20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LỄ MẸ THIÊN CHÚA

Thứ tư ngày 1 / 1 / 2020: Lễ Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa – Ngày cầu cho hòa bình thế giới

Dân gian có câu: con vào dạ – mạ đi tu…

Chọn ngày đầu năm dương lịch – ngày mùng một tháng giêng hằng năm – để mừng Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa – và cũng là Mẹ con người – Giáo Hội muốn:

  • thế giới con người luôn nhớ rằng : không có chỗ nào an toàn, êm ấm và hiền hòa hơn “dạ mạ”…
  • có thể trong hôm nay có – và có rất nhiều những “dạ mạ” không muốn bao bọc con cái mình từ khi tượng hình cho đến lúc chào đời…vì nhiều nhiều những nguyên nhân khác nhau – nhưng – một khi vượt qua được mọi trở ngại và can đảm đón nhận một sự “chào đời” – nghĩa là “vượt cạn”  – “dạ mạ” sẽ mênh mang niềm vui và sự tự hào về máu thịt của mình…
  • “mạ” của chúng ta – Đức Maria – đã “tu” ngay từ khi vừa lọt lòng mẹ An-na…nên được chọn làm Mẹ  Đấng Cứu Thế…với lời  “Xin Vâng” – không những để chung tay với Thiên Chúa trong công cuộc cứu chuộc nhân loại…mà còn để – cùng với tất cả các “dạ mạ” trên trần gian này –  có một quyết tâm:con vào dạ – mạ đi tu
  • nhân loại có quyền tin tưởng vào “dạ mạ” nơi Đức Maria để có được một Năm Mới 2020 với tất cả những “dạ mạ” an toàn, êm ấm và hiền hòa – dù vẫn đầy những diễn biến có vẻ như bất trắc hoặc vô phương…

Đồng thời cũng mượn lời của Thiên Chúa dạy chúng ta để cùng chúc lành cho lẫn nhau:

Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em !

Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em,     

và dủ lòng thương anh em !

Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn,

và ban bỉnh an cho anh em !  – (Ds 6 , 22 – 27)

 

 Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - THIÊN CHÚA LÀ CHA

Thiên Chúa Cha để việc cứu thế tùy Đức Mẹ

        Vai trò của  Đức Maria trong Nhiệm Cục Cứu Độ là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ tất cả là nhờ ở Tiếng Xin Vâng ( Fiat ): “ Chính người Công giáo cũng không thể tưởng tượng nổi vị thế quan trọng của Đức Maria. Các tiến sĩ của Hội Thánh cho rằng: Nếu cô từ chối chức làm Mẹ đã dành riêng cho cô Ngôi Hai làm sao  nhập thể ? Việc quan trọng vô cùng Thiên Chúa chờ đợi câu “Xin Vâng” của nữ tỳ Chúa ở Nazareth để cho  Đấng Cứu Thế nhập thể. Lời Xin Vâng đã cáo chung thời đại cũ, khai mạc một thế giới mới, ứng nghiệm các lời tiên tri, tạo khúc quanh lịch sử muôn đời. Ánh sao mai mới bắt đầu chiếu sáng, báo tin Mặt  Trời Công Chính sắp mọc lên. Câu “ Xin vâng” đã làm được những việc siêu phàm, tạo lại đường liên lạc từ trời xuống đất để  đưa nhân loại trở về trời” ( TB chương 39 – Sl 453 ).

          Qua trình thuật Lu Ca cho thấy sau  khi nghe lời chào và sự giải thích cặn kẽ của sứ thần Gabriel, Đức Maria đã khiêm nhường thưa: “ Này tôi là tôi tá ĐCT, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” ( Lc 1, 38 ).

          Như các tiến sĩ Hội Thánh nói: Tiếng Xin Vâng đã cáo chung thời đại cũ, khai mạc một thế giới mới. Thời đại cũ, ám chỉ cho thời Cựu Ước là thời Dân Chúa vẫn còn sống dưới sự trói buộc của lề luật và vì thế đã không nhận được Lời Hứa của Thiên Chúa chio tổ phụ:

          “ Cho nên Ta chán phiền dòng dõi này và phán rằng:  Trong lòng họ lầm lạc luôn, chẳng hề biết  đến đường lối của Ta nên Ta mới thịnh nộ thề rằng chúng sẽ không được vào Chốn  Yên Nghỉ của Ta” ( Dt 3, 10 -11 ).

          “ Chốn  Yên  Nghỉ” đây chính là Nước Trời mầu nhiệm nội tại mà  Đức  Ki Tô trong thời Tân Ước sẽ dẫn đưa chúng ta vào: “ Luật pháp và tiên tri đến Gioan là hết. Rồi từ đó Tin Mừng Nước Thiên Chúa được  rao giảng ra và ai nấy đều phải nỗ lực mà vào” ( Lc 16, 16 ).

          Chúa nói: “ Nỗ lực mà vào”  có nghĩa phải xoay cái tâm trở vào bên trong hầu nhận biết Nước Trời ở nơi mình.  Để có thể có được sự nhận biết ấy, cần có hai điều kiện. Một là lòng tin và hai là sự ăn năn sám hối: “ Thời đã mãn, Nước Thiên Chúa đã gần đến. Các ngươi hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”( Mc 1, 15 ).

          Giữa lòng tin và sự ăn năn sám hối có một mối liên kết chặt chẽ  với nhau. Lòng tin chỉ có thể triển nở  cùng với sự ăn năn sám hối. Ngược lại không có sự ăn năn sám hối  thì không thể có lòng tin. Tại sao ? Bởi vì lòng tin ấy là tin vào Tin Mừng của Đức Ki Tô về Nước Trời nội tại  ( Lc 17, 20 -21 ).

