3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

ỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA - THỨ TƯ

  • Chi Tran
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    03.08.22  THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 18 TN

    TIN MỪNG Mt 15 ,21-28

    SỰ LIÊN HỆ CỦA CÁC NHÂN ĐỨC

     “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật! Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy.” (Mt 15,28)

    Suy niệm/SỐNG: Người đàn bà xứ Ca-na-an, là người dân ngoại, nhưng bà có một đức tin mạnh mẽ đặc biệt. Bà tin Đức Giê-su là con vua Đa-vít, là Đấng hay thương xót.

       Bà cũng tin Đức Giê-su có quyền năng trừ quỷ. Điều khác biệt là bà thể hiện niềm tin một cách khiêm nhường. Là một người dân ngoại, bà đã hạ mình xin Đức Giê-su – một người Do Thái – trừ quỷ cho con bà.

       Bà khiêm nhường ngay cả khi bà bị xúc phạm, bị sánh ví thua cả một con chó con! Bà đến với Đức Giê-su bằng đức tin và bằng cả đức khiêm nhường. Nhờ đó lời cầu xin của bà được Chúa chấp nhận và điều kỳ diệu nhất đã xảy ra: Chúa trừ quỷ cho con gái của bà. Bà được toại nguyện. Quả là đức tin và đức khiêm nhường đã song hành với nhau.

    Mời Bạn CHIA SẺ:  1/ Các kinh sư và người Pha-ri-sêu đúng là có tin vào Thiên Chúa, thế nhưng họ kiêu căng và thiếu “công lý, lòng nhân và thành tín” (Mt 23,23).-Đức Giê-su gọi thế là giả hình. 2/ Không thể chỉ tin mà thiếu khiêm nhường hay những nhân đức khác. Các nhân đức có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Nhân đức này mạnh mẽ, sẽ kéo theo nhân đức khác vững mạnh thêm, và ngược lại.  3/ Vì thế, khi tập nhân đức này, chúng ta cũng cần để ý tới những nhân đức khác.

    Sống Lời Chúa: Mỗi khi làm một việc với tinh thần đức tin, như khi làm dấu thánh giá, hãy thể hiện với tâm tình của người khiêm nhường.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa, Chúa ban cho chúng con đức tin và Chúa cũng muốn cho chúng con được vững mạnh thêm về các nhân đức khác. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, CON QUYẾT TÂM phát huy đức tin thì đồng thời cũng chú ý phát triển các nhân đức khác.

     gpmytho

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THỨ BA

  • LM MINH ANH-
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
     
    Thứ Ba, Tuần XVIII Thường Niên, Năm Chẵn  
    -  Gr 30, 1-2. 12-15. 18-22  -  Mt 14, 22-36
     

    HỌC CÁCH TẬN HƯỞNG SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA

    Giải tán họ xong, Ngài lên núi cầu nguyện một mình”.

    Theo Mark Twain, “‘Nửa đầu’ cuộc đời bao gồm khả năng tận hưởng mà không có cơ hội; ‘nửa cuối’ cuộc đời bao gồm cơ hội mà không có khả năng tận hưởng!”. Nhưng theo một nhà tu đức, “Tốt nhất, dù là ‘nửa đầu’ hay ‘nửa cuối’, bạn hãy ‘học cách tận hưởng sự hiện diện của Chúa!’”. 

    Kính thưa Anh Chị em,

    Lời Chúa hôm nay nói đến việc ‘học cách tận hưởng sự hiện diện của Chúa’; nói cách khác, *TÔI CẦN học cách cầu nguyện CỦA CHÚA,- RIÊNG MỘT MÌNH -- TỐI ĐẾN CHÚA VẪN CẦU NGUYỆN MỘT MÌNH (CÂU 23) “dù là ‘nửa đầu’ hay ‘nửa cuối’ cuộc đời!”. Nhưng thật thú vị, bên cạnh đó, Lời Chúa còn nói đến cô đơn! Cô đơn và cầu nguyện thường đi liền nhau. Ai biết ở lại trong Thiên Chúa, phó mình cho Ngài, người ấy không bao giờ cô đơn, bởi luôn có Chúa đồng hành.-

    * CÙNG HÁT : XIN BAN THÊM NIỀM TIN, ĐỂ CON THẤY CHÚA LUÔN ĐỒNG HÀNH, XIN BAN THÊM SỨC MẠNH, ĐỂ CON THẮNG VƯỢT NGÀN GIAN NAN..."

