13. Tìm Gặp Chúa Thật Nhanh

TIM GẶP CHÚA THẬT NHANH - THỨ ĂN NHANH # 30

  •  
    Anh Le chuyển

    Thức Ăn Nhanh Cho Tâm Hồn. Số 30.

     

    Tác Giả: Linh Mục Phanxicô Xavie Trần Quảng, Dòng Chúa Cứu Thế.

     

    Chủ Đề:

     

    THẬN TRỌNG KHI ĐÁNH GIÁ

     

    Lời Chúa:

     

    “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng bị Thiên Chúa xét đoán như vậy” (Matthew 7:1-2)

     

    Khi đoán xét ai, chứng tỏ ta có quyền trên họ, và ta cướp quyền của Thiên Chúa “vì chỉ có mình Thiên Chúa Đấng ra lề luật là có quyền xét xử”.

     

    Khi xét đoán ai đó, vô tình hãy hữu ý ta đang rơi vào kiêu ngạo (pride). Kiêu ngạo là đầu mối của mọi thứ tội. Kiêu ngạo dẫn con người vào vòng quanh luẩn quẩn của tranh giành hơn thua. C.S. Lewis chứng thực rằng “chúng ta thấy có người tự hào khoe của cải, về tài năng, sắc đẹp, nhưng thực ra còn hơn thế nữa. Những người này, trong sâu thẳm của lòng họ, họ đang hãnh diện vì họ giàu có hơn, tài năng hơn, và đẹp hơn những người khác... Do vậy, một khi yếu tố cạnh tranh hơn thua không còn nữa thì tự nhiên tính kiêu ngạo cũng biến mất”.

    Khi đoán xét ai, ta dễ đi vào sai lầm, vì chúng ta không đủ dữ kiện cũng như mang trong mình những giới hạn tất định của hữu thể hữu hạn.

    Học trò xin chia sẻ với mọi người câu chuyện đã từng xảy ra với học trò:

    Cứ mỗi dịp lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ngày 27 tháng 6), ở cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế nọ thường quyên góp tiền bạc để giúp người nghèo. Để tránh những người không nghèo có thể lợi dụng lấy được phiếu, học trò và các cha các thầy đã khảo sát, tìm hiểu rất kỹ và trao phiếu tận tay các người nghèo thật sự... Bảo đảm 100% những người nhận phiếu phải là người nghèo đích thật.

    Ấy vậy vào ngày lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp khi đoàn người nghèo tay cầm phiếu, xếp hàng lên nhận quà của Đức Mẹ thì lại len vào giữa ấy một anh chàng ăn mặc bảnh bao, mang đồ hàng hiệu, dáng vẻ quý phái, giàu sang...

    Anh gây cho học trò một câu hỏi: làm thế nào mà anh giàu có kia lấy được phiếu? Hay anh đã gian trá cách nào đấy.!!! Có sự gian lận nào chăng? Thế là học trò tiến đến gần anh để vờ bắt chuyện và hỏi thông tin.

    Có lẽ đọc được ý nghĩ nghi vấn của học trò, nên anh đã nói trước: “Ông hàng xóm nhà con là người tàn tật, và hôm nay lại bị sốt nặng nên con đã tình nguyện cầm phiếu của ông để đi lấy đồ giúp ông...”

    Ôi...!!!  Đoán xét của học trò đã sai...!!!

     

    Suy nghĩ và hành động: Trong cuộc sống tôi có hay đánh giá người khác qua bề ngoài không? Triết gia Pháp Gabiel Marchel “con người là một huyền nhiệm”, tôi có tôn trọng sự khác biệt mang tính huyền nhiệm – điều tôi không thể hiểu hết về những người khác không?

     

     

    •  
      30. Thức Ăn Nhanh Cho Tâm Hồn.docx
      16.7kB

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH- PHẪN NỘ -BỰC TỨC

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Mar 25 at 2:55 AM
     
     
    TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     

    VIRUS PHẪN NỘ LÀM HẠI CHÚNG TA

     

    Sự yếu đuối không thể biện minh cho cách cư xử thiếu bác ái. Cấu trúc con người chúng ta cũng không thể biện minh cho điều này. 

     

    Chúng ta thường xuyên gặp những điều không vừa ý và chúng ta có thể có những phản ứng khác nhau trước những tình huống ấy. Khi phản ứng ấy chỉ là một cảm xúc trỗi dậy nhất thời ở bên trong và nhanh chóng biến mất, thì nó mới chỉ là phản xạ của con người trước một kích thích bên ngoài mà thôi, chưa phải là tội.

    Tuy nhiên, khi nó khơi dậy bên trong chúng ta một mong muốn kháng cự lớn hơn, nghĩa là nó không qua đi ngay lập tức và chúng ta tự nguyện đồng ý, nuôi dưỡng cho đến khi nó trở thành cơn thịnh nộ, thù hận, thậm chí là bạo hành, thì chúng ta đã mắc tội phẫn nộ rồi.