          Tin vào Tin Mừng của Đức Ki Tô là điều rất khó. Thế nhưng chỉ lòng tin ấy  mới có thể giúp chúng ta vượt qua những gian nan, trở ngại trên con đường…ngộ nhập Nước Trời: “ Cũng vì Tin Mừng đó mà ta đã được lập làm người truyền đạo, là tông đồ và giáo sư. Lại cũng vì cớ ấy mà ta đã chịu những nỗi khổ này. Dẫu vậy ta chẳng hổ thẹn đâu  vì ta biết Đấng mà ta đã tin rồi. Cũng tin chắc rằng Ngài có thể giữ sự ta đã phó thác cho Ngài đến ngày đó” ( 2Tm 1, 11 -12 ).

          “ Cũng vì Tin Mừng đó mà ta đã được lập làm người truyền đạo, là tông đồ…”. Điều đúng với Thánh Phao Lô thì tất nhiên cũng đúng với các Tông Đồ khác và cho toàn thể Giáo Hội. Nói cách khác Giáo Hội nhất thiết cần rao giảng Tin Mừng của Đức Ki Tô về Nước Trời mầu nhiệm  theo như lệnh truyền của  Ngài: “ Hãy ra đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu Phép Rửa thì được cứu. Còn ai không tin sẽ phải luận phạt” ( Mc 16, 15 -16 ).

                Giáo Hội rao giảng Tin Mừng  cũng là để tiếp nối sứ mạng của  Đức Ki Tô khi đến cõi thế gian này: “ Vừa rạng ngày Ngài ra đi đến nơi thanh vắng. Có quần chúng theo kịp, muốn giữ Ngài ở lại không cho đi khỏi họ. Nhưng  Ngài nói cùng họ: Ta còn cần phải đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành thị khác. Vì cốt tại việc đó mà Ta được sai đến” ( Lc 4, 42 -43 ).

          Chính Đức Ki Tô xác nhận sứ mạng của Ngài khi đến thế gian là  để rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, làm sao có thể phủ nhận ? Thế nhưng thực tế cho thấy thần học hiện  đang chủ trương phủ nhận sứ mạng của  Đức Ki Tô để thay thế vào đó là một…Tin Mừng giả tạo hòng rao giảng một thứ Nước Trời Tục Hóa.

          Chính vì thần học chủ trương một thứ Nước Trời Tục Hóa như thế  mà đã đưa đến việc phủ nhận vai trò tối ư quan trọng của Đức Maria trong công trình Cứu Độ của Đức Ki Tô.

          Vai trò ấy Đức  Maria đảm nhận qua Tiếng Xin Vâng dù đã ý thức được rằng  để hoàn thành vai trò ấy, Ngài sẽ phải gánh chịu  nỗi đau khổ thống thiết như lời tiên báo của cụ già Si Meon: “ Còn ngươi, một thanh gươm sẽ đâm thấu tâm hồn ngươi để ý tưởng của nhiều lòng được bày tỏ” ( Lc 2, 35 ).

          Không thể nói Đức Maria không ý thức  về vai trò Ngài sẽ đảm nhận bởi có như thế thì Tiếng Xin Vâng mới  đem lại  một giá trị vô song. Chúng ta có thể đặt giả thiết nếu Đức Maria khi ấy từ chối vai trò làm Mẹ thì làm sao Đấng Cứu Thế có  thể nhập thể xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại ?

          Với sự ưng thuận tư do của  Đức Maria, chúng ta có thể nói mà không sợ…quá lời rằng: “ Thiên Chúa Cha để việc cứu thế tùy  Đức Mẹ”. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một cách nói để nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của Đức  Maria trong đời sống tâm linh  mỗi người.

          Có điều nên nhớ đó là Đức Maria không chỉ làm Mẹ của Chúa Giê Su nhưng với Tiếng Xin Vâng  Ngài còn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế và như vậy cũng là Mẹ  các tín hữu. Thánh Augustino nói: “ Đức Maria là Mẹ thật của ta về đường thiêng liêng bởi vì do lòng thương yêu ta. Người đã cộng tác vào việc sinh sản các giáo hữu trong Hội Thánh. Người là  Mẹ thật  của vị thủ lãnh mà chúng ta là các chi thể của Ngài” ( Plane mater membrorum est fideles in Ecclesia noscantur qui  illius capitis membro sunt corpora vero mater ipsius capitis ).

          Mặt khác có thể khẳng định Đức Maria chỉ là Mẹ của Đấng Cứu Thế  khi đồng thời cưu mang và sinh hạ Chúa Giê Su trong tâm hồn các tín hữu. Sự cưu mang, nuôi dưỡng và sinh hạ Chúa Giê Su Cứu Thế  trong cung lòng ta bằng ơn sủng của các Bí Tích nhất là Bí Tích Thánh Thể. Mình và Máu Chúa Ki Tô mà ta đón vào lòng, đó cũng chính là Mình và Máu của Đức Maria bởi lẽ Đức Maria hoài thai  Chúa là do bởi quyền phép của Chúa Thánh Thần, ngoài ra không có bất cứ một ai khác.

          Chính với Tiếng Xin Vâng khiêm hạ đó, Đức Maria đã có diễm phúc làm Mẹ Đấng Cứu Thế cũng là  Đấng Emmanuel Thiên Chúa ở cùng. Còn về phần chúng ta cũng vậy cũng cần Xin  Vâng, nghe theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự để được như Chúa Giê Su nói: “ Mẹ Ta và anh em Ta tức là những kẻ nghe Đạo ĐCT đây và đem ra thực hành” ( Lc 7, 21 )./.

