21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

Blessed to represent our Vietnamese Eucharistic Youth Movement and speak to the Bishops of the United States Conference of Catholic Bishops / Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) Cultural Diversity Committee at their General Assembly on the amazing work VEYM has done. More and more, we're recognized as a vital member of the Church in the US and it has opened much more opportunities for us to further our evangelization work. We give thanks to God for this blessing and for the endless sacrifice of our Huynh Trưởng. 🥰
 
Hân hạnh được đại diện cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam của chúng ta và nói chuyện với các Giám Mục của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ /
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) Ủy Ban Đa Dạng Văn Hóa tại Đại Hội Đồng của họ về công việc tuyệt vời mà VEYM đã thực hiện.
 
Càng ngày, chúng tôi càng được công nhận là một thành viên quan trọng của Giáo hội tại Hoa Kỳ và điều đó đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho chúng tôi để tiếp tục công việc truyền giáo của mình.
 
Chúng con tạ ơn Thiên Chúa vì ơn lành này và vì sự hy sinh vô bờ bến của Huynh trưởng chúng con. 🥰
 
 
 ----------------------------------------------------
 
 
 
 

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TỰ BẢO VỆ MÌNH

  •  
    Chi Tran -LEYEN

     
     
     
     


    LÀ CON GÁI TỰ BẢO VỆ MÌNH TRƯỚC KHI TRỜI CỨU
     
    Con gái tôi xa nhà lên làm việc ở khu công nghiệp. Cháu chưa có người yêu, ở phòng trọ với các bạn công nhân và đi làm theo ca.
    Vừa rồi theo dõi báo chí, có vụ cô gái quê Bạc Liêu hẹn gặp bạn trai quen qua mạng, bị anh ta đưa ra chỗ vắng “tâm sự” rồi cưỡng bức nên đã chống trả quyết liệt. Cô đoạt con dao của chính anh ta rồi đâm lại. Cô gái bảo vệ bản thân chứ không muốn giết người nhưng bị bắt giam và đang đối mặt với án tù vì bị truy tố là hành động quá mức tự vệ.
    Tôi hoang mang quá. Là cha mẹ, tôi phải dạy con gái thế nào trong tình huống như vậy.
    (Tư Râu - Bạc Liêu)
    Rất đồng cảm với nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ đang đau đáu bảo vệ con, nhất là con gái trong thời buổi này!
    Phụ nữ Việt Nam nói riêng và các nạn nhân bạo lực tình dục nói chung đang lâm vào tình trạng rất bế tắc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, tiến sĩ Khuất Thu Hồng nói:
    “Nếu phản kháng thì họ bị kết tội giết người hoặc tấn công bạo lực, nếu không phản kháng thì bị cho là đồng lõa. Thế thì phụ nữ Việt Nam phải làm thế nào đây?
    Chẳng lẽ phải đánh đổi lấy tính mạng của mình thì lúc ấy mới trở thành nạn nhân hay sao?
    Phải chăng pháp luật Việt Nam không bảo vệ được quyền lợi của những nạn nhân bị xâm hại tình dục còn dư luận xã hội thì quá ác nghiệt khắt khe?”.
    Mỗi người hãy tự cứu lấy mình trước khi đợi pháp luật bảo vệ và phán xử!
    Con gái xa nhà, cha mẹ hãy dạy con những điều căn bản để bảo vệ bản thân :
    Phòng ở/ phòng ngủ phải có cửa nẻo và ổ khóa chắc chắn cẩn thận.Ở nhà và ra đường không ăn mặc quá mát mẻ, hở hang dễ “làm cớ vấp phạm” cho kẻ háo sắc.Làm quen và kết bạn qua mạng xã hội thì không “vô tư”, nhưng tìm hiểu và đặt quan hệ yêu đương thì phải cẩn trọng và nên hỏi ý kiến cha mẹ.
    Yêu đương không nguy hiểm, chỉ yêu lén lút mới có chuyện.
    Tránh lên xe đi về cùng bạn trai, đồng nghiệp, bạn mới quen, bạn đồng hương ở chỗ tiệc tùng, đám cưới, liên hoan, sinh nhật… nơi có rượu bia người ta dễ mất kiểm soát hành vi.
    Không hẹn hò người yêu đi chơi chỗ vắng vẻ, khuya khoắt, tối tăm, ít người qua lại.
    Chủ động phương tiện khi đến chỗ hẹn hoặc mang theo đủ tiền để bắt taxi trở về bất cứ khi nào mình cần.
    Ði học thêm, đi làm ca đêm về muộn, tránh đi đường tắt thiếu ánh sáng, vắng vẻ, nên đi cùng nhóm bạn chỗ đường sáng, có cửa tiệm, có người dù phải đi xa hơn một chút.
    Lúc có “biến”, vũ khí phòng thân có thể là bình xịt hơi cay, thước sắt, kéo, trâm cài đầu, chai nước, giày cao gót… và nhất là tiếng hét.
    Dù là gái hay trai, không chiều theo bản năng một cách dễ dãi, không “gật đầu” trước những cám dỗ vật chất, hứa hẹn việc làm lương cao, quà cáp tán tỉnh gợi tình.
    Con gái biết giữ mình thời nào cũng quý!
    THS-BS LAN HẢI (cgvdt.vn