    Phẫn nộ là gì? Giáo lý Hội thánh Công giáo (HTCG) định nghĩa: phẫn nộ là một ước muốn trả thù (Giáo lý HTCG số 2302) và như đã đề cập trên đây, ước muốn điều ác cho người khác là một tội nặng vì nó xúc phạm đến đức bác ái. Chúa xác định rất rõ khi Ngài nói: "Bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà". (Mt 5, 22)

    Điều chúng ta phải làm khi có ai đó làm điều ác là sửa chữa lại với lòng bác ái (xem Mt 18, 15-20), nhưng nhiều khi chúng ta lại thích oán hận người ta, đi ngược lại với Lời Chúa phán: “Con đừng oán hờn người thân cận khi họ xúc phạm đến con.” (Hc 10, 6)

    Khi cảm xúc này phát triển, một cách tự do và tự nguyện, nó trở thành sự căm ghét. Đó là một trong những tình trạng tồi tệ nhất mà một người có thể có trong mối quan hệ với người khác. Giáo lý khẳng định: “Cố ý thù ghét người khác là điều nghịch với đức bác ái. Sẽ là một tội khi ta thù ghét tha nhân, cố tình ước muốn cho người ấy bị hại. Và sẽ là tội nặng khi ta muốn cho họ bị tai hại nặng nề. ‘Còn Thầy, Thầy bảo anh em: phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em, như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời…’ (Mt 5, 44-45).” (Sách Giáo lý HTCG số 2303)

    Cơn phẫn nộ làm hại chúng ta

    Bên cạnh sự căm ghét, cơn phẫn nộ còn đem đến những hành động khủng khiếp như trả thù, gây thương tích, phỉ báng, chia rẽ, tạo ra những khắc nghiệt, bạo lực, thậm chí là cái chết.

    Khi nói về phẫn nộ, cần phải chỉ ra sự khác biệt giữa phản ứng tự nhiên với sự bực dọc của tội lỗi. Hãy nhìn cho kỹ. Tất cả chúng ta đều gặp những điều khó chịu, tởm lợm, xúc phạm và phiền hà. Khi chúng ta gặp những điều này, thì thật là bình thường khi trong ta trỗi dậy cảm xúc đối kháng và tức giận. Điều này là bình thường và các yếu tố dẫn đến cảm xúc này sẽ khác nhau tùy theo từng người.

    Điều tương tự cũng xảy ra liên quan đến cường độ phản ứng - có thể khác nhau do những giá trị cá nhân hoặc tính khí, hay năng khiếu hài hước thất thường của một người. Tội lỗi chỉ bắt đầu có - như đã nói trong mục đầu tiên về nghiện ngập - khi ta thuận theo cảm xúc này.

    Cấu trúc con người của ta có thể khiến ta dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc đã đề cập. Tùy theo tính khí từng người, mà người ta có thể có những phản ứng bùng nổ hay bốc đồng. Sự cáu kỉnh quá mức có thể cho thấy sự thiếu trưởng thành và bốc đồng trong hành động - thể hiện sự thiếu tự chủ. Mặc dù vậy, không gì có thể biện minh cho những thái độ như thế.

    Sự yếu đuối không thể biện minh cho cách cư xử thiếu bác ái. Cấu trúc con người chúng ta cũng không thể biện minh cho điều này. Những người có xu hướng này phải nỗ lực nhiều hơn những người không có xu hướng ấy để khỏi lỗi đức bác ái.

    Nhờ đó họ sẽ có công phúc nhiều hơn. Điều quan trọng là không ai được bất cẩn và chịu thua những đam mê, không được lệ thuộc vào hoàn cảnh.

    Juan José Léniz Ulloa (Shalom)
    N.Nguyễn & Biên Tú (
    TGPSG
    ) chuyển ngữ

    --------------------------------------------------------------------

    *BẠN VÀ TÔI CẦN TĨNH LẶNG ĐỂ NGHE TIẾNG CHÚA NÓI VỚI TA QUA NGƯỜI KHÁC, QUA SỰ VIỆC ĐANG XẢY DẾN,

    *KHIÊM TÔN, VUI VẺ NHẬN LỖI, KHUYẾT ĐIỂM CỦA MÌNH NGAY.

    *ĐỂ THẤY MÌNH SAI LẦM, ĐỂ TA THÔNG HỐI

    *ĐỂ TA CẦN SỬA NGAY, ĐỂ TA XIN LỖI CHÚA VÀ ANH EM.

    *NHƯ VẬY TA SẼ CÓ BÌNH AN, VUI TƯƠI 

    VÀ THẮNG ĐƯỢC COVID-19 TÂM HỒN ĐANG TẤN CÔNG TA.