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC ME- LỄ MẸ VÔ NHIỀM

Giờ Ban Ơn Phước – 12 Giờ Trưa Ngày 08 tháng 12 Lễ Đức Maria Vô Nhiễm

BÔNG HỒNG MẦU NHIỆM

Trong thời gian từ ngày 24 tháng 11 năm 1946 đến ngày 8 tháng 12 năm 1947, Đức Mẹ đã hiện ra với bà sơ Pierina trong một ngôi nhà thờ nhỏ ở Montichiari, Ý Đại Lợi tất cả 11 lần.

Lần hiện ra đầu tiên, Đức Mẹ cho bà sơ Pierina biết, Ngài muốn mọi người kính Ngài là Bông Hồng Mầu Nhiệm, và giờ ban ơn phước sẽ vào buổi trưa ngày mồng 8 tháng 12 ở tất cả các nhà thờ Công Giáo trên toàn thế giới. Đức Mẹ muốn nước Ý Đại Lợi và khắp cả thế giới biết điều ấy.

Ngày 16 tháng 11 năm 1947, sau khi cám ơn Rước lễ, sơ Pierina thấy một vầng ánh sáng thật lớn, rồi bà thấy hình ảnh của Đức Mẹ hiện ra như một Bông Hồng Mầu Nhiệm.

Bà Sơ vô cùng xúc động vì vẻ đẹp nguy nga của Đức Mẹ khi Đức Mẹ bắt đầu nói chuyện với bà. Một sức mạnh huyền bí bất thình lình bắt bà qùy xuống trước mặt Đức Mẹ, Đức Mẹ nói như sau : Con Ta đã bị xúc phạm nặng nề vì những tội nặng nề xác thịt. Ngài đã hoạch định chương trình đại hồng thủy để hủy diệt nhân lọai, nhưng Ta đã xin Ngài tha thứ, đừng thực hiện sự tiêu diệt ấy. Vì thế nên Ta hiện ra để yêu cầu mọi người ăn năn, sám hối, và đền tạ những tội dơ dáy xác thịt.

Đoạn, Đức Mẹ truyền bà sơ Pierina thi hành một việc nhẫn nhục là bà Pierina phải làm dấu thánh giá bằng lưỡi trên mỗi viên đá trong 4 hòn đá ở trong gian thánh. Đức Mẹ phán : Đây là để nhắc nhở cho mọi người biết là Ta đã hiện ra nơi đây và con cũng đừng cho ai dẫm trên những hòn đá này.

Sau đó, Đức Mẹ bước trên từng viên đá, một khi vạt áo của Ngài chạm trên 4 hòn đá.

Vào ngày 22 tháng 11, bà sơ Pierina tự nhiên cảm thấy khẩn thiết phải đến ngay nhà thờ lúc 4 giờ chiều. Mẹ Bề trên, 4 bà sơ khác và một số đông bạn bè đã đi theo bà. Họ đều lần chuỗi Mân côi khi Đức Mẹ hiện ra như trước đây.

Đức Mẹ truyền dậy bà sơ Pierina làm dấu thánh gía trên những viên đá, và ngăn chận không cho ai dẫm trên những viên đá này.

Một lần nữa, Đức Mẹ bảo phải ăn năn sám hối. Ngài phán: Sám hối có nghĩa là tình nguyện chấp nhận những thánh gía (nỗi khó khăn) hàng ngày của chúng con; dù những thánh giá nhỏ đến đâu, các con cũng phải vui vẻ chấp nhận. Và Đức Mẹ dặn bà sơ Pierina nhớ trở lại vào buổi trưa ngày 8 tháng 12. Đức Mẹ phán : Đây là giờ Ban Ơn Phước của Ta. Bà sơ Pierina hỏi bà phải làm gì để sửa soạn cho giờ Ban Ơn Phước ấy? Đức Mẹ phán : Cầu nguyện và sám hối ; đọc những lời nguyện cầu trong Thánh Vịnh số 51 cùng giang tay ra, đọc 3 lần; trong suốt giờ Ban Ơn Phước, rất nhiều ơn phước thiêng liêng sẽ được ban xuống; những kẻ phạm tội bướng bỉnh nhất cũng phải bị xúc động bởi ơn phép của Chúa.

Đức Mẹ Đồng Trinh còn hứa rằng, nếu ai hỏi xin Ngài bất cứ điều gì trong Giờ Ban Ơn Phước (dù khó khăn cách mấy đi nữa) đều được chấp thuận miễn là điều ấy phù hợp với Thánh ý của Cha hằng hữu.

Đến ngày 7 tháng 12, bà sơ Pierina cảm thấy phải đến nhà thờ. Lần này Mẹ Bề trên và một linh mục cùng đi với bà.
Đức Mẹ lại hiện ra với một bé trai và một bé gái mặc bộ đồ trắng tuyệt đẹp. Bà sơ Pierina nghĩ chắc rằng 2 trẻ ấy là Thiên thần vì chúng xinh đẹp quá.

Đức Mẹ dạy : Ngày mai, Ta sẽ cho các con thấy rất ít người biết đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ta.

Đức Mẹ truyền dạy mọi người cầu nguyện cho nước Nga. Có rất nhiều người bị cầm tù mà gia đình họ không hề biết, vì họ đã ra đi từ nhiều năm rồi. Hãy cầu nguyện cho sự ăn năn trở lại của nước Nga. Nỗi thống khổ của binh sĩ cùng lòng hy sinh của họ và sự tử vì đạo sẽ đem lại hòa bình cho Ý Đại Lợi.

