1. Hôn Nhân & Gia Đình

Sắc Hoa Tháng Năm – Ngày 14

1. XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN (hát hoặc đọc):

Hát: Cầu Xin Chúa Thánh Thần

1. Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi thánh đường.

ÐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.

2. Cầu xin Chúa Thánh Thần, nguồn thiêng ân ái từ nhân, hun đốt tim con tình yêu lai láng, cho lòng thao thức bên Chúa luôn.

Đọc: Kinh Đức Chúa Thánh Thần

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

– Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dậy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

2. TIN MỪNG (theo ngày trong tuần): Ga 15,9-17

9 Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.

16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em.17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.

3. SUY NIỆM:

“Giờ” đã đến. Chính trong đau khổ, Chúa Con diễn tả tình yêu tuyệt đối với Chúa Cha và nhân loại. Đồng thời cũng là tình Cha yêu nhân loại đến nỗi trao ban người Con Một. Nên đó là “giờ tôn vinh” của cả Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Con sẽ được tôn vinh khi bị treo trên cây thập giá. Chính trên cây thập giá, Chúa Con đã tôn vinh Chúa Cha.

4. QUYẾT TÂM:

Qua lời Chúa đây, con nhận ra ý nghĩa của đau khổ. Con sẽ bắt chước Chúa can đảm đón nhận đau khổ trong sự thanh thản và an bình.

5. LẦN HẠT (chọn 1 trong 3 cách dưới):

          1- Lần hạt 5 chục theo ngày trong tuần

          2- Lần hạt tuỳ ý

          3- Lần hạt theo mầu nhiệm gợi ý ở dưới đây:

Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên Trời. Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên Đàng.

(Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).

6. BÀI ĐỌC:

Lòng Thương Cảm của Đức Maria

Tác giả: Thánh Pierre-Julien Eymard

I. Đức Maria không có tội nguyên tổ cũng không có tội riêng phải chuộc đền. Thiên Chúa không chất trên Mẹ gánh nặng tội lỗi bất chính của chúng ta như đã chất trên Chúa Giêsu. Vậy tại sao Mẹ, một người vô tội lại phải chịu quá nhiều đau khổ suốt cả đời, vì trong suốt cuộc đời, thị kiến về cái chết của Con Mẹ không ngừng ám ảnh Mẹ cho tới khi thành hiện thực trên đồi Can-vê?

Lý do thứ nhất là vì đau khổ là định luật của tình yêu; chính tình yêu của Đức Maria tạo nên cuộc tử đạo của Mẹ, và vì Mẹ yêu nhiều hơn bất cứ thụ tạo nào, nên Mẹ phải chịu một cuộc tử đạo khôn sánh. Lý do thứ hai là vì đau khổ là sự tôn vinh thực tế của Chúa Giêsu Kitô trong chúng ta. Nhờ đau khổ, chúng ta tiếp tục và hoàn tất hy lễ của Ngài. Sau cùng, bởi vì mẫu tính được mua bằng đau khổ. Trong khi sinh ra Người Con vô tì vết, Mẹ Maria đã thoát được luật này; nhưng khi Mẹ trở nên Mẹ chúng ta, sinh chúng ta ra trong ân sủng, Mẹ phải chịu tất cả những gay gắt của đau khổ. Chúa Giêsu đã không phải chịu đau khổ để tái tạo chúng ta trong Ngài đó sao? Đức Maria cũng thế, khi đứng dưới chân Thánh Giá, Mẹ đã trải qua tất cả những hình khổ của cuộc khổ nạn, để trở nên Mẹ chúng ta do việc chấp nhận.

Thế nên chúng ta hãy suy tư về việc Mẹ Maria tham phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, và hãy cố gắng hiểu phần mà Mẹ đã dự vào đó.

II. Nhờ ánh sáng siêu nhiên, Đức Maria đã nhìn thấy Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu; Mẹ đã tham dự vào lời cầu nguyện, nỗi sầu thương, cơn hấp hối của Ngài, vì giữa Hai Trái Tim này có một mối đồng cảm và tình yêu hoàn hảo.