    *Tin Mừng tiết lộ, sau khi giải tán đám đông,(CÂU 22) Chúa Giêsu một mình lên núi để cầu nguyện. Ngài sẵn sàng rời bỏ sự phấn khích, thán phục của dân chúng dành cho ‘người đãi bánh’ thần kỳ; Ngài tìm nơi cô tịch hầu có thể một mình tâm sự với CHÚA Cha. Ở trong im lặng mà không có người khác, có thể nhanh chóng dẫn đến một sự cô đơn nhất định và nội tâm thì trống rỗng; và người ta có thể cảm thấy bị thôi thúc muốn tìm bất cứ một ai đó, bất cứ một thứ gì đó để gây mê cho bản thân khỏi cảm giác đau đớn khi phải ở một mình! Nếu đó là điều xảy ra cho bạn và tôi, thì chúng ta cần kiên trì cầu nguyện nhiều hơn; và biết rằng, nỗi đau từ sự im lặng này vẫn có thể ‘hoá lành’ khi bạn và tôi tập ở lại trong Chúa học cách tận hưởng sự hiện diện của Chúa’.

    *Tin Mừng CÂU 23 ĐẾN CÂU 28 cho biết, Chúa Giêsu VẪN đi cầu nguyện MỘT MÌNH từ chiều đến suốt đêm; và rạng sáng, các môn đệ gặp sóng gió trên biển hồ. Ngài hiện đến trấn an họ, họ tưởng là ma; Ngài lên tiếng, “Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ!”. Phêrô đáp,Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy”. Đôi khi, nỗi sợ về việc phải im lặng khi cầu nguyện của BẠN VÀ TÔI lại còn lớn hơn nỗi sợ của Phêrô khi thấy Thầy đi trên nước.

    Tại sao? Chúng ta đã quá quen với việc bầu bạn với người khác, gặp gỡ, trò chuyện, ăn uống… chúng ta không có ‘khả năng’ ở một mình, chúng ta sợ phải rời xa những tiện nghi này dù chỉ trong thời gian rất ngắn để đi cầu nguyện. Vậy hãy tập từ bỏ những tiện nghi vốn có thể đã ‘thành nếp’; hay buồn hơn, phát xuất từ một lối sống ‘văn hoá nhàn rỗi!’. Hãy bắt đầu từ hôm nay, học lại cầu nguyện, học làm rỗng tâm hồn, để Chúa Kitô có thể đổ đầy vào đó tình yêu và sức mạnh của Ngài!

    *Tin Mừng còn cho biết, “Khi cả hai đã lên thuyền thì gió yên biển lặng”. Một khi cùng Chúa Giêsu “lên thuyền”, tức là một khi quyết tâm ôm lấy việc cầu nguyện im lặng, tập trung, thì nỗi sợ hãi của chúng ta cũng sẽ lặng yên như gió biển. Bài đọc Giêrêmia hôm nay cũng nói lên điều tương tự: Israel trở về với Chúa, và Ngài làm lại tất cả; Ngài tha thứ, trấn an; Ngài ở cùng, “Bấy giờ các ngươi sẽ là dân Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi”. Thánh Vịnh đáp ca cũng nói lên niềm vui có Chúa hiện diện đó, “Chúa sẽ xây dựng lại Sion, sẽ xuất hiện quang vinh rực rỡ!”.