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HỌC PHẠM

  •  
    Hoc Pham
    Sat, Nov 12 at 3:37 AM
     
     
       Thời tiết ở Mỹ tuy mới chỉ là cuối Thu nhưng trời đã rét mướt như mùa Đông rồi ! Xin mời Quý Cụ đọc lại một áng văn cũ - Những áng văn một thời để nhớ - " Chén Trà Trong Sương Sớm " để ...Sống lại trong tình thương nỗi nhớ về một quê hương yêu dấu thuở xa xưa ! 
          - CHÉN TRÀ TRONG SƯƠNG SỚM - 
       ( Vang Bóng Một Thời -  NGUYỄN TUÂN -  )
       Trời rét như cắt. Không kể tiểu hàn, không kể cả đến đại hàn, buổi sớm mùa đông nào, cụ Ấm cũng dậy từ lúc còn tối đất. Từ trên bàn thờ đức Thánh Quan, cụ nhấc cây đèn đế xuống. Được khêu hai tim bấc nữa , cây đèn dầu sở phô thêm màu xanh lá mạ phủ trên chất sứ Bát Tràng.
    La liệt trên chiếu cói cạp điều đã sờn cạnh, cụ Ấm đã bày ra đấy nào là khay trà, ống nhổ, ấm đồng và hoả lò đất. Cái điều vẽ hình Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất dòn rất đều. Khói thuốc lào đặc sánh lại bao trùm lại ánh sáng yếu ớt của một ngọn đèn dầu. Rồi làn khói loãng dần biến ra màu nhờ nhờ như làn hơi nước sủi. Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống lạng bên gối xếp, cặp mắt lim dim  như một nhà sư nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khóỉ trắng hiếu động như đang trôi trong không khí gian nhà gạch. Ba gian nhà, chỉ có một người thức.
     Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày. ông cụ Ấm có cả phong thái một triết nhân ngồi rình bước đi của thời gian.
     Đêm đông dài không cùng. Nó mênh mông và tự hết rất chậm chạp.
     Gió bấc thổi qua những kẽ cánh cửa bước vào nơi yên lặng này mươi lăm  tiếng gà không nhẫn nhục được với tối tăm. Từ ngoài phía ngõ râm bụt lượn sát nhà gạch, dội vào những tiếng bước chân người nặng nề. Cuộc đời hồi tỉnh lại dần dần.
     Cụ Ấm phẩy quạt mo phành phạch theo nhịp nhanh chóng trước cửa hoả lò. Hòn than tàu lép bép nổ nghe vui tai. Và làm vui cho cả mắt nữa, những tàn lửa không còn trật tự, không bị bó buộc kia còn vẽ lên một khoảng không gian những nét lửa ngang dọc, cong queo ngoằn ngoèo. Những lúc có cháu nhỏ ngồi với mình, Cụ Ấm thường hỏi chúng xem pháo hoa cải như thế có thích không.
     Những hòn than Tàu cháy đều, màu đỏ ửng, có những tia lửa xanh lè vờn quanh. Không khí mỗi lúc dao động càng nâng cao thêm những ngọn lửa xanh nhấp nhô. Hòn lửa rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tươi và trong suốt như thỏi vàng thổi chảy.
     Thỉnh thoảng, từ hòn than tự tiêu diệt buột ra một tiếng khô, rất khẽ và rất gọn. Thế rồi hòn than sống hết một đời kháng chất. Bây giờ hòn than chỉ còn là một điểm lửa ấm áp trong một cái vỏ tàn tro dầy và trắng xốp. Cụ Ấm vuốt lại hai mái tóc trắng, cầm thanh đóm dài đảo lộn tàn than trong hoả lò, thăm hỏi cái hấp hối của lũ vô tri vô giác. Cụ Ấm bỏ thêm vài hòn than hoa nữa vào hoả lò.Than hoa không nổ lép bép như than tàu, có tiếng thở dài của khối nước sắp biến thể. Nước đã lên tiếng để nhắc người ta nghĩ đến nó.
     Cụ Ấm  cũng thở đánh phù một cái, như khi người ta gặp lại bạn cố nhân sau nhiều giây phút mong chờ. Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ trắc có chân quỳ. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả dầm, chén tống, chén quân ra khỏi lòng khay. Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kềnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng không nột chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, người Thợ tàu lấy dáng ấm kia đã là một người thợ có hoa tay. Cụ Ấm thử mãi ra lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cố tìm tòi một chút gợn trên đất nung để được sung sướng thêm hơn nữa sau khi nhận thấy cái ấm đọc ẩm kia nhẵn nhụi quá.
