13. Tìm Gặp Chúa Thật Nhanh

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH- ÔNG GIAKEU GẶP CHÚA

  •  
    Hong Nguyen
     
     
    Mon, Nov 16 at 10:48 AM
     
     

    Thứ Ba 17/11/2020 – Thứ Ba tuần 33 thường niên. – Thánh nữ Êlisabét Hunggari. Lễ nhớ. – Giakêu thể hiện hoán cải cách cụ thể

    Lời Chúa: Lc 19, 1-10

    Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêu, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó.

    Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: "Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". Ông vội vàng trụt xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: "Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi".

    Ông Giakêu đứng lên thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn". Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng, Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điễu gì đã hư mất".

    Suy Niệm 2: VƯỢT THẮNG ĐỂ GẶP ĐƯỢC CHÚA

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Sống là chiến đấu. Với ma quỉ, xác thịt, thế gian. Ngay trong bản thân. Vì thế phải chiến đấu với chính mình. Nước Trời dành cho ai thắng vượt chính mình.

    Ông Gia-kêu hôm nay thắng vượt chính mình. Đời ông chìm trong tội lỗi. Tội lỗi công khai. Tội lỗi thầm kín. Tội lỗi khiến ông tuy giầu có nhưng băn khoăn ray rứt. Muốn tìm cách thoát ra. Muốn thoát ra phải vượt qua chính mình. Nên ông trèo lên cây sung. Bất chấp tuổi tác. Bất chấp địa vị. Nhưng lạ chưa. Chúa nhìn thấy ông từ bao giờ. Chúa ngỏ lời với ông khi ông chưa kịp ngỏ lời với Chúa. Chúa xin vào nhà ông trước khi ông dám lên tiếng mời Chúa. Chúa đã đi bước trước. Ông liền cởi mở. Không những mở cửa nhà mà còn mở cả tấm lòng. Đón Chúa vào ông tống khứ hết những gì đối nghịch với Chúa. Tống khứ hết những gì khiến lương tâm ông ray rứt không yên nghỉ. Hoàn toàn dứt bỏ cuộc sống cũ. Hoàn toàn chết cho con người cũ. Để sống cho con người mới. Chúa công khai nhận ông là con cháu Áp-ra-ham. Lớn tiếng chúc phúc cho ông và gia đình.

    Ê-la-da cũng đã hoàn toàn chiến thắng. Ông đã suốt đời thờ phượng Chúa. Ông quyết chết cho Chúa. Nên không chịu giả hình. Ông quyết trung thực, ngay thẳng. Hiên ngang làm chứng cho Chúa. Ông đã sống cho Chúa. Ông sẽ chết cho Chúa. Ông đã vượt thắng thế gian. Vượt thắng nỗi ham sống sợ chết. Vì ông tin tưởng. Chúa cao cả hơn trần gian. Đời sau đáng quí hơn đời này. Ông nói: “Đức Chúa là Đấng thông suốt mọi sự, hẳn Người biết là dù có thể thoát chết, nhưng tôi vẫn cam chịu những lằn roi gây đau đớn dữ dằn trong thân xác, còn trong tâm hồn, tôi vui vẻ chịu khổ vì lòng kính sợ Người” (năm lẻ).

    Sách Khải huyền khích lệ ta phải chiến đấu để thắng vượt thế gian. “Ai thắng sẽ được mặc áo trắng”. Và thắng vượt chính mình. Đừng sống dật dờ uể oải. Phải tích cực “Vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta”. Phải tích cực tống cổ thói xấu.

    Phải sẵn sàng mở cửa đón Chúa vào. “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy…Ai thắng, Ta sẽ cho ngự bên Ta, trên ngai của Ta” (năm chẵn).

    Thật hạnh phúc. Khi ta thắng vượt chính mình. Ta sẽ được phần thưởng là chính Chúa. Sẽ được ở với Chúa. Dự tiệc với Chúa. Lạy Chúa, xin ban sức mạnh. Để con chiến thắng trong cuộc chiến này. Amen.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - KIỀM CHẾ CÁI LƯỠI

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Nov 8 at 1:24 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    HÃY CHẬN ĐỨNG CÁI LƯỠI ! NÓ THƯỜNG THA LỬA CHÂM

                               MỒI HỎA NGỤC VÀ LUYỆN NGỤC

     

    Xêdê (Césaire) kể cho ta một thánh tích, dạy không nên chuyện trò ở nơi tôn nghiêm, vì làm mất lòng Chúa.

