3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN2TN-B

 

  •  
    Chi Tran
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Sun, Jan 17 at 6:17 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    17.01.21 CHÚA NHẬT TUẦN 2 TN – B

    Ga 1,35-42

    17.01.21 CHÚA NHẬT TUẦN 2 TN – B

     

    RÁP-BI, THƯA THẦY! - ĐẾN MÀ XEM!

     

    Đức Giê-su hỏi: “Các anh tìm gì thế?” Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?” Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. (Ga 1,38-39)

     

    Suy niệm/SỐNG: Cuộc sống vẫn cứ thế. Nhà nông mong mùa thu hoạch kiếm hoa màu. Công nhân viên chức mong cuối tháng kiếm đồng lương. Người bán mong có người mua để kiếm đồng lời.

    Học trò mong đỗ đạt kiếm tìm một cuộc sống sung sướng hơn. Thế mà những người môn đệ mới lần đầu tiếp xúc với Chúa, đã nhanh nhẩu đáp: “Ráp-bi, Thầy ở đâu?” Vâng, họ chỉ muốn tìm chính Thầy, và muốn đến chính nơi Thầy ở, và lưu lại đó với Thầy. Cuối cùng, các ông đã chia sẻ sứ mệnh của Thầy và cùng chết với Thầy. Người môn đệ Chúa hôm nay tìm gì? Tiền bạc, việc làm, tiện nghi…

    Nhưng không đủ nếu chúng ta dừng lại ở đó và coi đó là cùng đích của cuộc đời. Hãy tạ ơn Chúa đi bạn, vì được Giáo Hội hướng dẫn giới thiệu, được Chúa soi sáng thúc đẩy, bạn còn biết tìm chính Chúa.

    Tìm Chúa nơi tha nhân, nơi cuộc sống cộng đoàn, nơi bổn phận mỗi ngày. Tìm Chúa rồi, hãy ở lại với Ngài, hãy để Ngài ở lại với ta.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Khi bạn rong ruổi tìm kiếm lợi lộc cuộc đời mà không bao giờ thấy thỏa mãn, đó là dấu hiệu bạn chưa tìm và chưa gặp Chúa. Hãy bắt đầu tìm Chúa ngay đi bạn. Không bao giờ là quá sớm hoặc quá trễ.

     

    Sống Lời Chúa: “Hãy đến và sẽ thấy”. Hôm nay, bạn thử quyết tâm sống một ngày Chúa Nhật thật trọn vẹn, đỉnh cao là việc tham dự Thánh Lễ.

     

    Cầu nguyện TÍCH CỰC: Chúa ơi, NHỜ ƠN CHÚA GIÚP, con QUYẾT TÂM mọi bước đường cuộc sống, luôn nhận ra sự hiện diện của chính Chúa, cùng làm với Chúa và luôn theo ý Chúa. Amen.

    GPLONGXUYEN
     
     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TĨNH CAO CN2TN-B

  •  
    Tinh Cao
     
    Sat, Jan 16 at 7:35 AM
     
     

    Chúa Nhật 2TN-B

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: 1 Sm 3, 3b-10. 19

    "Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".

    Trích sách Samuel quyển thứ nhất.

    Ngày ấy, Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Chúa đã gọi Samuel; cậu trả lời: "Này con đây", rồi chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli trả lời: "Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi". Samuel đi ngủ lại. Nhưng Chúa gọi Samuel lần nữa, và Samuel chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli trả lời: "Này con, Ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi". Samuel chưa nhận ra Chúa, và lời Chúa chưa được mạc khải cho cậu. Chúa lại gọi Samuel lần thứ ba. Cậu chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli biết Chúa đã gọi Samuel, nên nói với Samuel: "Hãy đi ngủ, và nếu Người còn gọi con, thì con nói rằng: 'Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe'". Samuel trở về chỗ mình và ngủ lại. Chúa đến gần và gọi Samuel như những lần trước: "Samuel, Samuel!" Và Samuel thưa: "Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".

    Phần Samuel ngày càng lớn lên. Chúa hằng ở cùng cậu, và cậu không để rơi mất lời nào của Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 39, 2 và 4ab. 7-8a. 8b-9. 10

    Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).

    Xướng: 1) Con đã cậy trông, con đã cậy trông ở Chúa, Ngài đã nghiêng mình về bên con, Ngài đã đặt trong miệng con một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta. - Ðáp.

    2) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến". - Ðáp.

    3) Như trong quyển vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng con. - Ðáp.

    4) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong Ðại Hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 1 Cr 6, 13c-15a, 17-20

    "Thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

    Anh em thân mến, thân xác không phải vì dâm dật, mà vì Chúa, và Chúa vì thân xác. Thiên Chúa đã cho Chúa sống lại, cũng sẽ dùng quyền năng Người cho ta sống lại.

