2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH - THỨ BA

 

  • LM MINH ANH

     


     
     

    NƯỚC CỦA ẢO ẢNH

    “Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt. Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm”.

    Samuel Baker kể về một trung đoàn chết khát trên sa mạc. Nhìn xa xa, họ nghĩ, họ thấy nước; nhưng hướng dẫn viên Ả Rập cảnh báo, đó chỉ là ‘nước của ảo ảnh!’. Họ cãi cọ, hướng dẫn viên bị giết! Trung đoàn lao về phía trước; dặm này, dặm khác. Ảo ảnh dẫn đoàn quân tiến sâu hơn vào sa mạc. Quá muộn, họ đã nhận ra sự thật. Họ đã chết khi theo đuổi một điều viển vông!

    Kính thưa Anh Chị em,

    Lời Chúa hôm nay không nói với chúng ta về ‘nước của ảo ảnh’ đã dẫn đến cái chết của một trung đoàn, nhưng nói về một ‘mạch nước thật’ làm cho sống và sống đời đời! Thật ý vị khi Gioan nhắc đến con số “38”. Người đàn ông trong Tin Mừng phải sống cuộc sống bại liệt những 38 năm! “38 năm”, khoảng thời gian Israel lang thang trong sa mạc; cũng thế, người này nằm bên hồ suốt 38 năm, nhưng không với tới nước. Người ấy ‘lang thang trong sa mạc của mình!’.

    Trong Đệ Nhị Luật 2, 14, Môisen viết, “Thời gian chúng ta đi từ Cađê Bacnêa cho đến khi qua thung lũng Derét là 38 năm”. Sa mạc, nơi thử thách; ở đó, thiếu thốn trăm bề, và cái cần nhất là nước! Thế nhưng, Chúa không để Israel chết khát, nước từ các mạch đá đủ cho họ suốt gần 40 năm. Thánh Vịnh đáp ca xác tín, “Chính Chúa Tể Càn Khôn ở cùng ta luôn mãi, Thiên Chúa nhà Giacóp là thành bảo vệ ta!”. Từ đó, chúng ta hiểu ý nghĩa thị kiến nước trào ra từ đền thờ mà Êzêkiel nhìn thấy hôm nay! Phụng vụ Phép Rửa sẽ ca lên, “Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra; và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên, Halleluia!”.

    Một chi tiết thú vị khác chúng ta cần lưu ý là, Êzêkiel chẳng những là một ngôn sứ, ông còn là một tư tế! Vì thế, khi nói về nước chảy ra từ bàn thờ, đền thờ, thì phải chăng tư tế Êzêkiel đang mơ về một Giêsu Tư Tế Thượng Phẩm; Đấng sẽ là bàn thờ, là đền thờ, cũng là dòng nước cứu độ ban sự sống và chữa lành. Ngài từng tuyên bố, “Ai đến với Tôi, sẽ không khát bao giờ!”.

    Trở lại với Tin Mừng, Chúa Giêsu tự nguyện đến với người đàn ông ‘lang thang trong sa mạc’; Ngài bước vào sự cô lập của anh dù không được mời! Ngài nhìn thấy anh, biết hoàn cảnh của anh, đến gặp anh và nói chuyện trực tiếp với anh. Thoạt tiên, Ngài hỏi, “Anh có muốn khỏi bệnh không?”. Anh không trả lời, “Có” hay “Không” nhưng anh phàn nàn, “Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động”. Anh ta mắc bệnh bi quan; anh phát ốm vì buồn; anh bị bệnh lười! Đây là căn bệnh của anh, “Đúng, tôi muốn lành, nhưng...”, và anh đợi ở đó. Thế mà mấu chốt là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu; dẫu xem ra, anh không cần được chữa lành. Phải chăng anh đang tiếc nuối thuở lang thang?

    Tuyệt vời thay! Chúa Giêsu đã chữa lành con người bi quan tuyệt vọng này mà không cần nhúng anh xuống hồ Bêthesda. Bêthesda có nghĩa là “Ngôi nhà của lòng thương xót”, hoặc “Ngôi nhà của ân sủng” theo tiếng Do Thái. Đúng thế, người đàn ông này đang cần lòng thương xót và ân sủng ngay cả khi anh không ý thức. Và Chúa Giêsu không phải là ‘nước của ảo ảnh’ nhưng là mạch ân sủng và xót thương đã thương phục hồi anh! Thánh Augustinô nói, “Vết thương của chúng ta rất nghiêm trọng, nhưng vị Thầy Thuốc thì toàn năng. Tôi sẽ tuyệt vọng về vết thương chí mạng của tôi, nếu tôi không tìm thấy một Thầy Thuốc vĩ đại như Ngài!”.

