4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SÓNG LC - TĨNH CAO -THỨ HAI CN3MC-C

  •  
    Tinh Cao
     
     

    Thứ Hai CN3MC-C

    BÁNH SỰ SỐNG LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: 2 V 5, 1-15a

    "Có nhiều người phong cùi trong Israel, nhưng không có một người nào trong bọn họ được chữa lành, mà chỉ có Naaman, người Syria".

    Trích sách Các Vua quyển thứ hai.

    Trong những ngày ấy, Naaman, tướng đạo binh của vua xứ Syria, là người có uy thế đối với vua và được tôn trọng, vì Chúa đã dùng ông mà cứu dân Syria; ông còn là người hùng mạnh và giàu có, nhưng lại mắc bịnh phong cùi. Lúc bấy giờ một vài toán dân Syria bắt một thiếu nữ ở đất Israel dẫn về để hầu hạ bà Naaman. Cô ta nói với bà chủ: "Chớ chi ông chủ tôi đến gặp vị tiên tri ở Samaria, chắc chắn vị tiên tri ấy sẽ chữa ông khỏi phong cùi". Naaman đến tâu vua rằng: "Cô nhỏ xứ Israel đã nói thế này thế này". Vua xứ Syria liền nói: "Khanh hãy đi, trẫm sẽ gởi cho vua Israel một bức thơ". Naaman ra đi, mang theo mười lạng bạc, sáu ngàn nén vàng và mười bộ áo. Ông trao cho vua Israel bức thơ nội dung như sau: "Khi bức thơ này đến tay nhà vua, nhà vua biết tôi sai Naaman, tôi tớ tôi, đến với nhà vua, để xin nhà vua chữa ông khỏi phong cùi".

    Sau khi đọc bức thơ, vua Israel liền xé áo và nói: "Ta có phải là Chúa, có thể giết chết và cho sống hay sao mà vua ấy gởi người đến xin ta chữa lành phong cùi? Các ngươi thấy không, vua ấy tìm cớ hại Ta đó". Khi Êlisêô, người của Thiên Chúa, nghe tin vua Israel đã xé áo mình, nên sai người đến tâu vua rằng: "Tại sao nhà vua lại xé áo? Ông ấy cứ đến với tôi thì sẽ biết trong Israel có một vị tiên tri".

    Naaman lên xe ngựa đi, và dừng lại trước cửa nhà Êlisêô. Tiên tri nói với Naaman rằng: "Ông hãy đi tắm bảy lần ở sông Giođan, thì da thịt ông sẽ được lành sạch". Naaman nổi giận bỏ đi nói rằng: "Tôi tưởng ông ấy ra đón tôi và đứng trước tôi kêu cầu danh Chúa là Thiên Chúa của ông, rồi đặt tay lên chỗ phong cùi của tôi và chữa tôi lành mạnh. Các con sông Abana và Pharphar ở Ðamas không sạch hơn các con sông ở Israel để tôi tắm và được lành sạch hay sao?" Ông trở về lòng đầy tức giận.

    Các đầy tớ của ông đến nói với ông rằng: "Thưa cha, vị tiên tri có yêu cầu cha làm một việc lớn lao thì cha cũng phải làm. Phương chi bây giờ người bảo cha: "Hãy đi tắm, thì được sạch". Naaman xuống tắm bảy lần ở sông Gio-đan như lời tiên tri, người của Thiên Chúa dạy, da thịt ông lại trở nên tốt như da thịt của đứa trẻ, và ông được sạch.

    Sau đó ông và đoàn tuỳ tùng trở lại gặp người của Thiên Chúa. Ðến nơi, ông đứng trước mặt người của Thiên Chúa và nói: "Thật tôi biết không có Thiên Chúa nào khác trên hoàn vũ, ngoài một Thiên Chúa ở Israel".

    Ðó là lời Chúa.                                            

     

    Ðáp Ca: Tv 41, 2. 3, và Tv 42, 3. 4

    Ðáp: Hồn con khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống, ngày nào con được tìm về ra mắt Chúa Trời? (x. Tv 41, 3)

    Xướng: 1) Như nai rừng khát mong nguồn nước, hồn con khát Chúa, Chúa Trời ôi! - Ðáp.

    2) Hồn con khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống, ngày nào con được tìm về ra mắt Chúa Trời? - Ðáp.

    3) Xin chiếu giãi quang minh và chân thực của Chúa, để những điều đó hướng dẫn con, đưa con lên núi thánh và cung lâu của Ngài. - Ðáp.

    4) Con sẽ tiến tới bàn thờ Thiên Chúa, đến cùng Thiên Chúa làm cho con được hoan hỉ, mừng vui. Với cây cầm thụ con sẽ ca ngợi Chúa, ôi Chúa là Thiên Chúa của con. - Ðáp.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 129, 5 và 7

    Con trông cậy Chúa, con mong đợi lời hứa của Chúa, vì nơi Chúa sẵn có lòng từ bi và chan chứa ơn cứu độ.

     

    Phúc Âm: Lc 4, 24-30

    "Như Elia và Elisêô, Chúa Giêsu không phải chỉ được sai đến người Do-thái mà thôi đâu".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

    (Khi Chúa Giêsu đến thành Nadarét, Ngài nói với dân chúng tụ họp trong hội đường rằng): "Quả thật, Ta bảo các ngươi, chẳng có một tiên tri nào được tiếp đón tử tế ở quê hương mình. Ta bảo các ngươi, chắc hẳn trong thời Elia có nhiều bà goá ở Israel, khi trời hạn hán và một nạn đói lớn hoành hành khắp nước suốt ba năm sáu tháng, nhưng Elia không được sai đến với một người nào trong bọn họ, mà chỉ được sai đến với một bà goá ở Sarépta xứ Siđôn thôi. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, nhưng không một người nào trong bọn họ được chữa lành, mà chỉ có Naaman, người Syria".

    Vừa nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, đẩy Người ra khỏi thành và dẫn Người đến một triền đồi, nơi họ xây thành, để xô Người xuống vực. Nhưng Người tiến qua giữa họ mà đi.

    Ðó là lời Chúa.

    Jews Leading Jesus To Cast Him From The Cliffs Stock Illustration -  Download Image Now - iStock

    Why the Hometown Folk Tried to Kill Jesus – Parsippany United Methodist  Church

     

     

    Suy niệm

     

     

        vì họ "nghèo khổ" về đức tin,

    bị giam cầm" bởi cứng lòng,

    "mù lòa" bởi thành kiến,

    và "ngục " trong tội lỗi     


    H
    ành trình Mùa Chay 40 ngày tiếp tục và đã tiến vào tuần lễ Thứ Ba, và hôm nay là Thứ Hai trong Tuần Ba Mùa Chay này, chủ đề "Tôi tự bỏ mạng sống của mình đi để rồi lấy lại" (Gioan 10:17) cho chung Mùa Chay, bao gồm cả Tuần Thánh, vẫn phản ảnh qua ý nghĩa của chung phụng vụ lời Chúa hôm nay, nhất là Bài Phúc Âm.