    Anh em không biết thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô sao? Nhưng ai kết hợp với Chúa thì nên một thần trí. Vậy hãy xa lánh dâm dật. Mọi tội lỗi người ta phạm đều ngoài thân xác, nhưng kẻ tà dâm thì phạm tội trong thân xác mình. Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Ðấng ngự trong anh em mà anh em đã nhận lãnh nơi Thiên Chúa, vì anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao? Vì anh em đã được mua chuộc bằng một giá rất lớn. Vậy anh em hãy tôn vinh Chúa trong thân xác anh em.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Mt 11, 23

    Alleluia, alleluia! - Lạy Cha là Chúa trời đất, Chúa đáng chúc tụng, vì đã mạc khải cho các trẻ nhỏ biết những mầu nhiệm nước trời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 1, 35-42

    "Họ xem chỗ Người ở, và ở lại với Người".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: "Ðây là Chiên Thiên Chúa". Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo Mình, thì nói với họ: "Các ngươi tìm gì?" Họ thưa với Người: "Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Người đáp: "Hãy đến mà xem". Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.

    Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Messia, nghĩa là Ðấng Kitô". Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: "Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Ðá".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Image result for john 1, 35-42

     

     

    BẠN VÀ TÔI CÙNG THAM DỰ TIỆC Lời Chúa

     

     

    Bao giờ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên, dù là Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A, B hay C, cũng đều theo Phúc Âm của Thánh Ký Gioan, như một chuyển tiếp giữa biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa đến việc Người chính thức công khai tỏ mình ra. Và ý nghĩa chuyển tiếp này về Chúa Giêsu Kitô, qua 3 bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan được Giáo Hội cố ý chọn đọc, lại liên quan đến vai trò môi giới của hai nhân vật bất khả thiếu: trước hết là vai trò môi giới của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả - giữa Chúa Giêsu với chung dân chúng (Phúc Âm Năm A) cũng như với riêng môn đệ của ngài (Phúc Âm Năm B), và sau nữa là vai trò môi giới của Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, giữa Chúa Giêsu với các tập sinh môn đệ của Người (Phúc Âm Năm C).

     

    Thật vậy, theo Thánh Ký Gioan, thì sau biến cố chịu phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở Sông Dược Đăng (Jordan), Chúa Giêsu không vào hoang địa chay tịnh 40 ngày và chịu ma quỉ cám dỗ ngay, mà còn ở đâu đó gần chỗ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả thi hành thừa tác vụ của ngài. Cũng theo Thánh ký Gioan, không phải Tiền Hô Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Chúa Giêsu rồi, (như được 3 Thánh ký của Phúc Âm Nhất Lãm thuật lại), là hoàn tất sứ vụ của ngài. Trái lại, vị tiền hô này, theo Thánh ký Gioan, (người viết Phúc Âm không thuật lại biến cố phép rửa như 3 vị viết Phúc Âm Nhất Lãm), vẫn còn tiếp tục sứ vụ làm chứng cho Đấng đến sau ngài nhưng cao trọng hơn ngài mà lại được ngài làm phép rửa cho (xem Gioan 1:33).

     

    Những chứng từ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, cho dù chỉ là "những chứng từ của loài người" (Gioan 5:34), cũng vẫn bất khả thiếu trước mắt trần gian như là một thủ tục giới thiệu về "Đấng đến sau" cho những ai quen biết và là thành phần sẽ được chính "Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần" (Gioan 1:33) ấy tỏ mình ra cho, trong đó có chung dân Do Thái và riêng các môn đệ của vị tiền hô này. Nếu trong bài Phúc Âm Năm A cho Chúa Nhật 2 Năm A cho thấy vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu với chung dân chúng về "Đấng đến sau" cũng là "Đấng đang tiến về phía ngài" bấy giờ (Gioan 1:29) rằng Người là "Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian" (Gioan 1:29), thì trong bài Phúc Âm Năm B hôm nay, ngài giới thiệu với "hai trong số các môn đệ của ngài" về "Đấng đến sau" cũng là vị bấy giờ đang "đi ngang qua" (Gioan 1:36) chỗ của ngài, (chứ không "tiến đến về phía ngài" như hôm trước), rằng Người là "Chiên Thiên Chúa" (Gioan 1:36).

     

    Sau biến cố chịu phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, trong cả hai ngày liền, Chúa Giêsu chưa rời bỏ nơi thi hành thừa tác vụ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, "ngày hôm sau... Chúa Giêsu tiến về phía ngài", và "ngày kế tiếp... Chúa Giêsu đi ngang qua", và cũng trong cả hai ngày liền này, theo Thánh ký Gioan thuật lại, Chúa Giêsu đều không nói năng gì với vị tiền hô của Người. Thậm chí cả trước khi lãnh nhận Phép Rửa, Người cũng không tự động mở miệng ta nói năng bất cứ một sự gì với ai, kể cả với vị tiền hô của Người, bởi chưa tới giờ của Người, chưa tới lúc Người chính thức tỏ mình ra, thi hành thừa tác vị Thiên Sai Cứu Thế của Người, cho tới khi Người không thể nào không lên tiếng, hoàn toàn bất đắc dĩ, để trấn an vị tiền hô của Người (x. Mt. 3:15), nhờ đó Người đã giúp cho vị này có thể an tâm chu toàn sứ vụ tiền hô của vị đến trước ấy đối với Người là Đấng đến sau ngài nhưng cao trọng hơn ngài như chính ngài đã chân nhận.

