1. Hôn Nhân & Gia Đình

BÁNH SỰ SỐNG THỨ TƯ - CN3MC-C

THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT III MÙA CHAY C

NGÀY 27-03-2019


 
 

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 5: 17-19)

17 "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.
 
SUY NIỆM/TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA (Gr 15, 16)


Luật Môsê đã bị những nhà thông luật Do Thái cắt nghĩa lệch lạc, thêm nếm với những nghi thức rườm rà, làm mất ý nghĩa chính, cốt lõi của luật là phụng thờ yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em. Chính vì vậy mà Đức Giêsu nói về họ: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để thiên hạ thấy” (Mt 23, 2-5).

Và để nhấn mạnh Chúa Giêsu không hủy bỏ lề luật nhưng kiện toàn khi nói: “Trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong bộ luật cũng không bỏ sót… Ai hủy bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời”.

“Một chấm một phẩy” mà Đức Giêsu nói ở đây nhằm ám chỉ những khoản luật nhỏ trong luật Cựu ước, vì nhiều người Do Thái cho rằng họ không cần thiết phải giữ những khoản luật nhỏ này. Tuy nhiên, với lời dạy và khẳng định này, Đức Giêsu kêu gọi những người Do Thái ngày xưa và các Kitô hữu hôm nay, hãy tuân giữ Luật Chúa với một tinh thần triệt để: thực hành mọi khoản luật dù lớn hay nhỏ, vì các điều luật này chính là những hướng dẫn đúng đắn và cần thiết giúp họ đến gần Thiên Chúa.

Ai giữ luật vì lòng yêu mến Thiên Chúa thì được ơn cứu độ. Vì Luật Chúa là ý muốn của Ngài nên không có điều nào là nhỏ bé tầm thường.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đến để kiện toàn lề luật giúp chúng con canh tân đời sống theo ý Chúa, NHỜ THẦN KHÍ giúp chúng con tuân giữ và sống Lời Chúa với lòng yêu mến để chúng con ngày càng đến gần Chúa hơn mà được hạnh phúc luôn mãi. Amen.


GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Kính chuyển:
Hồng

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - NGƯỜI ĐÀN BÀ NGOẠI TÌNH

Có một lần

Có một lần, Chúa Giêsu, Người ngồi viết trên đất, đó là một lần Người ngồi viết khi người ta đang kết án chị phụ nữ ngoại tình. Người viết gì, chẳng ai rõ, cũng chẳng để lại dấu tích.

Có lẽ một lần, Người muốn viết tội lỗi trên nền đất, để gió cuốn đi, để mưa làm mất dấu tích. Có lẽ một lần thay cho tất cả, Người chẳng để vào tâm trí những gì con người đã lỗi phạm, kẻ vu cáo, người tội lỗi công khai và cả những người còn đang giấu mặt.

Có một lần, Người đã đặt câu hỏi cho nhiều người bẽn lẽn rút lui từng người một, từ người lớn tuổi đến những người nhỏ tuổi. Một câu hỏi làm bộc lộ nhiều tâm tư: “Ai trong các ngươi sạch tội?”. Chẳng ai sạch tội xin nhiều lần được thứ tha.

Có một lần, người ta bắt Người quyết định, ném đá hay không người phụ nữ ngoại tình. Người lặng thinh, ngồi viết trên đất và cuối cùng cũng ngỏ lời “tôi cũng không kết án chị” và chẳng bao giờ kết án với người hối lỗi.

Có một lần, một lần và nhiều lần nữa, Người thinh lặng trước bao sự chế giễu, cố ý gài bẫy, vu khống người vô tội. Người thinh lặng để gánh lấy những sầu đau của con người và chịu chết thay trên Thập giá.

Có một lần, Người viết câu tình yêu, không phải trên đất mà trong trái tim chịu đâm thâu trên Thánh giá, để tất cả những ai đến với Người đều được cứu thoát.

Một lần của Người và nhiều lần con người mãi suy tư về hành động của Người và lúc nào cũng dường như mới mẻ trong khám phá.

Câu chuyện một lần viết trên đất còn mãi, những gì đã viết thì không còn, dấu tích xưa cũng chẳng có. Chỉ biết một lần và nhiều lần Chúa vẫn nói: “Tội lỗi ngươi, Ta đã quên rồi”, “hãy về và đừng phạm tội nữa”.

