2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON - NGÀY 30-11

  • TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (Mt 4,18-22) - Anh hãy theo tôi

    Tin mừng: Mt 4,18-22

    18 Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, và người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. 19 Người bảo các ông: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” 20 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.

    21 Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dê-bê-đê, là ông Gia-cô-bê và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. 22 Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúa mời gọi: “Hãy theo Ta”. Các môn đệ đã đáp trả cách quảng đại và dứt khoát. Ta hãy lắng nghe và mau mắn đáp lại lời mời gọi của Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi cùng với Giáo Hội mừng lễ thánh An-rê, con xin tạ ơn Chúa, vì Chúa cho con được tiếp tục chương trình cứu thế của Chúa. Nhìn lại ơn gọi của các tông đồ ngày xưa, con nhớ lại ơn gọi Kitô hữu của chính mình hôm nay. Con tạ ơn Chúa đã gọi con và chọn con gia nhập vào đoàn dân của Chúa, dù rằng Chúa biết con rất bé nhỏ, tầm thường.

    Lạy Chúa, được trở thành người Kitô hữu là niềm hạnh phúc lớn cho con. Và con biết rằng một khi đáp lại tiếng Chúa là chấp nhận bỏ lại sau lưng những gì ngăn trở con đến với Chúa và theo Chúa. Thế nhưng, có nhiều lúc con đã bất trung, không sống xứng với ơn gọi và sứ mạng Chúa trao. Thời gian đã làm nhạt nhòa tình yêu Chúa trong tim con. Và những vui thú, đam mê, cùng bao nỗi lo lắng, đã làm con quên mất sứ mạng Chúa trao. Lạy Chúa, xin Chúa thứ tha cho con. Xin Chúa luôn làm nóng lại tình yêu và lòng nhiệt thành trong con, để con luôn trung thành với tiếng Chúa gọi.

    Con cũng cầu xin cho những người trẻ hôm nay, khi sống giữa bao quyến rũ của thế trần, họ biết lắng nghe và quảng đại đáp lại tiếng Chúa cách mau mắn, biết hiến dâng cuộc đời tươi đẹp của mình để phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em. Amen.

    Ghi nhớ: “Các ông bỏ lưới mà đi theo Người”. (C. 20)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Hai tuần 1 mùa Vọng (Mt 8,5-11)

    Tin mừng: Mt 8,5-11

    Khi ấy, Chúa Giêsu vào thành Capharnaum, thì có một viên đại đội trưởng đến thưa Chúa rằng: “Lạy Thầy, thằng nhỏ nhà tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt và đau đớn lắm!”

    Chúa Giêsu phán bảo ông rằng: “Tôi sẽ đến chữa nó”. Nhưng viên đại đội trưởng thưa Người rằng: “Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin Thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh.

    Vì chưng, cũng như tôi chỉ là người ở dưới quyền, nhưng tôi cũng có những người lính thuộc hạ, tôi bảo người này đi thì anh đi; tôi bảo người kia đến thì anh đến; tôi bảo gia nhân làm cái này thì nó làm!”

    Nghe vậy, Chúa Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel…”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúa Giêsu đến trong trần gian và Người cứu độ tất cả mọi người, không trừ một ai. Nhưng được cứu độ hay không là tùy ta có lòng tin hay không.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa vì Chúa đã thương xót tất cả nhân loại chúng con. Chúa thương mở cửa Nước Trời và mời gọi chúng con bước vào. Trần gian chúng con chẳng đáng được đón Chúa đến chung sống giữa chúng con, cũng như chúng con chẳng đáng dự tiệc trong Nước Chúa. Tuy nhiên, Chúa đã xóa bỏ mọi ngăn cách, bất kể chúng con là ai, dù thấp hèn, dù tội lỗi, dù chẳng thuộc dòng máu Do Thái là dân riêng của Chúa. Chúa đang đến, Chúa đang đi vào trong mái nhà chung của nhân loại, khi xưa và hôm nay.

    Có những người thành tâm thiện chí đã đón nhận Chúa. Nhiều khi kẻ đón tiếp Chúa và tin nơi Chúa lại là người gốc dân ngoại, như viên đại đội trưởng Rôma, như bao nhiêu người ngoại giáo ngày nay. Họ tin mạnh mẽ, họ cầu nguyện, họ được nhận lời, họ được cứu độ, họ đang tiến vào dự tiệc Nước Trời.

    Còn con, có thể Chúa không thấy nơi con một lòng tin mạnh mẽ như vậy, dù con và gia đình con tin Chúa đã lâu và đang mang danh là dân riêng của Chúa. Bao nhiêu lần Chúa đến và đi qua trong đời con, nhưng con hụt mất Chúa vì thiếu lòng tin. Con sợ con bị loại ra ngoài Nước Trời, xin Chúa cứu con. Xin Chúa thêm đức tin cho con.

