3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SÔNG LC - THỨ NĂM CN5MC-B

  •  
    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Wed, Mar 24 at 3:41 PM
     
     

    Thứ Năm Tuần V Mùa Chay B - Lễ Truyền Tin - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (1: 26-38)

    Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
    Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà". Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
    Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận".
    Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!"
    Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được".
     Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói". Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

    SỐNG VÀ CHIA SẺ
     

           Tin Mừng hôm nay thuật lại biến cố truyền tin. Qua cuộc đối thoại giữa sứ thần Gáprien và Đức Maria, chúng ta thấy: Đức Maria là Đấng đầy ân sủng bởi vì Mẹ có Thiên Chúa ở cùng. Mà Thiên Chúa ở cùng Mẹ là bởi vì Mẹ đẹp lòng Thiên Chúa. Mẹ đã dám mở lòng mình để cưu mang Thiên Chúa với tất cả con người của mình. Mẹ Maria đã cộng tác vào chương trình của Thiên Chúa một cách tự do và đầy chủ động. Việc Mẹ không hiểu vì Mẹ không biết đến chuyện vợ chồng không những không ngăn cản được Mẹ mà ngược lại làm cho Mẹ chủ động và tự do trong việc cộng tác với Thiên Chúa. Mẹ chủ động xin sứ thần chỉ cho cách để Mẹ có thể công tác vào chương trình của Chúa: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào!”. Và khi được sứ thần cho biết ý định của Thiên Chúa thì Mẹ hoàn toàn vâng theo: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.

          Biến cố truyền tin là một biết cố rất gần gũi với người Kitô hữu. Sự gần gũi này không chỉ vì biến cố này được chúng ta nghe đi nghe lại nhiều lần trong năm, nhưng là vì biến cố này vẫn hằng ngày xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi lần chúng ta đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi hay lắng nghe Lời Chúa, là một lần biến cố
    “truyền tin” xảy đến với chúng ta. Bởi vì khi đó, chúng ta được mời gọi hãy mở lòng ra đón nhận cưu mang Lời Chúa. Thánh Augustinô là một nhà hùng biện thời danh, đồng thời cũng là người sống buông thả trong thú vui nhục dục. Nhưng trong một lần tình cờ, Augustinô nghe được tiếng hát của một bé gái: “cầm lấy và đọc”, ông làm theo và mở Kinh Thánh ra vào đúng đoạn thư của thánh Phaolô gởi tín hữu ở Rôma: “Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13, 13-14). Thế là Augustinô đã mở lòng ra đón nhận và bắt đầu một hành trình nên thánh. Hay như thánh Phanxicô Xaviê là giáo sư môn Triết học ở Paris. Nhưng trên đỉnh cao danh vọng ấy, một lần tiếp cận Tin Mừng, gặp được câu: “Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn liệu ích gì?”, thánh Phanxicô Xaviê đã suy nghĩ lựa chọn định hướng đời mình sao cho có lợi cho đời sống Thiên Chúa. Lời Chúa đã trở thành sức mạnh giúp thánh nhân định hướng hành trình nên thánh của mình.

    Xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn luôn biết mở lòng mình ra trước những biến cố “truyền tin” của đời sống thường ngày, để tình yêu Chúa được tràn ngập trong môi trường chúng ta đang sống.
     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CM5MC-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Mar 24 at 12:16 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    24/03/21 THỨ TƯ TUẦN 5 MC
    Ga 8,31-42

     

    LỜI CHÚA LÀ CHÂN LÝ

    Lời Chúa là Ánh Sáng chỉ đường con đi

    (TV 119, 5)

    Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.” (Ga 8,31-32)

    Suy niệm/SỐNG: Hơn bao giờ hết, thời đại chúng ta đang sống tràn ngập đủ thứ thông tin, thượng vàng hạ cám. Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại con người tiếp cận tin tức dễ dàng và mau lẹ hơn.

