8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐẠO CÔNG GIÁO ĐƯỜNG TÂM LINH

Đạo Công Giáo như một con đường tâm linh

          Chắc hẳn chưa bao giờ Đạo Công giáo lại bị thù ghét trên phạm vi toàn cầu như hiện nay. Sự thù ghét đó được biểu lộ bằng nhiều cách. Tại Trung Cộng, nhà cầm quyền đã cho triệt hạ toàn bộ Thánh Giá trên nóc các nhà thờ. Còn tại Mỹ, trong phong trào đòi…quyền sống cho người da đen ( BLM ), các kẻ biểu tình quá khích  đã phá hủy nhiều tượng đài trên khắp đất nước  để trả thù  vụ George Floyd bị cảnh sát đè cổ chết. Chúng cũng kéo đổ  hai bức tượng  của Thánh Junipero Serra ở California vào cuối tuần qua ( 23/6/2020 ).

          Ghê gớm hơn, nhà tranh đấu Shaun King còn kêu gọi phá hủy tất cả các bức tượng màu trắng của Chúa Giê Su, Đức Mẹ Maria và các Thánh vì hắn cho là các bức tượng đó nói lên quyền lực  tối thượng của người da trắng ???

          Tượng Thánh thì bị kéo đổ, còn các nhà thờ, nhà xứ thì bị đốt phá. Các nhà thờ ở California, Minesota, New York, Texas và Colorado bị tấn công. Nhiều nhà thờ chính tòa bị phá hoại liên tục, nhà thờ chính tòa bị vẽ bậy hoặc bị đập phá, bị phun sơn với các khẩu hiệu bài Công Giáo v.v…

          Cũng chẳng đâu xa, ngay tại Việt Nam, nhà thờ Dòng CCT đường Kỳ Đồng, nhà thờ đá Nha Trang cũng bị đốt, nếu không phát giác kịp thời  chẳng biết hậu quả sẽ ra sao ? Đối với người Công Giáo, những vụ việc vừa nêu không khỏi khiến cho nhiều người lo lắng. Thế nhưng điều còn đáng lo hơn nữa là nạn Tục Hóa đang tàn phá đức tin một cách sâu hiểm, đưa đến hậu quả khiến cho người ta không nhận ra đâu là Con Đường Tâm Linh của Đạo Chúa là Đạo Cứu Rỗi: “ Hỡi anh em là con cái của tổ phụ Apraham và là kẻ kính sợ Thiên Chúa trong anh em. Đạo về sự cứu rỗi nay đã truyền đến cho chúng ta rồi” ( Cv 13, 26 ).

          Cứu rỗi ở đây là cứu rỗi phần linh hồn nhưng nay với Tục Hóa thì phần hồn…không còn chỉ còn có cái phần  xác  thôi, vì vậy Đạo Cứu Rỗi  phải chăng chẳng còn nghĩa lý chi nữa ?

          Để trả lời cho câu hỏi này, thiết nghĩ không thể không tìm xem thế nào là cứu rỗi phần linh hồn và tại sao lại cần phải cứu ? Con người gồm có hai phần đó là Thân và Tâm. Thân là phần vật chất vô tri gọi là Sắc còn Tâm là phần tinh thần gồm có: Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Chính cái Thức hay Thần Thức này người Công giáo gọi đó là Linh Hồn.

          Theo Duy Thức Học thì Thức là Thức thứ sáu trong Bát Thức Tâm Vương ( Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý thức, Mạt Na thức và Tạng thức ). Cũng theo Duy Thức  thì Ý thức đóng vai trò hết sức  quan trọng trong việc tạo nghiệp thiện hay ác. Công cũng nó mà tội cũng nó ( Công vi thủ, tội vi khôi ). Sở dĩ công hay tội là ở Ý thức bởi vì khi nó chấp là mình thì thành tội nhưng nếu nó không chấp lấy làm mình thì lại là công.

          Tất cả những gì con người đã làm, đã nghe, đã thấy, đã nghĩ tưởng đều thông qua Mạt Na thức còn gọi là Thức chấp ngã đem vào chất chứa nơi Tạng Tâm  ( Thức thứ tám ). Bởi đó mỗi khi làm gì, nghe gì, thấy gì, nghĩ tưởng gì  thì ai ai cũng nói tôi làm, tôi nghe, tôi thấy, tôi nghĩ….

          Luôn luôn là…Tôi, là Mình….đó là sự chấp ngã  có từ muôn thuở ( Câu sinh ngã chấp ) không ai tránh khỏi. Bao lâu còn chấp có một “ Cái Tôi”  thì dù nói hoặc làm hoặc nghĩ  bất cứ điều gì  cũng là tạo nghiệp thế gian mà đã tạo nghiệp thế gian  là tự chuốc lấy  khổ đau cho mình.

          Tại sao hễ cứ còn chấp vào “ Cái Tôi” thì còn tạo nghiệp, còn khổ ? Bởi vì cái gọi là “ Tôi” là Mình đó nó không thật có, chỉ là ảo tưởng không thật do chấp mà có. Chính bởi “ Cái Tôi” không thật có nên Đức Ki Tô mới truyền dạy Đạo  lý…Bỏ Mình: “ Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình, vác thập tự giá mình hàng ngày mà theo” ( lc 9, 23 ).