     Nước sôi già lắm rồi, như thói quen vẫn bắt cụ Ấm rót thử một chút xuống đất xem thực có sôi không. Mở đầu công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại, ông già sợ nhất cái ấm trà tàu pha hỏng lúc sớm mai.
     Từ trên bề cao gỗ sập, dòng nước sôi chút mạnh xuống nền đất trị, tiếng kêu lộp bộp.
     Trên chiếc hoả lò để không, cụ đã đặt thêm một ấm đồng cò bay khác. Những người uống trà đúng cách thức như cụ Ấm bao gìơ cũng có ít nhất là hai ấm đồng đun nước. Ấm nước sôi nhấc ra khỏi lò than là đã có  chiếc ấm thứ hai đặt trên đấy rồi. Và hai ấm đồng đó cứ mãi mãi được thay phiên nhau đặt lên lò than đỏ rực, vì bữa nước trà cứ kéo dài không hết hồi. Như thế lúc nào người ta cũng có một thứ nước sôi đủ nóng để pha một ấm trà ngon. Nhưng có khi mấy khi cụ Ấm uống trà tàu một cách tàn nhẫn như vậy. Riêng về phần cụ, chỉ hai chén con là đủ rồi. Nhưng hai chén đó đã được cụ săn sóc đến nhiều quá.
     Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở lên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý.
     Cụ Ấm sau mỗi lần gặp phải ông khách tạp, uống trà rất tục, cụ thường nói với bạn nhà nho.
      - Có lẽ tôi phải mua ít chén có đĩa ở hiệu Tây, để mỗi khi có mấy thầy làm việc bên Bảo Hộ tới thì đem ra mà chế nước pha sẵn trong bình tích. Các cụ cứ suy cái lẽ một bộ đồ trà chỉ có đến bốn chén quân thì các cụ đủ biết các thú uống trà tàu không có thể ồn ào được. Lối giao du của cổ nhân đạm bạc chứ không huyên náo như bây giờ. Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà. Những lúc ấy, chủ nhân phải tự tay mình chế nước nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không dám nhờ đến người khác, sợ làm thế sẽ mất hết sự thành kính. Tôi còn nhớ hồi nhỏ, còn là học trò quan Đốc, tôi được cái vinh dự sớm dậy, sớm nào cũng như sớm nào, đứng hầu trà cụ Đốc, trước khi cụ giảng bài và chấm cho anh em tập quyển. Nhiều người đã ghen tị với tôi và kêu ca với cụ Đốc xin để cắt lượt hầu trà, cho anh em ai nấy đều được chút vinh dự gần gũi thầy và sớm chiều được gần cái đạo của thầy. Quan Đốc mỉn cười: “ Thầy giã ơn các anh. Thầy nói thì các anh đừng giận: các anh không pha trà cho hợp ý thầy được đâu. Để thời giờ ấy mà học. Anh Đam – ( trước kia tôi là Đởm sau sợ phạm húy nên cụ Đốc mới đổi tên đi cho) – anh Đam pha trà khéo thì thầy để cho giữ việc hầu thầy, chứ có phải thầy yêu anh Đam hơn hay là ghét các anh đâu”. Bây gìơ mỗi buổi trà sớm, ngồi uống một mình, tôi cứ nhớ cái tiếng ngâm của quan Đốc. Sớm nào dậy, cụ cũng ngâm một vài bài thơ. Giọng thật ấm, thật trong. Cụ hay ngâm mấy câu này:
     Bán dạ tam bôi tửu
    Bình minh số chản trà
    Mỗi nhật ừ…ừ…đều được…y…như thử,
    Lương y bất đáo gia.
     Một buổi sớm, thấy rõ lòng thầy là vui vẻ, tôi đã mạn phép đọc để cụ Đốc chữa cho bài diễn nôm:
    Mai sớm một tuần trà.
    Canh khuya dăm chén rượu
    Mỗi ngày một được thế.
    Thầy thuốc xa nhà ta.
        Cụ Đốc tạm cho là được.