Hai đứa trẻ này là Francisco và Jacinta. Ta cho chúng nó theo làm bạn với chúng con. Các con còn phải đau khổ nhiều vì Ta. Ta chỉ cần sự đơn sơ và lòng trong sạch của các con, cũng như của những đứa trẻ này vậy. Đoạn Đức Mẹ ban phép lành cho bà sơ Pierina, linh mục và tất cả mọi người có mặt tại đây.

Từ 8 giờ sáng ngày mồng 8 tháng 12, dân chúng bắt đầu kéo đến nhà thờ nhỏ ấy từ những thành phố lân cận. Đến trưa có gần 10.000 (mười ngàn) người tụ tập để thấy Đức Mẹ. Rất nhiều người phải đứng ở ngoài vì nhà thờ không đủ chỗ cho số đông người như vậy.

Bà sơ Pierina đến nhà thờ cùng với mẹ và các anh em trai của bà, bà Mẹ Bề trên và ông cảnh sát trưởng của quận Montichiari. Bà sơ Pierina cũng lần chuỗi Mân côi với đám đông dân chúng tại giữa nhà thờ. Bất thình lình, một vầng ánh sáng trắng chói hiện ra trên trần nhà thờ. Nhiều bậc thang được trải ra từ luồng ánh sáng ấy đến sàn của nhà thờ, ước lượng dài khoảng 15 bộ (khoảng 1 thước rưỡi ta).

Khung cầu thang được trang hoàng rất đẹp bởi những bông hồng mầu đỏ, trắng và vàng. Đức Mẹ Đồng Trinh hiện ra trong y phục trắng chói lòa với hai tay chắp lại. Ngài đứng trên một tấm thảm rực rỡ ngay trên đầu cầu thang, Kết bằng các bông hồng mầu đỏ trắng và vàng.

Với một giọng nói nhỏ nhẹ và trìu mến, Đức Mẹ mỉm cười và phán : Ta là Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ của các ơn phước, và cũng là Mẹ của con yêu dấu Ta là Giêsu. Ta muốn mọi người xem Ta là Bông Hồng Mầu Nhiệm. Ta mong rằng hàng năm vào ngày 8 tháng 12 lúc ban trưa, một giờ Ban Ơn Phước sẽ được thực hiện. Rất nhiều ơn lành thiêng liêng lẫn vật chất sẽ được ban xuống cho những ai đã sốt sắng cầu nguyện trong giờ ấy.

Đoạn, Đức Mẹ bước xuống cầu thang một cách chậm rãi, vừa đi vừa rắc các bông hồng ân cho đến giữa cầu thang. Tại đây, Đức Mẹ lại nói tiếp: Ta rất sung sướng khi thấy biểu dương đức tin lớn lao như thế này.

Bà sơ Pierina đã cầu xin cho những kẻ phạm tội được ơn tha thứ. Đức Mẹ đáp: Nếu các con càng cầu nguyện nhiều bao nhiêu thì Con Cực Thánh của Ta sẽ càng ban nhiều Hồng Ân xuống bấy nhiêu. Ta muốn điều này được biết và được trình lên Đức Giáo Hoàng Pius thứ 12. Hãy thưa với Đức Giáo Hoàng là Ta muốn Ngài thực hiện Giờ Ban Ơn Phước trên toàn thế giới, kể cả những người không thể đến nhà thờ vào giờ ấy, họ cũng được ban ơn phước y như vậy nếu họ biết cầu nguyện tại nhà cũng vào giờ phút thiêng liêng đó. Đức Mẹ cũng muốn có một pho tượng đặt ngay tại chỗ Ngài đã đứng. Pho tượng phải được đặt tên là Bông Hồng Mầu Nhiệm được rước tuần hành khắp cả tỉnh lỵ, và cuối cùng trở lại nhà thờ. Trong thời gian ấy sẽ có nhiều ơn phước được ban xuống, và nhiều bệnh sẽ được chữa khỏi.

Đức Mẹ đã cầu nguyện cho những người bệnh, một số người được chữa khỏi. Rất nhiều đàn ông, đàn bà và trẻ nít được chữa lành bệnh ngay lúc đó.

Một người đàn bà 26 tuổi, từ 9 tháng nay không nói được một tiếng, bất thình lình thốt lên: Tôi thấy Đức Mẹ, tôi thấy Đức Mẹ Đồng Trinh . Một cô gái 18 tuổi đã bị ung thư từ trước cũng được chữa khỏi. Một em bé trai 5 tuổi đã bị bại được Đức Mẹ bảo: Đến đây với Ta, con sẽ đi được bây giờ. Em được đặt lên trên những viên đá đã được làm phép và em có thể đi được sau đó.

Có ba người khác đang bị bệnh rất nặng, cũng được chữa lành ngay lập tức. Dĩ nhiên, các phép lạ lớn nhất ẩn tàng trong các ơn lành thiêng liêng cho những người đã có mặt trong nhà thờ.

Đức Mẹ phán: Đây là lần cuối cùng Ta hiện ra ở đây. Hãy cầu nguyện và ăn năn sám hối trên những hòn đá này, và các con sẽ được Trái Tim Mẹ che chở. Sau đó, Đức Mẹ rời ngôi nhà thờ bé nhỏ ấy, nhưng vì lòng thương vô biên của Đức Mẹ, Ngài đã ban cho chúng ta Giờ Ban Ơn Phước trên toàn thế giới. Đức Mẹ đã cho chúng ta mọi cơ hội để bày tỏ lòng yêu thương và tin tưởng vào Đức Mẹ, và cũng để sửa chữa những tội lỗi đã làm đau lòng Chúa Giêsu, con yêu dấu của Ngài.