    Thật vậy, trong bài Phúc Âm hôm nay, hình như chúng ta chỉ thấy được nửa phần đầu của chủ đề Mùa Chay là "Ta tự ý bỏ sự sống của mình đi", chẳng thấy đâu là "để rồi lấy nó lại". Bởi vì, Thánh ký Luca trình thuật lại trong Bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc cho ngày hôm nay là sự kiện "mọi người trong hội đường đều đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, đẩy Người ra khỏi thành và dẫn Người đến một triền đồi, nơi họ xây thành, để xô Người xuống vực". 

    Tại sao "mọi người trong hội đường đều đầy phẫn nộ" đến độ muốn sát hại Người, bằng cách "xô Người xuống vực" như thế? Phải chăng vì họ đã bị Chúa Giêsu ngấm ngầm chê là thiếu đức tin, ở chỗ không chịu tin vào Người, một con người rất tầm thường đã từng sống trong khu làng của họ và với họ trước kia, giờ đây đã dám cho mình như hai vị đại tiên tri Thời Cựu Ước là Elia và Elise nữa, như lời Người đã nói với họ và về họ khi họ đặt vấn đề về sự khôn ngoan và quyền năng khác thường của Người: 

    "Quả thật, Ta bảo các ngươi, chẳng có một tiên tri nào được tiếp đón tử tế ở quê hương mình. Ta bảo các ngươi, chắc hẳn trong thời Elia có nhiều bà goá ở Israel, khi trời hạn hán và một nạn đói lớn hoành hành khắp nước suốt ba năm sáu tháng, nhưng Elia không được sai đến với một người nào trong bọn họ, mà chỉ được sai đến với một bà goá ở Sarépta xứ Siđôn thôi. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, nhưng không một người nào trong bọn họ được chữa lành, mà chỉ có Naaman, người Syria".

    Hai trường hợp được Chúa Giêsu dẫn chứng trên đây cho thấy cả hai nạn nhân được chữa lành đều là thành phần dân ngoại nhưng lại tin vào các vị tiên tri của dân Do Thái và nhờ đó họ đã có được một cảm nghiệm thần linh về Vị Thiên Chúa của dân Do Thái, Đấng hằng ở cùng dân tộc được tuyển chọn này và tỏ mình ra cho dân Do Thái dọc suốt giòng lịch sử cứu độ của họ. 

    Bài Đọc 1 hôm nay chỉ liên quan đến trường hợp thứ hai: "có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, nhưng không một người nào trong bọn họ được chữa lành, mà chỉ có Naaman, người Syria". Sách Các Vua Quyền Thứ 2 đã cho biết là viên quan bị phong cùi này, vì muốn khỏi bệnh nên tin người tớ gái Do Thái, và đã tìm sang đất Do Thái. 

    "Trong những ngày ấy, Naaman, tướng đạo binh của vua xứ Syria, là người có uy thế đối với vua và được tôn trọng, vì Chúa đã dùng ông mà cứu dân Syria; ông còn là người hùng mạnh và giàu có, nhưng lại mắc bịnh phong cùi. Lúc bấy giờ một vài toán dân Syria bắt một thiếu nữ ở đất Israel dẫn về để hầu hạ bà Naaman. Cô ta nói với bà chủ: 'Chớ chi ông chủ tôi đến gặp vị tiên tri ở Samaria, chắc chắn vị tiên tri ấy sẽ chữa ông khỏi phong cùi'. Naaman đến tâu vua rằng: 'Cô nhỏ xứ Israel đã nói thế này thế này'. Vua xứ Syria liền nói: 'Khanh hãy đi, trẫm sẽ gởi cho vua Israel một bức thơ'. Naaman ra đi, mang theo mười lạng bạc, sáu ngàn nén vàng và mười bộ áo". 

    Nhưng sau khi đến gặp Tiên Tri Êlise, ông đã hoàn toàn thất vọng đến độ tức giận bất mãn bỏ đi, vì ông thấy ông là một vị quan có thế giá với nhà vua Syria mà bấy giờ lại bị một vị tiên tri Do Thái coi thường, chẳng những không thèm ra mặt tiếp ông, lại còn truyền ông phải làm một việc quá ư là tầm thường, ai làm cũng được và làm ở đâu cũng được, chứ không xuất hiện để trực tiếp chữa lành cho ông một cách uy nghi trang trọng giống như ở trong các nghi thức có tính cách cung đình: 

    "Naaman lên xe ngựa đi, và dừng lại trước cửa nhà Êlisêô. Tiên tri nói với Naaman rằng: 'Ông hãy đi tắm bảy lần ở sông Giođan, thì da thịt ông sẽ được lành sạch'. Naaman nổi giận bỏ đi nói rằng: 'Tôi tưởng ông ấy ra đón tôi và đứng trước tôi kêu cầu danh Chúa là Thiên Chúa của ông, rồi đặt tay lên chỗ phong cùi của tôi và chữa tôi lành mạnh. Các con sông Abana và Pharphar ở Ðamas không sạch hơn các con sông ở Israel để tôi tắm và được lành sạch hay sao?' Ông trở về lòng đầy tức giận".

    Đến đây chúng ta mới thấy đâu là biên giới giữa tự nhiên và siêu nhiên, giữa người sống theo tự nhiên và người sống theo đức tin cũng như sống bằng đức tin. Đức tin nơi viên quan Naaman người Syria bị phong cùi này là ở chỗ thắng vượt bản tính tự nhiên và khuynh hướng tự nhiên của ôngđể làm theo những gì vượt lên trên sự khôn ngoan và hiểu biết hạn hẹp của ông, nhất lạ biết hạ mình xuống lắng nghe sự thật, dù sự thật đó xuất phát từ thành phần tôi tớ tầm thường của ông:

    "Các đầy tớ của ông đến nói với ông rằng: 'Thưa cha, vị tiên tri có yêu cầu cha làm một việc lớn lao thì cha cũng phải làm. Phương chi bây giờ người bảo cha: 'Hãy đi tắm, thì được sạch'. Naaman xuống tắm bảy lần ở sông Gio-đan như lời tiên tri, người của Thiên Chúa dạy, da thịt ông lại trở nên tốt như da thịt của đứa trẻ, và ông được sạch". 

