13. Tìm Gặp Chúa Thật Nhanh

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH -

 

  •  
    nguyenthi leyen
    TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH
     
    Mon, Jan 11 at 12:37 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    NHỮNG LÝ DO KHIẾN CÁC LINH HỒN SA VÀO HỎA NGỤC
    Sau khi đọc và chuyển ngữ câu chuyện Lá Thư Từ Hỏa Ngục (A Letter From The Other World -From Hell), chúng tôi suy nghĩ rất nhiều và xin chia sẻ tâm tình của chúng tôi.
    Dựa vào lời tự thuật của cô Ana, một người bị rớt vào Hỏa ngục, chúng tôi có thể rút ra những lý do mà các linh hồn bị vào Hỏa ngục như sau:
    CẢM NGHIỆM RÚT RA NHỮNG LÝ DO LINH HỒN HƯ MẤT
    1. Khi còn sống, ta sống ích kỷ mà không yêu thương và giúp đỡ ai cả.
    2. Ghen ghét và hận thù mọi người.
    3. Không quan tâm đến những người chung quanh.
    4. Nghĩ xấu về những hảo ý của người khác, tức là nghi ngờ lòng tốt của kẻ khác.
    5. Không bao giờ biết cầu nguyện.
    6. Từ chối sự hiện diện của Chúa và không muốn nghe ai nhắc đến Chúa.
    7. Phỉ báng và chế nhạo Thiên Chúa.
    8. Bỏ phí những cơ hội được nhận ơn phúc của Giáo Hội.
    9. Từ chối các ân huệ Chúa ban nên không được ơn cứu rỗi.
    10. Say mê các thú vui trần gian mà không để ý đến tôn giáo của mình.
    11. Không xưng tội và không rước Mình Thánh Chúa.
    12. Không cầu nguyện với Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa.
    13. Không làm việc sùng kính Đức Mẹ Maria (cầu nguyện bằng chuỗi kinh Mân Côi).
    14. Không xin Đức Mẹ Maria bảo vệ và cầu bầu cho mình.
    15. Không cầu xin Lòng Thương Xót Chúa.
    16. Vì không bền chí cầu nguyện nên không được ánh sáng Chúa ban cho để có sức mạnh mà hoán cải và đứng lên từ vũng lầy của tội lỗi.
    17. Lì lợm cứng đầu, không muốn từ bỏ tật xấu.
    18. Bịt tai trước những lời khuyên can của người tốt.
    19. Thờ-ơ nguội-lạnh trước những gì liên quan đến Chúa.
    20. Không tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật.
    21. Không tin vào sự hiện diện của ma quỷ.
    22. Không tin rằng ma quỷ gây ảnh hưởng trên nhân loại.
    23. Muốn đi con đường thoải mái, mà không muốn đi con đường hẹp.
    24. Không tin Chúa mà chỉ tin vào những gì mình ưa thích.
    25. Giả hình, làm ra vẻ đạo đức nhưng lòng thì độc ác như thuốc độc.
    26. Không muốn nghe tiếng nói của lương tâm.
    27. Không muốn sinh con cái vốn là hoa quả mà Thiên Chúa ban tặng.
    28. Tôn thờ người đời hay tạo vật hơn là tôn thờ Chúa.
    PHƯƠNG CÁCH TRÁNH LỬA HỎA NGỤC.
    1. Những lời cầu nguyện, cùng đau khổ và hy sinh của người khác có thể cứu người xấu xa khỏi rơi vào Hỏa ngục.
    2. Thiên Chúa cho phép ma quỷ đánh phá những kẻ đầu hàng ma quỷ.
    3. Nỗi đau khổ của ma quỷ gia tăng mỗi khi chúng dắt thêm một linh hồn vào Hỏa ngục.
    4. Tiếng Thiên Chúa kêu gọi người xa lìa Chúa hãy trở lại cho đến giờ chết.
    5. Nếu có sự đau khổ lớn lao và dài lâu xẩy ra là dấu hiệu ta được đền tội ở trần gian.
    6. Người lịch lãm vẫn rớt xuống Hỏa ngục nếu họ từ chối gặp gỡ Thiên Chúa.
    7. Người sống xa lìa Chúa thì không bao giờ hạnh phúc trong nội tâm.
    8. Nỗi thống khổ lớn lao nhất của linh hồn bị luận phạt là hoàn toàn mất Chúa.
    9. Trong Hỏa ngục, các linh hồn đau đớn với các mực độ lớn nhỏ khác nhau.
    10. Người có lòng hiểm độc và biết rõ tội mình mà vẫn phạm tội thì bị trừng phạt nhiều hơn người phạm tội vì sự yếu lòng.
    11. Người Công Giáo xuống Hỏa ngục chịu đau đớn hơn người của các tôn giáo khác, vì khi còn sống, họ lãnh nhận được nhiều ân sủng và ánh sáng lớn lao hơn nhưng lại khinh thường.
    12. Các linh hồn hiểu biết về Chúa nhiều thì đau đớn triền miên hơn các linh hồn ít biết về Chúa.
    13. Đừng trì hoãn và đợi đến lúc gần chết mới hối cải vì cái chết đến đột ngột như kẻ trộm.
    14. Khi vào Hỏa ngục rồi vẫn biết rõ những gì liên quan đến người thân của mình ở trần gian và tang lễ của mình.
    15. Cuốn phim về hình ảnh cuộc đời một người sẽ xuất hiện trước mắt linh hồn người ấy, từ khi trẻ đến lúc lâm tử, rồi linh hồn kinh hoảng xấu hổ, và chạy trốn tình trạng xấu xa của linh hồn mình bằng cách lao mình vào Hỏa ngục.
    16. Ngay khi chết, Chúa vẫn cho một cơ hội chót để chấp nhận Chúa hay quay lưng với Ngài.
    Khi đọc “Lá thư từ Hỏa Ngục”, chúng tôi ngạc nhiên là cô Ana khi còn sống không mắc những tội dâm ô, thuốc sái, tham lam, giết người … như một số người của thời đại này:
    1. Ngoại Tình.
    2. Khiêu Dâm.
    3. Đĩ Điếm.
    4. Phá Thai.
    5. Đồng Tính Luyến Ái.
    6. Nam Nữ sống chung mà không có bí tích hôn phối.
    7. Gây gương mù cho người trẻ bắt chước.
    8. Ma Túy.
    9. Tham lam.
    10. Cướp của.
    11. Giết người.
    Thế mà cô vẫn vào Hỏa ngục, bởi vì cô Ana đã từ chối tình yêu và sự hiện diện của Thiên Chúa.
    Trong những lần hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha, Đức Mẹ Maria có phán rằng:
    “Sở dĩ nhiều người ta xuống Hoả ngục là vì tội xác thịt, và vì không có ai hy sinh, đền tội và cầu nguyện thay cho họ.”
    Đó là lý do mà Đức Mẹ Maria muốn chúng ta hãy:
    1. Ăn Năn Hối Cải.
    2. Đền tạ Mẫu Tâm Mẹ.
    3. Cầu nguyện, nhất là cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi.
    Nhìn lại trong gia đình của chúng ta ngày nay, các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho số phận của con cháu mình. Hơn lúc nào hết, các cha mẹ cần cầu nguyện rất nhiều cho các con, cháu mình để họ có ơn khôn ngoan và đức tin, hầu thoát khỏi sự vô tín và dâm ô. Các bậc cha mẹ cũng cần làm việc đền tội, hy sinh, bác ái, chay tịnh và cầu nguyện liên lỉ thay cho gia đình và con cháu.
    Những nỗi thống khổ lớn lao mà ta phải gánh chịu, những cơn bịnh đau đớn của thể xác, những oan khiên mà thiên hạ trút lên đầu ta… đều trở nên những sự đau khổ thánh, mang lại giá trị vô biên, nếu như ta biết dâng lên để hiệp thông với Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô, với Máu Thánh Cực Châu Báu của Chúa KiTô, để xin đền tội cho bản thân, gia đình và gia tộc. May ra nhờ việc ta làm mà thân nhân chúng ta không phải rớt vào nơi Hỏa ngục đáng sợ ấy.
    Những ai âm thầm chịu đựng sự đau khổ mà không than van, kêu trách, nhưng biết dâng lên và hiệp thông với Chúa thì làm cho ma quỷ run sợ và tránh xa.
    Để tránh tình trạng bị rơi vào Hỏa ngục, chúng ta nên đọc Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót và Chuỗi Kinh Mân Côi, hãy mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu Camêlô.
    Chính Chúa Giêsu đã phán với Thánh Nữ Faustina trong tác phẩm: "Nhật Ký Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi" rằng những ai đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa và tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa thì sẽ không rớt vào lửa Hỏa ngục. Trong ngày thứ bảy của tuần Cửu Nhật, Chúa Giêsu phán như sau:
    “Hôm nay, con hãy đem đến Ta những linh hồn tôn sùng và ca ngợi Lòng Thương Xót của Ta. Những linh hồn này đau xót cảm thương Cuộc Khổ Nạn của Ta. Họ đang sống theo hình ảnh Trái Tim từ bi lân mẫn của Ta. Những linh hồn đó sẽ tỏa rạng những luồng sáng đặc biệt ở đời sau. Không một ai trong họ sẽ sa Hỏa ngục. Ta sẽ bảo vệ họ từng người một cách đặc biệt vào giờ lâm chung.”
    Đức Mẹ Maria hứa với thánh Simon Stock rằng:
    “Những ai mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu Camêlô và dọc kinh Áo Đức Bà hằng ngày thì sẽ không thấy lửa Hỏa ngục.”
    Nguyện xin Thiên Chúa Nhân Từ thương xót gia đình chúng con. Nguyện xin Mẹ Maria thương cầu bầu cho gia đình chúng con. Nguyện xin Cha Thánh Giuse là quan Thầy các kẻ đồng trinh, xin Cha cầu bầu cho gia đình chúng con được ơn khiết tịnh và thoát khỏi lửa Hỏa ngục. Xin các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabriel, và Raphael, các thiên thần hộ thủ, các thánh quan thầy của gia đình chúng con cầu bầu cho chúng con. Đặc biệt xin các thánh tử đạo Việt Nam, cầu cho gia đình chúng con. Xin các linh hồn thánh thiện ở Luyện ngục cầu cho gia đình chúng con. Amen.
    Link video Lá Thư Từ Hỏa Ngục (~44 phút) http://bit.ly/1UzZJNp
    Đây là câu chuyện của một người trẻ Công Giáo rời xa Chúa dần dần. Cuối cùng cô ta quăng mình vào hố sâu của Hỏa ngục với ý thức rõ ràng. Người trẻ này đã chết và kể lại. Cô ta ở thành phố Munich, nước Đức. (Trích từ sách) Sách nhỏ này đã được chuẩn y bởi Đức Tổng Giám Mục E. Manuel De Jesus, Tổng Giám Mục Cuenca, nước Ecuador.
    CN309: Những Suy Niệm Về Lá Thư Từ Hỏa Ngục
    Thứ Năm, Ngày 25 tháng 9 - 2008
    § Kim Hà
     