Những điều Đức Mẹ đòi hỏi chúng ta phải làm trong Giờ Ban Ơn Phước

1- Ngày và giờ Ban Ơn: Mồng 8 tháng 12, lễ mừng Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, bắt đầu 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều cho trọn một giờ cầu nguyện.

2- Trong suốt thời gian trên, có thể thực hiện Giờ Ban Ơn Phước tại nhà thờ hoặc ở nhà, nhưng phải từ bỏ tất cả những việc làm xao lãng như nghe điện thoại, ra mở cửa, v.v… mà chỉ tập trung tư tưởng vào việc hiệp thông với Chúa trong giờ ban ơn đặc biệt này.

3- Bắt đầu Giờ Ban Ơn bằng cách giang tay ra đọc lời nguyện cầu Thánh Vịnh 51 ba lần .

4- Thì giờ còn lại trong Giờ Ban Ơn, là cảm thông với Chúa trong sự yên lặng suy gẫm đến lòng sung Mãn của Chúa Giêsu, lần chuỗi Mân côi, cầu cùng Chúa theo ý riêng, hoặc cầu nguyện theo sở thích như hát ca ngợi Chúa, suy gẫm những lời nguyện cầu khác …v.v.

Lòng tri ân

Truyền sử trên được các Sơ dòng Felix viết ra, hay nói một cách tổng quát đã được ấn hành trong tập san Ave Maria. Truyền sử đã được dịch thuật từ tiếng Phần Lan ra tiếng Anh. Theo ý của Đức Mẹ Đồng Trinh là truyền bá sâu rộng thông điệp này trên khắp thế giới.

Sau đây là lời Thánh Vịnh 51:

“Tv 51 (xin quỳ đọc):  Thánh vịnh của vua Đa-vít.  Ngôn sứ Na-than đến gặp vua vì vua đã đến với bà Bát Se-va.

Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.

Xin rửa con sạch hết lỗi lầm
tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.

Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.

Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
dám làm điều dữ trái mắt Ngài.
Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án,
liêm chính khi xét xử.

Ngài thấy cho : lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.

Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật,
dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan.

Xin dùng cành hương thảo
rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền ;
xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết.

Xin cho con được nghe
tiếng reo mừng hoan hỷ,
để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng.

Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi
và xoá bỏ hết mọi lỗi lầm.

Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.

Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh,
đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài.

Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ,
và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con ;

đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi,
ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài.

Lạy Thiên Chúa con thờ là Thiên Chúa cứu độ,
xin tha chết cho con, con sẽ tung hô Ngài công chính.

Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con,
cho con cất tiếng ngợi khen Ngài.

Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm,
con có thượng tiến lễ toàn thiêu,
Ngài cũng không chấp nhận.

Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát,
một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê.

Xin rộng lòng tuôn đổ hồng phúc xuống Xi-on,
thành luỹ Giê-ru-sa-lem, xin Ngài xây dựng lại.

Bấy giờ Ngài vui nhận tế phẩm luật truyền,
lễ vật toàn thiêu, lễ vật hiến tế.
Bấy giờ thiên hạ giết bò tơ dâng trên bàn thờ Chúa.

* * *

Xin sao lại bản văn này và phân phối đi khắp nơi. Xin nhớ cầu nguyện cho đất nước của chúng ta trong Giờ Ban Ơn này. Đức Mẹ Đồng Trinh muốn thông điệp quan trọng của Mẹ được phổ biến trên toàn thế giới. Xin giúp hoàn tất sứ mạng của Mẹ một cách tốt đẹp, để tất cả các tâm hồn đều hướng về Chúa và Chúa Kitô sẽ được từng người yêu mến nữa. Đây là bài ca Trường cửu của Trái Tim Mẹ. Ước mong cũng sẽ là của chúng ta nữa.

Houston, ngày 15-11-1993

HOA-THẢO dịch thuật

Ghi Chú:

Bản chánh tiếng Anh là Mystical Rose.
Bản dịch này đã được Linh Mục Gioan Baotixita Trần Chấn Chỉnh duyệt y ngày 13-11-2002.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LỄ MẸ VÔ NHIỄM

  •  
    Tinh Cao - Dec 8 at 5:29 PM
     
     

    Ngày 8 tháng 12 

    (Năm 2019 được dời sang Thứ Hai mùng 9/12)

    Ðức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

    Lễ Trọng

     

    Bài Ðọc I: St 3, 9-15. 20

    "Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa miêu duệ mi và miêu duệ người phụ nữ".

    Trích sách Sáng Thế.

    Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông rằng: "Ngươi đang ở đâu?" Ông đã thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn địa đàng, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng và con đang ẩn núp".

    Chúa phán bảo ông rằng: "Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư?" Ađam thưa lại: "Người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với con, chính nàng đã cho con trái cây và con đã ăn".

    Và Thiên Chúa phán bảo người phụ nữ rằng: "Tại sao ngươi đã làm điều đó?" Người phụ nữ thưa: "Con rắn đã lừa dối con và con đã ăn".

    Thiên Chúa phán bảo con rắn: "Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người".

    Và Ađam đã gọi tên vợ mình là Evà: vì lẽ bà là mẹ của chúng sinh.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4

    Ðáp: Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu (c. 1a).

    Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

    2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Ðáp.

    3) Khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ mừng vui, và đàn ca. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Ep 1, 3-6. 11-12

    "Từ trước khi tạo thành vũ trụ, Thiên Chúa đã kén chọn chúng ta trong Ðức Kitô".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

    Anh em thân mến, chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta: Người đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Ðức Kitô. Bởi Người đã kén chọn chúng ta trong Ðức Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, hầu cho chúng ta được thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Trong tình thương, Người đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Người, qua Ðức Giêsu Kitô, theo như ý Người sở định, cho được ca ngợi vinh quang ân sủng của Người, ân sủng mà Người ban tặng chúng ta trong Con yêu quý của Người.

    Cũng trong Ðức Kitô, chúng ta đã được chọn trước làm phần gia nghiệp, chiếu theo chương trình tiền định của Ðấng tác thành mọi sự theo như ý Mình sở định, hầu cho chúng ta ca tụng vinh quang Người, chúng ta là những người đã đặt niềm hy vọng trước trong Ðức Kitô.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia:

    Alleluia, alleluia! - Kính chào Trinh Nữ Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ, Trinh Nữ có phúc hơn các người nữ. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 1, 26-38

    "Chào Trinh Nữ đầy ân sủng, Chúa ở cùng Trinh Nữ".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc hơn các người nữ". Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp và triều đại Người sẽ vô tận!" Nhưng Maria liền thưa với Thiên Thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?" Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và Thiên Thần cáo biệt trinh nữ.

    Ðó là lời Chúa.

     

    70 Bài Giáo Lý Thánh Mu cĐức Thánh Cha Gioan Phaolô II

    trong các Bui Triu Kiến Chung Th Tư hng tun t 6/9/1995 ti 12/11/1997

     

     

    Bài 20 – 15/5/1996  

     

    Mẹ Maria Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội

     

     

     

    1.         M Maria, “đầy ân phúc”, đã được Giáo Hi nhìn nhn là “hoàn toàn thánh ho không h có mt tì vết ti li nào”, “t giây phút đầu tiên khi được hoài thai được tràn đầy ánh quang rng ngi ca mt s thánh đức hết sđộc nht vô nh” (Lumen Gentium, 56).

     

    Vic công nhn này đòi hi mt tiến trình dài trong vic suy tư v tín lý, mt suy tư cui cùng đã dn ti vic long trng tuyên b tín điu Hoài Thai Vô Nhim.

     

    Tước hiu “được đầy ân phúc”, do thiên thn ng cùng M Maria vào lúc Truyn Tin, ám ch hng ân thn linh đặc biđối vi mt người n tr  Nazarét liên quan ti vai trò làm m được loan báo, thế nhưng nó nó còn cho thy trc tiếp hơn tác dng ca ân sng thn linh nơi M Maria; M Maria được tràn đầy ân sng trong ni tâm mt cách vĩnh vin nh đó được thánh hóa. Tước hikecharitoméne – đầy ân phúc này có mt ý nghĩa rt phong phú và Thánh Linh đã không bao gi ngng làm cho Giáo Hi hiu biết sâu xa hơn v nó.

     

    Ơn Thánh Hóa làm cho M Maria tr thành mt to vt mi

     

    2.          bài giáo lý trước, tôi đã vch ra là nơi li chào ca thiên thn, cách din t “đầy ân phúc” tr thành ging như mt tên gi: nó chính là tên ca M Maria trước nhan Thiên Chúa. Theo ng dng ca tiếng Semitic thì mt tên gi là nhng gì diđạt thc ti ca con người và s vt nó ám ch. Bi thế, danh xưng “đầy ân phúc” cho thy chiu kích sâu xa nht nơi cá th ca người n tr Nazarét này, mt con ngườđược ân sng hình thành và là đối tượng ca hng ân thn linh, tđộ M có th được xác định bi lòng yêu chung đặc bit này.

     

    Công Đồng nhc li rng các v Giáo Ph ca Giáo Hđã ám ch đến s tht này khi các ngài gi M Maria là “đấng hoàn toàn thánh ho”, đồng thi xác nhn rng M “thc s được Thánh Linh hình thành và tr nên như mt to vt mi” (Lumen gentium, n. 56).

     

    Ân sng, được hiu theo nghĩa “ơn thánh hóa” là nhng gì to nên s thánh thin cá thđã làm phát sinh ra tình trng to vt mi này nơi M Maria, làm cho M hoàn toàn am hp vi d án ca Thiên Chúa.

     

    3.         Vic suy tư v tín lý bi thế có th qui v cho M Maria mt s thánh thin trn ho là nhng gì  để trn vn cn phi bao gm c lúc khi s cđời sng M.

    Đức Giám Mục Theoteknos thành Livias ở Palestine, vị sống giữa năm 550 và 650, dường như đã tiến theo chiều hướng của sự tinh tuyền từ ban đầu này. Khi trình bày Mẹ Maria như “thánh hảo và tuyệt mỹ”, “tinh tuyền và vô tì tích”, ngài đã nói đến việc hạ sinh của Mẹ bằng những lời lẽ sau đây: “Mẹ đã được sinh ra như phẩm thần cherubim, Mẹ được làm nên bởi một thứ đất sét tình tuyền vô nhiễm” (Panegyric for the feast of the Assumption, 5-6).

