3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ NĂM CN3TN-C

31/01/19

THỨ NĂM TUẦN 3 TN
Th. Gio-an Bốt-cô, linh mục
TIN MỪNG Mc 4,21-25

LÀ ÁNH SÁNG GIỮA TỐI TĂM

“Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao?” (Mc 4,21)

CẢM NGHIỆM SỐNG : 1/ “Một ngọn nến nhỏ tỏa sáng xa biết bao! Cũng vậy, một việc làm tốt tỏa sáng biết bao trong một thế giới mệt mỏi” (Văn hào W. Shakespeare). Ngọn đèn muốn tỏa sáng xa thì phải được đặt trên đế cao có lẽ là chuyện chẳng cần bàn cãi.

2/ Thế nhưng, ngọn đèn mà Đức Giê-su muốn ta đặt trên đế lại là chuyện khác, vì đèn ấy chính là Tin Mừng của Ngài. Có vẻ ta có khuynh hướng che dấu, ngại bày tỏ - nghĩa là đặt dưới thùng hay gầm giường - thay vì  loan báo, trình bày cho người lân cận. Sống triệt để tinh thần Tin Mừng của Chúa là phương thế hữu hiệu nhất để đặt Tin Mừng ấy trên đế cao.

3/ Ngược lại, coi thường Tin Mừng, không quan tâm Tin Mừng ấy là cung cách thích hợp nhất cất giấu dưới thùng hay gầm giường.

Mời Bạn CHIA SẺ: 1/ Chắc chắn bạn có kinh nghiệm này: Cái gì tỏa sáng cũng phải chịu bị đốt cháy.

2/ Để là ánh sáng Tin Mừng xua tan đi bóng tối hận thù, đói khát, bạo lực, sa đọa cho người lân cận, chính bạn phải chịu hy sinh, quên mình, mất mát.

3/ Chỉ khi ấy, ánh sáng Tin Mừng từ trong tâm hồn bạn mới có thể tỏa sáng, và đó là thứ ánh sáng mạnh mẽ nhất.

Sống Lời Chúa: Tôi từ bỏ ý riêng, khuynh hướng xác thịt để sống tinh thần Tin Mừng Chúa dạy, ngõ hầu có thể chiếu tỏa ánh sáng Tin Mừng ấy cho người khác.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa là ánh sáng con phải đặt trên đế cao, để có thể tỏa sáng cho thế giới. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY con ý thức mình cũng là ánh sáng trần gian theo Lời Chúa dạy, ngõ hầu qua đời sống đậm chất Tin Mừng, con có thể chiếu tỏa ánh sáng cho người khác.

 gpmytho

---------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ NĂM CN2TN-C

 
Ảnh cùng dòng

5 phút Lời Chúa 

24/01/19

THỨ NĂM TUẦN 2 TN
Th. Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô, giám mục, tiến sĩ HT
Mc 3,7-12

LIỆU CÓ SỰ THẬT TỪ MA QUỶ?

Các thần ô uế vừa thấy Người liền sụp lạy và hô lên rằng: “Ngài là Con Thiên Chúa!” Nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người. (Mc 3,11-12)

Suy niệm/Sống: Theo lẽ thường, ma quỷ chẳng muốn ai tin nhận Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa. Thế nhưng lạ thay hôm nay chúng lại “rao” điều đó công khai trước mặt mọi người.

Điều kỳ lạ hơn, chính Chúa Giê-su cấm không cho chúng tiết lộ về Ngài. Phải chăng có gì bí ẩn trong câu chuyện này? Đúng là ma quỷ đang muốn phá đám bằng cách tiết lộ thân thế và sứ mạng cứu thế của Chúa Giê-su, điều mà đúng ra mỗi người phải nói lên bằng sự xác tín của mình.

Vả lại, Chúa Giê-su còn lạ gì chiến thuật của ma quỉ! Chúng đã từng đưa chiêu bài “nếu ông là Con Thiên Chúa” để cám dỗ Ngài đi lệch khỏi chương trình cứu độ của Chúa Cha.

Nay chúng lại muốn “phá bĩnh” bằng chính những lời có vẻ đúng nhất, thật nhất nhưng lại khiến người ta hiểu sai vai trò cứu thế của Ngài theo kiểu một vị vua trần tục. Và vì vậy Ngài đã cấm chúng nói thêm.

