2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -TGM VŨ VĂN THIÊN

  •  
    phung phung
     
     
    Subj.: 1/ {snhn5} MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI, 2/ KHÔNG GIAN THÁNH & 3/ BẠN CÓ THỂ THA THỨ TRƯỚC KHI BẠN TIN TƯỞNG.
     
    1/ From: langthangchieutim
    To: SuyNiemHangNgay
    Sent: 10/28/2021 12:13:34 AM Central Standard Time
    Subject: {snhn5} MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
    MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

    Khi nói đến giới răn hay huấn lệnh là nói đến sự bó buộc.  Quả vậy, một huấn lệnh thường mang nội dung yêu cầu phải làm hoặc cấm làm một điều gì đó.  Như thế, phải chăng kính mến Chúa là một điều buộc?  Nếu coi việc kính mến Chúa là một điều buộc, thì chẳng còn phải là một tình yêu tự nguyện, mà khi không xuất phát từ tự nguyện, thì chẳng còn phải là tình yêu, hay có chăng thì đó chỉ là tình yêu gượng ép.

    Bài đọc thứ nhất (sách Đệ nhị Luật) và bài Tin Mừng theo thánh Máccô hôm nay nói với chúng ta về các huấn lệnh.  Trong số các huấn lệnh của Thiên Chúa thời Cựu ước, ông Môisen đã nhấn mạnh tới một lệnh truyền căn bản: “Các ngươi hãy kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ mọi huấn lệnh và giới răn của Người mà tôi truyền dạy cho các ngươi, cho con cái, cháu chắt các ngươi tuân giữ mọi ngày trong đời sống các ngươi, để các ngươi được sống lâu dài.  Những lời trên đây thực ra không phải là một điều áp đặt.  Đây là những lời đề nghị hay một lời mời gọi, kèm theo lời hứa cho một tương lai tốt lành.  Người tin Chúa không bị ép buộc, nhưng khôn ngoan suy nghĩ để lựa chọn và quyết định: nếu yêu mến Chúa và tôn kính Ngài, thì họ sẽ được Chúa chúc lành cho trong mọi ngày của đời sống dương thế, được trường thọ và hạnh phúc.  Tác giả Thánh vịnh 17 (Phần Đáp ca) cũng diễn tả lý do yêu mến Chúa, là vì Ngài là sơn động cho ta trú ẩn.  Ngài là đá tảng, là chiến luỹ và là vị cứu tinh đối với những ai cậy trông phó thác nơi Ngài.

    Hỡi Israen, hãy nghe và lo đem những điều ấy ra thực hành; như vậy, anh em sẽ được hạnh phúc và trở nên thật đông đảo, trong miền đất tràn trề sữa và mật, như Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em đã phán với anh em.”  Qua những lời này, ông Môisen muốn khẳng định với những người Do Thái: những mệnh lệnh Chúa truyền dạy không thể chỉ được lắng nghe, nhưng phải được thực hành. Một số người Do Thái đạo đức quá chú trọng đến tuân giữ Lề luật một cách tỉ mỉ, mà lại lãng quên việc thực thi tinh thần của Lề luật.  Vì vậy, Chúa đã khiển trách họ: “Dân này chỉ tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì xa Ta” (Mc 7,6).  Thực hành lời Chúa dạy là bảo đảm cho chúng ta được hạnh phúc đời này và đời sau.  Lời hứa miền đất tràn trề sữa và mật, trong truyền thống Do Thái, là niềm hy vọng nuôi dưỡng niềm tin của dân riêng Chúa đã chọn.  Đối với người Kitô hữu, đó chính là hạnh phúc đời đời Thiên Chúa ban cho những ai thực thi lòng mến Chúa yêu người.

