2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NỘI NGUYỄN - CN19TN-C

  •  
    Song Loi Chua
     

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN NĂM C (7/8/2022)

    TIN MỪNG LUCA 12, 32-48

    ---ooOoo---

     CÁCH TẠO HẠNH PHÚC CẢ Ở ĐÒI NÀY LẪN Ở ĐỜI SAU

    “Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn” ( CÂU 48)

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

    Là người ai cũng muốn được hạnh phúc, vì con người được dựng nên là để hưởng hạnh phúc. Đó là chương trình, là kế hoach, là ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng vấn đề là làm cách nào, làm những gì để có hạnh phúc cả ở đời này lẫn ở đời sau?

    Bài Phúc âm Chúa Nhật XIX Thường Niên Năm C hôm nay, cho chúng ta câu trả lời. Vậy chúng ta hãy chăm chú đọc và tìm hiều ý nghĩa của những lời Chúa Giêsu đã căn dặn các môn đệ.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 12,32-48:  Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hỡi đoàn bé nhỏ, các con đừng sợ, vì Cha các con đã vui lòng ban nước trời cho các con. Các con hãy bán những của các con có mà bố thí. Hãy sắm cho các con những túi không hư nát, và kho tàng không hao mòn trên trời, là nơi trộm cướp không lai vãng và mối mọt không làm hư nát. Vì kho tàng các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó.

    "Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ. Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức: Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng. Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy. Các con hãy hiểu biết điều này là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến".

    Phêrô thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy nói dụ ngôn đó chỉ về chúng con hay về mọi người?" Chúa phán: "Vậy con nghĩ ai là người quản lý trung tín khôn ngoan mà chủ đã đặt coi sóc gia nhân mình, để đến giờ phân phát phần lúa thóc cho họ? Phúc cho đầy tớ đó, khi chủ về, thấy nó đang làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người đó trông coi tất cả gia sản mình. Nhưng nếu đầy tớ ấy nghĩ trong lòng rằng: "Chủ tôi về muộn", nên đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận với những kẻ bất trung. Nhưng đầy tớ nào đã biết ý chủ mình mà không chuẩn bị sẵn sàng, và không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn đầy tớ nào không biết ý chủ mình mà làm những sự đáng trừng phạt, thì sẽ bị đòn ít hơn. Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn".

     

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 12,32-48:  Bài Phúc âm hôm nay cho chúng ta ba cách để có hạnh phúc cả ở đời này lẫn ở đời sau:  

    3.1 Cách thứ nhất: “Các con hãy bán những của các con có mà bố thí”: Trong đoạn Phúc âm tuần trước Chúa Giêsu đã khuyên các môn đệ là đừng để lòng tham điều khiển đời sống của mình. Người tham không bao giờ muốn có ít hơn những gì đang có, không bao giờ muốn bán đi những gì mình có, muốn chia sẻ với người khác một phần của cải của mình, nhất là cho không (bố thí) của cải của mình. Nhung cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho kể ốm đau  thuốc thang chữa bệnh, cho kẻ tù tội sự quan tâm săn sóc là những cách giúp người tín hữu có hạnh phúc cả ở đời này lẫn ở đời sau vì làm những việc ấy cho người nghèo chính là làm cho chính Chúa Giêsu (xem Mt 25).

    3.2 Cách thứ hai: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ” Mọi người sống trên thế gian này, kể các các Kitô hữu, đều chỉ là sống tạm để chờ ngày được Thiên Chúa đón về Nước Trời. Vì thế tâm thế và thái độ của chúng ta là tỉnh thức và chờ đợi giây phút gặp Thiên Chúa. Muốn thế chúng ta phải siêu thoát khỏi những vướng bận trần gian là của cải, danh vọng, thú vui.

    3.3 Cách thứ ba:Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lMuốại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều” Mọi người sống trên thế gian này, kể các các Kitô hữu, đều chỉ là người quản gia được Thiên Chúa giao cho trách nhiệm coi sóc quản lý tài sản của Người. Nên nhiệm vụ chính yếu là llàm cho tài sản ấy sinh lời, năm thành mười, ba thành sáu, một thành hai.

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 12,32-48:    

    4.1 Tập sống thanh thoát và tập cho đi: Đó chính là điều cơ bản và quan trọng nhất trong đời sống đức tin của chúng ta. Quan trọng nhất vẫn là bỏ lòng tham và nghĩ tới và giúp đỡ người khác. Lấy hai điều đó là niềm vui và là phương thế tạo hạnh phúc cả ở đời này lẫn ở đời sau.