Mời Bạn Chia sẻ: Tôi dễ bị cám dỗ coi Hội Thánh như một phương thế để đạt được lợi lộc hay quyền lực thế tục. Noi gương Chúa Giê-su chúng ta khước từ thứ sự thật từ ma quỉ để bước theo con đường tự hiến phục vụ trong khiêm tốn và yêu thương.

Mặt khác Ngài dạy chúng ta “có thì nói có,” dùng lời nói để xây dựng Hội Thánh thành một “Nước sự thật và sự sống, yêu thương và an bình”.

Sống Lời Chúa: Châm ngôn sống: Khiêm tốn phục vụ (Mc 10,43-44) và nói sự thật trong lòng mến (x. Ep 4,15).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tin nhận sự thật Chúa dạy để được quy tụ trong Nước Cha, là Nước sự thật và sự sống, yêu thương và an bình.

gpmytho
 ------------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - TIỆC CƯỚI CANA

THE TRUE BRIDEGROOM REVEALED        

REFLECTIONS ON THE GOSPEL

                  THE TRUE BRIDEGROOM REVEALED

In the village culture of Palestine in Jesus’ day it was the responsibility of the bridegroom to provide wine at a wedding. To have the wine run out before the end of the celebration would be a grave embarrassment both to him and his family, a failure  remembered for generations.

Doubtless, it was concern on this score that prompted the Mother of Jesus to draw the problem to her Son’s attention. His initial hesitation to act reflects a tendency appearing elsewhere in the Fourth Gospel (see 7:3-6; 11: 3-6). Jesus does not respond immediately to human prompting. He is following a divine agenda set by the Father.

Eventually, Jesus does remedy the situation, providing not only wine in abundance but ‘the best wine, keep till last’. His miraculous provision of ordinary wine the functions as a ‘sign’ disclosing a deeper reality: namely, that He is true Bridegroom at this  wedding, fulfilling God’s promise, as recorded in today’s First Reading, to become the Bridegroom of Israel forever (Isaiah 62:2-4; see also Hos 2: 14-16; Isa 54:4-8; Jer 2:2, John 3:29; etc.).

This is what the evangelist is referring to when he states, that Jesus ‘let his glory be seen at Cana in Galilee’. He revealed himself to be ‘the only Son of the Father, full of grace and truth’ (1:14).

The Catholic tradition, in its sacramental understanding of marriage, has long found in Jesus’ presence at this simple village wedding in Galilee a divine pledge to be presents at all weddings and to enrich all marriages with the superabundant and unfailing ‘wine’ of God’s love.

Brendan Byrne, SJ

 

To Be With You (Christian Wedding Song):

https://www.youtube.com/watch?v=s-LQxdTXF5U

 

-------------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA -THỨ HAI CN2TN-C

From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
Date: Mon, Jan 21, 2019 at 2:11 AM
 
Ảnh cùng dòng
 
 
Cốt lõi của đạo chính là tình thương.

21/01 – Thứ Hai tuần 2 thường niên – Thánh Anê, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.

"Tân lang còn ở với họ".

 

* Anê là một thiếu nữ Rôma, mới từ mười hai đến mười lăm tuổi đã tình nguyện chết vì đức tin khi cuộc bách hại của hoàng đế Đi-ô-cơ-lê-xi-a-nô tới hồi khốc liệt nhất (năm 305). Đó là sự việc thánh Am-rô-xi-ô đã ghi lại, và là lý do khiến Hội Thánh Rôma tưởng nhớ thánh nữ với hết tình yêu mến.

 

LỜI CHÚA: Mc 2, 18-22

Khi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, còn môn đồ Ngài lại không ăn chay?"

Chúa Giêsu nói với họ: "Các khách dự tiệc cưới có thể ăn chay khi tân lang còn ở với họ không? Bao lâu tân lang còn ở với họ, thì họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay.

Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ, chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới".

 

 

Suy Niệm/ SỐNG VÀ CHIA SẺ : Cốt lõi của đạo LÀ TÌNH THƯƠNG

Trong những thập niên gần đây, mặc dầu càng lúc Hiến pháp các quốc gia càng đi sâu vào sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước; thế nhưng, sự liên kết giữa tôn giáo và chính trị lại càng đậm nét hơn. Cuộc chiến giữa Tư bản và Cộng sản đã hầu như chấm dứt, nhưng chiến tranh tôn giáo xem chừng vẫn dai dẳng, không những giữa những người khác tôn giáo với nhau, mà ngay cả trong cùng một tôn giáo. Nhìn vào thảm cảnh ấy, ai cũng thắc mắc tự hỏi: Tôn giáo nào mà không dạy ăn ngay ở lành, tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung tha thứ, thế thì tại sao những người có tôn giáo lại nhân danh tôn giáo của mình để gây chiến với người khác hay với chính những người đồng đạo của mình?