     Sớm nay, cụ Ấm cũng ngâm thơ. Cụ tin rằng ngâm thơ lúc yên lặng, lúc mới tỉnh giấc là một cách vận động tinh khí kỳ diệu nhất của một người sống bằng cuộc đời tâm tưởng bên trong. Mỗi buổi sớm ngâm như thế là đủ tiết hết ra ngoài những cái nặng nề trong thân thể và để đón lấy khí lành đầu tiên của trời đất. Âu cũng là một quan niệm về vệ sinh của thời cũ. Và người xưa uống trà là để giữ mình cho lành mạnh.
     Thường hay vấn mình để sửa mình vào những giờ uống trà Tàu, cụ Ấm thường nghĩ đến cái câu nghìn xưa của thầy Tăng Tử: “ Ngô nhật tam tỉnh ngô thân”.
     Trong nhà cụ Ấm, người ta đã ồn ào thức dậy. Cụ Ấm cũng bắt đầu ho. Chừng như hồi nãy, cụ đã tự nén hơi thở không dám ho, sợ làm đục vẩn mất cái phút bình lặng huyền bí của lúc đêm và ngày giao nhau.
     Người con truởng rón rén lại thỉnh an cha già và lại mon men ngồi ghé vào thành chiếc sập cũ. Chàng đỡ lấy chiếc quạt, nhắc hoả lò ra một chỗ rộng, quạt mạnh cho hết tàn than.
       - Thầy uống xong rồi. Con uống thì pha mà uống. Trà còn đậm hương lắm.
     Câu nói này là thừa. Vì sớm nào hai cha con ông Ấm chẳng dậy sớm để pha trà, cha bao giờ cũng uống trước hai chén và người con cả uống sau nhiều lắm đến ba chén là cùng. Sớm nay, cũng như lúc thỉnh thoảng của mọi ngày, cụ Ấm lại bắt người trưởng nam giở tập Cổ Văn ra bình lại cả bài Trà Ca của Lư Đồng. Giọng bình văn tốt quá. Điệu cổ phong trúc trắc thế mà con cụ Ấm  lại còn ngâm gối hạc bắt đoạn cuối một câu thơ trên xuống luôn câu dưới, hơi ngâm trong và dài. Trông hai cha con uống nước mà y như hai đôi thầy trò vào một buổi giờ học ôn sớm mai. Chuyện vãn mãi mãi về trà Tàu, ông cụ Ấm lại mang luôn cả tập  Vũ Trung Tuỳ Bút giảng những đoạn công phu của tác giả - ông Quốc Tử Giám Tế tửu Phạm Đình Hổ – Chiêm nghiệm và xưng tục về trà tàu. Rồi cụ Ấm liền than tiếc đến cái mùa thu đã đi qua mất rồi, để sen hồ rách hết tàn rũ hết lá.
      - Cả ạ, thầy cho nước pha trà không gì thơm lành bằng cái thứ nước đọng trên lá sen. Mỗi lá chỉ có ít thôi. Phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ một ấm. Hồi thầy còn ít tuổi, mỗi lúc được quan Đốc truyền cho đi thuyền thúng vớt những giọt thuỷ ngân ấy ở lá sen mặt đầm, thầy cho là kỳ thú nhất trong đời một người học trò được thầy học yêu như con.
     Trong gia đình cụ Ấm, hồi gần đây đã lập lại cái phong tục uống trà . Có một hồi bần bách quá, cụ Ấm đã cất hẳn bộ đồ trà vào tủ, tuởng không bao giờ được bày nó ra hằng ngày nữa.
     Nhưng trời kể cũng còn hậu đãi người hàn nho, thế nào năm nay nhà cụ Ấm lại được cả hai vụ.
      -  Này cả, con lên tỉnh mua trữ lấy ít trà Lý Tú Uyên. Năm nay ta ướp thêm vài chục chai để dành. Thuỷ tiên nhà, năm nay ngọt những một lắp đấy. Thầy mua chung với cụ Kép xóm dưới. Độ mai kia thì rò hoa kép thì đem ủ trà.
     -  Thưa thầy, con cứ tưởng trà cứ để nguyên hương của nó mà uống. Con thấy ông ngoại nhà không bao giờ cho ướp trà mới. Ông ngoại con bảo chỉ nên ướp, là lúc trà đã đi hương hoặc gần phát du.
     Trời rạng dần. Một chút nắng đào lóng lánh trong cái đám cây đang rụng dần lá năm cũ, một chiếc lại một chiếc.
     Đạo mạo trong vành khăn nhiễu quấn dối, cụ Ấm đã chống gậy ra đi.
     Cụ quay lại dặn người con trưởng đang lúi húi lau lại bộ khay trà:
      -  Thầy vào trong cụ Điều để rồi cùng sang làng bên thăm con bệnh già. Con bệnh này, tốn nhiều sâm lắm. Đến tối thầy mới về, vì thầy phải sao tẩm thuốc sống ở bên ấy cho tiện./.
    Inline image
    Inline image