    Chỉ có đức tin mới làm được những gì bản tính tự nhiên và khả năng trần thế của con người không thể nào làm được, dù họ có chức vị, khôn ngoan và quyền lực đến đâu chăng nữa, như bản thân của viên quan Naaman người Syria trong Bài đọc 1 hôm nay. Và cũng chỉ có đức tin mới làm cho con người cảm thấy được thực tại thần linh siêu việt ở bên trên họ nhưng lại ở ngay cõi lòng họ và trong cuộc sống của họ, như đã xẩy ra cho viên quan người Syria bị phong cùi được chữa lành: 

    "Sau đó ông và đoàn tùy tùng trở lại gặp người của Thiên Chúa. Ðến nơi, ông đứng trước mặt người của Thiên Chúa và nói: 'Thật tôi biết không có Thiên Chúa nào khác trên hoàn vũ, ngoài một Thiên Chúa ở Israel'".

    Cho dù Chúa Giêsu trong trình thuật của Bài Phúc Âm hôm nay có vẻ không được thành công như Tiên Tri Elisa trong Bài Đọc 1, nhưng Người, Đấng bị dân làng Nazarét của Người muốn sát hại Người, vẫn có thể tỏ mình ra cho thành phần không tin Người biết rằng: 

    1- Chính vì họ không tin mà họ không thấy phép lạ Người làm ở nơi họ và giữa họ như họ đã từng nghe thấy Người làm ở các nơi khác, nhất là ở Carphanaum; 

    2- Cho dù họ có muốn sát hại Người mà cũng không được như ý muốn, bởi "Người tiến qua giữa họ mà đi", cho họ thấy rằng Ngưòi quả là Đấng quyền năng, là Đấng được Tiên Tri Isaia nói đến như chính Người đã minh định với họ.

    Trong trường hợp này, Chúa Giêsu đã "lấy lại sự sống" của mình khi Người bị dân chúng sát hại, không phải chỉ ở chỗ "Người tiến qua giữa họ mà đi", ở chỗ họ không làm gì được Người, mà chính là ở chỗ Người tỏ mình ta cho họ thấy được những gì Tiên Tri Isaia nói về Người đã thực sự được ứng nghiệm, ứng nghiệm nơi chính đám dân chúng muốn sát hại Người, vì đám dân làng Nazarét bấy giờ quả thực tiêu biểu cho các thành phần được Thiên Chúa gửi Vị Thiên Sai được xức dầu Thần Linh và đầy Thần Linh là Chúa Kitô đến cho họ, vì họ "nghèo khổ" về đức tin, "bị giam cầm" bởi cứng lòng, "mù lòa" bởi thành kiến, và "ngục " trong tội lỗi (xem Luca 4:18).

    Nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét bị dân làng Nazarét trong Bài Phúc Âm hôm nay mưu toan sát hại Người, nhưng không làm gì được Người, trái lại, chính họ lại trở thành chứng cớ hiển nhiên về vai trò Thiên Sai của Chúa Kitô, Đấng được Thiên Chúa tiên báo qua Tiên Tri Isaia, một Vị Thiên Sai nơi các thành phần cần được Người "loan báo cho Năm Hồng Ân của Chúa" (Luca 4:19), và chính vì thế mà ai nhận ra Người bằng đức tin sẽ có được một cảm nghiệm thần linh như thánh vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Như nai rừng khát mong nguồn nước, hồn con khát Chúa, Chúa Trời ôi!

    2) Hồn con khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống, ngày nào con được tìm về ra mắt Chúa Trời? 

    3) Xin chiếu giãi quang minh và chân thực của Chúa, để những điều đó hướng dẫn con, đưa con lên núi thánh và cung lâu của Ngài. 

    4) Con sẽ tiến tới bàn thờ Thiên Chúa, đến cùng Thiên Chúa làm cho con được hoan hỉ, mừng vui. Với cây cầm thụ con sẽ ca ngợi Chúa, ôi Chúa là Thiên Chúa của con. 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

    MC.III-2.mp3  

     

BÁNH SỰ SỐNG LC - CHA DŨNG CN3MC-C - RADIO LCTX

  •  
    Lan Chi

    Chúa Nhật Tuần III - Mùa Chay

    BÁNH SỰ SỐNG LỜI CHÚA

    CHA DŨNG - RADIO LCTX

     
     
    Ca nhập lễ
    Tv 24,15-16 

    Mắt tôi nhìn Chúa không biết mỏi

    vì chính Người sẽ gỡ chân tôi khỏi dò lưới.

    Lạy Chúa, xin đoái nhìn và xót thương con,

    vì thân này bơ vơ cùng khổ.

    Bài đọc 1
    Xh 3,1-8a.13-15

     

    Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em.

    Bài trích sách Xuất hành.

    1 Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. 2 Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. 3 Ông tự bảo : “Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được : vì sao bụi cây lại không cháy rụi ?” 4 Đức Chúa thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông : “Mô-sê ! Mô-sê !” Ông thưa : “Dạ, tôi đây !” 5 Người phán : “Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh.” 6 Người lại phán : “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp.” Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa.

    7 Đức Chúa phán : “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. 8a Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật.”

    13 Ông Mô-sê thưa với Thiên Chúa : “Bây giờ, con đến gặp con cái Ít-ra-en và nói với họ : Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con : Tên Đấng ấy là gì ? Thì con sẽ nói với họ làm sao ?” 14 Thiên Chúa phán với ông Mô-sê : “Ta là Đấng Hiện Hữu.” Người phán : “Ngươi nói với con cái Ít-ra-en thế này : “Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em.” 15 Thiên Chúa lại phán với ông Mô-sê : “Ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en thế này : Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp, sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn thuở, đó là danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ đến đời kia.”

    Đáp ca
    Tv 102,1-2.3-4.6-7.8 và 11 (Đ. c.8a)

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    1Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
    toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh !
    2Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
    chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    3Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi,
    thương chữa lành các bệnh tật ngươi.
    4Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt,
    bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà.

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    6Chúa phân xử công minh,
    bênh quyền lợi những ai bị áp bức,
    7mặc khải cho Mô-sê biết đường lối của Người,
    cho con cái nhà Ít-ra-en
    thấy những kỳ công Người thực hiện.

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    8Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
    Người chậm giận và giàu tình thương,
    11Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất,
    tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.

    Đ.Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.

    Bài đọc 2
    1 Cr 10,1-6.10-12

     

    Đời sống của dân Ít-ra-en với ông Mô-sê trong sa mạc đã được chép lại để răn dạy chúng ta.

    Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

    1 Thưa anh em, tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì về việc này : là tất cả cha ông chúng ta đều được ở dưới cột mây, tất cả đều vượt qua Biển Đỏ. 2 Tất cả cùng được chịu phép rửa dưới đám mây và trong lòng biển, để theo ông Mô-sê. 3 Tất cả cùng ăn một thức ăn linh thiêng, 4 tất cả cùng uống một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá linh thiêng vẫn đi theo họ. Tảng đá ấy chính là Đức Ki-tô. 5 Nhưng phần đông họ không đẹp lòng Thiên Chúa, bằng chứng là họ đã quỵ ngã trong sa mạc.

    6 Những sự việc ấy xảy ra để làm bài học, răn dạy chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta. 10 Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách, như một số trong nhóm họ đã lẩm bẩm kêu trách : họ đã chết bởi tay Thần Tru Diệt. 11 Những sự việc này xảy ra cho họ để làm bài học, và đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này. 12 Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã.

    Tung hô Tin Mừng
    Mt 4,17

    Chúa nói : anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.

    Tin Mừng
    Lc 13,1-9

     

    Nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.

    Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

    1 Lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. 2 Đức Giê-su đáp lại rằng : “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao ? 3 Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu ; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. 4 Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao ? 5 Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu ; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”

    6 Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này : “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, 7 nên bảo người làm vườn : ‘Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất ?’ 8 Nhưng người làm vườn đáp : ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. 9 May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.’”

    Ca hiệp lễ
    Ga 4,13-14 

    Chúa nói : “Ai uống nước tôi cho,

    thì nơi người ấy,

    nước đó sẽ trở thành

    một mạch nước chảy vọt,

    mang lại sự sống đời đời.”

    --
     Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô (Ep 4,30-32).

    30 Ne contristez pas l'Esprit Saint de Dieu, qui vous a marqués de son sceau pour le jour de la rédemption. 31 Aigreur, emportement, colère, clameurs, outrages, tout cela doit être extirpé de chez vous, avec la malice sous toutes ses formes32 Montrez-vous au contraire bons et compatissants les uns pour les autres, vous pardonnant mutuellement, comme Dieu vous a pardonné dans le Christ.

    Hoa quả của Thần Khí làbác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ (Galata 5,22-23)

    22 - Mais le fruit de l'Esprit est charité, joie, paix, longanimité, serviabilité, bonté, confiance dans les autres, 23 douceur, maîtrise de soi.

     
     
     
    •  
      Lc 13, 1-9 Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Chay năm C - Fr Joseph.mp3
      12.8MB

BÁNH SỰ SỐNG LC - TIN64 CAO - CN3MC-C

  •  
    Tinh Cao

    Chúa Nhật 3MC - C

     

    Lời Chúa LÀ BÁNH SỰ SỐNG

    BẠN VÀ TÔI CẦN SÁM HỐI NGAY

     

    Bài Ðọc I: Xh 3, 1-8a. 13-15

    "Ðấng hiện hữu sai tôi đến với anh em".

    Trích sách Xuất Hành.

    Trong những ngày ấy, Môsê chăn chiên cho ông nhạc là Giêtrô, tư tế xứ Mađian. Ông lùa đoàn chiên qua sa mạc, đến núi Horeb là núi của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Ông nhìn thấy bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Môsê nói: "Ta hãy lại xem cảnh tượng kỳ lạ này, vì sao bụi gai không bị thiêu rụi".

    Thiên Chúa thấy ông lại xem, từ giữa bụi gai Người gọi ông: "Môsê! Môsê!" Ông thưa: "Dạ con đây!" Chúa nói: "Ngươi đừng đến gần đây. Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh". Chúa lại nói: "Ta là Thiên Chúa của Tổ phụ ngươi. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp". Môsê che mặt, vì không dám nhìn Thiên Chúa. Chúa nói: "Ta đã thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc công áp bức. Ta biết nỗi đau khổ của chúng, nên Ta xuống cứu chúng thoát khỏi tay người Ai-cập và đưa ra khỏi đất ấy đến miền đất tốt tươi rộng lớn, đất tràn trề sữa và mật".

    Môsê thưa với Thiên Chúa rằng: "Này con sẽ đến với con cái Israel và bảo họ: Thiên Chúa của tổ phụ anh em đã sai tôi đến với anh em. Nếu họ hỏi con: "Tên Người là gì?", con sẽ nói sao với họ?" Thiên Chúa nói với Môsê: "Ta là Ðấng Tự Hữu". Chúa nói: "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: "Ðấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em".

    Thiên Chúa lại nói với Môsê: "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: "Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em". Ðó là danh Ta cho đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7. 8 và 11

    Ðáp: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).

    Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. - Ðáp.

    2) Người đã thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. - Ðáp.

    3) Chúa thi hành những sự việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel. - Ðáp.

    4) Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 1 Cr 10, 1-6. 10-12

    "Ðời sống dân chúng đối với Môsê trong hoang địa được viết ra để răn bảo chúng ta".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

    Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết điều này, là tất cả cha ông chúng ta đã được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môsê mà được thanh tẩy, dưới áng mây và trong lòng biển; tất cả đã ăn cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng liêng. Thật vậy, tất cả đã uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên, không phải phần đông trong họ đã sống đẹp lòng Chúa, vì họ đã bị gục ngã trong hoang địa.

    Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như những người đó đã chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như một số người trong bọn họ đã làm, và đã vong mạng bởi tay một sứ thần huỷ diệt. Những việc đó đã xảy đến cho họ để làm gương, và đã được ghi chép để răn bảo chúng ta là những người đang sống trong thời đại cuối cùng. Thế nên, ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2

    Này là lúc thuận tiện, này là ngày cứu độ.

     

    Phúc Âm: Lc 13, 1-9

    "Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng bảo: "Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".

    Ngài nói với họ dụ ngôn này: "Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: "Kìa, ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!" Nhưng anh ta đáp rằng: "Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Suy niệm

    Hôm nay, Chúa Nhật Tuần thứ ba Mùa Chay. Phụng Vụ Lời Chúa hướng về lòng thương xót của vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, luôn trung thành với dự án cứu độ của mình và tìm hết cách để cứu độ con người cho bằng được, cho dù có phải chịu đựng lỗi lầm của họ nhưng vẫn thương cảm và nhẫn nại đợi chờ họ.

    Thật vậy, ngay trong Bài Đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy một mạc khải thần linh về Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, luôn trung thành với dự án cứu độ của Ngài, do chính Ngài tỏ mình ra cho chúng ta biết nơi tên của Ngài được Ngài lần đầu tiên cho nhân loại biết qua Moisen ở một cuộc thần hiển (theophany).