    Anh Chị em,

    “Giải tán họ xong, Ngài lên núi cầu nguyện một mình”. Chúa Giêsu nêu gương cho chúng ta, hãy biết tìm đến Chúa Cha sau một ngày sống. Và ngay những giây phút chăm chú trò chuyện với Cha trong tĩnh mịch của canh khuya, ánh mắt và con tim của Chúa Giêsu vẫn không rời các môn đệ. Thấu cảm nỗi khổ chống chọi với biển giả của họ, Ngài đến cứu giúp. Cũng thế, Chúa Giêsu không bao giờ ‘thôi nhìn’ chúng ta, Ngài hiện diện với chúng ta qua người thân, qua gia đình, bạn bè, qua những người nghèo và cả những người chúng ta không thích.

    QUYẾT TÂM ‘học cách tận hưởng sự hiện diện của Chúa’ trong thinh lặng và ngay cả trong sự ồn ào phải là một điều gì đó thường xuyên nơi chúng ta. Thi thoảng, bạn và tôi cần trầm mình, ngỏ lời mời Chúa Giêsu bước lên ‘thuyền lòng’ mình, bình an và niềm vui sẽ ùa vào. Và như thế, chúng ta sẽ hưởng nếm hạnh phúc thiên đàng ngay tại chốn này; vì lẽ, ở đâu có Giêsu, ở đó có thiên đàng!

    *BẠN VÀ TÔI có thể cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN,

    Lạy Chúa, con sẽ bước đi vững vàng trên con đường Chúa chỉ cho, dù là ‘đi trên nước’; con không lệch sang phải, không quẹo sang trái, vì con tin, có Chúa đồng hành bên con!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    5 PHÚT LỜI CHÚA
     

    01.08.22  THỨ HAI TUẦN 18 TN

     

    Thánh An-phong Ma-ri-a Li-gô-ri, giám mục tiến sĩ HT

    TIN MỪNG Mt 14,13-21

     CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG

     

    Bước lên bờ, Đức Giê-su trông thấy đám đông dân chúng thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ. (Mt 14,14)

    Suy niệm/SỐNG: Trong một bài ca, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhắn nhủ: “Sống ở đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!” 

    Trong nhân loại, người có tấm lòng rõ nét nhất không ai bằng Đức Giê-su. Và một trong những kiểu nói gây ấn tượng hơn cả khi diễn tả tấm lòng ấy là Ngài chạnh lòng thương. 

      Trông thấy dân chúng bơ vơ vất vưởng, Ngài chạnh lòng thương; thấy bà goá khóc thương người con trai một ở thành Na-in, Ngài chạnh lòng thương. Ta như thấy quả tim Ngài rung cảm, nhói đau trước nỗi khổ của con người. 

      Chạnh lòng thương không chỉ được cảm nhận nơi lồng ngực của Đức Giê-su, nó còn được thốt ra từ chính môi miệng Ngài trong các dụ ngôn: người Sa-ma-ri trông thấy nạn nhân, thì chạnh lòng thương; người con thứ còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy,

      Ông chạnh lòng thương; tôn chủ thấy tên đầy tớ mắc nợ mười ngày nén vàng bái lạy xin tha nợ, thì chạnh lòng thương…

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nhớ rằng chạnh lòng thương không phải là một tình cảm chóng qua của Đức Giê-su, nhưng nó biến thành những hành động cụ thể: với dân chúng,

       Ngài chữa lành các bệnh tật; với bà góa thành Na-in, Ngài cho con trai một bà được sống lại.

    Sống Lời Chúa: Tập có tấm lòng như Đức Giê-su : chạnh lòng thương khi thấy đau khổ của người lân cận và có một hành vi bác ái cụ thể.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa Giê-su, quả tim Chúa nhói đau, rung động, chạnh lòng thương khi thấy nỗi đau của nhân loại. NHỜ THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG, chúng con QUYẾT TÂM có được tấm lòng như Chúa khi cư xử với người khác.