    ------------------------------------------------------------------------------------------



     

 

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH -

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Mar 28 at 7:33 AM
     TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH
     
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
     
    "Tuần Thánh với Trận Chiến Thiêng Liêng" chính yếu và tột đỉnh là ở chỗ:
    "Con Thiên Chúa tỏ mình ra là để phá hủy công cuộc của ma quỉ" (1Gioan 3:8).
     
    Thật ra Trận Chiến Thiêng Liêng này bao trùm toàn bộ lịch sử tạo vật, không chỉ loài người,
    từ ngày tạo dựng thứ nhất của thần thiêng cho đến ngày cùng tháng tận của thế giới loài người,
    và được chia ra làm 4 hiệp vô cùng ly kỳ, gay go và ngoạn mục, diễn biến nhịp nhàng như sau:
     
    Hiệp 1: Giữa Thần Lành và thần dữ ở trên trời (xem Khải Huyền 12)
    Hiệp 2: Giữa Satan và hai nguyên tổ trong vườn địa đàng (xem Khởi Nguyên 3)
    Hiệp 3: Giữa Satan và Chúa Kitô với Mẹ Maria tại Thánh Điạ
    (xem Luca 4:1-13, nhất là câu 13; Gioan 8:44,13:21-30 nhất là câu 27, 16:11; Mathêu 27:11-26, nhất là câu 19)
    Hiệp 4: Giữa Satan và Giáo Hội trên khắp thế giới (xem Khải Huyền 20, nhất là các câu 7-10)
     
    Có một tài liệu hiếm quí cho chúng ta thấy được nhiều bí mật về "Tuần Thánh với Trận Chiến Thiêng Liêng" này,
    ở trong bộ Thần Đô Huyền Nhiệm, được người viết đây chuyển dịch cho cuốn "Hận Thù Quyết Thắng" 5/1996, 
    và trong đại dịch covid-19 toàn cầu này, xin phổ biến một loạt 5 bài được phổ biến trong Tuần Thánh,
    từ Thứ Hai Tuần Thánh hôm nay, 29/3/2021 đến hết Thứ Sáu Tuần Thánh 2/4/2021,
    với bài đầu tiên ở hai cái links dưới đây cho cả những ai chỉ muốn đọc,, hay chỉ muốn nghe hoặc cả hai:
     
     
     
    Bài viết cho 5 cái links mp3 và youtube này sẽ được gửi vào ngày cuối cùng,
    vì đây là một bài viết dài có liên hệ chặt chẽ và liên tục với nhau, trong cùng một cái link mà thôi.
     
     
    TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL
     
     
     
     
     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHosqK3VUqnfNZ718fD8rXhpHRDf_F1juHtYXR0yhNvuWQ%40mail.gmail.com.
     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH -

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Mar 11 at 12:04 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng



    LỜI CẦU NGUYỆN CHÂN THÀNH

     

    Sẽ có những điểm chùng xuống trong cuộc đời chúng ta, khi hoàn cảnh buộc chúng ta phải nâng tâm trí và tâm hồn lên với Chúa theo một cách có vẻ đi ngược với cầu nguyện. 

     

    Gần đây, tôi có nhận được một lá thư của một phụ nữ có cuộc sống vạn phần đắng cay nuốt hết vào lòng. Trong vài tháng, cô bị chồng ly dị, bị mất việc, bị buộc phải rời khỏi ngôi nhà cô đã sống lâu nay, bị kẹt trong chỗ ở mới vì lệnh phong tỏa Covid, và bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư nan y. Thật quá sức chịu đựng. Có lúc, cô đã sụp đổ, lòng đầy tức giận và chỉ muốn bỏ cuộc. Cô hướng về Chúa Giêsu trong cay đắng: “Nếu Chúa có đó, dù chắc là không có đâu, thì Chúa biết những chuyện này chứ? Chúa có bao giờ cô đơn như thế này đâu!”  Tôi nghĩ chúng ta ai cũng có những lúc như thế này. Chúa có biết những cảnh này không?

     

    Nếu chúng ta tin vào Tin Mừng, thì Chúa Giêsu biết hết những cảnh này, không phải bởi ngài có ý thức thần thánh, nhưng bởi như người phụ nữ tôi vừa kể, Ngài biết ngay từ đầu cảnh phải đơn độc, bị gạt ra ngoài thế giới bình thường của nhân loại.

