21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CA BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

  •  
    Quyvan Vu

     

    ỨNG DỤNG KINH THÁNH

    Một người Canada theo chủ nghĩa vô thần tên là Scott đã từng nhắm đến một nhiệm vụ cụ thể là hạ bệ đức tin Cơ-đốc của cha mình, vì vậy anh đã quyết định thực hiện các bước chiến lược có chủ đích để vạch trần những sai trật trong đường lối của cha mình.

    Anh ấy đã tải xuống ứng dụng Kinh Thánh [YouVersion] trong nỗ lực phản bác lại cha mình là một Cơ-đốc nhân”, người sáng tạo ra phần mềm đọc Kinh Thánh YouVersion, Bobby Gruenewald, nói với Faithwire. “Về cơ bản, anh ấy muốn nói, ‘Nhìn này, con đã đọc Kinh Thánh và con sẽ cho cha thấy lý do tại sao điều cha tin là sai trật. ’

    Nhưng một điều bất ngờ đã xảy ra: Scott bắt đầu nhìn Kinh Thánh dưới một ánh sáng hoàn toàn mới.

    Gruenewald nói, “Anh ấy bắt đầu nhận ra tiếng phán của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.

    Thay vì sử dụng những câu Kinh Thánh để bác bỏ đức tin của cha mình, người này thấy mình bị thu hút bởi những gì anh đang đọc. Chẳng bao lâu sau, Scott trở thành một người tin Chúa.

    Chúa đã sử dụng việc anh ấy đọc Kinh Thánh qua ứng dụng với nổ lực bác bỏ niềm tin tôn giáo của cha mình để dẫn dắt anh đến mối quan hệ với Chúa Giê-xu,” Gruenewald nói. “Điều đó cho thấy quyền năng biến đổi của Lời Chúa.

    Đó chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện mà Gruenewald và nhóm của anh đã nghe được trong nhiều năm từ hàng triệu người trên toàn cầu. Tuần này, nhóm YouVersion đang kỷ niệm một cột mốc đáng chú ý: hơn 500 triệu người đã tải xuống ứng dụng Kinh Thánh, một thành tựu mà Gruenewald đã nói đến cách “khiêm tốn”.

    Chúng tôi thực sự cảm thấy được phước khi trở thành một phần của công việc Chúa đã làm… [đó] không phải là điều mà chúng tôi có thể tự mình làm được,” anh nói.

    Gruenewald cũng nói về một trong những câu chuyện chính thúc đẩy nhiều cuộc tranh luận về đức tin ngày nay ở Mỹ — tuyên bố rằng đức tin vào Kinh Thánh đang chết dần hoặc hướng tới sự tuyệt chủng.

    Nhóm của anh thì lại thấy hoàn toàn ngược lại: sự tăng trưởng triệt để và mối quan tâm đến Kinh Thánh. Việc đọc Kinh Thánh tăng 21% vào năm 2021 so với năm 2020 và tăng 56% so với năm 2019. Đây là một xu hướng không có dấu hiệu chậm lại.

    Kinh Thánh là Lời sống. Chúng tôi thấy nhiều người đang quay lại với lời của Ngài,” anh nói, đặc biệt lưu ý đến sự gia tăng về lượt tải ứng dụng YouVersion trong suốt đại dịch COVID-19. “Mọi người đang quay lại với Kinh Thánh trong thời buổi bất ổn này.

    Ứng dụng Kinh Thánh phổ biến này không chỉ cung cấp Kinh Thánh; người dùng còn có thể đi sâu vào các kế hoạch đọc Kinh Thánh, kết nối với bạn bè và những người thân yêu bằng YouVersion và tham gia theo những cách có ý nghĩa khác.

    Gruenewald tin rằng ngày nay có quá nhiều người tập trung vào những điều tiêu cực.

    Tôi nghĩ mọi người chỉ thích nói về những điều tiêu cực và chúng không phải lúc nào cũng dựa trên thực tế,” anh nói. “Chúng tôi đã thấy một thực tế hoàn toàn khác. Khi mọi người nói rằng người ta không đọc Kinh Thánh nữa… điều đó chỉ đơn giản  là không đúng.

    Gruenewald nói thêm, “Chúng ta có nhiều thế hệ những con người thực sự vẫn đang hào hứng với Lời Chúa.