     

    Câu diễn tả cuối cùng này, khi nhắc lại việc tạo dựng nên con người tiên khởi, một con người được hình thành bởi một thứ đất sét không tì ố bởi tội lỗi, đã qui cùng những đặc tính cho việc hạ sinh của Mẹ Maria: gốc tích của vị Trinh Nữ này cũng “tinh tuyền và vô nhiễm’, tức là, không có bất cứ một tội lỗi nào. Việc so sánh với phẩm thần cherubim cũng nhấn mạnh đến sự thánh thiện nổi bật là đặc tính nơi đời sống của Mẹ ngay từ khi Mẹ bắt đầu hiện hữu.

     

    Chủ trương của Giám Mục Theoteknos là những gì đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong việc suy tư thần học về mầu nhiệm Người Mẹ của Chúa. Các Giáo Phụ Hy Lạp và Đông Phương đã công nhận sự tinh tuyền nơi Mẹ Maria do ân sủng mà có, một là trước biến cố Nhập Thể (Thánh Gregory Nazianzen, Oratio 38, 16), hay vào chính lúc Nhập Thể (Thánh Ephrem, Severian of Gabala, James of Sarug). Giám Mục Theoteknos thành Livias dường như đòi hởi nơi Mẹ Maria một thứ tinh tuyền tuyệt đối ngay từ ban đầu đời sống của Mẹ. Thật vậy, Mẹ là vị được ấn định trở thành Người Mẹ của Đấng Cứu Thế cần phải có một thứ thánh hảo trọn vẹn, một ban đầu hoàn toàn vô tì tích.

     

    4.         Vào thế kỷ thứ 8, Andrew ở Crete là thần học gia đầu tiên thấy được nơi việc hạ sinh của Mẹ Maria một tạo vật mới. Đây là lý lẽ của vị này: “Ngày nay, nhân tính, nơi tất cả nhưng gì là rạng ngời của cái sao sang vô nhiễm của mình, nhận lãnh vẻ đẹp cổ kính của nó. Cái ô nhục của tội lỗi đã làm u tối đi ánh quang và vẻ thu hút của bản tính nhân loại; thế nhưng, Ngiười Mẹ của Đấng Mỹ Lệ đệ nhất được hạ sinh, thì bản tính này lấy lại được nơi bản thân Mẹ đặc ân xưa kia và được hình thành theo một mô mẫu trọn hảo thực sự xứng với Thiên Chúa… Việc đổi mới của bản tính của chúng ta bắt đầu hôm nay đây và cái thế giới già nua, một thế giới lệ thuộc vào việc biến đổi thần linh hoàn toàn, lãnh nhận các hoa trái đầu tiên của cuộc tạo dựng thứ hai” (Serm. I on the Birth of Mary).

     

    Thế rồi, lấy lại hình ảnh về thứ đất sét thuở ban đầu, ngài nói: “Thân xác của Vị Trinh Nữ này là mảnh đất được Thiên Chúa canh tác, là những hoa trái đầu tiên nơi mảnh đất của Adong là nơi được Chúa Kitô thần linh hóa, là hình ảnh thực sự như vẻ đẹp trước kia, là đất sét được Vị Nghệ Sĩ thần linh nhào nặn” (Serm. I on the Dormition of Mary).

    Sự thánh thiện ban đầu của Mẹ Maria là khởi điểm của ơn Cứu Chuộc

     

    Việc hoài thai tinh tuyền và vô nhiễm của Mẹ Maria bởi thế được thấy như là khởi sự của việc tân tạo. Nó là vấn đề của một đặc ân riêng được ban cho người nữ được chọn làm Mẹ của Chúa Kitô, vị mở ra trong thời gian ân sủng sung mãn Thiên Chúa muốn giành cho tất cả nhân loại. 

     

    Tín lý này, lại được tiếp tục lần nữa vào thế kỷ thứ tám bởi Thánh Germanus thành Constantinople và Thánh Gioan Damascenô, đã làm sáng tỏ về giá trị nơi thánh đức ban đầu của Mẹ Maria, một thánh đức được trình bày như khởi điểm cho Ơn Cứu Chuộc của thế giới.

     

    Như thế, truyền thống của Giáo Hội đồng hóa và làm sáng tỏ ý nghĩa chân thực của tước hiệu “đầy ân phúc” do thiên thần tặng cho Đức Trinh Nữ. Mẹ Maria đầy ơn thánh hóa và được đầy như vậy từ giây phút đầu tiên của cuộc sống Mẹ. Ân sủng này, theo Thư gửi tín hữu Êphêsô (1:6), được ban xuống trong Chúa Kitô trên tất cả mọi tín hữu. Sự thánh thiện ban đầu của Mẹ Maria là những gì tiêu biểu cho một mô mẫu siêu việt về tặng ân cùng với việc phân phát ân sủng của Chúa Kitô trên thế gian này.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

    Chuyn dch t L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 22/5/1996, trang 11.

     
    Xin mời nghe chia sẻ về Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm ở cái link dưới đây:
     
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ = ĐỨC MẸ KHIÊM NHƯỜNG

Đức Mẹ khiêm nhường

1. Đức Mẹ ở bên tôi. Tôi cảm nhận rất rõ sự hiện diện của Mẹ.

Mẹ đẹp về mọi phương diện. Nhưng một nét đẹp của Mẹ đã gây ấn tượng mạnh nhất nơi tôi, đó chính là sự khiêm tốn của Mẹ.

2. Mẹ rất cao sang, mà lại rất khiêm nhường.

Mẹ rất tận tâm lo cho con cái, mà lại rất khiêm tốn.

Mẹ rất quyền năng, mà lại rất khiêm hạ.

Mẹ luôn đẩy tôi về phía trước. Còn Mẹ thì đứng đằng sau.

