế gian “tước mọi vũ khí”, hầu có thể đến gần, ôm lấy và chữa lành tất cả những ai bị quyền lực thế gian thống trị. Ngài đến với họ bằng lòng thương xót và tha thứ! Điều này lại không ‘vượt quá sự đe doạ’ sao? Cũng thế, là con cái được Ngài rất mực yêu thương của Thiên Chúa, bạn và tôi không để cho bất cứ thế lực nào đe doạ mình. Chúa Giêsu từng dạy, hãy biết nên sợ Đấng nào? May thay, Đấng ấy đang gìn giữ chúng ta như con ngươi mắt Ngài; giờ đây, Ngài đang bảo bọc chúng ta “như gà mẹ ủ ấp gà con dưới cánh”. Tin vào tình thương của Chúa, chúng ta thanh thản đón nhận mọi bất ưng xảy đến cách bình an. Như Chúa Giêsu, chúng ta ‘vượt quá sự đe doạ’ và tiếp tục không ngừng yêu thương!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin đừng để con xao động trước bất cứ đe doạ và manh tâm nào của bất cứ ai. Cho con khôn ngoan và can đảm ‘vượt quá sự đe doạ’ và không ngừng tiếp tục yêu thương!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    KÍnh chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THỨ TƯ

  •  LM MINH ANH
     
     
     
     
    THỨ TƯ CN3OTN-C

    ĐỪNG ĐỂ MÌNH HỤT HẪNG TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

    TIN MỪNG LUCA 13, 22-30

    “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!”. (CÂU 14)

    E. M. Bounds nói, “Điều mà Giáo Hội cần ngày nay không phải là máy móc nhiều hơn hoặc tốt hơn, không phải là các tổ chức mới hay nhiều phương pháp mới, nhưng là những con người mà Thánh Thần có thể sử dụng - những người đi con đường hẹp Giêsu, những con người cầu nguyện. Thánh Thần không chảy qua các phương pháp, nhưng qua con người; không sử dụng máy móc, mà là con người; không xức dầu các kế hoạch, nhưng là những con người! Những con người cầu nguyện! Vì thế, bạn ‘đừng để mình hụt hẫng trước khi quá muộn!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Bạn ‘đừng để mình hụt hẫng trước khi quá muộn!’. Ý tưởng của E. M. Bounds được gặp lại qua Tin Mừng hôm nay, khi ai đó đã bất ngờ đặt cho Chúa Giêsu một câu hỏi, “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?”, một câu hỏi đáng sợ! Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp, Ngài đưa ra một lời khuyên, “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!”; nghĩa là hãy nỗ lực! ‘Đừng để mình hụt hẫng trước khi quá muộn!’.

    Phải chăng sợ rằng, câu trả lời của Ngài sẽ khiến nhiều người nản lòng, vì cửa sẽ đóng bất ngờ, nên xem ra, Chúa Giêsu có phần tránh né; nhưng bù lại, Ngài động viên; đồng thời, nhấn mạnh đến khó khăn của thành công. Bảo rằng, “Hãy chiến đấu!” khác nào nói đến nỗ lực. “Nỗ lực” là từ khoá, vì rõ ràng, nhiều người sẽ cố gắng vào, nhưng thất bại, vì cánh cửa quá hẹp! Cửa hẹp, một hình ảnh có thể khiến nhiều người lo sợ, như thể sự cứu rỗi chỉ dành cho “một số ít” được chọn, hoặc cho những người hoàn hảo. Thế nhưng, không phải vậy, vì điều này sẽ mâu thuẫn với những gì Chúa Giêsu đã dạy và thực tế là, trước đó không lâu, Ngài nói, “Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”. Do đó, cửa này tuy hẹp, nhưng vẫn rộng mở cho tất cả mọi người. Đừng quên điều này, cho tất cả mọi người!

    Ngày nay, ai cũng thích số liệu chính xác, chúng ta muốn câu trả lời về số người được chọn rạch ròi là bao nhiêu phần trăm; vậy mà, Chúa Giêsu cho biết, sẽ nhiều hơn “một số ít” và khả năng số người thất bại là thực tế. Ai sẽ thất bại? Có thể, đó là những người không coi trọng Ngài; những người không đủ nỗ lực; những người yêu một điều gì đó hơn yêu Ngài. Nói cách khác, nhiều người sẽ thất bại… đó là những con người không để cho Thánh Thần sử dụng. Từ đó, chúng ta có thể tự hỏi. Vậy, niềm tin Kitô của tôi có thể không vững như tôi nghĩ? Nhiều người cho rằng họ đã làm đủ, nhưng rồi đây, sẽ ngạc nhiên khi biết, chưa đủ thiếu gì cả. Họ nghĩ, niềm tin của họ là mạnh, nhưng không đúng. Họ nói với Chúa Giêsu, đã ăn uống với Ngài, rước lễ mỗi Chúa Nhật; bao lần nghe Ngài giảng, hoặc đã đóng góp nhiều cho quỹ chung… nhưng tất cả đó sẽ không đủ! Vậy hãy coi chừng, ‘đừng để mình hụt hẫng trước khi quá muộn’.