    Anh Chị em,

    Chúa Giêsu, không phải là ‘nước của ảo ảnh’, nhưng là đài phun chữa lành đích thực; Ngài là nước làm cho sống! Ngài là đền thờ mới mà Êzêkiel đã có một tầm nhìn với một dòng suối tuyệt vời chảy sâu hơn bao giờ hết từ phía bên phải của nó. Nơi nào nước này chảy qua, nó đều mang lại an lành và sự sống. Đỉnh đền thờ mới là Canvê, nơi nước ngọt ngào của phép Rửa chảy ra từ cạnh sườn Đấng Kitô khi người lính lấy giáo đâm cạnh nương long Ngài. Ngày nay, dòng nước cứu độ ấy vẫn tiếp tục chảy và rửa sạch mọi thương tích trong tâm hồn chúng ta. Nước Giêsu cho chúng ta sống hạnh phúc viên mãn ngay trong sa mạc trần gian khô khốc này!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, con không thể cứu con; tệ hơn, con ‘vui tươi’, an phận trong sa mạc đời mình; ở đó, con chạy theo ‘nước của ảo ảnh’. Xin cứ dìm con vào Chúa mà đừng thèm hỏi con!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Ba tuần 4 mùa Chay (Ga 5,1-3a.5-16)

    Tin mừng: Ga 5,1-3a.5-16

    1 Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. 2 Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha.

    Hồ này có năm hành lang. 3a Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt 5 ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm.

    6 Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không ?” 7 Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!”

    8 Đức Giê-su bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” 9 Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.

    Hôm đó lại là ngày sa-bát. 10 Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!”

    11 Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: 'Anh hãy vác chõng mà đi!'“ 12 Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: ‘Vác chõng mà đi’ ?”

    13 Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. 14 Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!”

    15 Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh. 16 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúa Giêsu là Đấng chữa lành mọi bệnh tật, là Đấng ban phát và phục hồi sự sống thân xác cũng như linh hồn. Chúng ta hãy chạy đến với Chúa để được chữa trị tận căn mọi tội lỗi và mọi đau khổ, bệnh tật.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con cảm động khi nhìn thấy hình ảnh Chúa ở bên hồ Bết-đa-tha. Ở đó có bao nhiêu người bệnh tật đau khổ đang chờ đợi một sự giúp đỡ, chờ đợi một cơ may. Thật hạnh phúc cho người lâm bệnh đã ba mươi tám năm, vì Chúa cảm thông với nỗi đau khổ của anh. Hạnh phúc cho anh vì được Chúa đến hỏi thăm và cứu giúp.

    Vâng, Chúa thực sự chia sẻ nỗi đau khổ của con. Chúa được Chúa Cha sai đến để chữa trị bệnh tật cho chúng con, phần xác cũng như phần hồn. Con mang trong thân xác bao nỗi đớn đau bệnh tật. Cho dù thân xác con không bại liệt, nhưng linh hồn con đã bao năm tê cứng trong tội lỗi. Bao nhiêu năm sống ở trần gian, là bấy nhiêu năm linh hồn con thoi thóp. Những ngày con sống đẹp lòng Chúa thật là ít, còn những ngày vô độ thì rất nhiều.

    Lạy Chúa Giêsu, nếu Chúa hỏi con có muốn khỏi bệnh không, thì con cũng trả lời như người bại liệt: không có ai giúp con. Vâng, không có ai giúp đỡ con ra khỏi tội lỗi, và cũng không ai có thể giúp con được. Chỉ có mình Chúa mà thôi. Chỉ có Chúa mới có thể chữa trị tận căn mọi tội lỗi đời con. Chỉ có Chúa mới ban phát và phục hồi lại sự sống nơi linh hồn con. Xin cho con biết chạy đến với Chúa để được chữa lành chứng tê liệt của linh hồn. Xin dạy con biết chạy đến với Lời Chúa, nơi bàn thờ Chúa, nơi Thánh Thể để được bồi dưỡng sinh lực. Xin nâng con chỗi dậy và đứng thẳng lên để làm lại cuộc đời. Qua Bí tích Rửa tội và Giải tội, Chúa đã cho con được đứng lên, thế nhưng con vẫn qụy ngã mãi. Xin Chúa đừng bỏ con. Xin Chúa ở lại trong đời con cũng như Chúa đã ở bên cạnh người bại liệt ngày xưa. Amen.