     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - THÁNH ĐƯỜNG TRONG NỖI NHỚ

  •  
    Chi Tran - LEYEN
     
     
     
     
     


    THÁNH ĐƯỜNG TRONG NỖI NHỚ
     
    Cuộc đời người linh mục gắn liền với những ngôi Thánh Đường cho đến lúc về nhà hưu, tuổi già còn lưu luyến biết bao khi rời xa.
    Thường khi ta nhớ, không chỉ nhớ về ngôi nhà, làng quê, dòng sông. Nỗi nhớ ẩn sâu trong tâm thức còn hơn bao nỗi nhớ khác, nỗi nhớ về nơi Thánh Đường, tiếng chuông sớm chiều. Nơi đong đầy kỷ niệm từ những ngày ấu thơ đến khi lìa trần.
    Thánh đường Laterano ghi dấu chiều dài lịch sử hơn 1700 năm Giáo hội sau thời kỳ cấm cách. Bao thăng trầm, bao biến cố lịch sử, triều đại, bao cuộc chiến tranh tương tàn thế chiến đã qua. Từng lớp người, qua bao thế hệ, Thánh Đường còn đó in dấu ấn vào lịch sử của từng cá nhân, của bao trang sử bi hùng, một lịch sử cứu độ, Thiên Chúa bước chân vào trong trần gian.
    Mỗi người gần như trong ký ức đều ghi dấu một hình ảnh khó phai về một vài Thánh Đường. Nơi đó với người Công Giáo, ngày đầu tiên cha mẹ bế vào Thánh Đường chịu phép rửa tội, những năm tháng lớn lên theo cha mẹ đi dự Thánh Lễ. Rồi những năm tháng theo học Giáo Lý, bao nhiêu bạn bè cùng xóm, nhớ từng chỗ ngồi, từng cha đến giúp, những khuôn mặt trìu mền của phụ huynh, anh chị Giáo Lý Viên. Nỗi nhớ cứ tràn về khi xa cách Thánh Đường tuổi thơ. Những gốc cây, những vườn cây, những hàng ghế ngồi, đền đài thờ Chúa, kính Mẹ, các Thánh.
    Có lẽ vẫn là những kỷ niệm của những ngày đó mang theo trên những nẻo đường đi qua, cả những khi quên Chúa, quên cả Thánh Đường. Nhưng không thể quên mãi vì đi đâu, ở nơi nào đó, vẫn tiếng chuông sớm chiều, vẫn những tháp Thánh Đường cao vút, như kéo tâm hồn lại để đưa lên cao khỏi thế trần.
    Khi đến tuổi yêu đương, Thánh Đường không chỉ nhớ Chúa mà còn nhớ một ai đó ghi khắc trong tim. Những ngày Chúa Nhật, tham dự Thánh Lễ, đưa mắt nhìn về phía nào đó để nhìn ngắm ai đó trong trang phục, thầm nhớ, thầm thương. Nhớ từng chỗ ngồi, nhớ từng bước chân quen khi vào Thánh Dường, khi lên rước Mình Thánh. Khi đứng ngoài sân cầu nguyện trước tượng Mẹ Maria. Những lời cầu nguyện như ghi lại trong lời hát: "Xin cho con lấy được người con yêu" hoặc như tiếng buồn gửi vào lời thơ, những ngày xa nhau, thiếu nhau trong đời: "Cúi mặt âm thầm giấu nỗi đau. Chắp đôi tay nhỏ em nguyện cầu.Tình thương Thiên Chúa cho rũ sạch. Hạt bụi gian trần xa xót nhau." (Thugiangvu). Hay như vần thơ cũ: "Lần lữa anh ghiền nghe tiếng chuông. Làm thơ sầu mộng dệt tình thương. Để nghe khe khẽ lời em nguyện. Thơ thẩn chờ em trước thánh đường. (Hoa trắng thôi cài trên áo tím, Kiên Giang)
    Thánh Đường, nếu như ở góc nhìn của người linh mục. Nỗi nhớ như nỗi nhớ quê hương rất sâu đậm. Ở đó bao nhiêu năm, bấy nhiêu trăm ngàn nỗi nhớ miên man. Nhớ từng cháu bé từ ngày rửa tội rồi lớn lên. Nhớ từng thanh nam, thiếu nữ vui tươi, chạy nhảy, hồn nhiên như thiên thần dưới thế. Bao nhiêu nỗi nhớ từng chỗ ngồi của những cụ già, những góc ngồi trầm tư cầu nguyện. Những ánh mắt hướng nhìn về Chúa, buồn vui, đau khổ, hay hạnh phúc, bao nhiêu khuôn mặt bấy nhiêu tâm tình dâng Chúa.
    Thánh Đường của những ngày vui mừng bổn mạng, đám cưới của các bạn trẻ. Hân hoan những bước chân vui vào đời, những lời cầu nguyện ngày hạnh phúc. Những lời ngỏ yêu thương, cam kết chung sống trọn đời. Bao là nỗi nhớ để lại trong tâm trí người linh mục, hằng ngày cầu nguyện cho các đôi trẻ vượt những khó khăn, giữ niềm vui hạnh phúc.
    Thấy vui khi đôi bạn hạnh phúc năm này qua năm khác, đưa con tới Thánh đường rửa tội, học giáo lý, chịu các phép. Người linh mục vui mừng tạ ơn Chúa, khi gia đình sống vui hạnh phúc, khi gia đình sống trong yêu thương, tham gia hội đoàn thêm lòng đạo sâu.
    Rồi khi các đôi bạn hôn nhân khúc mắc, người linh mục cũng muộn phiền lo lắng, gỡ rối tơ lòng, đem lời sẻ chia, dâng lời cầu nguyện. Người linh mục đôi khi cũng mất ngủ khi nỗi buồn gia đình họ ly tán, bởi thương những trẻ nhỏ trong gia đình, thiếu cha hay vắng mẹ.
    Rồi thời gian qua mau, vắng bóng người đi xa định cư, di chuyển chỗ ở, người lìa cõi thế về với Chúa, Thánh Đường vắng đi một gia đình, vắng đi một người, người linh mục tâm hồn thêm trĩu nặng. Thương mến nhiều nên cũng nhiều ưu tư trầm lắng.
    Thánh Đường chỉ nghe hai từ đã thấy bao điều muốn sống lại bao kỷ niệm. Bao nỗi nhớ ùa về từng ngôi Thánh Đường ghi lại dấu yêu một thời đã sống, đã lớn lên trong cuộc đời.
    Cuộc đời người linh mục gắn liền với những ngôi Thánh Đường cho đến lúc về nhà hưu, tuổi già còn lưu luyến biết bao khi rời xa.
    Xin Chúa là niềm vui cho cuộc đời chúng con, vì Chúa mới đích thực là nơi Thánh Điện nơi chúng con nương tựa.
    Nguồn: gpbanmethuot.com (09.11.2021)
    Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - THẦY SÁU NGUYỄN SAN

