2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG - CHRISTOPHER

 

  •  
    Mo Nguyen

     

     

                     

                                                                      THE MOST HOLY TRINITY – YEAR C

                                                                                         12 JUNE 2022

                                                                                                                                                    

                                                                             BREAKING OPEN THE WORD

                                                                   

                                                                   UNITY OF LOVE (John 16:12-15)

     

    There is a famous icon of the Trinity by Rublev in which the three persons of the Trinity are depicted gathered around a table. Each of the figures looks toward, the others and while each is painted in different colours each one is difficult to distinguish from the others. Rublev chose this graphic means to depict the uniqueness and unity of the Triune God. Similarly, the New Testament writers sought to express what they understood about the nature of God as Father, Son and Spirit. Each has a particular role in the unfolding of salvation history and yet they are united in a community of love. For Paul, it is through our faith in Jesus that we are judged to be righteous, a righteousness which comes through his death and resurrection and enables us to look forward to the future glory of God the Father. The Spirit, for his part, has poured the love of God into our hearts. Certainly, Paul would not have claimed to have fully plumbed the depths of God, and yet like other first- generation Christians, he knew that you could not speak about God without coming to terms with God as Father, Son and Spirit.

    The unity of Father, Son and Spirit is strongly expressed in the Gospel of John where all that the Father has is also the Son’s, and whatever the Spirit will speak to the Church is an expression of what comes from the Father and the Son.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

                                                Trinity Song:

                                     Trinity Song - Bing video

     

         ALBUM MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI - Jos Đường Trình bày:

       (94) ALBUM MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI - Jos Đường Trình bày - YouTube

     

     

     

     

 

SỐNG

  • Ngày 11/6: Thánh Ba-na-ba Tông đồ

    Phúc Âm: Mt 10, 7-13

    “Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không“.

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con hãy đi rao giảng rằng: Nước Trời đã gần đến. Hãy chữa những bệnh nhân, hãy làm cho kẻ chết sống lại, hãy làm cho những kẻ phong cùi được sạch và hãy trừ quỷ: Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không.

    “Các con chớ mang vàng, bạc, tiền nong trong đai lưng, chớ mang bị đi đường, chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy gộc: vì thợ thì đáng được nuôi ăn. Khi các con vào thành hay làng nào, hãy hỏi ở nơi đó ai là người xứng đáng, thì ở lại đó cho tới lúc ra đi.

    “Khi vào nhà nào, các con hãy chào rằng: “Bình an cho nhà này”. Nếu nhà ấy xứng đáng thì sự bình an của các con sẽ đến với nhà ấy; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì sự bình an của các con sẽ trở về với các con”.

    Suy niệm

    LỜI CHÚA TRONG LỜI TÔNG ĐỒ

    “Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã gần đến. Anh em hãy chữa lành người đau yếu.” (Mt 10,7-8)

    Suy niệm: Chúa đòi buộc các tông đồ phải rao giảng lời của Chúa, để lời của các tông đồ rao giảng phải là lời của Thiên Chúa và phải được đón nhận như lời của Thiên Chúa. Trong Giáo Hội tiên khởi, thánh Phao-lô cho biết, các tín hữu đầu tiên đã ý thức và đón nhận lời các tông đồ rao giảng “không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy” (1Th 2,13). Vì thế, khước từ lời rao giảng Tin Mừng của các tông đồ cũng là khước từ lời rao giảng của Chúa Giê-su và khước từ những người Chúa Giê-su sai đến là khước từ chính Chúa Giê-su. Người ta không thể ngụy biện rằng, chúng tôi tin Chúa Giê-su và nghe lời Ngài, nhưng chúng tôi không nghe lời các tông đồ Chúa sai đến. Lối ngụy biện đó không có đất sống, vì lời Chúa đã nói: “Ai nghe các con là nghe Thầy ; và ai khước từ các con là khước từ Thầy ; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy” (Lc 10,16). Chính vì tầm quan trọng của lời rao giảng, các tông đồ được đòi hỏi phải trung thành với lời Chúa hơn.

    Mời Bạn: Những lời rao giảng và khuyên bảo của các linh mục được bạn và gia đình đón nhận như thế nào? Như lời của Thiên Chúa hay như lời người phàm? Nghe những lời Chúa dạy hôm nay, bạn quyết tâm thực hiện điều gì?