    Thực ra mến Chúa yêu người không phải là hai giới răn tách biệt, nhưng là một giới răn duy nhất, như hai mặt của một tấm huy chương.  Lòng mến Chúa phải được chứng minh bằng việc yêu người.  Tình mến mọi người phải được dựa trên nền tảng lòng mến Chúa, vì đó là lòng mến vô vị lợi, không dựa trên những tiêu chuẩn trần gian, không phân biệt và không biên giới.  Thánh Gioan đã khẳng định với chúng ta: ai nói mến Chúa mà không thực hành đức thương yêu với tha nhân thì là kẻ nói dối, vì tha nhân là những người nhìn thấy mà họ không thương yêu, thì làm sao họ mến Đấng mà họ không nhìn thấy?  (x. 1 Ga 4,20). 

    Người tín hữu có một mẫu gương về lòng mến hoàn hảo, đó là Đức Giêsu Kitô.  Người là vị tư tế thánh thiện, vô tội tinh tuyền, tách biệt khỏi kẻ tội lỗi và đã được nâng cao trên các tầng trời.  Trên cây thập giá Đức Giêsu đã minh chứng tình mến đối với Chúa Cha và tình mến đối với nhân loại.  Tác giả thư gửi tín hữu Hípri đã chứng minh Chúa Giêsu là vị tư tế tối cao.  Ngày hôm nay, vị Tư tế đó vẫn đang chuyển cầu cho chúng ta (Bài đọc II).

     “Hỡi Israel, hãy nghe đây, Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa độc nhất.  Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết sức ngươi.  Những lời tôi truyền cho ngươi hôm nay, phải ghi tạc vào lòng.”  Đây là lời kinh mà những người Do Thái đạo đức phải tụng mỗi ngày, để rồi lời ấy vang lên trong mọi giây phút của cuộc sống.  Lời ấy cũng là động lực chi phối mọi lời nói, hành vi và ý tưởng của những ai muốn tuân giữ lề luật.  Đây cũng là câu Lời Chúa được chọn để đọc trong giờ Kinh Phụng vụ vào tối thứ Bảy hằng tuần.  Xin cho lời kinh ấy luôn vang vọng trong tâm trí và cuộc đời chúng ta, để khởi đi từ lòng mến Chúa, chúng ta sẽ thực thi đức yêu người.

    Hôm nay là ngày vọng lễ Các Thánh.  Các thánh là những người mến Chúa yêu người.  Các ngài đã trải qua nhiều gian nan thử thách, nhưng vẫn một lòng tín trung.  Có nhiều vị thà hy sinh mạng sống còn hơn là bỏ Đạo.  Có nhiều vị chấp nhận một cuộc sống trầm lặng trong suy tư cầu nguyện.  Có nhiều vị thánh đã trải qua một cuộc sống rất đơn sơ bình dị, như một người cha, một người mẹ trong gia đình, một công dân của xã hội, một người phong lưu hoặc một người nghèo khó.  Tất cả các thánh đều có một điểm chung: đó là lòng mến Chúa yêu người.  Thánh Phaolô đã khẳng định: Ai yêu thương, thì đã chu toàn lề luật (Rm 13,8b).  Nên thánh chính là thực thi giới răn mến Chúa yêu người. 

    Lạy Chúa là nguồn mạch sự thánh thiện, xin che chở nâng đỡ chúng con trong hành trình cuộc đời, cũng là hành trình nên thánh.  Amen. 

    TGM Giuse Vũ Văn Thiên

    2From: ngocnga_12
    Sent: 10/27/2021 11:39:53 PM Central Standard Time
    Subject: KHÔNG GIAN THÁNH
    LIVE CHURCH.jpg 

    KHÔNG GIAN THÁNH

     

    “Trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần”.

     

    Trong một tập sách nói về các Giáo Xứ, tác giả ví von so sánh các ‘nhà thờ sống’ và ‘nhà thờ chết’: Chi phí của các ‘nhà thờ sống’ luôn nhiều hơn thu nhập của họ; ‘nhà thờ chết’ không cần nhiều tiền! Các ‘nhà thờ sống’ có vấn đề về chỗ đậu xe; ‘nhà thờ chết’ có thừa không gian trống! Các ‘nhà thờ sống’ có thể ồn ào vì một số trẻ em; ‘nhà thờ chết’ vắng lặng như một nghĩa trang! Các ‘nhà thờ sống’ tiếp tục thay đổi cách thức hoạt động, họ luôn cần những ‘không gian thánh’; ‘nhà thờ chết’ không cần đổi thay!