    ----------------------------------------------
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

  •  
    Quyvan Vu
     
    Tue, Nov 1 at 3:00 PM
     
     KINH THÁNH CHỐNG LẠI BÙA CHÚ - MA THUẬT
     

    Sự siêu nhiên đã trở thành một chủ đề ngày càng phổ biến trong các quyển sách, bộ phim và chương trình truyền hình. Nhưng Kinh Thánh rất rõ ràng cảnh báo chống lại bùa chú và ma thuật. Và với một lý do tốt là bảo vệ chính chúng ta!

    Các bộ phim và chương trình truyền hình ngày nay thường miêu tả bùa chú là một thứ gì đó “rất tuyệt vời.” Nhiều người xem những thứ như các bảng thẻ thánh, xem chỉ tay và gọi hồn như sự giải trí. Họ không nhìn thấy sự nguy hiểm thực sự đằng sau những trò tiêu khiển này.

    “Kinh Thánh rất rõ ràng: Nếu chúng ta muốn làm hài lòng Chúa, thì chúng ta sẽ tránh mọi thứ liên quan đến bùa chú (ngay khi cả vẻ bên ngoài nó dường như vô tội hoặc vô hại).”

    Tại Sao Kinh Thánh Cảnh Báo Chống Lại Bùa Chú?

    Nhưng vấn đề chính ở đây là gì? Những thứ này vô hại, đúng không? Sai.

    “… Thực hành bùa chú dưới bất kỳ hình thức nào có thể liên kết bạn với các thế lực tà linh chống lại Đức Chúa Trời và trên thực tế, trong sự hiệp với mà quỷ,” k

    Trong khi điều đó nghe như một tuyên bố mạnh mẽ, ông Billy nhấn mạnh rằng những việc thực hành bùa chú là trực tiếp chống lại Chúa và ý muốn của Ngài cho đời sống của chúng ta.

    “Lý do là bởi vì chúng có nguồn gốc trong thế lực tà linh không đến từ Chúa nhưng từ kẻ thù của chúng ta, là ma quỷ,” Cũng giống như ma quỷ hoàn toàn chống lại Đức Chúa Trời và dân sự Ngài, vì vậy các tà linh của nó cũng vậy.”

    Bằng cách tham gia vào bùa chú hoặc ma thuật, ông Billy cảnh báo rằng chúng ta đang mở cửa cho sự ảnh hưởng của ma quỷ trên chúng ta.

    Một Mối Đe Dọa Lớn Hơn Bạn Có Thể Nhận Ra Được

    Nỗi ám ảnh của Hollywood với những chủ đề sự siêu nhiên chắc chắn đang đặt giới trẻ của chúng ta trong sự mạo hiểm. Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi Barn Group cho thấy 3/4 (73%) giới trẻ Mỹ đã tham gia tích cực vào ít nhất một loại hoạt động liên quan đến tâm linh hoặc ma thuật.

    Trong khi các thiếu niên xem loại hoạt động này như trò vui chơi vô hại, ông Billy Graham cảnh báo điều ngược lại.

    “Kinh Thánh liên tục cảnh báo chúng ta chống lại bất cứ việc làm nào mà có thể mở cửa cho chúng (Quỷ Sa-tan) ảnh hưởng trên chúng ta. Một trong những cách để chúng có được lối vào trong cuộc sống của chúng ta là thông qua việc thực hành bùa chú, ngay cả những điều có vẻ thú vị và vô hại,” ông nói.

    Bảo Vệ Chính Mình và Giới Trẻ của Chúng Ta

    Vì vậy, làm thế nào chúng ta bảo vệ chính mình?

    “Cầu nguyện cho những người đã bị lừa dối khi nghĩ rằng Sa-tan là bạn của họ – vì thực sự hắn không phải là bạn,” ông Billy viết. “Ngoài ra, hãy chắc chắn về sự cam kết của bạn với Đấng Christ, và khiến nó là mục tiêu để bạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong đức tin mỗi ngày, khi bạn đọc Lời Ngài và cầu nguyện và nhờ cậy sức mạnh từ các tín hữu khác.”

    Trong cùng một nghiên cứu của Barna Group cho thấy rằng những thiếu niên sống cô lập, trải qua một số lượng căng thẳng và thất vọng lớn là những người có nhiều khẳ năng đã từng thử thực hành bùa chú. Mặt khác, những thiếu niên Tin Lành ít hơn ba lần về khả năng thử những hoạt động nguy hiểm này.

    Vì vậy, hỡi các chiến binh cầu nguyện, hãy tiếp tục nâng đỡ giới trẻ của chúng ta. Hãy vươn đến những người hư mất trong mọi độ tuổi và khích lệ họ đến với Đấng Christ, là Đấng duy nhất có thể cứu chúng ta khỏi điều ác như vậy!