     

    Tuy nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét hoàn toàn xa lạ với toàn dân Do Thái này không nói năng gì, nhưng Người đã được một nhân vật thế giá khác, phải nói là thế giá nhất, trong chung dân chúng cũng như với riêng thành phần lãnh đạo của dân Do Thái (xem Gioan 1:19-28) lên tiếng thay, đó là Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, với vai trò trung gian giới thiệu "Đấng đến sau". Và bài Phúc Âm hôm nay đã cho thấy tác dụng của lời ngài giới thiệu, đó là: "Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu". Hai vị môn đệ này "đi theo Chúa Giêsu" khi "nghe ông nói" về Người ngay bấy giờ "Ðây là Chiên Thiên Chúa", phải chăng các vị bị thúc đẩy bởi động lực muốn biết "tất cả sự thật" (Gioan 16:13) về "Đấng đến sau" sư phụ của các vị, nhưng lại cao trọng hơn sư phụ của các vị, ở chỗ Người là "Chiên Thiên Chúa", đúng như lời tiên báo xưa (xem Isaia 53:7-8).

     

    Chính thái độ đầy hiếu kỳ lại có vẻ hết sức rụt rè của hai vị trước một nhân vật hoàn toàn xa lạ với các vị, dù được sư phụ của các vị chứng nhận và giới thiệu, cho thấy Chúa Giêsu Kitô thật sự cần phải được Tiền Hô Gioan Tẩy Giả làm trung gian giới thiệu, như Bài Phúc Âm Năm A và B cho Chúa Nhật II Thường Niên Hậu Giáng Sinh cho thấy, cũng như được Mẹ Maria trung gian giới thiệu ở tiệc cưới Cana trong thành phần thân bằng quyến thuộc của Mẹ, như Bài Phúc Âm Năm C Tuần II Thường Niên Hậu Giáng Sinh chứng thực (xem Gioan 2:1-12). Chính vì thế, để phấn khích những ai muốn tìm hiểu về mình, như 2 môn đệ này, Chúa Giêsu đã tự mở lời trước: "Các ngươi đang tìm kiếm gì đấy?". Như thế, trước khi Chúa Giêsu chính thức tỏ mình ra qua Phép Rửa, nhân vật đầu tiên được nghe lời Người nói là vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, và sau khi Người lãnh nhận Phép Rửa là hai môn đệ của vị tiền hô này.

     

    Được phấn khích bởi lời của nhân vật cao trọng hơn thày mình như thế, hai môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ấy bấy giờ mới dàm bảy tỏ tâm tư của mình, ở chỗ: "Họ thưa với Người: 'Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?'". Ý nghĩa sâu xa của vấn nạn được hai vị đặt ra hỏi Người bấy giờ, theo chiều hướng Do Thái giáo, tức "Thưa Thày, Thày là ai vậy?" Bởi vì, một khi biết được "Thày ở đâu?" là biết được nguồn gốc từ đâu đến của Người, từ đó họ mới có thể nhận ra Người và làm chứng về Người, như một trong hai người môn đệ này là Anrê đã tuyên xưng và làm chứng với người anh Simon của mình sau đó, khi chàng tỏ ra hết sức hào hứng rủ anh mình đến với Người cho bằng được: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Messia".

     

    Câu Chúa Giêsu trả lời cho vấn nạn "Thày ở đâu?" được 2 người môn đệ của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đặt ra liên quan đến nơi chốn về không gian của Người này, đã được Người đáp ứng theo tầm mức và chiều hướng thích hợp của câu vấn nạn, cũng có tính cách về không gian: "Hãy đến mà xem". Được mời gọi một cách hoàn toàn khách quan, chứ không bị áp đặt, theo đúng ước vọng của mình như thế: "Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười", tức khoảng 4-5 giờ chiều. Nếu hai vị "đã ở lại với Người ngày hôm ấy", thì tất nhiên hai vị đã không ở qua đêm, nghĩa là chỉ khoảng mấy tiếng đồng hồ. Trong thời gian "ở lại với Người ngày hôm ấy", chắc các vị đã cẩn thận quan sát từng hành vi cử chỉ của Người. Không biết các vị có hỏi thêm Người điều gì hay chăng. Có thể chính Người âm thầm sửa soạn một bữa ăn và đã đích thân tiếp họ bữa tối hôm đó trước khi họ về, như Người đã làm bữa tiếp 7 môn đệ của Người ở bở biển hồ Tibêria sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết và hiện ra với các vị lần thứ ba (xem Gioan 21:12-13).

     

    Chúng ta không biết người môn đệ thứ hai cùng chàng Anrê đến với Chúa Giêsu chiều hôm ấy là ai, nhưng, căn cứ vào một số chi tiết được Thánh ký Gioan trình thuật lại ngay sau đó thì có thể người môn đệ kia là chàng Philiphê, "ở Betsaiđa, cùng quê với Anrê và Phêrô" (Gioan 1:44), và hành động rủ rê bạn bè đến với Chúa Giêsu cũng chứng tỏ chàng đã gặp Chúa Giêsu, nên lời của chàng thanh niên này rủ rê bạn của mình là Nathanael đến với Chúa Giêsu cũng chất chứa một nội dung giống như chàng Anrê như chi tiết hơn: "Chúng tôi đã gặp Đấng được Mose nói đến trong lề luật, cả các vị tiên tri cũng nói nữa, đó là Giêsu, con ông Giuse, ở Nazarét".