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Một lần xin cho con hoán cải và trong nhiều lần NHỜ ƠN CHÚA, CÓN QUYẾT TÂM ĐỔI MỚI trái tim biết mau quên, tha thứ và yêu thương của Chúa.

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

 

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH -ĐỒNG HÀNH VỚI CAC GIA ĐÌNH

LẮNG NGHE TÍCH CỰC

TRONG ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GIA ĐÌNH

Chi Trần chuyển 15-2-2019

Lắng nghe, chúng ta có thật sự sử dụng khả năng này như là một công cụ hữu hiệu trong việc chữa lành những anh chị em đang gặp những tổn thương chưa?

Chúng ta bước vào năm hoạt động mục vụ theo định hướng “Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra. Theo Carl Rogers và các nhà tâm lý học khác, có ít nhất hai điều kiện thiết yếu để giúp người đang gặp hoàn cảnh khó khăn thực hiện được những thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ. Một là việc ta lắng nghe, đón nhận vô điều kiện người đang gặp vấn nạn rắc rối. Thứ đến là sự đồng cảm – là khả năng hiểu và chia sẻ được những cảm xúc. Ta cần truyền đạt thông tin đến với người cần được trợ giúp rằng ta hiểu biết được những nỗi khó khăn, những cảm xúc khó chịu mà họ đang cảm nhận. Nhằm gợi ý cho hoạt động đồng hành với các gia đình gặp khó khăn thu hoạch được kết quả cụ thể, từ những kinh nghiệm trong công tác tham vấn tâm lý, chữa lành cho các gia đình, trong phạm vi bài viết này chúng ta cùng xem xét khả năng lắng nghe. Đây là kỹ năng thiết yếu không chỉ cho những nhà chuyên môn, mà còn hữu ích rất nhiều cho bất cứ ai muốn tăng cường hiệu quả trong giao tiếp với người khác.

Ít nhiều trong cuộc sống, đã có những lần chúng ta được yêu cầu lắng nghe những vấn đề của một người bạn đang gặp rắc rối. Hầu hết những người này có thể nhận được sự giúp đỡ hiệu quả bởi bất kỳ ai có trách nhiệm chăm sóc, biết đồng cảm, và giúp cho họ bình ổn lại cảm xúc. Vậy các giáo sĩ, các tu sĩ, và các anh chị em giáo dân đang cộng tác trong những lãnh vực mục vụ có sẵn sàng là người cung cấp sự trợ giúp hữu hiệu nhất bao nhiêu có thể trong khả năng của mình không?

Lắng nghe, chúng ta có thật sự sử dụng khả năng này như là một công cụ hữu hiệu trong việc chữa lành những anh chị em đang gặp những tổn thương chưa?  Chúng ta có dùng đôi tai mà Chúa ban để lắng nghe nhiều hơn là dùng miệng để nói? Giữa những ồn ào lo toan của cuộc sống, chúng ta có lắng nghe được những điều thổn thức trong trái tim của những anh chị em đến với ta không? Ta đã từng trải qua những cảm xúc như thế nào khi được một ai đó thật sự lắng nghe ta? Có lẽ không có cách nào tốt hơn để biểu lộ cho thấy rằng chúng ta quan tâm đến một ai đó và kết nối với họ hơn là việc lắng nghe – thực sự lắng nghe bằng trái tim của ta – về những gì người ấy chia sẻ. Động từ nghe có vẻ như là một hành vi đơn giản, chẳng ai cần phải học vì đó là chức năng của đôi tai, thế nhưng không phải như thế.

1/ THẾ NÀO LÀ LẮNG NGHE TÍCH CỰC

Trong ngôn ngữ Trung Hoa, động từ lắng nghe (thính) được cấu tạo bởi năm chữ:

– Chữ tai (nhĩ): chắc chắn vai trò của cơ quan thính giác không thể thiếu, nó giúp não bộ chúng ta ghi nhận, xử lý những âm thanh một cách chủ động cũng như thụ động. Đôi tai giúp ta đón nhận nội dung của thông điệp người nói, nội dung này có thể được chi phối bởi cung giọng, tốc độ của người nói…

 

– Chữ mắt (nhãn): con mắt là cửa sổ tâm hồn, ta không thể biết về tâm tư của người đối thoại nếu không mở cánh cửa tâm hồn ta để đón nhận thông tin do đôi mắt ta quan sát được từ những biểu hiện trên khuôn mặt, những biểu thị của ngôn ngữ không lời, dáng điệu, cử chỉ…

– Chữ tim (tâm): lắng nghe bằng con tim hay tấm lòng của ta, chỉ khi ấy những điều xuất phát từ con tim của người nói mới dễ dàng chuyển tải đến con tim của người đang lắng nghe họ.