  •  
    San Nguyen
    Tue, Nov 8 at 6:42 PM
     
     
    Kính thưa ông Trần Huy:
    Xin cám ơn ông đã chuyển cho tôi đọc bài viết này, làm tôi nhớ lại năm 1998, Chúa gửi đến tôi cô Trần Phương là một Phật Tử đạo hạnh, Bố cô là một cựu sĩ quan không quân QLVNCH, làm việc tại hãng sản xuất xe hơi GM tại Oklahoma City và Mẹ cô là y tá ở nhà thương Saint Anthony Hospital, Oklahoma City. Cô Phương này ngoài tiếng Việt ra, cô còn nói được tiếng Mễ, tiếng Mỹ và tiếng Pháp thông thạo. Cô đã giúp tôi thông dịch tiếng Mễ đối với các tù nhân người Mễ trong trại tù trong nhiều tháng. Được biết là cô spent time và mang theo túi ngủ để ngủ ngoài đường phố qua đêm, với những người homeless tại Thủ Đô Washington DC, để trực tiếp tìm hiểu thêm tình trạng cuộc sống bụi đời về ban đêm của những kẻ homeless này ra sao. Trong hơn 1 năm tôi phụ trách làm Tuyên Úy trại tạm giam Jefferson County Jail, cách xa Oklahoma City lái xe hơn một tiếng đồng hồ và nơi đây giam giữ hơn 200 cựu tù nhân gốc Á Châu, gồm Cambodge, Lào, Mễ, Việt Nam mà trong số đó có tới 85% là người VN. Hơn thế nữa trong suốt thời gian Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ chỉ định một luật sư, một điều tra viên và tôi đến trại tù, để thẩm vấn và điều tra các anh em tù nhân nào thấy không nguy hiểm cho xã hội, thì sẽ được phép tại ngoại trở về nhà, chờ tới ngày bị trục xuất trả về nguyên quán và cô đã tiếp tục tình nguyện làm thông dịch viên cho chúng tôi. Khi cô Trần Phương đến phụ giúp tôi, thì cô cũng vào trạc tuổi cô Amanda Nguyễn này, chỉ khác biệt là ít người biết đến cô ta.
     
    PT. Nguyễn Mạnh San
    Cựu Tuyên Úy Trại Tù
    Thuộc Tòa Tổng Giám Mục
    Công Giáo Oklahoma City
     

    On Thu, Sep 3, 2020 at 8:09 AM Huy Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:
    Subject :  Amanda Nguyễn – Cô ấy là ai?
     

    Xin chuyển tiếp bài đọc từ The NewViet website - Một Hiện Tượng Người Việt…

    “… một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình.”