     

    Kính thưa Anh Chị em,

     

    Không chỉ những ‘không gian thánh’ của các Giáo Xứ góp phần làm nên một Hội Thánh sống động, nhưng quan trọng hơn, đó còn là những con người, cũng là những ‘không gian thánh!’. Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ hai thánh Simon và Giuđa, tên của các ngài nằm cuối danh sách 12 tông đồ, chỉ trước Giuđa Iscariot, kẻ phản bội. Tân Ước cho biết rất ít về hai ngài; thế nhưng, kinh ngạc thay, họ là những ‘không gian thánh’ đầu tiên làm nên toà nhà Hội Thánh.

     

    Trong thư Êphêsô hôm nay, Phaolô nói đến các tông đồ như là nền móng của ngôi nhà Thiên Chúa; trong đó, Chúa Kitô là đá tảng góc tường. Trong Ngài, mỗi chúng ta là thành phần của toà nhà; mỗi người là một ‘không gian thánh’ làm nên ngôi nhà Hội Thánh; ở đó, có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, “Cả anh em nữa, anh em cũng được xây dựng làm một với nhau, để trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần”.  

     

    Trong các trụ cột tiên khởi làm nên toà nhà này, có “Simon nhiệt tâm”, phân biệt với Simon Phêrô, vị thủ lãnh; và “Giuđa con Giacôbê”, hay “Giuđa Tađêô”, phân biệt với Giuđa Iscariot, kẻ phản bội. Simon được biết đến như một người nhiệt thành, có lẽ vì ông thuộc nhóm cực đoan, chống lại Rôma. Còn Giuđa, thường được biết đến như vị tông đồ cuối cùng mà các tín hữu sơ khai cầu cứu; việc cầu nguyện với Giuđa Tađêô nhắc nhở mọi người về kẻ phản bội tuyệt vọng cùng tên với ngài. Và nếu đúng như vậy, thì trong sự quan phòng của Chúa, Giuđa Tađêô trở thành vị tông đồ cuối cùng được cầu xin, trở nên niềm hy vọng sau hết cho nhiều người; và chúng ta không ngạc nhiên khi truyền thống gọi Giuđa Tađêô là Thánh Bảo Trợ cho những người thực sự vô vọng. Dẫu sao thì Simon và Giuđa cũng là những Giám mục đầu tiên được chọn để đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất; Thánh Vịnh đáp ca ghi nhận công nghiệp của hai thánh tông đồ, “Tiếng các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu!”.

     

    Ngày lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng, như các tông đồ, mỗi người được kêu gọi ra đi loan báo Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Trong mọi đấng bậc, chúng ta sẽ loan báo theo cách thức phù hợp với sứ vụ Chúa Kitô đã trao phó một cách đặc thù. Dẫu hình thức có khác nhau nhưng tất cả đều được kêu gọi để tạo nên một sự khác biệt vĩnh viễn trong cuộc sống của những con người chúng ta phục vụ. Và nếu trung thành với sứ mệnh, chúng ta tin chắc, Thiên Chúa đang sống giữa chúng ta qua Thần Khí của Đấng Phục Sinh; chính nhờ Ngài, chúng ta cũng là những ‘không gian thánh’, nơi cuốn hút và quy tụ mọi người đến với Chúa; tác động tông đồ của chúng ta cũng được cảm nhận trong cuộc sống của vô vàn anh chị em cho đến tận cùng thế giới.