    Nhưng đồng thời cũng nổi lên vấn nạn đầy nguy cơ thách thức: đâu là tin thật – giả? Giữa một mớ ‘vàng thau lẫn lộn’ làm sao phân định được đâu là tốt – xấu? Chúa Giê-su đã cho chúng ta một tiêu chuẩn căn bản để có thể xác định điều chúng ta đang tìm hiểu. Chính Lời Thiên Chúa là kim chỉ nam cho đời sống của chúng ta: “Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,5).

    Vâng, chỉ có Lời Chúa mới đáng cho ta lấy làm tiêu chuẩn để tìm được chân lý, cho dù Lời Chúa có khó nghe và không dễ thực hành, nhưng chắc chắn Lời Hằng Sống ấy sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi sự giả dối và tìm được chân lý.

    Mời Bạn chia sẻ: ‘Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng,’ từ bỏ dối trá để sống theo sự thật giống như uống thuốc đắng. Bạn có đủ can đảm để dùng Lời Chúa ‘giã tật’ dối trá không? Nếu làm được như thế, bạn đã để cho Lời Chân lý ở lại trong bạn rồi đó và bạn là người thật sự tự do.

    *Bạn đã làm gì để được sự thật giải phóng mình khỏi điều xấu?

    Sống Lời Chúa: Dành thời gian suy niệm Lời Chúa mỗi ngày để Lời Chúa hướng dẫn bạn luôn sống theo thánh ý Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con thấy Chúa, xin cho con biết con, để con thấy mình tội lỗi với những giả hình và che đạy. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, con cảm nhận luôn được Chúa yêu thương, để thật sự sám hối trở về với Chúa. Amen.

    GPDANANG
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN5MC-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Mar 23 at 1:53 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    23/03/21 THỨ BA TUẦN 5 MC
    Th. Tu-ri-bi-ô Mông-rô-vê-khô, giám mục
    Ga 8,21-30

     

    LỜI CẢNH BÁO TỐI HẬU

    “Nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội mình mà chết.” (Ga 8,24)

    Suy niệm/SỐNG: Khi đưa ra lời cảnh báo nghiêm trọng này “Nếu các ông không tin… các ông sẽ chết trong tội của các ông,” Chúa đâu có muốn ‘‘doạ nạt’’ chúng ta, mà chính vì thời điểm quyết liệt đã tới.

    Đã đến giờ Con Người phải ra đi. Và họ, ‘‘những người Do Thái’’ sẽ tìm Ngài mà không gặp. Có những cơ hội để gặp gỡ và đón nhận Đức Ki-tô là Đấng Cứu Chuộc nhưng những cơ hội đó đến và có thể bị từ chối rồi qua đi và không bao giờ trở lại.

    Và từ chối đón nhận Đấng Hằng Hữu cũng đồng nghĩa với việc chuốc lấy cái chết, ‘cái chết trong tội lỗi’ của chính mình, chết vì đã không tin vào Đấng là Sự Sống.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Mùa Chay là thời điểm thích hợp để từ bỏ ‘cái chết trong tội’ mà quay trở về đón nhận Đức Ki-tô, tuyên xưng lòng tin vào Đấng Hằng Hữu, là hoán cải đời sống, sống như những người con ngoan của Thiên Chúa.

    Hôm nay, nếu các bạn nghe tiếng Người, các bạn đừng cứng lòng, vì đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.

    Sống Lời Chúa: Mùa Chay, chắc hẳn bạn có đi ‘‘xưng tội’’? Nhưng xin bạn đừng xưng tội như người ta đổ một cái thùng rác, để có chỗ trút vào những thứ rác rưởi mới. Trái lại bạn hãy nhận ra đây là thời điểm thuận tiện nhất dành cho bạn để hoán cải sâu xa và bày tỏ lòng tin mạnh mẽ vào Đức Ki-tô, Đấng Hằng Hữu.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, vì tội lỗi con mà Chúa là Đấng Hằng Hữu phải chết. Xin cho con thực lòng ăn năn ghét tội, để con được cùng sống với Chúa muôn đời. Amen.