– Chữ một (nhất): biểu hiện sự tập trung tâm trí của ta vào điều người đang nói muốn trình bày, không bị xao nhãng bởi những yếu tố chung quanh.

– Chữ vua (vương): cho thấy sự trân trọng của ta dành cho người đang giao tiếp với ta.

Như thế, rõ ràng việc lắng nghe không đơn giản như việc nghe thấy một âm thanh nào đó. Lắng nghe đòi hỏi sự nỗ lực tập trung trọn vẹn con người của ta bao gồm các giác quan thính giác, thị giác, cùng với tâm, trí, và thái độ trân trọng của ta đặt nơi người đang trò chuyện, chia sẻ, tâm sự… với ta.

3/ LẮNG NGHE TÍCH CỰC ĐEM LẠI HIỆU QUẢ GÌ ?

Trong thực tế, nhiều người trong chúng ta chưa biết cách lắng nghe. Với những ai đã tham dự các khóa huấn luyện về tham vấn trị liệu tâm lý, họ đều đã được dạy về kỹ năng lắng nghe như môn học căn bản đầu tiên ngay khi bắt đầu khóa đào tạo, nhưng những bài học hữu hiệu nhất thiết tưởng đến từ chính cuộc sống và thực tế tham vấn trị liệu. Nhà tham vấn hay trị liệu không chỉ học và thực hành nhuần nhuyễn kỹ thuật lắng nghe thân chủ, mà còn biết huấn luyện thân chủ cũng học biết lắng nghe.

Một trong những bài học rút ra được sau tiến trình trợ giúp để hàn gắn những đôi vợ chồng gặp khó khăn trong cuộc sống chung đó là việc người trợ giúp không đưa ra lời khuyên răn giáo điều cho họ, mà thay vào đó là việc giúp đôi vợ chồng biết lắng nghe nhau bằng con tim, và sau đó giúp họ thể hiện sự nhận biết và quan tâm của bản thân dành cho người phối ngẫu bằng cách phản ánh chân thật cảm xúc.

Những người chú tâm vào việc tập luyện khả năng lắng nghe đích thật, không chỉ gia tăng khả năng này, mà còn học được cách đón nhận và hưởng lợi từ việc lắng nghe. Chắc chắn ở giai đoạn đầu của việc tập luyện lắng nghe, chúng ta tập trung vào những cảm xúc và mối quan tâm nơi người đang chia sẻ, thậm chí đến độ thiếu việc lắng nghe chính bản thân mình. Và khi ta học cách chia sẻ chân thành từ trái tim mình với những người có khả năng lắng nghe tốt như người thân yêu, bạn bè, hay với nhà tham vấn trị liệu, chúng ta đồng thời khám phá ra những ơn phước tuyệt vời nhất mà ta lãnh hội được từ việc có được ai đó lắng nghe mình, đó là bình an, được quan tâm chăm sóc, được nhìn nhận, tạo thêm sức năng động, những nhận biết mới, và nhiều ơn khác nữa!

Cho dẫu vị trí của ta trong xã hội là gì, ta vẫn có thể áp dụng kỹ năng lắng nghe tích cực trong tất cả các tương giao của ta với mọi người. Làm được như vậy ta sẽ giúp cho những người gặp gỡ ta cảm thấy được rằng họ được quan tâm chăm sóc. Chính khả năng lắng nghe tích cực sẽ xây dựng tính thân mật trong các mối tương giao của ta. Khả năng lắng nghe sẽ giúp ta phát triển trí tuệ và thành công trong cuộc sống. Vậy đâu là những kỹ năng giúp ta tập luyện có được khả năng lắng nghe đích thật?

3/ TẬP LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC

Theo kinh nghiệm huấn luyện của các nhà tham vấn trị liệu tâm lý Hoa Kỳ, động từ “LẮNG NGHE” trong tiếng Anh “to LISTEN” cũng chỉ ra những bài học căn bản cho ta thực hành việc lắng nghe tích cực. Với sáu mẫu tự L-I-S-T-E-N chúng ta có được sáu kỹ năng sau đây.