     
     

 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - GẶP CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG

 

  •  
    Chi Tran
     
    Sat, Jan 2 at 7:16 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    GẶP CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG

     

          Thiên Chúa thường tỏ mình ra theo cách thức âm thầm, lặng lẽ, không phân biệt sang hèn, để bất kỳ ai cũng có thể gặp gỡ Ngài trong chính cuộc sống thường ngày của mỗi người.

     

          Nhiều bạn trẻ ngày nay có khao khát gặp Chúa. Nhiều người trong số họ chia sẻ rằng họ thường khó gặp được Chúa vì họ quá bận rộn với công việc hàng ngày. Họ không có thời gian tham dự những khóa tĩnh tâm. Có người chia sẻ rằng vì họ là giáo dân, không phải các linh mục tu sĩ nên khó gặp được Chúa. Những chia sẻ của các bạn trẻ ở trên phản ánh quan niệm khá phổ biến nơi nhiều người chúng ta đó là để gặp được Chúa thì cần phải đi tĩnh tâm, để gặp được Chúa thì cần phải thánh thiện.

     

    Quan niệm trên chỉ đúng một phần nào đó. Một cuộc gặp gỡ đích thực luôn luôn là một cuộc gặp gỡ hai chiều, nghĩa là Thiên Chúa đến gặp chúng ta và chúng ta đến gặp Thiên Chúa. Biết được cách Thiên Chúa xuất hiện, chúng ta sẽ biết làm thế nào để có thể gặp được Ngài. Ngày Lễ Hiển Linh nói cho chúng ta nhiều điều về cách Thiên Chúa thường xuất hiện và cách chúng ta có thể gặp Ngài.

     

    Trong lịch phụng vụ của Giáo hội, Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng sinh là Lễ Hiển Linh. Từ “hiển linh” đã diễn tả phần nào ý nghĩa của ngày lễ này. Theo truyền thống của Giáo hội, lễ Hiển Linh cử hành việc Chúa Giêsu Kitô tỏ mình cho ra cho dân ngoại. Nói một cách dễ hiểu, hiển linh là việc Chúa Giêsu “ra mắt” công chúng. Chúng ta có thể ví việc Chúa Giêsu hiển linh giống với việc đăng quang của các vua chúa thời xưa. Màn “ra mắt” của Chúa Giêsu đã được thánh sử Matthêu ghi lại trong trình thuật về việc các nhà chiêm tinh đến bái lạy Chúa Giê-su Hài Nhi[1]. So với màn ra mắt của các vua chúa, màn “ra mắt” của Chúa Giêsu có nhiều điều khác biệt.

     

    Thứ nhất, Chúa Giêsu đã tỏ mình một cách hết sức âm thầm và lặng lẽ. Không có nhiều người hay biết về sự xuất hiện của Ngài. Tin mừng Matthêu kể lại rằng chỉ có mấy nhà chiêm tinh đến từ phương Đông nhận ra sự xuất hiện của Ngài và lên đường tìm kiếm dưới sự hướng dẫn của một ngôi sao trên bầu trời. Dân chúng ở thành Giêrusalem không hay biết về việc Chúa Giêsu ra đời. Khi các nhà chiêm tinh đến hỏi họ về nơi ở của Chúa Giêsu, họ đã rất ngạc nhiên và bàn tán xôn xao.

     

    Thật ra, việc Chúa Giêsu xuất hiện đã được các ngôn sứ tiên báo từ xa xưa. Các ngôn sứ đã dự báo rằng vị lãnh đạo Ít-ra-en sẽ ra đời ở Bê-lem. Thế nhưng, khi Chúa Giêsu ra đời, ngoài cha mẹ của Ngài và một số mục đồng, không ai biết về sự xuất hiện của Ngài. Lễ đăng quang của các vua chúa thường là dịp đại lễ của cả một quốc gia. Lễ đăng quang không thể thiếu sự hiện diện đông đảo của dân chúng và các vị khách quý. Tuy nhiên, trong lễ ra mắt của Chúa Giêsu, chỉ có các nhà chiêm tinh hiện diện, thờ lạy và dâng các tặng phẩm. Khó có một vị vua nào có màn ra mắt âm thầm và lặng lẽ như Chúa Giêsu.

     

    Thứ hai, trong lễ “ra mắt” của Chúa Giêsu, chỉ có dân ngoại hiện diện. Đáng lý ra với tư cách là Vua được Thiên Chúa hứa ban cho dân It-ra-en, thì dân Ít-ra-en phải hiện diện cùng với các nhà chiêm tinh khi Chúa Giêsu “ra mắt”. Trong lễ đăng quang của các vua chúa, bên cạnh sự tham dự của vô số khách mời là những nguyên thủ và chính khách của những quốc gia lân bang, không thể không kể đến sự hiện diện đông đảo của thần dân. Thế nhưng, trong lễ ra mắt của Chúa Giêsu, không hề có sự hiện diện của dân It-ra-en, mà chỉ có các nhà chiêm tinh vốn có nguồn gốc chủng tộc và tôn giáo xa lạ với dân It-ra-en.

     

    Chắc hẳn chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao Chúa Giêsu lại chọn cách ra mắt hết sức âm thầm và lặng lẽ như thế? Và tại sao Ngài lại tỏ mình ra cho những người dân ngoại?

     

    Có lẽ Chúa Giêsu đã chọn tỏ mình ra theo cách âm thầm và lặng lẽ vì Ngài muốn như vậy. Thiên Chúa dường như thích đến gặp gỡ con người trong những khung cảnh đơn sơ của đời sống thường ngày để Ngài dễ dàng gặp gỡ chúng ta và để chúng ta dễ dàng gặp gỡ Ngài. Như thế, chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa ngay trong cuộc sống thường ngày của mình. Những con người chúng ta gặp gỡ, những công việc chúng ta làm, những khó khăn chúng ta đang phải đối diện, hay những thành công chúng ta gặt hái được đều có thể là nơi để Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta và cho chúng ta gặp được Ngài. Ở đây chúng ta không thể không nhắc đến Bí Tích Thánh Thể. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu đã hiển linh theo cách thức rất âm thầm, đơn sơ và khiêm tốn đến nỗi chúng ta có thể dễ dàng gặp gỡ Ngài hơn bao giờ hết.

     

    Bên cạnh đó, Chúa Giêsu đã tỏ mình ra cho cả dân ngoại vì dường như Ngài muốn gặp gỡ mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp và cả tôn giáo. Nói cách khác, ai cũng có thể gặp gỡ Thiên Chúa. Bất luận chúng ta là ai, cho dẫu không có địa vị gì trong xã hội, hay bị những người khác xem thường, hay tội lỗi ngập đầu ngập cổ, thì chúng ta vẫn luôn có thể gặp được Thiên Chúa. Trong con mắt của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta đều có một vị trí đặc biệt. Thiên Chúa luôn muốn xuất hiện trước chúng ta, bất kể chúng ta là ai.

