3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - TĨNH CAO - CN33TN-C

 
PVLC Tuần XXXIII Thường niên Năm C2
Tinh Cao
 
Thu, Nov 10 at 5:56 PM
 
Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

 

Cùng với Mẹ Giáo hội, chúng ta tiếp tục cử hành Mầu nhiệm Chúa Kitô về sự sống thần linh trong Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh.

Tuần lễ 13-19/11/2022 tới đây là thời điểm phụng niên Tuần XXXIII Thường Niên Chu kỳ Năm C cho Chúa Nhật và Năm chẵn cho ngày trong tuần.

 

Hiệp với Giáo hội, chúng ta cử hành PVLC Chúa Nhật XXXIII Năm C đầu tuần, với mạc khải của Thiên Chúa về sự sống thần linh, 

liên quan đến thực tại: "Chúa ngự đến cai quản chư dân trong sự chính trực" (Đáp ca), 

nhất là đối với thành phần những tâm hồn "bền đỗ sẽ giữ được linh hồn mình" (Phúc âm).

Từ đó, chúng ta tiếp tục cử hành toàn bộ PVLC, kèm theo bài chia sẻ, từng ngày trong tuần, bao gồm cả phụng vụ chư thánh theo ngày, ở những cái links mp3 và youtube tùy nghi sau đây.

 

Xin đa tạ những tâm hồn khao khát Lời Chúa đã tham dự PVLC hàng tuần nơi đây, đã liên tục đón nhận cùng sử dụng và còn tiếp tay phổ biến PVLC hằng tuần này nữa.

 

bé tĩnh

 

 

Tuần XXXIII

Chúa Nhật: https://youtu.be/dr6oI9jZmYg

Thu.2.XXXIII.mp3 

TN.XXXIIIL-3.mp3

LeThanhAlbertoCa.mp3 https://youtu.be/bCWjDJVuGTI (15/11 Thứ Ba)

TN.XXXIIIL-4.mp3 

ThanhMargaritaToCachLan-ThanhGietrude.mp3 / https://youtu.be/RJ2JR2y89uA (16/11 Thứ Tư)

TN.XXXIIIL-5.mp3 

 ThánhElizabethHungGiaLoi.mp3 / https://youtu.be/nmYHEgpxOBc (17/11 Thứ Năm)

TN.XXXIIIL-6.mp3

LeCungHien2DenThoThanhPhero-Phaolo.mp3 https://youtu.be/V6ZC-ugZ89A (18/11 Thứ Sáu)

TN.XXXIIIL-7.mp3 

 

 

--

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THỨ NĂM

  • LM MINH ANH
     
     
     
    THỨ NĂM CN32TN-C

    ĐANG Ở GIỮA

    TIN MỪNG LUCA 17, 20-25

    “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”. (CÂU 21)

    Trong “Zion’s Fire”, tạm dịch “Lửa Zion”, Lita Kurtzer, viết, “Tôi không nản chí, buồn bã, hay khóc lóc; tôi từ chối thất vọng, và đây là lý do tại sao. Tôi có một Thiên Chúa quyền năng hằng yêu thương tôi. Ngài toàn trí, toàn tri và toàn trị! Mọi thứ có thể thay đổi, nhưng Ngài thì không. Ngài biết mọi chuyện, từ đầu đến cuối. Ngài là niềm an ủi của tôi; người bạn thân yêu nhất của tôi. Bệnh tật làm tôi yếu đi, cúi thấp đầu xuống; tôi kêu cầu Ngài, ngã vào tay Ngài, và bước đi. Khi hoàn cảnh đe doạ cướp lấy bình an, Ngài kéo tôi sát ngực Ngài. Khi mọi nỗ lực của tôi không còn, trái tim tôi tan chảy và yếu đuối chiếm ư thế, thì Ngài ôm tôi, xoa dịu trái tim và tâm hồn tôi. Giữa tôi và nghịch cảnh, Ngài ‘đang ở giữa’, giúp tôi giành chiến thắng trong cuộc đua!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Ngài ‘đang ở giữa’, giúp tôi giành chiến thắng trong cuộc đua!”, ý tưởng của Lita Kurtzer được gặp lại trong Lời Chúa hôm nay. Những người biệt phái đặt câu hỏi với Chúa Giêsu, khi nào Triều Đại Thiên Chúa đến? Ngài đáp, “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”. Nói rằng, “Triều Đại Thiên Chúa ‘đang ở giữa’ các ông”, khác nào nói, “Triều Đại ấy chính là Tôi!”.