L thay thế cho động từ love – yêu thương: Muốn có khả năng lắng nghe tích cực, ta phải có động cơ xuất phát từ tình yêu thương dành cho những người đến với ta, như thánh Thánh Augustino đã từng nói: “Yêu thương rồi hãy làm những gì bạn muốn!” Chính tình yêu sẽ giúp ta có thái độ cần thiết ngay từ khoảnh khắc tiếp xúc ban đầu là đón nhận họ như họ là, không vội đưa ra bất cứ một phán xét nào về họ. Bởi vì bất cứ lời phán xét hay dán nhãn – đặc biệt là tiêu cực lúc ban đầu cũng sẽ chi phối ta trong cách cư xử không thích hợp, hoặc đưa ra phán đoán thiếu chuẩn mực ở những bước tiếp theo. Chính tình yêu thương và không phán xét sẽ cho phép ta “bước vào đôi giày của người khác” và bắt đầu tìm hiểu về họ. Hãy cởi mở và chân thành; vì những lời chỉ trích và định kiến sẽ nhanh chóng khiến cho người ta khép kín cánh cửa trái tim của họ.

thay thế cho động từ invite – mời gọi: Lời mời gọi hãy tự bộc lộ bản thân, cởi mở cõi lòng, cảm xúc qua những câu hỏi mở. Những câu hỏi này có thể giúp làm sáng tỏ, hay mời gọi tập trung vào một vấn đề: “Bạn có ý muốn nói gì về điều đó?”; hay mời gọi trình bày những suy nghĩ: “Hãy nói cho tôi biết rõ hơn suy nghĩ của bạn về điều đó?”; hoặc chia sẻ những cảm xúc: “Cảm xúc về mẹ của bạn như thế nào?”; và đề nghị đưa ra ví dụ cụ thể: “Cho tôi một trường hợp mà khiến bạn giận dữ. Cố gắng chỉ cho tôi thấy từng bước trong diễn tiến hành vi của bạn.” Tránh đặt các câu hỏi chỉ có thể được trả lời bằng “có” hoặc “không”. Những câu hỏi mở là công cụ khá hữu ích trong tham vấn, trị liệu để giúp người đang gặp vấn nạn tìm hiểu những khó khăn mà họ đang chịu đựng một cách đầy đủ hơn, đôi khi giúp họ thoát ra khỏi điểm tắc nghẽn. Trong việc trợ giúp qua những tương giao hàng ngày, những câu hỏi mở cũng sẽ giúp cho người đang gặp khó khăn có một tầm nhìn rộng hơn, đánh giá vấn đề ở nhiều góc cạnh hơn khi đối diện với thực tại, mà đôi khi “Chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng”. Hơn nữa, những câu hỏi này chứng tỏ cho họ thấy rằng ta đang lắng nghe và quan tâm đến vấn đề của họ.

S thay thế cho động từ summarize – tóm kết, tóm tắt lại. Tóm tắt những gì ta đã nghe. Điều quan trọng là phải xác minh được rằng ta hiểu vấn đề của người đó bằng cách diễn tả qua những câu như: “Khi nghe bạn nói rằng …, tôi hiểu là…”, hoặc “Tôi hiểu rằng bạn rất quan tâm đến vấn đề…”. Tránh đưa ra giải pháp hoặc lời khuyên khi ta không được yêu cầu. Bởi vì lời khuyên không được yêu cầu thường khiến người nghe đi vào thế phòng thủ. Tránh việc cố gắng giải quyết những vấn đề hoặc mối quan tâm của người khác thay cho họ; vì điều này làm suy giảm hiệu quả tiến trình trợ giúp. Khi ta tự nguyện đặt trách nhiệm giải quyết vấn nạn của người khác vào cho bản thân mình là ta đang thay vì thi hành nhiệm vụ hướng dẫn giúp họ đưa ra phương án giải quyết tốt nhất cho cuộc đời của họ, thì ta lại dường như muốn đang sống thay cho họ – đây là điều không thể xảy ra. Chính họ phải sống cuộc đời của họ, chứ ta không sống thay cho họ, vì thế hãy để cho họ quyết định. Ta chỉ là người đồng hành với họ, ta có thể cầm đèn chiếu ánh sáng giúp họ bước đi trên con đường của họ, chứ không hành động thay thế họ.