Câu trả lời thật đơn giản: sở dĩ người có tôn giáo có thái độ quá khích và bất khoan nhượng, là vì họ chưa sống đúng cái cốt lõi của đạo. Xét cho cùng, cái cốt lõi của tôn giáo nào cũng là tình thương.

Chúa Giêsu cũng muốn chứng tỏ cho BẠN VÀ TÔI thấy thế nào là sống đạo. Chúng ta hãy chiêm ngắm thái độ và lời dạy của Ngài trong Tin Mừng hôm nay.

Vừa bắt đầu sứ mệnh rao giảng của Ngài, cũng như các kinh sư của thời đại Ngài, Chúa Giêsu cũng qui tụ một số môn đệ; và cũng như các môn đệ của các kinh sư khác, môn đệ của Ngài cũng theo một lối sống nào đó. Thế nhưng, điều khiến cho nhiều người ngạc nhiên và đặt vấn đề, đó là Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài không tuân giữ một số ngày chay tịnh như môn đệ của Gioan hay của những người Biệt phái. Không tuân giữ những ngày chay tịnh đã đành, sau này xem ra Chúa Giêsu càng thách thức hơn nữa, khi Ngài không tuân giữ cả ngày hưu lễ hay một số tập tục khác, như rửa tay trước khi ăn.

Suốt cuộc sống của Ngài, Chúa Giêsu đã tỏ ra rất độc lập đối với Do thái giáo. Ðây quả là cách sống đạo hoàn toàn mới mẻ mà Chúa Giêsu muốn đề ra cho con người. Ðối với Ngài, linh hồn và cốt lõi của đạo chính là tình thương; tình thương ấy đã thúc đẩy Ngài đi đến tận cùng bằng cái chết trên Thập giá, và cái chết của Ngài mãi mãi là lời tố cáo về thái độ bất khoan nhượng trong niềm tin tôn giáo của con người.

Vụ án của Ngài được thi hành như một vụ án chính trị; mãi mãi tên tuổi của viên toàn quyền La mã là Philatô gắn liền với cái chết của Ngài. Tuy nhiên, vụ án của Chúa Giêsu vẫn là một vụ án tôn giáo: Ngài chết vì sự cuồng tín và thái độ bất khoan nhượng của các thủ lãnh Do thái giáo.

Chiêm ngắm thái độ của Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời trần thế của Ngài và lắng nghe giáo huấn của Ngài, chúng ta sẽ thấy rằng cái cốt lõi của đạo chính là tình thương.

Trong cuộc sống đạo, nhiều lúc chúng ta thắc mắc phải ăn chay thế nào cho đúng cách? Ngày Chúa nhật có được làm việc xác không? Bỏ lễ Chúa nhật có tội hay không?

Thật ra còn có nhiều câu hỏi nền tảng hơn mà thiết tưởng chúng ta không thể không đặt ra để tự vấn lương tâm mỗi ngày: tôi có sống công bình, bác ái chưa? Tôi có yêu thương người anh em bên cạnh tôi chưa? Nhắm mắt làm ngơ trước nỗi khổ của người xung quanh tôi có phải là một tội không?

 

Nguyện xin Chúa cho chúng ta ngày càng thấu hiểu và xác tín rằng sống đạo là sống yêu thương, rằng cốt lõi của Kitô giáo chính là tình thương.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

-----------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - CN2TN-C

Từ tiệc cưới Ca-na đến tiệc cưới nước trời

    ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

Thưa quý vị, thưa các bạn, Đoạn Tin Mừng (Ga 2, 1- 11) là một Đoạn Tin Mừng “lý tưởng”, lý tưởng vì duy nhất chỉ có thánh Gioan ghi lại, ngài tường thuật cách chi tiết tỉ mĩ, không phải chỉ chi tiết Chúa Giêsu và Thân Mẫu của Người được mời dự tiệc cưới trần gian, mà là ý nghĩa của “ Tiệc Cưới Nước Trời”.

Vâng, Nước Trời là “Sứ Mạng” vâng phục của Đức Kitô, vì, nếu không có Nước Trời, thì Ngôi Hai không xuống thế làm Người và chịu tử nạn, Nước Trời là đích điểm của Mầu Nhiệm tình thương. Từ đó, tỏa sáng các chân lý  mầu nhiệm khác.