     *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:

    Như thế, không chỉ chúng ta có khao khát gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng là khởi nguyên và cùng đích của vũ trụ vạn vật, mà chính Thiên Chúa cũng muốn tỏ mình ra cho chúng ta, muốn gặp gỡ chúng ta và để chúng ta gặp được Ngài.

    TA CẦN GẶP GỠ CHÚA QUA NHỮNG NGƯỜI CHUNG QUANH HÀNG NGÀY, BẤT CỨ GIẦU NGHÈO, SANG HÈN, ĐỂ THẤY CHÚA HIỆN DIỆN QUA HỌ.

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - ÂN SỦNG CHO GIÁO HỘI ?

ĐÂY CÓ PHẢI LÀ THỜI KỲ ÂN SỦNG CHO GIÁO HỘI KHÔNG?

Trong thời kỳ khó khăn này, nhiều người, kể cả người Công giáo, đang nghi ngờ và chán nản. Họ tự hỏi tại sao những lời cầu nguyện của họ vẫn không được đáp lại khi họ tiếp tục chứng kiến​​quá nhiều bất công, đau khổ và xấu xa ở đất nước chúng ta và trên thế giới. 

Giữa những lúc như vậy, mọi người có xu hướng hỏi, “Tại sao Chúa cho phép đau khổ?” Câu trả lời ngắn gọn là Thiên Chúa cho phép đau khổ mang lại điều tốt đẹp hơn. Trước tiên, Thiên Chúa ban cho chúng ta ý chí tự do bởi vì Ngài đã dựng nên chúng ta theo hình ảnh và giống Ngài và Thiên Chúa hoàn toàn tự do. Thứ hai, Ngài đã tạo ra chúng ta với khả năng yêu thương và tình yêu đòi hỏi tự do. Thứ ba, vì bản chất con người sa ngã, chúng ta thường lạm dụng ý chí tự do của mình, chọn điều ác và tội lỗi hơn là tình yêu và điều tốt. Nhưng ngay cả khi đó, Thiên Chúa có thể và thực sự mang đến điều tốt từ điều ác. 

Thánh Tôma Aquinô viết, 

Như Thánh Augustinô đã nói, ‘Vì Thiên Chúa là sự thiện hảo cao nhất, nên Ngài sẽ không cho phép bất kỳ điều ác nào tồn tại trong các tác phẩm của Ngài trừ khi sự toàn năng và sự thiện hảo của Ngài có thể mang lại điều tốt ngay cả từ điều ác. Đây là một phần của lòng nhân lành vô biên của Thiên Chúa, Ngài để cho điều ác tồn tại và từ điều ác đó sinh ra điều tốt lành.” (Tôma Aquinô, Tổng luận thần học. Tập I. Bản dịch của các Cha Dòng Đa Minh Tỉnh Dòng Anh Quốc. (Grand Rapids, Mich: Christian Classics, 1981.) I, q. 2, a. 3.)

Tuy nhiên, thông thường, chúng ta không thể nhận ra điều tốt lành mà chỉ có thể nhìn thấy điều ác. Điều tốt có thể không rõ ràng cho đến sau này, khi cái ác đã giảm bớt. Nhưng những người có đức tin có thể tìm thấy và tạo ra cái thiện giữa cái ác và đau khổ. 

Thánh Phaolô nói với chúng ta: “… Luật đã xen vào để sa ngã gia tăng; song ở đâu tội đã gia tăng, thì ơn siêu bội, …” (Rôma 5,20). Thiên Chúa cho phép sự đau khổ và sự dữ tốn tại để chúng ta có thể gia tăng ân sủng. Không còn nghi ngờ gì nữa, ngay lúc này chúng ta đang bị thử thách bởi sự kéo dài của COVID-19, bởi hậu quả của sự gia tăng lan rộng của chủ nghĩa thế tục trong các quốc gia và trên thế giới. Trong khi nhiều người trẻ của chúng ta tiếp tục xa rời Thiên Chúa và Giáo Hội, những người Công giáo khác đã trở nên trung tín và nhiệt thành hơn trong đời sống cầu nguyện và bí tích của họ. Tôi đã nhận thấy sự gia tăng tham dự Thánh lễ hàng ngày tại giáo xứ của tôi và nhiều người đến với bí tích hòa giải hơn. 

Ngay cả khi những lời cầu nguyện của chúng ta không được đáp lại theo thời gian và theo cách thức phù hợp với sở thích của chúng ta, thì việc cầu nguyện và thờ phượng là tốt cho chính chúng ta. Chúng đưa chúng ta đến gần Chúa hơn và đặt chúng ta vào mối quan hệ đúng đắn với Chúa. Trong lời cầu nguyện, chúng ta thừa nhận rằng mình không tự đủ đầy, nhưng còn yếu đuối, dễ bị tổn thương và hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài. Cầu nguyện giúp chúng ta đạt được điều mà Thiên Chúa đã dự định ban cho chúng ta khi chúng ta cầu xin, và vô số các ân sủng khác. 

Thánh Tôma Aquinô giải thích rằng chúng ta thường không nhận được những gì chúng ta cầu xin trong lời cầu nguyện bởi vì, một là, chúng ta xin một cách không kiên trì hoặc hời hợt; Hai, những gì chúng ta cầu xin không có lợi cho sự cứu độ của chúng ta; Ba, chúng ta không cầu xin với sự khiêm tốn, đức tin và sự tôn kính; Và cuối cùng, chúng tôi đã ngừng cầu xin quá sớm. Vì vậy, chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện và phó thác để Chúa ban cho chúng theo thánh ý của Ngài. 

Khi chúng ta bị cám dỗ về sự thiếu kiên nhẫn và vô vọng, chúng ta cũng hãy ghi nhớ những lời này của Thánh Phaolô: “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định.” (Rôma 8:28). Ngay cả sự bất công, đau khổ và tội lỗi cũng có thể tác động sinh lợi ích cho chúng ta và lợi ích của Giáo hội và thế giới. Tôi tin rằng đây là thời gian đầy ân sủng cho Giáo hội. Sự đe dọa của sự dữ, tội lỗi và sự hủy diệt đã khiến cho nhiều người ngày càng quay trở lại với Chúa. Tại Hoa Kỳ, trước bầu cử, có nhiều nhóm cổ động việc đọc kinh Mân Côi và tuần cửu nhật. Không lâu sau cuộc bầu cử, một người bạn của tôi nói rằng số người đi lễ tại giáo xứ của cô ấy tăng lên. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng những ai tìm thì sẽ thấy, và rằng Chúa Cha không thờ ơ với nhu cầu của chúng ta, và vì vậy chúng ta phải có đức tin và kiên trì trong lời cầu nguyện, hy vọng và tình yêu.

Trong lịch sử của Giáo Hội, khi sự dữ trỗi dậy trên thế giới, thì sự thánh thiện đang trỗi dậy trong Giáo Hội. Người Công giáo trung thành không tuyệt vọng, nhưng đáp lại đầy đủ hơn ơn sủng của Thiên Chúa. Ân sủng siêu nhiên đòi hỏi chúng ta phải hợp tác để sinh hoa trái. Các bí tích và lời cầu nguyện là những kênh chính yếu của ân sủng, nhưng cũng là những tâm thế thích hợp của linh hồn. Những nhân đức như khiêm nhường, đức tin, và sự buông bỏ cho sự quan phòng của Thiên Chúa, làm đẹp lòng Thiên Chúa và sẽ mang lại vô số ân huệ của Thiên Chúa, không chỉ cho cá nhân mà còn cho Giáo hội và cuối cùng là thế giới. 

Chúng ta được kêu gọi nên thánh, không chỉ vì sự cứu rỗi của chính chúng ta, mà còn cho những người xung quanh – gia đình, bạn bè và cộng đồng của chúng ta. Ơn gọi của chúng ta là thánh hóa Nhiệm Thể Chúa Kitô và xây dựng Nước Thiên Chúa trên trần giant. Trong những thời gian thử thách này, chúng ta nên đặc biệt hướng về Đức Mẹ, Đấng đầy ân sủng, không chỉ để khẩn cầu xin Mẹ chuyển cầu mạnh mẽ, mà còn để học hỏi từ Mẹ cung cách nhận được nhiều ân sủng hơn. Đặc biệt, Mẹ Maria đã chấp nhận mọi khó khăn và thập giá trong cuộc đời Mẹ và cuộc đời của Con Mẹ, vì biết rằng chúng là một phần trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Mẹ đã đáp ứng hoàn toàn sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần và luôn luôn làm cho ý muốn của mình phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Đức Mẹ của chúng ta không bao giờ nghi ngờ hay nản lòng, nhưng vẫn kiên định trong sự tin cậy, hiệp nhất đau khổ của Mẹ với Chúa Giêsu, và dâng hiến mọi hành động yêu thương vì vinh quang Thiên Chúa và sự cứu rỗi của chúng ta.