T thay thế cho tính từ timely – đúng lúc, kịp thời. Phản ánh cảm xúc của người đang cần ta trợ giúp vào đúng thời điểm thích hợp. Tránh gây gián đoạn, cố gắng chỉ tiếp lời khi họ đã nói xong. Sau khi lắng nghe những điều được chia sẻ, ta nên dành một khoảng thời gian ngắn ít là một đến hai giây, để người chia sẻ có thể bổ túc thêm những điều họ chợt nhớ, đồng thời cũng là khoảng thời gian để bản thân ta “uốn lưỡi bảy lần” trước khi đưa ra một phản hồi hay đặt câu hỏi tiếp tục. Vào mỗi thời điểm, ta chỉ cần tập trung vào một vấn đề, cố gắng lựa chọn một cảm xúc hay một ý tưởng nổi bật nhất chứ đừng nuôi tham vọng giải quyết tất cả mọi vấn nạn. Xác nhận cảm xúc (cảm xúc nội tâm, trải nghiệm, và cảm nhận đều cần thiết) là chìa khóa mở ra tấm lòng của họ. Tập trung nhiều vào cảm xúc của chính họ hơn là những sự kiện diễn ra xung quanh. Tránh dùng họ như công cụ khai thác thông tin về người thứ ba. Cũng không nên đưa ra hàng loạt những câu hỏi cùng một lúc, vì người nói và người nghe đều dễ dàng bỏ lỡ những thông tin cần thiết. Hãy lần lượt đưa ra từng câu hỏi vào thời điểm thích hợp. Những câu nói như: “Nghe có vẻ dường như bạn cảm thấy ….”, “Dường như bạn cần ….” thật là hữu ích để thăm dò cảm xúc của người mà ta đang đối thoại. Thỉnh thoảng ta cũng sẽ gặp phải những trường hợp vì lý do nào đó, người chia sẻ vòng vo, lan man, hoặc lặp đi lặp lại một vấn đề. Trong trường hợp này, sau khi đã kiên nhẫn lắng nghe, ta nhẹ nhàng can thiệp vào để hướng cho họ tập trung hay nhận ra điều chính yếu họ muốn đề cập đến là gì?  Tránh dùng những lời phê bình, nhận xét nặng lời rất dễ gây tổn thương cho họ.

E thay thế cho tĩnh từ even – điềm đạm, bình thản. Lắng nghe thật bình tĩnh, đừng vội phản ứng. Kiểm soát cảm xúc của ta và suy nghĩ trước khi nói. Những phản ứng gây ra do cảm xúc nơi ta (ví dụ: sốc, bất ngờ, giận dữ, ghê tởm, đau đớn, sợ hãi) khiến cho người kia khép lòng, giữ thái độ im lặng. Họ đang cần sự giúp đỡ của ta, họ cần ta tập trung vào cảm xúc của chính họ, chứ không phải để chịu đựng những cảm xúc mới phát sinh từ phía ta. Thường những người cần sự trợ giúp đang trong tình trạng bất an, điều họ đang cần là một ai đó có khả năng giúp họ vượt qua những khó khăn hiện tại. Làm sao ta có thể trao ban được điều mà chính bản thân mình chưa có?  Vì thế ta cần có sự tự tin, bình thản và hy vọng để có thể nâng đỡ, chia sẻ cho những người đến với ta. Một khi lòng mình bất an, ta hãy hẹn buổi gặp gỡ, trò chuyện vào dịp khác. Vì theo kinh nghiệm, khi tâm ta chưa an, ta thường gây tổn thương cho người khác, và hậu quả của những buổi gặp gỡ vội vàng, thiếu chuẩn bị sẵn sàng thường đem đến tai hại hơn là chữa lành.

N thay thế cho tĩnh từ nonverbal – ngôn ngữ không lời. Thỉnh thoảng ta nên đưa ra những biểu lộ âm thanh như “Mm hmm”, “Ồ”, hay những biểu hiện trên khuôn mặt như một ánh mắt kiên định và nụ cười ấm áp giúp người đang chia sẻ biết rằng bạn đang lắng nghe họ. Thông thường khi chúng ta lắng nghe một ai đó, chúng ta đón nhận những gì họ nói được bày tỏ bằng những lời bề ngoài. Có những lần khác, chúng ta có cảm giác rằng những thông điệp mà họ muốn chuyển tải nhiều hơn những từ ngữ, có nghĩa là còn có điều gì đó hơn lời không thực sự nói ra, thậm chí có khi còn có điều gì đó mang ý nghĩa ngược lại. Đôi khi có những manh mối để giúp ta lắng nghe được điều mà lời không diễn tả: nói rằng không xấu hổ nhưng lại không dám nhìn trực diện vào mắt ta, nói rằng không tức giận nhưng mím chặt môi, nói rằng mọi chuyện đều tốt đẹp nhưng lại rơi nước mắt, và nói rằng chỉ đùa thôi mà không hề nở nụ cười… Hãy luôn đặt câu hỏi đâu là những thông điệp chứa đựng trong ngôn từ diễn tả bằng lời cũng như không lời. 

