4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SÔNG LC - TĨNH CAO - THỨ TƯ

  •  
    Tinh Cao
     

    Thứ Tư sau Chúa Nhật 7 Quanh Năm

     

     

    BÁNH  SỰ SỐNG Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gc 4, 13b-18

    "Ðời sống anh em là cái gì? Lẽ ra anh em phải nói rằng: 'Nếu Chúa muốn'".

    Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.

    Anh em thân mến, bây giờ anh em nói: "Hôm nay hoặc ngày mai chúng tôi sẽ đến một thành nọ, rồi ở lại đó một năm mà buôn bán kiếm lời". Nhưng anh em đâu có biết ngày mai sẽ ra sao. Bởi vì đời sống anh em là cái gì? Là một chút hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi biến đi. Lẽ ra anh em phải nói rằng: "Nếu Chúa muốn, và nếu chúng tôi còn sống, chúng tôi sẽ làm điều này điều kia". Nhưng này đây, anh em huênh hoang với những lời khoác loác. Mọi kiểu, huênh hoang như thế đều xấu xa. Vậy ai biết điều lành mà không làm, thì mắc tội.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 48, 2-3. 6-7. 8-10.11

    Ðáp: Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3).

    Xướng: 1) Hỡi các dân, xin nghe lấy chuyện này; xin hãy lắng tai, hết thảy những ai cư ngụ địa cầu, người phận nhỏ cũng như người quyền thế, kẻ giàu sang cũng như kẻ cơ bần! - Ðáp.

    2) Tại sao tôi phải kinh hãi trong ngày tai hoạ, khi ác tâm quân thù mưu hại bao bọc quanh tôi? Bọn người này tin cậy vào tài sản, chúng tự hào vì có bạc vạn tiền muôn? - Ðáp.

    3) Nhưng thực ra không ai tự cứu được bản thân, cũng không ai dâng được lên Chúa giá tiền chuộc mạng. Giá chuộc mạng quá đắt, không bao giờ người ta có đủ, hầu mong sống mãi đời đời, không phải nhìn coi sự chết. - Ðáp.

    4) Bởi lẽ người ta thấy cái chết cả những người khôn, kẻ dại kẻ ngu cũng đều phải chết, để lại cho người khác tài sản của mình. - Ðáp.

     

     

    Alleluia: Tv 129, 5

    Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 9, 37-39

    "Ai không chống đối các con, là ủng hộ các con".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo ta, và chúng con đã ngăn cấm y". Nhưng Chúa Giêsu phán: "Ðừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     

    Suy Niệm Cảm Nghiệm

     

     

    "Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con" 

     

    Suy Niệm

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, có thể nói, vừa tiếp tục bài Phúc Âm hôm qua về văn tự (trong cùng một đoạn và tiếp tục các câu ngay sau các câu của bài Phúc Âm trước) vừa tiếp tục về tinh thần phàm tục của các tông đồ nữa.

     

    Thật vậy, nếu trong bài Phúc Âm hôm qua các vị đã bày tỏ tinh thần phàm tục của mình qua việc tranh giành nhau về ngôi thứ trong nội bộ của các vị, thì trong bài Phúc Âm hôm nay các vị tiếp tục tinh thần tranh giành nhau về quyền lực cùng uy thế với bất cứ ai không thuộc về nhóm của các vị, như chúng ta thấy nơi câu trình của vị tông đồ vốn tự nhận mình là "người môn đệ được Chúa Kitô yêu" (Gioan 19:26, 20:2, 21:7,20):  "Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: 'Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo ta, và chúng con đã ngăn cấm y'".

     

    Ở đây, trong trường hợp này, qua lời của tông đồ Gioan, chúng ta không biết 2 điều cần: thứ nhất đó là "kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ" đây là ai? thuộc loại người nào?? - Có phải là một người biệt phái hay luật sĩ là những người vốn cảm thấy mình đầy uy lực và thế giá trước mặt dân chúng nhưng lại là thành phần hầu như đa số có khuynh hướng thù địch với chung nhóm tông đồ, nhất là với riêng bản thân Chúa Giêsu là Thày của các vị hay chăng?

     

    Điều thứ hai chúng ta không biết được nơi câu trình của tông đồ Gioan đó là nhân vật "nhân danh Thầy mà trừ quỷ" ấy có thành công hay chăng? Nghĩa là có thực sự trừ được quỉ hay chăng?? Như Thày của các vị??? Và nếu quả thực "kẻ" ấy trừ được quỉ như Thày của các vị, trong khi chính các vị, vào lúc Thày của các vị ở trên núi biến hình thì ở dưới núi các vị đã không trừ được quỉ, như bài Phúc Âm Thứ Hai đầu tuần này cho thấy, thì chẳng có gì là khó hiểu khi Chúa Giêsu biết được tâm trạng của các vị, như chúng ta đọc thấy thái độ dường như chất chứa lòng ghen tị của các tông đồ qua câu tông đồ Gioan nói.

     

    Hai chi tiết được suy diễn trên đây có thể đúng: "kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ" là một người biệt phái hay luật sĩ và họ có thể đã thực sự trừ được quỉ. Bởi vì, có thể nói thế nhờ căn cứ vào lời Chúa Giêsu nói với chung các tông đồ, chứ không phải chỉ nói riêng với tông đồ Gioan, vì Người biết được tinh thần phàm tục nơi chung thành phần môn đệ của Người, chứ không phải chỉ có một môn đệ nào thôi, và cũng có thể là Người đã biết rằng các môn đệ đã xì xèo với nhau về sự kiện lạ thường xẩy ra ngoài nhóm của các vị nên các vị đã cử tông đồ Gioan dễ thương đại diện trình cho Người biết.

     

    Lời của Chúa Giêsu nói ở đây được Thánh ký Marco ghi lại nguyên văn như sau: "Nhưng Chúa Giêsu phán: 'Ðừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con'".

     

    Trong câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy đối tượng được Chúa Giêsu nói tới "kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ" có thể là một nhân vật thuộc phe biệt phái hay luật sĩ, thành phần hầu như đa số thường ác cảm với Người, chống đối Người, bắt bẻ Người từng li từng tí, tìm cách gài bẫy Người, thậm chí chụp mũ xuyên tạc Người nữa, cho Người lấy quỉ tướng trừ quỉ con v.v., vì Người nói đến chi tiết liên quan đến khuynh hướng và thái độ của thành phần này như sau: "Chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy".

     

    Cũng căn cứ vào câu nói này của Chúa Giêsu thì có thể là "kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ" ấy, cho dù là ai chăng nữa, như một nhân vật biệt phái hay luật sĩ nào đó, vẫn có thể thực sự trừ được quỉ, vẫn có thể "làm phép lạ". Bởi vì, theo nguyên tắc, họ chỉ là phương tiện chứ không phải nguyên lý của chính việc (trừ quỉ hay phép lạ) họ làm.

     

    Đúng thế, nguyên lý chính yếu trong việc trừ quỉ hay làm phép lạ, những tác động hoàn toàn vượt khỏi tầm tay hữu hạn bất lực của con người, những việc làm thuộc về thế giới thần linh, chỉ xuất phát từ thần linh, từ quyền lực bởi trời, từ uy quyền của duy "danh Thày" mà thôi. Ma quỉ là loài vốn có quyền năng hơn loài người, nó không thể bị loài người khu trừ, ngoại trừ loài người được ban cho một quyền lực cao tay hơn nó, như từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà tên quỉ câm đã từng ám bé trai từ lâu, như bài Phúc Âm Thứ Hai đầu tuần này thuật lại: "Vừa thấy Chúa Giêsu, quỷ liền dằn vặt đứa bé dữ dội, đứa bé ngã ra, xùi bọt mép, lăn lộn trên đất".

     

    Bởi vì Thiên Chúa mới là chính, còn tất cả mọi sự khác chỉ là những gì phụ thuộc, bao gồm mọi tác nhân, dù thuộc thành phần nào, dù là biệt phái hay luật sĩ hoặc tông đồ, thậm chí dù xấu đến đâu chăng nữa, (như trường hợp vị linh mục thừa tác viên thánh vừa phạm tội trọng xong, cho dù có ban các bí tích thánh ngay sau đó thì bí tích ngài ban ấy vẫn thành), cũng đều là phương tiện được Chúa sử dụng để thực hiện ý định vô cùng khôn ngoan, toàn năng và yêu thương của Ngài trong việc tỏ mình Ngài ra qua họ và cho chính họ, mà tất cả đều bình đẳng trước mặt Chúa, đều không được nghi kỵ chống đối hay tranh giành nhau, như chính Chúa Giêsu đã minh định và xác quyết với các môn đệ của Người trong câu cuối cùng của bài Phúc Âm hôm nay: "Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con". Nghĩa là ai cũng phải làm sao để có thể sống vì Chúa và cho Chúa dù ý thức hay vô thức.

     

    Cảm Nghiệm

     

    Trong đời sống đạo của chúng ta cũng thế, nhất là trong hoạt động tông đồ hoặc mục vụ, chúng ta, thành phần mang danh là môn đệ của Chúa Kitô, thành phần đạo đức tốt lành, thậm chí còn hăng say phục vụ cộng đồng dân Chúa để xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô trong tầm tay và hoàn cảnh của mình, thường vẫn còn mang nặng tâm thức bè phái và cạnh tranh.

     

    Bởi thế, chúng ta hay có ý nghĩ hay lời nói khinh thường những ai ngoại đạo, hay đồng đạo mà sống bê tha tội lỗi. Hội đoàn hay đoàn thể của chúng ta phải nổi hơn các tổ chức khác, hay chỉ có phong trào của chúng ta mới làm được việc này việc kia. Nhất là không có cá nhân của chúng ta trong hội đoàn hay phong trào, hoặc trong giáo xứ hay cộng đoàn, thì những cơ cấu tổ chức ấy không phát triển được. Không ai có thể làm thay chúng ta hay hơn chúng ta trong tổ chức được chúng ta cộng tác hay lãnh đạo. Bởi thế khi có người nổi hơn chúng ta hay được dân Chúa mộ mến hơn chúng ta, chúng ta tỏ ra những lời nói và thái độ khinh thường, chỉ trích, chê bai, chụp mũ, xuyên tạc v.v. làm sao cho họ bị hạ bệ... không bằng chúng ta, không như chúng ta!

     

    Vì chúng ta coi mình không phải chỉ là những gì phụ thuộc, trái lại lấy mình là chính yếu trong hết mọi sự như thế, chứ không phải Thiên Chúa và thay cho Thiên Chúa, chiếm chỗ của Thiên Chúa, mà chúng ta, như kinh nghiệm phũ phàng cho thấy, chúng ta hay có nhiều kẻ thù, và gặp nhiều trục trặc rắc rối trong hoạt động tông đồ hoặc mục vụ của mình. Thậm chí đến độ bỏ cuộc hay phá ngang vì bất mãn và hận thù ghen ghét!

     

    Tinh thần yêu thương đoàn kết trong Chúa là Chủ Tể mọi sự và là cùng đích của mọi sự là những gì khôn ngoan rất đúng với dự án thần linh và ý định cứu rỗi của Thiên Chúa, bao gồm từng cá nhân cũng như chung tập thể loài người, và loài người có được Ngài sử dụng hay được ban cho hơn ai khác thì họ cũng chỉ là phương tiện của Ngài, và cần phải chia sẻ những gì Ngài ký thác cho họ, như những nén bạc ân sủng cần phải sinh lợi theo ý chủ là Ngài.

     

    Thật vậy, nếu chia rẽ thì chết và tiêu biểu cho sự chết, ngược lại đoàn kết thì sống và tiêu biểu cho sự sống, thì quả thực chỉ có sống vì Chúa và trong Chúa mới sống thực sự hiệp thông, một sự sống hiệp thông phổ quát bao gồm tất cả mọi người. Đó là ý nghĩa của những gì Thánh Giacôbê Tông Đồ khuyên dạy thành phần Kitô hữu "huênh hoang với những lời khoác lác", tự cao tự đại tự đắc đối với những ai không thuộc về mình hay theo bè phái của mình trong Bài Đọc 1 hôm nay: "Anh em đâu có biết ngày mai sẽ ra sao. Bởi vì đời sống anh em là cái gì? Là một chút hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi biến đi. Lẽ ra anh em phải nói rằng: 'Nếu Chúa muốn, và nếu chúng tôi còn sống, chúng tôi sẽ làm điều này điều kia'", nghĩa là một sự sống của thành phần nghèo hèn bé mọn trước mặt Thiên Chúa, chỉ biết tìm kiếm Chúa và sống trọn ý Chúa, nhưng lại là thành phần có phúc, đúng như câu đáp của Bài Đáp Ca hôm nay thâm tín và cảm nhận: "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ".

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    Thu.4.VII-TN.mp3

     

    Thánh Polycarpo

     23/2

     

    Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo

     

    1. Ghi nhận lịch sử - Phụng Vụ

    Theo “lá thư của các Kitô hữu thành Smyrna” về cuộc tử đạo của thánh Polycarpe, vị thánh giám mục này bị thiêu trên giàn củi ở hý trường Smyrna, vào ngày Sabbat, vào giờ thứ 8, ngày 23.02.155/156, trước mặt toàn dân. Lúc đó ngài khoảng độ 86 tuổi. Kỷ niệm này được ghi trong Hạnh các thánh tử đạo của thành Nicomédie (361). Những người Syrie, Byzantin và Copte đều mừng lễ này. Phương Tây, lễ nhớ thánh Polycarpe xuất hiện vào thế kỷ thứ VI, cho đến lần canh tân Phụng Vụ cuối cùng, Thánh lễ mừng vào ngày 26.01.

    Theo truyền thống, thánh Polycarpe (có nhiều hoa trái) sinh khoảng năm 70, là môn đệ của thánh Gioan Tông Đồ và là thầy của thánh Irênê thành Lyon. Như thế, ngài đã tạo một dây liên kết giữa Giáo Hội nguyên thuỷ của các Tông Đồ với các thế hệ Kitô hữu sau này của Giáo Hội Tiểu Á và - nhờ vào môn đệ của mình là Irênê thành Lyon – nối kết với xứ Gaule.

    Là giám mục thành Smyrna, ngài đón nhận Ignatiô thành Antiochia, người bị dẫn độ đến Rôma để chịu cực hình tử đạo. Theo thánh Irênê, thánh Polycarpe thích nhắc lại liên hệ của mình với thánh Tông Đồ Gioan và “những người đã thấy Chúa”. Ngài nhắc lại các lời nói của họ về đề tài Đức Giêsu và “sau khi nhận tất cả từ các chứng nhân của Ngôi Lời Hằng Sống, ngài đã nhắc lại đúng như Sách Thánh”.

    Thánh Ignatio thành Antiochia, trong Lá thư gởi cho Polycarpe, đã động viên người bạn thân yêu này: “Hãy vững vàng như đe dưới búa. Một lực sĩ vĩ đại không thể thất bại dưới những cú đập như thế, nhưng phải thắng”. Thánh Polycarpe cũng đã chiến đấu cho đến khi bị thiêu sống để làm chứng cho tình yêu Chúa Kitô. Khi Tổng trấn đề nghị: “Ta thề, ta sẽ thả ông ra, nếu như ông nguyền rủa ông Kitô!” Vị thánh giám mục đã trả lời: “Đã 86 năm tôi phục vụ Người và không bao giờ Người làm một điều gì xấu cho tôi. Làm thế nào tôi có thể xúc phạm Vua của tôi, Đấng cứu tôi ?”

    Sau khi Polycarpe bị thiêu, các Kitô hữu đến lượm xương còn lại, đặt vào một nơi đáng kính, nơi mà họ thường tụ tập “trong hân hoan và niềm vui để cử hành ngày lễ giỗ cho ngài”.

    2. Thông điệp và tính thời sự

    Sứ điệp của thánh Polycarpe chính là cuộc tử đạo của ngài, như “Lá thư Hội thánh Chúa ở Smyrna” đã nói.

    Trong lời Tổng hợp, chúng ta cầu xin Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của thánh nhân “được như ngài chia sẻ vào chén của Chúa Kitô để được sống lại vào đời sống vĩnh cửu”. Lời cầu nguyện này nhắc nhớ lại lời cầu nguyện của thánh Polycarpe, lúc bị trói vào cột, sẵn sàng hiến tế: “Lạy Chúa, Thiên Chúa của vũ trụ, Cha của Đức Giêsu Kitô, con chúc tụng Chúa vì xét thấy con xứng đáng được chia sẻ vào chén của Chúa Kitô, để được sống lại cả hồn lẫn xác vào cuộc sống vĩnh cửu, trong sự bất tử do Chúa Thánh Thần ban tặng”. (Phụng Vụ Giờ Kinh). Trong lời tuyên xưng đức tin của thánh Polycarpe, chúng ta thấy rõ bản chất của mầu nhiệm Kitô giáo được nói lên rõ ràng: Thiên Chúa là Cha và là Đấng Sáng Tạo; Đức Giêsu là Tôi Tớ của Thiên Chúa, đồng thời cũng là Con duy nhất, rất được Cha yêu quí, Tư tế vĩnh cửu và thiên linh; Chúa Thánh Thần là nguồn sống và sự bất tử.

    Các Kitô hữu đã thấy và đã chứng kiến cuộc tử đạo của thánh Polycarpe như đang tham dự một buổi Phụng Vụ. Trong lời nguyện của thánh nhân, chúng ta gặp được các yếu tố của Kinh Nguyện Thánh Thể: “Con ca tụng Ngài ...con chúc tụng Ngài nhờ vị Thượng Tế vĩnh cửu và thiên linh là Đức Giêsu Kitô”. Vị tử đạo, bị trói, được nhìn như con dê được chọn, giữa bầy để hiến tế, một lễ vật xứng đáng dâng lên Thiên Chúa”. Cuối cùng ngài xuất hiện giữa vùng lửa “như tấm bánh đang được nung lên, như vàng hay bạc rực lên giữa lò lửa, xông lên mùi như hương, như trầm”. Thánh nhân được vẽ như một “vị tử đạo đúng Phúc Âm” có nghĩa là giống Đức Giêsu Kitô, một hiến tế của người mục tử thành Smyrna trước mắt dân chúng như một mẫu gương đức tin và kiên nhẫn. Khi bắt chước cuộc khổ nạn của Đức Kitô, người ta sẽ được đồng hình đồng dạng với Người. Vì thế thánh Polycarpe đã viết cho dân thành Philliphê: “Hãy trở thành những người bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa Kitô và nếu như chúng ta đau khổ vì danh Người, hãy chúc tụng Người” (7,2).

    https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-23-02-thanh-polycarpogiam-muctu-dao-49086

    3- Tiểu Sử

    Là môn đệ của thánh Gioan Tông đồ và là bạn của thánh Ignatiô ở Antioch, thánh Pôlycarpô, Giám mục của Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), là một vị lãnh đạo đáng kính của Kitô giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai.

    Các vị lãnh đạo Giáo hội thuộc thế hệ thứ hai đã gặp những thử thách mà thế hệ trước không đề cập đến. Họ phải làm gì khi thế hệ chứng nhân thứ nhất ấy không còn nữa? Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Phải trả lời thế nào với các câu hỏi chưa từng có?

    Khi các Tông đồ không còn ở trần gian nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo, sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vụ mà Ðức Giêsu không bao giờ nói đến.

    Pôlycarpô, một người thánh thiện và là Giám mục của Smyrna, chỉ thấy có một câu trả lời – Trung thành với đời sống Ðức Giêsu và bắt chước đời sống ấy. Thánh Ignatiô nói với thánh Pôlycarpô “linh đạo của anh đặt nền móng nơi Thiên Chúa như trên một tảng đá không thể nào lay chuyển nổi.”

    Khi đối diện với lạc giáo, thánh Pôlycarpô có “bộ mặt bộc trực” đến nỗi thánh Ignatiô phải thán phục, vì ngài đã bắt chước cách Ðức Giêsu trả lời người Pharisêu. Marcion, người lãnh đạo lạc thuyết nhị nguyên, chủ trương có hai Chúa. Một Chúa trong Cựu ước thì khác với Chúa của Tân ước, và Ðức Giêsu là Con của Thiên Chúa trong Tân ước. Khi Marcion đối chất với Ðức Giám mục Pôlycarpô, ông ta đã yêu cầu ngài: “Pôlycarpô, hãy thừa nhận chúng tôi.” Ðức Pôlycarpô trả lời, “Tôi thừa nhận ngài, phải, tôi thừa nhận ngài là đứa con của Satan.”

    Trái lại khi đối diện với các bất đồng giữa các người Kitô hữu, ngài lại rất khoan dung và tôn trọng. Một trong những tương tranh thời ấy là việc cử hành lễ Phục sinh. Ðông phương, là xuất xứ của thánh Pôlycarpô, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua như sự Thương khó của Ðức Kitô và tiếp theo sau bằng một Thánh lễ vào ngày kế tiếp. Tây phương cử hành lễ Phục sinh vào ngày chúa nhật sau tuần lễ Vượt Qua. Khi thánh Pôlycarpô đến Rôma để thảo luận về vấn đề này với Ðức Giáo Hoàng Anicetus, họ bất đồng ý kiến. Nhưng các ngài cũng không thấy sự khác biệt trong đức tin Kitô giáo. Và Ðức Thánh Cha Anicetus đã yêu cầu thánh Pôlycarpô cử hành Thánh lễ ngay trong nhà nguyện của Ðức Giáo Hoàng, để tỏ ý tôn trọng ngài.

    Thánh Pôlycarpô đối diện với sự bách hại cũng như Ðức Kitô đã làm. Chính giáo đoàn của ngài phải thán phục ngài vì đã theo sát “gương phúc âm” – không tìm cách để tử đạo như một số người đã làm, nhưng trốn tránh sự bách hại cho đến khi thánh ý Chúa được thể hiện như Ðức Giê-su Kitô đã làm. Họ coi đó là “một dấu chỉ tình yêu nói lên sự khao khát không muốn chỉ cứu chuộc có một mình, nhưng còn cứu chuộc tất cả anh chị em Kitô Hữu.”

    Trong thời kỳ đẫm máu tử đạo Kitô hữu trong đấu trường, dân chúng trở nên điên cuồng đòi hỏi phải tìm bắt thánh Pôlycarpô, vì ngài nổi tiếng thánh thiện. Thánh Pôlycarpô thật điềm tĩnh nhưng giáo dân thúc giục ngài đi trốn trong một nông trại gần thành phố. Quân lính tìm ra ngài sau khi tra khảo hai đứa bé. Ngài thiết đãi họ ăn và xin họ để ngài cầu nguyện trước khi điệu về đấu trường.

    Thấy đức tin vững vàng không lay chuyển của thánh Pôlycarpô, quan thống đốc ra lệnh thiêu sống, và khi quân lính châm lửa, nhiều người chứng kể lại họ được nhìn thấy một phép lạ. Lửa cháy thành một vòng cung chung quanh thánh nhân, bao bọc ngài như các cánh buồm, và thay vì bị đốt cháy, ngài lại rực sáng như vàng đang chảy trong lò lửa. Khi quân lính thấy ngài không hề hấn gì, chúng đã lấy dao đâm ngài. Máu ngài chảy ra đã dập tắt ngọn lửa.

    Quan thống đốc ra lệnh đốt xác thánh nhân mà không để giáo dân lấy xác, vì ông sợ họ sẽ thờ thánh Pôlycarpô mà không thờ tà thần của người Rôma. “Chứng từ” tử đạo của thánh Pôlycarpô là chứng từ được ghi nhận một cách xác thực về sự tử đạo của người tín hữu Kitô ngay từ thuở ban đầu. Ngài chết vào khoảng năm 156.

    Trong nhiều lá thư của thánh Pôlycarpô, chỉ còn một lá ngài viết cho Giáo hội Philippi, Macedonia là còn giữ được cho đến ngày nay.

    Lời bàn

    Thánh Pôlycarpô được công nhận là vị lãnh đạo Kitô giáo bởi tất cả các Kitô hữu thuộc Giáo hội Tiểu Á – Một thành trì đức tin

    vững mạnh và trung thành với Ðức Giêsu Kitô. Sức mạnh của ngài là bởi tín thác vào Thiên Chúa, ngay cả khi các biến động của đời sống mâu thuẫn với sự tin tưởng này. Sống giữa những người ngoại giáo và dưới chế độ đàn áp một tôn giáo mới, ngài đã chăn dẫn đàn chiên của ngài. Cũng như vị Mục tử tốt lành, ngài đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên và gìn giữ họ khỏi bị bách hại thêm nữa. Sự tín thác vào Thiên Chúa của ngài được tóm lược trong câu nói trước khi chết: “Lạy Chúa Cha… Con ca tụng Ngài, vì đã giúp con xứng đáng cho đến ngày giờ này…” (Sổ Tử đạo, chương 14).


    Lời trích

    “Hãy vững vàng trong cách ăn ở và noi gương Chúa, ‘trung kiên trong đức tin, yêu thương anh chị em, đoàn kết trong chân lý,’ giúp đỡ lẫn nhau với sự dịu dàng của Chúa, đừng khinh miệt một ai” (Thánh Pôlycarpô, Thư gửi tín hữu Philippi).

    Lm. Đaminh Phạm Xuân Uyển SDB

     

    ThanhPolycarpoGMTD.mp3

     https://youtu.be/qZjZv4TQQxs 

     

    --

BÁNH SỰ SỐNG LC - TĨNH CAO - THỨ HAI

  •  
    Tinh Cao
     

    Thứ Hai

     

     

    BÁNH SỰ SỐNG Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gc 3, 13-18

    "Nếu anh em có lòng thích cãi vã, thì đừng lên mặt".

    Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.

    Anh em thân mến, ai là kẻ khôn ngoan và từng trải trong anh em? Người ấy hãy lấy đời sống tốt lành mà bày tỏ công việc của mình thấm nhuần sự hiền từ khôn ngoan. Còn nếu anh em có lòng ganh tị chua cay và thích cãi vã, anh em đừng lên mặt và nói dối nghịch cùng sự thật. Vì thứ khôn ngoan đó không phải từ trời xuống, mà là thứ khôn ngoan phàm trần, mang nặng thú tính và là của ma quỷ. Bởi chưng ở đâu có ganh tị và cãi vã, ở đó có hỗn độn và đủ thứ tệ đoan. Nhưng sự khôn ngoan từ trời xuống, thì trước tiên là trong trắng, rồi ôn hoà, bao dung, nhu mì, hướng thiện, đầy lòng nhân từ và hoa quả tốt lành, không xét đoán thiên vị, không giả dối. Hoa quả của công chính được gieo vãi trong bình an cho những người xây đắp an bình.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 15

    Ðáp: Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can (c. 9a).

    Xướng: 1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt. - Ðáp.

    2) Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt. - Ðáp.

    3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thật, công minh hết thảy. - Ðáp.

    4) Xin Chúa nhậm những lời miệng con công bố, và sự lòng con suy gẫm trước thiên nhan, lạy Chúa là Ðá Tảng, là Ðấng Cứu chuộc con. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 24, 4c và 5a

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 9, 13-28

    "Lạy Thầy, tôi tin, xin Thầy trợ giúp đức tin hèn kém của tôi".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu (từ trên núi xuống) và đến cùng các môn đệ, Người thấy một đám đông vây quanh các ông và những luật sĩ đang tranh luận với các ông.

    Vừa thấy Người, tất cả đám đông kinh ngạc, họ sợ hãi và chạy đến chào Người. Và Người hỏi họ rằng: "Các ngươi tranh luận gì với nhau đó?" Một người trong đám đông trả lời rằng: "Lạy Thầy, tôi đem đến cùng Thầy đứa con trai tôi đang bị quỷ câm ám. Quỷ đột nhập vào nó bất kỳ ở đâu thì vật nó ngã xuống đất và nó xùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ ra. Tôi đã xin các môn đệ Thầy trừ quỷ, nhưng họ bất lực". Người đáp lại: "Hỡi thế hệ cứng lòng tin, Ta còn ở giữa các ngươi đến bao giờ? Ta phải chịu đựng các ngươi đến bao giờ nữa? Ðem nó lại đây cho Ta". Và người ta đem nó đến.

    Vừa thấy Chúa Giêsu, quỷ liền dằn vặt đứa bé dữ dội, đứa bé ngã ra, xùi bọt mép, lăn lộn trên đất. Chúa Giêsu hỏi cha nó rằng: "Nó bị như thế từ bao giờ?" Ông ta đáp: "Thưa từ lúc bé! Quỷ thường xô nó vào lửa, vào nước để giết nó. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì thì xin Thầy thương giúp chúng tôi". Chúa Giêsu nói với ông: "Sao lại nói: Nếu Thầy có thể? Với kẻ nào tin, thì mọi sự đều có thể được". Tức thì cha đứa bé khóc lóc kêu lên: "Thưa Thầy tôi tin, xin Thầy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi". Chúa Giêsu thấy đám đông tuôn đến, Người nạt thần ô uế rằng: "Hỡi thần câm điếc, Ta truyền cho mi: hãy xuất ra khỏi nó và không được nhập vào nó nữa". Sau khi kêu thét và dằn vật đứa trẻ dữ dội, quỷ xuất khỏi nó và đứa trẻ ra như chết, khiến đám đông nói: "Nó chết rồi". Nhưng Chúa Giêsu cầm tay nó nâng dậy và nó đứng lên.

    Khi Chúa vào trong nhà, các môn đệ hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con lại không thể trừ được nó?" Người đáp: "Loại đó không thể trừ được, nếu không cầu nguyện và ăn chay".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Suy Niệm Cảm Nghiệm

     

    "Chính để phá hủy công việc của ma quỉ mà Con Thiên Chúa đã tỏ mình ra" (1Gioan 3:8).

     

    Suy Niệm:

     

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Marco thuật lại sự việc Chúa Giêsu chữa lành cho một đứa con trai cho khỏi bị quỉ câm ám. Sự việc chữa lành này xẩy ra sau biến cố Người biến hình trên núi (xem Marco 9:1-13), lúc Người cùng ba môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan xuống núi để đến với các môn đệ khác đang chờ Người ở dưới núi, và cũng chính là lúc "Người thấy một đám đông vây quanh các ông và những luật sĩ đang tranh luận với các ông".

     

    Thánh ký Marco không thuật lại cho chúng ta biết chi tiết về vấn đề tranh luận giữa 9 môn đệ của Chúa Giêsu với các luật sĩ thông luật hơn các vị, thế nhưng chúng ta cũng có thể suy đoán rằng về vấn đề trừ quỉ, một vấn đề sau đó đã được chính các vị đặt ra hỏi Chúa Giêsu, và cũng là vấn đề thành phần luật sĩ này đã có lần trước đó xuyên tạc rằng Người lấy quỉ tướng mà trừ quỉ con (xem Marco 3:22).

     

    Cũng có thể là bấy giờ các môn đệ ở dưới chân núi chờ Người thì đã cùng nhau và thay nhau trừ quỉ, nhưng không được, nên bị nhóm luật sĩ có mặt bấy giờ châm biếm: "Thày của các người đâu rồi. Các người làm gì mà trừ quỉ được, làm gì bằng sư phụ của các người, một tay phù thủy chuyên môn lấy quỉ tướng mà trừ quỉ con. Thứ tà thuật che mắt trẻ con chứ làm gì qua mặt bọn này được..."

     

    Tất nhiên, nghe thấy thế, tự ái đoàn thể của các vị không thể nào không nổi lên, và vì thế các môn đệ có thể đã nhào vô bênh vực Thày và bảo vệ danh dự cho cả nhóm, chẳng hạn bằng cách chống đỡ như: "Các ông đừng có mà nói bậy. Thày của chúng tôi là một Đấng quyền năng xuất chúng chứ không phải tầm thường như các ông... Người mà có ở đây thì các ông cứ mở mắt ra mà xem... như lần trước..."

     

    Chắc có thể vừa nói đến đây thì Chúa Giêsu cũng vừa xuất hiện. Bởi thế, ngay mở đầu bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Marco đã cho thấy phản ứng của dân chúng bấy giờ như sau: "Vừa thấy Người, tất cả đám đông kinh ngạc, họ sợ hãi và chạy đến chào Người...". Tại sao đám đông "kinh ngạc" - Phải chăng vừa nói đến Người thì Người liền xuất hiện!?

     

    Tại sao họ lại có một phản ứng tương phản cùng một lúc: "sợ hãi" và "chạy đến chào Người"?? Đáng lẽ "sợ" Người thì theo phản ứng tự nhiên thì phải tránh Người chứ sao lại "chạy đến chào Người" là làm sao??? Phản ứng trái ngược lại xẩy ra cùng một lúc chỉ có thể hiểu là có một số thì cảm thấy "sợ hãi", chẳng hạn như thành phần luật sĩ, còn những người khác thì vui mừng "chạy đến chào Người" như họ gặp được vị cứu tinh của họ.

     

    Trong những người vui mừng ấy chắc chắn là có các vị tông đồ, nhất là người cha của em trai nạn nhân bị quỉ câm ám. Bởi vì, con ông bị quỉ ám hành hạ, trong khi đó không ai có thể trừ quỉ được, thậm chí cả thành phần môn đệ của Chúa Giêsu, như ông đã thành thật mô tả cho Chúa Giêsu biết: "Lạy Thầy, tôi đem đến cùng Thầy đứa con trai tôi đang bị quỷ câm ám. Quỷ đột nhập vào nó bất kỳ ở đâu thì vật nó ngã xuống đất và nó xùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ ra. Tôi đã xin các môn đệ Thầy trừ quỷ, nhưng họ bất lực".

     

    Chắc bấy giờ thành phần luật sĩ, cho dù vẫn ngờ vực quyền năng trừ quỉ của Chúa Giêsu, cũng vẫn tò mò theo dõi xem Người có thật trừ được quỉ hay chăng và trừ quỉ như thế nào. Và ngay trước mắt của họ bấy giờ, như Thánh ký Marco thuật lại, họ chứng kiến thấy rằng: "Vừa thấy Chúa Giêsu, quỷ liền dằn vặt đứa bé dữ dội, đứa bé ngã ra, xùi bọt mép, lăn lộn trên đất". Nghĩa là cái oai phong và quyền năng của Chúa Giêsu ở ngay sự hiện diện của Người, chứ chưa nói đến việc Người ra tay hay đến lúc Người ra tay.

     

    Tuy nhiên, Chúa Giêsu không ra tay trừ quỉ ngay, cho dù thấy hiện tượng em trai nạn nhân bị quỉ ám hành hạ như thế. Không biết có phải Người muốn cho thành phần luật sĩ này tin vào Người hơn qua việc Người ra tay trừ quỉ ám, khi Người lên tiếng hỏi người bố một câu hỏi có vẻ dư thừa không cần thiết cho lắm, nhưng Người cố ý như vậy để người bố nói ra cho thành phần luật sĩ ngờ vực này biết tình trạng em trai nạn nhân bị quỉ ám này khốn khổ là chừng nào bao lâu còn bị quỉ ám và ma quỉ dữ dội ác độc đến đâu, để một khi em trai nạn nhân được thoát quỉ ám thì họ biết được quyền năng của Người không phải là những gì bùa phép tà thuật.

     

    Người bố đã thuật lại cho riêng Chúa Giêsu và mọi người chung quanh bấy giờ đều nghe thấy rằng: "Thưa từ lúc bé! Quỷ thường xô nó vào lửa, vào nước để giết nó". Người bố còn thêm ngay sau đó rằng: "Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì thì xin Thầy thương giúp chúng tôi". "Chúng tôi" đây bao gồm gia đình của ông: cả đứa con nạn nhân và bố mẹ của cháu, vì cha mẹ cùng ông bà và anh chị em trong cùng một gia đình làm sao chịu được khi thấy một người thân yêu của mình bị quỉ ám khốn nạn kéo dài như vậy.

     

    Nghe thấy thế Chúa Giêsu vẫn chưa chịu ra tay ngay. Người vẫn như chần chờ làm sao ấy. Bởi thế, trước khi ra tay, Người còn nhắc nhở người bố một điều kiện tối yếu bất khả thiếu để Người ra tay, nhờ đó thành phần luật sĩ duy luật chỉ cậy vào việc mình làm mới thấy rằng duy đức tin mới là yếu tố cứu độ chính yếu, và câu Người bảo ông bố như ngầm giục ông hãy tuyên xưng đức tin đi thì mọi sự sẽ được như ý: "'Sao lại nói: Nếu Thầy có thể? Với kẻ nào tin, thì mọi sự đều có thể được'Tức thì cha đứa bé khóc lóc kêu lên: 'Thưa Thầy tôi tin, xin Thầy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi'".

     

    Làm gì thì làm, Thiên Chúa bao giờ cũng lợi dụng mọi sự để mưu ích chẳng những cho người nhận ơn mà còn cho những người khác nữa. Chẳng hạn, trong bài Phúc Âm hôm nay, Người chờ cho tới khi, như Thánh ký Marco ghi lại, "thấy đám đông tuôn đến", Người mới ra tay để "trợ giúp lòng tin yếu kém của (người bố)" cũng như làm cho chính đám đông nói chung và thành phần luật sĩ nói riêng tin vào Người. Quả thật, sau đó Người không còn chần chờ gì nữa và đã chính thức công khai ra tay như thế này:

     

    "Người nạt thần ô uế rằng: 'Hỡi thần câm điếc, Ta truyền cho mi: hãy xuất ra khỏi nó và không được nhập vào nó nữa'. Sau khi kêu thét và dằn vật đứa trẻ dữ dội, quỷ xuất khỏi nó và đứa trẻ ra như chết, khiến đám đông nói: 'Nó chết rồi'. Nhưng Chúa Giêsu cầm tay nó nâng dậy và nó đứng lên".

     

    Sự kiện sở dĩ chỉ có Chúa Giêsu mới trừ được quí ám trong trường hợp này, trong khi môn đệ của Người thì không, chẳng những vì tự mình Người là Đấng quyền năng, mà còn vì hai lý do chính yếu sau đây:

     

    Trước hết, trong khi về phía người bố thì yếu đức tin, đúng như sự thật được Chúa Giêsu vạch trần ra ngay từ đầu: "Hỡi thế hệ cứng lòng tin, Ta còn ở giữa các ngươi đến bao giờ? Ta phải chịu đựng các ngươi đến bao giờ nữa? Ðem nó lại đây cho Ta", như thể để Người làm cho các người thấy mà tin, thì về phía người trừ là các môn đệ của Người lại không hội đủ điều kiện, như trong câu Người trả lời riêng cho vấn nạn bất khả trừ quỉ của các vị sau đó: "'Tại sao chúng con lại không thể trừ được nó?' Người đáp: 'Loại đó không thể trừ được, nếu không cầu nguyện và ăn chay'".

     

    Cảm Nghiệm:

     

    Thật ra, khi chịu chết trên cây thập giá, như con rắn đồng được Moisen treo lên cột cao trong sa mạc để cứu những ai bị rắn cắn nhìn lên đó (xem Gioan 3:14-15), Chúa Kitô cũng đã trừ quỉ cho nhân loại rồi: "Chính để phá hủy công việc của ma quỉ mà Con Thiên Chúa đã tỏ mình ra" (1Gioan 3:8).

     

    Thành phần lãnh nhận Phép Rửa, tức là được thông phần vào cái chết của Người (xem Roma 6:3), thật sự đã được trừ quỉ ám, nghĩa là được Người giải phóng khỏi ách nô lệ của ma quỉ, khỏi quyền thống trị của chúng, gây ra bởi nguyên tội mà họ dù không phạm cũng bị vướng mắc.

     

    Tuy nhiên, cho dù nhờ Phép Rửa, Kitô hữu được thanh tẩy, được trừ khỏi bị quỉ ám, nhưng thực tế cho thấy mầm mống nguyên tội vẫn còn nguyên nơi bản thân họ, bởi thế, đam mê nhục dục và tính mê nết xấu vẫn là nội công của ma quỉ nơi họ, khiến họ vẫn bị ma quỉ tiếp tục ám một cách nào đó.

     

    Thế nhưng, mỗi lần Kitô hữu bị quỉ ám hành hạ, đến độ lúc nào cũng chỉ muốn giết chết họ bằng tội trọng, như chúng đã đầy đứa bé trong bài Phúc Âm hôm nay "xô vào lửa, vào nước để giết nó", thì Kitô hữu lại cần phải trừ quỉ một lần nữa, và thường xuyên nhiều lần như vậy, bằng Bí Tích Hòa Giải!

     

    Còn ai mong muốn sát hại tận diệt linh hồn con người bằng ma quỉ được gọi là tử thần này, và vì là tử thần nên hắn luôn "xô" đẩy linh hồn con người vào chỗ chết như vào "lửa" hận thù ghen ghét ("lửa" đây ám chỉ "hồ lửa" cũng là "cái chết lần hai" trong Khải Huyền 20:14-15), cũng như vào "nước" đam mê nhục dục ("nước" đây ám chỉ trận lụt hồng thủy thời Noe đã nhận chìm hết con người bấy giờ toàn là xác thịt dâm loạn - xem Khởi Nguyên 6:1-6).

     

    Thật vậy, nơi Bí Tích Hòa Giải chất chứa quyền năng trừ quỉ của Chúa Kitô, Đấng giải thoát những ai tin vào Người, những ai thành tâm thống hối chạy đến với lòng thương xót bao la bất tận của Người mỗi khi thấy mình sa ngã phạm tội mất lòng Người.

     

    Thành phần môn đệ của Chúa Kitô không thể nào trừ được quỉ ám nơi "các linh hồn cần đến Lòng Thương Xót Chúa hơn" nếu chính họ cũng bị quỉ ám như ai, tức là họ sống không sạch tội, một tình trạng thiêng thiêng cho thấy, họ thực sự "không cầu nguyện và chay tịnh": "không cầu nguyện" ở chỗ không sống nội tâm với Chúa, và "không chay tịnh" ở chỗ không chịu cẩn thận khổ chế giác quan và bản tính tự nhiên, nên khó tránh dịp tội và phạm tội.

     

    Vậy "cầu nguyện và chay tịnh" là việc làm khôn ngoan để nhờ đó có thể tự vệ trước quyền lực tối tăm khôn lường gian trá, nhờ có ơn khôn ngoan và thâm hiểu của Thánh Thần, và có khả năng trừ quỉ nơi tha nhân nữa, bằng ơn trí thức và huấn dụ của Chúa Thánh Thần để giúp họ tránh khỏi cạm bẫy của thần dối trá, đúng như lời Thánh Giacôbê Tông Đồ trong Bài Đọc 1 hôm nay: "Sự khôn ngoan từ trời xuống, thì trước tiên là trong trắng, rồi ôn hoà, bao dung, nhu mì, hướng thiện, đầy lòng nhân từ và hoa quả tốt lành, không xét đoán thiên vị, không giả dối. Hoa quả của công chính được gieo vãi trong bình an cho những người xây đắp an bình".


     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    Thu.2.VII-TN.mp3

     

    Thánh Phêrô Đamianô – Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh  
(1007-1072)

     

    PeterDamian.jpg

     

    ĐTC Biển Đức XVI: 9/9/2009 bài 88 - Thánh Phêrô Đamianô

     

    Ngài sinh năm 1007 ở Ravenna, mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ và sống với người anh ruột nhưng bị đối xử như người đầy tớ. Khi mới lớn một chút, ngài đã bị sai đi chăn heo. Một người anh khác, là giáo trưởng ở Ravena, thấy thương hại chú em bơ vơ nên đem ngài về nuôi nấng cho ăn học tử tế. Có lẽ vì nhớ ơn dưỡng dục của người anh này mà Phêrô đã lấy tên người anh, là Damian, thành tên của mình.


    Phêrô là một học sinh có năng khiếu và sau đó trở thành một giáo sư nổi tiếng. Trong thời gian này, Phêrô cố làm quen với sự chay tịnh, sự cầu nguyện và ngài mặc áo nhặm bên trong áo thường để chống với các cám dỗ của lạc thú và mưu chước ma quỷ.


    Sau một thời gian, ngài quyết tâm từ bỏ thế gian để sống đời ẩn tu với các tu sĩ Biển Ðức thuộc nhánh cải cách của Thánh Romuald ở Fonte Avellana. Các vị ẩn tu thường sống từng đôi trong một cái am cách xa nhau, để cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng, với cuộc sống rất khắc khổ. Vì quá hăng say trong sự cầu nguyện và ngủ quá ít nên không bao lâu Phêrô bị bệnh mất ngủ trầm trọng. Ngài phải thận trọng kềm chế và săn sóc chính mình. Vì lý do đó, ngài dành nhiều thời giờ để nghiên cứu Kinh Thánh, và trở nên một thi sĩ sáng tác thơ đạo cũng nổi tiếng như trong văn chương đời trước đây.


    Do một quyết định của toàn thể các vị ẩn tu, ngài phải chịu trách nhiệm lãnh đạo Cộng Ðoàn khi vị bề trên qua đời. Do đó, sau khi vị tu viện trưởng từ trần khoảng năm 1043, Phêrô đã dẫn dắt gia đình thánh thiện này với sự khôn ngoan và đạo đức. Ngài cũng thành lập thêm năm tu viện ẩn cư khác. Ngài duy trì tinh thần ẩn dật, bác ái và khiêm nhường. Nhiều vị ẩn tu dưới sự dẫn dắt của ngài là các ngôi sao sáng của Giáo Hội, kể cả Thánh Ðaminh Loricatus, Thánh Gioan ở Lodi là người kế vị ngài trong chức vụ tu viện trưởng ở Holy Cross.


    Có lẽ vì là trẻ mồ côi và bị đối xử thật tệ hại khi còn nhỏ nên Phêrô Damian thật tốt với người nghèo. Trong các bữa ăn, lúc nào cũng có một hay hai người nghèo ăn chung với ngài, và đích thân ngài lo lắng cho nhu cầu của họ.


    Trong nhiều năm, Phêrô Damian thường giúp các Giáo Hoàng trong công việc hòa giải giữa các tu hội kình chống nhau, hoặc giữa giáo sĩ, viên chức chính phủ và Tòa Thánh. Năm 1057, Ðức Giáo Hoàng Stephanô IX thuyết phục ngài từ bỏ đời ẩn dật và đặt ngài làm Giám Mục-Hồng Y của Ostia.


    Ngài tích cực tẩy trừ nạn buôn bán chức vụ trong Giáo Hội, khuyến khích các linh mục sống độc thân, và thúc giục các linh mục triều sống thành cộng đoàn, giữ chương trình cầu nguyện. Ngài ao ước phục hồi sự kỷ luật nguyên thủy của các tu sĩ và linh mục, cảnh cáo họ về việc di chuyển không cần thiết, vi phạm đức khó nghèo và sống quá thoải mái. Ngài viết thư khiển trách Ðức Giám Mục Florence về việc chơi cờ, và Ðức Giám Mục Besancon về việc để giáo sĩ ngồi khi đọc thánh vịnh trong Kinh Nhật Tụng.


    Ngài viết rất nhiều thư. Khoảng 170 lá hiện vẫn còn. Chúng ta cũng còn 53 bài giảng của ngài và bảy tiểu sử ngài viết. Ngài thích viết về gương mẫu và chuyện thật hơn là lý thuyết. Các bản văn phụng vụ của ngài cho thấy ngài có phong cách của một nhà văn.


    Ngài thường xin Ðức Giáo Hoàng cho ngài từ chức Giám Mục-Hồng Y của Osia, và sau cùng Ðức Alexander II đồng ý với điều kiện là bất cứ khi nào cần ngài sẽ sẵn sàng làm việc trở lại.


    Khi trở lại công việc ở Ravenna, ngài bị sốt nặng. Ngài từ trần ngày 22 tháng 2 năm 1072 với các tu sĩ đang vây quanh và đọc kinh Nhật Tụng. Ngài được chôn cất trong nguyện đường của tu viện. Thánh tích của ngài được chuyển dời vài lần. Lần di chuyển sau cùng vào năm 1898 ngài được an nghỉ trong nguyện đường kính Thánh Peter Damian của nhà thờ chính tòa Faenza, nước Ý Đại Lợi.

     

    Ngài không được chính thức phong thánh nhưng Đức Giáo Hoàng Leo XII cho phép tôn kính ngài năm 1823 và tuyên xưng ngài là Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 27 tháng 9 năm 1828.

    https://dongten.net/2020/02/20/hanh-cac-thanh-20-02-thanh-phero-damiano-giam-muc-tien-si-hoi-thanh-%E2%80%A81007-1072/

     

    Vị tu sĩ và Hồng Y sẽ nắm giữ một vai trò hàng đầu trong Ktô giáo này chào đời năm 1007 tại Ravenne, trong một gia đình nghèo túng, đến nỗi một trong số các anh Ngài đã phải thốt lên khi Ngài sanh ra: - "Chỉ còn thiếu nỗi bất hạnh này nữa thôi. Sao lại phải có nhiều người thừa hưởng cái di sản nhỏ nhoi này vậy". Và người mẹ kiệt sức đã không muốn cho đứa trẻ sơ sinh bú sữa mà thất vọng bỏ mặc nó. Một bà hàng xóm giảng giải cho bà rằng: - "Những con báo con hùm không bỏ con chúng, trong khi chúng ta là những người Kitô hữu lại bỏ rơi con cái mình sao ? Đứa trẻ mà người ta xua đuổi này, một ngày kia biết đâu lại chẳng là niềm hân hạnh của gia đình ?"

     

    Người đàn bà can đảm này không tin lời mình nói lắm, nhưng đã cung ứng những săn sóc đầu tiên cho đứa bé nghèo khổ. Người mẹ mắc cỡ nên âu yếm ẵm lấy đứa trẻ. Bà đặt tên là Phêrô.

     

    Năm năm sau, Phêrô mồ côi cha mẹ, người được trao cho người anh đã giận dữ đón nhận cuộc sinh hạ của Ngài. Bị đối xử như người làm thuê Ngài phải chăn heo, ngủ chuồng của súc vật, mặc rách rưới và ăn bánh đen. Một ngày kia nhặt được đồng tiền, của trời ơi ngạc nhiên đối với đứa trẻ không hề ăn hàng, Ngài mang tiền đi xin lễ cho cha mẹ. Chính vì vậy mà dường như cha mẹ đã chúc lành cho cả đời đứa trẻ, con mình.

     

    Đamianô, người anh cả của Ngài đã làm linh mục đưa Ngài về Ravenna ở với mình. Anh cho Ngài ăn học và Phêrô đã tỏ ra thông minh, đến nỗi Ngài đã sớm trở thành giáo sư. Đứa trẻ bị khinh miệt ngày trước, bây giờ dạy học tại Parma rồi tại Ravenna. Để bày tỏ lòng biết ơn với người anh cả, Ngài nhận tên mình là Phêrô Đamiano. Ngài được may mắn về mọi mặt. Nhiều gia đình quí, phải gọi Ngài tới ở. Song những thành công không làm cho Ngài thôi cầu nguyện ăn chay. Dưới bộ áo ngoài, Ngài mặc một chiếc áo nhặm.

     

    Trước danh tiếng ngày càng gia tăng, Ngài tự nhủ: - Ích lợi gì nếu tôi dính bén vào được của cải chóng qua này? Bởi vì một ngày kia, tôi sẽ phải giã từ tất cả, tại sao ngay từ bây giờ tôi không hiến dâng chúng cho Thiên Chúa ?

     

    Thế là Ngài từ bỏ cuộc sống dễ dãi và gia nhập dòng Camaldules, Ngài chọn cái gì nặng nhọc nhất và lui vào vô tịch ở nhà dòng Phonte Avellna. Đời khổ hạnh và cầu nguyện sắp biến Ngài thành một vị thánh lớn. Ngài chỉ muốn khiêm tốn vâng phục và thống hối, nhưng trong khi ẩn mình đi, thì năm 1043, vì vâng lời, Ngài đã được đặt làm tu viện trưởng. Khi đó, Ngài tăng số các tu sĩ, lập nhiều tu viện, giúp đỡ các dòng khác. Ý kiến của Ngài luôn hướng thượng, đến nỗi người ta nói rằng: Ngài được Thánh Thần soi sáng.

     

    Giáo hội đang trải qua một thời u buồn và người tu sĩ nghèo khổ hôm qua sắp giữ một vai trò lớn lao làm giảm bớt đau đớn của Roma. Những nết xấu bỉ ổi đè nặng trên triều đại Giáo hoàng. Lời nói của Thánh Thần lẫn sự hiện diện của Ngài chưa đủ, Ngài viết một tác phẩm, "cuốn sách về thành Gomorrha", để lột trần những lạm dụng đang làm cho Giáo hội phải tủi hổ. Còn chính Ngài, để làm cân bằng cho sự yếu đuối của những giám mục bất xứng, đã tự mình đền tội đánh đòn hàng ngày đến độ chảy máu, dành giờ để hát mười thánh vịnh như Ngài đã khuyên nhủ các tu sĩ. Ngài ăn chay ba ngày mỗi tuần.

     

    Phêrô Đamianô đã muốn là một tu sĩ rốt cùng suốt đời. Nhưng năm 1057, Đức Stephanô IX đã đặt Ngài làm Hồng Y giám mục Ostia. Ngài phản đối, nhưng Đức Thánh Cha khi giảng giải cho Ngài đã cầm tay xỏ nhẫn và đeo thánh giá cho Ngài. Trách vụ giao phó cho Ngài thật lớn lao. Phêrô Damianô hiến trọn tâm hồn cho gia đình mới rộng lớn này. Ngài đón nhận mọi khó khăn, chiến đấu chống các lạc giáo, chấm dứt các xáo trộn của Giáo hội Milanô dẹp tan những bất đồng với xã hội giáo hoàng. Những lo lắng mệt nhọc không cản trở Ngài sẵn sàng hiến dâng đời mình, dù chỉ cho một linh hồn thôi.

     

    Dù kiệt sức, Ngài vẫn dậy sớm để giải tội, không nản lòng, Ngài săn sóc những người bất hạnh, phân phát áo mặc bánh ăn cho họ, thăm viếng các bệnh nhân. Mỗi ngày để nhắc lại tình yêu của Chúa Kitô, Ngài rửa chân cho 12 người nghèo. Đối với những người về quê lập nghiệp, Ngài gửi đồ trợ giúp họ, Ngài nhân hậu đồng đều đối với những người giàu có, những người cũng gặp khó khăn và cố gắng làm cho họ sống bác ái vị tha hơn. Thư từ còn làm cho ảnh hưởng của Ngài lan rộng hơn.

     

    Sau bao nhiêu nhọc mệt và phục vụ, Phêrô trở nên già nua, Đức Thánh cha cho phép Ngài trở lại với nếp sống nhà dòng, Ngài đã muốn căn phòng xấu nhất, ăn thứ bành dành cho heo, hành hạ mình bằng dây lưng sắt, tìm đền bù cho các tội nhân và thánh hóa mình hơn nữa. Ngài nói:

     

    - Một chiến sĩ của Chúa Kitô phải biết mình có thể tiến đến đâu trên đường nhân đức.

     

    Phêrô Đamianô đã định ngày thứ sáu phải được thánh hiến bằng chay tịnh và thống hối, để kính nhớ Chúa Giêsu đã chịu chết trên thánh giá, và ngày thứ bảy kính Đức Mẹ, Đấng mà Ngài đã soạn một bản kinh Nhật tụng để chúc khen.

     

    Tuy đã cao niên, nhưng khi Đức Thánh Cha xin Ngài làm đại diện cho mình tại Pháp. Thánh nhân lên đường ngay. Ngài viếng thăm nhiều địa phận, dẹp tan nhiều cuộc cãi vã, đi tới tận Nước Đức, hoà giải nhà vua với vợ mình là hoàng hậu Berthe, mẹ vua xin được Ngài hướng dẫn. Rồi Ngài tiêu diệt các bè rối tại Florence và mang an bình lại cho Ravenna. Phêrô Đamianô lên cơn sốt ở Faenza. Tu viện Nữ Vương các thánh thiên thần tiếp đón Ngài, Ngài đã qua đời năm 1072 đang khi xin các tu sĩ vây quanh mình đọc kinh nhật tụng. Chính Ngài đã trước tác mộ bia của mình như sau : - "Mọi cái hôm nay đều phải qua đi để cho điều tồn tại mãi mãi tới gần. Hãy mộ mến những sự trên trời hơn những sự dưới đất, mộ mến điều tồn tại hơn cái rữa tàn. Ước gì tinh thần bạn đạt tới những đỉnh cao, tới được những nơi phát ra sự sống bạn".

    http://conggiao.info/thanh-phero-damiano-giam-muc-tien-si-1007-1072-d-13910

    II. BÀI HỌC

    Bài học quí giá nhất khi đọc lại cuộc đời thánh thiện của các vị thánh đối với chúng ta là bàn tay của Thiên Chúa qua việc gìn giữ Giáo Hội của Người.

    Thánh Phêrô Đamianô sống vào lúc Giáo Hội gặp nhiều phong ba bão tố. Hai vết thương đã đục khoét và làm bạc nhược sức sống của Giáo hội hơn cả là: “Tội buôn bán đồ thánh và đời sống phóng túng của hàng giáo sĩ. Tội xấu xa đó còn len lỏi vào cả ngai tòa thánh Phêrô do con người phóng túng của Biển đức X “.

    Chúng ta có thể tưởng tượng Giáo hội thời kỳ ấy lâm vào một tình trạng rối ren, suy đồi đến mức nào không ?

    Trong khoảng từ năm 1045- 1049, nghĩa là chưa đầy năm năm mà ngôi tòa thánh Phêrô đã có tới sáu lần thay ngôi đổi chủ.

    Ấy là chưa kể đến những chuyện giáo chủ giả danh, những tội “buôn thần bán thánh”, những thói ăn chơi đàng điếm của hàng giáo sĩ và giáo dân… Hoàn cảnh đồi bại đó đã là nguyên cớ thúc đẩy bao người ly khai với Giáo hội để lập thành những bè đảng và giáo phái. Nhắc lại trang sử đen tối đó chính là thức tỉnh mối đau lòng của những tâm hồn đạo đức và có tâm huyết như Đamianô, nhưng đồng thời cũng khơi thêm ngọn lửa mến yêu và tin tưởng của chúng ta đối với Giáo hội, vì biết rằng “nếu Giáo hội chỉ là một tổ chức hoàn toàn nhân loại khác, thì chính những đớn hèn và đồi bại của hàng giáo sĩ đã giết chết Giáo hội từ lâu không để Giáo hội tồn tại đến ngày nay “. Nhưng sở dĩ trải qua bao cuộc thăng trầm cũng như qua bao cơn bách hại mà Giáo hội còn sống và trẻ trung là vì Giáo hội còn có Chúa ở với để nâng đỡ phù trì; vì Giáo hội còn là một tổ chức của Chúa, như lời Chúa Giêsu đã phán trước khi về trời: “Ta sẽ ở với các con cho đến tận cùng nhân thế”.

    Chính vì thế mà chúng ta hãy hết lòng yêu mến Giáo Hội và tin vào Tình thương của Chúa và luôn góp phần nhỏ bé của chúng ta vào việc làm cho Giáo Hội của Chúa mỗi ngày mỗi thánh thiện và tốt đẹp hơn.

    Lễ cung hiến Đền thờ vừa mới xây xong, Đức Giám mục chủ sự nêu đích danh từng người đã cộng tác cách này hay cách khác vào công việc chung. Khi ngài vừa dứt lời và sắp ban phép lành thì một em bé đứng gần bên nói lớn:

    • Thưa Đức cha, con cũng góp phần xây cất đền thờ này.

    Bình tĩnh, Đức Giám mục hướng về em hỏi:

    • Con đã đóng góp bằng cách nào ?

    Được khuyến khích bởi sự chú ý của Đức Giám mục, em bé mạnh dạn trả lời:

    - Thưa Đức cha, mỗi buổi trưa con đều đem cơm cho ba con xây đền thờ này.

    Đức Giám mục và toàn thể cộng đoàn vỗ tay hoan hô sự đơn sơ và ý nghĩ ngộ nghĩnh của em. Rồi cộng đoàn đồng ý là em cũng góp phần vào việc chung dù không phải là công việc quan trọng và cực nhọc, nhưng với hạn tuổi cho phép, em đã góp phần của mình và đáng được ghi danh cám ơn như những người khác.

    Mỗi người chúng ta, trong mọi hoàn cảnh đều có thể góp phần của mình vào công việc chung của Thiên Chúa, để xây dựng Giáo hội và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Giáo hội là đền thờ của Thiên Chúa mà mỗi người Kitô là một viên gạch đủ loại lớn nhỏ. Đền thờ này đã bị rạn nứt bởi những chia rẽ, những thiếu sót, những tội lỗi của các thành phần Dân Chúa, của mỗi người chúng ta. Vậy mỗi người đều có bổn phận góp phần mình để tái thiết sự hiệp nhất của Giáo hội.

    Không một đóng góp chân thành nào dù nhỏ mọn đến đâu mà không được Thiên Chúa ghi công, và ân sủng của Thiên Chúa sẽ làm cho những đóng góp đó trổ sinh những hoa trái tốt đẹp.

    Mỗi người môn đệ Chúa Kitô chúng ta là thành phần của xã hội và do đó được mời gọi đóng góp tích cực xây dựng xã hội ngày thêm tốt đẹp hơn. Chúng ta không thể tiêu cực chỉ trích những tệ đoan xã hội, nhưng hãy tích cực đóng góp vào những công việc tốt để xây dựng. Những đóng góp đó có được nhìn nhận và ghi công hay không, điều này không quan trọng, nhưng sẽ là điều đáng buồn nếu người môn đệ của Chúa không trở thành “Ánh sáng”, thành “Muối đất”, thành “Men” trong bột. Để xây dựng một xã hội mà trong đó con người sống xứng đáng với phẩm giá của mình hơn.

    Không trổ sinh hoa trái tốt lành người Kitô có thể không còn là người Kitô đích thực nữa, chỉ “hữu danh vô thực” mà thôi. Lời Chúa quở trách những người Pharisêu sống đạo giả hình đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết đủ mọi thứ ô uế” (Mt 23,27).

    Lạy Chúa, xin giúp con canh tân đời sống, và dấn thân hết khả năng để làm ích cho Giáo hội, và phục vụ xã hội con đang sống vì tình yêu Chúa.

    Xin đừng để ai sút tài kém đức vì chịu ảnh hưởng của con; đừng để ai vì đồng hành với con mà không còn trong trắng, chân chất, dịu dàng và cao quý như trước.

    Xin cho con luôn nhớ rằng: điều vĩ đại nhất con có thể làm cho Chúa là con đối xử tốt với anh chị em con. Amen.

    https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-21-02-thanh-phero-damiano-53738

    LeThanhPheroDamiano.mp3 / ThanhPheroDamiano.mp3 

     https://youtu.be/pCrlvflDxy0 / https://youtu.be/LhON6i8bfEA 

     


BÁNH SỰ SỐNG LỜI CHÚA - RADIO LCXT = CN7TN-C

  •  
    Lan Chi CHUYỂN
     
     
     

    Chúa Nhật Tuần VII - Mùa Thường Niên

     

     
     
    Ca nhập lễ
    Tv 12,6

    Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa,

    được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng.

    Con sẽ hát bài ca dâng Chúa

    vì phúc lộc Ngài ban.

    Bài đọc 1
    1 Sm 26,2.7-9.12-13.22-23

     

    Đức Chúa đã nộp cha vào tay con, nhưng con đã không muốn tra tay.

    Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ nhất.

    2 Hồi ấy, vua Sa-un lên đường và xuống sa mạc Díp, cùng với ba ngàn quân tinh nhuệ của Ít-ra-en, để tìm bắt ông Đa-vít trong sa mạc Díp. 7 Đang đêm, ông Đa-vít và ông A-vi-sai đến chỗ quân binh. Vua Sa-un đang nằm ngủ trong trại binh, cây giáo của vua cắm xuống đất, ở phía đầu vua, còn ông Áp-ne và quân binh thì nằm chung quanh.

    8 Ông A-vi-sai nói với ông Đa-vít : “Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi ; cháu không cần đâm nhát thứ hai.” 9 Ông Đa-vít nói với ông A-vi-sai : “Đừng giết vua ! Có ai tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong mà vô sự đâu ?” 12 Ông Đa-vít lấy cây giáo và bình nước ở phía đầu vua Sa-un, rồi cả hai người ra đi. Không ai thấy, không ai hay, không ai thức dậy. Họ đều ngủ cả, vì Đức Chúa đã cho một giấc ngủ mê ập xuống trên họ.

    13 Ông Đa-vít đi sang phía bên kia và đứng trên đỉnh núi, ở đàng xa ; có một khoảng cách lớn giữa họ. 22 Ông Đa-vít nói : “Cây giáo của đức vua đây. Một trong các đầy tớ hãy sang mà lấy. 23 Xin Đức Chúa thưởng công cho mỗi người tuỳ theo sự công chính và lòng trung thành của họ : hôm nay Đức Chúa đã nộp cha vào tay con, nhưng con đã không muốn tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong.”

    Đáp ca
    Tv 102,1-2.3-4.8 và 10.12-13 (Đ. c.8a)

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    1Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
    toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh !
    2Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
    chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    3Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi,
    thương chữa lành các bệnh tật ngươi.
    4Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt,
    bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà.

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    8Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
    Người chậm giận và giàu tình thương.
    10Người không cứ tội ta mà xét xử,
    không trả báo ta xứng với lỗi lầm.

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    12Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm,
    tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.
    13Như người cha chạnh lòng thương con cái,
    Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn.

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    Bài đọc 2
    1 Cr 15,45-49

     

    Như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.

    Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

    45 Thưa anh em, con người đầu tiên là A-đam được dựng nên thành một sinh vật, còn A-đam cuối cùng là thần khí ban sự sống. 46 Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí ; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. 47 Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất ; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. 48 Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra ; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. 49 Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.

    Tung hô Tin Mừng
    Ga 13,34

    Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Ha-lê-lui-a.

    Tin Mừng
    Lc 6,27-38

     

    Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.

    Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

    27 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây : hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, 28 hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. 29 Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. 30 Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 31 Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. 32 Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. 33 Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. 34 Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa ? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 35 Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.

    36 “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”

    Ca hiệp lễ
    Tv 9,2-3 

    Lạy Chúa, con xin kể muôn việc lạ Chúa làm,

    mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa

    đàn hát kính danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao.

    --
     Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô (Ep 4,30-32).

    30 Ne contristez pas l'Esprit Saint de Dieu, qui vous a marqués de son sceau pour le jour de la rédemption. 31 Aigreur, emportement, colère, clameurs, outrages, tout cela doit être extirpé de chez vous, avec la malice sous toutes ses formes32 Montrez-vous au contraire bons et compatissants les uns pour les autres, vous pardonnant mutuellement, comme Dieu vous a pardonné dans le Christ.

    Hoa quả của Thần Khí làbác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ (Galata 5,22-23)

    22 - Mais le fruit de l'Esprit est charité, joie, paix, longanimité, serviabilité, bonté, confiance dans les autres, 23 douceur, maîtrise de soi.

     
     
    https://youtu.be/AHS4ndT5EfY
     

BÁNH SỰ SỐNG LC - CN7TN-C - LM MINH ANH

  •  
    Dominic Minh Anh
     
     
     


    Kính gửi Cha,
     
    CHÚA NHẬT tuần VII TN, Năm C. https://thanhlinh.net/node/152835 
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Cám ơn Cha.
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

     
    con, fr. minhanh.

     

    --
    RẤT MỰC KHOAN NHÂN.docx
    107.9kB

BÁNH SỰ SỐNG LC - TĨNH CAO - THỨ BẢY

  •  
    Tinh Cao
     
     

    Thứ Bảy

     

    Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gc 3, 1-10

    "Không ai có thể kiềm chế được cái lưỡi".

    Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.

    Anh em thân mến, đừng để lắm người trong anh em làm thầy: vì anh em biết rằng do đó, anh em sẽ bị xét đoán nặng hơn. Tất cả chúng ta đã sai lỗi nhiều lần. Nếu ai không sai lỗi trong lời nói, thì là người trọn lành, vì kẻ ấy có thể chế ngự được thân xác mình. Nếu chúng ta tra được hàm thiết vào miệng ngựa để bắt nó tùng phục chúng ta, thì chúng ta cũng có thể điều khiển được cả mình nó. Kìa, cả những chiếc thuyền, tuy to lớn và bị cuồng phong lôi cuốn, mà một bánh lái nhỏ điều khiển chúng theo ý người hoa tiêu. Cũng thế, lưỡi là một chi thể bé nhỏ, nhưng cao rao nhiều điều vĩ đại.

    Kìa, một ngọn lửa có là bao, mà đốt cháy cả một khu rừng lớn. Lưỡi cũng là ngọn lửa, là cả một thế giới gian ác. Lưỡi là một trong các chi thể của chúng ta, nó làm hoen ố cả thân xác, được hoả ngục nhen nhúm lên, nó đốt cháy cả cuộc đời chúng ta. Mọi loài cầm thú, muông chim, rắn rít, và cá biển đang và đã bị loài người chế ngự. Nhưng không ai có thể chế ngự được cái lưỡi: một tai hoạ bất trị, và chứa đầy nọc độc giết người. Với cái lưỡi, chúng ta chúc tụng Thiên Chúa là Cha; với cái lưỡi, chúng ta chúc dữ con người đã được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa. Bởi chính cái miệng mà phát xuất ra vừa lời chúc tụng, vừa lời chúc dữ. Hỡi anh em, đừng để xảy ra như thế.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 11, 2-3. 4-5. 7-8

    Ðáp: Phần Ngài, lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con (c. 8a).

    Xướng: 1) Xin cứu nguy, lạy Chúa! Vì không còn nữa kẻ hiền nhân, không còn nữa sự trung tín giữa con người! Thiên hạ nói với nhau những điều man trá, nói bằng cặp môi gian giảo, tâm địa nước đôi. - Ðáp.

    2) Xin Chúa diệt hết các cặp môi gian giảo, mọi cái lưỡi ngoa ngôn, những đứa tự khoe: "Nhờ tấc lưỡi của ta, ta mạnh; cặp môi ta biện hộ cho ta, đối với ta có ai là Chúa?" - Ðáp.

    3) Lời của Chúa là những lời chân thật, là kim ngân đã thử, bảy lần gạn lọc, hết trơn bụi đất. Phần Ngài, lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con, xin bảo vệ chúng con khỏi thế hệ này mãi mãi. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 94, 8ab

    Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa và đừng cứng lòng. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 9, 1-12

    "Người biến hình trước mặt các ông".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia cùng Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông.

    Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?" Và các ông hỏi Người: "Tại sao các biệt phái và luật sĩ lại nói Êlia phải đến trước đã?" Người đáp: "Êlia phải đến trước để sửa lại mọi sự, và như có lời chép về Con Người rằng 'Người phải chịu nhiều đau khổ và khinh bỉ'. Vậy Thầy bảo cho các con hay: Êlia đã đến rồi và chúng xử với người mặc ý chúng, như đã chép về người".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Image result for jesus transfiguration on the mountain

     

    Suy niệm

     

     

    "Một đám mây bao phủ" ... "bằng chứng cho những thực tại vô hình"

        

     

    Sau khi đã tiết lộ cái thâm cung bí sử rùng rợn nhất đối với các tông đồ trong Bài Phúc Âm hôm Thứ Năm tuần này, liên quan đến một Đức Kitô khổ nạn và tử giá, cũng như sau khi khẳng định điều kiện đầy gian nan khốn khó để có thể xứng đáng và khả năng theo làm môn đệ của mình ở Bài Phúc Âm Thứ Sáu hôm qua, Chúa Giêsu, trong Bài Phúc Âm hôm nay, đã dường như muốn trấn an các vị, bằng cách tỏ vinh quang của Người ra cho các vị thấy qua 3 vị tông đồ đại diện là Phêrô, Giacôbê và Gioan ở trên núi cao, như được Thánh ký Marco thuật lại như sau: "Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế".

     

    Biến cố biến hình toàn thân, chứ không phải chỉ "hiển dung" (như một số người ngày nay thích sử dụng từ ngữ có vẻ mới lạ có tính chất văn vẻ hay hay này) về khuôn mặt của Chúa Giêsu mà thôi, là một dấu báo về cuộc phục sinh vinh hiển của Người, một cuộc phục sinh chỉ xẩy ra sau cuộc khổ nạn và tử giá của Người, để nhờ đó, Người có thể tỏ hiện trọn vẹn tất cả quyền năng thần linh của Người ra ở chỗ chiến thắng tội lỗi và sự chết, thậm chí, vì Người từ kẻ chết hay từ cõi chết sống lại mà Người còn biến đổi tối tăm thành ánh sáng và sự chết thành sự sống nữa, chứ không phải, qua mầu nhiệm nhập thể của mình, Người chỉ là "ánh sáng chiếu soi trong tăm tối" (Gioan 1:5).

     

    Đó là mục đích và tất cả ý nghĩa của Mầu Nhiệm Vượt Qua, một mầu nhiệm bao gồm cả khổ giá và phục sinh, hoàn toàn ứng nghiệm những gì Thánh Kinh báo trước về Đấng Thiên Sai Giêsu hay về Đức Giêsu Kitô, như chính Chúa Kitô Phục Sinh đã sử dụng chứng lý Thánh Kinh để làm cho cho các tông đồ về việc sống lại của Người khi Người hiện ra với các vị, bao gồm cả thành phần 2 môn đệ đang trên đường đi về làng Emmau lẫn các vị tông đồ ở Nhà Tiệc Ly lần đầu tiên vào tối ngày thứ nhất trong tuần:

    Với 2 môn đệ về làng Emmau: "Bấy giờ Ðức Giêsu nói với hai ông rằng: 'Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ!Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?' Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh".

    Với các tông đồ ở Nhà Tiệc Ly: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, Các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm".

    Chính vì biến cố biến hình trên núi ám chỉ mầu nhiệm vượt qua đúng như lời Thánh Kinh liên quan đến lề luật và các ngôn sứ như thế mà trong khi biến hình mới có hai nhân vật tiêu biểu của Cựu Ước xuất hiện, một liên quan đến lề luật là Moisen và một liên quan đến tiên tri là Elia: "Rồi Êlia cùng Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu".

    Cũng chính vì biến cố biến hình trên núi, ám chỉ mầu nhiệm vượt qua đúng như lời Thánh Kinh là những gì được Thiên Chúa ấn định như thế và sẽ xẩy ra đúng như vậy, mà Thiên Chúa đã phải đích thân lên tiếng chứng thực Đấng Thiên Sai của Ngài, một Đấng Thiên Sai Vượt Qua từ khổ giá đến vinh quang phục sinh, qua sự kiện được Thánh ký Marco ghi nhận trong Bài Phúc Âm hôm nay: "Lúc đó một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: 'Ðây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người'".

    "Đám mây bao phủ các ngài" đây biểu hiệu cho Chúa Thánh Thần, Đấng "bao phủ bà" (Luca 1:35), Đấng cũng đã đậu trên Chúa Giêsu ở Sông Jordan khi Người lãnh nhận Phép Rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả (xem Gioan 1:33; Marco 1:10). Vì Thánh Thần là Thần Chân Lý dẫn vào tất cả sự thật (xem Gioan 16:13) mà "từ đám mây có tiếng phán", để chứng tỏ Người thực sự là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai, "là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn" (Gioan 1:34).

    Như thế, với sự hiện diện của Thần Chân Lý ở biến cố biến hình kèm theo tiếng phán ra, đã cho thấy tất cả những gì Người nói về Người (như bài Phúc Âm liên quan đến cuộc vượt qua của Người hôm Thứ Năm vừa rồi) và tất cả những gì Người đã tỏ mình ra cho các tông đồ (như trong biến cố biến hình trong bài Phúc Âm hôm nay) đều chân thực và chắc chắn sẽ xẩy ra đúng như vậy theo như Thánh Kinh đã tiên báo, đều chẳng những đáng tin tưởng chấp nhận mà còn cần phải tin tưởng chấp nhận nữa, nhưng phải là một đức tin như Bài Đọc 1 hôm nay định nghĩa và xác quyết:

    "Ðức tin là nền tảng của những điều hy vọng, là bằng chứng cho những thực tại vô hình... Không có đức tin, thì không thể đẹp lòng Chúa, vì chưng ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin có Thiên Chúa, và Người thưởng công cho những kẻ tìm kiếm Người".  
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

    --