    Xin Chúa vào nhà linh hồn con và ngự lại trong con luôn mãi. Xin Chúa đến trong mái nhà gia đình chúng con và chúc lành cho chúng con. Dù chúng con chẳng xứng đáng đón Chúa vào nhà, nhưng xin Chúa phán một lời, chúng con sẽ được cứu độ. Amen.

    Ghi nhớ: “Nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến trong nước trời”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER - FIRST SUNDAY OF ADVENT YEAR C

  •  
    Mo Nguyen                                          

     

                                                                         FIRST SUNDAY OF ADVENT – YEAR C

                                                                                       28 NOVEMBER 2021

     

     

     

                                             FAITH IN GOD'S PROMISE

     

                                                                               BREAKING OPEN THE WORLD

     

                                                                                  FAITH IN GOD’S PROMISE

                                                                                      (Luke 21: 25-28, 34-36)

     

    The Portuguese have a proverb that ‘God writes straight with crooked lines.’

    We know that it is not always easy to discern what God is writing. Our world,

    indeed our own lives, can be marked by so many contradictions and tensions.

    Can there be faith in the midst of disappointment? Can there be hope in the

    face of suffering? The readings for today agree in proclaiming that the answer

    is ‘yes’ for the person of faith.

     

    Jeremiah writes words of hope and promise in the midst of the massive upheaval

    and loss of faith that accompanied the people of Israel going into exile in 587BC.

    To speak words of faith in the face of such horror and disappointment would

    have required a great deal of faith indeed.

     

    Paul’s letter to the Thessalonians was written only some twenty years after the

    death of Jesus at a time when the earliest Christians believed that the Lord

    Jesus would return at any moment. Paul advises them about how best to

    prepare and encourages them to keep their vision and commitment while are

    waiting.

     

    Some twenty years later Luke’s Christians ran the risk of being discouraged due

    To the delay in the return of the Lord. They found themselves fearful of that day

    when the Lord Jesus would return and needed encouragement and consolation.

    Luke reminds them of Jesus’ words, to give them hope so that when he returns,

    He will find them confident and hopeful, ready and waiting.

     

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

     

                                 FAITH IN GOD’S PROMISE:

                                 God's Promises - YouTube

     

     

     

     

                                                 Nguyện Trời Cao:

     

                                                                                        Nguyện Trời Cao - Bing video

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - GP LONG XUYÊN - THỨ BẢY

  •  
    Chi Tran

     

    Tỉnh thức cầu nguyện.

    27/11 – Thứ Bảy tuần 34 thường niên.

    "Các con hãy tỉnh thức, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến".

     Lời Chúa: Lc 21, 34-36

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề bởi chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất.

    Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"

     

    Suy niệm 1: Phải đề phòng

    (Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

    Tháng 9-2009, Tổng Thống Nga Medvedev

    gọi nạn nghiện rượu là quốc nạn.

    Mỗi năm tính bình quân mỗi người dân uống khoảng 18 lít,

    gấp đôi lượng rượu được coi là nguy hiểm cho sức khỏe.

    Nửa số người Nga chết giữa khoảng 15-54 tuổi là do hậu quả của rượu.

    Trẻ em và phụ nữ cũng nghiện.

    Tuổi thọ trung bình của đàn ông chỉ còn là 59.

    Vì nhiều người chết nên dân số Nga sụt giảm mỗi năm.

    Làm gì để cai nghiện cho hơn hai triệu người Nga,

    đó là chuyện nhức đầu cho các nhà lãnh đạo.

    Nhưng tại sao người ta lại bị nặng nề bởi rượu Vodka?

    Bài Tin Mừng hôm nay nhắc chúng ta

    về những thứ nặng nề đè trên trái tim người Kitô hữu.

    Trong khi chờ đợi Chúa đến vào thời điểm không đoán trước được,

    chúng ta có thể bị vướng vào những thú vui buông thả.

    Sống bừa bãi, phóng túng, nhậu nhẹt, say sưa,

    đó vẫn là cám dỗ muôn thuở của thân xác.

    Chỉ cần đi một vòng thành phố hay các vùng quê vào ban đêm,

    chúng ta thấy ngay cả một thế giới của ăn uống, hưởng thụ.

    Nhưng trái tim con người còn có thể trở nên nặng nề

    bởi những lo âu trần thế (x. Lc 8, 14).

    Làm sao nhà cửa có thêm tiện nghi? làm sao thêm lương và lên chức?

    Những nỗi lo toan về cuộc sống vật chất vắt kiệt con người,

    khiến con người không còn khả năng mở ra trước Chúa và tha nhân.

    Con người giàu lên, nhưng lại thấy mình bất hạnh và gia đình đổ vỡ.