    Ghi nhớ: “Tức khắc người ấy được lành bệnh”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER -CN4MC-C

 

  •  
    Mo Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA: ĐỨA CON HOANG ĐÀNG TRỞ VỂ
     

     

                                                                        FOURTH SUNDAY OF LENT – YEAR C

                                                                                                                                                                  

                                                                                          27 MARCH 2022

      

     

     

                                                                               BREAKING OPEN THE WORD

                                                            GRACIOUSNESS AND MERCY (Luke 15:1-3, 11-32)

     

    After many years in the desert journeying towards the land of promise, it must have been difficult for the people of Israel to comprehend that they had finally arrived. A new stage in their lives was beginning and it was fitting to rejoice and remember what God had done by celebrating the Passover. The God who had nourished them in the desert would no longer provide manna: it was no longer necessary since now they had their own land which had been provided by God’s graciousness. For Paul, God’s graciousness and mercy were nowhere more apparent than in the life, death, and resurrection of Jesus. In the second letter to the Corinthians, much of chapters two to six are taken up by Paul sharing his understanding and experience of apostolic life with them. There had been considerable friction between Paul and the community and this, no doubt, had called Paul to reflect on the sort of reconciliation and harmony for which he longed and worked. Misunderstood and hurt, Paul looks to the heart of the gospel message, a message of a new creation through forgiveness. As Jesus has reconciled us to God by his own death, so we are called to be reconciled to one another.

    The call of reconciliation and graciousness is continued in today’s Gospel. The timeless beauty of the parable of the loving father and his own sons calls us to look to our own hearts. Are we ready to forgive and be forgiven? Will we share in the new creation that Jesus died to bring us?

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

     

     

     

                                                                                                       Hosea - Come Back to me:

    https://www.bing.com/videos/search?q=hosea+-+come+back+to+me+images+youtube&view=detail&mid=82EB669310D3FEE5200F82EB669310D3FEE5200F&FORM=VIRE

     

                  Đứa con hoang đàng - Người cha nhân hậu, một dụ ngôn:

                       https://www.youtube.com/watch?v=aBo6Eg8iLLo

     

 

CẢM NGHIỆM SỘNG LC - TGP SAIGON

  • TGM NGUYỄN NĂNG
     
     

    Thứ Hai tuần 4 mùa Chay (Ga 4,43-54)

    Tin mừng: Ga 4,43-54

    43 Khi ấy, sau hai ngày lưu lại Sa-ma-ri, Đức Giê-su đi Ga-li-lê.

    44 Chính Người đã quả quyết: ngôn sứ không được tôn trọng tại quê hương mình.

    45 Khi Người đến Ga-li-lê, dân chúng trong miền đón tiếp Người, vì đã được chứng kiến tất cả những gì Người làm tại Giê-ru-sa-lem trong dịp lễ, bởi lẽ chính họ cũng đã đi dự lễ.

    46 Vậy Đức Giê-su trở lại Ca-na miền Ga-li-lê, là nơi Người đã làm cho nước hoá thành rượu. Bấy giờ có một sĩ quan cận vệ của nhà vua có đứa con trai đang bị bệnh tại Ca-phác-na-um.

    47 Khi nghe tin Đức Giê-su từ Giu-đê đến Ga-li-lê, ông tới gặp và xin Người xuống chữa con ông vì nó sắp chết.

    48 Đức Giê-su nói với ông: “Các ông mà không thấy dấu lạ điềm thiêng thì các ông sẽ chẳng tin đâu!”

    49 Viên sĩ quan nói: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất!”

    50 Đức Giê-su bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống.” Ông tin vào lời Đức Giê-su nói với mình, và ra về.

    51 Ông còn đang đi xuống, thì gia nhân đã đón gặp và nói là con ông sống rồi.

    52 Ông hỏi họ con ông đã bắt đầu khá hơn vào giờ nào. Họ đáp: “Hôm qua, vào lúc một giờ trưa thì cậu hết sốt.”