    Trong tâm trí người đương thời, Triều Đại Thiên Chúa là thời điểm bất ngờ khi một vị Vua Thiên Sai toàn thắng xuất hiện, Ngài tiêu diệt sự dữ và kẻ ác. Chúa Giêsu cho biết, không hẳn thế! Triều Đại đó không được tìm thấy qua các dấu chỉ để ai đó có thể nói rằng, nó “ở đây” hay “ở kia”; nhưng nó ‘đang ở giữa’ họ, nghĩa là đã ở ngay trước mắt họ, “một Ai đó” đang sừng sững giữa họ. Chính con người Ngài, hiện thân của Thiên Chúa; Đấng Messia Thiên Chúa sai đến tỏ bày trong sự dạy dỗ có thẩm quyền, trong uy phép chữa lành bệnh tật, trong việc giải thoát con người khỏi quyền lực ác thần, và trong lòng thương xót đối với tội nhân và những kẻ bị ruồng bỏ. Tất cả đó là bằng chứng sự trị vì của một Triều Đại Thiên Chúa ‘đang ở giữa’ họ.

    Phần chúng ta, thay vì tập trung vào một ngày nào đó trong niên lịch về “Ngày” của Chúa, chúng ta tập trung vào thực tế cuộc sống, nơi Triều Đại Thiên Chúa có thể dễ dàng được nhận ra trong cuộc sống của bạn và tôi cũng như cuộc sống người khác. Khi mà lòng bác ái được thể hiện với một tầm nhìn mới, tầm nhìn vĩnh cửu vốn phản ánh các giá trị Phúc Âm, thì Triều Đại Thiên Chúa đã ở đó. Qua mọi thời, đã có những con người sống như thế được tìm thấy khắp nơi, bất kể họ là ai, theo tôn giáo nào, bất cứ nơi đâu, mà không cần phải giới hạn trong Giáo Hội.

    Ngày nay, chúng ta thường dễ choáng ngợp bởi những điều xấu xa của thế giới, choáng ngợp đến nỗi bỏ lỡ sự hiện diện của Triều Đại Thiên Chúa. Vậy mà, Chúa Giêsu đang sống trong vô số cách, nơi vô số người. Vì thế, hãy luôn cố gắng để nhìn thấy và nhận ra sự hiện diện của Ngài, hãy để cho mình được truyền cảm hứng từ sự hiện diện đó và yêu thích nó. Triều Đại Ngài hiện diện ở đâu bác ái hiện diện! Thư Philêmon hôm nay cho thấy điều đó. Nhân danh bác ái, Phaolô xin Philêmon đón nhận Onêsimô, đứa con Phaolô đã sinh ra trong xiềng xích, “Xin anh đón nhận nó, không phải như một người nô lệ, nhưng như một người anh em rất thân mến”. Theo cách này, Triều Đại Thiên Chúa đang hiện diện trong nhà tù, nơi Phaolô bị giam giữ; nó cũng đang hiện diện nơi Philêmon, nơi mà lòng bác ái đang giục giã ông làm theo lời Phaolô.