KẾT

Giờ đây ta đã biết ý nghĩa quan trọng và hiệu quả thiết thực của việc thực sự lắng nghe, vậy hãy tự hỏi bản thân, “tôi có biết lắng nghe gia đình, bạn bè và đồng nghiệp không?” Tốt hơn hết, hãy hỏi trực tiếp những người ấy! Họ sẽ phản hồi cho ta biết khả năng lắng nghe của ta ở mức độ nào. Lắng nghe là một nghệ thuật; chúng ta không thể có thói quen thực hành kỹ năng này nếu không có việc tự học và luyện tập. Hy vọng những gợi ý trên đây có thể gợi mở cho người đọc có phương án tự huấn luyện bản thân để có thể đạt được khả năng lắng nghe đích thật và hữu hiệu.

Hãy ghi nhớ lời thánh Gia-cô-bê tông đồ đã nhắn nhủ: “Anh em thân mến của tôi, anh em nên biết rằng: mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói… (1,19).” Trong sách Châm Ngôn cũng đề cập đến thái độ của người khôn ngoan đó là biết lắng nghe: “Người khôn ngoan hãy nghe để được thêm kiến thức; người hiểu biết hãy nghe, và sẽ tìm được lời hướng dẫn (1,5).”

Lm. Joseph Hoàng Ngọc Dũng

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH -MỘT NGƯỜI CHA VÀ MỘT NGƯỜI MẸ

Giám mục Pháp và lý thuyết về giới: Một người cha và một người mẹ

Một gia đình được ĐTC chúc lành
 
Đức cha Bruno Feillet, Giám mục phụ tá Reims, Chủ tịch Hội đồng Gia đình và Xã hội, thay mặt Hội đồng Giám mục Pháp can thiệp phản đối điểm tu chính được hội đồng quốc gia phê chuẩn; trong đó quy định bãi bỏ, từ các hình thức giáo dục công cộng, về các thuật ngữ “cha” và “mẹ” thay thế chúng bằng “cha mẹ 1” và “cha mẹ 2”.

Đức cha Bruno Feillet nói: “một lần nữa, chúng ta thấy nỗ lực của quốc hội, với lý do thống nhất các thủ tục hành chính, phân rẽ thực tại gia đình”.

Đức cha nhấn mạnh: “Không có gì là không quan trọng đến một đứa trẻ, thậm chí thông qua các mẫu khai hành chính liên quan đến một người cha và một người mẹ. Hồ sơ của “cha” và “mẹ” cho phép mỗi người định hướng bản thân trong các thế hệ sau”.

Chủ tịch hội đồng gia đình và xã hội cho biết đây là “sự vô cảm hành chính” đối với cuộc sống gia đình. Đó là “hình đại diện” của lý thuyết giới sẽ dẫn đến việc cha mẹ có cùng giới tính hoặc khác giới. Hơn nữa, không có gia đình nào, kể cả số ít có hai người lớn cùng giới tính, một người được giới thiệu là phụ huynh một và phụ huynh hai. Cuối cùng chúng ta nên tự hỏi ai sẽ là số một và ai là số hai giữa họ? Và trong trường hợp ly hôn, liệu số hai có trở thành số một? Chúng tôi thấy nực cười của việc sửa đổi này”.

Tại hội nghị quốc gia, dự luật mới “vì một trường phái tin cậy” đang được thảo luận trong những tuần gần đây, trong đó các dân biểu Pháp đã bỏ phiếu cho điểm tu chính gây tranh cãi này. Ông Valérie Petit, dân biểu của République en Marche giải thích: “Mục đích của quy tắc là mở cửa cho các gia đình cha mẹ đồng tính, đưa vào luật sự đa dạng gia đình”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia, ông Jean-Michel Blanquer, và dân biểu Anne-Christine Lang, cả hai đều phản đối, không nên đưa điều khoản này vào việc sửa đổi luật, đây là điều tiêu cực. Trong số các mục tiêu của dự thảo luật, người ta dễ dàng tìm thấy thuật ngữ “gia đình” được thay thế bằng cụm từ “người chăm sóc trẻ”.