     

    Trong một dòng Xita, gọi là dòng Đấng Cứu Thế, hai cô gái đến tu. Người ta để họ ngồi gần nhau trong cung thánh. Tên hai Dì là Giêtruđê và Mácgarita, tuy rất nhân đức, có một thói xấu là hay nói, thường phá sự im lặng.

     

    Một cơn bệnh đã chấm dứt đời xuân xanh của dì. Dòng chôn dì ở cuối nhà thờ.

     

    Một tối kia, các nữ tu tập trung lại nhà thờ đó thì dì hiện về trước bàn thờ, bái quỳ như thường lệ, và đến ngồi bên Mácgarita không một dì nào thấy cả; trừ Mácgarita, là bạn nhập tu và đồng phạm, sợ quá, xanh như tàu lá chuối, run lập cập và sấp ngã xuống đất.

     

    Cả dòng xúm lại săn sóc và hỏi cớ sự.

     

    Bấy giờ dì kể lại đầu đuôi và thêm: người quá cố, sau khi hát kinh chiều, đứng dậy bái lạy sát đất và biến mất. Mẹ bề trên, sợ đó chỉ là sản phẩm của tưởng tượng và lộn xộn hay là ảo tưởng của ma quỷ.

     

    Bà chỉ thị: “Nếu Giêtruđê còn hiện về nữa, con hãy nói: 'Benedicte!', chắc dì sẽ đáp như thông lệ trong dòng: 'Dominus!' (hai tiếng Latinh nghĩa là Hãy Ngợi Khen Chúa) rồi con sẽ hỏi dì ở đâu đến và muốn gì?”

     

    Ngày hôm sau cũng giờ ấy, linh hồn ấy về nữa.

     

    Mácgarita chào: “Benedicte!”

     

    “Dominus!” Linh hồn ấy đáp.

     

    Mácgarita hỏi: “Dì Giêtruđê quý mến, dì ở đâu đến và muốn gì?”

     

    “Em đến thỏa mãn sự công lý của Chúa tại chính nơi em phạm tội với chị, khi em đã nhiều lần phá sự thinh lặng và làm cho chị phải phá sự thinh lặng theo, vì những điều vô ích trong khi cử hành các nghi lễ phụng vụ. Đấng Thẩm Phán Tối Cao muốn em trả hết nợ tội lỗi ngay ở nơi và trong những cảnh mà em đã phạm đến Chúa.

     

    Ôi! Nếu chị biết được em đau khổ biết chừng nào! Em bị lửa thiêu đốt tứ bề:


    nhất là lưỡi em bị nung đốt, không được giảm nhẹ một chút nào. Chị nên lá gương em mà giữ mình, nên hãm dẹp lời ăn tiếng nói: 'hãy quên gương xấu em đã làm và đừng lôi cuốn ai theo nó, vì một khổ hình tương tự ắt sẽ dành cho chị đó'.”

     

    Nói đoạn, Giêtrudê biến mất. Linh hồn còn về nhiều lần nữa để xin các dì phước cầu nguyện, cho đến khi được siêu thoát. Dì thân ái chào biệt bạn và đi đến mồ đã chôn dì. Dì dỡ mồ lên và nằm xuống đó, không còn hiện về nữa.

     

    Bị xúc động nhiều phen và quá mãnh liệt, Mácgarita lâm bệnh đến dứt điểm cuộc đời.

     

    Ai cũng tưởng dì đi luôn. Nhưng đó chỉ là một trạng thái xuất thần nhập hoá, trong đó nhiều điều lạ lùng bên kia đời được tiết lộ cho dì. Dì kể lại cho các chị em đồng tu kinh ngạc và khuyên họ can trường mỗi ngày mỗi tiến trên đường hãm dẹp ngũ quan. Phần dì, dì trung thành đến thận trọng giữ thinh lặng. Hình phạt kinh khủng Giêtruđê chịu luôn luôn lởn vởn trong trí dì.