    “Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ-quyền, cùng thế-lực, cùng vua-chúa của thế-gian mờ-tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy.” Ê-phê-sô 6:12

     Nguồn: Billy Graham 


     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - MY DAILY VISITOR BY OSV

 

  •  
    My Daily Visitor by OSV
     
    Mon, Oct 31 at 1:29 PM
     
     

    If you are having trouble reading this email, read the online version

    JOIN US THIS ADVENT ON A JOURNEY OF HOPE

    Even in the midst of life’s busyness, especially during this season, we must set aside time for daily prayer and grow closer to Christ.

    Reflect, pray, and live this Advent season with My Daily Visitor. This handy resource helps you to begin each day with quick and easy Scripture-focused reflection, prayer, and achievable actions to prepare for the coming of Christ.

     

    Beginning on November 27, you will receive daily video reflections from Fr. Patrick Briscoe, OP. With each daily video, you can expect to:

    • Reflect with a selection from the daily Mass readings
    • Pray with the scripture passage
    • Live out an action to help cultivate your relationship with the Lord

    Your Guide for the Journey

    Fr. Patrick Mary Briscoe is editor of Our Sunday Visitor, a host of the podcast Godsplaining, and co-author of Saint Dominic’s Way of Life: A Path to Knowing and Loving God from OSV Catholic Bookstore.

    200 Noll Plaza • Huntington, IN 46750

     

 

CAC BÀI ĐỘC GỈA GỞI TỚI - TỖNG LÃNH THIÊN THẦN MICAE

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     


    Tổng Lãnh Thiên Thần Micae phù hộ con người trong cuộc sống và trong giờ lâm tử
     
    Vào thời Cha Pio còn sống, một hôm có một tín hữu Công Giáo Ý muốn đến Núi Thánh Thiên Thần (Monte Sant’Angelo) để kính viếng Đền Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở tỉnh Foggia. Tại đây có Hang Đá nơi Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae hiện ra lần đầu vào năm 490 dưới thời Đức Giáo Hoàng Felice III (483-492). Trước khi lên đường, ông đến hỏi Cha Pio có nhắn xin điều gì với Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae không. Cha Pio trả lời ngay:
    - Hãy xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cầu bầu cùng Đấng Toàn Năng hầu Ngài tỏ lượng từ bi khoan hồng vào ngày tôi phải ra trình diện trước tòa THIÊN CHÚA Chí Công!
    Đúng thế! Cha thánh Pio đặc biệt sùng kính Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Rất nhiều lần, vào cuối buổi ban phép giải tội, Cha Pio thường ra việc đền tội bằng cách bảo hối nhân phải đọc Kinh kính Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, chẳng hạn như đọc 7 Kinh Lạy Cha và 7 Kinh Sáng Danh, hoặc làm một cuộc hành hương – tốt nhất là đi bộ – đến đền thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Núi Thánh Thiên Thần. Cha Pio giải thích lý do tại sao ngài có lòng tin tưởng nơi sự bảo trợ đặc biệt của Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae:
    - Với vòng tay thánh thiện, Người sẽ gìn giữ phù hộ chúng ta trong cuộc sống và trong giờ lâm tử!
    Vào năm 1917, cùng với Cha Paolino thành Casacalenda và các tiểu chủng sinh, Cha thánh Pio đã làm một cuộc hành hương đi bộ hơn 20 cây số từ San Giovanni Rotondo đến đền thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae nơi Núi Thánh Thiên Thần. Đây là lần hành hương duy nhất. Bởi vì năm sau – 1918 – Cha Pio nhận Năm Dấu Thánh và từ đó không bao giờ ra khỏi tu viện.
    Mãi đến tháng 7 năm 1933 – sau khi chấm dứt lệnh cấm các hoạt động mục vụ công khai trong vòng hai năm – giờ đây có thể tiếp tục giải tội và cử hành Thánh Lễ trở lại nơi nhà thờ, Cha thánh Pio đã xin ba người con thiêng liêng hành hương đến đền thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae để cảm tạ tri ân Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Đó là Pietro Cugino, Cleonice Morcaldi và Seppuccella tức Giuseppina. Từ sáng tinh sương cả ba người lên đường đi bộ và đến nơi vào lúc đã xế chiều. Cả ba người cùng vào Hang Đá nơi Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae hiện ra, để cảm tạ Thánh Tổng Lãnh Micae đã phù trợ cách riêng cho Cha thánh Pio.
    Cha Gabriele Bove thành Campobasso làm chứng:
    - Một trong những lý do khiến Cha thánh Pio luôn khẩn cầu sự giúp đỡ và nhận được sự bảo trợ đặc biệt của Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đó là ngài xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae gìn giữ khỏi rơi vào cạm bẫy của tội kiêu ngạo. Cha Pio tha thiết xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trợ giúp cách riêng để có thể luôn luôn sống trong sự khiêm tốn giữa bao ân huệ khác thường mà THIÊN CHÚA tuôn đổ trên ngài.
    … Có điềm lớn xuất hiện trên trời: một Người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một con rồng lớn, đỏ như lửa, có 7 đầu và 10 sừng, trên 7 đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi con rồng đứng chực sẵn trước mặt Người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh xong là nó nuốt ngay Con Bà. Bà đã sinh được một Người Con, một Người Con Trai, Người Con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con Bà được đưa ngay lên THIÊN CHÚA, lên tận ngai của Người. Còn Người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó THIÊN CHÚA đã dọn sẵn cho Bà một chỗ ở, để Bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.
    Bấy giờ có giao chiến trên Trời: Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và các Thiên Thần của Người giao chiến với con Mãng-Xà. Con Mãng-Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên Trời nữa. Con Mãng-Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Satan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ. Nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó. Và tôi nghe có tiếng hô to trên Trời:
    ”THIÊN CHÚA chúng ta thờ giờ đây ban ơn cứu độ, giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức KITÔ của Người, giờ đây cũng biểu dương quyền bính” (Khải Huyền 12, 1-10).
    (”Il Settimanale di Padre Pio”, 7 giorni di formazione e di informazione cattolica, Anno XI, n.33, 19 e 26 Agosto 2012, trang 2-3)
    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - LUÔN MÃI PHÂN TÂM