     

    Cả hai chàng thanh niên môn đệ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ấy, sau khi ở với Chúa Giêsu, đều tự mình cảm nhận được Người từ đâu tới, để rồi nhờ cảm nghiệm thần linh này thúc đẩy đã trở về làm chứng cho Người và kéo thêm bạn bè đến với Người như mình. Thái độ cởi mở lắng nghe của các vị đã phản ảnh thái độ của thiếu nhi Samuel trong Bài Đọc I hôm nay, một thiếu nhi có tâm hồn cởi mở lắng nghe "này con đây". Chúng ta hãy lưu ý một chi tiết rất quan trọng ở đây, đó là vị trí "Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa". Nghĩa là thiếu nhi Samuel ở gần Thiên Chúa, ở nơi Thiên Chúa hiện diện, nơi Ngài tỏ mình ra, thế nhưng nếu Samuel không biết cởi mở lắng nghe thì cũng chẳng thể nào nhận ra tiếng của Ngài mà đáp ứng một cách mau mắn và hết lòng: "Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".

     

    Hai môn đệ của vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả nếu không có tâm hồn cởi mở và lắng nghe, thì trước hết họ đã chẳng lưu ý gì đến lời của vị sư phụ giới thiệu về "Con Chiên Thiên Chúa" cho họ, mà vì thế họ cũng chẳng lẽo đẽo theo sau nhân vật được gọi là "Con Chiên Thiên Chúa" này, để "ở với Người" làm chi cho mất công, mất giờ, và nếu không nhận biết Người thì họ cũng chẳng thể nào làm chứng về Người sau khi đã cảm nhận được Người, thậm chí còn rủ thêm thân nhân bạn hữu đến với Người nữa, như bài Phúc Âm hôm nay trình thuật.

     

    Trong số 3 tác động của 2 người môn đệ đó là: "Họ đã đến (1) và xem chỗ Người ở (2), và ở lại với Người (3) ngày hôm ấy", thì 2 tác động đầu là 2 tác động cần thiết bất khả thiếu, nhưng tác động thứ ba mới là tác động quan trọng nhất và đỉnh điểm nhất. Nếu thiếu tác động "ở lại với Người", mà chỉ "đến mà xem" thôi, thì chắc chắn hai người môn đệ này không thể nào nắm bắt được tất cả sự thật về "Con Chiên Thiên Chúa", và như thế họ cũng không thể nào nhận ra Người để làm chứng về Người, vì họ chưa đủ thời lượng hấp thụ Người, hay ngược lại, chưa được Người truyền đạt cho họ bản thân Người, Thánh Linh của Người, nên họ không có đủ hay chưa đủ hấp lực trong việc lôi kéo thêm người khác đến cùng Người.

     

    Trong đời sống Kitô hữu cũng thế, chúng ta đều biết nơi Chúa ở là Lời Chúa, là Thánh Thể, là tha nhân, là Thánh Sủng nơi chính bản thân mình. Thế nhưng, nếu chúng ta không "ở với Người" bằng việc trân trọng suy nghiệm Lời Chúa, bằng việc viếng Thánh Thể, chầu Thánh Thể, rước Thánh Thể (thực sự và thiêng liêng), bằng việc cảm thông và càm thương tha nhân, bằng tâm hồn bình an tự tại siêu thoát, chúng ta thật sự sẽ chẳng bao giờ có thể biết Người là ai, biết một cách thật sự, biết một cách linh thánh, đúng như Người mạc khải trong Phúc Âm, và do đó chúng ta cũng chẳng thế nào làm chứng về Người, trái lại, có những lúc chúng ta còn tác hành phản chứng về Người theo chiều hướng phản kitô của chúng ta nữa....

     

    Vấn đề sống đức tin không dừng lại ở chỗ hai môn đệ "ở với Người hôm ấy" 3 tiếng (cứ cho là 3 tiếng như thế đi, từ 4-5 giờ chiều tới 7-8 giờ tối) cũng không đủ, dù đã nhận biết Người, vì sau đó, khi đã chính thức trở thành môn đệ của Người rồi, thậm chí đã được chọn làm thành phần tông độ trong 12 vị, các môn đệ này vẫn chối bỏ Người, nhất là trong cuộc khổ nạn và tử giá của Người "ở với Người" ba năm chăng nữa. Sự kiện các tông đồ nói chung và hai vị môn đệ này nói riêng đã tỏ ra chối bỏ Người cho thấy các vị "ở với Người" 3 năm vẫn chưa đủ, mà phải "ở với Người" cho đến khi Người không ở với họ nữa, nghĩa là cho đến "khi chàng rể bị mang đi họ mới cần phải chay tịnh", như Chúa Giêsu báo trước cho các vị trong Bài Phúc Âm Thứ Hai Tuần II ngày mai, nghĩa là các vị phải "ở với Người" cho tới khi "Thày sẽ trở lại với chúng con... để Thày ở đâu các con cũng được ở đó với Thày" (Gioan 14:3).