          Chấp lấy “ Cái Tôi” giả  có nghĩa một là chấp xác thân này là mình, hai là chấp tâm tưởng này là mình. Chính do nơi hai cái chấp đó mà con người đã tạo nghiệp xấu ác cho mình. Tạo nghiệp nào  sẽ có kết quả đó. Tạo nghiệp thiện sẽ có quả thiện, tạo nghiệp ác sẽ có quả ác. Tất cả đều được quyết định ở nơi Tâm: “ Người thiện do lòng chứa thiện mà phát ra điều thiện. Kẻ ác do chứa ác mà phát ra điều ác” ( Mt 12, 35 ).

          Về cái sự…chứa hay còn gọi là huân tập  rất chi là  hệ trọng trong đời sống tâm linh mỗi người. Có nhận ra như thế chúng ta mới thấy được giá trị  của việc tuân giữ các Giới Răn cũng như chuyên cần cầu nguyện. Mười  Điều Răn ĐCT và sáu luật điều Hội Thánh, tất cả cũng không ngoài mục đích  để cho ta thực thi các việc lành đồng thời tránh các việc ác. Bởi chưng Giới Luật có  lợi ích như thế nên Đức Ki Tô nói: “ Đừng tưởng Ta đến để phá hủy lề luật và lời các tiên tri. Ta đến không phải để phá nhưng là để kiện toàn” ( Mt 5, 17 ).

          Tâm con người nếu không được gìn giữ bởi luật pháp tất sẽ không khỏi đi đến chỗ phóng túng, sa đọa. Mặt khác cũng bởi Luật Chúa là luật tâm linh thế nên việc tuân giữ ấy cần diễn ra từ trong tâm tưởng. Ngay khi một tư tưởng thoạt khởi thì cần nhận biết  ngay thì  sẽ không bị nó tác hại.

          Lại nữa để việc tuân giữ Luật Chúa đem lại lợi ích  như thế thì cần gắn liền với cầu nguyện. Cầu nguyện được ví như hơi thở của linh hồn. Bình thường nếu không thở chỉ vài ba phút người ta sẽ chết. Cũng vậy người không cầu nguyện  thì cũng kể như đã…chết về phần tâm linh.

          Mặt khác, chính trong cầu nguyện, chúng ta mới nhận thức được tội lỗi mình. Điều này cũng rất là quan hệ bởi nếu không nhận biết tội  thì sẽ không thể biết đường ăn năn và tin vào Tin Mừng của Đức Ki Tô: “ Thời đã mãn, Nước Thiên Chúa đã gần. các ngươi hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” ( Mc 1, 15 ).

          Có tin vào Tin Mừng của Đức Ki Tô thì mới hết lòng tìm kiếm Nước Trời và hễ có tìm thì mới gặp. Trên con đường tìm và gặp Nước Trời chẳng ở đâu xa ngoài mình, Đức Ki Tô đã thiết lập các Bí Tích  để cho ta nhờ đó  có được đức tin hầu vững bước trên con đường tìm về đầy dẫy chông gai, hiểm trở.

          Thế gian bước đi trên các nẻo đường đời tăm tối  và cái điều mà họ gặp được  dù cho có là vinh hoa, phú quý, chức quyền…đi nữa cũng chỉ là ảo mộng, phù phiếm. Dẫu vậy, những mộng ảo phù phiếm đó người ta chỉ có thể nhận ra trong giây phút lìa đời nhưng khi ấy thì đã… quá muộn.

          Tại sao…quá muộn ? Bởi vì bên kia cửa tử khi xác thân bị bỏ lại đang trong tiến trình  thối rữa, tan hoại chỉ còn Nghiệp Thức mang theo thì thử hỏi phú quý vinh hoa, chức quyền phỏng còn giúp ích gì được nữa ?

          Chỉ còn  Nghiệp Thức mang theo  có nghĩa những gì  con người trải qua  sau khi chết  sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào Tâm tức những khuynh hướng tinh thần, những tư tưởng quen thuộc hàng ngày đã tạo ra và nuôi dưỡng  khi còn ở trên cõi đời này. Một người nếu  chỉ  nghĩ đến  việc làm giàu, nhà cửa, xe cộ nọ kia hoặc tơ tưởng đến việc gái trai hưởng lạc, ân oán, ganh ghét  v..v…thì trong cõi đời sau sẽ bơ vơ không còn có chỗ nào để tựa nương. Ngược lại những ai chuyên cần việc Chúa, siêng năng cầu nguyện, lần hạt  Mân Côi thì khi ấy hạnh phúc biết bao  vì có Chúa, Đức Mẹ đón đợi ngay trong giờ phút lâm chung.

          Luật Nhân Quả Báo Ứng không bao giờ sai chạy dù chỉ  mảy may. Bởi đó ai là người thật sự  khôn ngoan thì cần sử dụng cuộc đời còn lại  của mình mà chuẩn bị lo cho cái chết. Thiền sư Tông Bổn trong Quy  Nguyên Trực Chỉ  có nói một câu chí lý thế này: “ Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” ( Người không biết lo cái lo xa, ắt sẽ gặp cái buồn gần ).

          Lo xa là lo cho cái chết của chính mình không biết nó sẽ đến vào lúc nào. Ai đã biết lo cho cái chết ấy thì sẽ không còn ham hố, tham lam danh lợi, của cải ở đời. Đồng thời cũng chẳng muốn tranh cạnh, ghét ghen, đố kỵ gì với ai  làm gì ?