Con lắc của điều thiện và sự ác không ngừng chuyển động. Hiện tại, nó dường như đang đi sai hướng — theo hướng xấu hơn, mù quáng và hủy diệt. Do đó, vấn đề là tùy thuộc vào Kitô hữu chúng ta và những người có thiện chí có muốn chuyển nó quay lại với Thiên Chúa, với sự thật và sự hòa hợp hay không. Chúng ta làm điều này bằng cách đón nhận các bí tích thường xuyên và nhiệt thành, cũng như gia tăng cầu nguyện và thực hành các nhân đức. Chúng ta biết rằng sự dữ không có tiếng nói cuối cùng.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta đừng sợ hãi vì “Quyền năng của Thập giá và Sự Phục sinh của Chúa Kitô lớn hơn bất kỳ điều ác nào mà con người có thể hoặc phải sợ hãi” (Bước qua ngưỡng cửa hy vọng, 219) [1]. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang trải qua thời kỳ đen tối và mọi thứ có thể trông rất ảm đạm. Nhưng người ta thường nói trời luôn luôn tối tăm nhất trước khi bình minh xuất hiện. Tôi tin rằng Chúa Kitô muốn đổi mới Giáo hội của Ngài trong những thời điểm khó khăn này. Trong cuốn sách In Sinu Jesu [2], Chúa Giêsu nói với một Tu sĩ Biển Đức, một điều trong nhiều điều khác, rằng Ngài muốn bắt đầu một mùa xuân thánh thiện trong Giáo hội và trên thế giới, và việc tôn thờ Thánh Thể là phương thế chính để thực hiện sự đổi mới này.

 Đây là thời gian của ân sủng, và sự thánh thiện của Giáo hội bắt đầu từ bạn và tôi. Chúng ta hãy kiên trì sống nhân hậu và trung tín, đồng thời hiệp nhất đau khổ của chúng ta với Trái Tim Sầu Bi của Mẹ Maria và Thánh Tâm Chúa Giêsu, để Chúa Thánh Thần có thể đổi mới bộ mặt trái đất vì vinh quang Thiên Chúa và ơn cứu độ các linh hồn.

Cha Trần Quân là một linh mục Công giáo La Mã của Giáo phận Orange ở California. Cha Trần Quân hiện là Cha phó của giáo xứ Thánh Bonaventura ở Huntington Beach. Ngài cũng là Thư ký Ủy ban Mục vụ của Giám mục Kevin Vann. Cuốn sách mới nhất của ngài là Theo gương Đức Maria: Chìa khóa để tăng trưởng nhân đức và ân sủng. (The Imitation of Mary: Keys to Growth in Virtue and Grace).

[1]ND: Tác phẩm “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” được hình thành do nhà báo Vittorio Messori tập hợp các câu trả lời của ĐGH Gioan Phaolô II cho những câu hỏi mà ông đặt ra. Những câu hỏi mà nhà báo này đặt ra cũng là những câu hỏi của con người thời đại chúng ta như: có Thiên Chúa không? tại sao Thiên Chúa lại để cho đau khổ xảy ra? Những câu hỏi về ơn cứu độ của Chúa Kitô như: tại sao lại cần phải cứu độ? Tại sao Thiên Chúa lại cứu độ bằng Thập giá…những câu hỏi về thách đố cho sự tồn tại và phát triển của Giáo hội…tất cả được trả lời dưới cái nhìn đầy hy vọng của vị giáo hoàng với một đức tin kiên vững.

[2]ND: Tựa bên lòng Chúa (Giêsu), khi con tim nói với con tim; tạp chí của một linh mục cầu nguyện.

 

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ.

https://catholicexchange.com/is-this-a-time-of-grace-for-the-church

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 1 Mùa Vọng B

Video Player
 
00:00
 
16:31
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - ĐTC- KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Thu, Dec 31 at 8:43 AM
     
     
     
    Đức Thánh Cha Phanxicô: Vấn Đề Khủng Hoảng
     
    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL,
    chuyển dịch, phân tích và chia sẻ
    xin xem lại bài dịch ở cái link sau đây:

     

     

    Khủng Hoảng t Bản Chất

     

    ĐTC Phanxicô: "Dịch bệnh này đã là một thời điểm thử thách và thử nghiệm, thế nhưng nó cũng là một cơ hội quan trọng để hoán cải và lấy lại thực chất... Cuộc khủng hoảng về dịch bệnh này là thời điểm thích hợp để vắn tắt suy tư về ý nghĩa của một cuộc khủng hoảng . Khủng hoảng là giây phút cần thiết trong lịch sử của cá nhân cũng như xã hội. Nó xẩy ra như là một biến cố ngoại thường luôn gây ra một cảm giác rối loạn, lo âu, lúng túng và bất định trước những quyết định cần phải thực hiện". 

     

    Cảm nhận: Khủng hoảng là những biến cố xẩy ra, "cần thiết trong lịch sử của cá nhân cũng như xã hội", nhưng lại "là một biến cố ngoại thường", theo chủ quan của những ai trong cuộc, nhưng bình thường theo khách quan của sự việc, bất khả thiếu trong tiến trình phát triển của sự vật. Chẳng hạn, người mẹ bị khủng hoảng đau đớn mới có thể sinh ra đời một người con cao quí, hay hạt lúa miến bị khủng hoảng mục nát đi trong lòng đất mới có thể trở thành cây lúa, bông lúa rồi hạt lúa và hạt gạo rồi hạt cơm nuôi sống con người.


    Theo lịch sử, ngay từ ban đầu, Giáo Hội chẳng những bị khủng hoảng suốt 3 thế kỷ đầu, khi bị đế quốc Roma bách hại, mà còn, sau đó cũng kéo dài cả 3 thế kỷ nữa, mà còn bị khủng hoảng bởi các lạc thuyết, chính yếu về kiến thức và đức tin vào Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa Nhập Thể có Hai Bản Tính nhưng chỉ có một Ngôi Vị Thần Linh duy nhất.

     

    Tuy nhiên, chính cuộc "khủng hoảng thường mang lại một thành quả tích cực", bởi có bị bách hại, cộng đoàn dân Chúa tiên khởi ở Giêrusalem mới phân tán đi khắp nơi, một mặt để lánh nạn, nhưng đồng thời cũng lợi dụng dịp đó để loan báo tin mừng cứu độ ở tất cả những nơi nào họ đến, từ Thánh Địa cho đến Trung Đông v.v. Rồi cũng chính cuộc "khủng hoảng thường mang lại một thành quả tích cực" , bởi các lạc thuyết là những gì bất khả tránh, cũng vào thuở ban đầu ấy, mà Giáo Hội đã càng nhận thức được tỏ tường hơn và làm sáng tỏ hơn về Chúa Kitô, bằng cả triết lý lẫn thần học, căn cứ vào mạc khải Thánh Kinh, qua những định tín chính yếu quan trọng, nhờ công sức của các vị giáo phụ tham dự 7 Công Đồng Chung đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội bấy giờ.

     

    ĐTC Phanxicô: "Đừng lẫn lộn khủng hoảng (crisis) với xung khắc (conflict): Khủng hoảng thường mang lại một thành quả tích cực, trong khi đó xung khắc bao giờ cũng gây ra bất hòa và đối chọi, một thứ đối kháng thực sự bất khả hòa giải phân loại kẻ khác thành bạn bè yêu thương và thù địch đối chọi. Trong trường hợp xung khắc ấy thì chỉ có một bên là thắng cuộc". 

     

    Cảm nhận: Xung khc có tính cách chủ quan, liên quan đến con người hơn là sự việc, nên không thể đồng hóa với khủng hoảng, chỉ liên quan đến biến cố khách quan. Do đó, khủng hoảng về lạc giáo chỉ biến thành, và thực sự đã biến thành xung khắc, nhất là khi các chủ trương bất đồng về đức tin bất khả tránh, xuất phát từ  rối là những gì gây ra khủng hoảng một thời trong và cho cộng đồng dân Chúa, dù đã bị thẩm quyền tối cao của Giáo Hội, qua các công đồng chính thức của Giáo Hội, luận bác và lên án, mà vẫn còn tồn tại và "đối kháng thực sự bất khả hòa giải" với Giáo Hội cho đến cùng. Trường hợp sau Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962 - 8/12/1965) cũng thế, chiều hướng canh tân phụng vụ của Giáo Hội đã trở thành xung khắc với những ai chỉ muốn cử hành Lễ Latinh, và cương quyết chống lại chiều hướng canh tân phụng vụ chung của Giáo Hội, đến độ sau đó khiến họ gây ra những hành động "đối kháng thực sự bất khả hòa giải" , cho đến khi họ biến mình thành một ly giáo ở Pháp quốc.