    Anh Chị em,

    “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”. Khi nói những lời đó, Chúa Giêsu như đang nói, “Triều Đại ấy chính là Tôi!”. Đúng thế, ngay giờ phút này, Chúa Giêsu ‘đang ở giữa’ chúng ta; đang “kéo chúng ta sát ngực Ngài” trong Thánh Thể, đang “an ủi” chúng ta qua Lời Ngài; Ngài đang “ôm lấy” chúng ta qua những người thân yêu; Ngài đang “xoa dịu trái tim và linh hồn” chúng ta trong từng nghịch cảnh. Và Ngài đang cùng chúng ta rảo khắp các nẻo đường để tiếp tục chữa lành, tiếp tục băng bó, tiếp tục đem các tâm hồn lầm lạc trở về. Ước gì bạn và tôi cũng nói được một cách mạnh mẽ như Chúa Giêsu, “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông!”; ‘Triều Đại Thiên Chúa là chính tôi!’, ‘Một Giêsu khác đây!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, chớ gì những người chung quanh con có thể nhận ra Chúa khi họ gặp con, nhìn thấy con. Chớ gì họ có thể nhận ra rằng, qua con, chính Chúa ‘đang ở giữa’ họ!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - LECTIO DIVINA - CN33TN-C

 
  • NĂM PHỤNG VỤ 2022.C
    LECTIO DIVINA - CHÚA NHẬT 33 TN - C
    Mừng trọng thể CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
    “ANH EM LÀM CHỨNG CHO THẦY.
    CÓ KIÊN TRÌ ANH EM
    MỚI GIỮ ĐƯỢC MẠNG SỐNG CỦA MÌNH.”
    Luca 21,13.19
    Hát thánh ca khai mạc.
    Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
    Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
    Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Hội Thánh Việt Nam
    nhiều chứng nhân anh dũng biết hiến dâng mạng sống,
    để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào
    trên quê hương đất nước chúng con.
    Xin nhận lời các ngài chuyển cầu,
    cho chúng con biết noi gương các ngài để lại:
    luôn can đảm làm chứng cho Chúa và trung kiên mãi đến cùng.
    Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
    (Sách lễ Rôma, Lời nguyện Ngày 24.11)
    1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
    Tin Mừng theo T. Luca 21,5-19.
    Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
    Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm,
    đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
    2. SUY NIỆM
    Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ để
    ghi nhận 1 lời Chúa chạm đến tôi dựa theo 3 câu hỏi gợi ý sau :
    Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
    Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
    Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
    Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
    Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
    (Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài
    người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
  •  
  • 3. CHIÊM NGHIỆM
    Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe
    được hôm nay nối kết với kinh nghim cuộc sống hàng ngày của tôi
    ở chỗ nào? KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
    1. Chúa Giêsu nói: “Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì
    đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước. nhưng chưa
    phải là chung cục ngay đâu (c. 9)... Đó sẽ là cơ hội để anh em
    làm chứng cho Thầy.” (c.19)
    Chọn đi theo Chúa Giêsu, chúng ta không luôn được bảo đảm mọi sự
    êm xuôi, an toàn, luôn thuận theo ý mình. Chúa báo trước sẽ có những
    ngày khốn khó và thảm khốc, nhưng chưa phải là ngày chung cục. Hãy
    ghi lại những gì Ngài tiên báo sẽ xảy ra cho họ:
    câu 9: ...............................................................................................
    câu 10: .............................................................................................
    câu 11: .............................................................................................
    .......................................................................................................
    câu 12: ............................................................................................
    ..............................................................................................
    Chúa nói tiếp: “Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy” (c 19)
    Hiện nay, trước các biến cố, hiện tượng gây bất an, đau khổ trên thế
    giới cũng như trên đất nước, anh chị em chúng ta sống để làm chứng
    Chúa như thế nào? Thái độ và hành động của tôi làm chứng niềm tin
    của mình như thế nào? Tôi tâm sự với Chúa .
    .....................................................................................................
    .....................................................................................................
    2. “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét... Chính
    Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan.... Nhưng dù một
    sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì,
    anh em mới giữ được mạng sống mình.” (câu 17-19).
    Chúa Giêsu trấn an các môn đệ như thế tâm hồn họ vững tin. Ngài đã
    hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,10).
    “Thầy ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác” (Ga 14,16;15,26).
     