Sau đó Mẹ đã nhìn thấy Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội, bị mọi người bỏ rơi, bị Phêrô chối bỏ; một mình Ngài đứng trước toà, không người bào chữa, bị tạt vả cách nhục nhã, bị đối xử như một người điên. Than ôi người Mẹ đáng thương! Mẹ phải chịu cảnh cực kỳ bơ vơ tàn nhẫn chừng nào! Không một ai, kể cả trong số các bạn hữu, bênh đỡ cho Ngài! Thậm chí không ai dám nhìn nhận Ngài!

Và khi Thánh Gioan đến nói với Mẹ về quang cảnh phòng xử án của Philatô, về bản án tử hình bất công, thì Trái Tim Hiền Mẫu của Mẹ hẳn phải tan nát vì đau thương. Mẹ đi đến pháp trường: kìa, Mẹ nghe thấy tiếng roi vọt; Mẹ nhìn thấy Chúa Giêsu được đặt bên Baraba và được giới thiệu cho công chúng như kẻ ngang hàng với tên gian ác công khai; Mẹ nghe thấy tiếng Ecce Homo, và những tiếng kêu man rợ của đám quần chúng vô đạo đức: “Tolle, tolle, crucifige.” Đem đi, đem đi đóng đanh nó vào Thập giá.” A! người Mẹ đáng thương, Mẹ muốn có thể cướp lấy Con Mẹ khỏi những kẻ tố cáo tàn bạo này! Than ôi! Mẹ chỉ biết khóc!

III. Mẹ theo Chúa Giêsu lên đồi Can-vê. Mẹ gặp Ngài trên con đường đau thương đó, con đường mà Ngài đã tưới đẫm máu đào. Bốn con mắt giao nhau, hai Trái Tim khổ sầu kết hợp trong một hành vi sát tế, một hành vi nhẫn nại trọn hảo.

Hãy xem Chúa Giêsu trên đồi Can-vê! Mẹ Maria nhìn Ngài bị lột hết y phục một cách tàn nhẫn vô nhân đạo. Mẹ thấy Ngài giang tay trên Thánh Giá; Mẹ nghe thấy tiếng búa đang đóng chân tay Ngài vào giá gỗ. Còn cảnh nào ghê gớm hơn cho một người mẹ! Mẹ cũng bị đóng đinh – tiếng búa dội ngược lại gây cho Mẹ những dấu tích thương đau.

Mẹ nhìn ngắm Ngài khi người ta dựng Ngài lên khỏi mặt đất; Mẹ dõi mắt theo Ngài. Khi người ta đang hì hục dựng Thánh giá lên, thì người Mẹ can đảm đó đã gặt phăng mọi chướng ngại, tiến đến sát bên. Ơ đó, chìm ngập trong đại dương sầu đắng, Mẹ chiêm ngắm Ngài. Mẹ cảm nếm mỗi một trong các nỗi đau của Ngài; Trái Tim Mẹ như bị ngẹn vít bởi những tiếng kêu của Chúa Giêsu. Mẹ lắng nghe từng lời Con Mẹ phán ra; Mẹ ghi nhớ những lời ấy trong ký ức Mẹ để sau này kể lại cho chúng ta. Mẹ nhìn dòng Máu Thánh chảy xuống lai láng; Mẹ nhìn thấy Ngài đang dốc cạn hết sự sống Ngài ra. Mẹ nghe thấy tiếng Ngài kêu khát mà Mẹ không biết làm sao cho Ngài giãn khát! Và sau cùng Mẹ nghe thấy Ngài kêu Ngài bị Chúa Cha ruồng bỏ! – rồi người Con chí ái của đã trút hơi thở cuối cùng.

Bây giờ Đức Maria làm gì? Mẹ đang trong cơn hấp hối dằn vặt yêu thương, nhưng rồi Mẹ đã tiếp nhận trong vòng tay hiền mẫu Thân Xác Cực Thánh Ngài, Mẹ ôm ấp với tình mẫu ái dịu dàng, thờ lạy với Đức tin Kitô hữu, và chuẩn bị mai táng như một quả phụ sầu thảm mai táng đứa con độc nhất – và rồi Mẹ khóc.

Đời sống của Mẹ Maria bây giờ sẽ trôi qua trong nỗi gợi nhớ những niềm đau của cuộc Tử nạn, để làm mới lại cuộc tử đạo riêng của Mẹ và đem lại vinh quang về cho Thiên Chúa nhờ những đau khổ Mẹ chịu. Mẹ sẽ suy đi gẫm lại đoạn đường đau thương đó, và cũng là để trước hết dạy chúng ta biết sùng mộ Đường Thánh Giá, để được đẹp lòng Chúa Giêsu và sinh ích cho các linh hồn.

