9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - BBT CÔNG GIÁO VN

 

  •  
    Hong Nguyen CHUYEN



    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

     

    Chuyên mục:

    TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN.

    Vai trò của Giám Mục và Linh Mục

     

    Phêrô Phạm Văn Trung biên tập.

    Kính mời theo dõi video tại đây:

     

    https://bit.ly/3rszV0I

      

     Nhân vụ việc không phải xảy ra lần đầu, cũng không phải mới đây, do đó cũng không mới mẻ và lạ lẫm gì với nhiều người Công Giáo vốn có quan tâm đến đời sống của Giáo Hội Việt Nam, từ Linh Mục cho đến Giáo Hữu, cả trong và ngoài nước: vụ việc Linh mục “bị ngưng chức Chánh Xứ hay treo chén hoặc huyền chức”, bởi Đấng Bản Quyền của mình, tức là bởi Giám Mục Chính Tòa của Giáo Phận, nơi mà vị Linh Mục đang thi hành thừa tác vụ và thuộc quyền của Giám Mục đó. Để có thể cùng nhau phân định và dõi theo Ý Chúa, cần có một góc nhìn nền tảng đó là: Kinh Tin Kính, trong đó mọi tín hữu Công giáo cùng nhau tuyên xưng: Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng… Tôi tin Hội Thánh Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.…”

    Người viết chỉ làm công việc tìm kiếm các tài liệu, sắp xếp và trình bày sao cho sáng rõ mạch lạc nhất có thể. Mọi ý hướng đã được các tài liệu nói rõ. Hy vọng và xin được cùng những Giáo Hữu có thiện chí, có đức tin được tuyên xưng như trong Kinh Tin Kính sẽ tìm ra được điều căn bản cho suy tư, diễn ngôn và hành động của mình, để đạt tới mục đích sau cùng là thấy Thành Thánh, là Giêrusalem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê” (Khải huyền 21: 10-11), nhất là khi Giáo Hội Công Giáo đã bước vào giai đoạn khởi sự tiến trình Thượng Hội Đồng 2023 với chủ đề Hướng tới một Hội Thánh Hiệp Hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ, bắt đầu từ các Giáo Phận khắp nơi trên toàn thế giới.

     

    Phêrô Phạm Văn Trung biên tập

     

    Để mọi người có thể lưu lại dễ dàng và khi cần có thể lấy ra tham khảo, chúng con bỏ tài liệu này trong file word đính kèm cho thuận tiện.

    Và dưới đây là phần tóm tắt tài liệu:

     

    I/ MỞ ĐẦU

    II/ CÁC VĂN BẢN NỀN TẢNG.

    •       A. Giám Mục - sự tròn đầy của Bí Tích Truyền Chức.

    •       B. Việc truyền chức cho các Linh Mục – những cộng sự viên của các Giám Mục.

    III/ GIÁO SĨ THAM GIA CHÍNH TRỊ THEO CÁC QUY LUẬT PHỔ QUÁT CỦA GIÁO HỘI:

    •       A. Bộ Giáo Luật Hội Thánh Công Giáo 1983, bản dịch của HĐGMVN.

    •       B. Nghĩa Vụ Và Quyền Lợi Của Các Giáo Sĩ.

    •       C. Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

    •       D. Giáo Hội và Chính Trị Trong Bối Cảnh Cụ Thể của Một Nhà Nước.

    IV. NHIỆM VỤ GIẢNG LỄ CỦA LINH MỤC.

                       A. Theo Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh.

                       B. Theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma.

                       C. Theo “Chỉ Nam Giảng Lễ”.

                       D. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô

                       E. Theo Đức Giám Mục Matthêu Nguyễn Văn Khôi.

    V/ BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC SOCRATES B.VILLEGAS.

     

    VI/ KẾT LUẬN: THĂNG TIẾN CÔNG LÝ, HÒA BÌNH VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ.

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - MÙNG 3 TẾT - LM MINHANH HUẾ

  •  
    Hong Nguyen CHUYỂN
     
    ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ

     

    ĐƯỢC GỌI CHO MỘT MỤC ĐÍCH

    LM MINHANH HUẾ

    “Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa và coi sóc vườn”.