     

    Tuy nhiên, cái cảm nhận thần linh ban đầu trực giác theo chủ quan nhưng bất khả thiếu dù này của hai môn đệ trong Bài Phúc Âm hôm nay, trước hết và trên hết, xuất phát từ thể lý, từ thân xác của họ, tức là từ con mắt và lỗ tai của họ: con mắt họ đã chứng kiến thấy hành vi cử chỉ của "Con Chiên Thiên Chúa" và lỗ tai của họ đã lắng nghe tất cả mọi lời và mỗi lời của "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14). Đó là lý do Thánh ký Gioan ở ngay đầu Thư Thứ Nhất (trong 3 thư) của ngài đã khẳng định: "Ðiều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Ðức Giêsu Kitô, Con của Người" (1:3).

     

    Chính vì thân xác của con người nói chung và của Kitô hữu nói riêng là phương tiện để cảm nhận thần linh rất quan trọng và khẩn thiết bất khả thiếu như thế mà trong Thư Thứ Nhất gửi giáo đoàn Corintô ở Bài Đọc II hôm nay, Thánh Phaolô đã khuyên Kitô hữu của giáo đoàn này nói riêng, và Kitô hữu mọi đời nói chung, hãy nhận thức rằng "thân xác anh em là chi thể của Chúa Kitô sao? Nhưng ai kết hợp với Chúa thì nên một thần trí.... Anh em không biết thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần, Ðấng ngự trong anh em mà anh em đã nhận lãnh nơi Thiên Chúa, vì anh em không còn thuộc về chính mình nữa sao?"

     

    Đúng thế, nếu chung nhân tính của Chúa Kitô và riêng thân xác của Người "đầy ân sủng và chân lý", thì nhân tính của Người và Thánh Thể của Người là dấu chỉ thần linh để chính bản thân Người hay Thần Tính của Người tỏ mình ("chân lý") và là Bí Tích để Người thông ban ("ân sủng") từ Người, nơi Người và của Người, cho những ai đến với Người bằng một tâm hồn khát khao và cởi mở, thành phần nhờ sống trong một thân xác như là chi thể của Chúa Kitô, là đền thờ Thánh Thần, như thiếu nhi "Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa", mà nghe thấy tiếng Chúa gọi hầu đáp ứng một cách tương xứng, hay như 2 môn đệ của Thánh Gioan Tiền Hô trong bài Phúc Âm hôm nay, cũng đến gần với Chúa Kitô là "Người Con đầy ân sủng và chân lý", nhờ đó họ đã nhận ra Người, và làm theo ý của Người theo tâm tình "Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa" của Bài Đáp Ca hôm nay: 

     

    1) Con đã cậy trông, con đã cậy trông ở Chúa, Ngài đã nghiêng mình về bên con, Ngài đã đặt trong miệng con một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta.

    2) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến".

    3) Như trong quyển vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng con.

    4) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong Ðại Hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.  

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MTN.CNII-B.mp3  

    https://youtu.be/5Y87hHibjTw  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHo34gnU_DDYZBFky0L52WNm%3D1-4KuJtR4jqfb4y3RG8rA%40mail.gmail.com.
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN 2ND SUNDAY -B

 

  •  
    Mo Nguyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Fri, Jan 15 at 4:29 AM
     
     

    SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

    17th JANUARY 2021

     

    picture.jpg

                INTRODUCING OTHERS TO JESUS 

     

                INTRODUCING OTHERS TO JESUS: 2ND SUNDAY B

                          (John 1:35-42)

     

     

    Jesus asks his followers today: ‘What are you looking for?’

    What do you think he is calling you to be, and to do?

     

    The time is the 11th century before Christ. The place is the shrine in the small town of Shiloh in ancient Israel. It houses the ark of God containing the Ten Commandments. The high priest is Eli, now very old and almost totally blind. A little boy called Samuel is asleep in the shrine. His mother has waited and prayed so long for his arrival, that in gratitude she has given him to the service of the shrine. The child helps with the religious services and looks after Eli, his patron and protector.

     

    Three times in one night the boy hears a voice calling his name: ‘Samuel, Samuel.’ Three times he thinks it’s the old priest calling out to him.  Each time the high priest tells him that he did not call him, and sends him back to bed. But on the third occasion Eli instructs the child: ‘if someone calls [you] say, “Speak Lord, your servant is listening”.’ This is exactly what Samuel says the fourth time God calls his name.

     

    What faith-filled words they are! In one short sentence they recognise God as the Lord and Master of Samuel’s life, that God is calling him both to be something and to do something. So, in a word, it’s about vocation, a call to do something special for God, or what Mother Teresa of Calcutta has called ‘something beautiful for God’.

     

    Eli’s place in the scheme of things is to introduce others to the Lord and to their new vocation and role. Samuel will grow up to be the last of the great judges in Israel and the first of the king-makers.

     

    In today’s gospel we see John the Baptist introducing two of his own disciples to Jesus. In doing this, he introduces them to their new future. That future is being with Jesus as his companions and co-workers, and going with him wherever he goes. So John the Baptist has pointed away from himself to Jesus and is running the first introduction agency for those on the lookout for the Messiah.

     

    One of the two disciples is Andrew. He leaves his leader, John the Baptist, to walk with Jesus, his new leader. But to make this new start he needs the Baptist to point him in the right direction. And what the Baptist does for Andrew, Andrew in turn does for his brother, Simon. He shares his experience with Simon, convinces him that he has just met the Messiah, and introduces Simon to Jesus.