    -------------------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA - THỨ NĂM

  •  
    Chi Tran -LEYEN

     
     
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA 

    10/11/22 THỨ NĂM TUẦN 32 TN
    Th. Lê-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ HT


    TIN MỪNG Lc 17,20-25

     
    THÁNH THỂ: NƯỚC TRỜI HIỆN DIỆN
     
    “Vì này Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông.” (Lc 17,21)
     

    Suy niệm/SỐNG: Giám mục Curtis một lần tới thăm Đức Hồng Y Newman. Đức Hồng Y cho Giám mục Curtis biết Toà Thánh đã ban cho Ngài đặc ân được đặt Mình Thánh Chúa trong phòng.

       Không ngờ tin này làm Giám mục Curtis xúc động mạnh, đến nỗi khi Đức Hồng Y mời Giám mục ở lại ban đêm, Giám mục đã trả lời rằng: “Tôi không thể nào ngủ được khi biết Chúa của tôi đang ở với tôi chung một mái nhà”.

       Thiên Chúa luôn ở bên chúng ta vì Người toàn năng hiện diện khắp nơi, nhưng một khi chúng ta ý thức điều đó, một khi có bằng chứng nhắc nhở tới sự hiện diện đó, chúng ta thường xúc động mãnh liệt. Thật hạnh phúc cho chúng ta khi hằng ngày chúng ta lại được đích thân gặp Người trong Bí tích Thánh Thể.

       Chúa Giê-su là chính Nước Trời. Như vậy, Thánh Thể Chúa chính là “Nước Trời đang ở giữa chúng ta”.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn có phải là người không còn niềm hứng khởi khi tham dự Thánh lễ?

     - Hay bạn mong Thánh lễ mau kết thúc để đến điểm hẹn hò vui thú phàm trần như bàn nhậu, người yêu hoặc lo chạy mánh…?

     - Bạn có biết không trong Thánh Thể, Chúa Giê-su đang khao khát được chúng ta đến với Ngài, tâm sự với Ngài, trút mọi nỗi lo, mọi ưu phiền thậm chí cả tội lỗi của chúng ta cho Ngài…?

     

    Sống Lời Chúa: Tận dụng thời gian có thể đến viếng Thánh Thể Chúa.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin mở rộng đôi mắt con, để con nhìn thấy sự hiện diện của Chúa và lắng nghe lời Chúa mời gọi con canh tân đời sống mình. Amen.
    gplongxuyen.

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH - ANH EM LÀ ĐỀN THỜ CỦA CHÚA

  •  LM MINH ANH
     
     
    THỨ TƯ CN32TN-C
    TIN MỪNG GIOAN 2, 13-22
     

    TRỞ NÊN MỘT ĐỀN THỜ

    “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa”.

    Nói đến việc thờ phượng, một nhà tu đức định nghĩa, “Thờ phượng là cùng Chúa Kitô, bạn làm sạch lương tâm bởi sự thánh thiện của Chúa; nuôi dưỡng tâm trí bằng sự thật của Ngài; và xoá bỏ trí tưởng tượng bởi vẻ đẹp của Ngài. Bên cạnh đó, bạn mở rộng trái tim để đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, cống hiến ý chí cho mục đích của Ngài. Tắt một lời, thờ phượng là cùng với Chúa Kitô, bạn ‘trở nên một đền thờ’ sống động của Thiên Chúa!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Cùng với Chúa Kitô, bạn ‘trở nên một đền thờ’ sống động của Thiên Chúa!”. Đó cũng là trọng tâm của Lời Chúa ngày lễ Cung Hiến Thánh Đường Latêranô. Thánh Phaolô nói, “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa”; và thú vị hơn, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng tự nhận là “Đền Thờ”. Như vậy, chính chúng ta, cộng đồng các tín hữu và Chúa Giêsu, cùng ‘trở nên một đền thờ’ sống động của Thiên Chúa trong thế giới này.