     

    Anh Chị em,

     

    Để Hội Thánh có thể trở thành một ‘Không Gian Thánh’ của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã không chọn hạng khôn ngoan, giàu có, hay những người thuộc tầng lớp quý tộc; Ngài chọn những ngư dân, thu thuế, những con người bình thường mà Ngài sẽ giáo dục. Phải chăng, vì sợ rằng, họ sẽ dụ dỗ một số người bằng sự khôn ngoan của chính họ, mua chuộc những người khác bằng của cải riêng họ, hoặc cuốn hút những người khác bằng những ân huệ nhờ vào quyền lực và sự hào hiệp của họ. Không! Ngài đã chọn gọi những con người yếu hèn như thế để chứng tỏ rằng, chính quyền năng và sức mạnh của Thánh Thần đang điều khiển Hội Thánh, chứ không một ai khác. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân được gọi để trở nên một ‘không gian thánh’ của Ngài.

     

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

     

    “Lạy Chúa, xin dùng con như một công cụ nhiệt tâm và trung thành, cho con trở nên một ‘không gian thánh’; ở đó, bất cứ ai cũng có thể gặp Chúa, đặc biệt, những ai đang tuyệt vọng!”, Amen.

     

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

     

    3/ From: buidm328
    Sent: 10/27/2021 10:59:10 PM Central Standard Time
    Subject: BẠN CÓ THỂ THA THỨ TRƯỚC KHI BẠN TIN TƯỞNG.

      ( attach ppsx pour vous )

     BẠN CÓ THỂ THA THỨ TRƯỚC KHI BẠN TIN TƯỞNG 

              

    Thứ tư, ngày 27 tháng 10 năm 2021

    “Đừng khăng khăng đòi trả đũa đó không phải là việc của anh chị em làm. Chúa nói, ‘Ta sẽ làm công việc phán xét. Ta sẽ lo điều đó.’” (Rô-ma 12:19 BD Sứ Điệp). 

     

    Điều gì khiến bạn không thể tha thứ cho một người nào đó đã làm tổn thương bạn? Nếu bạn bị tổn thương sâu sắc, bạn có thể ngần ngại để tha thứ vì bạn chưa sẵn sàng để tin tưởng người đó một lần nữa. Đây là điều bạn cần hiểu: Tha thứ và tin tưởng không nhất thiết phải đi đôi với nhau.  

     

    Tha thứ không có nghĩa là phải khôi phục lòng tin ngay lập tức. Tha thứ là tức thì còn sự tin cậy phải được xây dựng lại qua thời gian. Tha thứ dựa trên ân điển còn sự tin cậy được xây dựng trên các việc làm. Bạn giành được sự tin cậy chứ bạn không giành được sự tha thứ. 

     

    Nhiều người không muốn tha thứ cho người khác vì họ nghĩ rằng họ phải tin tưởng những người đó một lần nữa. Nhưng điều đó không đúng. Tin tưởng và tha thứ là hai vấn đề khác nhau! Tôi xin nói lại một lần nữa: Tha thứ cho một người nào đó không có nghĩa là bạn phải tin tưởng người đó. Họ vẫn phải giành được sư tin tưởng của bạn. 

     

    Trong các mối quan hệ mà có người nghiện ngập hay hành hung, ngược đãi, sự tha thứ vẫn có thể xảy ra. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng có nghĩa là mọi thứ có thể trở lại như trước đây. 

     

    Tha thứ và khôi phục lại mối quan hệ là hai điều khác nhau. 

     

    Tha thứ chỉ là phần của bạn. Điều đó không phụ thuộc vào việc người kia có xin bạn tha thứ, đáp lại sự tha thứ của bạn, hay nhận biết họ cần sự tha thứ của bạn hay không. Bạn tha thứ vì lợi ích của bạn.  

     

    Phục hồi một mối quan hệ đòi hỏi nhiều hơn là sự tha thứ. Nó cần phải có sự ăn năn. Nó đòi hỏi sự bồi thường và xây dựng lại lòng tin. Và nó thường phải có thời gian. 

     

    Bạn có đang mắc kẹt trong sự không tha thứ không? Hãy bắt đầu quá trình tha thứ ngay hôm nay. Sau đó, dùng tất cả thời gian bạn cần để xây dựng lại lòng tin cậy. 