Ngoài ra dự luật còn đưa ra những điều khác như “đảm bảo kiến thức cơ bản cho tất cả mọi người, giáo dục bắt buộc từ ba tuổi, đổi mới để thích ứng với nhu cầu của các vùng lãnh thổ, cải thiện quản lý nguồn nhân lực, đơn giản hóa hệ thống giáo dục để phát triển trường học”.
 

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

HÔN NHAN VÀ GIA ĐÌNH - THE HOLY FAMILY

     

The Holy Family.jpg

              How Holy Can My Family Be?

 

                                                 THE HOLY FAMILY, A REAL FAMILY (C)

 

I haven’t always looked forward to the celebration of the Feast of the Holy Family. As a boy growing up, I heard a sermon every year on the virtues of ‘the holy family of Nazareth’ which left me feeling that my good but imperfect family was simply not in the same league.

 

Pictures and statues of the Holy Family only reinforced the distance I felt between their family and mine. In their simple but immaculate home, there was a place for everything and everything in its place. Joseph, Mary and Jesus seemed so calm and peaceful and unruffled. They looked like they never had an argument, a disagreement, or even a misunderstanding. They didn’t seem to have any money worries or any fears for their safety or their future or anything else. Fortunately the bible stories about the childhood of Jesus tell us something quite different and bring us down to earth with a thud. This is particularly true with today’s story about the loss of the child Jesus.

 

Many of you are parents. No doubt you’ve had the anguish of losing a child, if only for a few minutes. The child was with you at the shopping centre. You turned round for a moment to look at something in a window or on a shelf, and when you turned back, your little one had wandered off, without a trace. You felt real fear for your child’s  safety. You felt as if your heart was going to break. In your panic you might even have thought your precious little one might have been stolen from you.

 

Jesus goes missing for much longer, for three whole days. If this happened today, his parents might have been charged with child neglect. How could it have happened? In those days, the men on pilgrimage walked with the men, and the women with the women. Only in the evening would the two groups come together. It seemed that Mary assumed that the boy was travelling with his father, and Joseph assumed that the boy was with his mother. A case of family misunderstanding! After travelling a whole day, then, Joseph and Mary discover that their child has gone off on his own. They go looking for him all along the road back to Jerusalem. Only two days later do they find him in the Temple of the city, sitting with the teachers, listening to them and questioning them.

 

The text says they were ‘overcome’ when they saw him? I wonder what exactly that word ‘overcome’ means. Were they crying? Were they annoyed? Were they angry? What Mary says to him suggests they were exasperated: ‘My child, why have you done this to us? See how worried your father and I have been, looking for you.’ His reply does nothing to reassure and settle them down: ‘Why were you looking for me? Did you not know that I must be busy with my Father’s affairs?’ We’re told that ‘they did not understand what he meant.’ Maybe his words even came across to them as a bit of brat behaviour, a cheeky back-answer from a precocious child?

 

When I focus on the details of what Luke actually tells us in his stories of the child Jesus, and when I read the bits between the lines, I can feel quite close to the Holy Family of Nazareth. They are real people, after all. They had their ups and downs as a family, just like your family and mine. They had their problems, they had their struggles, and they had their challenges, just like your family and mine. But they survived as a family, just like yours and mine. They survived, because there was enough love, enough acceptance, and enough forgiveness left in their relationships, and enough trust in both God and one another.

 

In conclusion, let me illustrate this with a true story about how one particular family faced a real challenge which came their way. I quote the mother’s actual words (as she has stated them):

 

Our youngest daughter became pregnant (out of wedlock) and for our family this last twelve months was make-or-break time, emotionally, physically and faith-wise. But with God’s help and grace we have all come through this crisis in one piece. From anger to acceptance. From disappointment to unconditional love. From betrayal to peace. From hurt to holding this precious baby, the joy of all our lives now. God certainly moves in mysterious ways, and while this is not how we wanted to have our grandchildren, this little child of God is loved by all.

 

Fr Brian Gleeson

-----------------------------