     GPMYTHO
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA - THỨ BA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    02.08.22 THỨ BA TUẦN 18 TN

    Thánh Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma, linh mục

    TIN MỪNG Mt 14, 22-36

    VỮNG TIN

     Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!” (Mt 14,33)

     

    Suy niệm/SỐNG: Chiếc thuyền của các môn đệ tròng trành vì bị sóng đánh ngược gió. Các ông càng hốt hoảng khi Chúa Giê-su đi trên mặt biển vì họ tưởng Ngài là ma.

       Lời trấn an của Chúa: “chính Thầy đây, đừng sợ!” giúp các ông yên tâm và Phê-rô vững tin bước đi trên mặt nước để đến với Thầy. Nhưng chỉ được mấy bước, thấy cơn gió mạnh, Phê-rô lại hoảng sợ và bắt đầu chìm.

       Thế nhưng khi Chúa lên thuyền thì gió yên biển lặng. Sự cố nhỏ nhưng lại giúp các ông nhận ra chân lý lớn. Các ông chỉ là người phàm yếu đuối mỏng dòn, nhưng Đức Giê-su thật là quyền năng vì quả thật “Thầy là Con Thiên Chúa.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Hành trình đức tin của chúng ta cũng giống cuộc hải hành của các môn đệ trên con thuyền đời gặp nhiều sóng gió.

       Chỉ có Chúa Giê-su mới đem lại bình an, lòng can đảm và sức mạnh giúp chúng ta vượt qua sóng gió và lớn lên thành những người con trưởng thành, những chứng nhân trung kiên của Chúa ở giữa đời. 

       Bạn đã từng đối diện với nhiều nỗi sợ trong cuộc sống, bạn cảm nghiệm Chúa hiện diện với bạn và giúp bạn vượt qua nỗi sợ như thế nào?

    Sống Lời Chúa: Tâm niệm: “Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, nơi Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (Rm 8,39).

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, giữa biển đời có bao thách đố này, xin Chúa luôn ở với chúng con, giúp chúng con vững tin vào Chúa, hầu vượt qua mọi sóng gió. Có Chúa đồng hành, chúng con không lo sợ gì, vì không có gì có thể tách được chúng con ra khỏi tình yêu Chúa. Amen.

    gpmytho 

     

     

     

     
    Download all attachments as a zip file
    • 1659413897127blob.jpg
      94.1kB
    • 1659413897127blob.jpg
      94.1kB

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - CN18TN-C

  •  LM MINH ANH
     
    CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN, NĂM C,
    -  Gv 1, 2; 2, 21-23  -  Cl 3, 1-5, 9-11  -  Lc 12, 13-21
     

    ĐỪNG LÀM LOÃNG TÌNH YÊU!

    “Hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam!”.

    Một nhà tu đức nói, “Dẫu không đối mặt với một tập hợp các thần giả như Israel, nhưng chúng ta phải đối mặt với một tập hợp các giá trị sai lầm của chủ nghĩa vật chất, giải trí, nhục dục, tôn thờ bản thân, an ninh và nhiều thứ khác. Điều răn thứ hai đề cập đến ngẫu tượng! Đây có thể là điều mà hầu hết chúng ta không thể liên quan đến, trừ khi chúng ta để cho mục tiêu cuộc sống xoay quanh một điều gì đó không phải là Chúa. Đối tượng tình cảm, nỗ lực và sự chú ý của chúng ta là gì? Phần lớn thời gian của chúng ta đi đâu? ‘Đừng làm loãng tình yêu!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Ý tưởng ‘Đừng làm loãng tình yêu!’ của nhà tu đức trên được gặp lại trong Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay. Chúa Giêsu nói đến một điều rất thực, rất người, nhưng cũng rất hiểm nghèo; đó là của cải! Ngài biết của cải hiểm nghèo cho tương quan của chúng ta với Chúa, với tha nhân đến mức nào; nên Ngài căn dặn, “Hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam!”.