     

    None of us goes on our own to Our Lord. Access to him is always through other people. When we reflect on the beginnings of our own faith in Jesus the Christ, and of our own particular personal relationship with him, we remember the people who introduced us to him. Most of us can think of a particular person, e.g., our mother or father, who enabled us to begin our journey of faith. As a group of Christians we all come to him by way of generations of Christians who have shared their experiences of Jesus. In their turn they were introduced to him by others. As a popular song puts it: ‘We are standing on the shoulders of the ones who came before us. They are saints and they are humans, they are angels, they are friends.’ The story of Christianity, in fact, is a story of a great chain of witnesses linked back to the beginning, to Jesus himself.

     

    Of course we have to play our part in introducing others to Jesus. If we believe that Jesus is worth knowing, we will bring others into his presence by our quiet personal witness. In that way the Christian faith will keep growing. Because somewhere, someone like the apostle Andrew, someone like you, will be bringing another person to meet Jesus of Nazareth, the Saviour of the World, and enjoy a lifelong friendship with him.

     

    What an appealing and heart-warming responsibility and opportunity!

     Fr Brian Gleeson

     Jesus Calls the Disciples:

    https://www.youtube.com/watch?v=gjk3GdmByXU

     

    sing.jpg

    Chúa Giêsu gọi Phêrô và các môn đệ đầu tiên đi theo Ngài:

    https://www.youtube.com/watch?v=MyT0rdOAwZg

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN1TN-B

  •  
    nguyenthi leyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Sat, Jan 16 at 12:18 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    16.01.21 THỨ BẢY TUẦN 1 TN

    Mc 2,13-17
     

    GẦN MỰC THÌ ĐEN?

    Người tội lỗi cần gặp Chúa

     

    Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Chúa Giê-su ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế thì nói với các môn đệ Người: “Sao! ông này ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi!” (Mc 2,13-17)

     

    Suy niệm/SỐNG: Cha ông chúng ta đã chẳng nói rằng “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đó sao? Thái độ của các kinh sư thật đúng với phương châm phải cách ly với người tội lỗi để khỏi ô uế vì lây nhiễm tội lỗi của họ

     

    Điều này đã được chứng nghiệm không ít lần trong thực tế. Thế nhưng, giả sử ta đặt “mực đen” ở gần “đèn sáng” thì điều gì sẽ xảy ra? Đó chính là tình huống mà Chúa Giê-su đã chọn lựa khi Người “ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế”: “Đấng Thánh của Thiên Chúa” đồng bàn với những người phàm tục, tội lỗi. Thậm chí Người còn nhận lấy tội lỗi của họ như thể đó chính là tội của Người

     

    . Nhưng không vì thế mà Người bị lây nhiễm tội lỗi; trái lại, nhờ Người là ánh sáng, Người làm cho “mực đen” nhiễm ánh sáng và cuối cùng trở thành ánh sáng.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nối tiếp sứ mạng của Đức Ki-tô Cứu Thế, người Ki-tô hữu sống giữa thế gian như bông sen “gần bùn chẳng những không hôi tanh mùi bùn”

    Mà còn phải toả ngát hương thơm nhân đức để cho bùn lầy cũng phải thơm lừng hương sen. Muốn thế, bạn phải trở thành “chén thánh chứa đầy Đức Ki-tô” trước đã.

     

    Bạn hãy diễn dịch những hình ảnh hoa mỹ trên đây thành hành động cụ thể làm chứng nhân cho ánh sáng..

     

    Sống Lời Chúa: Lần hạt “Năm Sự Sáng” để suy niệm về sứ mạng cứu thế của Đức Ki-tô.

    Cầu nguyện: NHỜ ƠN Chúa , CON luôn thức tỉnh trong con ý thức làm chứng nhân cho Chúa qua việc bổn phận của con.

     GPLONGXUYEN
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - GIA VỊ CHO BÀI GIÁNG CN2TN-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Jan 14 at 11:41 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Gia Vị Cho Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 2 Thường Niên, Năm B

    1. MỘT CON CHIÊN TRÊN NÓC THÁP

    Ở thành phố Werden, nước Đức, có một nhà thờ Công giáo trên tháp đặt một con chiên (cừu) được tạc bằng đá. Người ta kể rằng khi nhà thờ đang được xây dựng, một người thợ khắc đá đã rơi xuống từ một giàn giáo cao. Đồng nghiệp của anh vội vã chạy xuống, nghĩ rằng anh đã chết. Nhưng trước sự ngạc nhiên và vui mừng của mọi người, anh vẫn sống và chỉ bị thương nhẹ. Làm thế nào anh ta có thể sống sót?- Thưa, vào chính lúc anh bị rơi thì có một đàn chiên đi qua bên dưới tháp, và người thợ đã rơi xuống ngay đầu một con chiên con. Con chiên khuỵu ngã và bị đè chết, nhưng người đàn ông đã được cứu sống. Để tưởng nhớ sự thoát chết kỳ diệu đó, người ta đã tạc một con chiên con bằng đá và đặt nó trên tháp, để tri ân chú cừu non đã cứu mạng người.

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, Gioan giới thiệu Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”. Hôm nay, chúng ta tưởng niệm một Con Chiên khác, Đấng đã chết để cứu không chỉ một người, mà tất cả nhân loại.