          Người có đạo cần phải  biết chuẩn bị cho cái chết  và sự chuẩn bị đó không gì hơn là cố gắng bước đi trên Con Đường Tâm Linh bằng cách hết lòng cậy trông nơi Chúa: “ Ai đi đường ngay thẳng. Ta sẽ chỉ cho thấy Ơn Thiên Chúa Cứu Độ” ( HC 35, 1 -15 )./.

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -LỜI KHUYÊN VỀ CẦU NGUYỆN

  •  
     
     
    Fri, Jul 10 at 2:25 AM
     
     
     
     
     
     
     

    MỘT VÀI LỜI KHUYÊN VỀ CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI THẦY CŨ

     

    Đọc Kinh Lạy Cha là cầu nguyện với Thánh Thể, lời cầu nguyện trong chức linh mục của chúng ta cho người khác.

     

     

    Có thể tôi có nguy cơ đơn giản hóa, nhưng tôi muốn nói điều gì đó về cầu nguyện một cách rất đơn giản.

    Trong khi làm luận án tiến sĩ, tôi có một giáo sư là linh mục Dòng Âugutinô lớn tuổi, thầy có thái độ, lời nói và phong cách tỏa ra sự khôn ngoan và trưởng thành. Tất cả nơi thầy là chính trực toàn diện. Bạn sẽ tin tưởng thầy ngay lập tức, thầy là hình ảnh người ông khôn ngoan của các sách truyện.

    Một ngày nọ trong lớp, thầy nói về đời sống cầu nguyện của mình. Cũng như các chuyện chia sẻ khác của thầy, thầy không sàng lọc, chỉ có trung thực và khiêm tốn. Tôi không nhớ chính xác các lời của thầy, nhưng tôi nhớ rõ cốt tủy của những gì thầy nói và những lời này vẫn còn ở trong lòng tôi sau bốn mươi năm tôi được may mắn ở trong lớp của thầy.

    Và đây là những gì thầy chia sẻ: cầu nguyện không dễ dàng vì chúng ta luôn mệt mỏi, chia trí, bận rộn, chán nản và bị cuốn vào đủ chuyện, khó có thể tìm thì giờ và năng lực để tập trung về Chúa dù chỉ trong vài phút. Vậy thì tôi làm như sau: dù ngày hôm đó là ngày như thế nào, dù hôm đó tôi đang nghĩ gì, dù hôm đó tôi bị chia trí hay bị cám dỗ như thế nào, tôi luôn trung thành với điều này: Mỗi ngày một lần, tôi đọc Kinh Lạy Cha sốt sắng nhất tôi có thể lúc đó. Bên trong những gì đến với tôi ngày hôm đó và chung quanh tôi ngày hôm đó, tôi cầu nguyện với Kinh Lạy Cha, xin Chúa nghe lời tôi cầu nguyện trong tất cả sự chia trí và cám dỗ đang bủa vây tôi lúc đó. Đó là điều tốt nhất tôi có thể làm. Có thể đó là cái tối thiểu nhất và tôi phải làm nhiều hơn, cố gắng tập trung hơn, nhưng ít nhất tôi cũng làm được điều đó. Và đôi khi, đó là tất cả những gì tôi làm, nhưng tôi làm mỗi ngày và tốt nhất có thể. Đó là lời cầu nguyện Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.

    Lời của thầy nghe có vẻ như đơn giản, quá đơn giản là đàng khác. Thật vậy, Giáo hội đặt Thánh lễ là trọng tâm đời sống chúng ta, tạo cho chúng ta thói quen suy gẫm và cầu nguyện riêng. Thêm nữa, nhiều nhà văn thiêng liêng cổ điển nói rằng mỗi ngày chúng ta phải dành ra một giờ để cầu nguyện riêng và nhiều nhà văn thiêng liêng hiện đại còn thách thức chúng ta, mỗi ngày phải đặt suy nghĩ hoặc mọi hình thức cầu nguyện chiêm ngắm vào trọng tâm. Vậy thầy Dòng Âugutinô và lời khuyên trung thành đọc Kinh Lạy Cha mỗi ngày, sốt sắng nhất có thể thì sao?

    Dĩ nhiên không có gì trong các chuyện này đi ngược với những gì thầy khiêm tốn chia sẻ. Thầy sẽ là người đầu tiên đồng ý Thánh lễ là trọng tâm đời sống cầu nguyện của chúng ta, và thầy cũng sẽ đồng ý với các tác giả thiêng liêng cổ điển khuyên chúng ta mỗi ngày dành ra một giờ để cầu nguyện riêng và các tác giả đương đại thách thức chúng ta mỗi ngày nên có hình thức cầu nguyện chiêm ngắm hay ít nhất là quen làm như vậy. Nhưng thầy sẽ nói như sau: một trong những giây phút này trong ngày (lý tưởng là Thánh lễ, hay khi đọc phụng vụ giờ kinh, hoặc ít nhất vào một lúc nào đó trong ngày của chúng ta) khi chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta chân thành và tập trung nhất có thể, biết rằng dù chia trí lúc đó, nhưng đó là những gì Chúa xin chúng ta, như thế là đủ.