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     


    LUÔN MÃI PHÂN TÂM
     
    Thiên Chúa luôn luôn nói với chúng ta, nhưng thường thì chúng ta không ý thức, không lắng nghe. Và như thế, nỗi đau chính là máy phóng âm của Thiên Chúa với thế giới điếc đặc này.
     
    Trong truyền thống Hindu, có một câu chuyện sau:
    Thượng đế và con người đang đi trên đường. Con người hỏi Thượng đế:
    - “Thế giới này như thế nào?”
    Thượng đế trả lời:
    - “Ta muốn nói với con, nhưng cổ họng Ta đang khô rát. Ta cần một cốc nước mát. Nếu con có thể đi lấy cho ta một cốc nước mát, Ta sẽ cho con biết thế giới này như thế nào.”
    Con người đi đến ngôi nhà gần nhất để xin cốc nước. Ông gõ cửa và gặp một phụ nữ trẻ đẹp. Ông xin một cốc nước mát. Cô trả lời:
    - “Tôi sẽ sẵn lòng cho ông, nhưng bây giờ là giờ ăn trưa, tại sao ông không vào đây dùng bữa trước đã.” Người đàn ông làm theo.
    Rồi ba mươi năm trôi qua, họ có với nhau 5 mặt con, ông trở thành một thương gia có tiếng, cô là một thành viên đáng trọng trong cộng đồng. Một tối nọ, cả hai đang ở trong nhà thì cơn bão ập đến lật tung nóc nhà. Người đàn ông kêu lên: “Lạy Thượng đế, xin giúp con!”
    Và trong tâm cơn bão, một giọng vang lên: “Cốc nước mát của ta đâu rồi?”
    Câu chuyện này không phải là một phê phán thiêng liêng cho bằng là bài học căn bản về nhân học và linh đạo rằng: Là con người nghĩa là luôn mãi phân tâm. Chúng ta không phải là những người sống với ý thức thiêng liêng một cách điều đặn, thỉnh thoảng mới phân tâm. Nhưng chúng ta là những người sống phân tâm một cách đều đặn và thỉnh thoảng mới có ý thức thiêng liêng. Chúng ta có khuynh hướng sa đà vào những chuyện thông thường của cuộc sống, phải có một cơn bão nào đó để nhờ đó Thiên Chúa đi vào cuộc sống chúng ta.
     