     

    Suy Gẫm—Thảo Luận—Cầu Nguyện:   

     

    - Bạn đã được ích lợi như thế nào khi tha thứ cho một người nào đó mặc dầu bạn vẫn không tin tưởng họ? 

    - Bạn đã làm việc như thế nào để xây dựng lại lòng tin với một người nào đó? 

    - Bạn có đang lưỡng lự trong việc tha thứ cho một người nào đó vì bạn không tin tưởng họ không? Bạn có thể thực hiện những bước nào tiến tới sự tha thứ ngày hôm nay? Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng lại lòng tin cậy với người đó chưa? 

    fwd

    ***** 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

TGM NGUYỄN NĂNG

Ngày 28/10: Thánh Simon và thánh Giuđa, Tông đồ - Tuyển chọn (Lc 6,12-19)

Tin mừng: Lc 6,12-19

12Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. 13Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. 14Đó là ông Simôn mà Người gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là các ông Giacôbê, Gioan, Philípphê, Batôlômêô, 15Mátthêu, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Simôn biệt danh là Quá Khích, 16Giuđa con ông Giacôbê, và Giuđa Ítcariốt, người đã trở thành kẻ phản bội.

17Đức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđôn 18đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. 19Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.

 

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Các tông đồ là những người được Chúa tuyển chọn. Chúa tự do chọn lựa cả những người bình thường, và Ngài cũng để con người tự do đáp trả.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, hôm nay chúng con mừng kính hai thánh tông đồ Simon và Giuđa. Cuộc sống chứng nhân của các Ngài đáng ngưỡng mộ và là những tấm gương sáng cho mỗi tín hữu chúng con. Trong danh sách mười hai tông đồ, con thấy có người chối Chúa, có kẻ bán Chúa. Điều này chứng tỏ Chúa không chỉ chọn lựa những người đã hoàn toàn thánh, nhưng Chúa chọn lựa là để mời gọi các Ngài trở nên thánh thiện.

Các Ngài được gần gũi Chúa, lắng nghe Chúa dạy bảo, được cùng Chúa đi khắp các xóm làng, lên núi cao, vào nơi thanh vắng, bên bờ hồ, bên bờ giếng, rao giảng Nước Trời và chữa lành bệnh tật. Các Ngài được sống bên Chúa, gần kề với sự thánh thiện và kết hợp với Chúa, để được Chúa biến đổi nên thánh thiện hơn.

Lạy Chúa, hôm nay con cũng được diễm phúc nghe Chúa dạy bảo, được Lời Chúa uốn nắn, và con cũng mong muốn được hiến dâng lên Chúa thiện chí tông đồ của con. Con muốn được qui tụ bên Chúa, lắng nghe Chúa nói, được tình yêu và ơn thánh Chúa biến đổi, để cùng Chúa dấn thân giữa đời. Con tin rằng Chúa vẫn ở bên con, nâng đỡ con và thánh hoá con.

Lạy Chúa, lời mời gọi của Chúa vẫn vang vọng trong tâm hồn con, con muốn trở thành một tông đồ như thánh Simon và Giuđa, chứ nhất định không là một Giuđa phản Chúa. Xin Chúa chúc phúc cho những ước nguyện chân thành của con. Amen.

Ghi nhớ: “Người chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ”. (C. 13)
Kính chuyển:
Hồng

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON THỨ BA CN30TN-B

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Ba tuần 30 Thường niên năm I - Nước Thiên Chúa (Lc 13, 18-21)

    Tin mừng: Lc 13,18-21

    18 Vậy Người nói: “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây ? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì ? 19 Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được.”

