9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - LEO NÚI - THÁNH NỮ RITA CASCIA

 

 
 
 
❤️101 GIAI THOẠI CÁC THÁNH ❤️
TƯỚI NƯỚC CHO CÂY KHÔ.
Thánh nữ Rita Cascia (1381-1457) mãi 40 tuổi mới vào tu dòng nữ Thánh Augustinô ở nước Ý, sau khi chồng và các con đã qua đời.
Trong tu viện, chị Rita nổi bật về đức vâng phục và đức bác ái. Một hôm, Mẹ Bề trên tu viện nói với chị Rita:
- Này chị Rita, hằng ngày chị hãy tưới nước cho gốc cây nho khô kia để nó trổ mầm và nở hoa.
Dù biết rằng cây khô kia sẽ chẳng bao giờ nảy mầm nở hoa, nhưng chị vẫn khiêm tốn vui vẻ và vâng lời làm việc.
Thế là ngày hai lần sớm và chiều, chị Rita múc nước tưới đẫm gốc cây khô đó. Nhiều nữ tu khác thấy vậy thì chê cười vì hành vi ngớ ngẩn của chị, họ cho rằng cây khô ấy chẳng bao giờ có thể sống lại được. Họ nghĩ bụng: “Công việc này tới muôn đời cũng chẳng thành công”. Các Bề trên thì mỉm cười và âm thầm ca tụng lòng khiêm tốn và vâng phục của chị, biểu lộ một tâm hồn thánh thiện.
Đến một ngày kia, gốc cây khô được chị Rita tưới vì vâng phục đã nảy những mầm lá xanh trước sự ngạc nhiên của mọi người. Điều không thể đối với loài người, nhưng với Thiên Chúa thì “không có gì mà Thiên Chúa không làm được” (Lc 1,37). Những mầm lá xanh tươi mọc từ gốc cây khô ấy là phần thưởng Chúa dành cho sự vâng lời và khiêm nhường của chị Rita.
Chẳng bao lâu, gốc cây nho khô cằn cỗi ấy dần dần trở thành một cây xum xuê lá cành với những chùm nho chín mọng. Qua hơn 500 năm sau, cây nho này vẫn tươi tốt và sai trái tại dòng nữ Thánh Augustinô ở nước Ý.
(LUY GONZAGA MARIA, CMC)
 
 -----------------------------------------------
 
 
 
 
 

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - 8 MỐI PHÚC THẬT

  •  
    phung phung
    Tue, Feb 15 at 3:41 PM
     

    https://keditim.net/?p=107255

    Tám mối Phúc Thật là gì? 

    Tác giả: Gioan PhùngVăn Phụng

    Tám mối phúc thật còn gọi là Hiến Chương Nước Trời hay Bài Giảng trên núi.

    Đọc Tin Mừng theo thánh Mátthêu ở chương 5, từ câu 3 đến câu 12, và đọc các Mối Phúc để hiểu được con đường tươi đẹp biết bao, vui vẻ, an toàn biết bao và cũng hạnh phúc biết bao mà Chúa đã đề nghị cho chúng ta nghe theo và áp dụng vào cuộc sống.

    Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.(1)

     Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.(2)

    Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

    Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.

     Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

    Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

    Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

    Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

    Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.

    SUY NIỆM:

    (Luca chương 6 câu 20 đến 23 cũng nói đến các phúc này).

    Đọc các mối phúc thật này nghe rất là nghịch lý, không thuận tai chút nào.

    1-Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ.

     Tâm hồn nghèo khó là gì? Đó chính là tâm hồn đơn sơ, không kiêu ngạo, không cho rằng giỏi nhất, không ai hơn mình được. Vì có tâm hồn nghèo khó nên biết nương cậy vào Chúa, suy phục Chúa, luôn luôn sống với tâm tình vâng phục, có Chúa ở cùng khi làm mọi việc. Lúc nào cũng có tâm tình tạ ơn Chúa khi còn sống trên cõi đời này. Khi làm việc, dầu thành công hay thất bại vẫn tạ ơn Chúa.

    Còn nếu ta đã giàu có, thành công, có địa vị cao, có chức vụ, quyền lực trong xã hội liệu ta còn có nghĩ đến Chúa, nương cậy vào Chúa nữa không?