    Anh Chị em,

    “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào!”. Cửa hẹp không phải là một cái gì, một nơi nào đó; nhưng cửa hẹp là ‘một Ai đó!’. Cửa hẹp chính là Chúa Giêsu! Vào qua cửa hẹp Giêsu có nghĩa là chúng ta phải ôm lấy cái Chúa Giêsu ôm, đi con đường Chúa Giêsu đi, yêu lấy điều Chúa Giêsu muốn với cả trái tim và ý chí. Điều này đòi hỏi mỗi người không ngừng đặt Ngài làm điểm quy chiếu của đời mình và không ngừng chết đi ý riêng và những lối đi tầm thường, những lối đi khiến chúng ta ‘ít người’ hơn. Ôm lấy Giêsu là ôm lấy giáo huấn của Ngài, là đi xuống con đường hẹp yêu thương, phục vụ; con đường làm vui lòng Chúa Cha và cúi mình phục vụ anh chị em. Con đường của Ngài còn là con đường tự hạ đến nỗi chết trên thập giá. Trong thư Êphêsô hôm nay, Phaolô nhắn nhủ chúng ta sống tùng phục yêu thương. Con cái, tôi tớ yêu thương tùng phục chủ nhân hoặc cha mẹ; cha mẹ và chủ nhân yêu thương con cái và bề dưới của mình. Vì “Thiên Chúa không thiên vị ai!”.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin dẫn con vào cửa hẹp Giêsu, ở đó thiên đàng rộng mở cho con không chỉ mai ngày, nhưng ngay hôm nay, ‘lúc này và ở đây!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NỘI NGUYỄN - CN31TN-C

  •  
    Song Loi Chua

    SỐNG&CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM C (30/1o/2022)

    “TÌNH THƯƠNG CỦA CHÚA!”

    [Kn 11,22-12,2; 2 Tx 1,11-2,2; Lc 19,1-10]

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Xin được mượn lời của nhạc sĩ Phương Anh

    “Tình Thuơng của Chúa,

    con sẽ ca ngọi Tình Thương của Ngài suốt năm canh dài.

    Con sẽ ca ngọi đến muôn muôn đời”

    để bước vào Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXXI Mùa Thường Niên Năm C này.

    Thiên Chúa của Ki-tô giáo và của toàn thể nhân loại là Thiên Chúa Yêu Thương, đáng được chúc tụng vì “Chúa xót thưong hết mọi người, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu”.

    Nhưng càng ngày người ta càng xem thường Thiên Chúa Yêu Thuơng ấy. Con người thời nay, nhất là ở các nước tiên tiến về khoa học kỹ thuật, đối xử với Thiên Chúa chẳng khác gì những đứa trẻ con nhà giầu, được cha mẹ cung cấp mọi tiện nghi cuộc sống, tạo mọi điều kiện để công thành danh toại, nhưng chúng lại không nhận biết công ơn của cha mẹ, thậm chí còn phung phá và làm hỏng các ơn ban của Người nữa.

    Mạc khải Thánh Kinh còn cho chúng ta biết là Thiên Chúa còn lên đường tìm kiếm và ra tay cứu vớt những người con sa ngã, lỗi phạm. Các bài Sách Thánh hôm nay mời chúng ta khám phá lại Đấng Thiên Chúa Yêu Thương ấy, để biết cách sống đẹp lòng Người và loan truyền Tình Thương của Người cho hết mọi người.                  

     
    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 1 (Kn 11,22-12,2): "Chúa thương xót mọi loài, vì Chúa yêu thương mọi tạo vật" Lạy Chúa, trước mặt Chúa, cả vũ trụ ví như hạt gạo trên đĩa cân, và như hạt sương sa trên mặt đất trước lúc rạng đông. Nhưng Chúa thương xót mọi loài, vì Chúa có thể tác tạo mọi sự, và nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi loài người để họ ăn năn sám hối. Chúa yêu thương mọi tạo vật, và không ghét bỏ bất cứ vật gì Chúa đã tác thành: vì nếu Chúa ghét bỏ một vật gì, thì Người đâu có tác tạo nó.