    Sống Lời Chúa: Lắng nghe lời các linh mục giảng dạy hay khuyên bảo và cám ơn Chúa đã gởi các linh mục đến coi sóc, chỉ bảo.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con có lòng kính trọng các linh mục và cầu nguyện cùng cộng tác với các ngài lo việc tông đồ như cộng tác với Chúa vậy
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NỘI NGUYỄN - CHÚA BA NGÔI

  •  
    Song Loi Chua
     

    SUY NIỆMCẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT CHÚA BA NGÔI NĂM C (12/6/2022)

    TIN MỪNG GIOAN 16, 11-15

    ---ooOoo---

    TỪ MỘT CHÚA BA NGÔI ĐẾN MỘT HỘI THÁNH HIỆP HÀNH

    "Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con”

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Hội Thánh Hiệp Hành đã được khai sinh trong  ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ vì trong ngày trọng đại ấy Chúa Thánh Thần đã xuống trong lòng Hội Thánh, để đồng hành cùng Hội Thánh và cùng hoạt động với Hội Thánh. Vì thế mà trước mọi công việc hệ trọng Hội Thánh đều cất cao tiếng hát VENI CREATOR SPIRITUS = LẠY THẦN KHÍ SÁNG TẠO, XIN HÃY ĐẾN! Cững từ ngày đó Hội Thánh được xây dựng theo mô hình và trên nền tảng Một Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một Chúa mà Ba Ngôi khác biệt nhau nhưng hiêp thông với nhau.

    Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi các tín hữu được mời chiêm ngắm Chúa Cha trong công trinh Tạo Dựng vũ trụ vạn vật và con người, chiêm ngắm Chúa Con trong công trình Cứu Chuộc  loài người tội lỗi và chiêm ngắm Chúa Thánh Thần trong công cuộc Thánh Hóa các tâm hồn. Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi các tín hữu còn được mời sống mầu nhiệm Hội Thánh hiệp hành dưới sự hướng dẫn và tác động của Chúa Thánh Thần là Thánh Thần của Thiên Chúa và của Chúa Kitô Phục Sinh!

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 16,11-15:  Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".

     

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 16,11-15:    

    3.1 Một Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con (Chúa Giêsu Kitô) và Chúa Thánh Thần:  Mọi công trình trong thê giới này đều do Thiên  Chúa Ba Ngôi thực hiện. Nhưng Hội Thánh thường gán cho Chúa Cha công trình đạo dựng vũ trụ vạn vât và loài người, cho Chúa Con (Giêsu Kitô) công trình cứu độ vì Chúa Giêsu đã sinh ra làm người, chịu nạn chịu chết trên thập giá để cứu chuộc muôn người, và gán cho Chúa Thánh Thần công trình thánh hóa  Những chương đầu của Sách Sáng Thề kể lại công trình sáng tạo của Chúa Cha. Bốn sách Phúc Âm tường thuật đời sống và việc làm, kể cả cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô. Sách Công vụ Tông Đồ kể lại hoat động của Chùa Thánh Thần trong Hội Thánh và thế giới thời Giáo Hội sơ khai.

    3.2 Nhưng một Chúa ba Ngôi vẫn là một Mầu Nhiệm vượt xa sự hiểu biết của trí tuệ loài người. Vì thề mà chúng ta phải đón nhận một cách khiêm nhường và suy phục trong tâm tình biết ơn.

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 16,11-15: 

    4.1 Chúng ta hãy tập sống thân mật với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thành Thần:  tìm hiểu về Chúa Ba Ngôi là điều không dễ, nhưng sống thân mật với Chúa Cha, với Chúa Con và với Chúa Thánh Thần lại là công việc rất khả thi. Chúng ta lầy tình con thảo mà cư xử với Chúa Cha, lầy tình môn đệ và huynh đệ mà đối xử với Chúa Giêsu Kitô, lấy tình kẻ được bảo trợ và che chở mà đối xử với Chúa Thánh Thần.