Tiệc cưới là một niềm vinh dự cho gia chủ, cho đương sự, cho cô dâu chú rễ. Tiệc Cưới là “hôn sự” là khế ước hôn nhân giữa hai người nam , nữ, để khởi sự cho một gia đình nhân loại. Tiệc cưới cũng thể hiện sự tái tạo hôn nhân cho gia đình nhân loại. Theo đó, tiệc cưới được tổ chức để mời người thân, bạn hữu để chứng kiến và tham dự càng đông , càng vui để chung chia niềm vui cho gia chủ và đôi tân hôn. Vì thế, tổ chức một tiệc cưới cho tươm tất thì đòi hỏi người gia chủ, hoặc quản tiệc phải hết sức chu đáo, không để xảy ra sơ sót. Ngày nay, người ta tổ chức tiệc cưới theo nhiều hình thức khác nhau như : thuê nhà hàng, nhà nấu đám, khuôn viên, hoa viên .v..v. Như vậy, tiệc cưới trần gian dường như cũng là chuyện “ quen quá hóa nhàm”, hoặc “ chuyện thường ngày ở huyện”, cũng chẳng có chuyện gì đáng nói, nếu chưa nói đến ngày nay,một tuần mà có đến ba bốn đám cưới mời, thì quả là “ khó giải quyết”.

Nhưng, Tiệc Cưới Ca-na thì khác, một bữa tiệc tiêu biểu, duy nhất, có một không hai, vì qua đó, Chúng ta thấy được sự can thiệp của Đức Mẹ, mà ngày nay chúng ta gọi là ”sự bầu cử” của Đức Mẹ.

Theo đó, chúng ta thấy Tin Mừng ( Ga 2, 1-11) hôm nay có thể chia làm năm ý chính :

-Thứ nhất : Địa chỉ xảy ra tiệc cưới tại xứ Ca-na, miền Galilê. Đức Giêsu và Mẹ Người được mời tham dự, và sự can thiệp của Đức Mẹ vào “nhu cầu” của bữa tiệc.

– Thứ hai : Đức Mẹ nhắc với gia nhân nhà hỷ , và những dụng cụ để chứa rượu.

– Thứ ba : Lời dạy bảo của Chúa Giêsu và dấu lạ xảy ra.

– Thứ tư : Người quản tiệc kinh ngạc khi nếm thử rượu.

– Thứ năm : Chúa Giêsu bày tỏ vinh quang của Người cho nhân trần lần I tại Ca-na miền Gali-lê.

Nôi dung Tin Mừng như chúng ta biết , thánh Gioan tường thuật khá chi tiết, dễ hiểu, và đọc lên chúng ta thấy một “ sự lạ” trong một câu chuyện “ bình thường”. Nhưng, thật ra trong câu chuyện nầy có ba chi tiết quan trọng.