     

    II. THẬT RÕ RÀNG: TẠI CÁI MIỆNG BA HOA

     

    Đức cha Đuyarăng, Giám Mục Tulu (Duran Toulouse) hiến cho một gương đồng loại.

     

    Ngài rất nhân đức, luôn luôn hãm xác, bao giờ cũng lo lắng thăng tiến trên đường thánh thiện.

     

    Tuy nhiên, Ngài có tật xấu là ít giữ miệng lưỡi. Khi còn là một tu sĩ thường, Ngài quá vui trong lúc chuyện trò, hay bông đùa hay kể chuyện tiếu lâm. Cha bề trên cảnh cáo Ngài nhiều lần, bảo là những điều giỡn cợt đó không phù hợp với một linh mục và nếu không sửa, sẽ bị phạt trong Luyện Ngục.

     

    Cha Duyarăng không mấy lưu ý đến lời cảnh giới đó, và khi đã lên chức giám mục, cũng tiếp tục chọc cười thiên hạ.

     

    Khi ngài chết, ngài hiện về cùng một tu sĩ bạn, cha Xêganh (Séguin) và nhờ xin bề trên cầu bầu cho ngài. Cha bề trên họp các tu sĩ lại và yêu cầu mọi người thinh lặng tuyệt đối trong một tuần lễ, để cho linh hồn ngài được cứu rỗi. Cả dòng đồng ý.

     

    Tuy nhiên, có một tu sĩ nói một vài lời. Người quá cố hiện về và báo tin là vị tu sĩ đã nói đó làm mất hết công nghiệp thinh lặng của các bạn khác.

     

    Vậy phải nín lặng một tuần khác và gia tăng lời cầu nguyện. Tuần cấm khẩu vừa dứt, đức cha Duyarăng hiện về, mặt mày hớn hở trong phẩm phục giáo


    triều. Ngài hết lòng cám ơn nhà dòng và báo tin Chúa đón nhận ngài vào thiên đàng ngay.

     

    LỜI NGUYỆN

     

    Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chận đứng cái lưỡi lại. Người ta nói là ba tấc lưỡi nhưng nó dài lắm. NHỜ ƠN CHÚA, chúng con nhớ mãi cái lưỡi trong dụ ngôn Êđốp. Vì cái lưỡi có thể mang lại cho chúng con hào quang vinh phúc mà cũng có thê tha lửa châm mồi hỏa ngục và Luyện Ngục đến lâu dài.

    NXB PHƯƠNG ĐÔNG
     


     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - NHỮNG ĐAU KHỔ CỦA TỘI NHÂN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Sep 24 at 1:12 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHÚA

    NHỮNG ĐAU KHỔ CỦA TỘI - NHÂN.

     

    Khi phạm tội, các tội-nhân phạm phải hai lỗi lầm: “Vì dân Ta đã làm hai điều bất hảo: Chúng đã bỏ Ta, mạch nước hằng sống, và đào cho mình nhiều bể nước, nhưng các bể nước đó thủng đáy, không chứa được nước.” (Giê-rê-mi-a 2 - 13)

     

    Vì các tội-nhân bỏ Đấng Tạo-hoá và chạy theo tạo-vật thấp hèn, họ bị chính những tạo-vật dày xéo, bị lửa thiêu đốt và bị quỷ dữ hành hạ. Đó là những đau khổ về thể xác. Nhưng nó còn chịu một đau khổ tinh thần khốn-nạn gấp trăm lần, là bỏ mất Chúa, đấng tốt lành và đáng mến vô ngần.