    4.2 Chúng ta hãy tích cực thể hiện một Hội Thánh Hiệp Hành Muốn chứng tỏ chúng ta là con cái của Chúa Ba Ngôi, các Kitô hữu còn phải thể hiện mình là thành viên của một Hội Thánh Hiệp Hành, vì Hội Thánh của chúng ta được xây dựng trên nền tảng Ba Ngôi Thiên Chúa. Hiệp hành là hiệp thông và đồng hành theo hai nghĩa là cùng đi và cùng hành động. Muồn cùng hành động thì phải có cùng tầm nhìn (From one vision to one action). Các tín hữu muốn có chung một tầm nhìn thì phải cùng được đào tạo qua các bài giảng, các Khóa, các lớp huến luyện, phải cùng sinh hoạt trong các hiệp hội tông đồ giáo dân. Đây là chìa khóa, là bước khởi đầu của tiền trình hiệp hành.

     

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 16,11-15:  \

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con, Người đã mặc khải cho chúng con về bản thân Người cũng như về Cha và về Thánh Thần. Người cond ậy chúng con ba Đấng/Ngôi là một Thiên Chúa duy nhất và hiệp thông. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

     Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN GIÁO DÂN:

    1.- «Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho mọi người được ơn khao khát đón nhận những mạc khải của Chúa Giêsu Kitô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy cảm nghiệm được sự tác động của Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu được tràn đầy Ơn Chúa Thánh Thần. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các Kitô hữu thể hiện sự hiệp thông trong suy nghĩ và hành động vì là thành viên của một Hội Thánh Hiệp Hành.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha chẳng những đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô và Chúa Thánh Thần cho chúng con. mà Cha còn ban chính mình Cha cho chúng con. Chúng con cũng xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con một Hội Thánh Hiệp Hành theo mô hình một Chúa Ba Ngôi.

    Chúng con xin quyết tâm tể hiện một Hội Thánh Hiệp Hành trong môi trường sống của chúng con. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha và Chúa chúng con  Amen.

    Sàigòn ngày 10 tháng 6 năm 2022 

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

     

     

    --

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH - THỨ BẢY

  •  CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA
    LM MINH ANH -HUẾ
     
     
    Lễ Thánh Barnaba Tông Đồ, 11/6, Thứ  Bảy tuần X TN - Cv 11, 21b-26; 13, 1-3  -  Mt 5, 33-37 
     

    ĐƯỢC GỌI ĐỂ NÓI ‘CÓ’

    “‘Có’ thì nói ‘có’, ‘không’ thì nói ‘không’; thêm thắt điều gì là do ác quỷ!”.

    Ngày kia, Thomas Jefferson và một nhóm kỵ sĩ dừng ngựa trước một chiếc cầu đã bị cuốn trôi; ở đó, cũng có một nông dân đang đứng ngẩn ngơ! Jefferson quyết định vượt sông và họ phải chiến đấu với dòng nước xiết. Người lạ đứng quan sát. Sau khi nhiều người đã  sang được bờ, người lạ hỏi Jefferson, liệu ông có thể cho anh ‘quá giang?’. Jefferson đồng ý! Hai người an toàn qua bờ bên kia. Một người trong nhóm hỏi, “Tại sao bạn chọn tổng thống để được sự ưu ái này?”; người ấy sốc, thừa nhận, anh không biết gì, “Tất cả những gì tôi biết, là dường như trên khuôn mặt của một số các bạn viết ‘Không’, và số khác là ‘Có’. Khuôn mặt ông ấy viết ‘Có!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Khuôn mặt ông ấy viết ‘Có!’”, thật ấn tượng với kết luận của người khách lạ về Jefferson! Nhưng sẽ ấn tượng hơn với Giêsu, mà không chỉ khuôn mặt, nhưng cả con người, tính cách và sứ vụ của Ngài hoàn toàn viết ‘Có!’. Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài nói, “‘Có’ thì nói ‘có’, ‘không’ thì nói ‘không!’”. Đơn giản, ngắn gọn, nhưng hết sức sâu sắc! Vì lẽ, những lời này nói lên sự trung thực của cả con người và sứ mệnh của Ngài đối với Chúa Cha, đối với con người. Noi gương Ngài, chúng ta, những môn đệ của Chúa Giêsu, cũng ‘được gọi để nói ‘Có’’ như Ngài!