    2. ĐƯỢC GỌI TÊN

    Chúng ta có thể biết câu chuyện về Helen thành Troy. Theo truyền thuyết, nữ hoàng xinh đẹp này đã bị bắt, bị đem đi, rồi lưu lạc và phải chịu chứng mất trí nhớ. Rồi bà trở thành gái mại dâm trên đường phố. Bà không còn nhớ tên mình hay thực tế là bà đã xuất thân từ hoàng tộc. Nhưng ở quê hương bà, bạn bè vẫn không ngừng mong ngóng bà trở về. Một người bạn cũ tin rằng bà còn sống và đi tìm bà. Ông ấy không bao giờ mất niềm tin. Một ngày nọ, khi đang lang thang trên phố, ông đến một bờ sông và nhìn thấy một người phụ nữ khốn khổ trong bộ quần áo rách rưới với những đường hằn sâu trên khuôn mặt. Có điều gì đó ở bà ấy có vẻ quen thuộc, vì vậy ông bước đến gần bà và nói: “Thưa bà, bà tên gì?” Bà đã trả lời cho ông một cái tên vô nghĩa. Ông ta tiếp tục đeo đuổi: “Tôi có thể nhìn bàn tay của bà, được không? Bà ấy đưa hai tay ra trước mặt, và người đàn ông há hốc miệng vì kinh ngạc: “Em là Helen! Bạn là Helen! Bạn có nhớ không?” Bà ngước nhìn ông rất đỗi ngạc nhiên. Ông ta lại hét lên: “Helen!” Sau đó, sương mù quá khứ tan biến. Đèn trí nhớ bật sáng! Bà dần nhận ra bản thân thất lạc của mình; bà vòng tay ôm bạn mình và khóc. Bà vứt bỏ quần áo rách nát và một lần nữa trở thành nữ hoàng như bà đã được sinh ra.

    ¯Thiên Chúa tìm chúng ta một cách tương tự. Ngài gọi chúng ta bằng tên riêng. Ngài dùng mọi cách có thể để tìm chúng ta và cố gắng nói với chúng ta về giá trị của chúng ta đối với Ngài. (Brian Cavanaugh trong The Sower’s Seeds; do Cha Botelho trích dẫn).

    3. “EUREKA, EUREKA!”

    Theo truyền thuyết, Hieros II (vua của Thành quốc Hy Lạp Syracuse trên đảo Sicily) đã yêu cầu Archimedes (một nhà toán học, vật lý, kỹ sư, nhà phát minh và nhà thiên văn học người Hy Lạp, (287-212 TCN) tìm ra phương pháp để xác định đâu là chiếc vương miện làm bằng vàng nguyên chất, hoặc bằng vàng pha bạc. Một ngày nọ, khi Archimedes bước vào bồn tắm và nhận thấy nước dâng lên khi ông ngồi xuống. Ông khỏa thân vội chạy ra khỏi nhà và hét lên: “Eureka! Eureka!” (“Tôi đã tìm thấy nó!”) Phương pháp để xác định vương miện có phải là vàng nguyên chất hay không, được Archimedes phát hiện trong bồn tắm của mình, là so sánh trọng lượng với thể tích của nó. Nếu một người có một kilôgram vàng và một kilôgram bạc, và nhấn chìm nó trong nước, bạc sẽ làm cho nước dâng cao hơn vàng, bởi vì nó có tỷ trọng nhỏ hơn vàng, và do đó, có thể tích lớn hơn; nó chiếm nhiều không gian hơn bằng cách dâng nhiều nước hơn. Archimedes so sánh thể tích nước bị chiếm chỗ của chiếc vương miện khả nghi, với chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất. Và ông đã nhận ra sự thật. Có vẻ Archimedes bất ngờ “tìm thấy” định luật vậy lí này, tuy nhiên chắc hẳn ông đã phải dành nhiều thời gian để suy nghĩ, tìm hiểu, và đối chiếu…

    Tin Mừng hôm nay trình bày biến cố Gioan nhận biết Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”, và cách thế Anrê, Simon và Nathanael khám phá ra Người là “Đấng Messia” một cách khá bất ngờ. Chúa Giêsu là “Eureka” của họ.