    4.2 Tìm mọi cách làm sinh lời vốn liếng mà Thiên Chúa đã giao cho  Điều cơ bản và quan trọng thứ hai trong đời sống đức tin của chúng ta là chúng ta không lười biếng với các điều kiện của cuộc sống: mạng sống, sức khỏe, tài năng, của cải, thời gian, chức vụ....đều là những thứ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta và đòi chúng ta sinh lời. Cách sinh lời tốt nhất, bảo đảm nhất là dùng những thứ ấy cho linh hồn mình và cho người khác.

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 12,32-48:      

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con, Người đã dậy chúng con những cách làm cho mình được hạnh phúc cả ở đời này lẫn ở đời sau.  Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

     Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN GIÁO DÂN:

    1.- «Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hỡi đoàn bé nhỏ, các con đừng sợ, vì Cha các con đã vui lòng ban nước trời cho các con. Các con hãy bán những của các con có mà bố thí»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho ngày càng có nhiều người nghe được lời của Chúa Giêsu mà vui sống và hiến dâng.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ. Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức: Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho mọi thành phần của Hội Thánh, cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để mọi Kitô hữu biết luôn sống tỉnh thức và chờ đợi giây phút gặp Thiên Chúa là Cha và là Chủ của mình.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu biềt làm sinh lời những ân huệ (mạng sống, tài năng, của cải, thời gian, chức vụ v.v..) mà Thiên Chúa đã giao cho. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con. Người đã dậy chúng con cách tìm được hạnh phúc đời này và đời sau. Xin Cha ban cho chúng con ơn dũng cảm để chúng con thực hiện những điều Con Cha đã chỉ dậy. Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con Amen.

    Sàigòn ngày 6 tháng 8 năm 2022 

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

     

     

    --

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TP SAIGON - THỨ BẢY

  •  TGM NGUYỄN NĂNG

    Ngày 06/08: Chúa Giêsu Hiển Dung - Đến với Chúa (Mc 9,2-10) - THỨ BẢY CN18TN-C

    Tin mừng: Mc 9, 2-10

    2 Khi ấy, Ðức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao.

    Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. 3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. 4 Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Ðức Giêsu.

    5 Bấy giờ, ông Phêrô thưa với Ðức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, hay quá! Chúng con xin dựng ba cái lều, Thầy một cái, ông Môsê một cái, và ông Êlia một cái.” 6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng.

    7 Và có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Ðây là Con Ta Yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.” 8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Ðức Giêsu với các ông mà thôi.

    9 Ở trên núi xuống, Ðức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người đã từ cõi chết sống lại. 10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúa Giêsu đã biến hình trước mặt các môn đệ, như một dấu hiệu loan báo trước về vinh quang phục sinh của Ngài. Để được phục sinh với Chúa Giêsu, chúng ta phải biến đổi cuộc sống từng ngày.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, mỗi ngày Chúa nhật, Giáo Hội long trọng cử hành mầu nhiệm Chúa chịu chết và phục sinh. Ngày Chúa nhật cũng giúp con tìm lại ý nghĩa của cuộc đời mình: Chúa đã sáng tạo nên con để con dự phần vinh quang với Chúa. Con đang sống và chờ đợi toàn diện con người con - cả thân xác và linh hồn- được phục sinh với Chúa. Và suốt cả quãng đời này, Chúa vẫn hiện diện và đồng hành với con.

    Lạy Chúa Giêsu, vinh quang biến hình không làm quên lãng khổ nạn trên đồi Can-vê. Khuôn mặt sáng chói hôm nay, một ngày kia sẽ “không còn hình tượng” nữa… và áo chói lọi hôm nay, một ngày kia sẽ bị lột trần phân chia! Vì thế, con cũng cần chấp nhận những hy sinh, trái ý trong đời sống như một thanh luyện để chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu.

    Lạy Chúa Giêsu, Chúa biến hình trên núi như một khởi điểm cho sự biến đổi cả đời sống con. Con phải kiên nhẫn hằng ngày trong ý thức tự thanh luyện chính mình. Xin Chúa giúp con biến đổi tâm hồn bằng thái độ đến với Chúa, bằng tâm tình thống hối ăn năn, và nhất là gia tăng đời sống kết hợp với Chúa trong tình con thảo. Xin Chúa biến đổi thân xác và tâm hồn con nên đồng hình, đồng dạng với Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Ðây là Con Ta yêu dấu”.
    KÍnh chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON - THỨ SÁU

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Sáu tuần 18 Thường niên năm II (Mt 16,24-28)

    Tin mừng: Mt 16, 24-28

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy.

    Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ được sự sống.

    Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình ?

    “Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm. Thật, Thầy bảo các con: trong những kẻ đang đứng đây, có người sẽ không nếm sự chết trước khi xem thấy Con Người đến trong Nước Người”.

    Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Để cứu chuộc nhân loại, Chúa Giêsu đã bằng lòng đón nhận khổ đau và chịu chết trên thập giá, nên Chúa đã được phục sinh vinh quang. Chúa mời gọi ta là môn đệ Ngài, hãy bước theo Ngài.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa đã yêu thương con và đã để lại cho con một mẫu gương yêu thương tuyệt vời. Cuộc đời của Chúa chiếu tỏa rạng ngời tình yêu cứu độ. Chúa đã yêu thương và yêu đến cùng, dù phải chịu bao gian nan, bao chống đối, bao khổ đau và cả cái chết trên thập giá.

    Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã bằng lòng đón nhận tất cả vì yêu, vì Chúa mời gọi con chấp nhận cùng mang lấy thân phận tôi tớ với Chúa trong cuộc sống và trong cái chết.

    Xin cho con hiểu và xác tín rằng phải qua thập giá mới được vinh quang phục sinh. Xin cho con can trường quảng đại trước gian nan khổ đau vất vả, để đem lại hạnh phúc, niềm vui và ơn cứu độ cho mình và anh em. Con sẽ chấp nhận khổ đau không chỉ vì khổ đau, nhưng vì muốn biểu lộ tình yêu cứu thế. Xin giúp con quảng đại hy sinh để cộng tác với Chúa làm cho Nước Trời lớn lên trong con, trong gia đình, trong xóm ngõ, trong giáo xứ, và góp phần làm cho bộ mặt trần thế nên trời mới đất mới.

    Lạy Chúa, xin cho con ghi nhớ Lời Chúa: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì ?”. Con vẫn thường đi tìm những cái lợi mau qua trước mắt mà coi nhẹ sự sống linh hồn và chẳng quan tâm đến số phận đời đời. Xin Chúa giúp con hằng ngày biết hy sinh, từ bỏ chính mình để theo Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NGẮN GỌN - CN19TN-C

  •  
    Mo Nguyen
    CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA NGẮN GỌN

     

                                                      NINETEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR C

                                                                                      7 AUGUST 2022

    A REFLECTION (Luke 12: 32-48)

     

    KEEP AWAKE TILL HE COMES. The early Christians applied this teaching of Jesus to their expectation of his second coming. More generally speaking, today’s Gospel parables should encourage us to be morally vigilant at all times and ever ready to encounter, in the midst of daily life, the ‘God of surprise’. Paul has similar advice for us: ‘Keep alert, stand firm in your faith’ (1 Cor 16: 13).

     

                          Till He Comes (Lyrics) - Vocal Union:

             (250) Till He Comes (Lyrics) - Vocal Union - YouTube

     

                                Hãy Tỉnh Thức - Thành Tâm:

                           (250) Hãy Tỉnh Thức - Thành Tâm - YouTube

     
     
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TS DUYỆT - CN19TN-C

  •  
    DM Tran
     

    “HỠI ĐOÀN CHIÊN NHỎ BÉ, ĐỪNG SỢ”

     

    Suy niệm và chia sẻ

    Tin Mừng thánh Luca 12:32-48

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Đọc đoạn Tin Mừng hôm nay, phần đông nhiều người vẫn chú tâm vào thái độ và tư thế phục vụ của người quản gia. Thánh Luca đã diễn tả cách đầy đủ và chi tiết về nhiệm vụ, cách thức hoàn thành công việc, cũng như phần thưởng và hình phạt của hai mẫu người này:

     

    Thứ nhất là người chăm chỉ, trung thành và nghiêm túc với công việc. Người này coi việc phục vụ chủ là một hạnh phúc và vinh dự. Ông coi nhà của chủ như nhà của mình, tất cả những gì thuộc về chủ cũng là những gì mà mình phải có trách nhiệm gìn giữ, chu đáo và ngăn nắp. Không chỉ đối với những tài sản vật chất, mà ngay cả đến những nhân công, kẻ làm người hầu hạ dưới quyền trong nhà, ông cũng hành xử một cách đúng vai trò, và kiểm soát mọi việc. Dĩ nhiên, ông biết tâm tính của chủ, và hiểu được thời khóa biểu của chủ nên một trong những điều ông quan tâm là luôn luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào chủ cần đến, kể cả những lúc chủ vắng nhà.