CAN-VÊ VĨNH CỬU

Mẹ Maria đã đau đớn khóc lóc dưới chân Thánh Giá. Mẹ sẽ cảm thấy đớn đau biết bao khi thấy Con Mẹ vẫn phải chịu nhục mạ, ngược đãi, khinh thường trên các bàn thờ của chúng ta còn hơn cả ở núi Can-vê xưa!

Chị Maria Thánh Giá ở Sicily, đã nghe thấy một tiếng kèn vang lên tựa tiếng sấm vào lúc có một vị linh mục phạm thánh dâng Thánh Lễ, và có một tiếng nói vang lên: “Ultio, poena, dolor!” Báo oán, trừng phạt, hành khổ!” và chị ta thấy một thiên thần cầm gươm trong tay sẵn sàng bổ vào vị linh mục quái gở. Khi vị đó đọc lời truyền phép, chị ta thấy dường như Chúa Giêsu hiền như con chiên, để Mình bị xâu xé ra từng mảnh bởi con sói dữ đó. Nhưng khi vị linh mục đó hiệp lễ thì Thiên đàng trở nên tối đen, các thiên thần chung quanh bàn thờ khóc lóc; và Đức Mẹ đứng gần Con mình cũng vừa khóc, vừa chìm trong nỗi đau khổ khôn lường phát sinh do cái chết của Chúa Giêsu rất trong trắng, cũng như do sự hư mất của đứa con bội bạc này đã dám sát tế Ngài một cách cực dữ. (Thánh. Alphosô Liguori, selva.)

Thực hành – Kết hợp với Đức Maria, chúng ta hãy dùng mọi phương thế đền tạ những sự phạm thánh người ta phạm đến Thánh Thể.

Hoa thiêng – Ôi Mẹ của tình yêu! Xin ban cho chúng con có thể cảm được nỗi khổ sầu mênh mông trước quang cảnh Chúa Giêsu bị vũ nhục trong phép Thánh Thể.

7. KẾT THÚC (hát hoặc đọc):

Hát: Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa

ĐK: Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í, a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái nhìn phận hèn tôi tớ. Vì vậy đến muôn đời, sẽ khen tôi đầy ơn, sẽ khen tôi đầy phúc, sẽ khen tôi muôn đời, đến muôn đời, đến muôn đời.

1. Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao trọng Danh Người là Thánh. Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người.

2. Chúa biểu dương sức mạnh oai phong tiêu diệt tơi bời những phường tự đắc, bọn quyền quý tự kiêu, Ngài triệt hạ khỏi tòa cao và nâng dậy những ai ở khiêm nhường.

3. Lũ giàu sang đuổi về tay không, những người thanh bần ban đầy hồng phúc. Người đã nhớ lời hứa mà độ trì Ít-ra-en cùng tổ phụ Áp-ram với miêu duệ.

Đọc:  Thánh Ca (Lc 1,47-55)

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới ;
Từ nay hết mọi đời
Sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả.
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
Như đã hứa cùng cha ông chúng ta.
Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
Và cho con cháu đến muôn đời.
Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con,
cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa,
tự muôn đời và chính hiện nay
luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.

 

****

Tài liệu trích dẫn:

1/ Kinh Thánh: Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ

2/ Bài suy niệm và cầu nguyện: Nữ Đan Viện Đa Minh

3/ Thánh Pierre-Julien EymardNgười Say Yêu Thánh Thể, bản dịch Việt ngữ của  Đức Phương & Đức Nguyên, SSS; nguồn: danchuausa.net

4/ Bài hát: Thánh ca Cộng đồng

 

 

 

BAN CỔ VÕ KINH MÂN CÔI

DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM

KINHMANCOI.NET

 

Đặc trách 

Lm. FX. Trần Kim Ngọc, OP.