    Thomas Carlyle nói, “Sống không có mục đích, con người như con tàu không bánh lái; một vật trôi dạt, vô dụng. Hãy có một mục đích sống! Và khi có nó, hãy dốc hết sức lực của trí óc và cơ bắp vào công việc Chúa muốn nơi bạn!”. Đồng tình với Thomas Carlyle, một nhà sản xuất phim nói, “Nếu chúng ta có trách nhiệm đối với ngân sách được Thiên Chúa trao, Ngài sẽ mở cửa. Đừng quên, bạn ‘được gọi cho một mục đích!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    ‘Được gọi cho một mục đích’, cũng là chủ đề của Lời Chúa mồng 3 Tết, ngày Thánh Hoá Công Việc. Các bài đọc cho biết, nhân vật chính của câu chuyện lớn trong Thánh Kinh là ai, Ngài làm gì, muốn gì? Ngài là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn loài và con người; Ngài muốn con người tiếp tục công trình của Ngài, nó ‘được gọi cho một mục đích’, để “trồng tỉa và coi sóc vườn”.

    Bài đọc Sáng Thế tiết lộ, khởi đầu của vũ trụ không là một tai nạn ngẫu nhiên, mà là kết quả từ ý muốn yêu thương và mục đích của Đấng Tạo Thành. Sau khi hoàn tất mọi sự trong năm ngày; ngày thứ sáu, Thiên Chúa tạo dựng con người. Ngài hình thành nó từ bụi đất. Không có gì “ngoạn mục” với chất liệu Ngài dùng! Bụi đất, tượng trưng cho một thứ gì đó ít giá trị, thấp kém và mọn hèn. Nhưng Thiên Chúa thở vào lỗ mũi con người; với hơi thở sự sống thần thánh này, con người đã trở thành một thực thể sống, như các dạng sống của các tạo vật khác. Tuy nhiên, chỉ con người mới được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa; Ngài đặt vào hơi thở của Ngài, Thánh Linh của Ngài trong nó. Như vậy, khi hít thở một chút hơi thở của chính Thiên Chúa, con người được chia sẻ quyền thống trị vạn vật với Ngài. Và “Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa và coi sóc vườn”. Rõ ràng, nó ‘được gọi cho một mục đích!’.

    Mục đích của Thiên Chúa thật rõ, “Để họ trồng tỉa và coi sóc vườn”. “Vườn” ở đây là “ngôi nhà chung”, theo ngôn ngữ của Đức Phanxicô, mà tất cả chúng ta có bổn phận chăm sóc; chăm sóc môi trường, chăm sóc lẫn nhau. Phaolô, một con người ‘được gọi cho một mục đích’, trong bài đọc thứ hai hôm nay, đã nêu gương cho tín hữu Êphêsô, “Những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy, phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế”.

    Với bài Tin Mừng, những nén bạc được trao, Chúa Giêsu cho thấy sự can đảm của hai hạng người đầu tiên, họ đã mạo hiểm, nên đã nhân đôi những gì đã lãnh nhận. Họ được ca ngợi vì cam kết của họ đối với Ông Chủ và đối với Vương Quốc Ngài. Trước hết, họ nhìn những ân ban đã lãnh nhận trong sự ngạc nhiên; cuộc sống, sức khỏe, đức tin, tài năng và đặc biệt, những con người đã lấp đầy và làm nên cuộc sống của họ. Họ không ngừng tạ ơn vì những gì đã lãnh nhận; chính việc tạ ơn bảo vệ họ, giúp họ phát triển mối quan hệ đáng yêu này ngày một hơn với Thiên Chúa, Đấng ban tặng. Đầy tớ thứ ba, vì sợ Chủ, nên đã đánh mất tài năng anh có. Một khi những món quà của Chúa không được sử dụng, thì sự tốt lành của Ngài lập tức, bị nghi ngờ. Anh quên, anh ‘được gọi cho một mục đích’.