    Trong thư Côrintô, thánh Phaolô nói, “Đức Kitô Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng chúng tôi rao giảng, đã không vừa ‘có’ lại vừa ‘không’; nơi Ngài, chỉ toàn là ‘có!’”. Chúa Kitô chỉ toàn là ‘Có’ đối với Chúa Cha và Ngài cũng là ‘Có’ đối với tất cả chúng ta; Ngài là hiện thân của tình yêu thuỷ chung của Thiên Chúa dành cho con người. Ngài là lời ‘Xin Vâng’ của chúng ta đối với Chúa Cha; thay mặt chúng ta, Ngài thưa lên với Cha một cách trọn vẹn lời ‘Có’ yêu thương; và Ngài tuyệt đối làm theo ý muốn của Chúa Cha trọn cuộc sống Ngài.

    Để bảo đảm lời ‘Có’ đối với Chúa Cha và đối với những kẻ Cha trao, Chúa Giêsu phải nói ‘Không’ với bất cứ điều gì mâu thuẫn với việc sống theo lời ‘Có’ căn bản của mình. Ngài nói ‘Không’ trước những cám dỗ khác nhau xảy đến từ đầu trong hoang địa và những lúc khác khi thi hành sứ vụ, mãi cho đến tận đồi Canvê! Điển hình nhất là khi Phêrô dỗ dụ Ngài tránh khỏi thập giá, Ngài nhất mực bảo vệ lời ‘Có’ này khi bảo, “Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy!”.

    Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ thánh Barnaba, một người được gọi là ‘Con Của Sự Khích Lệ’, một người luôn nói ‘Có’ với Chúa Thánh Thần như bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết; noi gương ngài, chúng ta nói ‘Có’ với Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Giêsu còn phải chiến đấu để chống lại việc nói ‘Không’, phương chi chúng ta, vốn thường bị cám dỗ nói ‘Không’ với nhiều hình thức khác nhau; chúng luôn cản trở chúng ta bày tỏ một tình yêu trung thành. Là Kitô hữu, noi gương Barnaba và Chúa Kitô, chúng ta ‘được gọi để nói ‘Có’’; vì thế, cái ‘Không’ của chúng ta luôn nhằm phục vụ cái ‘Có’ tuyệt vời đó đối với Chúa, đối với tha nhân, và đối với cuộc sống!

    Anh Chị em,

    ‘Có!’. Một tấm gương ngời sáng sau Chúa Giêsu không ai khác hơn là Đức Mẹ. Maria là con người đã trọn vẹn nói ‘Có’ với Thiên Chúa và chương trình của Ngài một cách tuyệt vời! Mặc dù, lời ‘Có’ của Mẹ trả một giá khá đắt, nhưng Mẹ đã vượt qua tất cả! Vì thế, mỗi khi bị cám dỗ để nói ‘Không’, chúng ta hãy chạy đến với Mẹ, xin ngài giúp sức để mãi can trường, vững vàng trong niềm tin, hầu đủ sức cam kết trước bất cứ hoàn cảnh nào. Hôm nay, chúng ta được mời gọi xét lại mức độ cam kết của mình trong mọi lĩnh vực. Bạn đã xây dựng thói quen nói ‘Có’ trong những vấn đề lớn và nhỏ của cuộc sống chưa? Mọi người có nhận ra phẩm chất này ở bạn không? Tắt một lời, bạn có đáng tin không? ‘Đáng tin’ là một cách thức công bố Phúc Âm mạnh mẽ nhất! Hãy cam kết ngay hôm nay, và Chúa sẽ làm những điều kỳ diệu qua bạn!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin giúp con luôn nói ‘Có’ với Chúa và với anh chị em con; cũng xin cho con luôn biết nói ‘Không’ với những gì cản trở con nên ‘anh hùng’ như Chúa và tha nhân chờ đợi!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

CẢM NGHIỆM SỐNG - NGẮN GỌN

  •  
    Mo Nguyen
     

                                        

     

                                                                                                  

                                                                    THE MOST HOLY TRINITY – YEAR C

                                                                                  12 JUNE 2022

     

    A REFLECTION (John 16:12-15)

     

    O LORD, OUR GOD! The mystery of the Blessed Trinity is too deep for us now. But gradually the Holy Spirit will lead us to the fullness of the truth about God. Day by day we will grow in our sense of wonder that this God, who created the heavens and the earth, cares for us in an intimate, personal way. All we can do is cry out ‘Glory to  the one God, the Father, the Son and the Holy spirit.

     

                                      Holy God we praise thy name:

                            Holy God we praise thy name - Bing video

     

                                                      Tôi Tin Kính:

                                           Tôi Tin Kính - Bing video