    53 Người cha nhận ra là vào đúng giờ đó, Đức Giê-su đã nói với mình: “Con ông sống”, nên ông và cả nhà đều tin.

    54 Đó là dấu lạ thứ hai Đức Giê-su đã làm, khi Người từ miền Giu-đê đến miền Ga-li-lê.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Những người đồng hương của Chúa chối bỏ và khinh bỉ Chúa, nhưng viên sĩ quan người lương dân đã tin Chúa. Chúa chờ ta đón nhận Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã không chọn cảnh giàu sang nơi cung vàng điện ngọc, Chúa đã không khư khư dành cho mình quyền uy của Đấng Tối Cao. Nhưng Chúa đã chọn sinh ra trong cung lòng của Đức Maria, cô thôn nữ quê mùa của làng Nazarét, và người cha nuôi của Chúa chỉ là bác thợ mộc bình thuờng. Chính vì thế, những người đồng hương của Chúa đã từ khước và xua đuổi Chúa, chối bỏ những lời hứa của Chúa Cha, đến nỗi Chúa đã từ bỏ quê hương để tìm đến miền Galilê của người lương dân để rao giảng Tin Mừng và trao ban hồng ân cứu độ. Và ở đó Chúa đã gặp được những người có lòng tin mạnh mẽ và chân thành.

    Lạy Chúa, ngày nay con có cả kho khôn ngoan của Lời Chúa, có cả một kho tàng ân sủng các Bí tích để giúp con tiếp xúc và kết hiệp mật thiết với Chúa, có cả một lịch sử Giáo hội tông truyền, có cả một hàng giáo phẩm luôn hiện diện bên con để dạy dỗ bảo ban giúp con trung thành với Chúa. Nhưng con cũng không hơn gì người Nazarét, con vẫn chối bỏ Chúa bằng những dễ dãi trong cuộc sống, những đam mê vui thú lệch lạc, những lừa lọc trong giao tiếp thường ngày, những ghen tương ích kỷ. Như thế là con đã chối bỏ Chúa.

    Lạy Chúa, xin thức tỉnh tâm hồn con, xin làm cho con biết đón nhận Chúa và hồng ân cứu độ của Chúa. Xin dạy con biết tìm gặp gỡ Chúa nơi Lời Hằng Sống, nơi các Bí Tích, nơi Giáo Hội. Xin giúp con nhìn thấy Chúa trong mọi người, qua mọi biến cố trong cuộc sống, để con dấn thân và cộng tác vào công trình cứu chuộc của Chúa. Xin Chúa ở lại với con mọi ngày cho đến khi Chúa lại đến. Amen.

    Ghi nhớ: “Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Bảy tuần 3 mùa Chay (Lc 18, 9-14)

    Tin mừng: Lc 18, 9-14

    9 Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: 10 “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế.

    11 Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: ‘Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; 12 tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi’.

    13 Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: ‘Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội’.

    14 Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Tất cả mọi nỗ lực cố gắng, tất cả mọi thành tích công trạng của con người đều không xứng đáng được Chúa ban ơn. Trước mặt Thiên Chúa, con người chỉ là số không. Khiêm tốn nhìn nhận đúng thân phận của mình ta sẽ được Chúa ban ơn lành.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, bắt đầu phút cầu nguyện, trước hết con dâng lên Chúa tâm tình khiêm tốn. Trước mặt Chúa Toàn Năng, con chẳng đáng là gì. Lời cầu nguyện khiêm tốn của con không phải chỉ để xin ơn, nhưng là để nhận biết những ơn lành Chúa ban, để dâng lời cảm tạ Chúa, lời cầu nguyện khiêm hạ không làm con trở nên yếu đuối, nhưng thúc đẩy con trở nên can đảm chấp nhận mọi sự thật về mình. Con nhận biết khuyết điểm hạn chế của con để sẵn sàng đón nhận ân sủng Chúa ban.

    Chúa đã tuyên dương thái độ của người thu thuế, vì ông khiêm tốn thống hối ăn năn và chờ đợi ân sủng cứu độ từ lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa cho con đừng chỉ dừng lại nơi việc thống hối bên ngoài, nhưng biết đi sâu vào nội tâm và thể hiện trong cuộc sống: biết đến với Chúa trong tâm tình tin tưởng phó thác và biết đối xử với anh em trong tình huynh đệ cảm thông.

    Lạy Chúa Giêsu, hình ảnh tuyệt đẹp trong cuộc sống là lúc Chúa liên kết với Chúa Cha trong lời cầu nguyện. Xin Chúa dẫn đưa con đến với Cha trong tâm tình yêu mến.

    Lạy Chúa, hằng ngày con vẫn cầu nguyện trong giờ kinh lễ, và ngay lúc này con đang cầu nguyện với Chúa. Xin Chúa giúp con khiêm tốn, không tự mãn, nhưng biết mở lòng hướng nhìn về Chúa và cậy trông vào lòng thương xót bao la của Chúa. Lạy Chúa, con chỉ là đầy tớ vô dụng, con chỉ làm công việc con phải
    Kính chuyển:
    Hồng