    Lời khuyên này vẫn còn trong tâm trí tôi qua bao nhiêu năm tháng và dù tôi đã đọc nhiều Kinh Lạy Cha mỗi ngày, tôi vẫn phải cố gắng đọc sốt sắng nhất có thể, ý thức đầy đủ cách tôi đã đọc trước đây là không tốt. Thật là cả một thách thức nhưng cũng là cả một an ủi!

    Thử thách là đọc Kinh Lạy Cha mỗi ngày, sốt sắng nhất có thể. Như chúng ta biết, Kinh Lạy Cha mang tính cộng đoàn một cách sâu đậm. Lời kinh ở số nhiều – “chúng con”, “chúng con”, chúng con” – không có “con” trong Kinh Lạy Cha. Hơn nữa, tất cả chúng ta đều là linh mục qua phép rửa và ở trong giao ưóc mà chúng ta đã làm, mỗi ngày chúng ta được yêu cầu để cầu nguyện cho người khác, cho thế giới. Cho những ai mỗi ngày không thể tham dự thánh lễ, cho những ai không đọc phụng vụ lời kinh, đọc Kinh Lạy Cha là cầu nguyện với Thánh Thể, lời cầu nguyện trong chức linh mục của chúng ta cho người khác.

    Và đây là niềm an ủi: không một ai trong chúng ta là thần thánh. Không tránh được, chúng ta là người, điều này có nghĩa trong nhiều lần, có thể là đa số mọi lần, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta bị bủa vây đủ mọi chuyện, từ mệt mỏi đến chán nản, từ thiếu kiên nhẫn đến bận lo ấn định lịch làm việc ngày mai, vượt lên các chuyện đau khổ trong ngày, suy nghĩ để nói gì với người làm mình tức giận, để đối diện với các hoang tưởng khiêu dâm. Lời cầu nguyện của chúng ta hiếm khi phát xuất từ một trái tim trong trắng, nhưng thường là từ trái tim rất trần tục. Nhưng đây là điểm chính, tích chất trần tục cũng có sự trung thực của nó. Quả tim chúng ta bồn chồn và chia trí  cũng là quả tim hiện sinh của chúng ta, quả tim hiện sinh của thế giới. Khi chúng ta cầu nguyện phát xuất từ đây, chúng ta nâng tâm trí chúng ta hướng về Chúa (như định nghĩa cổ điển của cầu nguyện).

    Chúng ta hãy cố gắng mỗi ngày, trung thành cầu nguyện Kinh Lạy Cha! Và sốt sắng nhất có thể!

    Ronald Rolheiser

    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - 9 CÂU TRẢ LỜI DỄ TUYỆT VỜI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jul 7 at 1:22 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    9 Câu hỏi rất khó và 9 câu trả lời tuyệt vời

     
    Một trí giả thích ngụy biện đến gặp Socrates nhà hiền triết xứ Hi Lạp và đặt nhiều câu hỏi khó với mục đích làm cho Ngài bối rối. Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả lời. Sau đây là các câu hỏi:
    1. - Trong các vật hiện hữu, cái gì xưa nhứt ? Thượng Đế, vì ở thời đại nào, Ngài cũng hiện hữu.

    2. – Trong các vật, vật nào đẹp nhứt ? Vũ trụ, vì vũ trụ là công trình của Thượng Đế.

    3. – Trong các vật, vật nào lớn nhứt ? Không gian, vì nó chứa tất cả những gì sáng tạo.

    4. – Trong các vật, vật gì vững bền nhứt ? Hy vọng, vì khi con người mất hết, nó vẫn còn.

    5. – Trong các vật, vật nào tốt nhứt ? Đức hạnh, vì thiếu nó không có một việc gì tốt đẹp.

    6. – Trong các vật, vật chi di chuyển mau nhứt ? Tư tưởng, vì trong một giây nó có thể đến tận bên kia vũ trụ.

    7. – Trong các vật, vật chi mạnh nhứt ? Nhu cầu, vì nó giúp ta san bằng các khó khăn to lớn nhứt.

    8. – Trong các việc, việc chi dễ làm nhứt ? Khuyên bảo.

    9. – Trong các việc, việc nào khó nhứt ? Tự biết mình.

    Nguồn Sưu Tầm
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TĨNH LẶNG ĐẠI DICH CUỘC ĐỜI

  •  
    Mo Nguyen
     
    Tue, Jul 7 at 7:19 PM
     
     

    CHỦ ĐỀ: CUỘC ĐỜI TÔI CẦN TĨNH LẶNG TRONG MÙA ĐẠI DỊCH

    STOP – THINK & PRAY là ba mệnh lệnh từ lương tâm tôi phát ra cực kỳ nghiêm túc hơn bao hết trong CUỘC ĐỜI TÔI CẦN TĨNH LẶNG TRONG MÙA ĐẠI DỊCH vào lúc này. Trong khi Đại Dịch đang tiếp tục lây lan đạt mức mười triệu người và gây tử vong cho nửa triệu sinh linh trên toàn thế giới và cơ quan y tế của các quốc gia chưa có dấu hiệu nào sớm phát minh ra được thuốc chủng ngừa, hầu có thể sớm chặn đứng được Đại Dịch khủng khiếp này. Riêng tôi, tôi tự vấn lương tâm: 1/ Tại sao tôi cần sự tĩnh lặng? 2/ Tôi tĩnh lặng để làm gì? 3/ Những nơi đâu tôi cần áp dụng sự tĩnh lặng?