    Bài đọc Giảng Viên nói, “Phù vân trên mọi phù vân; mọi sự đều là phù vân!”; Gióp từng nói, “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó trần truồng!”. Đó là sự thật! Phaolô nhắn gửi giáo đoàn Côlôssê, “Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, đừng nghĩ đến những sự dưới đất!”. Nếu chú tâm những sự dưới đất, tâm hồn chúng ta không thể vươn cao; bởi lẽ, nó đã bị vật chất quấn lấy; và càng bị quấn lấy, chúng ta càng bị cột vào một thế lực ảo. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật sâu sắc, “Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn!”.

    Vậy thế nào là tham lam? Tham lam nảy sinh khi trái tim chúng ta yêu vật chất và của cải cách ích kỷ và ngổn ngang; nói cách khác, khối óc và trái tim chúng ta đang tìm kiếm một giá trị đảo ngược; chọn quà thay vì chọn Đấng Trao Quà! Đang khi mọi vật đời tạm này là dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa. Vậy hãy chọn Chúa, yêu một mình Ngài trên hết mọi sự và ‘đừng làm loãng tình yêu’ dành cho Ngài. Giới răn Chúa rất rõ, “Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn!”; nhưng chúng ta chỉ có một trái tim, một linh hồn, một ý chí và một khối óc! Vậy nếu tôi yêu của cải vật chất một cách ngổn ngang, thì trái tim tôi, linh hồn tôi, ý chí tôi và khối óc tôi, sẽ chia rẽ và phân hoá theo nhiều hướng; và dù tôi yêu ai, tình yêu của tôi vẫn sẽ luôn yếu ớt và loãng đi. Vì thế, ‘đừng làm loãng tình yêu!’.

    Augustinô nói, “Con tìm kiếm Chúa và đau khổ như con đã từng; con khao khát các tạo vật, và con đã bị giam giữ bởi những tuyệt phẩm của bàn tay Chúa”. Điều làm loãng tình yêu của tôi, điều làm tôi đau khổ, là tình cảm rối loạn của tôi đối với những thứ mà Chúa tạo ra, dù chúng là ‘tuyệt phẩm!’. Trái tim của chúng ta có khả năng yêu nhiều người và nhiều thứ: Chúa, cha mẹ, con cái, bạn bè… nhưng chỉ ở mức độ nó có khả năng tập trung vào ‘một trong số chúng’, chính Thiên Chúa! Ngài phải là trục xoay, và là trung tâm của tất cả mọi tương quan tình yêu khác!

    Anh Chị em,

    “Hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam!”. Hôm nay, Chúa Giêsu căn dặn chúng ta điều mà ai trong loài người cũng dễ va vấp. Khuynh hướng con người là tham lam mọi của đời tạm và không bao giờ biết đủ. Chỉ có một thứ cần tham lam đó là chính Chúa và tình yêu Ngài; tình yêu Chúa khiến lòng tôi hoan lạc và tâm hồn bình an, chứ không phải vinh hoa phú quý lợi lộc trần gian. Do đó, lời cầu xin của thánh Ignatiô thật thâm trầm, “Xin Chúa hãy lấy đi tự do, trí hiểu và mọi sự của con. Xin ban cho con tình yêu và ân sủng Ngài, vậy là đủ cho con!”. Vì thế, chớ gì, giữa những tất bật lo toan của ngày sống, thi thoảng, chúng ta biết ngước mắt lên trời, nhìn vào quê hương vĩnh cửu của mình mà gửi lên đó những tâm tình yêu mến của trái tim; đó là kho báu bảo đảm cho đời sống thật của chúng ta. Hãy lợi dụng mọi giây phút để yêu ‘đừng làm loãng tình yêu’ chúng ta dành cho Chúa và cho anh chị em mình!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, Chúa cho con thật nhiều, nhưng con thường yêu ‘mấy thứ tuyệt phẩm’ Chúa tạo ra hơn yêu Chúa; con ngu khờ làm loãng tình yêu. Xin giúp con làm đậm tình yêu Ngài!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

Subcategories