Mẹ nhắc nhở tôi nhiều điều, nhưng cách nhẹ nhàng, kín đáo.

Mẹ lo cho tôi từng chi tiết nhỏ, cả đến những việc cá nhân hết sức tư riêng. Đặc biệt, Mẹ giúp tôi trải qua những khổ đau, những nhọc nhằn, những nhục nhã đôi lúc bất ngờ xảy ra.

3. Khiêm nhường của Mẹ là một nét đẹp tuyệt vời, là một hương thơm lôi cuốn, có sức cải tạo tôi, và luôn luôn đào tạo tôi, để tôi nên người và nên con Chúa.

4. Do vậy tôi xác tín điều này: Khiêm nhường là một ơn quý giá cao trọng Chúa ban cho Đức Mẹ, để Mẹ làm chứng cho Chúa. Ơn cao quí đó cũng được Chúa ban cho nhiều vị đứng đầu Hội thánh, để cứu các linh hồn.

5. Nói vậy là vì tôi nhớ tới Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài cũng đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc về sự khiêm nhường của ngài.

Rất nhiều lần, Đức thánh Giáo Hoàng đã nói với tôi những lời: “Cám ơn, xin lỗi”. Ngài nói những lời khiêm nhường đó với tôi một cách rất khiêm nhường, hồn nhiên và thân mật.

6. Thái độ khiêm nhường của người đứng đầu Hội thánh đã lôi kéo tôi về với Chúa.

7. Dần dần, tôi xác tín: Khiêm nhường là điều rất cần cho tôi và cho các mục tử, nhất là trong tình hình hiện nay.

Tôi biết là cần. Nhưng có được điều cần đó là chuyện không dễ.

8. Tôi cầu xin Đức Mẹ giúp tôi. Đức Mẹ khuyên tôi hãy luôn tỉnh thức. Bởi vì Satan luôn tìm mọi cách để gieo nọc độc kiêu ngạo vào lòng con người, nhất là lòng những người môn đệ Chúa.

9. Tỉnh thức là điều tôi và nhiều người rất muốn. Nhưng khốn thay, chỉ muốn mà thôi! Chứ thực sự tỉnh thức thì còn thiếu lắm.

Đáng buồn hơn nữa là tình trạng không tỉnh thức đang có khuynh hướng trở nên chuyện bình thường, để rồi vì thế kiêu ngạo xem ra cũng đang trở thành chuyện bình thường ở nhiều nơi, cả ngoài đời lẫn trong Đạo.

10. Khiêm nhường và kiêu ngạo là một trận chiến về đạo đức đã có từ rất lâu. Nay trận chiến đó có vẻ quyết liệt hơn trước nhiều. Nơi nào khiêm nhường thua, kiêu ngạo thắng, thì hậu quả sẽ khủng khiếp cả cho Hội thánh, cả cho xã hội.

11. Biết như vậy, nên tôi thấy mình có trách nhiệm phải vâng ý Đức Mẹ, mà nói lên nguy cơ đó. Chúa cũng đang dùng một số nhỏ, để phiên dịch ý Chúa. Chúng tôi vâng ý Chúa mà thôi.

12. Riêng tôi, chỉ mong việc mình nói lên là đúng ý Chúa, còn hậu quả ra sao thì xin khiêm nhường phó thác.

13. Phó thác đối với tôi là : Tôi tin Đức Mẹ sẽ luôn ở bên tôi. Tôi mong mọi người thấy tôi sẽ gặp được Đức Mẹ. Phó thác như thế là một niềm vui, là một hạnh phúc.

14. Niềm vui đó, hạnh phúc đó, tôi xin đặt vào lòng Đức Mẹ. Tự nhiên, tôi nhớ tới tên, mà Đức Mẹ đặt cho chính mình Mẹ, đó là “Con là nữ tỳ của Chúa”. “Con là người đầy tớ bé nhỏ của Chúa”. Đó là một tên rất khiêm nhường, làm sáng danh Chúa.

15. Còn tôi, tên thật của tôi, chính là: “Kẻ tội lỗi khốn nạn”. Thực vậy, tôi là kẻ tội lỗi khốn nạn được Chúa xót thương. Chúa xót thương tôi rất nhiều, nhất là vì đã ban cho tôi được ơn làm con của Đức Mẹ, được Đức Mẹ ở bên, được Đức Mẹ dắt dìu, an ủi.

16. Nhờ vậy, tôi được rất nhiều ơn hồn xác. Những ơn tôi nhận được là không sao kể xiết. Những gì tôi nói ra chỉ là một phần nhỏ, so với những gì tôi không nói ra.

17. Từ kinh nghiệm đó về mình, tôi nghĩ tới nhiều người khác. Họ cũng được như tôi, và hơn tôi. Tôi cảm tạ và ngợi khen Chúa vì những công trình lạ lùng Chúa đang làm, do lòng thương xót Chúa.

18. Một công trình lạ lùng, mà Chúa đang làm trong Hội thánh hiện nay là làm cho những bông hoa khiêm nhường sống động âm thầm nở ngay trong những nơi xem ra khó khăn nhất. Những bông hoa khiêm nhường sống động đó đang nâng đỡ tôi. Xin cảm ơn họ hết lòng.

19. Đức Mẹ đang dùng những bông hoa khiêm nhường sống động đó, để góp phần vào kế hoạch cứu độ, mà Chúa đang thực hiện cho Hội thánh và thế giới hiện nay.

Xin cùng với Mẹ cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót.

Long Xuyên, ngày 22.8.2019

+Gm. Gioan Baotixita Bùi Tuần

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts