3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    17/05/22 THỨ BA TUẦN 5 PS


    TIN MỪNG GIOAN 14, 27-31a

    BÌNH AN XUA TAN NỖI SỢ

    “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy… Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” (Ga 14,27)

    Suy niệm/SỐNG: Con người lo sợ nhiều nỗi. Có thứ lo sợ viển vông như sợ ma, nhưng cũng có những nỗi lo sợ chính đáng như sợ ốm đau, thất nghiệp, nghèo đói…

    Trước những nỗi lo, ai trong chúng ta cũng cảm thấy bất an, xao xuyến, có khi mất ăn mất ngủ. Bạn đừng tưởng lầm rằng Chúa không quan tâm gì đến những nỗi lo của bạn.

    Tin Mừng hôm nay chứng minh điều ấy: Chúa Giê-su phục sinh sắp rời xa các môn đệ, các ông lại hoang mang lo lắng cho tương lai. Nhưng Chúa thấu hiểu, Ngài trấn an và ban ơn bình an tâm hồn cho các ông.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Những lúc gặp lo sợ bất an, bạn thường làm gì? Có thể chia sẻ tâm sự với ai đó, nhưng bạn có nhớ đến Chúa chưa?

    Khi gặp những cảnh ngộ như thế, người ki-tô hữu có một cách thông thường mà hết sức hiệu nghiệm, đó là bình tâm cầu nguyện và xem xét vấn đề dưới ánh sáng Lời Chúa. Bạn có bao giờ biết lo sợ rằng tội lỗi làm Chúa buồn để rồi bạn tìm biện pháp tránh tội không?

    Cám dỗ lớn nhất là nghĩ rằng con người ai cũng có tội nên Chúa cũng phải “thông cảm” thôi. Và vì thế không mảy may rung động trước lời mời gọi hoán cải!

    Sống Lời Chúa: Hôm nay bạn đang lo nghĩ điều gì nhất? Ai cùng lo với bạn?

    Có Chúa chia sẻ với bạn chưa? Hãy dành cho Ngài một chỗ đứng trong ngày sống của bạn!

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa, Chúa biết con hơn con biết con. Chúa vẫn trợ giúp con dù con không nhận biết. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, CON QUYẾT TÂM KHÔNG vắng Chúa, luôn CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH, LUÔN chạy đến trình bày với Chúa niềm vui nỗi buồn đời thường của chúng con.

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - BBT CGVN - CN5PS-C

 

  •  
    Hong Nguyen

     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

    QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

    Chúa Nhật V Phục Sinh, năm C

    TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG MỚI

    Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ

     

     

     

     

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/3ljAshf

     

    “Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”. (Kh 21, 5a).

     

     

     

    Một doanh nhân kể về một nhà kho mà anh ta rao bán; đó là một toà nhà hoang phế cần sửa chữa. Ngày kia, một người đến mua; chủ nhà đau lòng nói, “Tôi sẽ cử một đội thợ để sửa chữa và dọn sạch rác”. Người mua nói, “Hãy quên việc sửa chữa! Khi mua nơi này, tôi sẽ xây dựng một thứ hoàn toàn khác. Tôi không muốn toà nhà; tôi muốn khu đất!”. So với sự đổi mới mà Thiên Chúa nghĩ đến, những nỗ lực cải thiện linh hồn của chính chúng ta cũng tầm thường như việc sửa chữa những gì đã hư hỏng. Một khi đã thuộc về Chúa, mọi sự sẽ đổi mới. Ngài làm mọi thứ trở nên mới mẻ. Tất cả những gì Ngài muốn là linh hồn và “giấy phép” xây dựng!


     


    Kính thưa Anh Chị em,

     

    “Tất cả những gì Ngài muốn là linh hồn và giấy phép xây dựng!”. Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay bất ngờ mời chúng ta xét xem, liệu Chúa Phục Sinh đã có giấy phép sử dụng mảnh đất linh hồn chúng ta chưa? Nói cách khác, bạn đã trải nghiệm cuộc sống mới trong Chúa Phục Sinh năm nay thế nào? Hay đơn giản, nó chỉ lướt qua như lễ Phục Sinh của những năm trước!