     

    [MV 4K] Lặng - Hiền Thục (St: Lm. Trần Tuấn):

    https://www.youtube.com/watch?v=uKHDDGxbkks

     

    Trước tiên, tôi cần truy nguyên sự tĩnh lặng trong Cựu Ước và Tân Ước để tôi có một số các bút tích làm dữ kiện về những lời khuyên, nhắc bảo cho tôi như sau:

    - Sách Châm Ngôn viết: “Nếu biết giữ thinh lặng, kẻ ngu cũng được kể là người khôn ngoan; nếu biết ngậm môi, kẻ đó được coi là người thông hiểu” (Cn 17: 28).

    - Tiên Tri Êlia khám phá Thiên Chúa không ở trong cơn cuồng phong hoặc động đất nhưng trong tĩnh lặng của cơn gió hiu hiu (x. 1V 19:11-13).

    - Tin Mừng cho biết rằng Thánh Giuse không nói một lời nào, luôn sống trong thinh lặng. Nhờ đó ngài lắng nghe được tiếng Chúa vọng lên trong tâm hồn mình, và đã âm thầm thực hiện ý của Thiên Chúa, bảo vệ Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria khỏi cuộc tàn sát của Hêrôđê (Mt 1: 18-25 /  2: 13-18). Và Mẹ Maria cũng thế: “Riêng Mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng (Lc 2: 6).

    - Trước khi thực hiện một việc gì, Chúa Giêsu thường cầu nguyện để nhận ra tiếng nói của Cha Ngài. Nơi cầu nguyện của Ngài là những chốn tĩnh lặng, nơi thanh vắng, tránh sự ồn ào náo nhiệt của thế gian như trong sa mạc, trên đỉnh núi. Giờ cầu nguyện của Ngài thường là khi màn đêm buông xuống, lúc mà con người cũng như mọi cảnh vật đã chìm vào giấc ngủ. Trong vườn Giêtsimani, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đằng kia cầu nguyện” (Mt 26: 36), hay khi “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó” (Mc 1: 35). Như vậy chỉ có thời gian, không gian và tâm hồn tĩnh lặng chúng ta mới có cơ hội để gặp gỡ Thiên Chúa.

    - “Ta sẽ dẫn chúng vào sa mạc, lòng kề lòng, Ta thổ lộ tâm can” (Hs 2: 16)

    - "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút". (Mc 6: 31).

    - Hãy run sợ, và đừng phạm tội nữa, trên giường nằm, suy nghĩ và lặng thinh. (Tv 4: 5).

    - Chúa Giêsu lên tiếng dạy “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6: 6).

    - Trong cuộc gặp gỡ với chị em nhà Bêtania, Ngài nói với Matta: “Con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Mt 12: 26). Phần tốt nhất và cần thiết nhất đó là: thinh lặng để lắng nghe Lời Chúa.

    Các nhà tu đức quả quyết:

    - Thiên Chúa nói với chúng ta không những qua Kinh Thánh và lời kinh khẩu nguyện, mà còn qua thinh lặng. Thinh lặng là quê hương của Thượng Đế.

    - Thiên Chúa là sự thinh lặng vĩnh cửu và cư ngụ nơi thinh lặng; Thiên Chúa là bạn hữu của thinh lặng (Mẹ Têrêsa Cancutta).

    - Thinh lặng là ngôn ngữ đầu tiên của Thiên Chúa; Ngôn ngữ mà Thiên Chúa nghe rõ nhất là tình yêu thinh lặng (Thánh Gioan Thánh Giá).

    - Tôi đã không nói Thiên Chúa yêu thích sự thinh lặng hay yêu thích những người phụng thờ thầm lặng, mà là Thiên Chúa giống như sự thinh lặng. (Nhà Thần Bí Meister Eckhart).

     

    Như vậy, những sưu tầm trong các hoàn cảnh khác nhau qua Lời Chúa và các Thánh Nhân của Ngài tạm đủ giúp cho tôi biết tuỳ nghi tìm sự tĩnh lặng cho riêng mình.

     

    Lắng nghe lời chúa- Việt Dzũng:

    https://www.youtube.com/watch?v=a9eXaUQirWE

     

    Kế đến, tôi cần tĩnh lặng để tôi nghe được Tiếng Chúa nói trong tâm hồn tôi. Biết đâu, có khi Chúa nhờ chính vợ con trong gia đình tôi, để nói cho tôi về những sai lầm mà tôi chưa nhận ra. Một khi tôi khiêm nhường nhận ra nhiều điều sai sót, lỗi phạm, tôi biết đấm ngực đọc Kinh Cáo Mình, thành khẩn xin Chúa thứ tha và xin lỗi vợ con, vì tôi đã làm mất tình nghĩa phu thê và tình phụ tử trong gia đình. Đồng thời tôi cũng tự đoan nguyền với Chúa rằng tôi quyết chí sửa mình, để tôi trở nên gương sáng trong gia đình, trở nên một người chồng tốt, người cha hoà ái, gần gũi chuyện trò với con cháu. Làm tốt nhiệm vụ người chủ trong gia đình, tôi tin chắc Chúa sẽ thưởng ban cho tôi sự bình an tĩnh lặng trong tâm hồn.