    Mỗi năm ba mươi ngàn người chết vì tự tử ở Nhật.

    Trái tim nặng nề nên nhiều người mắc bệnh tim mạch.

    Trái tim bị kéo xuống cái thực dụng tầm thường ở trên mặt đất,

    nên con người bị còng xuống, không ngước lên được điều trên cao.

    Ngày Chúa đến như một bất ngờ, như một cái bẫy sập xuống,

    không phải chỉ trên người Do Thái,

    nhưng trên mọi dân cư ở khắp mặt địa cầu (c. 35).

    Cả thế giới phải chịu phán xét chẳng trừ ai.

    Bởi đó thái độ cần có mỗi ngày của người môn đệ

    là luôn luôn thức tỉnh và cầu nguyện,

    để có sức mà thoát khỏi mọi điều sắp xảy ra (c. 36).

    Để chuẩn bị cho cái chung cục, thì phải sống đều đặn cái hàng ngày.

    Làm sao để khi Con Người là Đức Giêsu trở lại trên mây trời,

    Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế đứng thẳng,

    không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê,

    nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ đợi.

    Có những lo âu vẫn chi phối tôi làm tôi nặng lòng.

    Có những mê đắm kéo ghì tôi xuống và bắt tôi làm nô lệ.

    Mùa Vọng sắp đến mời tôi tỉnh thức và cầu nguyện, để đứng lên.

     Cầu nguyện:

    Lạy Chúa Giêsu,

    nếu ngày mai Chúa quang lâm,

    chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.

    Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,

    còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.

    Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,

    Chúa đâu muốn mất một người nào...

    Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa

    xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,

    vui tươi và hạnh phúc,

    để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn

    cho mọi người và cho cả vũ trụ.

    Xin nuôi dưỡng nơi chúng con

    niềm tin vững vàng

    và niềm hy vọng nồng cháy,

    để tất cả những gì chúng con làm

    đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại. Amen.

     

    Suy niệm 2: Cuộc chiến cuối cùng

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Ma quỉ luôn chống phá chương trình của Thiên Chúa. Gây ra cuộc chiến giữa thiện và ác. Ma quỉ muốn bành trướng vương quốc sự dữ của nó. Cuộc chiến khởi đầu từ tạo thiên lập địa. Và sẽ kéo dài cho đến ngày tận thế.

    Càng đến cuối thời gian cuộc chiến càng khốc liệt. Vì ma quỉ phải vận dụng hết năng lực tàn phá để giành lấy con người. Đa-ni-en đã thấy những con thú ngày càng hung dữ hơn. Tức là các vua chúa trần gian ngày càng hùng mạnh hơn. Đến vị vua cuối cùng thì quả thực vô đối. Ông tiêu diệt hết các vua trước. Và còn báng bổ cả Thiên Chúa. Vì ông nghiền nát cả vũ trụ dưới chân. Mọi người phải cúi đầu khuất phục trước thế lực hung hãn này. Nhưng cuối cùng thời hạn của thế gian chấm dứt. Thiên Chúa là chủ của lịch sử và vũ trụ sẽ ngự đến xét xử. Tước lấy quyền uy của vua chúa trần gian. Trao vào tay dân thánh của Chúa. Bấy giờ quyền uy mới là tối thượng. Và sẽ bền vững đến muôn đời (năm lẻ).

    Chúa Giê-su diễn tả ngày của Chúa đến như chiếc lưới bất ngờ chụp xuống. Không ai và không gì trong vũ trụ thoát khỏi giờ xét xử kinh hoàng ấy. Chỉ duy những kẻ thuộc về Chúa mới được cứu rỗi. Muốn thuộc về Chúa, ta phải “đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời”. Sự đời ngày càng hấp dẫn. Khiến người ta say mê. Càng say mê lòng trí càng nặng nề. Càng sống theo xác thịt ta càng xa Thần Khí. Càng thuộc về trần gian càng xa Nước Chúa. Vì thế Chúa mời gọi ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện. Tỉnh thức để phân định tốt – xấu, thiện – ác, Thiên Chúa – trần gian. Có những thứ men tinh vi của ma quỉ, xác thịt, thế gian nhiễm vào tâm hồn. Khiến ta lầm lạc lầm tưởng xấu là tốt. Vì thế phải rất tỉnh thức. Nhưng để dứt khoát chối từ ta cần phải can đảm. Trần gian có những giá trị quyến rũ khiến ta khó dứt lìa. Xác thịt yếu đuối lắm. Vì thế phải cầu nguyện ta mới có thể đứng vững trong ngày của Chúa.