    2- Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

    Hiền lành là gì? Người ta thường xem sự hiền lành là nhu nhược, không dám phản ứng khi bị đàn áp, gây gỗ, mắng chửi. Thật ra hiền lành chính là nhân đức - kiềm chế sự nóng giận. Không phải ai cũng làm được đâu. Phải thực tập thường xuyên, tự rèn luyện bản thân hàng ngày, dẹp bỏ tự ái, dẹp bỏ cái TÔI đi, tức là dẹp bỏ sự nóng giận. Cậy vào sức của mình ta, ta không làm được. Nhưng cậy dựa vào sức Chúa, chúng ta sẽ làm được. Chúa Giêsu nói: “Hãy bắt chước ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. (2)

    3-Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

    Sầu khổ là gì? Là nhìn thấy và cảm nghiệm, chia xẻ những đau khổ của người khác, cũng như đau khổ của chính mình vì tội lỗi của chính mình. Ngày nay, người ta thường dùng chữ “vô cảm” để nói đến những người vô tâm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình. Biết sầu khổ nghĩa là không vô cảm, biết đau cái đau của đồng loại, thương cảm những đau khổ của người khác. Những người sầu khổ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

    4-Phúc thay ai khao khát nên người công chính vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.

    Khát khao nên người công chính tức là ý thức về điều ngay thẳng, tốt lành. Làm việc với sự công bình, yêu thương, hợp với đạo lý làm người, với lương tâm nhắc nhở. Người công chính không làm vì lợi mình mà hại người.

    5-Phúc thay ai xót thương người vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

    Xót thương người là cảm thông với nỗi đau của người khác, biết đau với nỗi đau của người khác… đặt mình vào vai trò, vị trí của người khác, cùng chia xẻ sự khổ nạn với Chúa Kitô, nên một với Chúa Kitô chịu đóng đinh. Xót thương người khác vì sự đau đớn về vật chất, sự đau khổ về tinh thần, tâm linh của người khác. Cần học hỏi, thực hành lòng xót thương như Thầy chí thánh là Chúa Giêsu là đấng xót thương.

    6-Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa

    Có tâm hồn trong sạch là không ích kỷ, không tham lam, không tư lợi, hết lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu mến anh em đồng loại.

    7-Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa

    Xây dựng hoà bình là đem bình an đến cho người chung quanh, hàn gắn các vết thương giữa con người với nhau.

    8-Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính vì Nước Trời là của họ.

    Bị bách hại, bị người ta sỉ vả, vu khống đủ điều xấu xa vì Chúa, là vui vẻ chấp nhận sự khó khăn, đau khổ… Dầu bị bách hại, bị loại trừ, bị sỉ vả, vu khống đủ điều xấu xa mà không oán hờn, trách móc. Nhờ đó chúng ta có được bình an trong tâm hồn, hạnh phúc trong cuộc sống, đó chính là nước trời hiện diện giữa chúng ta trong đời này rồi phải không?

    Chính 8 mối phúc thật này là căn tính của người kitô hữu, đó là cách thức, là con đường người môn đệ của Chúa phải đi.

    Tám mối phúc thật hay Hiến Chương Nước Trời, đây là mục đích chính mà người theo Chúa Giêsu kitô cố gắng đạt được để có nước trời (thiên đàng) nơi trần thế này và được hưởng thiên đàng vĩnh cửu mai sau.

    Gioan Phùng Văn Phụng

    Xem thêm:

    (1)Nước trời là gì vậy Thầy?

    https://dongten.net/2020/07/23/nuoc-troi-la-gi-vay-thay/

    (2) Hiền lành và khiêm nhường

    http://www.vncatholic.net/hien-lanh-va-khiem-nhuong/

     

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHA VƯƠNG

  •  
    phung phung CHUYỂN
     
    Thu, Feb 10 at 8:25 AM
     
     

      Thánh Cô-lát-ti-ca (Scholastica), trinh nữ (480-543)

    Chúc Bạn một ngày bình an và tràn đầy hy vọng nhé. 

    Cha Vương

    Thư 5: 10/02/2022

    Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Cô-lát-ti-ca (Scholastica), trinh nữ (480-543). Ngài là quan thầy của các nữ tu và là đấng cầu giúp cho những ai chống lại bão và sấm sét.

    Anh em sinh đôi thường giống nhau về tính nết và tư tưởng cũng như nhiệt huyết. Do đó, người ta không ngạc nhiên khi Thánh Scholastica và người anh sinh đôi là Thánh Biển Ðức (Benedict), đều sáng lập các tu hội chỉ cách nhau có vài dặm.

      Sinh năm 480 trong một gia đình giầu có ở Norcia, Perugia, nước Ý. Scholastica và Benedict cùng lớn lên cho đến khi Benedict xa nhà đi học ở Rôma. Chúng ta không biết nhiều về thời niên thiếu của Thánh Scholastica.

    Sau này, ngài sáng lập dòng nữ tu ở Ý gần rặng Cassino, thuộc Plombariola, cách tu viện của anh ngài chỉ có năm dặm. Mỗi năm hai anh em chỉ gặp nhau có một lần, trong một nông trại, vì Scholastica không được phép vào tu viện. Cả hai dành thời giờ để thảo luận về các vấn đề tinh thần.

    Theo cuốn Ðối Thoại của Thánh Grêgôriô Cả, trong lần sau cùng hai anh em gặp nhau để cầu nguyện và truyện trò, Thánh Scholastica cảm thấy cái chết của mình gần kề nên nài xin anh Benedict ở với ngài cho đến ngày hôm sau.

    Thánh Benedict từ chối lời yêu cầu ấy vì ngài không muốn ở đêm bên ngoài tu viện, vì như thế chính ngài sẽ phá vỡ quy luật do ngài đặt ra. Thánh Scholastica xin Thiên Chúa cho phép anh mình ở lại, và một trận mưa lớn đổ xuống như thác khiến Benedict và các tu sĩ đi theo ngài không thể trở về tu viện. Thánh Benedict kêu lên, "Xin Chúa tha tội cho em. Em làm cái gì vậy?"

    Thánh Scholastica trả lời, "Em xin anh một ơn huệ và anh từ chối. Em xin Chúa, và Chúa nhận lời." Ba ngày sau, ðang khi Thánh Benedict cầu nguyện trong tu viện thì ngài nhìn thấy linh hồn của em mình bay lên trời trong dạng chim bồ câu trắng.

    Thánh Benedict sai các tu sĩ đem xác của em mình về dòng và chôn trong chính ngôi mộ mà thánh nhân đã chuẩn bị cho mình. Thánh Scholastica từ trần vào khoảng năm 543, và sau đó không lâu Thánh Benedict cũng từ giã cõi đời. (Nguồn: Người Tín Hữu) 

    Thánh Scholastica và Thánh Benedict đã giúp nhau đến gần Chúa hơn bằng cách họ đối xử với nhau. Theo gương các Ngài, những người thân yêu bạn hữu, thầy cô, v.v... của bạn đều có thể giúp Bạn trở nên gần với Chúa hơn mỗi ngày.

    From: Đỗ Dzũng

    https://keditim.net/?p=107060

     

ĐÀO TẠO MON DỆ - ĐTC PHANXICO - TĨNH CAO

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Feb 13 at 6:34 PM
     ĐỨC THANH CHA PHANXICO NÓI VỀ : NGƯỜI MÔN ĐỆ
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Trong bài Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật VI Thường Niên Năm C hôm nay, Chúa Nhật 13/2/2022, 
    căn cứ vào lời Chúa dạy trong Phúc Âm, ĐTC Phanxicô đã xoáy vào những gì làm nên, tỏ ra hay cho thấy một người môn đệ của Chúa Kitô,
    ở những xác tín và khẳng định cùng khuyến dụ của ngài trong bài huấn từ của ngài sau đây::
     
    1- "Nếu chúng ta tự hỏi môn đệ của Chúa Giêsu là người như thế nào, thì câu trả lời chính xác là các Mối Phúc"; 
     2- "Người môn đệ chấp nhận tính nghịch lý của các Mối Phúc";
    3- "Trước sự nghịch lý của các Mối Phúc, môn đệ chấp nhận thử thách, ý thức rằng không phải Thiên Chúa đi vào lý luận của chúng ta, nhưng là chúng ta vào luận lý của Người";
    4- "Môn đệ là người để Chúa hướng dẫn, là người mở lòng ra với Chúa Giêsu, lắng nghe và theo Người";
    5- "Đây là đặc điểm nổi bật của người môn đệ: niềm vui tâm hồn. Chúng ta không được quên điều này: niềm vui tâm hồn. Và đây là dấu hiệu để biết ai là môn đệ Chúa".
     
    Chúng ta có thể theo dõi toàn bài huấn từ của ngài, bằng bài dịch hay nghe đọc ở những cái links tùy nghi sau đây:
     
    bé tĩnh
     
     
     

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - LÒNG CHAI ĐÁ

  •  
    Chi Tran CHUYỂN

    ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA

    LÒNG CHAI ĐÁ

    I. Thản nhiên trước tội phạm

    Thói quen phạm tội càng lâu, lòng càng chai đá thêm, vì người ta cố tình chống lại tiếng Chúa mời gọi. Thánh Augustinô giải thích: Không phải Chúa làm cho những người tội-lỗi cứng lòng, nhưng Chúa không ban hồng-ân cho họ, để phạt họ vì đã không thèm để ý gì đến các hồng-ân Chúa đã thương ban cho họ, nên lòng họ trở nên chai đá: “Tim nó cứng như đá và vững như phần dưới cối xay.” (Gióp 41 :16)

    Cùng nghe giảng, những người khác động lòng đau đớn than-khóc tội-lỗi mình về phép công-thẳng của Chúa, về hình khổ những kẻ phải sa hỏa-ngục, về những đau khổ của Chúa Giêsu, nhưng những người quen phạm tội lại không động lòng tí nào. Họ cũng nghe, cũng nói đến các vấn đề đó, nhưng có vẻ thản-nhiên, xem như không liên-hệ gì với họ cả và lòng họ ngày càng chai đá thêm: “Nó cũng như phần dưới cối xay.”