BÀI 1: THIÊN CHÚA ĐÃ THIẾT LẬP HÔN NHÂN

1 - Định nghĩa

a/ Hôn nhân là hình ảnh tình ỵêu Thiên Chúa:

 Kinh Thánh nói: “Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.” (1 Ga 4, 7-8) 

b/ Hôn nhân là cộng tác với Thiên Chúa:

Cộng tác vì trong công trình sáng tạo con người của Ngài, vì sinh sản, nuôi dữong và giáo dục: Lời Chúa nói “Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thông trị mặt đất…con người ớ một mình không tốt, Ta sẽ dựng chó một người tương xứng với nó. Bởi thế, người đàn ông lìa bỏ cha mẹ mình và gắn bó với vợ và cả hai thành một xương một thịt. (St 1, 28; 2, 18 & 27) 

c/ Hôn nhân là sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Hội thánh:

Nói lên sự khăng khít lâu dài : “Ngượi vợ hãy hợp ý với chồng như tuân phục Chúa. Người chồng hãy thương vợ như chính Đức Kitô và hy sinh mình vì Hội Thánh. Cũng thế, vợ phải yêu thương vợ như chính bản thân mình. (Êp 5, 22, 25 & 28)

 

2 - Những yếu tố căn bản của Hôn nhân :

Tình yêu Hôn nhân gồm 2 yếu tố là thể xác và tâm linh :

a/ Thể xác có sức thu hút nhau, muốn gần gũi nhau để tạo thành sự sống.

b/ Tâm linh : Tự do lựa chọn có ý thức, biến sự thu hút của thể xác thành tình yêu, hiệp thông sâu xa giữa vợ chồng.

 

3 - Những đặc tính của Hôn nhân :

a/ Sinh sản : Tình yêu vợ chống hướng về sinh sản là chính, sau là xây dựng Gia đình và giáo dục con cái. Đó là hạnh phúc mong đợi.

b/ Chung thủy : Muốn được hạnh phúc cho mình và con cái, vợ chồng cần chung thủy với nhau cho đến chết, không gián đọan và chia cắt.

c/ Trọn vẹn : Vợ chồng chia sẻ cho nhau tất cả cuộc đời, không tính tóan, ích kỷ, khi vui vũng như lúc buồn, luôn an ủi và nâng đỡ nhau.

 

4 - Công Đồng Vatican 2 về Hôn nhân :

a/ Công Đồng nói: “Đấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống thân mật và cho tình yêu vợ chồng. Nó được xây dựng trong Giao Ước Hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại. (HN &GĐ số 48) 

 b/ Hôn nhân tự bản tính quy hướng về sự sinh sản và giáo dục con cái là  ân huệ cao qúy nhất của Hôn nhân và Hạnh phúc của Cha Mẹ. (HN & GĐ số  50) 

c/ Gia đình là một trường học phát triển nhân tính, muốn trọn vẹn và chu tòan và chu tòan sứ mệnh, cần biết hòa hợp tâm hồn. Vợ chồng  cùng bàn định và ân cần cộng tác giáo dục cái. HN & GĐ số 52)

 

  Qua sự trình bày trên về bài này: “Thiên Chúa đã thiệt Hôn nhân và Gia đình”, tôi ước ao các khóa học về Hôn nhân hãy đào thật sâu, học thật sát bài này. Các anh chị em đã có gia đình rồi cũng năng đọc lại bài này xem mình có thi hành đúng không, các vị có trách nhiệm giảng cũng nên chia sẻ thật kỹ về bài này.

 

Ptế JB. Maria Định Nguyễn

NIỀM HY VỌNG

Biển kia có lúc sóng gào

Hôn nhân chao đảo lúc nào không hay

Nguyện cầu ơn Chúa đổi thay

Niềm tin hy vọng chung tay vợ chồng.

 

        Chị lầm lũi đi dưới cơn mưa chiều đang tầm tã rơi nặng hạt với cái đầu trần, chân không giày dép, bộ áo hoa li ti màu sẫm ướt đẫm nước mưa dính chặt co rúm vào người và chảy nước ròng ròng theo những hạt mưa rơi, mái tóc chị buông xả rối bời cũng bị ướt sũng như người đang tắm dưới mưa. Bước chân chị vẫn đều đặn bước đi ngoài đường mà không chịu ghé vào mái hiên nào để trú mưa, chị cứ thất thểu bước lảo đảo như một kẻ vô hồn…, rồi khi cơn mưa gần tạnh, lúc đó có lẽ vì quá lạnh chị mới chợt giật mình, run rảy và vội vã chạy nhanh vào một con hẻm nhỏ có ngôi nhà của chị nằm sâu hút tận cuối ngõ.