     

    Một Mình Con Với Chúa - An Nguyễn | MV LYRICS:

    https://www.youtube.com/watch?v=apmrOUW29FU

     

    Sau cùng là những nơi tôi cần áp dụng sự tĩnh lặng. Tôi thiết nghĩ môi trường gia đình tôi là nơi thuận tiện nhất cho tôi áp dụng sự tĩnh lặng hơn cả. Vì chỉ khi nào tôi biết tự chế trong lời nói ít, lắng nghe vợ, chồng, con nhiều hơn; cho đến khi nào tôi nhận ra rằng: phần lớn những gì tôi làm vợ, chồng, con tôi không hài lòng, có nghĩa là tôi đã làm điều gì theo ý riêng tôi; trong khi tôi quên rằng điều đó đã làm xáo trộn trong gia đình mình và tất nhiên không đẹp lòng Chúa. Tôi nên rất cần tự vấn lương tâm để nhận ra lỗi lầm của mình và chân thành, cởi mở, can đảm xin lỗi vợ, chồng, con một cách công khai ngay trước mỗi bữa ăn chiều hằng ngày. Nếu tôi là gia trưởng mà biết làm gương sáng trong gia đình như vậy, chắc chắn vợ, chồng, con tôi càng yêu thương tôi hơn và gia đình tôi sẽ được Chúa chúc phúc.

     

    Nơi tĩnh lặng kế tiếp là khi tôi giao thiệp với bạn bè, đồng nghiệp, tôi cần suy nghĩ thật chín chắn trước khi nói chuyện hoặc phát biểu. Làm sao cho lời nói của tôi luôn công minh chính đại, không làm mất đức công bằng và bác ái đối với mọi thành phần ỏ những nơi tôi giao tiếp và với những người tội gặp gỡ hằng ngày. Tôi tin rằng tư cách của tôi sẽ chỉ trưởng thành hơn và tạo cho mình có uy tín, khi tôi áp dụng câu: ‘Có nói có – không nói không’, thêm bớt là của ma quỷ.’

     

    Nơi tĩnh lặng sau cùng là tuỳ theo  tình huống, bối cảnh đột xuất xảy đến với tôi, giả dụ như một trong những người thân yêu trong gia đình mắc bệnh hiểm nghèo, cần chăm sóc đặc biệt cho người này trong gia đoạn ngắn trước khi thân nhân này vĩnh biệt tôi để sang Cõi Thiêng. Hoặc giả có trường hợp chẳng may chính ngay bản thân tôi bất thần cần phải đi xét nghiệm Covid Wuhan vì có triệu chứng và kết qủa cho thấy tôi có Dương tính. Trong trường hợp cực kỳ cấp bách và nguy khốn như vầy, thử hỏi tôi sẽ ứng xử ra sao? Nếu ngay lúc này tôi còn đang khoẻ mạnh bình thường mà tôi không biết chuẩn bị phần hồn, lỡ khi tôi bị Covid chiếu cố, sợ khi nước đến chân tôi không kịp chạy trốn nữa! Tôi rất tâm đắc câu nói thời danh của Pele Goss: “Hãy làm ngay điều gì hôm nay, để ngày mai sẽ là trễ đấy!”

     

    Nhìn chung, đứng trước Đại Dịch Covid Wuhan đang tiếp tục lây lan nhanh khủng khiếp ở 189 Quốc Gia theo thống kê của WHO, chúng ta đâu có ai biết mình còn tồn tại trên hành tinh này bao lâu nữa; đồng hồ thời gian không còn giống như chúng ta kỳ vọng và tim đèn của chúng ta vừa ngắn lại không biết lúc nào gió bão ập tới. Xét cho cùng, CUỘC ĐỜI TÔI CẦN TĨNH LẶNG TRONG MÙA ĐẠI DỊCH ngay bây gi. Đối với tôi, tôi cần tự hỏi lòng mình rằng: 1/ Tại sao tôi cần sự tĩnh lặng? 2/ Tôi tĩnh lặng để làm gì? 3/ Những nơi đâu tôi cần áp dụng sự tĩnh lặng? Theo thiển nghĩ mà tôi cảm nghiệm được qua Bài Thánh Ca Kinh Kính Mừng (HAIL MARY) sau đây, tôi cầu xin Mẹ Maria dậy cho tôi học đòi chước sự Tĩnh Lặng của Mẹ, thể hiện qua Ba Nhân Đức Tuyệt Vời: FIAT (XIN VÂNG), MAGNIFICAT (NGỢI KHEN), STABAT (SẦU BI), để xin Mẹ dạy cho tôi ƠN KHÔN NGOAN như Mẹ. Mong ước duy nhất của tôi là xin được chết lành trong tay Đức Mẹ. Rồi trong giờ lâm tử Chúa sẽ thì thầm bên tai tôi Lời An Ủi ngọt ngào như trong Bài Thánh Ca rằng: I’ll Be Loving You, với điều kiện tôi hằng ngay tôi phải lo chuẩn bị sẵn sàng nhiều lần trong ngày, tự ra lệnh cho chính mình phải: STOP, THING, PRAY để tâm hồn tôi hoàn toàn TĨNH LẶNG chìm đắm trong Trái tim thanh tịnh của Chúa và tìm được bến bờ an vui tuyệt đối.