     

    Đức tin dạy cho chúng ta biết có hoả-ngục, nơi phạt ma quỷ cùng những người tội-lỗi. Họ đã dùng ngũ-quan để phạm tội, thì chính các ngũ-quan đó bị phạt vì tội đâu vạ đó: “Người sai đến để trị tội chúng, ngõ hầu chúng biết rằng tội phạm ở đâu, hình phạt ở đó.” (Khôn-ngoan 11 :16)

     

    Mắt bị tối tăm: “Đất tối-tăm bao phủ chết chóc.” (Gióp 10 - 21)

     

    Trong vực sâu hỏa-ngục tối-tăm mù-mịt: “Chúng không bao giờ thấy ánh sáng.” (Thánh Vịnh 49 : 20)

     

    Thánh Ba-li-si-ô giải thích: “Chúa đã cất sự sáng trong lửa đi, nên lửa chỉ thiêu đốt mà không có ánh sáng.”

     

    Khứu giác bị dày xéo: “Xác chết của chúng quăng la-liệt, và từ thây ma mùi hôi-thối bốc lên. Núi non như rửa máu.” (I-sai-a 3 : 3)“Giáng xuống trên cả lũ chúng, kinh-hoàng khủng-khiếp; chúng đờ ra như đá.”(Xuất hành 15 : 16)

     

    Các hình khổ kéo dài và mãi mãi không hề thay đổi.

     

    Tai tội-nhân luôn bị tiếng hú rợn người: “Những tiếng hú kinh-khủng đập mạnh vào tai nó.” (Gióp 15 - 21)

     

    Đau khổ biết bao cho một người buồn ngủ mà phải nghe tiếng rên liên-lỉ của bệnh nhân, tiếng chó sủa inh tai, tiếng trẻ con la hét.

     

    Bụng tội-nhân luôn đói như gào và khát nước khô cổ, khát đến nổi họ có ấn-tượng uống cả đại dương cũng không hết khát, thế mà không bao giờ được một hạt nước.

     

    LỜI NGUYỆN CẬY TRÔNG.

     

    Lạy Chúa, thật bất hạnh cho con khi con phản nghịch với Chúa. Đã bao năm qua con đáng chịu phạt trong biển lửa đời đời, nhưng Chúa còn chờ đợi con thống-hối ăn-năn. Con xin sấp mình dưới chân Chúa ăn-năn tội-lỗi mình.

     

    Những người trong hỏa-ngục ước mong có một giờ, một phút con hiện có, nhưng đâu còn nữa. Không lẽ con lại dùng thời giờ quý báu còn lại của con để xúc-phạm đến Chúa nữa hay sao? Không, ngàn lần không! Con xin yêu Chúa hết lòng.

     

     

    Lạy Nữ-Vương và là Mẹ con, xin Mẹ bầu-cử với Chúa Giêsu, Con Mẹ, để con đừng phạm tội, mà phải sa xuống biển lửa đời đời.
     
    Tác giả: Thánh An-Phong-Xô Li-go-ri  
    (Phêrô Bùi-Đắc-Hữu, dịch)
     
     

 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - NHỚ CAC LINH HỒN

1- NGÀY CHẾT LÀ NGÀY SINH NHẬT.

2 - ĐỜI TRẦN GIAN LÀ THỜI THAI NGHÉN.

3 -TÔI KHÔNG CHẾT- TÔI VÀO CÕI SỐNG.

4- LẠY CHÚA, CON TÍN THÁC VÀO CHÚA.

5- NGÀY CHẾT LÀ NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA.

CA NGỢI:

"Hôm nay là Ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng tôi vui mừng sung sướng triền miên........"

-------------------------

TIM GẶP CHÚA THẬT NHANH - CACH CỨU CAC LINH HỒN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Sep 22 at 8:12 AM
     
     
     
     
    PHƯƠNG CÁCH CỨU GIÚP CÁC LINH HỒN
     
    Công đồng Lyon năm 1274 và Công đồng Florence năm 1439 tuyên ngôn rằng:

    "Ðể làm giảm bớt các hình phạt các linh hồn khốn khó phải chịu trong Luyện ngục: Lời cầu nguyện, việc làm phúc bố thí, và các việc lành khác mà các giáo dân quen làm như Giáo hội dạy, nhất là Thánh Lễ Misa, có thể giảm bớt hình khổ cho các linh hồn Luyện ngục." (D. 464, 693).