    20 Người lại nói: “Tôi phải ví Nước Thiên Chúa với cái gì ? 21 Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Nước Thiên Chúa hiện nay tuy nhỏ bé, nhưng vẫn không ngừng lớn lên và đang âm thầm biến đổi thế giới. Người Kitô hữu phải biết hy vọng và góp phần làm cho Tin Mừng ảnh hưởng sâu rộng trong thế giới hôm nay.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, hai nghìn năm đã qua từ ngày Chúa đến trần gian để thực hiện công việc cứu độ. Thế mà con thấy kết quả dường như quá nhỏ bé. Bất công hận thù vẫn còn đó, tội và đau khổ vẫn gia tăng. Dường như Nước Thiên Chúa đang bị thu hẹp, và Tin Mừng chưa biến đổi được thế giới. Đôi lúc lòng tin của con chẳng còn vững vàng.

    Lời Chúa hôm nay đã khơi dậy trong con niềm hy vọng vào tương lai. Chúa đã mở mắt con để con nhận ra Nước Chúa vẫn đang tăng trưởng, dù âm thầm, nhưng rất mạnh mẽ. Lời Tin Mừng mà Chúa gieo vào trần gian, ban đầu còn hạn hẹp nơi nhóm Tông đồ, nhưng nay đã được công bố khắp nơi, hơn nữa đang thấm nhập vào đời sống con người và biến đổi thế giới. Tình yêu của Chúa, hoạt động cứu độ của Chúa, ban đầu chỉ là những việc nhỏ bé, nhưng nay đã ăn sâu trong lòng người và đang lớn dần trong xã hội.

    Lạy Chúa, xin Chúa giữ lòng con luôn tin tưởng, xin đừng để con thất vọng và mất kiên nhẫn. Xin giúp con biết góp phần làm dậy men Tin Mừng trong cuộc sống. Xin cho con biết sống Tin Mừng hằng ngày. Con tin rằng những việc tốt con làm, dù chỉ là việc âm thầm nhỏ bé, nhưng sẽ lan rộng và biến đổi gia đình con và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Xin Chúa giúp con can đảm sống Tin Mừng. Dù Tin Mừng có bị người đời chê là bảo thủ, khe khắt, ngược đời, nhưng con tin rằng Tin Mừng sẽ là niềm hy vọng cho nhân loại. Muôn dân sẽ đến núp bóng và làm tổ trên cành cây của Nước Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Hạt cải mọc lên và trở thành một cây to”. (C.19)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Tư tuần 30 Thường niên năm I - Hãy qua cửa hẹp (Lc 13,22-30)

    Tin mừng: Lc 13, 22-30

    22 Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy.

    23 Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Người bảo họ: 24 “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.

    25 “Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: “Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!, thì ông sẽ bảo anh em: “Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!

    26 Bấy giờ anh em mới nói: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi. 27 Nhưng ông sẽ đáp lại: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!

    28 “Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Ápraham, Ixaác và Giacóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài.

    29 Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. 30 “Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Thiên Chúa là Cha chung đã mời gọi muôn dân từ khắp bốn phương trời đến dự Bàn Tiệc Nước Thiên Chúa. Điều kiện để vào dự tiệc không phải là nại đến thân thế của mình, nhưng phải biết chiến đấu đi qua cửa hẹp mà vào.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, những lời Chúa cảnh cáo người Do thái ngày xưa có thể là những lời cảnh giác cho chính con hôm nay. Con mang danh là một Kitô hữu, nhưng con đã làm gì để xứng đáng được tham dự vào Bàn Tiệc Nước Trời ? Có phần nào con giống người Do thái cứng lòng ngày xưa, khi con lãnh nhận các bí tích một cách máy móc, lười biếng, hay giữ đạo một cách hình thức, và tưởng rằng như thế là đủ cho con được ơn cứu rỗi. Con quên rằng Chúa luôn nhìn thấu suốt mọi tâm hồn và mời gọi con đóng góp những cố gắng hy sinh của chính mình. Chúa mời gọi chiến đấu để đi qua cửa hẹp mà vào Nước Trời. Bởi vì Chúa đã khẳng định: “Không phải bất cứ ai nói: lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời đâu”. Vâng, lạy Chúa, cửa hẹp chính là con đường thập giá mà Chúa đã đi qua. Đi vào cửa hẹp là dấn thân từ bỏ chính mình, là biết hy sinh cho tha nhân, là vui lòng thực thi Thánh Ý Chúa trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời.