     

     

     

    Từ “mới” xuất hiện nhiều lần trong các bài đọc hôm nay. Công Vụ Tông Đồ nói đến những “Môn Đệ mới”, “Hội Thánh mới” mà Phaolô và Barnaba thiết lập; Khải Huyền nói đến “trời mới, đất mới”; “Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”. Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến “một Điều Răn Mới!”. Dĩ nhiên, nói đến “mới” thì phải có cái “cũ”. Theo Phaolô, “cũ” là những nếp nghĩ, lề luật, trật tự… mang tính tự nhiên, trần tục; những gì chưa được Chúa Phục Sinh chạm vào. “Mới” là ‘trải nghiệm cuộc sống mới’ trong Ngài; một điều gì đó có thể đến sớm hay muộn trong đời của một người. Với một vài vị thánh, trải nghiệm đó xảy ra, sau một thời gian dài buông thả; như Augustinô, Ignatiô Loyola hay như Charles de Foucauld, hôm nay được Đức Phanxicô tuyên phong hiển thánh! Với một số khác, nó đến tương đối sớm hơn; như Têrêxa Lisieux, như Carlo Acutis! Với hầu hết chúng ta, trải nghiệm này là một điều gì đó có thể xảy đến theo từng thời điểm; đó không phải là trải nghiệm xảy ra chỉ một lần, nhưng nhiều lần, ở các giai đoạn khác nhau; mỗi lần mỗi đưa chúng ta đến một mức độ hiểu biết hơn, sâu sắc hơn và cam kết hơn.

     

     
     
     

     

    ‘Trải nghiệm cuộc sống mới’ theo Thánh Kinh là trải nghiệm sự hoán cải, trải nghiệm sự trở về, tiếng Hy Lạp gọi là “metanoia”. Đó là thay đổi căn bản về tầm nhìn, về những ưu tiên trong cuộc sống; nó có nghĩa là mặc lấy những thái độ mới, giá trị mới, tiêu chuẩn mới về tương quan của tôi với Chúa, với người khác; và thực sự, với toàn bộ môi trường sống mà tôi đang dự phần.

     

     

     

    Vậy, thông điệp mới mẻ Chúa Giêsu mang đến là gì? Tôi cần giữ kỹ Mười Điều Răn và sống đạo đức? Không hẳn thế! Tôi phải đi xưng tội hằng tuần? Không hẳn thế! Hoặc phải vận dụng hết sức để chỉ yêu mến Thiên Chúa? Đáng ngạc nhiên, cũng không! Điều mới mẻ Chúa Giêsu dạy chúng ta là yêu người khác; và hơn thế nữa, yêu họ như Ngài yêu chúng ta! Cựu Ước bảo, phải yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn… và yêu tha nhân như chính mình; Chúa Giêsu đã thêm ‘một yếu tố mới’ là yêu người khác theo cách mà Ngài đã yêu chúng ta, yêu cho đến chết trên thập giá; đó chính là ‘trải nghiệm cuộc sống mới’ theo cách của Ngài. Ngạc nhiên thay! Đây là cách yêu giống Chúa Giêsu nhất, cũng là lối dẫn đến ‘tình yêu vĩ đại nhất’ mà một người có thể thể hiện; đó là buông bỏ mạng sống vì người khác, với cả kẻ thù. Ngài đã trải nghiệm sâu sắc sự đau khổ mang tính cứu độ này; cứu độ tôi, cứu độ thế giới; vì yêu tôi, vì yêu thế giới!