    Chính cuộc thần hiển cũng đã nói lên đích danh của Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, vị Thiên Chúa minh nhiên tự xưng tên của Ngài "Ta là Ta / I am who am", hay "Ta là Đấng Có" hoặc "Ta là Hiện Hữu". Tức Thiên Chúa là Đấng Tự mình mà Có - Tự Hữu, luôn luôn Có hay lúc nào cũng Có - Hiện Hữu, Có một cách vĩnh viễn, không bao giờ cùng - Hằng Hữu, cho dù con người có qua đi, vì con người là loài tạo vật sống trong thời gian và không gian không thể tồn tại như Thiên Chúa, và Có một cách hoàn hảo viên mãn - Toàn Hữu.

    Đó là lý do cũng trong Bài Đọc 1 hôm nay, Ngài còn có một tên phụ, hay biệt danh nữa, hoàn toàn phản ảnh tên chính của Ngài hay tên gọi của Ngài, có thể nói đó là tên họ của Ngài, vì tên họ là tên bao giờ cũng liên quan đến giòng họ, đến người khác, và ở đây tên họ này của Thiên Chúa trực tiếp liên quan đến loài người tạo vật: "'Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em'. Ðó là danh Ta cho đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ".

    Chính tên thật của Thiên Chúa: "Ta là Ta", "là Có, "là Hiện Hữu", được phụ họa bởi tên họ của Ngài "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp", đã được chính Thiên Chúa, trước khi diễn tả bằng ngôn từ của loài người như thế, đã được Ngài tỏ ra bằng một hiện tượng "bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi" xẩy ra ở khu vực "núi Horeb là núi của Thiên Chúa". 

    Hiện tượng thần hiển (theophany) "bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi" này có ít là 3 ý nghĩa có thể suy diễn như sau: 

    1-2. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (1) và Mầu Nhiệm Chúa Kitô (2): "bụi gai" ám chỉ chính Chúa Kitô, nhân tính của Chúa Kitô và cuộc khổ nạn của Chúa Kitô; "bốc lửa mà không bị thiêu rụi" - "lửaám chỉ Thánh Linh và thần tính của Chúa Kitô, "không bị thiêu rụi" ám chỉ cuộc phục sinh của Người bởi quyền phép Thánh Linh (xem Roma 8:11); Thiên Chúa Ngôi Cha chính là tiếng nói "từ giữa bụi gai gọi ông", một nhân vật trở thành tiền thân về một vị tiên tri như ông và đến sau ông là Chúa Kitô, như đã được ông tiên báo cùng dân Do Thái trước khi ông qua đời (Đệ Nhị Luật 18:5).

    3. Mầu nhiệm Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái: dân tộc Do Thái chẳng khác nào như một "bụi gai", ám chỉ tội lỗi của họ và thử thách đức tin của họ, thế nhưng dân tộc Do Thái là một "bụi gai bốc lửa", ở chỗ họ càng tội lỗi và bất trung phản bội họ càng thấy được tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa đối với họ, hay nói cách khác, Tình Yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa càng có dịp được sáng tỏ nơi tội lỗi bất trung của họ, chẳng những khiến họ nhận biết Ngài mà còn cả dân ngoại cũng nhận biết Ngài qua họ nữa.

    Ngài chẳng những không tiêu diệt họ bởi tội lỗi kinh khủng của họ, nhờ đó họ mới "không bị thiêu rụi": "bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi"Ít là 2 lần Ngài đã tỏ tường tuyên bố ý định Ngài muốn tận diệt họ: lần đầu khi họ thờ bò vàng (xem Xuất Hành đoạn 32), và lần thứ hai sau khi các thám tử của họ dò thám Đất Hứa trở về (xem Dân Số đoạn 14), mà trái lại, Ngài còn có thể bất chấp mọi sự bất lợi nơi họ để hoàn tất trọn vẹn, một cách vô cùng khôn ngoan và toàn năng, "dưới đất cũng như trên trời" tất cả những gì Ngài hứa với họ, đúng như giao ước Ngài đã tự động ký kết với tổ phụ họ là Abraham, Isaac và Giacóp.

    Đó là lý do trong lệnh sai đi của Ngài truyền cho Moisen bấy giờ, Thiên Chúa đã nhân danh Ngài là vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, Vị Thiên Chúa "là hiện hữu" luôn ở cùng dân Do Thái ngay từ ban đầu, Vị "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp", kéo dài qua ba đời tượng trưng cho những gì là tính cách vĩnh viễn Ngài muốn ở với dân tộc được Ngài tuyển chọn. Lệnh sai đi của Ngài, bao gồm chẳng những ý nghĩa nhân danh Ngài mà còn lấy danh dự của Ngài mà bảo đảm cho sứ vụ của Moisen là môi giới trung gian của Ngài nữa, như sau:

    "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: 'Ðấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em'.... 'Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em'".

    Trước tình yêu vô cùng nhân hậu mà Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình tỏ ra như thế, bất chấp mọi tội lỗi bất trung của mình, dân Do Thái, nếu thực sự cảm nhận được Ngài, không thể nào không có một cảm nghiệm thần linh như thánh vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. 

    2) Người đã thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. 

    3) Chúa thi hành những sự việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel. 

    4) Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. 

    Bài Đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại cũng nhắc nhở cho các Kitô hữu Do Thái ở Giáo đoàn Corintô trong Thư Thứ Nhất của ngài về việc Thiên Chúa luôn ở bên chăm sóc cho dân của họ trong Cựu Ước, bao gồm cả những người sống bất xứng với tình yêu của Thiên Chúa:

    "Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết điều này, là tất cả cha ông chúng ta đã được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môsê mà được thanh tẩy, dưới áng mây và trong lòng biển; tất cả đã ăn cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng liêng. Thật vậy, tất cả đã uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên, không phải phần đông trong họ đã sống đẹp lòng Chúa, vì họ đã bị gục ngã trong hoang địa".

    Những người anh chị em "đã bị gục ngã trong hoang địa" đây vì đã "không sống đẹp lòng Chúa" ở chỗ nào, cũng được Thánh Phaolô cho biết rõ hơn như thế này: "Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như những người đó đã chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như một số người trong bọn họ đã làm, và đã vong mạng bởi tay một sứ thần huỷ diệt". 