    Anh Chị em,

    Chúng ta được dựng nên, được đặt vào trái đất; nghĩa là ‘được gọi cho một mục đích’ thật rõ ràng, “để trồng tỉa và coi sóc vườn”. Hạnh phúc thay khi chúng ta được chia sẻ quyền làm chủ vạn vật với Thiên Chúa; như thế, lao động là cộng tác với Ngài trong công cuộc sáng tạo. Vì thế, hãy ‘cuốc những nhát cuốc’ trong Năm Mới này với tâm thức của một nhà khảo cổ; đừng ‘cuốc’ với tâm thức của một tù nhân! Nhưng mục đích đó chỉ đạt được, khi chúng ta biết để Thiên Chúa cùng làm, cùng suy tư, cùng học hành với mình. Hãy dành cho Ngài một chỗ trong các công việc; hãy biến lao động của mình thành niềm vui và hạnh phúc đời sau bằng sự mạo hiểm đầy can đảm như người đã nhận năm nén và hai nén.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin cho con dám chấp nhận rủi ro để nhân đôi, nhân nhiều lần những gì Chúa trao; nhờ đó, anh chị em con được hưởng nhờ, Vương Quốc Chúa được mở rộng. Vì con “được gọi cho một mục đích’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHA VƯƠNG

  •  
    phung phung CHUYỂN
    Mon, Jan 24 at 5:53 AM
     
     

    https://keditim.net/?p=106411 

    Thánh Phanxicô De Sales (Francis de Sales)

    Chúc bình an! Hôm nay 24/01 Giáo Hội mừng kính Thánh Phanxicô De Sales. Mừng quan thầy đến những ai chọn Thánh Phanxicô De Sales là quan thầy nhé.

    Cha Vương

     

    Thứ 2: 24/01/22

    Thánh Phanxicô De Sales (Francis de Sales) sinh năm 1567 trong một vùng biên giới nước Pháp, là con ông chúa vùng Boisy, một gia đình thượng lưu quyền qúy nhà Savoia. Sống giữa hai thế kỷ XVI-XVII. Thánh nhân quy tụ nơi mình cái tinh túy của các giáo huấn và các chinh phục văn hóa thời đó, bằng cách hòa giải gia tài của thuyết nhân bản với sự thúc đẩy hướng tới cái tuyệt đối của các trào lưu thần bí. Lối sống của Ngài được đặt trên nền tảng của Lời Chúa: "Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường thật." (Mt 11:29) Vào lúc tột đỉnh của một cuộc thử thách, Phanxicô đến nhà thờ các cha dòng Đaminh ở Paris, rộng mở con tim cho Chúa và cầu nguyện như sau: ”Lạy Chúa là Đấng nắm giữ mọi sự trong tay, và các con đường của Ngài là công lý và sự thật, bất cứ sự gì xảy ra, bất cứ gì Chúa đã thiết định cho con... Chúa luôn luôn là thẩm phán công bằng và là Cha thương xót, con sẽ yêu Chúa, lạy Chúa... Con sẽ yêu Chúa ở đây và sẽ luôn luôn hy vọng nơi lòng thương xót Chúa và sẽ luôn luôn lập lại lời ca ngợi Chúa... Ôi lậy Chúa Giêsu, Chúa sẽ luôn mãi là niềm hy vọng và ơn cứu độ của con trên cõi đất của các kẻ sống” (I Proc. Canon., Vol I, art 4).

     

    Vậy hôm nay mời Bạn hãy đọc đi đọc lại lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô De Sales, noi gương thánh nhân để lại, và biết hết lòng phục vụ anh em, để làm chứng lòng yêu thương nhân hậu của Chúa trong mọi hoàn cảnh.

     

    Phanxicô De Sales, cầu cho chúng con.

     

    Con thuộc về Ngài - Gia Ân (phuda.net)

     
     
     

     

     

     

     

    From: Đỗ Dzũng

    ------------------------------------

     

     

     

     

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GƯƠNG CHÚA GIÊ-SU

  •  
    Chi Tran CHUYỂN


    GƯƠNG CHÚA GIÊSU

    KHÁT VỌNG RƯỚC CHÚA KI-TÔ

    Nguyện vọng của lòng

                Lạy Chúa! Con ước ao rước Chúa với một tâm hồn sốt sắng bao la, một tình yêu nồng nhiệt, với trót dạ âu yếm và nhiệt thành của con. Con ước ao rước Chúa như những vị Thánh và những người đạo đức đã ước ao. Họ là những người rất đẹp lòng Chúa, vì đời sống thánh thiện và nhiệt độ sốt mến.