       Từ lúc nào không biết, bạn bè bỗng chốc ngạc nhiên khi thấy chị trước đây từng là một phụ nữ rất mạnh mẽ và năng động sinh hoạt trong hội đoàn giáo xứ, giờ lại ra như một “ Pho tượng đá” lặng lẽ ít nói thật khó hiểu…, người ta thường thấy chị sau giờ Lễ cứ ngồi thinh lặng hằng giờ trong nhà thờ, đôi lúc có những giòng nước mắt tuôn trào chảy ướt cả khuôn mặt hiền lành phúc hậu ấy.

          Ngày kia, một người bạn thân của chị trước đó, không chịu nổi thái độ thay đổi lạ thường của chị từ mấy tháng nay, đã trực tiếp chặn đường về và bắt ép chị phải “ Bật mí ” nguyên do khiến chị biến thành ra con người khác như thế này. Thật lạ khi cô bạn gặng hỏi mãi mà chị chỉ lắc đầu, cô bạn bực mình quá nên thốt nặng lời:

  • Mày không chịu nói gì thì chấm dứt tình bạn từ đây nhé!

     Nghe câu nói ấy,  chị bỗng khóc nức nở, tựa đầu vào vai bạn mà khóc thành tiếng như một trẻ thơ, cô bạn động lòng thấy xúc động đưa tay vỗ nhẹ vào lưng chị và lấy khăn giấy từ túi ra chậm nước mắt cho chị, cô không nỡ hỏi thêm điều gì vào lúc này nữa, thiết nghĩ là phải đợi cơ hội thuận tiện khác mới dám ngỏ lời…

       Thế nhưng, sau vài phút khóc đã đời như xả được stress trên vai bạn mình, chị đã mời bạn ghé vào công viên gần đó ngồi uống nước và từ từ lấy lại bình tĩnh, chị bắt đầu tâm sự:

“ Bồ cũng là một người vợ, người mẹ trong gia đình như mình, nhưng không biết bồ có gặp trường hợp oái oăm như mình không!? Ông xã mình vốn dĩ đạo gốc từ thời ông bà cha mẹ tới giờ, ấy thế nhưng mấy năm gần đây ông nguội lạnh trở chứng lắm…, thấy mình siêng năng đi lễ cầu nguyện và sinh hoạt trong hội đoàn, ổng tỏ vẻ khó chịu và trì chiết …, kiếm đủ cớ để gây chuyện với mình và cả những người liên quan trong hội, nói chung là ổng thể hiện cái tính gia trưởng mỗi ngày thêm khủng khiếp dữ lắm, động tí là hằn học chửi rủa, hù dọa nộp đơn ly dị ra phường với nguyên do lãng nhách “ khắc khẩu, không cùng quan điểm sống”. Thiệt lòng nếu như mình chẳng phải là người Công giáo giữ Lời Chúa dạy, thì chắc đã chấm dứt từ lâu với ổng rồi, nhiều lúc chán nản đến cực độ…! ”.

     Cô bạn chỉ biết ngồi im lặng lắng nghe chị trút bầu tâm sự, sau vài phút dứt lời qua ánh mắt nặng trĩu u sầu của chị, cô chậm rãi chia sẻ:

“ Tui cũng không khá hơn hoàn cảnh của cậu đâu! Lão nhà tui cũng gần gần như bên nhà cậu thôi, nhưng cậu biết sao mà tui vẫn luôn sống lạc quan yêu đời, yêu Chúa và yêu mọi người không? Cứ mặc kệ lão lắm lời xỉa xói…, tui giả câm giả điếc chẳng thèm đôi co lý luận với lão chi cho mệt, tui chỉ cần chu toàn hết trách nhiệm của mình trong gia đình, mấy đứa con được chăm sóc giáo dục chu đáo là tui thấy nhẹ lòng, hổng thèm đá động chuyện chi tới lão rồi cũng yên.”

       Chị gật gật đầu rồi ra vẻ ngại ngùng nhưng vẫn lên tiếng:

“ Nhưng còn chuyện phòng the thì sao? Chỉ chợt nhớ mấy câu chửi rủa lỗ mãng của ổng là không còn chút cảm xúc nào để đáp ứng một tên gia trưởng như thế…”.