    Thánh Phaolô chẳng những đã kêu gọi Kitô hữu Do Thái đừng noi gương bắt chước thành phần tội lỗi bất xứng trong Cựu Ước ấy, như được Thánh Kinh Cựu Ước cho thấy: "Những việc đó đã xảy đến cho họ để làm gương, và đã được ghi chép để răn bảo chúng ta là những người đang sống trong thời đại cuối cùng", mà còn hướng về tương lai, ở chỗ cảnh giác thành phần tưởng mình không giống như những trường hợp của người xưa, sống khá hơn những cha ông của họ: "ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã". 

    Tại sao thế? Tại vì mỗi thời có một hoàn cảnh riêng, một bối cảnh lịch sử khác nhau. Người xưa đã sống bất xứng trong bối cảnh lịch sử của thời của họ, vào thời của Thánh Phaolô, thời Tân Ước, bối cảnh lịch sử lại khác, với những cám dỗ khác, những thử thách khác, nhất là những cám dỗ và thử thách ở vào một thời điểm rất nguy hiểm, được Thánh Phaolô nói đến trong Bài Đọc 2, đó là "thời đại cuối cùng", một thời điểm đầy những tiên tri giả và kitô giả.

    Chính Chúa Kitô, trong Bài Phúc Âm hôm nay, cũng đã cảnh báo cho "những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh" rằng: 

    "Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy".

    Trong câu Chúa Giêsu cảnh giác về hoạn nạn khốn khổ trên đây có thể vừa là hậu quả của tội lỗi vừa không là hậu quả của tội lỗi, tùy theo từng trường hợp. 

    Gian nan khốn khổ không là hậu quả của tội lỗi, như 2 trường hợp được Chúa Giêsu kể đến trong bài Phúc Âm hôm nay, đó là trường hợp của "mấy người xứ Galilê bị ngược đãi" bởi "quan Philatô" và trường hợp "mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết", và là 2 trường hợp Người đã khẳng định rằng: "không phải thế", không phải "là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê", không phải họ "tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem".

    Tất nhiên, ở đây không ai chối cãi được rằng đã là người đều là tội nhân, và chính đau khổ họ chịu trên đời là hậu quả của tội lỗi, dù là một thai nhi vô tội bị mẹ sát hại ngay trong bụng bà. Thế nhưng, "vô tội" ở đây theo nghĩa tương đối, áp dụng cho thành phần ít tội hay ngây thơ vô tội, chẳng hạn thành phần ở làng mạc quê mùa chất phác, phạm tội mà không biết, không phải vì họ đã cứng lòng hay mất hết ý thức tội lỗi, như những người khôn ngoan thông thái và văn minh tân tiến đồng thời.

    Thật vậy, thực tế cho thấy, những tai ương hoạn nạn về thiên tai, như động đất, hay xẩy ra ở Ấn Độ hay A Phú Hãn v.v., thậm chí cả nhân tai như chiến tranh cũng thế, thường xẩy ra ở những vùng hẻo lánh, những vùng nghèo nàn, chứ ít khi xẩy ra ở những vùng ăn chơi tội lỗi. Như thế, phần đông và đa số nạn nhân của thiên tai và nhân tai là thành phần nạn nhân "vô tội" hay "ít tội" hoặc "nhẹ tội" hơn thánh phần văn minh hưởng thụ. 

    Dường như Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng Thần Linh làm chủ lịch sử này cố ý muốn để xẩy ra như thế, theo lòng thương xót của Ngài để cứu cả kẻ lành lẫn người dữ nhờ người lành, qua những tai họa và khốn khó người lành hay "vô tội" chịu trên đời này, hợp với giá cứu chuộc vô giá của Con Thiên Chúa. 

    Đúng vậy, chính vì thành phần nạn nhân "vô tội", hay "ít tội" hoặc "nhẹ tội", ở một nghĩa nào đó, mới có giá trị "đền tội" thay cho những người anh chị em ăn chơi tội lỗi của họ, như chính thân phận của Con Thiên Chúa làm người, một Người Tôi Tớ của Thiên Chúa được Tiên Tri Isaia (53:11b-12) diễn tả như sau:

    "Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ. Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản, và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt, nó sẽ được chia chiến lợi phẩm, bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi".

     

    Ở đây, Lời Chúa qua miệng Tiên Tri Isaia trên đây về một Đấng Thiên Sai tương lai, mà thành phần nạn nhân "vô tội" trong giòng lịch sử loài người phản ảnh Người, đã cho chúng ta thấy hiện lên ý nghĩa của chủ đề cho chung Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh là "Tôi tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy lại" (Gioan 10:17).

     

    Nếu đối với thành phần nạn nhân "vô tội" phải chịu đựng những hoạn nạn khốn khó gây ra bởi thiên tai và nhân tai có thể nói là cái giá họ phải trả cho anh chị em tội lỗi "cần đến lòng thương xót Chúa hơn" của họ, hơn là cho chính họ, thì thành phần nạn nhân "vô tội" này, hay chính hoạn nạn khốn khổ họ chịu, còn có tính cách cảnh báo hay cảnh tỉnh thành phần "tội lỗI" đáng trừng phạt, bằng không, không chịu ăn năn thống hối, thì những hoạn nạn khốn khổ như thế hay hơn thế sẽ trở thành hình phạt giáng xuống trên những ai tội lỗi không chịu ăn năn thống hối, đúng như lời Chúa Giêsu cảnh báo trong bài Phúc Âm hôm nay: "Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy".

    Thực tế đã quả thực cho thấy như vậy, thành phần ở những nơi an toàn nhất, nhưng ăn chơi và có thể nói là sa đọa về luân lý nhất, cứ coi thường biết bao nhiêu là cảnh báo của Thiên Chúa trước những tai ương hoạn nạn gây ra cho thành phần nạn nhân vô tội, chẳng hạn các thai nhi bị hủy hoại ngay trong lòng mẹ, nên những nơi như New York đã không ngờ bị khủng bố tấn công ngày 11/9/2001 ngay giữa thanh thiên bạch nhật, hay Paris ngày 13/11/2015 cũng thế v.v.

    Dầu sao, New York và Paris cũng là những dấu cảnh báo cho toàn thế giới biết rằng tội lỗi của con người đã lên tới mức nguy hiểm, nếu không ăn năn thống hối, chắc chắn những gì đã được tiết lộ ở Bí Mật Fatima phần thứ ba và được Giáo Hội công bố ngày 26/6/2000 sẽ được ứng nghiệm, như nó đang được ứng nghiệm từng ly từng tí từ thế kỷ 20 sau Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917 đến nay.