  • Một là : Nhu cầu trần thế nơi mà có Chúa và Đức Mẹ hiện diện thì thật là đại phúc. nhu cầu trần thế rồi sẽ qua đi, nhưng khi “ thiếu thốn” thì thật là “ đau khổ”, bất hạnh. Huống hồ chi , nhu cầu tâm linh mà “ thiếu thốn “ thì làm sao đạt đến Nước Trời. Theo đó, chúng ta cần sự “ trợ giúp” của Đức Mẹ để đón nhận đầy đủ ơn Chúa, vì : “ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo “( c 5). Vâng Lời Chúa Giêsu theo sự nhắc bảo của Đức Mẹ, sẽ đem lại hiệu quả không những phần tâm linh, mà còn phần nhân thế nữa, cũng như nhu cầu thiếu rượu trong Tiệc cưới Ca-na, sẽ cho chúng ta nhu cầu trần đầy ân sủng trong Tiệc Cưới Nước Trời. Vì, Nước Trời là nhu cầu đích thực vĩnh cửu cho nhân loại.
  • Tiệc Cưới Nước Trời, chính là về Thiên Đàng hưởng Thiên Nhan Chúa. Trong Cựu Ứơc hình ảnh tiệc cưới chỉ sự “ ngọt ngào” của tình Chúa yêu thương nhân loại, một “ mối tình “ duy nhất , bất biến được gọi là “ mối tình muôn thuở”, vì , Thiên Chúa không những chỉ có Chân lý, mà còn tình yêu nữa. Thiên Chúa yêu thương nhân loại bởi một mối tình son sắt, thủy chung. Trong tình yêu của Thiên Chúa luôn có chân lý, và trong chân lý của Ngài luôn có tình yêu, đó là bản chất của Thiên Chúa. Vì Chúa phán : “ Ta đã yêu ngươi bằng tình yêu muôn thuở. Ta đã yêu ngươi như người mẹ yêu thương con mình, và giả như người mẹ có quên đứa con mình đi nữa, thì Ta, Ta cũng sẽ không quên ngươi bao giờ”, vâng, đó là Thiên Chúa.
  • Vì thế, trong Cựu Ứơc luôn dùng hình ảnh “tiệc cưới” để chỉ cho sự “ giao ước” giữa Thiên Chúa và nhân loại. Vì, không gì đẹp bằng tình yêu nguyên tuyền thánh thiện, mà Thiên Chúa dành cho con người thuở khai sinh, mà được diễn tả qua tiệc cưới.
  • Từ đó, Tiệc cưới trần thế là sự giao ước giữa con người nhân loại, mà có Chúa Giêsu và Mẹ Maria tham dự là một tiệc cưới tiêu biểu trên hành trình Emanuel của Đấng Cứu Thế, để Người dẫn đưa chúng ta đến tiệc Cưới Nước Trời.
  • Những lễ khấn dòng của tu sĩ thường được diễn tả là “ lễ cưới “ với Vị Tân Lang Giêsu.
  • Chi tiết Tin Mừng (Ga 2, 1- 11)hôm nay, chúng ta thấy, Đức Mẹ đóng trọn vai trò” can thiệp” vào “sứ vụ” giúp đỡ, cứu giúp nhân loại thật tuyệt vời, tình thương của Đức Mẹ, một Từ Mẫu, một Thánh Mẫu nơi Đức Mẹ thật hoàn hảo. Nếu một người mẹ nhân trần có một tâm tính như Đức Mẹ thì cũng thật tuyệt vời, huống chi người Mẹ Thiên Quốc.
  • Hai là : Sự vâng lời của Chúa Giêsu, một Ngôi Vị Thiên Chúa làm Người vâng lời người Mẹ “ trần thế” của mình, khi giờ tỏ vinh quang của Người chưa đến.
  • Theo đó, chúng ta biết, ngoài Thiên Chúa không ai có thể tỏ vinh quang, vì vinh quang thuộc về Thiên Chúa, và của Thiên Chúa , vì Người là Đấng vinh quang. Đức Mẹ không tỏ vinh quang, nhưng Đức Mẹ là người “tin tưởng“ hết sức mình vào Thiên Chúa, là Đấng bày tỏ vinh quang, dù ngay khi Đấng ấy chính là “ Con của Mẹ”.
  • Ba là: Khi Chúa Giêsu tỏ vinh quang cho thế trần trong Tiệc Cưới Ca-na là Người tiên báo sẽ bày tỏ vinh quang trong Tiệc Cưới Nước Trời cho những ai “ TIN “ vào người, nơi mà sẽ có tình yêu ngự trị muôn đời.

Như vậy, Tiệc Cưới Ca-na cho chúng ta một ý nghĩa tiên trưng về tiệc Cưới Nước Trời, nơi mà Thiên Chúa Cha là Chủ Tiệc, Chú Rễ là “Hoàng Tử GIÊSU “ , Ngôi Lời làm Người để Cứu Chuộc thế nhân, Cô dâu là nhân loại , những ai “tin“ vào Người và được Cứu Chuộc.

Vì , như chúng ta biết Thánh Lễ Misa có hai ý nghĩa : một là “ Tiệc Vua Trời “ thiết đãi thần dân, hai là” Tiệc Chiên Thiên Chúa”, gọi là “ Tiệc Ly”, “ Tiệc Cứu Độ”.

Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời cầu bàu của Đức Mẹ, mà Chúa tỏ vinh quang của Người tại Tiệc Cưới Ca- na, là dấu chỉ  Người sẽ bày tỏ vinh quang trong Tiệc Cưới Thiên Quốc mai ngày. Chúng con cầu xin nhờ lời cầu bàu của Đức Mẹ, xin Chúa tỏ vinh quang của Người xuống trên dân bị nạn Lộc Hưng, tại Sài Gòn, mặc dù chưa đến giờ Người muốn, nhưng chúng con tin tưởng vào sự trợ giúp của Thân Mẫu Người, xin thương ban cho chúng con một dấu lạ như xưa, dù chúng con bất xứng./. Amen

18/01/2019

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

Subcategories