    Lạy Chúa, xin Chúa giúp con biết xác tín vào chân lý đó, để mỗi bước chân con đi trên con đường thánh giá, sẽ dẫn đưa con đến Bàn Tiệc Nước Chúa. Xin cho con trong suốt cuộc hành trình tiến về Quê Trời, sẽ không chọn cho mình những con đường rộng thênh thang của những khát vọng đam mê tội lỗi, nhưng xin cho con dám can đảm đi vào con đường hẹp, con đường dẫn đến núi Sọ, để rồi từ đó mở ra cho con Bàn Tiệc Phục sinh vinh quang. Amen.

    Ghi nhớ: Người ta sẽ từ đông sang tây đến dự tiệc trong nước Chúa”. (C. 29)
    KÍnh chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  • TGM NGUYÊN NĂNG
     

    Thứ Hai tuần 30 Thường niên năm I - Giải thoát (Lc 13,10-17): ĐƯỢC LÀM BÁC ÁI NGÀY SABAT (CÂU 16)

    Tin mừng: Lc 13,10-17

    10Ngày sabát kia, Đức Giêsu giảng dạy trong một hội đường. 11Ở đó, có một phụ nữ bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được. 12Trông thấy bà, Đức Giêsu gọi lại và bảo: “Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền!” 13Rồi Người đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa.
    14Ông trưởng hội đường tức tối vì Đức Giêsu đã chữa bệnh vào ngày sabát. Ông lên tiếng nói với đám đông rằng: “Đã có sáu ngày để làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày sabát!”

    15Chúa đáp: “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sabát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước ? 16Còn bà này, là con cháu ông Ápraham, bị Xatan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày sabát sao ?”

    17Nghe Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện.

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Lòng nhân từ bao dung của Chúa không bị giới hạn bởi những luật lệ. Chúa dạy ta không được tuân giữ luật lệ một cách máy móc, nhưng trên hết, phải có lòng thương xót.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, ông trưởng hội đường đã quá chú trọng tới việc tuân giữ lề luật, đến nỗi đã chống đối Chúa, không chấp nhận việc chữa bệnh trong ngày lễ nghỉ. Người ta an tâm cứu một con vật, mà lại để cho một người bệnh suốt mười tám năm phải tiếp tục đau khổ. Quả là nghịch lý và giả hình, vì hóa ra họ xem mạng sống con vật quý trọng hơn sự sống con người. Lạy Chúa, Chúa lên án họ, nhưng đồng thời cũng đang lên án chính con.

    Biết bao lần, con đã cố gắng chu toàn mọi thứ lề luật, nhưng lại dửng dưng với những nỗi đau khổ của anh chị em chung quanh. Có thể con đã hết lòng bảo vệ luật Chúa nhưng lại thờ ơ lãnh đạm với nhau. Con cố gắng không gây phiền hà ai, không làm mất lòng ai, không cậy nhờ đến ai, với mục đích là cũng đừng ai làm phiền tới con. Con đã từng khó chịu khi phải giúp đỡ ai việc gì, hoặc là khi họ cần đến con.

    Lạy Chúa, xin thương ban cho con một trái tim biết yêu mến, biết thương xót và quảng đại, xin giúp con từ nay biết giữ luật với tất cả lòng yêu mến. Xin dạy con biết đối xử với anh em bằng tình thương chân thành. Xin cho con một quả tim bén nhạy để kịp thời nhận ra những thiếu thốn, những nỗi đau khổ nơi anh em con. Xin cho con mau mắn tỏ lòng thương xót anh em và đừng khi nào bỏ qua một dịp sống bác ái. Amen.

    Ghi nhớ: “Chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc người con gái của Abraham này trong ngày Sabbat sao ?” (C. 16)
    Kính chuyển:
    Hồng