     


    Khủng Hoảng nơi Giáo Hội  


    ĐTC Phanxicô: "Những ai không nhìn vào một cuộc khủng hoảng theo Phúc Âm thì chỉ thực hiện một thứ mổ xẻ thi thể người chết vậy thôi. Họ thấy cuộc khủng hoảng ấy, nhưng không thấy niềm hy vọng và ánh sáng từ Phúc Âm". 

     

    Cảm Nhận: Bản Hiệp Ước Tạm Thời Tòa Thánh ký kết với Trung cộng 2 năm trước, và mới tái ký kết trong năm 2020 này, dù có một số dấu hiệu tiến triển, nhất là vấn đề Tòa Thánh đã bổ nhiệm và tấn phong một số tân giám mục theo ý mình, đúng như mục đích chính yếu của bản Hiệp Ước Tạm Thời này nhắm đến, vẫn đang bị khủng hoảng, chẳng những bởi những hành động bách hại Kitô hữu ở Trung cộng vẫn còn tiếp diễn, mà còn bởi những chống đối bởi chính con cái của Giáo Hội, những con người "chỉ thực hiện một thứ mổ xẻ thi thể người chết vậy thôi", những "thứ mổ xẻ" liên quan đến tình trạng Kitô hữu ở Trung quốc, cho dù đã bắt tay với Tòa Thánh, vẫn chưa được hoàn toàn tự do tôn giáo, do đó, họ đã "không thấy niềm hy vọng và ánh sáng từ Phúc Âm", chiếu tỏa ra từ chính thành phần Kitô hữu Công giáo Trung quốc rất ư là thiểu số và khổ đau nhưng bất khuất, vẫn hết lòng trung kiên với đức tin, nhờ đó họ đã hùng hồn làm chứng về và cho Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, như trong cuộc Vượt Qua của Người, nhờ đó Người đã chiến thắng tội lỗi và sự chết.


    ĐTC Phanxicô: "Chúng ta bị bấn loạn trước các cuộc khủng hoảng không phải chỉ vì chúng ta đã quên nhìn vào chúng theo Phúc Âm dạy, mà vì chúng ta đã quên rằng Phúc Âm là yếu tố đầu tiên đẩy chúng ta đến chỗ khủng hoảng". 

     

    Cảm Nhận: Đúng thế, trong trường hợp của các Kitô hữu Công giáo Trung quốc bị bách hại trên đây, nhưng vẫn tỏ ra bất khuất, trước bất cứ quyền lực sự dữ tàn bạo đến đâu, cũng như trước bất cứ quyền lực trần thế nào lộng hành đến thế nào chăng nữa, đã đủ chứng thực rằng "Phúc Âm là yếu tố đầu tiên đẩy chúng ta đến chỗ khủng hoảng": "Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em" (Gioan 15:18-19).

     

    ĐTC Phanxicô: "Nếu chúng ta có thể phục hồi được lòng can đảm và khiêm hạ để chân nhận rằng thời điểm khủng hoảng là thời điểm của Thần Linh, cho dù chúng ta có phải đối diện với những cảm nghiệm tối tăm, hèn yếu, mỏng dòn, mâu thuẫn và lạc loài, chúng ta sẽ không còn cảm thấy chới với nữa". 

     

    Cảm Nhận: Với đức tin tuân phục, nhận thức rằng "Thiên Chúa làm tất cả mọi sự cho lợi ích của những ai tin vào Ngài" (Roma 8:28), và luôn chiều theo "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8), Kitô hữu chẳng những dễ "chân nhận rằng thời điểm khủng hoảng là thời điểm của Thần Linh", chẳng hạn như trong giai đoạn covid-19 toàn cầu 2020 hiện nay, để "không còn cảm thấy chới với nữa", mà còn có thể dám trực diện đương đầu với khủng hoảng, theo chiều hướng biến sự dữ thành sự lành, cho cả bản thân mình cũng như cho tha nhân, bằng những việc phục vụ cần thiết trong tầm tay của mình, nhất là, trên hết và trước hết, bằng việc tin tưởng chuyển cầu lên cùng Đấng Quan Phòng Thần Linh làm chủ lịch sử loài người, xin cho "Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" (Mathêu 6:9-10).

     

    ĐTC Phanxicô: "Giáo Hội là một thân mình bị khủng hoảng liên tục, chính vì Giáo Hội sống động. Giáo Hội không bao giờ trở thành một thân mình bị xung khắc, với kẻ thắng người thua".

    Cảm Nhận: Như lương tâm của con người luôn sinh động, nhắc cho tâm linh của con người những gì là chân thật cần phải phán quyết và tuân theo, cùng với những gì là thiện hảo cần phải chọn lựa và thực hiện, cũng thế, "Giáo Hội sống động" ở chỗ: Giáo Hội phục vụ bác ái xã hội về đủ mọi phương diện, thể lý, tâm lý và luân lý, và Giáo Hội cổ võ cho công lý và hòa bình ở khắp nơi trên thế giới, Giáo Hội bảo vệ nhân phẩm cũng như nhân quyền của con người, và mạnh mẽ bênh vực những người anh chị em hèn kém nhất trong xã hội, bằng những văn kiện về xã hội và về luân lý của các vị giáo hoàng, hay bằng tiếng nói trung trực của các hội đồng giám mục ở từng quốc gia và trên khắp thế giới, chính vì thế mà "Giáo Hội là một thân mình bị khủng hoảng liên tục", bởi Giáo Hội đã dám đụng chạm đến tư lợi của các tay tài phiệt đại tư bản, đến các chế độ độc tài toàn trị, đến một thứ văn hóa duy nhân bản tương đối, mẹ đẻ của những đứa con hoang văn hóa sa thải và văn hóa sự chết, từ thập niên 1960 tới nay, càng ngày càng đẩy con người văn minh vô thần duy vật đi đến hố tự diệt!

     

    Đối nội cũng thế, "Giáo Hội là một thân mình bị khủng hoảng liên tục, chính vì Giáo Hội sống động", ở chỗ, Giáo Hội luôn tiến triển, canh tân đổi mới, chứ không dậm chân tại chỗ, chết đứng nơi truyền thống của mình, và vì thế, có thể trở thành bất đồng với cả 2 thành phần cấp tiến lẫn bảo thủ, một hiện tượng bất khả thiếu hầu như trong suốt giòng lịch sử của Giáo Hội, điển hình nhất là vào thời điểm trước sau Công Đồng Chung Vaticano II vào đầu thập niên 1960; nhưng "Giáo Hội không bao giờ trở thành một thân mình bị xung khắc, với kẻ thắng người thua", cho dù tình trạng xung khắc thật sự đã xẩy ra, làm phân ly thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, như vào giữa thế kỷ 11, giữa Giáo Hội Công Giáo Roma và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, hay trong thế kỷ 16 với Phong Trào Cải Cách Tin Lành và Giáo Hội Anh Giáo v.v. Vì trong cả ở trong tình trạng xung khắc do loài người gây ra này, Giáo Hội vẫn nỗ lực, nhờ tác động Thánh Linh, tiến đến chỗ "đại kết", nhất là từ Công Đồng Chung Vaticanô II, để sống đúng với đặc tính "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" của mình.

     

     

    Khủng Hoảng để Canh Tân  

     

    ĐTC Phanxicô: "Tính chất mới mẻ xuất phát từ khủng hoảng theo Thần Linh không bao giờ là một thứ mới mẻ phản lại với những gì là cổ xưa, mà là một thứ mới mẻ xuất phát từ cái cổ xưa và làm cho cái cổ xưa ấy tiếp tục sinh hoa kết trái".  

     

    Cảm Nhận: Đúng thế, nếu trong giòng lịch sử của mình, tự mình, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, Giáo Hội "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" chỉ biết lắng nghe và luôn chiều theo Thánh Linh như "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8), thì "tính chất mới mẻ xuất phát từ khủng hoảng theo Thần Linh không bao giờ là một thứ mới mẻ phản lại với những gì là cổ xưa, mà là một thứ mới mẻ xuất phát từ cái cổ xưa và làm cho cái cổ xưa ấy tiếp tục sinh hoa kết trái". Chính những cuộc "khủng hoảng" cũng do ngọn gió Thánh Linh gây ra, để Giáo Hội nhờ đó canh tân đổi mới hơn, như hiện tượng "khủng hoảng" gây ra bởi Phong Trào Cải Cách Tin Lành từ năm 1517 và biến cố lý giáo của Anh Giáo năm 1535, trước Công Đồng Chung Triđentinô trong thế kỷ thứ 16 (1545-1563), Công Đồng Chung thứ 19 của Giáo Hội trong 21 công đồng chung, và tình trạng canh tân đổi mới của Giáo Hội sau công đồng.