     

     

     

    Anh Chị em,

    “Này đây, Ta đổi mới mọi sự!”. Lời hứa này nên hiện thực khi Thiên Chúa phục sinh Con của Ngài. Bước vào nấm mồ, Chúa Kitô mang theo những lở loét, thương tích, tàn dư sự ác của nhân loại. Ngài đã chôn vùi trong mồ tất cả những sự dữ ấy; nhờ đó, một mầm sống mới tái sinh. Khi trỗi dậy, Ngài đã thổi vào tâm hồn chúng ta Thần Khí mới, gieo vào linh hồn một mầm sống mới. Nhờ mầm sống ấy, Thiên Chúa ban ân sủng để chúng ta được biến đổi từ bên trong, ‘trải nghiệm cuộc sống mới’ ngay trong thực tại trần gian. Thế nhưng, Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do con người, nên điều đó chỉ được thực hiện nếu chúng ta quảng đại trao cho Ngài ‘giấy phép xây dựng’. Chớ gì chúng ta không ngừng hoán cải, lấy Chúa Kitô làm chuẩn mực cho mọi suy nghĩ, thái độ, và hành vi; để qua chúng ta, mọi người nhận ra tình yêu hiến tế của Ngài!

     

     

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, để có thể ‘trải nghiệm cuộc sống mới’, xin Thánh Thần Chúa trước hết, soi rọi cho con nhìn thấy những gì là cũ kỹ trong con; cho con sẵn sàng để Ngài thiêu đốt chúng!”, Amen.

     

     

     

     

    (lời nhắn: mọi người đều có thể yêu cầu được nhận bài suy niệm ngắn gọn tương tự của cùng tác giả trong mỗi ngày, xin liên lạc qua email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. – xin cảm ơn).

     

    Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ

    Hẹn gặp lại 

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
     



    15/05/22 CHÚA NHẬT TUẦN 5 PS – C
    TIN MỪNG Ga 13, 31-33a.34-35

     YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU

    Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13,34)

    Suy niệm: Thánh Gio-an định nghĩa: Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8.16). Ngài nhắc lại lời Chúa Giê-su: “Anh em hãy yêu thương nhau”. Tuy nhiên, đừng hiểu lầm hoặc giới hạn Lời Chúa để chỉ yêu những ai yêu thương mình hay một nhóm được coi là “người thân cận với mình” mà phải “yêu thương nhau như Thầy đã yêu”,

     Nghĩa là tình yêu phải mở rộng đến với mọi người, ngay cả kẻ thù và vươn tới mức độ “dám hiến cả mạng sống cho bạn hữu mình” (x. Ga 15,13).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Ta dễ có cám dỗ chỉ yêu những người yêu mình, những người thân của mình, hoặc những người thuộc “phe” của mình, mà loại trừ những người mình không thích hoặc không thuộc nhóm mình.

    Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở rằng: “Tình yêu không đặt vấn đề người anh em hay chị em đang cần giúp đỡ kia đến từ nơi này hay nơi khác. Vì tình yêu đập vỡ những sợi xích giữ chúng ta trong tình trạng cô lập và tách rời; thay vào đó, tình yêu xây dựng những cây cầu.

    Tình yêu giúp chúng ta tạo ra một gia đình lớn, ở đó tất cả chúng ta có thể cảm thấy như ở nhà” (Thông điệp Fratelli Tutti, số 62).

    Xây dựng những cây cầu yêu thương chứ không phải những bức tường cách ly, thù địch, đó chính là mệnh lệnh của tình yêu cho chúng ta.

    Sống Lời Chúa: Hôm nay bạn hãy nói một lời nói, một hành động thân thiện và nhất là một lời cầu Chúa chúc phúc cho một người mà bạn không ưa thích.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa, yêu người đã khó, nhưng yêu kẻ mình ghét còn khó hơn. NHỜ THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG, chúng con QUYẾT TÂM can đảm lướt thắng sự ích kỷ nơi mình, để chúng con có thể yêu người thân cận như Chúa đã yêu. Amen.

     gpcantho

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    16/05/22 THỨ HAI TUẦN 5 PS


    TIN MỪNG Ga 14, 21-26

    VÂNG LỜI VÌ YÊU MẾN

    “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14,21)

    Suy niệm/SỐNG: Cũng là điều dễ hiểu khi yêu mến ai thì cũng sẵn lòng nghe lời người ấy. Thế nhưng, yêu mến Đức Giê-su và làm theo lời Ngài để rồi được Thiên Chúa đến ngự trong tâm hồn thì quả là một phần thưởng quá lớn lao không ai dám mơ tưởng, thậm chí không thể biến thành hiện thực được.