    GPDANANG
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN LỄ LÁ

  •  
    nguyenthi leyen chuyển
     
    Tue, Mar 23 at 1:54 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    SỰ THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU

    Chúa Nhật Lễ Lá năm B : Mc 11, 1-10

     

     

    Suy niệm/SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

    Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo hội, chúng ta cử hành biến cố Đức Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia, đồng thời với tư thế sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết vì chúng ta.

     

    Theo lời Thiên Chúa hứa, dân Israel từng ngày mong chờ hoàng tử nhà Đavít đến giải thoát họ khỏi ách đô hộ của đế quốc. Khi Chúa tiến vào thành thánh, dân chúng đã nhiệt liệt tung hô: các môn đệ “lấy áo choàng của mình trải lên lưng lừa”, dân chúng thì “chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước kẻ theo sau reo hò vang dậy”. Đối với họ, ngày giải phóng đã đến, vị anh hùng đã xuất hiện.

     

    Thế nhưng Đức Giêsu vào thành không phải với phong thái của vị tướng oai phong hiển hách ngồi trên lưng chiến mã, nhưng lại ngồi trên lưng lừa, là hình ảnh của một vị vua hòa bình, hiền từ và khiêm nhường. Đây là hình ảnh đã được tiên báo bởi ngôn sứ Dacaria: Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa…” (9, 9-10).

     

    Vua Giêsu ngồi trên lưng lừa diễn tả một vị vua hoàn toàn khác, và cũng không mang ý nghĩa giải phóng theo kiểu người Do Thái chờ mong. Ở đây, hình ảnh ‘thủ lãnh cưỡi lừa’ đúng là thích hợp với câu tung hô “Hôsanna!” theo nghĩa ‘hãy cứu chúng tôi!’. ‘Cứu chúng tôi’ không phải bằng quyền lực thống trị như bất kỳ lãnh tụ nào khác, nhưng “cứu chúng tôi cho khỏi mọi sự dữ”, bằng lòng từ bi và thương xót của “Đức Vua đang đến… hiền hậu ngồi trên lưng lừa”. Thật vậy, đối với Chúa Giêsu, mục đích tối hậu của hành trình lên Giêrusalem là “thánh giá”, nghĩa là trao ban chính bản thân mình cho nhân loại, “yêu mến cho đến tận cùng” (Ga 13,1). Cuộc đời tràn ngập đau khổ nên Phật giáo coi “Đời là bể khổ”. Nhiều người đã tìm nhiều cách để tránh khổ và diệt khổ. Nhưng Đức Giêsu không tránh khổ, cũng không diệt khổ. Ngài “vác” lấy đau khổ (thập giá), và Ngài dạy môn đệ mình: “Ai muốn theo Ta, hãy vác thập giá mình mà theo”.

     

    Phụng vụ Lễ Lá được tiếp nối bằng việc công bố bài thương khó, cho ta thấy rõ hơn chân dung của vị vua hòa bình, cũng là người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa, vì Ngài đến thế gian là để thi hành ý muốn của Chúa Cha (x. Dt 10,9), để cứu độ nhân loại. Nhưng rồi Ngài cảm thấy chính Cha dường như cũng vắng bóng: “Lạy Thiên Chúa tôi, tại sao Ngài bỏ tôi?”. Ðức Giêsu không chỉ đã đi đến tột cùng của nỗi cô đơn, mà còn bị hành hình một cách ô nhục, tan nát cả tấm thân: đầu bị quấn mão gai nhọn để làm ông vua hề; khuôn mặt thánh thiện bị tát tai và khạc nhổ; tấm thân ngời sáng bị phơi ra cho những trận roi cầy nát; đôi bàn tay thi ân giáng phúc bị co quắp dưới những mũi đinh đóng chặt; đôi bàn chân đi rao giảng Tin Mừng cũng bị đóng cứng; Đấng trong sạch vô ngần bị lột áo quần phơi mình trần ra nhục nhã. Không còn gì hãi hùng hơn mà một con người có thể chịu. Cuộc thương khó của Chúa vẫn kéo dài đến tận thế vì con người và cho con người.