     

    ĐTC Phanxicô: "Tất cả những gì là sự dữ, là sai trái, là yếu hèn và thiếu lành mạnh đều trở thành một nhắc nhở mãnh liệt về nhu cầu chúng ta cần phải chết đi cho lối sống, cho cách suy nghĩ và tác hành không phản ảnh Phúc Âm. Chỉ bằng việc chết đi cho một tâm thức nào đó chúng ta mới có thể dọn chỗ cho tính chất mới mẻ được Thần Linh liên tục làm bừng lên trong lòng Giáo Hội".

     

    Cảm Nhận: Lịch sử cho thấy, Giáo Hội Hiện Thế, cho dù tự bản chất là Người Mẹ "thánh thiện", nhưng lại là một Mẹ Hội Thánh bao gồm toàn là tội nhân, kể cả vị được gọi là "Đức Thánh Cha", vị khi bắt đầu cử hành Thánh Thể, ở nghi thức thống hối đầu lễ, cũng phải tự thú nhận rằng: "tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.", nên "tất cả những gì là sự dữ, là sai trái, là yếu hèn và thiếu lành mạnh đều trở thành một nhắc nhở mãnh liệt về nhu cầu chúng ta cần phải chết đi cho lối sống, cho cách suy nghĩ và tác hành không phản ảnh Phúc Âm. Chỉ bằng việc chết đi cho một tâm thức nào đó chúng ta mới có thể dọn chỗ cho tính chất mới mẻ được Thần Linh liên tục làm bừng lên trong lòng Giáo Hội".

     

    ĐTC Phanxicô: "Hết mọi cuộc khủng hoảng đều chất chứa một đòi hỏi chính đáng là canh tân đổi mới và tiến bước... Chúng ta cần phải không còn nhìn vào việc canh tân của Giáo Hội như là việc lấy vải vá vào chiếc áo cũ... Việc canh tân đổi mới của Giáo Hội khác hẳn". 

     

    Cảm Nhận: Chính vì luôn ý thức được bản thân mình là "Ánh Sáng Muôn Dân - Lumen Gentium", nhan đề của Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticanô II được ban hành ngày 21/11/1964, mà "hết mọi cuộc khủng hoảng đều chất chứa một đòi hỏi chính đáng là canh tân đổi mới và tiến bước..." Bằng cách nào? Không phải bằng "việc lấy vải vá vào chiếc áo cũ", trái lại, "việc canh tân đổi mới của Giáo Hội khác hẳn". Tại sao và ở chỗ nào? Chúng ta hãy nghe tiếp những gì Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhắc nhở và nhắn nhủ Giáo Triều Roma, bao gồm đủ mọi đấng bậc đầu não của Giáo Hội hoàn vũ đang giúp ngài và cùng ngài phục vụ cộng đồng Dân Chúa, trong bài chúc Giáng Sinh 2020 của ngài dưới đây.

     

     

    Khủng Hoảng với Truyền Thống  


    ĐTC Phanxicô: "Nó không thể nào là vấn đề vá chỗ này lấp chỗ kia, vì Giáo Hội không phải là một mảnh nào đó nơi y phục của Chúa Kitô, mà là Thân Mình của Người, một Thân Mình bao gồm toàn thể lịch sử (cf. 1 Cor 12:27)". 

     

    Cảm Nhận: Trước hết là lý do tại sao "việc canh tân đổi mới của Giáo Hội khác hẳn", vì vấn đề không phải là ở chỗ: "vá chỗ này lấp chỗ kia, vì Giáo Hội không phải là một mảnh nào đó nơi y phục của Chúa Kitô, mà là Thân Mình của Người, một Thân Mình bao gồm toàn thể lịch sử (cf. 1 Cor 12:27)". 

     

    ĐTC Phanxicô: "Chúng ta không được kêu gọi để thay đổi hay đổi mới Thân Mình của Chúa Kitô - 'Chúa Giêsu Kitô vẫn là một hôm qua, hôm nay và muôn đời' (Heb 13:8) - thế nhưng, chúng ta được kêu gọi để mặc cho Thân Minh này bằng một tấm áo mới".

    Cảm Nhận: Do đó mà cách thức thích đáng nhất của chung Giáo Hội, cũng như của riêng thành phần lãnh đạo cộng đồng Dân Chúa, đó là ở chỗ: "chúng ta không được kêu gọi để thay đổi hay đổi mới Thân Mình của Chúa Kitô - 'Chúa Giêsu Kitô vẫn là một hôm qua, hôm nay và muôn đời' (Heb 13:8) - thế nhưng, chúng ta được kêu gọi để mặc cho Thân Minh này bằng một tấm áo mới".

     

    ĐTC Phanxicô: "Đường lối chính đáng này ... 'như một gia chủ biết lợi dụng những cái cũ mới trong kho tàng của mình' (Mt 13:52). Kho tàng này là Truyền Thống, một truyền thống được Đức Benedict XVI nhắc lại 'là giòng sông lưu chuyển liên kết chúng ta với những gì là cội nguồn, một giòng sông lưu chuyển làm cho những gì là cội nguồn hằng được hiện tại hóa' (Catechesis, 26 April 2006). Tôi nghĩ đến câu nói của một đại nhạc sĩ người Đức: 'Truyền Thống là những gì bảo đảm của tương lai, chứ không phải là một thứ bảo tàng viện, một thứ hộp đựng tro cốt'. 'Cái cũ' ấy là chân lý và ân sủng chúng ta đã được sở hữu. 'Cái mới' ấy là những khía cạnh khác của chân lý mà chúng ta dần dần hiểu được..." 

     

    Cảm Nhận: Trách nhiệm của chung Giáo Hội và của riêng thành phần lãnh đạo cộng đồng Dân Chúa đây trong việc "mặc cho Thân Minh này bằng một tấm áo mới" đây cần phải như thế nào, cũng đã được vị giáo hoàng thứ 266, lấy danh hiệu Phanxicô của vị thánh ở Assisi được Thiên Chúa kêu gọi đến sửa lại nhà cho Ngài từ thời trung cổ, khuyến nghị đó là: "biết lợi dụng những cái cũ mới trong kho tàng của mình", có nghĩa là cả "cũ" là truyền thống lẫn "mới" là thời cơ cần phải thích ứng với thời đại, theo chiều hướng của Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay của công Đồng Chung Vaticanô II đầu thập niên 1960.

     

    Bởi vì, trước hết, "truyền thống 'là giòng sông lưu chuyển liên kết chúng ta với những gì là cội nguồn, một giòng sông lưu chuyển làm cho những gì là cội nguồn hằng được hiện tại hóa'", bằng không, nếu chỉ cương quyết bám víu thật chặt với truyền thống mà không canh tân đổi mới thì "kho tàng này là Truyền Thống" này chỉ "là một thứ bảo tàng viện, một thứ hộp đựng tro cốt", thay vì "Truyền Thống là những gì bảo đảm của tương lai".

     

    Nếu loài người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa duy nhất (xem Khởi Nguyên 1:26), thì mỗi cá thể con người trong họ là một bản ngã, với một căn tính riêng, không ai giống ai, mỗi cá thể con người hoàn toàn độc đáo và duy nhất trong loài người, nhưng trong thời gian, cá thể ấy, cùng với căn tính của họ, đã được phát triển trong và thích ứng với hoàn cảnh môi trường xã hội, nhưng vẫn không bị mất căn tính của mình, họ vẫn là họ, nhưng với một hình thể duyên dáng hơn và tác hành khôn ngoan hơn, xứng với nhân phẩm lẫn nhân cách của mình thế nào, thì đối với Giáo Hội là Nhiệm Thể của Chúa Kitô cũng thế: "'Cái cũ' ấy là chân lý và ân sủng chúng ta đã được sở hữu. 'Cái mới' ấy là những khía cạnh khác của chân lý mà chúng ta dần dần hiểu được..."