     

    Mùa Đại Dịch Covid Wuhan 2020 -              Fx Nguyễn Văn Mơ

    I'll Be Always Loving You:

    https://www.youtube.com/watch?v=xJBRTxdLIDM

    https://www.youtube.com/watch?v=vNaGV9POZ_c

     

    Hail Mary - Gentle Woman:

    https://www.youtube.com/watch?v=N3Br9-0iWgU

    https://www.youtube.com/watch?v=RERoQ1biLdE

     

    Tài Liệu Tham Khảo thêm;

    ·       Colossians 1: 9

    ·       Thessalonians 5: 16-18

    ·       Psalm 131: 2

    ·       Job 6: 24

    ·       Isaiah 32: 17; 42: 14

    ·       Ecclesiastes 4: 6; 9: 17

    ·       Mark 1: 25

    ·       Mark 6: 32

    ·       Mark 1: 35

    ·       Matthew 11: 28:30

    ·       Matthew 6: 16-18

    ·       Luke 1: 38-42

    ·       Luke 4: 1-13

    --------------------------------------

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - NGHỈ HÈ VỚI CHÚA

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Jul 2 at 12:41 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    THÁNG 7. NGHỈ HÈ VỚI CHÚA

     

    Trải qua một năm học, những kỳ thi với biết bao vất vả, nghỉ ngơi là điều cần thiết. Đối với công nhân cũng thế, thời gian giải trí và thư giãn sau những ngày tháng làm việc cũng quan trọng biết bao.

      

         Ai cũng thích nghỉ ngơi, thích đi du lịch cùng bạn bè và gia đình. Khi hoa phượng báo hè sang, mỗi học sinh, sinh viên đều có những dự định cần làm trong mùa hè này. Là học sinh, sinh viên Công Giáo, một trong những điều nên làm là nghỉ hè với Chúa. Xin đừng vội nghĩ đến những thứ nặng nề, nhưng “để mình nói cho mà nghe”, đó là kỳ nghỉ bổ ích.

     

    Các bạn trẻ thân mến,

     

    Trải qua một năm học, những kỳ thi với biết bao vất vả, nghỉ ngơi là điều cần thiết. Đối với công nhân cũng thế, thời gian giải trí và thư giãn sau những ngày tháng làm việc cũng quan trọng biết bao. Chút chia sẻ dưới đây cho chúng ta thấy người Công Giáo có những kỳ nghỉ “khang khác”.

     

    1. Tĩnh tâm – nghỉ ngơi trong Chúa

     

    Tôi tin có nhiều bạn trẻ đã đi tĩnh tâm ở một nhóm nào đó, ở địa điểm nào đó. Những lần đó các bạn cũng trải nghiệm được không ít thách đố, nhưng cũng nhận được nhiều ơn Chúa. Nếu đã có kinh nghiệm, thật tốt để hằng năm tham gia nghỉ ngơi với Chúa và với nhau.

     

    Cả năm ồn ào, náo nhiệt và phải giải quyết biết bao vấn đề. Tĩnh tâm là lúc chúng ta được ngủ nghỉ, ăn uống, thư thái, thong dong và cầu nguyện. Chúa mời gọi bạn tách khỏi thế giới bên ngoài một chút (thường 35 ngày). Nơi đó, Đức Giêsu mời gọi: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28).

     

    Có nhiều hình thức tĩnh tâm. Thường là tĩnh tâm với nhóm, có người đồng hành với các bạn. Nội dung của tĩnh tâm sẽ giúp bạn yêu mến Chúa hơn, định vị lại chính mình. Từ đó, cùng với Chúa, người trẻ xắp xếp lại đời mình một chút, để bước vào cuộc sống đời thường với tâm thế của người con Chúa. Đi tĩnh tâm về, cuộc sống nhiều bạn có nhiều ý nghĩa hơn. Đó là “buổi tĩnh tâm đầy xúc động”[1].

     

    Bạn có thể liên lạc với cha xứ, chúng bạn hay nhóm sinh viên Công Giáo để tìm những nhóm tĩnh tâm. Nếu muốn, bạn có thể tìm kiếm những khóa tĩnh tâm ở trên Internet. Khi biết rồi, bạn đừng ngần ngại đăng ký và rủ mấy đứa bạn đi nữa nha.

    Một năm dành chút ngày bên Chúa, cuộc sống bạn sẽ khác, biến đổi nhiều lắm.

     

    2. Hành hương

     

    Mô hình hành hương ở Việt Nam chưa phổ biến lắm. Tuy vậy, đây đó giáo xứ thường tổ chức đi hành hương cùng với nhau. Hè là thời gian để cha mẹ, con cái hoặc nhóm nhỏ đi đến những địa điểm thánh. Nơi đó, chúng ta không chỉ thăm quan, nhưng để cầu nguyện và trải nghiệm một bối cảnh mới. Hiện Việt Nam có vài địa điểm hành hương nổi tiếng từ Bắc chí Nam. Trên đường hành hương, người ta cũng có thể kết hợp với du lịch.

     

    Đó cũng là lời mời gọi của Giáo Hội đặc biệt dành cho người trẻ:

     

    “Một người trẻ đi hành hương để xin Đức Mẹ giúp đỡ và mời một người bạn hoặc một người bạn khác cùng đi, với cử chỉ đơn giản này, em làm một việc truyền giáo quý giá. Không thể tách rời khỏi mục vụ giới trẻ phổ thông những hành động truyền giáo thông thường không thể cưỡng lại được, là điều chọc thủng mọi kiểu mẫu thông thường của chúng ta. Chúng ta hãy đồng hành với điều ấy, cổ võ nó, nhưng đừng có ý điều khiển nó một cách quá đáng.”[2]

     

    Ước mong những ai tổ chức cho nhóm đi hành hương, họ biết cách giúp nhóm cảm nhận được Thiên Chúa.