            Ôi! Lạy Chúa là ái tình muôn thuở, là trót gia nghiệp con và là hạnh phúc vô biên! Con mong rước Chúa với một lòng ao ước mãnh liệt, một dạ cung kính tận tình, ao ước như các Thánh đã ao ước và có thể ao ước.

            Mà dầu con không đáng có những cảm tình sốt mến ấy, con cũng xin dâng lên Chúa trót cảm tình lòng con, như thể trong con cũng có tất cả những ước muốn nồng nhiệt đẹp lòng Chúa kia.

            Hơn thế, con cũng hết dạ kính cẩn và tận tình sốt mến dâng lên Chúa tất cả những gì mà một linh hồn đạo đức có thể cảm xúc và ao ước.

            Con không muốn giữ gì cho con. Toàn thân con và tất cả mọi của con có, con tự tình và thành tâm tận hiến cho Chúa!

            Lạy Chúa Trời! Chúa Tạo thành và Cứu chuộc con! Hôm nay con muốn rước Chúa với cũng một lòng sùng ái. Tôn kính, chúc tụng và ngợi khen, biết ơn, đạo đức và yêu mến, tin tưởng, cậy trông và khiết tịnh như đức nữ tring Maria, khi được Sứ thần báo tin Mầu nhiệm Nhập thể, Ngài đã khiêm nhượng, sốt mến đáp lại: “Này tôi là nô bộc Chúa, tôi xin vâng lĩnh lời Ngài”(1)[ccxxxvi].

            Và như Thánh Gioan Tẩy giả, Tiền hô Chúa- một vị Thánh trổi xa trên mọi Thánh- ngay khi còn trong dạ mẹ, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, đã tíu tít mừng khi được Chúa đến thăm.

            Và đến sau, khi thấy Chúa giữa đám đông- với một giọng đầy khiêm nhượng và yêu mến- Ngài nói: “Thân nhân của người chồng đứng cạnh chàng và ngây ngất sung sướng khi nghe chàng nói”(1)[ccxxxvii].

            Con, con cũng muốn có những khát vọng thánh thiện vĩ đại đó, và được tận hiến trái tim con cho Chúa như vậy.

            Lễ vật dâng Chúa

                Vì thế- lạy Chúa! Con xin tiến dâng Chúa trót niềm hoan hỉ, cảm tình nồng nhiệt, tinh thần siêu thoát, óc sáng suốt siêu nhiên và ơn hưởng kiến trên trời của các linh hồn thánh thiện, cả những nhân đức và lời chúc vinh mà mọi loài trên trời dưới đất đang và sẽ dâng lên Chúa.

            Tất cả những cái đó con xin dâng tiến Chúa, cho con và cho những người xin con cầu nguyện, để Chúa được chúc tụng và tôn vinh xứng đáng muôn đời.

            Lạy Chúa Trời con! Xin hãy nhận lời đoan hứa và nguyện vọng của con, nguyện vọng chúc vinh Chúa vô biên, đoan hứa cảm tạ Chúa hết tình, xứng với uy quyền tối cao và khôn lường của Chúa.

            Tất cả những cái đó con dâng cho Chúa và con muốn dâng hằng ngày, hằng giây, hằng phút. Con cũng kính mời và nài xin các thần trời cùng hết mọi linh hồn đạo đức cảm tạ và chúc tụng Chúa với con.

            Mọi dân tộc, mọi chủng loại, mọi ngôn ngữ hãy ca vinh Chúa. Hết thảy hãy sung sướng và nhiệt thành tung hô Thánh danh vô cùng êm dịu Chúa.

            Sau hết, xin Chúa cho những người dâng lễ với một tâm hồn đầy kính cẩn và sốt sắng, cũng như những người rước lễ mà có lòng tin tưởng, được hưởng nhờ ân nghĩa và lượng từ bi Chúa. Và xin những người đó cầu cho kẻ tội lỗi này.

            Thế rồi khi được mãn nguyện và hưởng những phút tận hiệp sảng khoái, được yên ủi và no thỏa mà rời bàn thánh, xin những người đó thương nhớ đến kẻ khốn nạn này.