        Cô bạn cũng gật đầu tâm sự:

“ Thôi thì cứ ráng chiều ý lão cho qua chuyện, như có Lời Chúa nói: “ là vợ thì hãy phục tùng chồng”, mặc dù mình không được chồng thương yêu tôn trọng như thuở ban đầu nữa, nhưng nếu trốn tránh chuyện này e rằng lão ra ngoài ăn vụng thì mình còn bị vạ lây ấy chứ, tội với Chúa với gia đình, còn là mắc bệnh xã hội…đủ thứ tội từ trong nhà ra tới ngoài ngõ. Thôi đơn giản là cứ ráng hy sinh cầu nguyện như Thánh Nữ Monica, rồi từ từ Chúa sẽ cảm hóa…”.

       Đôi bạn hiền mẫu đồng tâm nhất trí với nhau về cách sống mới trong mỗi gia đình của mình, cùng an ủi sẻ chia vơi bớt nỗi sầu trong lòng chị, cùng nhau hướng về Mầu nhiệm khổ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Tâm hồn chị đã thấy bình an êm ái, trên đôi môi khô héo đã chợt nở được nụ cười tươi thắm, từ nay chị sẽ bước đi vững vàng trên đôi chân của chính mình, bởi chị đã tin rằng có Chuá luôn đồng hành, và Đức Mẹ hằng cứu giúp chở che mọi ngày trong suốt cuộc hôn nhân đã có lời thề chung thủy mãi bên nhau. Chị hy vọng vào ngày mai tươi sáng an vui sẽ về với gia đình mình.

Niềm tin hy vọng là đây

Dẫu phong ba bão táp mây mịt mù

Trải qua giai đoạn ngục tù

Niềm tin hy vọng sương mù sẽ qua.

 

BCT

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - PHONG TỤCTẾT

 
 
 

 