    Nếu Chúa không ưng, thì làm sao một vật có thể tồn tại được? Hoặc vật gì Chúa không kêu gọi, thì làm sao nó duy trì được? Nhưng Chúa dung thứ hết mọi loài: vì chúng thuộc về Chúa. Lạy Chúa, Chúa yêu thương các linh hồn.

    Ôi lạy Chúa, thần trí của Chúa tốt lành và hiền hậu đối với mọi loài là dường nào! Vì thế, lạy Chúa, Chúa từ từ sửa phạt những kẻ lầm lạc, khuyên răn và dạy bảo những kẻ phạm lỗi, để họ từ bỏ tội ác mà tin theo Chúa.

    2.2 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 2 (2 Tx 1,11 - 2,2): “Danh Chúa được vinh hiển trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người" Anh em thân mến, chúng tôi hằng cầu nguyện cho anh em: Thiên Chúa chúng ta đoái thương làm cho anh em nên xứng đáng ơn Chúa kêu gọi anh em, và xin Người dùng quyền phép mà kiện toàn những ý định ngay lành do lòng tốt của anh em và công việc của lòng tin anh em, để danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, được vinh hiển trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người, do ân sủng của Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô.

    Anh em thân mến, nhân về ngày trở lại của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và về sự chúng ta tập họp bên cạnh Người, chúng tôi nài xin anh em chớ vội để mình bị giao động tinh thần, và đừng hoảng sợ bởi có ai nói tiên tri, hoặc bởi lời rao giảng hay bởi thư từ nào được coi như do chúng tôi gởi đến, mà nói như thể ngày Chúa gần đến.

    2.3 Lắng nghe Lời Chúa trong bài Tin Mừng (Lc 19,1-10): "Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất" Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêu, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó.

    Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: "Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". Ông vội vàng trụt xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: "Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi".

    Ông Giakêu đứng lên thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn". Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất".

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung Thiên Chúa trong 3 bài Thánh Kinh    

    3.1.1 Bài đọc 1 (Kn 11,22-12,2) là kinh nghiệm tôn giáo và tâm linh của dân riêng của Thiên Chúa đã được tác giả Sách Khôn Ngoan đúc kết lại. Thật lạ lùng là trong một thế giới chật hẹp và cục bộ, mà người tin theo Chúa lại có những quan điểm rộng mở và đại đồng như vậy. Nào là “Chúa xót thương hết mọi người - Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra- Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa”, nào là “Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.” Hoặc “giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên.”  

    Nhờ đoạn của Sách Khôn Ngoan (11,22-12,2) này, chúng ta thấy rõ tấm lòng bao la, quảng đại, yêu thương của Thiên Chúa. Nói đúng hơn, yêu thương là bản chất của Thiên Chúa như Thánh Gio-an đã viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu!”

    3.1.2 Bài đọc 2 (2 Tx 1,11 - 2,2) là những lời Thánh Phao-lô viết cho các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca mà Ngài luôn cầu nguyện cho, để - với ơn Thiên Chúa trợ giúp - họ thực thi ơn gọi và làm sáng danh Chúa qua những việc họ được mời thực hiện.

    Trong đoạn thư thứ hai của Thánh Phao-lô gửi các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca (1,11-2,2), chúng ta được biết: Thiên Chúa là Đấng quyền năng và sẵn sàng trợ giúp các tín hữu hết lòng thờ kính và tìm vinh danh Người với tất cả thiện chí và bằng mọi công việc.  

    3.1.3 Bài Tin Mừng (Lc 19,1-10) là tường thuật độc đáo của Phúc âm Lu-ca về câu truyện Chúa Giê-su đến nhà ông Gia-kêu, một nhân vật nổi tiếng về sự giầu có và về chức vụ quan trọng trong xã hội thời bấy giờ. Nhưng vì làm nghề thu thuế, ông bị người Do-thái khinh rẻ và bị các người Biệt Phái coi là người tội lỗi. Thế mà Chúa Giê-su đã cư xử với ông một cách trân trọng và yêu thương, đúng như sách Khôn Ngoan đã ghi chép về cách cư xử của Thiên Chúa.

    Nhờ đoạn Phúc âm Lc 19,1-10 này chúng ta khám ra Thiên-Chúa-làm-người  là Chúa Giê-su Ki-tô, đã trân quý và cứu vớt người tội lỗi một cách tuyệt vời như thế nào. Chúa đã chủ động tìm đến với ông Gia-kêu bất chấp thành kiến và dư luận xã hội. Chúa đã thay lòng đổi dạ ông, đã giúp ông hoán cải và làm lại cuộc đời, vì ông cũng là con cái Chúa và vì sứ mạng của Con Người là “đến để tìm và cứu những gì đã mất."