     

    Điều này đã rõ ràng ngay từ khi Ngài ra đời. Tin Mừng nói rõ cho chúng ta biết, Mẹ Maria phải sinh Chúa Giêsu trong chuồng bò vì nhà trọ không còn chỗ. Do người chủ trọ nhẫn tâm! Tội nghiệp ông ta đã phải chịu chê trách hàng thế kỷ. Tuy nhiên, nghĩ như thế là bỏ sót điểm chính của câu chuyện và hiểu sai ý nghĩa của nó. Bài học của câu chuyện này không phải là về sự tàn nhẫn vô lương tâm ngự trị thế gian hay là thế giới quá bận tâm đến bản thân mà chẳng để ý thấy Chúa Giêsu giáng sinh, mặc dù những ý này cũng đúng. Đúng ra, điểm mấu chốt là, Chúa Kitô, được sinh ra như một kẻ ngoài lề, một kẻ nghèo hèn, một người ngay từ đầu đã không được đặt vào guồng quay chính của xã hội. Như tác giả Gil Bailie nói, Chúa Giêsu là người bị tất cả nhất trí loại trừ. Sao có thể khác được chứ?

     

    Với con người của Chúa Giêsu, với thông điệp trọng tâm của Ngài là tin mừng cho người nghèo, và với việc Ngài đi vào cuộc sống nhân loại để trải nghiệm mọi điều trong đó, kể cả đau đớn và sỉ nhục, khi mà đáng ra Ngài có thể Ngài sinh ra trong cung điện, được nhiều hỗ trợ và tâm điểm của mọi chú ý yêu thương. Khi đồng cảnh ngộ với người nghèo, Ngài đã phải sinh “ngoài thành phố” như cách nói của tu sĩ Merton, và nó mang một ý nghĩa ẩn dụ lớn lao. Ngay từ đầu, Chúa Giêsu đã biết nỗi đau và tủi nhục của người bị loại trừ, người chẳng có chỗ trong xu thế chủ đạo trần thế.

     

    Khi xem kỹ các Tin Mừng, chúng ta thấy, chẳng nỗi đau, về cảm xúc hay thể lý nào, mà Chúa Giêsu chưa trải qua. Có thể nói, không một ai, bất chấp nỗi đau của chính mình, có thể nói với Chúa Giêsu rằng: Ngài đâu phải trải qua những gì con đã trải qua! Chúa Giêsu đã trải qua hết rồi.

    Trong những năm mục vụ, Ngài đã đối diện với chối bỏ, chế nhạo và bị đe dọa liên tục, có lúc phải trốn đi như tội phạm lẩn trốn. Ngài cũng cô độc, ngủ một mình, không có được những sự thân mật bình thường của con người, không có gia đình riêng của mình. Rồi trong cuộc thương khó và cái chết, Ngài đã trải nghiệm những nỗi đau cảm xúc và thể lý cùng cực nhất. Về cảm xúc, Ngài đã “đổ mồ hôi máu”, và về thể lý, khi chịu đóng đinh, Ngài đã trải qua nỗi đau cùng cực, sỉ nhục cùng cực mà một con người có thể gánh chịu.

     

    Như chúng ta đã biết, đóng đinh thập giá được người La Mã dựng lên như hình phạt tử hình, nhưng họ còn nghĩ xa hơn thế nhiều. Nó được dựng lên để tạo ra đau đớn và sỉ nhục nhiều nhất có thể cho người chịu nạn. Chính vì thế mà thỉnh thoảng người ta cho người chịu đóng đinh dùng thuốc phiện, không phải để làm giảm cơn đau, nhưng để người đó không ngất đi và thoát khỏi cơn đau này. Đóng đinh cũng được dùng để sự sỉ nhục lên đến cùng cực. Và để làm thế, họ lột trần người bị đóng đinh, phơi bày bộ phận sinh dục, và trong cơn co thắt lâm tử, bộ ruột lỏng ra sẽ là sự tủi nhục cuối cùng. Một vài học giả còn cho rằng trong đêm trước khi vác thập giá, có khi Ngài còn bị binh lính xâm hại tình dục. Thật sự, không có nỗi đau hay sỉ nhục nào mà Ngài chưa gánh chịu.

     

    Theo Kinh viện, cầu nguyện được định nghĩa là nâng tâm trí và tâm hồn lên cùng Thiên Chúa. Sẽ có những điểm chùng xuống trong cuộc đời chúng ta, khi hoàn cảnh buộc chúng ta phải nâng tâm trí và tâm hồn lên với Chúa theo một cách có vẻ đi ngược với cầu nguyện. Có lúc, chúng ta sẽ tới điểm bùng nổ, khi mà trong sự sụp đổ, giận dữ, hổ thẹn và tuyệt vọng, chúng ta nghĩ không một ai, kể cả Thiên Chúa, quan tâm đến chúng ta, chúng ta cực kỳ cô độc,

      Dù có ý thức hay không, chúng ta sẽ đối đầu với Chúa Giêsu qua những lời này: “Chúa biết gì về chuyện này chứ!” Và Chúa sẽ lắng nghe lời đó như một lời cầu nguyện, một tiếng kêu chân thành từ cõi lòng, hơn là một lời bất kính.

     

    Ronald Rolheiser

    J.B. Thái Hòa dịch