Phong tục Tết của người Việt: Tục sum họp ngày Tết & Tục thờ cúng tổ tiên
Michel Nguyễn Hạnh, Nhóm Lasan 100
Chính đán tiết hay Tết nguyên đán của người Việt ảnh hưởng của người Trung Hoa. Điều này không thể tránh khỏi khi người Việt bị bốn lần Bắc thuộc trong gần 1.000 năm (lần 1: 207TCN-40, nhà Triệu; lần 2: 43-541, nhà Hán; lần 3: 602-905, nhà Tùy; lần 4: 1407-1427, nhà Minh). Do vậy, phong tục Tết nguyên đán của người Việt bị ảnh hưởng không nhỏ bởi phong tục phương Bắc. Thế nhưng nhờ lũy tre làng, nhà văn hóa làng xã mà người Việt vẫn giữ được nét riêng của mình. Tết của người Việt gọi là lễ hội, được chia ra hai phần rõ ràng: lễ (nghi thức, tục lệ), hội (vui chơi).
Vậy đâu là bản sắc riêng của người Việt trong phong tục ngày Tết?
Tetgd Tục xum họp ngày Tết
Chữ Nôm森 (bộ mộc木) mượn từ sâm (sēn) của Hán, đọc là xum hay sum, với nghĩa là: 1. cây cối rậm rạp. ‖ 2. cảnh ấm cúng quây quần bên người thân.
Cũng như người Hoa, tết âm lịch của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp và chấm dứt vào ngày mồng 7 tháng giêng, nên còn gọi là ngày 23 tết. Ngày xưa, người Việt lấy nông nghiệp làm gốc, bởi thế mới có câu ca: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Gần cuối tháng chạp, người dân cho thu vén công việc để có thể thảnh thơi họp mặt gia đình đón tết. Vì vậy, “Dưa gang một, chạp thì trồng. / Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo / Tháng hai đi tậu trâu bò / Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo”. Câu ca dao (cd.) cho thấy vào tháng chạp, nông dân do cấy trồng lúa, dưa để thu hoạch vào vụ chiêm (thu hoạch vào mùa hè). Với việc lo liệu như thế, tháng giêng chính là lúc nông nhàn – Tháng giêng ăn Tết ở nhà. / Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm… (cd.). Người Việt thường thăm hỏi nhau, đi lễ chùa vào tháng giêng.
Tục thờ cúng tổ tiên
Từ ngày 23 tết cho đến sáng 30 tết, con cháu tề tựu về gia đình và chia nhau quét dọn mồ mả, chuẩn bị bàn thờ tổ tiên, để trưa 30 tết thắp nhang mời vong linh tổ tiên về ăn tết với con cháu. Việc dọn dẹp mồ mả phải được chuẩn bị trước trưa 30 tết, vì trong ba ngày tết sẽ mắc vào những điều kiêng cữ, ví dụ có người đàn bà góa ca cẩm than phiền hàng xóm vì sự chểnh mảng và không biết giữ ý của mình: Xóm mần răng, xóm mần ri / Ở chi quá tệ! / Ba mươi mồng một Tết, tôi mượn cái cuốc giẫy mả chồng không cho / Hai tay bụm đất đắp mồ / Lòng sầu dạ thảm biết thuở mô gặp chàng? (cd.)
Mồng một Tết là ngày con cháu cúng tổ tiên đầu năm. Lệ ấy được thể hiện qua câu ca dao sau: – Chiều ba mươi anh không đi Tết / Rạng ngày mồng một, anh không đi đến lạy bàn thờ / Hiếu trung mô nữa mà bảo em chờ uổng công / – Hôm ba mươi anh mắc lo việc họ / Sáng mồng một anh bận lo việc làng / Ông bà bên anh cũng bỏ, huống chi bên nàng, nàng ơi! (cd.)
Tâm thức thờ kính tổ tiên của người xưa
cung-ong-ba
Người xưa tin linh hồn không mất đi, khi lìa khỏi xác vẫn hoạt động để trợ giúp hay đối nghịch lại với người sống. Linh hồn của người chết vẫn có những nhu cầu như khi còn sống. Vì vậy, họ cần được tôn kính và săn sóc cẩn thận qua việc cúng tế để khi nhận lễ vật, các hồn sung sướng và có thiện cảm với người dâng cúng, ban cho họ những ơn huệ. Từ đó cảm thấy giao cảm được cùng cõi nhân sinh khi thờ cúng các vong hồn, thờ kính tổ tiên và tôn thờ các danh nhân. Trong nghi thức tế lễ tổ tiên hay vong hồn, lễ vật là tam sênh (đọc theo âm Bắc Kinh của từ sinh – shēng) gồm: hột vịt luộc, tôm luộc, heo luộc.
Tổ tiên thường được xác định đến mức bốn đời hay nhiều hơn nữa. Bởi vậy, nơi một số các đình đền hay gia đình người Việt có khám thờ hay bàn thờ CỬU HUYỀN THẤT TỔ 九玄七祖 – chín đời cháu và bảy đời tổ tiên. Trong đó:
– CỬU HUYỀN: Kỷ己 (bản thân) là một đời, lên trên bốn đời và xuống dưới bốn đời. Tính từ dưới lên trên như sau: huyền tôn玄孫 (chít, cháu sơ), tằng tôn曾孫 (chắt, cháu cố), tôn孫 (cháu nội), tử 子(con trai), kỷ己 (chính mình), phụ 父 (cha), tổ phụ 祖父 (ông nội), tằng tổ 曾祖 (ông cố), cao tổ 高祖 (ông sơ). Theo quan niệm này, mình (kỷ) đã vay công ơn của bốn đời trên thì sẽ trả lại cho bốn đời con cháu sau này.
– THẤT TỔ: bảy đời tính từ dưới lên trên: phụ 父 (cha – nhứt tổ), tổ phụ 祖父 (ông nội – nhị tổ), tằng tổ 曾祖 (ông cố – tam tổ), cao tổ 高祖 (ông sơ – từ tổ), tiên tổ 先祖 (ngũ tổ), viễn tổ 遠祖 (lục tổ), thỉ tổ 始祖 (thất tổ). Từ quan niệm này, thờ cha mẹ đến thất tổ rồi cũng mở rộng đến tổ tiên của dân tộc là các vua Hùng (giỗ của các vua Hùng nay là quốc giỗ – ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Người Việt Nam lấy đạo hiếu làm trọng. Trong đó, con cháu nhớ công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên và hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng khi các ngài còn sống; khi các ngài đã qua đời, việc thờ kính để tưởng nhớ tổ tiên đồng thời dâng hiến lễ vật để các ngài hưởng dùng.
 
--------------------------------------------------------