                                            SUY NIỆM

            Trong phạm vi tinh thần, nhất là về phương diện siêu nhiên, con người tuy dẫu thấp bé và bất lực, nhưng rất mãnh liệt ở ước muốn.

              Nhưng ước muốn chính đáng chẳng những không làm kiệt quệ, trái lại đã tăng thêm nhuệ khí của con người.

              Mặc dầu chưa đến tuổi luật cho phép rước lễ, Thánh Nữ Imelda đã có một ước muốn rước lễ mãnh liệt đến nỗi Thánh Thể từ trong nhà Tạm đã bay đến cho Ngài rước lấy.

              Dầu không có diễm phúc được Chúa hiện đến như Thánh Nữ Imelda, nhưng ta vẫn có thể ước muốn cho mãnh liệt, rước Chúa Giê-su vào lòng. Chính nhờ những ước muốn ấy mà ta có thể hài lòng Chúa, và cũng chính nó sẽ bù lấp một cách đầy đủ tất cả những ngăn trở, cũng như những bất xứng của ta đối với Bí tích Thánh Thể.

              Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể! Xin cho con được sốt sắng ước ao rước Chúa vào lòng con. Xin Chúa ở với con mọi giây phút trong đời con.
    Nguyên tác: THOMAS A KEMPIS  
    Linh mục LÊ BÁ TƯ
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHA VƯƠNG

  •  
    phung phung
    Thu, Jan 20 at 7:44 AM
     
     
     
     
     
    Thánh Xê-bát-ti-a-nô (St. Sebastian) (+263-304), tử đạo.

    Đúng là thời tiết Texas rất thất thường, chỉ có ông trời mới biết thôi, hôm qua gần 80ºF hôm nay rớt xuống 40ºF có thể xuống thấp hơn nữa tối nay… Tự phòng thân, mặc đủ ấm nhé.

    Cha Vương,

    Hôm nay 20/01/2022 Giáo Hội mừng kính Thánh Xê-bát-ti-a-nô (St. Sebastian) (+263-304), tử đạo. Mừng quan thầy đến những ai nhận thánh Sebastian làm quan thầy nhé.

    Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh Sebastian, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan ngay trong thời của Thánh Ambrôsiô và được chôn cất ở Appian Way, có lẽ gần Ðền Thánh Sebastian ngày nay. Việc sùng kính ngài lan rộng nhanh chóng, và ngài được nhắc đến trong vài sổ tử đạo ngay từ năm 350.

    Truyền thuyết về Thánh Sebastian góp phần quan trọng cho nghệ thuật, có rất nhiều tranh ảnh về thánh nhân. Chỉ có một truyền thuyết mà các học giả ngày nay đồng ý là việc thánh nhân gia nhập quân đội La Mã và được Hoàng Ðế Diocletian giao cho việc chỉ huy đội vệ binh, sau này khi Diocletian đi sang miền Ðông thì Hoàng Ðế Maximian kế vị cũng giao công việc này cho thánh nhân.

    Không một hoàng đế nào biết Thánh Sebastian là một Kitô Hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử đạo. Sau cùng, ngài bị bắt gặp, bị đánh đập trước mặt Hoàng Ðế Maximian và được giao cho các cung thủ của Mauritanian để hành hình.

    Thân thể ngài ghim đầy những mũi tên và bị bỏ mặc cho chết dần mòn. Nhưng khi bà quả phụ Castulus đến tìm xác ngài để đem chôn thì thấy ngài còn sống và bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục. Sau khi khoẻ mạnh, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn đối với Kitô Hữu. Lần này thánh nhân bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết. Xác người được một bà khác chôn cất tại nghĩa trang Ad Catacumbas trên đường Appienne. Một ngôi thánh đường được xây lên tại đó để kính thánh nhân.

    Người được tôn kính cùng với Thánh Giáo Hoàng Fabianô, tuy vị này chết vì đạo nửa thế kỷ trước, được mừng kính cùng một ngày. (Nguồn: (Trích Gương Thánh Nhân – ns Người Tín Hữu)

    Để thể hiện sự thán phục trước ơn can đảm của thánh nhân, mời bạn hãy làm một việc hy sinh đau đau nho nhỏ hôm nay nhé.

    From: Đỗ Dzũng