     

    3. Cắm trại

     

    Đây là sở trường của người trẻ Việt Nam. Tiếng ve gọi hè cũng là lúc nhiều học sinh, sinh viên chuẩn bị cắm trại. Mấy ngày dựng lều, nấu nướng, vui chơi, lửa trại, trò chơi lớn hay thánh lễ cùng nhau, thật tuyệt vời biết bao. Nơi đó, ước sao người trẻ thấy được thiên nhiên thật đẹp và cần được bảo vệ. Trước nạn ô nhiễm môi trường, khủng hoảng môi trường, Giáo Hội cần người trẻ, bởi:

     

    “Nơi nhiều thanh thiếu niên, việc tiếp xúc với các thụ tạo gây ra một sức thu hút đặc biệt, và các em rất nhạy cảm với việc bảo vệ môi trường, như trong trường hợp các hướng đạo sinh và các nhóm khác, là các nhóm tổ chức những ngày ở giữa thiên nhiên, cắm trại, leo núi, du ngoạn và các chiến dịch cho môi trường. Theo tinh thần của Thánh Phanxicô Assisi, đây là những kinh nghiệm có thể dẫn đến một con đường để nhập vào trường của tình huynh đệ phổ quát và cầu nguyện chiêm niệm.”[3]

     

    Xin ủng hộ con cái đi cắm trại, vì đó là môi trường tốt để rèn luyện kỹ năng. Hơn nữa, khi người trẻ chơi cùng nhau, họ có thể khám phá nhiều bài học cho cuộc đời. Đừng giam con em mình trong bốn bước tường, đừng để chúng cứ gắn liền với thiết bị công nghệ. Cha mẹ tốt cần tạo cho con cái mình sân chơi bổ ích. Sân chơi ấy ước gì luôn có nơi mỗi giáo xứ.

     

    4. Thăm viếng

     

    Hè cũng là lúc để nhiều người về quê thăm ông bà, họ hàng. Nhiều nhóm tổ chức đi thăm viếng người nghèo. Không ít các bạn đi làm từ thiện. Lồng trong những hoạt động ấy là tình bạn dành cho nhau. Qua đó, ước gì chúng ta thấy Thiên Chúa đang hiện diện. Tập thấy Chúa nơi tha nhân cũng là điểm chú ý.

     

    5. Lui tới nhà xứ

     

    Tôi biết nhiều giáo xứ dành mùa hè để các học sinh học giáo lý. Đó cũng là môi trường tốt để các em vui chơi và học hỏi với Chúa. Qua các em, phụ huynh cũng có dịp gần gũi nhà thờ, chương trình học hỏi về Thiên Chúa hơn. Chúng ta chỉ lui đến nhà xứ nếu nơi ấy cởi mở, sống đức tin, ước ao làm rạng danh Chúa Giêsu Kitô, vui vẻ, tự do, huynh đệ và tận tâm. 

    Đừng xa lạ với cha xứ hay giáo xứ. Đó là nhà của chúng ta. Ước gì môi trường giáo xứ luôn mở rộng chào đón mọi người. Trẻ em “lăng xăng” vui chơi và trò chuyện trong giáo xứ luôn là hình ảnh đẹp. Hãy chăm đưa trẻ đến tham gia nhiều sinh hoạt hội đoàn. Khi đó, tôi hy vọng đời sống giáo xứ, đặc biệt trong mùa hè, sẽ rộn ràng hơn.

     

    6. Mùa hè sáng tạo

     

    Trên đây là những chương trình quen thuộc người trẻ chúng ta có thể tham gia. Tuy nhiên, Thiên Chúa mời gọi người trẻ sáng tạo ra những sân chơi mới[4]. Vấn đề là làm sao nơi đó luôn có tình bạn, có Thiên Chúa hiện diện. Được như thế, mỗi kỳ hè là một cơ hội để chúng ta lấy lại sức, tìm lại nhiều bình an và ơn Chúa. Những điều này cần thiết để người trẻ tiếp tục học tập, dấn thân và tiến bước. Cần bước cùng nhau, cùng với Thiên Chúa nữa.

     

    Ước sao cha xứ, người cha, người mẹ và những người đồng hành với người trẻ biết rằng: “Bên cạnh một số em vẫn thờ ơ, có nhiều em khác sẵn sàng tự nguyện cung cấp các sáng kiến, làm công dân tích cực và đoàn kết xã hội: điều quan trọng là phải hỗ trợ và khích lệ các em phát huy tài năng, kỹ năng và óc sáng tạo, và khuyến khích tinh thần trách nhiệm của các em.”[5] Được như thế, kỳ nghỉ hè với Chúa chắc hản là có thể và rất vui cho mỗi người.

     

    Cầu chúc mỗi bạn có một kỳ nghỉ hè nhiều niềm vui. Cho Chúa nghỉ với mình nữa, để người khác tham gia với kỳ nghỉ của mình nữa. Lúc đó, ai cũng phấn khởi an bình.

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net)

    ………………………..