    C.S. Lewis, khi nói về nguyên do vì sao chúng ta có khuynh hướng chỉ hướng lòng về Chúa khi gặp phong ba bão tố, ông đã bình luận như sau: Thiên Chúa luôn luôn nói với chúng ta, nhưng thường thì chúng ta không ý thức, không lắng nghe. Và như thế, nỗi đau chính là máy phóng âm của Thiên Chúa với thế giới điếc đặc này.
    Tuy nhiên, không ai trong chúng ta lại muốn kiểu đau đớn này, không ai trong chúng ta muốn có tai ương, suy sụp sức khỏe, hay một cơn bão đến lay chúng ta tỉnh dậy. Chúng ta thích một sự kiện mạnh mẽ tích cực, một phép lạ dù lớn dù nhỏ xảy đến để lay động làm cho chúng ta nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời chúng ta. Điều này là vì chúng ta cứ nuôi trong lòng các ảo mộng viễn vông, nếu Thiên Chúa đi vào cuộc đời chúng ta bằng một cách thức kỳ diệu, thì chúng ta sẽ thắng vượt được tình trạng phân tâm của mình và chúng ta sẽ nghiêm túc hơn trong đời sống thiêng liêng. Nhưng chính xác đó là ảo tưởng của các nhân vật trong truyện Lazarô và ông phú hộ, khi người phú hộ giàu có xin tổ phụ Abraham cho phép mình từ cõi chết về để cảnh báo các anh em mình là họ phải thay đổi cách sống nếu không sẽ phải chịu lửa thiêu đau đớn. Lời cầu xin của ông phú hộ thể hiện chính xác một quy kết sai lầm: “Nếu ai đó trở về từ cõi chết, họ sẽ nghe người đó!” Abraham không chấp nhận lôgíc đó. Ông trả lời: “Họ đã có ông Môsê và các ngôn sứ. Nếu họ không chịu nghe các ông, thì họ cũng sẽ chẳng tin đâu cho dù có người trở về từ cõi chết.” Trong câu trả lời này, có một điều không nói ra nhưng hết sức quan trọng, một điều mà chúng ta dễ dàng bỏ sót, đó là Chúa Giêsu đã trở lại từ cõi chết và chúng ta cũng chẳng nghe Ngài. Tại sao chúng ta lại cho rằng mình sẽ lắng nghe một ai đó khác trở về từ cõi chết cơ chứ? Chúng ta quá đỗi bận tâm với những chuyện thông thường trong đời đến nỗi không chú tâm đến người trở về từ cõi chết.
    Vì sự thật này mà câu chuyện Hindu mang tính an ủi hơn là khiển trách. Là con người nghĩa là luôn mãi phân tâm khỏi các vấn đề thiêng liêng. Bản chất con người là thế. Bản chất chúng ta là thế. Nhưng khi nhận thức được khuynh hướng phân tâm không ngừng này là một chuyện bình thường thì nó cũng không làm cho chúng ta thấy thoải mái với sự thật này. Không chỉ mình Chúa Giêsu, mà cả các thầy dạy linh đạo cũng đã mạnh mẽ thúc giục chúng ta phải tỉnh dậy, phải chuyển biến để vượt ra khỏi nỗi bận tâm quá mức với các khó khăn của đời sống hàng ngày. Chúa Giêsu đã xin chúng ta đừng quá lo lắng về ăn gì mặc gì cho mình. Ngài đòi hỏi chúng ta phải đọc biết các dấu chỉ thời đại, cụ thể là, nhìn theo ngón tay Thiên Chúa, chiều kích thiêng liêng của mọi sự, trong mọi sự kiện hàng ngày của cuộc sống. Tất cả mọi tác phẩm thiêng liêng cũng đều nói như thế. Ngày nay, nhiều truyền thống thiêng liêng phong phú đòi hỏi chúng ta phải có ý thức, chứ không phải là cứ vô thức bận tâm với đủ chuyện thường nhật trong đời mình.
    Nhưng văn học thiêng liêng cũng bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa hiểu chúng ta, rằng ân sủng tôn trọng bản chất tự nhiên, rằng Thiên Chúa không lầm khi tạo dựng bản chất con người, và rằng Thiên Chúa không tạo tác nên chúng ta theo kiểu để cho chúng ta thấy mình phân tâm từ bẩm tính và rồi phải đối mặt với cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vì đã thuận theo bản tính thân mình. Bản tính con người theo lẽ tự nhiên bị cuốn vào các chuyện của đời sống hàng ngày, và Thiên Chúa đã tạo tác nên bản tính con người như thế.
    Vậy thì tôi nghĩ rằng, Thiên Chúa hẳn phải gần giống hình ảnh của một người cha, người ông đầy tình yêu thương, nhìn con cháu mình trong buổi họp mặt gia đình, hạnh phúc vì chúng có cuộc sống thú vị cuốn hút chúng, cũng như hài lòng khi không phải lúc nào mình cũng là tâm điểm chú ý có nhận thức của chúng.
    Ronald Rolheiser,
    J.B. Thái H