    Ngay trước những người chết bất thình lình, cuộc động đất, sét đánh, không gì làm họ khiếp-sợ: “Lạy Chúa Gia-cóp, tiếng Người quát ra, xe ngựa cũng đều đê-mê, chết điếng.” (Thánh vịnh 76 :7)

    II. Huỷ diệt tiếng lương tâm

    Tật xấu huỷ-diệt ngay cả tiếng lương-tâm cắn rứt. Với những người quen phạm tội, những tội tày trời đối với họ cũng như không, như Thánh Augustinô đã nói:“Đối với những người quen phạm tội, cả đống tội thật ghê gớm, họ cũng xem thật nhe hay không tội-lỗi gì hết.”

    Tội phạm thường đưa đến sự xấu hổ, nhưng Thánh Giê-rô-mơ nói: “Những người quen phạm tội mất đi sự xấu-hổ, nên có thể ca hát sau khi phạm tội.”

    Thánh Phêrô sánh những người quen phạm tội như những con heo vừa tắm sạch, lại lấm vào bùn nhơ. (2/ Phêrô 2: 22). Như con heo lẫn lộn trong phân không cảm thấy hôi tanh, người quen phạm tội cũng vậy. Người khác cảm thấy mùi hôi-tanh khó chịu, nhưng họ không còn cảm thấy hôi-tanh nữa.

    Thay vì khóc lóc các tội đã phạm, họ cười dỡn với chúng: “Chúng vui thích làm điều gian-ác, chúng hoan-lạc trong hư đốn.” (Cách-ngôn 2:24)

    “Đối với kẻ ngu-xuẩn, phạm tội ác chỉ là trò chơi”. (Cách-ngôn 10:23)

    Thánh Tôma đệ Villanôva đã nói“Sự cứng lòng là dấu-chỉ phải đoán phạt.”

    Bạn thân mến, bạn hãy run sợ vì lời cảnh cáo đó có thể xảy đến cho bạn.Rủi bạn mắc một tật xấu nào, hãy mau mắn bỏ ngay đi khi Chúa mời gọi bạn. Khi tiếng lương-tâm cắn-rứt bạn, bạn hãy vui mầng, vì đó là dấu-chỉ Chúa chưa bỏ bạn. Hãy dứt bỏ ngay, nếu không, dần dần bạn sẽ trở nên chai đá và sau cùng phải hư mất đời đời.

    LỜI NGUYỆN THỐNG HỐI

    Lạy Chúa, muôn đời con phải cảm tạ Chúa, vì bao hồng-ân Chúa đã đổ xuống trên con. Bao phen Chúa mời gọi con, và con đã chống lại lời mời gọi của Chúa. Thay vì cảm tạ Chúa, yêu mến Chúa vì Chúa đã cứu con khỏi biển lửa hỏa-ngục, con đã xúc-phạm đến Chúa.

    Lạy Chúa, con không còn dám phản-bội lòng yêu thương của Chúa, con đã xúc-phạm đến Chúa quá lắm rồi. Chỉ có Chúa với tình yêu bao la mới chịu-đựng con đến ngày nay. Nhưng con biết rằng Chúa không thể chịu-đựng con lâu hơn nữa.

    Lạy Chúa, Đấng Cứu-Chuộc con, xin thứ tha mọi lỗi-lầm cho con. Con đau đớn ăn-năn và dốc lòng không bao giờ dám phạm tội nữa. Con đáng phải phạt trong hỏa ngục, nhưng vì công nghiệp vô cùng của Chúa, xin thứ tha cho con, và con đặt hoàn toàn hy-vọng vào Chúa. Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con để con thoát khỏi tì-ố tội-lỗi và ấp-ủ con trong tình yêu bao la của Chúa. Lạy Chúa đáng mến yêu, con quyết tâm luôn yêu mến Chúa.

    Lạy Mẹ Maria, trong quãng đời con lại của con, xin Mẹ giúp con đừng phản mghịch với Chúa, trái lại tha thiết yêu mến Chúa.
    (Thánh An-Phong Ligouri do Phêrô Bùi Đắc Hữu chuyển ngữ)