     

    Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là một bày tỏ về tội lỗi của loài người chúng ta. Mãi mãi Thập giá là biểu trưng của sự độc ác của con người, là đỉnh cao của trí tuệ con người trong việc sáng chế ra những phương thế hành hạ và loại trừ nhau, là bản án của tội lỗi nhân loại trải qua mọi thời đại. Nhưng Thập giá không chỉ là một mạc khải về tội lỗi con người, mà còn là mặt trái của ánh sáng tình yêu: một tình yêu kiên trung và tha thứ cho đến cùng.

     

    Cùng với Mẹ Maria đứng dưới chân Thập giá, ta hãy để tâm hồn mình hòa nhập vào những nỗi thống thiết của Chúa Giêsu. Hãy cảm nhận cái nhìn tràn đầy yêu thương và trìu mến của Chúa trên cuộc đời mỗi người chúng ta. Nhờ đó, ta biết tận dụng mọi khổ đau để thông phần với Chúa mà cải hóa đời mình trong tiến trình hoàn thiện.

     

    Cầu nguyện

    Lạy Chúa! Chúa đã cho con biết,
    nguyên nhân của sự dữ bởi loài người,
    khi dùng tự do để phạm tội,
    ngược lại đường lối của tình yêu.

    Vì tội lỗi mà có đau khổ và sự chết,
    như hậu quả của vòng vây nghiệp chướng,
    khiến cuộc đời mang nặng những sầu thương,
    và do đó đánh mất cả thiên đường.

    Sự dữ có mặt ở mọi nơi mọi thời,
    hiện hữu dưới mọi hình thức gọi mời,
    luôn khơi dậy từ ham muốn của lòng người,
    tàng ẩn ngay trong những thứ đẹp tươi.

    Sự dữ khiến nhiều người đặt câu hỏi:
    Nếu Thiên Chúa toàn năng,
    sự dữ sao lại có?
    Nếu Thiên Chúa là tình yêu,
    sự toàn năng của Người có hay không?

    Chúa Giêsu đã trả lời trên thập giá:
    quyền năng của Thiên Chúa là tình yêu,
    khi trao hiến Con Mình cho nhân loại.
    để đền thay sự bại hoại của gian trần,

    Sự dữ hay tội lỗi cũng chính là thách đố,
    đều có chỗ trong chương trình tạo dựng,
    để con người có cơ hội mà minh chứng,
    lòng thành tin hay bất tín của mình.

    Xin cho con sức mạnh lòng yêu mến,
    để dẹp tan những bóng tối tội đời,
    những ích kỷ kiêu căng và gian dối...
    để tim con từ đây được biến đổi,
    trọn cuộc đời để phụng sự Chúa thôi. Amen.

     

    Lm. Thái Nguyên

     

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA - CN5MC-B

  •  
    Hong Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
     
    Mon, Mar 22 at 4:32 PM
     
     

    Thứ Ba 23/03/2021 – Thứ Ba tuần 5 Mùa Chay. – Vai Trò Của Ðấng Messia

    Lời Chúa: Ga 8, 21-30

    Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: "Ta ra đi, các ông sẽ tìm kiếm Ta và sẽ chết trong tội của các ông. Nơi Ta đi các ông không thể tới được".

    Người Do-thái nói với nhau rằng: "Ông ta sắp tự vẫn hay sao mà lại nói "Nơi Ta đi các ông không thể tới được"?"