     

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy để tránh khỏi tình trạng từ "khủng hoảng" thành "xung đột", vì "khủng hoảng thường mang lại một thành quả tích cực, trong khi đó xung khắc bao giờ cũng gây ra bất hòa và đối chọi, một thứ đối kháng thực sự bất khả hòa giải phân loại kẻ khác thành bạn bè yêu thương và thù địch đối chọi", không phải là chuyện dễ, nếu thành phần lãnh đạo dân Chúa yếu đức tin và thiếu tinh thần cầu nguyện và bác ái yêu thương. Và đó là lý do mới có những lời nhắc nhở cùng nhắn nhủ của vị giáo hoàng năng nổ trong mùa đại dịch covid-19 toàn cầu, vị mà đối với ngài: "Dịch bệnh này đã là một thời điểm thử thách và thử nghiệm, thế nhưng nó cũng là một cơ hội quan trọng để hoán cải và lấy lại thực chất... Cuộc khủng hoảng về dịch bệnh này là thời điểm thích hợp để vắn tắt suy tư về ý nghĩa của một cuộc khủng hoảng" mà người viết đã chẳng những lắng nghe, nghiền gẫm và mạo muội bày tỏ cảm nhận trên đây, mà còn cùng với Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương của mình đã từng đáp ứng và hiện thực hóa những gì ngài khuyên dạy dưới đây:

     

     

    Khủng Hoảng cần Đối Phó  

     

    ĐTC Phanxicô: "Chúng ta cần phải làm gì khi xẩy ra một cuộc khủng hoảng? Trước hết, hãy chấp nhận nó như là một thời điểm của ân sủng được ban cho chúng ta để nhận thức được ý muốn của Thiên Chúa giành cho từng người chúng ta cũng như cho toàn thể Giáo Hội. Chúng ta cần phải chấp nhận quan niệm thật nghịch lý đó là 'khi tôi yếu đuối là lúc tôi dũng mãnh' (2 Cor 12:10)..."

    "Chúng ta không còn giải pháp nào khác cho các thứ vấn đề chúng ta đang trải qua hơn là giải pháp thiết tha cầu nguyện hơn, đồng thời làm tất cả những gì có thể bằng một lòng tin tưởng hơn nữa. Cầu nguyện sẽ giúp cho chúng ta có thể 'hy vọng khi không còn hy vọng' (cf. Rom 4:18)".

    "Chúng ta hãy giữ tâm hồn thật bình an và thanh thản, với tất cả nhận thức rằng tất cả chúng ta, khởi đi từ bản thân tôi, chỉ là 'những đầy tớ bất xứng' (Lk 17:10), thành phần được Chúa đoái thương. Vì thế, chúng ta cần phải thôi sống xung khắc, và lại cảm thấy chúng ta đang cùng nhau hành trình, sẵn sàng chấp nhận khủng hoảng".

    Cảm Nhận: Chúng ta có thể xem lại những gì mà chính vị giáo hoàng khuyên dạy chúng ta trong bài diễn từ chúc Giáng Sinh 2020 Giáo Triều Roma của ngài nói chung và việc đối phó với "khủng hoảng" nói riêng, theo kinh nghiệm trải qua "khủng hoảng" của ngài, những cuộc "khủng hoảng" bất khả thiếu để được canh tân biến đổi, đến nỗi đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm vị giáo hoàng "đến tự tận cùng trái đất" (lời mở đầu cho những lời ra mắt của vị tân giáo hoàng người Á Căn Đình tối ngày 13/3/2013), ở cái link dưới đây:

    Ba khoảnh khắc đơn độc - ba kinh nghiệm cá nhân về Covid - trong cuộc đời ĐTC

     

    Xin chân thành cám ơn quí độc giả đã theo dõi bài viết chia sẻ tất niên hôm nay, và xin Niềm Vui Emmanuel luôn ở cùng chúng ta trong Tân Niên 2021.

     

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

     

    --

 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - SỰ CÁM DỖ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Nov 27 at 1:23 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    SỰ CÁM DỖ: NHỮNG CÁCH THỨC TẤN CÔNG THƯỜNG DÙNG

    CỦA MA QUỶ ĐỐI VỚI CHÚNG TA

     

    Ma quỷ cám dỗ chúng ta phạm tội bằng nhiều cách thức: dối trá, buộc tội, nghi ngờ, dụ dỗ, xúi giục. Những điều này khiến cho chúng ta bất an 

     

     

    Cám dỗ là phương thức hoạt động thường dùng của ma quỷ (x. 1Ga 3,8-10). Satan là tên cám dỗ (1Tx 3,5), và như cách nó đã gây ra Sự sa ngã, nó vẫn không ngừng xúi giục chúng ta khước từ ân sủng của Thiên Chúa và phạm tội. Cám dỗ xảy ra với tất cả mọi người.

     

    Không phải tất cả mọi cơn cám dỗ đều phát sinh bởi tác động của ma quỷ. Từ nguyên tội mà phát sinh những yếu đuối trong các khả năng của chúng ta. Chúng ta có thể nuôi dưỡng một thói quen tội lỗi mà không cần đến sự tác động của ma quỷ. Xác thịt và thế gian mang đến vô vàn cơn cám dỗ. Các nhà trừ quỷ dạy rằng ma quỷ không thể đọc được ý nghĩ của chúng ta, nhưng thông qua việc quan sát hành vi của chúng ta, nó có thể biết được những yếu đuối bên trong chúng ta.

     

    Ma quỷ cám dỗ chúng ta phạm tội bằng nhiều cách thức: dối trá, buộc tội, nghi ngờ, dụ dỗ, xúi giục. Những điều này khiến cho chúng ta bất an và dẫn đưa chúng ta vào những hoàn cảnh dễ phạm những mối tội đầu: kiêu ngạo, tham lam, thù hằn, đố kỵ, dâm dục, phàm ăn, và lười biếng.

     

    Trong cuốn sách nổi tiếng “The Devil You Don’t Know” (tạm dịch: Những điều bạn chưa biết về ma quỷ), cha Louis Cameli trình bày rõ ràng bốn chiến lược thường gặp và phổ biến của ma quỷ: sự dối trá, sự chia rẽ, việc đánh lạc hướng, và sự chán nản. Theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta có thể bổ sung vào danh sách ấy: sự xa cách, sự tàn phá, sự bất phục tùng, và lòng dạ gian dối. Dưới đây, tôi sẽ giải thích những chiến lược trên của ma quỷ.

     

    Mục tiêu của việc cám dỗ là lôi kéo chúng ta phạm tội. Nếu chúng ta phạm tội thì trách nhiệm là của chúng ta, chứ không phải của ma quỷ, bởi vì ân sủng luôn đủ để chúng ta tránh xa dịp tội. Bằng cách chống lại và chê ghét những thủ đoạn cám dỗ sau đây, chúng ta sẽ tránh xa dịp tội.

     

    Sự buộc tội

    Ma quỷ là kẻ tố cáo các Kitô hữu (x. Kh 12,10). Nó đe dọa chúng ta: “Mày là kẻ thua cuộc, bất hảo, và vô dụng. Hãy nhìn những gì mà mày đã làm kìa – mày hủy hoại hôn nhân của mày (hoặc gia đình hoặc sự nghiệp của mày). Mày là một kẻ thất bại.”

     

    Trong các cuộc hôn nhân mà một trong hai người phối ngẫu có mối quan hệ ngoại tình, thì ma quỷ có thể buộc tội người phối ngẫu chung thủy rằng: “Chính mày đã khiến cho người bạn đời của mày ngoại tình.” Hoặc nếu con cái trở thành tội phạm, thì cơn cám dỗ có thể là: “Mày là một người cha (người mẹ) thất bại.”

     

    Đây là lý do tại sao thánh Inhaxiô hướng dẫn chúng ta nên đưa những cơn cám dỗ ra ánh sáng thông qua việc cầu nguyện, xưng tội, hay linh hướng.

     

    Sự khiêu khích

    Trong sách Gióp, chúng ta có được một minh họa về việc ma quỷ đã cám dỗ ông Gióp bỏ cuộc như thế nào trong cơn khốn khổ đến tuyệt vọng hoàn toàn. Trong hoàn cảnh ấy, vợ của ông Gióp chính là kẻ phát ngôn của quỷ dữ: “Hãy nguyền rủa Thiên Chúa và chết đi cho rồi!” (G 2,9).

     

    Trong gia đình, chúng ta có thể xúi giục nhau một cách tinh vi hay trắng trợn. Một đứa trẻ có thể ngấm ngầm phá hoại sự tín nhiệm của bố mẹ bằng cách xúi giục anh chị em của mình vi phạm những quy tắc của bố mẹ. Một thành viên trong gia đình có thể lôi kéo các thành viên khác sử dụng chất cấm, hoặc xem những nội dung khiêu dâm, hoặc trộm cắp hay nói dối. Truyền hình có thể được sử dụng để kích động sự nổi loạn chống lại gia đình và cả Thiên Chúa.

     

    Sự dối trá

    Satan ‘ngay từ đầu đã là tên sát nhân,… là kẻ nói dối và là cha của sự gian dối, là tên chuyên mê hoặc toàn thể nhân loại.’ Bởi nó mà tội lỗi và sự chết đã xâm nhập thế gian, và khi nó bị đánh bại hoàn toàn thì mọi thụ tạo ‘sẽ được giải thoát khỏi sự hư hỏng của tội lỗi và sự chết’ (GLHTCG, số 2852)

     

    Ma quỷ lừa dối con người bằng những lời hứa hão huyền: “Ngươi sẽ được nên như Đức Chúa” (St 3,5). Chiến thuật của ma quỷ chính là bóp méo sự thật: điều tốt lành thì bị khiến trông như có vẻ xấu xa, còn cái xấu xa thì trông như có vẻ tốt lành. Đúng và sai bị đảo lộn.