    Latêranô, đại giáo đường “17 thế kỷ tuổi”, “Mẹ và đầu của tất cả các nhà thờ trên thế giới”, biểu tượng năng quyền của Giáo Hoàng trong cương vị của ngài là Giám mục Rôma. Tuy nhiên, chúng ta ý thức rằng, Hội Thánh không phải là một toà nhà, cho dù nó huy hoàng đến đâu; cũng không phải một cơ chế dù chặt chẽ đến mấy. Nhưng Hội Thánh là cộng đồng tín hữu quy tụ trong ‘Toà Nhà Kitô’, còn được gọi là Giáo Hội, Hiền Thê xinh đẹp của Ngài. Đó là lý do tại sao Phaolô nói, “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa”. Chính Chúa Giêsu, giữa một Giêrusalem tráng lệ, cũng tự nhận là Đền Thờ khi Ngài thanh tẩy nó, “Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại!”. Ngài tiết lộ, từ nay, nơi Thiên Chúa ngự không còn là đền thờ vật chất ở Giêrusalem hay ở đâu khác, mà là chính Ngài!

    Chúa Kitô là đền thờ mà không một quyền lực nào có thể phá huỷ, cho dù đó là sự chết. Quả thế, sau ba ngày khuất phục thần chết, Ngài đã vinh thắng; từ đó, trở nên suối nguồn sự sống. Ngài là suối nước Êzêkiel đã tiên báo, “Nước vọt ra từ dưới ngưỡng cửa Đền Thờ và chảy về phía đông”; đó là nước ban sự sống, “Nước này chảy tới đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống”. Thánh Vịnh đáp ca cũng báo trước, “Một dòng sông chảy ra bao nhánh, đem niềm vui cho thành của Chúa Trời; đây chính là đền thánh Đấng Tối Cao”.

    Cử hành ngày lễ hôm nay, chúng ta được kêu gọi tập trung nhiều hơn vào một “Đền Thờ” đang có là chính Chúa Kitô, hơn là vào một toà nhà vật chất, dù nó quan trọng và đẹp đẽ đến đâu. Các công trình của Giáo Hội trở nên cần thiết vì số lượng tín hữu và nhu cầu ngày càng tăng; tuy nhiên, trên thực tế, nếu Latêranô, Đền Thờ thánh Phêrô và tất cả các nhà thờ trên thế giới sụp đổ, thì Đền Thờ Chúa Kitô thực sự vẫn sẽ tiếp tục hiện diện trên thế giới qua chúng ta và trong chúng ta, “Ở đâu có hai hoặc ba người họp lại nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ!”.

    Anh Chị em,

    “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa”. Nhờ chính Chúa Kitô là “Đền Thờ” viên mãn của Chúa Cha, chúng ta là đền thờ của Chúa ‘trong chừng mực’ mỗi người nên giống Chúa Kitô; nghĩa là trong chừng mực bạn và tôi được thanh tẩy để trở nên “Một Giêsu Khác”. Bản thân Chúa Kitô cũng đã chịu thanh tẩy, không chỉ bằng nước nhưng bằng máu. “Đền Thờ Giêsu” cũng đã bị đập tan tành; nhưng nhờ đó, Ngài xô đổ mọi bức tường ngăn cách là sự thù ghét, đồng thời, tuôn chảy dòng suối cứu độ cho cả nhân loại. Như Chúa Kitô, cả chúng ta, cũng hãy phá đổ những bức tường ngăn cách khiến con người không nhìn thấy Thiên Chúa, cũng chẳng nhìn rõ tha nhân. Từ đó, mỗi người là một đền thờ mới mẻ, sống động, hầu Thiên Chúa có thể hiện diện giữa trần gian. Vậy, nếu bạn và tôi thật sự để cho Chúa Thánh Thần thanh tẩy, đập phá… chúng ta cũng sẽ trở nên tinh tuyền, thánh thiện và ngày càng nên giống Chúa Giêsu.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, chính Chúa và con cùng ‘trở nên một đền thờ’ là Hội Thánh của Thiên Chúa ở giữa trần gian; xin cho con dám đặt mình dưới sự thanh tẩy của Thánh Thần mỗi ngày!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

Subcategories