    Chúa Giêsu nói tiếp: "Các ông thuộc về hạ giới; còn Ta, Ta bởi trời cao. Các ông thuộc về thế gian này; còn Ta, Ta không thuộc về thế gian này. Ta đã nói: Các ông sẽ chết trong tội các ông. Vì, nếu các ông không tin Ta, các ông sẽ chết trong tội của các ông".

    Vậy họ liền hỏi: "Ông là ai?" Chúa Giêsu trả lời: "Là Nguyên thuỷ đang nói với các ông đây! Ta có nhiều điều phải nói và đoán xét về các ông, nhưng Ðấng đã sai Ta là Ðấng chân thật, và điều Ta nói ra trong thế gian đây, chính là điều Ta đã nghe biết ở Ngài".

    Nhưng họ không hiểu là Người nói về Chúa Cha, vì thế Chúa Giêsu nói: "Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai. Ta không tự mình làm điều gì. Ðiều Ta nói, chính là điều Chúa Cha đã dạy Ta. Ðấng đã sai Ta đang ở với Ta; Ngài không để Ta một mình, bởi vì Ta luôn luôn làm điều đẹp lòng Ngài". Khi Người nói những điều ấy thì có nhiều kẻ tin vào Người.

    SUY NIỆM 2: THƯỢNG GIỚI VÀ HẠ GIỚI

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Chúa Giêsu nói mà người Do thái không hiểu. Hôm nay Chúa cho biết lý do: Vì Chúa thuộc thượng giới còn người Do thái thuộc hạ giới.

    Hạ giới thuộc về đất thấp. Thượng giới thuộc về trời cao. Hạ giới tầm nhìn hạn hẹp. Thượng giới tầm nhìn vô biên. Hạn giới kiến thức nông cạn. Thượng giới hiểu biết khôn lường. Nhất là Chúa Giêsu đã nghe Chúa Cha nói và chiêm ngưỡng những việc Chúa Cha làm. Người chỉ nói những gì nghe thấy nơi Chúa Cha.

    Hạ giới sống theo xác thịt. Thượng giới sống the Thần khí. Người Do thaisống theo xác thịt. Dù được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ, trở thành con người tự do. Nhưng trong sa mạc họ vẫn nhớ củ hành củ tỏi bên Ai cập. Họ mơ ước được miếng ăn ngon dù phải chịu nô lệ.

    Họ giống như loài rắn lúc nào cũng bò sát mặt đất tầm thường. Để cảnh báo họ Chúa cho rắn lửa bò ra cắn chết họ. Ai sống theo xác thịt sẽ phải chết. Họ khóc lóc kêu xin. Chúa truyền Mô-sê làm con rắn bằng đồng treo lên. Ai nhìn lên con rắn treo trên ngọn cây sẽ được sống.

    Treo con rắn lên là treo thói hư tật xấu. Treo dục vọng xác thịt lên. Để không còn sống theo dục vọng xác thịt nữa. Như thánh Phao lô nói: “Tôi cùng chịu đóng đinh vào thập giá làm một với Đức Kitô”. Đóng đinh xác thịt là không còn sống cho mình nữa. Nhưng chỉ sống cho Thiên Chúa.

    Chính Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá. Trần trụi chịu treo lên, Chúa Giêsu là gương mẫu dứt bỏ mọi ràng buộc của xác thịt trần gian. Người chiến thắng mọi cám dỗ về danh, lợi, thú. Người hoàn toàn tự do. Vì thế khi bị treo lên là Người chiến thắng và được tôn vinh.

    Chúa mời gọi ta hãy treo mình cùng với con rắn đồng. Treo dục vọng xác thịt ta lên. Để ta không còn sống cho bản thân. Chỉ sống cho Chúa.

    Khi được giương lên, Chúa muốn kéo ta lên với Chúa. Xin cho tôi biết thắng mọi cám dỗ của dục vọng xác thịt trần gian. Để tôi được kéo lên cùng Chúa. Lên trong Thần Khí. Lên thượng giới. Thuộc về Nước Trời
    Kính chuyển:
    Hồng
     

Subcategories