     

    Thứ đến là loại quản gia lười biếng, vô trách nhiệm, coi việc phục vụ như một lối kiếm ăn, làm cho qua việc và không quan tâm đến mối liên hệ giữa chủ tớ, giữa người chủ và kẻ phục vụ. Loại quản gia này, theo Thánh Luca ghi lại, là những người sẽ bị chủ phạt vì đã không chu toàn bổn phận, có lối sống và thái độ qua mắt chủ, đặc biệt, những khi chủ vắng nhà. Tuy nhiên, có một chi tiết mà khi đọc cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng, đối với những quản gia nào được chủ tín nhiệm hơn, yêu thương hơn mà lại hành động như những quản gia vô tâm, vô tình, và vô trách nhiệm, thì lại phải phạt nặng hơn, vì: “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn”.

     

    Hai loại quản gia trên cũng là hình ảnh và chính mỗi người chúng ta. Thật sự thì chúng ta thuộc về cả hai. Có lúc là những quản gia tốt, trung thành, và nhiệt tình phục vụ chủ. Đó là những lúc chúng ta sốt sắng, yêu mến tham dự các thánh lễ, đón nhận các bí tích, và nhất là luôn luôn chờ đợi Chúa trong tất cả những biến cố đời mình. Nhưng ngược lại, cũng có lúc chúng ta hành xử như những quản gia bất trung, vô trách nhiệm, và thiếu lòng mến. Và đó cũng là lúc mà chúng ta giữ đạo, sống đạo, hành đạo cho có lệ. Chúng ta lơ là với Chúa, khô khan, nguội lạnh với các bí tích, nguồn dần lòng mến, thiếu sự kết hợp với Chúa. Những lúc mà Ngài đến thăm viếng chúng ta qua những biến cố buồn, vui của cuộc sống, mà chúng ta thờ ơ và không đón tiếp.  

     

    Nhưng bài Tin Mừng hôm nay còn có một điểm chính làm cho chúng ta cảm thấy rất hạnh phúc, đó là câu 32: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em.”

     

    Chúng ta nghĩ sao khi đọc câu này? Có thấy lòng mình dâng lên niềm cảm xúc, biết ơn không? Nhất là khi nghe Chúa hứa ban nước Trời cho mình. Một lời hứa trang trọng cho cùng đích của đời mình đã được Chúa Giêsu xác định. Điều này khiến chúng ta nhớ lại hình ảnh của Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã có lần khi cùng cha mình tung tăng dưới bầu trời đầy sao đêm. Cô bé Têrêsa đã chỉ tay lên trời và nói: “Cha coi, tên con đã được ghi trên trời kìa”. Không biết khi nói như vậy, Têrêsa đã đọc được gì, đã nhìn lên những vì sao nào, những chòm sao nào để nhận ra tên của mình. Nhưng với chúng ta hôm nay thì khác, người viết tên mình trên trời chính là Chúa Giêsu. Ngài biết chúng ta yếu đuối, mỏng dòn và rất dễ sa ngã, nên Ngài đã coi chúng ta những con chiên trong “đoàn chiên nhỏ bé” của Ngài, một lối gọi, và cách so sánh với những người con nhỏ bé trong nhà. Têrêsa chỉ mơ ước, chỉ tin vào lòng sốt sắng của mình rằng tên mình đã được viết trên trời, còn chúng ta thì được chính Chúa hứa ban nước trời cho mình.

     

    “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì”(Mc 8:36). Băn khoăn lớn nhất và mục đích lớn nhất của đời người là tìm cho mình được hạnh phúc, nhất là hạnh phúc vĩnh cửu sau này. Nhiều người ngày đêm suy nghĩ về số phận đời đời của mình. Nhưng với lời Chúa hứa hôm nay, chúng ta đã trút nhẹ được sự lo lắng ấy. Chúng ta cảm thấy an lòng trước lời hứa ban nước trời ngay khi còn sống. Như vậy, bổn phận của chúng ta là phải tích cực, phấn đấu gìn giữ mà không để vuột mất hạnh phúc ấy.

     

    Chúng ta phải cẩn thận, phải canh chừng, và phải sẵn sàng như người quản lý tốt được chủ tín nhiệm giao cho toàn bộ tài sản để trông coi. Tài sản ấy là hình ảnh phần thưởng nước Trời mà Chúa Giêsu đã hứa ban: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em.”

     (LUCA 12, 32)