    Khi ta đã chiến thắng trong cuộc chiến cuối cùng, ta sẽ được đưa vào Nước Chúa. Ở đấy không còn chết chóc nữa. Chỉ có sự sống. Không còn bệnh tật. Chỉ có sức khoẻ. Không còn bóng tối nữa. Chỉ có ánh sáng. Không còn sự ác nữa. Chỉ còn sự thiện. Không còn chiến đấu nữa. Vì ma quỉ xác thịt thế gian đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Ta hoàn toàn thuộc về Chúa. Ta được chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa. Được hiển trị với Chúa. Đến muôn thuở muôn đời (năm chẵn).

    Chỉ cần một điều. Trong suốt cuộc chiến trần gian, hãy “tuân giữ các sấm ngôn trong sách này”.

     

    Suy niệm 3: Tỉnh thức cầu nguyện

    Kết thúc diễn từ về ngày tận thế, Chúa Giêsu đưa ra hai thái độ sống cụ thể trong khi chờ ngày của Chúa. Thứ nhất là thái độ sống thanh thoát: "Các con phải đề phòng, chớ để lòng mình đắm say tửu sắc, đa mang sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu các con, vì ngày ấy sẽ ập tới mọi dân cư trên khắp mặt đất". Nói khác đi, Chúa muốn chúng ta sống sứ điệp và giá trị Tin Mừng, không để mình bị mê hoặc chạy theo các chủ trương duy vật, hưởng thụ, qua lo thu tích của cải như một bảo đảm an toàn cho cuộc sống mà lãng quên những nhu cầu tâm linh và các giá trị siêu việt của cuộc sống.

    Ðể khỏi rơi vào tình trạng thiếu chuẩn bị trong ngày của Chúa, Chúa Giêsu nêu ra điều kiện tiên quyết, đó là tỉnh thức và cầu nguyện: "Các con phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có đủ sức thoát khỏi những điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người". Cầu nguyện là nhìn nhận Chúa là tất cả, là đặt thánh ý Chúa trên hết. Ðồng thời, cầu nguyện là nhận biết mình yếu đuối và cậy trông vào ơn Chúa. Nhờ cầu nguyện, chúng ta sẽ có thái độ tỉnh thức trong đời sống thường ngày, sẽ nhạy bén với tiếng gọi của Chúa qua những biến cố cuộc sống để luôn tìm đẹp lòng Chúa.

    Ngày mai chúng ta không biết sẽ ra sao, ngày cuối đời lại càng mù tịt. Xin Chúa cho chúng ta biết sống từng giây phút hiện tại, sao cho luôn được Chúa chúc lành và được tình thương Chúa che chở, để ngày Chúa đến sẽ là ngày hạnh phúc cho chúng ta.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


    GPLONGXUYEN 
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON - THỨ BẢY

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     
    Thứ BảyThứ Bảy tuần 34 Thường niên năm I - Cầu nguyện liên (Lc 21,34-36)

    Tin mừng: Lc 21, 34-36

    34 “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, 35 vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất.

    36 Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Không ai có thể biết trước ngày tận cùng của cuộc đời. Vậy người Kitô hữu cần luôn tỉnh thức và cầu nguyện, luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận phút giây đó.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy con sẵn sàng đón nhận ngày cánh chung. Ngày cánh chung đến vào lúc chẳng ai ngờ, có thể là ngày mai, hay năm tới, cũng có thể là sau khi con đã nhắm mắt xuôi tay. Để chuẩn bị biến cố bất ngờ ấy, con chỉ còn cách là luôn sẵn sàng, luôn thức tỉnh và cầu nguyện.

    Cuộc sống hôm nay dễ khiến con sa đà mê muội. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các sản phẩm của nó đã tạo ra một lối sống xô bồ, chạy đua hưởng các tiện nghi. Người ta lo toan cho có được những lạc thú, dù có phải trả giá bằng sự cực nhọc vất vả, bằng sự bận rộn kéo dài. Giữa cảnh người người đôn đáo làm lụng sắm sửa, mấy ai đủ tỉnh thức để nghĩ tới ngày tận thế hoặc nghĩ tới nấm mồ của mình. Con mê muội cũng vì con ít cầu nguyện, ít vào nơi thanh vắng với Chúa. Mặc dù con không thể chạy một mạch thẳng tới nấm mồ của mình, nhưng cái chết lại có thể đến với con bất kể giờ phút nào. Phúc cho con nếu đó là lúc con đang tỉnh thức và cầu nguyện.

    Lạy Chúa, con tha thiết xin Chúa gìn giữ con luôn ở trong tình yêu Chúa. Xin đừng để sóng đời lôi cuốn con đi, đừng để con lìa xa Chúa, quên cả ngày trở về với Chúa là nguồn cội của con. Xin Chúa thương cứu con trong giờ lâm tử. Amen.

    Ghi nhớ: “Các con hãy tỉnh thức, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến”. (C. 36)
    Kính chuyển:
    Hồng