    Dù thế, chính Chúa Giê-su đã thực hiện điều Ngài đã nói khi Ngài là Người Con Chí Ái sẵn lòng vâng phục Chúa Cha cho đến chết.

    Và khi sống lại từ cõi chết, Ngài còn khiến điều đó trở thành khả thi cho chúng ta: làm theo lời Chúa Ki-tô là vác thánh giá, chịu đóng đinh với Ngài, mà ai cùng chịu chết với Ngài thì sẽ cùng Ngài sống lại.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa Giê-su đã tặng cho chúng ta bí quyết để đạt được cuộc sống hạnh phúc đời đời với Ngài: yêu mến Chúa và làm theo lời Ngài. Thích hay không thích thì thập giá cũng đã cắm đầy dẫy trong cuộc đời của chúng ta.

    Vấn đề là chúng ta có biết đón nhận những thập giá đó một cách mau mắn và với trọn niềm yêu mến hay không.

    Giữa một việc lành nhưng được làm cách miễn cưỡng và cũng việc đó nhưng được làm cách tự nguyện vì yêu mến, có sự khác biệt rất sâu xa. Bạn làm gì để nhận ra sự khác biệt ấy?

    Sống Lời Chúa: Chọn một việc bổn phận hoặc một việc công ích mà bạn cảm thấy ngại ngùng để làm với tâm tình mến yêu phục vụ.

    Cầu nguyện VÀ  SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa, Chúa không xét theo dáng vẻ bên ngoài, nhưng Chúa nhìn xem cõi lòng. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT, con QUYẾT TÂM tìm gặp Chúa qua những người anh em và phục vụ họ như phục vụ chính Chúa.

    gpcantho 

     

SÔNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    14/05/22 thứ bảy tuần 4 ps

    Th. Mát-thi-a, tông đồ

    TIN MỪNG GIOAN 15, 9-17

    Vị tông đồ điền vào chỗ trống

    “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái anh em tồn tại.” (Ga 15,16)

    Suy niệm: Thoạt nhìn, dường như sự có mặt của Mát-thi-a trong số các tông đồ chỉ để điền vào chỗ trống cho tròn con số 12 chẵn chòi đẹp đẽ.

    Sẽ là quá nông cạn nếu nghĩ số 12 chỉ như một con số để “lấy hên”. Mát-thi-a được chọn vào nhóm Mười Hai sau khi các tông đồ hiệp thông cầu nguyện.

    Mát-thi-a còn là người đã từng cùng các tông đồ theo Chúa ngay từ những ngày đầu và do đó đủ tư cách làm chứng nhân cho Chúa Ki-tô phục sinh.

    Như thế, sự hiện diện của Mát-thi-a trong hàng ngũ Nhóm Mười Hai làm cho lời chứng của các tông đồ được toàn vẹn.

    Lời tuyên xưng của một Phê-rô hay một cá nhân tông đồ nào khác được cả cộng đoàn các tông đồ chứng thực, bảo đảm cho lời chứng các ngài là xác thực. Ngay từ đầu, Giáo Hội đã mang đặc tính duy nhất và tông truyền.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Dù bạn là người vô danh tiểu tốt trong cộng đoàn, lời chứng của Hội Thánh vẫn còn thiếu nếu không có sự góp phần của bạn.

    Dù bạn chỉ hiện diện trong sự hiệp thông với mọi chi thể khác của Hội Thánh khi bạn trung thành sống cuộc sống chứng tá cho một niềm tin công giáo và tông truyền, bạn đang làm công việc không khác gì một tông đồ chính hiệu.

    Về một kinh nghiệm cho thấy việc làm chứng tập thể mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc loan báo Tin Mừng (vd. Cả nhóm/giáo xứ bạn cùng làm chung một công việc bác ái nào đó).

    Sống Lời Chúa: Chọn một việc tông đồ cho cả nhóm làm chung.

    Cầu nguyện: Hiệp thông với Giáo Hội, bạn sốt sắng đọc kinh Tin Kính.

     

     
     
     

Subcategories