    Amanda Nguyễn – cô ấy là ai?

    https://thenewviet.com/mot-hien-tuong-nguoi-viet.html?fbclid=IwAR0MNNj8hviSyl1GWxw2PjWYK03DY6Q-VRh3mNzEbU1S9TuGi2VVJxcUa-Y

     

     

     

     

    Ngày 26-08-2020 (GMT +7) | ByLƯƠNG TẠ

    Amanda Nguyễn – Cô ấy là ai ?

     

    “… Amanda Nguyễn, 28 tuổi, là một hiện tượng của cộng đồng người Việt. Cô là một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình; nhận giải Heinz Award trị giá 250.000 USD; được chọn vào danh sách 100 nhân vậ̣t ảnh hưởng tương lai toàn cầu; có mặt trong danh sách 30 nhân vật xuất chúng dưới 30 tuổi; 100 nhân vật đối ngoại xuất chúng; được trao giải Nelson Mandela; giải Lãnh đạo Thế Giới; giải Phụ Nữ Trẻ, và nhiều giải thưởng vinh dự toàn quốc.

     

     

    Twitter

    Cô là người gốc Việt duy nhất soạn thảo và thúc đẩy bộ luật đặc biệt Quyền lợi của Nạn Nhân Bị Cưỡng Hiếp (Sexual Assault Survivors' Rights Act). Bộ luật này nhận được chấp thuận toàn diện từ liên bang, trong đó có 437 dân biểu, 100 thượng nghị sĩ, và sau cùng là Tổng thống. Sau đó, cô vận động từng tiểu bang, qua 32 tiểu bang, để được chính quyền từng tiểu bang chấp thuận. Bộ luật này có ảnh hưởng hỗ trợ hơn 85 triệu người. Không ngừng ở đó, cô là nhà sáng lập và cũng là tổng giám đốc của Rise Now, một tổ chức khởi nghiệp cho những cơ quan-tổ chức quan tâm về vấn đề xã hội. Tổ chức này giúp những ai muốn đẩy vấn đề xã hội mà họ quan tâm qua những ngõ ngách phức tạp để trở thành luật. Rise Now được sự hỗ trợ tài chính của các nhân vật có khả năng tài chính nhất hành tinh, trong đó có ông Mark Zuckerberg và ông Bill Gates.

    Nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới quan tâm về nhân quyền đã mời Amanda Nguyễn làm cố vấn và diễn giả về những vấn đề nhân quyền cho phụ nữ. Những nhân vật sáng giá nhất, từ các chính trị gia thượng thặng, tỉ phú, thủ tướng, hoàng gia, đến những người nổi tiếng trên màn ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, đều muốn có sự liên hệ với cô. Cô đã được mời phỏng vấn trên các talk show nổi tiếng và là khách danh dự tham dự những sự kiện lớn như chương trình Oscar và Emmy.”

     

    ******

     

     

    Amanda Nguyen - A Vietnamese Phenomenon !

     

    Amanda Nguyen, a 29 years old woman, is a worldwide phenomenon, and in particular, of the Vietnamese community. She is a daughter of Vietnamese refugees, Civil Right Austronaut, and a Rape survivor. She is the only Vietnamese American nominated for the Nobel Peace Prize, and received a $250.000 Heinz Award. She was selected into Forbes 30 Under 30, Top 100 Global Thinkers, Top 100 Foreign Policy,  Nelson Mandela Changemaker award, Global Leadership Award, Young Woman Award, and many other notable honors.

    She was the only Vietnamese American to create , and push for a comprehensive federal law,  the 21st bill in modern U.S. history with 437 Representatives, 100 senators, and the US President to unanimously pass the Sexual Assault Survivors' Rights Act. She got the law passed in 32 States so far, lobbying one State at a time. This series of laws helps more than 85 million people.

    She founded and ran a powerful non-profit organization called  Rise Now, a social entrepreneur incubator for organizations pushing their own social agenda. Her organization helps them to navigate through the web of political and legal complexity to get  their social issues into law. Rise Now has the financial support of some of the planet's most wealthy figures, including Mark Zuckerberg and Bill Gates.

    Many of the world's leading leaders interested in human rights asked Amanda Nguyen to be their advisor or to speak on social issues. She is a young influencer thanks to her work and her reputation among top politicians, billionaires, prime ministers, royals, celebrities. She was invited to many national talk shows numerous times, and was invited as honored guest to Oscar and Emmy programs.

    Amanda Nguyen Before University Graduation

    Amanda was born in October 1991, the only child from  her parents, Tăng Ngọc Lan and Nguyễn Minh Tú. From a young age, she displayed enormous intelligence, energy, and a compassionate heart. Her mother recounted that since she was pregnant, she whispered her wishes into her womb with high hope and great aspirations.

    To understand Amanda, one has to know about her mom, who gave up her good job to nurture her and shape her characters. Amanda's mom is socially involved. Wherever there is a need, she's there. She is beautiful and elegant outside but you would be caught by surprise how much love she has for humanity, to the point, she forgets her own pain to alleviate pains for others. There are stories she shared that make me think of the heart of Mother Teresa in her.