     

    Trong Kinh Thánh, thánh Phêrô chú tâm phân biệt giữa sự thật và sự dối trá, chứ không phải là giữa điếu tốt và điều xấu. Ngài nhấn mạnh rằng các môn đệ của Chúa Kitô cần được “củng cố vững vàng” trong sự thật (x. 2Pr 1,12) để được che chở khỏi ma quỷ, cha của mọi sự dối trá.

     

    Sự nghi ngờ

    Cám dỗ dẫn đến việc mất đức tin có thể là những nghi ngờ từ âm thầm đến dữ dội về chính bản thân, về Thiên Chúa, Giáo Hội, v.v… Như chúng ta biết, trong Kinh Thánh, đức tin lay động lòng trắc ẩn của Thiên Chúa và mang đến một sự chở che.

     

    Mất đức tin là một tình trạng nguy hiểm của tâm hồn, điều mà cần phải cầu nguyện để được chữa lành. Đôi khi, gốc rễ của việc mất đức tin là do bởi lời dối trá của ma quỷ. “Thưa anh em, hãy đề phòng, đừng để người nào trong anh em có lòng dạ xấu xa chối bỏ đức tin mà lìa xa Thiên Chúa hằng sống.” (Dt 3,12)

     

    Sự chia rẽ

    “Bất cứ nước nào tự chia rẽ, thì sẽ điêu tàn. Bất cứ thành nào hay nhà nào tự chia rẽ, thì sẽ không tồn tại.” (Mt 12,25). Ma quỷ liên tục cố gắng chia rẽ các cặp vợ chồng, con cái, các đại gia đình, các đồng nghiệp, và cả Giáo Hội. Hạt giống của sự bất hòa được gieo vào cuộc sống của chúng ta. Hãy phân định rõ nguồn gốc của sự chia rẽ. Hãy củng cố sự hiệp nhất trong gia đình, đừng gây chia rẽ.

     

    Hãy cẩn thận trong những mối tương quan yêu thích với những người khiến bạn xa cách gia đình hay xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội. Cách riêng, tôi luôn luôn gần gũi với những thành viên trong gia đình, những người có tư tưởng đối lập trong chính trị, kinh doanh, và tôn giáo. Họ hiểu rằng tôi yêu Đức Kitô và Giáo Hội. Chúng tôi được liên kết bởi niềm mong muốn điều tốt cho nhau, bởi mối dây gia đình, và chính những khoảng thời gian hạnh phúc và đau buồn là điều đã gắn kết chúng tôi. Tình yêu tạo nên sự hiệp nhất.

     

    Ma quỷ khơi mào và làm tăng những chia rẽ trong các gia đình. Hãy loại bỏ bầu khí chia rẽ. Ma quỷ chính là thần khí của sự chia rẽ: chúng nghe điều chúng ta nói. Biết làm chủ miệng lưỡi sẽ mang đến những giá trị lớn lao trong gia đình. Đồng thời, sự trong sáng của tâm hồn sẽ bảo vệ chúng ta khỏi sự khinh suất, những phán xét khắc nghiệt.

     

    Việc đánh lạc hướng

    “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời” (Lc 21,34). Trong một vài trường hợp, chúng tôi đã ghi nhận cách mà ma quỷ ngấm ngầm phá hoại sự tốt đẹp của hôn nhân và gia đình; đó là cám dỗ trong việc theo đuổi những sự thế gian (nghiện công việc), hoặc nghiện ngập (khiêu dâm, rượu chè, v.v…) khiến cho một người xao lãng trách nhiệm đối với gia đình.

     

    Ma quỷ cố gắng phá hoại lời mời gọi, thời điểm hay kế hoạch của Thiên Chúa dành cho các gia đình. Nó biết chắc rằng những người tốt lành sẽ không bị cám dỗ bởi sự dữ hiển nhiên, nên nó thường cám dỗ chúng ta chọn lựa điều tốt ít hơn hay cái lợi trước mắt. Việc đánh lạc hướng của ma quỷ có thể ngăn cản chúng ta hoàn thành sứ mạng của mình, phương hại đến những người thân yêu của chúng ta.

     

    Sự xa cách

    Những cám dỗ nảy sinh khiến bạn xa cách Thiên Chúa, gia đình, bạn bè, và cộng đồng. Những cám dỗ này cũng xảy đến với những tâm hồn bị bỏ rơi (rằng: “Tôi không được yêu thương, bị loại trừ, và cô đơn”). Sự khác biệt giữa những cám dỗ về sự xa cách và sự chia rẽ là bạn có thể có thiện cảm với một người (không bị chia rẽ), nhưng bạn vẫn bị cám dỗ tự cô lập bản thân, thoát ly, mang mặt nạ, che giấu tình trạng thực sự của bản thân, và xa lánh cộng đồng.

     

    Bằng việc tự xa rời các mối tương quan yêu thương, bạn có thể tạo ra khoảng trống và ma quỷ cố gắng để lấp đầy nó.

     

    Sự tàn phá

    “Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.” (Ga 10,10). Sự cám dỗ của ma quỷ nhằm mục đích phá hủy các gia đình, các cuộc hôn nhân, tình bạn thiêng liêng, các công việc tốt lành và các ý hướng ngay lành. Một số trường hợp, các tu sĩ nam nữ, những người sống ơn gọi của họ trong một thời gian, đã bị ma quỷ tấn công đến nỗi phải rời bỏ ơn gọi ấy.

     

    Sự không vâng phục

    “Anh em đã chết vì những sa ngã và tội lỗi của anh em. Xưa kia anh em đã sống trong đó, theo trào lưu của thế gian này, theo tên thủ lãnh nắm giữ quyền lực trên không trung, tên ác thần hiện đang hoạt động trên những kẻ không vâng phục.” (Ep 2,1-2)

     

    Nói ma quỷ cám dỗ chúng ta không vâng phục là chưa đủ. Sự không vâng phục và sự kiêu ngạo giống như hai mặt của một đồng xu vậy.

     

    Hãy cẩn thận khi bạn bị cám dỗ không vâng phục thẩm quyền hợp pháp và chính đáng như: các giới răn của Chúa và các giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Việc không vâng phục sẽ khiến cho nhiều linh hồn xa rời Giáo Hội mà sa vào những điều tà thuật hay ma quỷ.

     

    Lòng dạ gian dối

    “Điều gì "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không"; thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mt 5,37). Lòng dạ gian dối nghĩa là sống hai lòng, giả tạo, thiếu kiên định. Chúng ta đều biết rõ rằng một số chính trị gia tự xưng là người Công giáo trong khi lại xây dựng luật cho các mục đích chống Công giáo. Trong một số trường hợp ở gia đình, cạm bẫy của ma quỷ nằm ở chính sự gian dối của người chồng hoặc người vợ mà có cuộc sống hai mặt (ví dụ như việc có quan hệ ngoài hôn nhân).

     

    Ma quỷ quan sát thấy các Kitô hữu cầu nguyện sốt sắng vào buổi sáng trong nhà thờ, nhưng khi về nhà hoặc đi làm thì họ lại hành động hoàn toàn trái ngược.

     

    Sự chán nản

    Từ acedia có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Hy Lạp, về cơ bản có nghĩa là “Tôi không quan tâm”. Sự thờ ơ đối với Thiên Chúa và đời sống thiêng liêng đến từ sự mệt mỏi, bị đè nén, hay thất vọng là cám dỗ thường gặp. Các Giáo phụ ẩn tu gọi nó là “ôn thần lúc ban trưa”. Sự chán nản làm suy giảm niềm tin, cậy, mến, niềm vui, lòng quảng đại, và sự phân định.

     

    Các Giáo phụ dạy rằng sự chán nản là điều nguy hiểm nhất trong mọi cơn cám dỗ bởi vì nó cản trở sự thăng tiến của chúng ta hướng về cùng đích là được ở bên Thiên Chúa và đạt được sự sống vĩnh cửu. Nhiều trường hợp chữa lành bắt đầu từ sự chán nản tê liệt lâu năm.

     

    Sự chán nản không có chỗ trong tâm hồn của chúng ta. Mỗi người thân yêu của chúng ta phải được hưởng lợi từ sự động viên. Ma quỷ mang đến sự chán nản đủ khiến con người rơi vào một nơi tối tăm. Hãy loại bỏ những lời nói và hành động gây chán nản nơi giáo hội địa phương.

     

    Trên đây là một phần danh sách các hoạt động cám dỗ thường gặp của ma quỷ. Lần tới, chúng ta sẽ chuyển sang những hoạt động khác thường mà ma quỷ sử dụng để tấn công chúng ta.

     

    Tác giả: Kathleen Beckman
    Chuyển ngữ: Anthony Lai
    Từ: 
    catholicexchange.com

     
     
    ---------------------------------------------