    Thời gian 100 năm của chiếc Tầu Noe trong trận hồng thủy ngày xưa (xem Khởi Nguyên 5:32 và 7:6), dường như am hợp với biến cố Thánh Mẫu Fatima 1917 (vừa qua 100 năm) là biến cố mà tất cả Bí Mật Fatima là "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria", một Trái Tim "là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa" (Lời Mẹ ngày 13/6/1917), một Trái Tim chính Thiên Chúa "đã muốn thiết lập trên thế giới" để nhờ đó "thế giới có hòa bình và nhiều linh hồn được cứu rỗi" (Lời Mẹ ngày 13/7/1917). Tình hình lịch sử thế giới sau 100 năm biến cố Thánh Mẫu Fatima dường như càng căng thẳng đến rùng rợn, ở cả Trung Đông lẫn Biển Đông thuộc Á Châu, và ở cả Âu Châu lẫn Phi Châu và Mỹ Châu, liên quan đến cả chính trị và quân sự, kinh tế và xã hội v.v., nhất là ở Đông Âu từ ngày 24/2/2022 đến nay, nơi cuộc xâm chiếm trắng trợn của đại cường Nga muốn ăn tươi nuốt sống dân nước Ukraine một cách vô cùng gian ác mà vẫn chưa được (ít là cho đến hôm nay, Chúa Nhật III Mùa Chay 20/2/2022), như thể thế chiến thứ 3 có thể bùng nổ bất cứ lúc nào và sắp bùng nổ đến nơi rồi vậy, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực sự công khai và chính thức nói mấy lần là đã đang diễn ra thế chiến thứ ba ở từng vùng nhiều nơi trên thế giới hiện nay.

    Cho dù hoạn nạn khốn khổ gây ra bởi thiên tai hay nhân tai, cho thành phần "vô tội" hay "tội lỗi" thì tựu kỳ trung ý muốn tối hậu của Vị Thiên Chúa vô cùng yêu thương nhân ái cũng chỉ muốn cứu độ con người tạo vật đáng thương của mình mà thôi, nhất là thành phần kẻ dữ, thành phần tội lỗi, thành phần tự bản chất, dù họ nhìn nhận hay không, là bệnh nhân, là các kẻ bị tật nguyền, cần đến Lòng Thương Xót Chúa hơn, thành phần chiên lạc mà Con Thiên Chúa đến để "tìm kiếm và cứu vớt" (Luca 19:10).

     Do đó, Người vẫn nhẫn nại tìm kiếm họ, cho dù cuộc đời họ cứ sống bê bối, chẳng sinh hoa trái gì như Ngài mong muốn, đến độ, theo tính toán trần gian, chỉ đáng chặt bỏ cho xong, cho có lợi hơn, thế mà Ngài vẫn nhẫn nại đợi chờ, khi còn thời gian, đúng như phần cuối của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy:

    "Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: 'Kìa, ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!' Nhưng anh ta đáp rằng: 'Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi'".

    Nếu "Người trồng một vây vả" đây là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên từng người một theo hình ảnh thần linh của Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26-27), và "cây vả" đây là từng con người được Thiên Chúa dựng nên trên trần gian này, thì "người làm vườn" đây là thành phần ngôn sứ của Thiên Chúa, thành phần thừa tác viên của Chúa Kitô, thành phần thay Người chăm lo lợi ích thiêng liêng cho những ai được trao phó cho các vị.

    Tuy nhiên, thành phần thừa tác viên phục vụ mầu nhiệm thánh của Người phải làm sao phải trở thành hiện thân và chứng nhân của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa mới xứng hợp với sứ vụ của mình, như thái độ của "người làm vườn" trong bài Phúc Âm hôm nay, một con người biết tỏ ra quí cây vả vô bổ như là của mình, dù chính yếu là của ông chủ, biết bênh đỡ cây vả đáng bị đốn đi, lấy chính thế giá của mình ra mà hứa thay cho cây vả, và nhất là tin tưởng cây vả, rồi tìm hết cách để làm cho nó từ tình trạng tàn héo trở thành tốt tươi như lòng mong muốn của chủ, như một Moisen đã xin Thiên Chúa đừng tru diệt dân Do Thái 2 lần (xem Xuất Hành đoạn 32 và xem Dân Số đoạn 14), thậm chí đã dám hy sinh cả tên của mình trong sổ sự sống để cứu lấy đám dân quá hư đốn đáng trừng phạt của mình (xem Xuất Hành 32:31-32).

    Trong Kinh Năm Thánh Tình Thương của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng đã mở Năm Thánh Ngoại Lệ về Tình Thương này (8/12/2015 - 20/11/2016), một trong những ý nguyện chính cần nguyện cầu, hay một trong những thành phần cần cầu nguyện cho đó là chính Giáo Hội nói chung và thành phần thừa tác viên thánh vụ của Giáo Hội nói riêng:

    "Chúa là dung nhan hữu hình của Chúa Cha vô hình, của Vị Thiên Chúa tỏ hiện quyền năng của Ngài ra trên hết ở nơi việc tha thứ và tình thương: Xin cho Giáo Hội trở thành dung nhan hữu hình của Chúa là Chúa phục sinh vinh hiển của mình trên thế giới này. Chúa muốn rằng các thừa tác viên của Chúa cũng mặc lấy tính chất yếu hèn để các vị có thể cảm thương những ai vô thức và lỗi lầm: Chớ gì hết mọi ngưòi đến với các vị đều cảm thấy được Thiên Chúa tìm kiếm, yêu thương và tha thứ".

     

    Thánh Thi Giờ Kinh Phụng Vụ Buổi Trưa trong Mùa Chay

     

    Trưa hôm ấy chịu khổ hình thập tự

    Chúa kêu rằng "khát nước", thảm sầu thay!

    Xin cho con ca tụng Chúa giờ này

    Biết khát vọng ơn Ngài công chính hóa.

     

    Ôi lạy Chúa, con thấy mình đói lả

    Chỉ có Ngài làm no thỏa được thôi,

    Tội lỗi xưa, con hối hận lắm rồi

    Chỉ ao ước trở nên người đức hạnh.

     

    Vừa ngâm ngợi vừa đợi trông ơn thánh

    Nguồn mạch Thánh Linh đổ xuống tràn trề

    Cho xác thịt này dịu lửa đam mê

    Còn tâm trí lạnh lùng mau ấm lại.

     

    Con phủ phục xin Ba Ngôi từ ái

    Là Chúa Cha, Thánh Tử với Thánh Thần

    Tự cõi trời thương mở lượng khoan nhân

    Ban hồng phúc như lòng con cầu khẩn.