    Amanda's mom was born in Bạc Liêu. Traditionally, during her era, girls, especially beautiful ones, would get married early and tend to household chores, but not Amanda's mom. After finishing high school, she asked her parents to let her to go to Sài Gòn to study law at Vạn Hạnh University. Her dad was open and let her go. In Sài Gòn, besides working to get money to pay for her own study and to send home, she spent all her time taking care of the orphans, washing, comping, clipping nails, etc.. She went around Sài Gòn to pick orphans on the street to bring back. Many of those kids got transported out of Vietnam through the famous Operation BabyLift. She shared with me touching stories and how the orphans, now adults, came back to her to thank her. Each story she shared is a beautiful life lesson.

    When Amanda was born, she did not cry, but courageously looked at life with curious eyes. Amanda showed her courage and will power throughout her journey. Beginning with 1st grade, she was already out there doing public speaking and assumed many leadership roles throughout her school years. She volunteered a lot. In one interview, she said she volunteered to gain more life experience, help and understand more than what people need, so that she can help at different levels in the future. She volunteered at her  home when her mom brought back sick people home, hospitals, political offices, and in school. She fundraised for the Vietnamese American Cancer Society of Dr. Bich Lien. The volunteer experience helped her to better formula her future path and thickened her resolve.

    During high school, Amanda Nguyen joined Future Business Leaders of America(FBLA). She  was elected California Chapter President for the 2008-2009 term. The FBLA is the largest and most influential global organization for High School students in business. Being selected as  FBLA President for the largest state in America at the age of 16 proved her leadership, knowledge, and maturity.

    She graduated Valedictorian  from Centennial high school, Corona, CA in 2009. Top universities including Harvard, Stanford, UCLA, Berkeley, UPenn, etc. all asked her to come. She chose to study at Harvard, dual majoring in government and astrophysics. Harvard was her dream school for a long time.  In her room, there was a small blackboard with her writing on it, to remind her to be disciplined with herself in order to get to Harvard. Every morning she woke up facing the reminder on the blackboard.

    During her undergraduate study at Harvard, she has created an unbelievable amount of work.  She made her name in Harvard history, creating  the first student-written course in Harvard history. Her thoughtful college essay was selected in the top 50 Harvard Admission Essay Book. At the age of 19, she went to Bangladesh, a place where bathrooms did not exist. She had to go to the wild for those needs. There, she was determined to bring to justice  a man who killed a Bangladeshi niece after she was raped. Despite personal danger,  local custom and language barrier, she prevailed.

    She  co-founded Wema Orphanage in Kenya, Africa, housing 500 orphans. She interned for NASA tracking Tracked near-earth objects, calculating their magnitudes, diameter, and orbital mechanics, and Produced a new social media strategy and platform targeted at the 18-24 year old demographic to increase NASA outreach

    She was selected as Harvard-Smithsonian Astrophysics Fellow working with a top professor there to identify planetary candidates. While interning at the White House, she was selected as one  the leaders of the student intern groups. Impressively, a non-finance major among many candidates in the finance field,  she was selected to work as summer Analyst at Morgan Stanley. She graduated in June 2013. That year, a terrible event happened to her life. It completely changed her trajectory.

    Amanda always possesses an unconditional love and gratitude for her parents. She always remembers her Vietnamese roots. As matter of fact, she practiced Vietnamese writing herself. Her mom vividly remembers that day. September 6, 2011. The parents were invited to visit the White House, when she was freshly accepted as a student intern. Out of nowhere, she asked her parents to wait for her. A moment later, she handed her parents a letter written in Vietnamese on the White House stationary, thanking her parents for taking care of her. The last part she wrote: There is not a day I  don't thank God for blessing me.  There is no one more happy than I am when I make you proud. I love both of you very much. Amanda"

    Amanda Nguyen' many miraculous accomplishments are the results of  who she is: Broad and deep views of life, love for her work, unwavering stand for justice,  continuously pushing herself to be better prepared for her role, but most important is her steely determination to reach the impossibility and overcome the limitations of ordinary people, on the foundational characters built by her parents' unconditional love and sacrifice.

    Thanks to the volunteer work and experience in her early life, she was much more mature than her average peers. She didn't waste time. When she was 16 years old, she  had a heart disorder (supraventricular Tachycardia). Her heart could stop any time. She had to wear a pacemaker and had to sit in a wheelchair for many months. That did not deter her from her dreams. During the heart surgery, the surgeon asked her what she wanted to say before the anesthesia. In a firm voice and bright face, she said: "I have to live". Everyone in the operating room laughed. Thanks to her boundless optimism and determination, she not only lived, but also lightened up many millions of people.

    Southern California, August 25

    @theNewViet