    4. TU VIỆN KHÔNG NGỦ

    Các thánh là những người đã khám phá ra giá trị đích thực của mối tương giao cá nhân, thân mật với Chúa và không muốn bỏ mất nó với bất cứ giá nào. Thánh Marcellô Đấng Công Chính là một ví dụ điển hình. Ngài xuất thân từ một gia đình đạo hạnh ở Syria và sống vào những năm 400. Ngài được giáo dục tốt, và bước vào tuổi trưởng thành với một tương lai tươi sáng. Sau đó, cha mẹ ngài qua đời và ngài được thừa hưởng một tài sản đáng kể của họ. Bây giờ ngài phải quyết định xem sẽ làm gì với khối tài sản này. Hầu hết người bình thường chắc sẽ chỉ nghĩ đơn giản là tận hưởng. Nhưng Marcellô là một người luôn suy tư, và ngài đã cảm nghiệm điều gì đó không hài lòng về một đời sống chỉ hướng đến công việc và những thú vui trần gian. Ngài nghĩ: “Nếu mọi thứ trên thế giới này sẽ qua đi, và bản thân tôi cũng vậy, thì đâu là điểm tới?” Khi ngài cầu nguyện và tìm hiểu Đức tin để vượt qua tình trạng băn khoăn này, thì một hình ảnh sống động sau đây đã đến với ngài: Những đứa trẻ nhỏ tìm thấy hạnh phúc ngay từ các đồ chơi của chúng, còn người lớn thì lại coi đó là sự nhạt nhẽo vô bổ. Thay vào đó, họ bươn bải tìm tiền bạc, thành công và lạc thú. Nhưng Marcellô suy nghĩ, những thứ như vậy sẽ như thế nào theo cái nhìn của Chúa, nếu đó không phải là chuyện ngu ngốc tầm thường? Và để theo đuổi những giá trị lâu dài, ngài chuyển đến Ephêsô (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và đặt mình dưới sự linh hướng của những vị tu sĩ già dặn kinh nghiệm và quyết chí tu tập. Ngài bắt đầu nổi tiếng về nhân đức, về sự thánh thiện và thông thái, và cuối cùng trở thành viện trưởng đáng kính của một tu viện rộng lớn gần Constantinople. Ngài trở thành cố vấn rất uy tín cho các hoàng đế, giám mục và các công đồng. Trong tu viện của ngài, các tu sĩ được chia thành nhiều ca đoàn nhỏ khác nhau, để vào mỗi giờ cả ngày lẫn đêm, ít nhất một ca đoàn có thể hát ngợi khen Chúa. Vì lý do này, tu viện được gọi là “Akimetes”, có nghĩa là “không ngủ”.

    Đây là một mẫu gương sống động về một nỗ lực đi tìm Chúa. Nếu người ta cứ kiên trì và nỗ lực tìm Chúa thì cuối cùng Ngài sẽ cho họ gặp được Ngài. (E-Priest, cha Tony).

    5. CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

    “Cuốn theo chiều gió” là một bộ phim nổi tiếng, được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên, tác giả là Margaret Mitchell, xuất bản năm 1936. Cuốn phim rất thành công, nó dẫn đầu danh sách 100 bộ phim thành công nhất mọi thời đại về doanh thu tại Hoa Kỳ. Nhưng không ai biết rằng đạo diễn David O. Selznick phải vô cùng vất vả để tìm một nữ diễn viên đóng vai Scarlett O’Hara, nhân vật chính của phim. David Selznick đã cân nhắc ba bốn chục nữ diễn viên khác nhau cho vai người phụ nữ miền Nam này. Cuối cùng, ông đã đưa ra một lựa chọn đáng ngạc nhiên: không phải một cô gái sinh ra ở miền Nam hay thậm chí ở Mỹ, mà sinh ra ở Ấn Độ với cha mẹ là người Anh. Tên cô ấy là Vivien Leigh. Hầu như tất cả mọi người đều đồng ý rằng cô đã đóng một Scarlett O’Hara tuyệt vời, xuất sắc, đã để lại trong lòng khán giả những cảm xúc khó quên. David Selznick đã rất cẩn thận trong việc chọn đúng người cho vai diễn nổi tiếng đó.

    Chủ đề Lời Chúa hôm nay là ơn gọi người môn đệ. Chúa đã chọn mỗi người chúng ta vào một vai trò nhất định trong kế hoạch cứu độ của Ngài. Xin cho chúng ta hết lòng sống trọn ơn gọi đó.

    6. NGƯỜI PHẢI LỚN LÊN

    Trong Nhà thờ Thánh Phaolô ở Luân Đôn có một phòng trưng bày hình tròn, nơi bất kỳ âm thanh nào đều dội lại từ những bức tường đá nhẵn bóng. Nếu bạn áp tai vào tường, bạn có thể nghe thấy những gì thậm chí thì thầm ở phía bên kia bức tường, cách xa nhiều mét. Nhiều năm trước, một người thợ đóng giày nghèo đã thủ thỉ với người yêu rằng anh ta không thể lấy cô ấy vì anh ta không đủ tiền mua bất kỳ nguyên liệu thô nào cho công việc của mình, và việc kinh doanh của anh ta đang trên đà tàn lụi. Cô gái tội nghiệp khóc thút thít khi nghe tin buồn. Một quý ông ở phía bên kia phòng trưng bày cách đó hơn sáu mươi mét đã nghe được câu chuyện và lời cầu nguyện thì thầm của người thợ đóng giày. Ông thấy cảm thương và quyết định làm điều gì đó để giúp đỡ. Người đàn ông đi theo người thợ giày ra khỏi nhà thờ và sau khi tìm thấy nơi anh ta sống; ông đã gửi một số da thuộc đến cửa hàng của anh ta. Người thanh niên rất đỗi vui mừng; anh đã tận lực sử dụng sự giúp đỡ này. Chẳng bao lâu công việc kinh doanh của anh trở nên phát đạt. Tiếp theo anh đã có thể kết hôn được với cô gái của lòng mình. Mãi đến vài năm sau, anh mới biết tên của người bạn không quen biết, đó là Thủ tướng William Gladstone của Vương quốc Anh. (Từ Phụng vụ Chúa nhật; trích dẫn của cha Botelho).

    Chúng ta được mời gọi sống mẫu gương của Gioan Tẩy Giả là để cho Chúa lớn lên nơi tha nhân.

    Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

     
     

Subcategories