     

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa       

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay chính là lời công bố của Chúa Giê-su cũng là câu kết của tường thuật Phúc Âm:

                                      “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

    4.1 Sống với Thiên Chúa Đấng xót thương hết mọi người, nhất là những người yếu đuối, tội lỗi. Chẳng những Thiên Chúa thứ tha cho họ mà còn đến tận nơi để đem ơn giải thoát cho họ (như trường hợp của ông Gia-kêu)

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa 

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay được chứa đựng trong đoạn sách Khôn ngoan và trong câu truyện của Phúc âm Lu-ca. Nói cách rõ ràng hơn là Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hiểu rõ tấm lòng của Thiên Chúa là Đấng, đã vì yêu thương, mà dựng nên mọi loài, mọi người. Thiên Chúa xót thương mọi người, nhất là những kẻ có tội. Người chỉ mong tội nhân ăn năn hối cải để được thứ tha và ở kề bên Chúa. 

    Lời Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta hiểu rõ sứ mạng của Chúa Giê-su Ki-tô. Đó là cứu vớt những gì đã mất, là đến với những con bệnh (hay chiên lạc) về thể lý và nhất là về tâm linh, để cứu chữa và đem về dưới mái nhà Cha.

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    5.1 «Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các dân tộc trên thế giới được ơn nhận ra Thiên Chúa là Đấng dựng nên vũ trụ vạn vật và yêu thương con người mà quy phục và phụng sự Người.

    Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.2 «Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả các Ki-tô hữu, nhất là cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, các Hồng Y, các Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế, được ơn hăng say thể hiện tình thương cứu độ của Thiên Chúa, đối với những người bị khinh khi và ruồng bỏ trong xã hội loài người. 

    Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.3 «Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết noi gương Chúa Ki-tô mà xót thương những anh chị em yếu đuối, khô khan, tội lỗi trong cộng đoàn.

    Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.4 «Lạy Chúa Tể là Đấng yêu sự sống, Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa thứ tha cho những người gây ra tội và làm khổ người khác trong thế giới hôm nay.

    Xướng: Chúng ta hãy cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    Sài-gòn ngày 26 tháng 10 năm 2022

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.              

     

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA - THỨ TƯ

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    26/10/22 THỨ TƯ TUẦN 30 TN


    TIN MỪNG Lc 13,22-30

     
    THEO CHÚA MỖI NGÀY
     
    “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24)
     

    Suy niệm/SỐNG: Chuyện kể có một chú lừa bị rớt xuống một cái hố sâu. Sau nhiều nỗ lực bất thành, người ta nảy ra sáng kiến cứu chú lừa bằng cách lấp cái hố.

       Khi từng xẻng đất lấp xuống trên người, chú lừa đã không cam chịu để mình bị chôn vùi nhưng chú cộng tác bằng cách lắc mình để đất rơi xuống và chú bước lên đó.

       Hố có sâu, nhưng cứ mỗi tảng đất rơi xuống chú lừa lại bước lên cao một chút, và khi cái hố bị lấp đầy là lúc chú được cứu ra khỏi hố.

       Cũng thế, cánh cửa cứu độ có hẹp, Chúa vẫn ban ơn, nhưng chúng ta phải chiến đấu để đi qua cách cửa hẹp đó rồi mới đạt tới ơn cứu độ.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: 1/ Cuộc đời chúng ta là những lựa chọn giữa việc tốt và việc xấu; nhưng trên hết đó là lựa chọn điều Chúa muốn mà Người gợi ý qua những bổn phận của mỗi người chúng ta. Đó là những lựa chọn hy sinh từ bỏ, dù nhỏ bé nhưng làm chúng ta trở nên giống Chúa hơn.

       2/  Đi theo Chúa, làm theo lời Chúa dạy luôn đòi hỏi lựa chọn từ bỏ và hy sinh mỗi ngày. Đó thực sự là những nỗ lực đi trong con đường hẹp với niềm hy vọng.

       3/ Bạn có sẵn sàng để từ bỏ, để vác thánh giá Chúa gởi đến qua những hoàn cảnh cụ thể của mình không?

       4/  Chia sẻ một niềm vui bạn cảm nhận được khi đã can đảm chấp nhận từ bỏ và đảm nhận những đau khổ qua công việc mỗi ngày.

     

    Sống Lời Chúa: Suy ngẫm câu Lời Chúa sau: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Lc 9,22)

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin thêm cho con lòng mến và ơn can đảm, để con có thể sẵn sàng và vui vẻ đón nhận những điều trái ý, những đau khổ mỗi ngày vì lòng yêu mến Chúa. Amen.

    gplongxuyen.
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN31TN-C - VIETBUI

Subcategories