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Chúng ta nên dâng việc lành phúc đức như đọc kinh, lần hạt Mân côi, ăn chay, hãm mình, bố thí, nhường Ân xá, nhất là dự lễ và xin lễ cho các linh hồn trong Luyện ngục. Làm như thế ta thực hiện mầu nhiệm Các thánh Thông công, liên kết đó là giáo lý rất an ủi người sống cũng như người đã qua đời.

     

     

     
    Mầu nhiệm Các Thánh Thông công dạy ta rằng "Tất cả các tín hữu còn sống hay đã qua đời, đã được lên Thiên đàng hay còn trong Luyện ngục, đều liên lạc mật thiết với nhau."
     
    Các tín hữu còn sống liên lạc với các Thánh trên trời bằng cách tôn kính cầu xin các Thánh, đối lại các Thánh cầu bầu cho các tín hữu trước mặt Chúa, xin cho các tín hữu những ơn cần thiết làm trọn thánh ý Chúa trong bậc mình khi còn sống ở trần gian.
     
    Các tín hữu còn sống liên lạc với các linh hồn Luyện ngục bằng cách dâng các lời nguyện, việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn, đổi lại các linh hồn cầu bầu cho các tín hữu trước mặt Chúa, xin cho các tín hữu những ơn cần thiết phần hồn phần xác.
     
    Các tín hữu còn sống thông công liên lạc với nhau qua lời cầu nguyện, gương lành. Ðời sống thánh thiện của mọi người đều có ảnh hưởng đến người khác.
     
    Chúa Kitô đã kết hợp các tín hữu thành một thân thể mầu nhiệm, đó là lý do giải nghĩa mầu nhiệm các Thánh thông công như đã trình bày trên.

     

     

     
    Muốn cho các việc chúng ta làm sinh ơn ích cứu rõi các linh hồn, theo ý kiến Thánh Tôma Aquinô cần 3 điều sau:
     
    1. Phải có ý nhường công phúc việc lành mình làm cho linh hồn nào đó, hoặc cho các linh hồn mồ côi. Nếu không có ý nhường thì công phúc việc lành vẫn thuộc về người làm.
     
    2. Phải làm việc có tính cách đền tội, bởi tuy là việc lành nhưng sinh công hiệu khác nhau: công hiệu kinh Mân côi khác công hiệu lễ Misa. Và còn tùy người làm cách sốt sắng thánh thiện hay khô khan ơ hờ.
     
    3. Phải làm khi có ơn nghĩa Chúa, nghĩa là sạch tội trọng. Không kể những việc lành nguyên tự phát sinh công hiệu như Thánh lễ Misa, dù người dự hay xin lễ không có ơn nghĩa Chúa, Thánh lễ vẫn sinh công hiệu cho các linh hồn.
     
    * Truyện kể rằng, một người cha đang khi hấp hối dặn đứa con trai nhớ đến và năng cầu nguyện cho cha sau khi cha qua đời. Người con hiếu thảo vâng lời ngay, chàng siêng năng cầu nguyện, dâng việc lành phúc đức cầu cho linh hồn cha.

    Sau 33 năm người cha nói trên hiện về với con, quanh mình phủ đầy lửa, cay đắng phàn nàn:
     
    - Tại sao con quên cha lâu năm như vậy, không cầu nguyện cứu giúp cha.
    Người con hết sức ngạc nhiên không hiểu câu nói của cha, chàng liền hỏi:
    - Những lời cầu nguyện, việc lành, bố thí của con không giúp ích gì cho cha sao?
    Người cha trả lời:
    - Không con ơi, các việc lành phúc đức con làm không sinh ích gì cho con và cho cha, bởi con làm khi con mắc tội trọng. Con xưng tội, nhưng không có lòng ăn năn chừa tội thật. Chúa nhân từ cho phép cha hiện về với con để làm ích cho cha con ta.
     
    Từ đó, người con thật lòng ăn năn chừa tội và chẳng bao lâu sau đã cứu được linh hồn cha khỏi Luyện ngục lên Thiên đàng rực rỡ vô ngần (Charity p. 526).**R

     

    Sưu tầm