     

     

     

    Biệt chú:

    Phụng Vụ Lời Chúa cho 3 cuối cùng của Mùa Chay: Chúa Nhật 3, 4 và 5 Mùa Chay, Chu kỳ Phụng vụ Năm B và Năm C có thể được thay thế  toàn bộ bằng phụng vụ Lời Chúa của Chu kỳ Phụng vụ Năm A, vì các bài đọc của Chu kỳ Phụng vụ Năm A được Giáo Hội cố ý chọn đọc hợp với tiến trình dọn mình lãnh nhận Phép Rửa của anh chị em dự tòng vào Lễ Đêm Phục Sinh. Chính yếu là 3 bài Phúc Âm của Chu kỳ Phụng vụ Năm A này hoàn toàn không theo Thánh Mathêu như thường lệ mà là theo Thánh Gioan, như Bài Phúc Âm Chúa Nhật 3 về Người Đàn Bà Samaritanô tội lỗi nhận biết Đấng Thiên Sai ở đoạn 4:1-42, Bài Phúc Âm Chúa Nhật 4 về người mù từ lúc mới sinh được sáng mắt ở đoạn 9:1-12, và Bài Phúc Âm Chúa Nhật 5 về Lazarô được hồi sinh ở đoạn 11:1-25.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MC.CNIII-C.mp3 

     https://youtu.be/LlaqAlLxBNI  

     

    --

BÁNH SỰ SỐNG LC - CHA DŨNG - LCTX

  •  
    Lan Chi CHUYỂN

    Ngày 19 tháng 3

    THÁNH GIU-SE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MA-RI-A

    lễ trọng

     
    Ca nhập lễ
    Lc 12,42

    Đây là người quản gia trung tín và khôn ngoan, Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa.

    Bài đọc 1
    2 Sm 7,4-5a.12-14a.16

     

    Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.

    Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ hai.

    4 Hồi ấy, có lời Đức Chúa phán với ông Na-than rằng :

    5a “Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đa-vít : Đức Chúa phán thế này : 12 Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi -một người do chính ngươi sinh ra-, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. 13 Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. 14a Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. 16 Trước mặt Ta, nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững, và ngai vàng của ngươi sẽ được củng cố đến muôn đời.”

    Đáp ca
    Tv 88,2-3.4-5.27 và 29 (Đ. c.37)

    Đ.Dòng dõi Người sẽ trường tồn vạn kỷ.

    2Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng,
    qua muôn ngàn thế hệ
    miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài.
    3Vâng con nói : “Tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu,
    lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời.”

    Đ.Dòng dõi Người sẽ trường tồn vạn kỷ.

    4Xưa Chúa phán : “Ta đã giao ước với người Ta tuyển chọn,
    đã thề cùng Đa-vít, nghĩa bộc Ta,
    5rằng : dòng dõi ngươi, Ta thiết lập cho đến ngàn đời,
    ngai vàng ngươi, Ta xây dựng qua muôn thế hệ.”

    Đ.Dòng dõi Người sẽ trường tồn vạn kỷ.

    27Người sẽ thưa với Ta : “Ngài chính là Thân Phụ,
    là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được cứu độ !”
    29Ta sẽ yêu thương Người đến muôn thuở
    và thành tín giữ giao ước với Người.

    Đ.Dòng dõi Người sẽ trường tồn vạn kỷ.

    Bài đọc 2
    Rm 4,13.16-18.22

     

    Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin.

    Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

    13 Thưa anh em, không phải chiếu theo Lề Luật, mà Thiên Chúa đã hứa cho ông Áp-ra-ham và dòng dõi ông được thế gian làm gia nghiệp ; nhưng ông được lời hứa đó, vì đã trở nên công chính nhờ lòng tin. 16 Bởi vậy, vì tin mà người ta được thừa hưởng lời Thiên Chúa hứa ; như thế lời hứa là ân huệ Thiên Chúa ban không, và có giá trị cho toàn thể dòng dõi ông Áp-ra-ham, nghĩa là không phải chỉ cho những ai giữ Lề Luật, mà còn cho những ai có lòng tin như ông. Ông là tổ phụ chúng ta hết thảy, 17 như có lời chép : Ta đã đặt ngươi làm tổ phụ nhiều dân tộc. Ông là tổ phụ chúng ta trước mặt Thiên Chúa, Đấng ông tin tưởng, Đấng làm cho kẻ chết được sống và khiến những gì không có hoá có.

    18 Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc, như lời Thiên Chúa phán : Dòng dõi ngươi sẽ đông đảo như thế. 22 Bởi vậy, ông được kể là người công chính.

    Tung hô Tin Mừng
    Tv 83,5

    Lạy Chúa, phúc thay người ở trong thánh điện

    họ luôn luôn được hát mừng Ngài.

    Tin Mừng
    Mt 1,16.18-21.24a 

     

    Ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy.

    Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

    16 Ông Gia-cóp sinh ông Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.

    18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô : bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng : “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” 24a Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy.

    Ca hiệp lễ
    Mt 25,21

    Chúa nói : “Hỡi gia nhân tài giỏi và trung tín, hãy vào chung hưởng phúc lạc với chủ nhân.”

    --
     Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô (Ep 4,30-32).

    30 Ne contristez pas l'Esprit Saint de Dieu, qui vous a marqués de son sceau pour le jour de la rédemption. 31 Aigreur, emportement, colère, clameurs, outrages, tout cela doit être extirpé de chez vous, avec la malice sous toutes ses formes32 Montrez-vous au contraire bons et compatissants les uns pour les autres, vous pardonnant mutuellement, comme Dieu vous a pardonné dans le Christ.

    Hoa quả của Thần Khí làbác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ (Galata 5,22-23)

    22 - Mais le fruit de l'Esprit est charité, joie, paix, longanimité, serviabilité, bonté, confiance dans les autres, 23 douceur, maîtrise de soi.

     

    https://youtu.be/fEjJ5O9A6kk

    •  
      Mt 1, 16 . 28-21 . 24a Ngày 19 -3 Lễ Kính Thánh Giuse, Bạn Đức Mẹ - Fr Joseph.mp3
      12.8MB

BÁNH SỰ SỐNG - LM MINH ANH - THÁNH GIUSE


  •  
    Dominic Minh Anh
     
    KÍNH MỪNG BỔN MẠNG CHA, XIN THÁNH QUAN THẦY LUÔN CHE CHỞ GIỮ GÌN CHA.
     
     
     
    Kính gửi Cha,
     
    Thứ Bảy 19/3, KÍNH TRỌNG THỂ THÁNH GIUSE, BẠN THANH KHIẾT ĐỨC MARIAhttps://thanhlinh.net/node/153560
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Cám ơn Cha.
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

     
    con, fr. minhanh.

     

    --

    •  
      DÁM YÊU VỚI TẤT CẢ RỦI RO.docx
      112.3kB