2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NỘI NGUYỄN- CN3MC-A

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
    Fri, Mar 13 at 5:43 PM
     
     

    CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM CHÚA NHẬT

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A (15/03/2020)

     

    CHÚA GIÊ-SU CHỈ DẬY CÁCH TÔN THỜ THIÊN CHÚA ĐÍCH THỰC

    "Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn. Thiên Chúa là tinh thần, và những kẻ tôn thờ Người, phải tôn thờ trong tinh thần và trong chân lý". (Gioan 4, 23-24)

     

    I. DẨN VÀO LỜI CHÚA

    Từ câu truyện nước uống đến câu truyện tôn thờ Thiên Chúa xem ra chẳng có liên hệ gì. Thế nhưng trong câu truyện của Chúa Giê-su với người phụ nữ Sa-ma-ri ben bờ giếng Gia-cóp thuộc thánh Sy-kar thì chúng ta thấy mối liên hệ ấy thật sâu sắc và kỳ diệu. Trong câu truyện ấy người phụ nữ Sa-ma-ri không chỉ là người khát (cần) nước, mà chị còn có một nhu cầu rất cao siêu mà chỉ Chúa Giê-su (là Mê-si-a) mới nhìn thấy: đó là nhu cầu biết cách tôn thờ Thiên Chúa một cách đích thực. Đối diện với người phụ nữ Sa-ma-ri đặc biệt như thế Chúa Giê-su đã đi từ người chủ động xin nước uống đến người chỉ dậy cho người phụ nữ Sa-ma-ri biết cách hết khát (về mặt tâm linh) tức chỉ cho chị biết mình đang sống trong tình trạng tâm hồn nào và biết thế nào là tôn thờ Thiên Chúa một cách đích thực: đó là ”tôn thờ trong tinh thần và chân lý”

    Bài học của bài Phúc âm Chúa Nhật III Mùa Chay Năm A thật sâu sắc khiến chúng ta phải ngưỡng mộ Chúa Giê-su là Đấng Mê-si-a, Đấng mạc khải về Cha.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 4,5-42:  Khi ấy, Chúa Giê-su tới một thành gọi là Sykar thuộc xứ Sa-ma-ri-a, gần phần đất Gia-cóp đã cho con là Giu-se, ở đó có giếng của Gia-cóp. Chúa Giê-su đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu.

    Một người đàn bà xứ Sa-ma-ri-a đến xách nước, Chúa Giê-su bảo: "Xin bà cho tôi uống nước" (lúc ấy, các môn đệ đã vào thành mua thức ăn). Người đàn bà Sa-ma-ri-a thưa lại: "Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Sa-ma-ri-a?" (Vì người Do-thái không giao thiệp gì với người Sa-ma-ri-a).

    Chúa Giê-su đáp: "Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: 'Xin cho tôi uống nước', thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống".

    Người đàn bà nói: "Thưa Ngài, Ngài không có gì để múc, mà giếng thì sâu, vậy Ngài lấy đâu ra nước? Phải chăng Ngài trọng hơn tổ phụ Gia-cóp chúng tôi, người đã cho chúng tôi giếng này và chính người đã uống nước giếng này cũng như các con cái và đoàn súc vật của người?"

    Chúa Giê-su trả lời: "Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời". Người đàn bà thưa: "Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát và khỏi phải đến đây xách nước nữa". Chúa Giê-su bảo: "Bà hãy đi gọi chồng bà rồi trở lại đây". Người đàn bà đáp: "Tôi không có chồng". Chúa Giê-su nói tiếp: "Bà nói 'tôi không có chồng' là phải, vì bà có năm đời chồng rồi, và người đàn ông đang chung sống với bà bây giờ không phải là chồng bà, bà đã nói đúng đó".

    Người đàn bà nói: "Thưa Ngài, tôi thấy rõ Ngài là một tiên tri. Cha ông chúng tôi đã thờ trên núi này, còn các ông, các ông lại bảo: phải thờ ở Giê-ru-sa-lem".

    Chúa Giê-su đáp: "Hỡi bà, hãy tin Ta, vì đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải ở trên núi này hay ở Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng mà các người không biết, còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ từ dân Do-thái mà đến. Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn. Thiên Chúa là tinh thần, và những kẻ tôn thờ Người, phải tôn thờ trong tinh thần và trong chân lý".

    Người đàn bà thưa: "Tôi biết Đấng Mes-si-a mà người ta gọi là Ki-tô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự". Chúa Giê-su bảo: "Đấng ấy chính là Ta, là người đang nói với bà đây".

    Vừa lúc đó các môn đệ về tới. Các ông ngạc nhiên thấy Ngài nói truyện với một người đàn bà. Nhưng không ai dám hỏi: "Thầy hỏi bà ta điều gì, hoặc: tại sao Thầy nói truyện với người đó?" Bấy giờ người đàn bà để vò xuống, chạy về thành bảo mọi người rằng: "Mau hãy đến xem một ông đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Phải chăng ông đó là Đấng Ki-tô?" Dân chúng tuôn nhau ra khỏi thành và đến cùng Ngài, trong khi các môn đệ giục Ngài mà rằng: "Xin mời Thầy ăn". Nhưng Ngài đáp: "Thầy có của ăn mà các con không biết". Môn đệ hỏi nhau: "Ai đã mang đến cho Thầy ăn rồi chăng?" Chúa Giê-su nói: "Của Thầy ăn là làm theo ý Đấng đã sai Thầy và chu toàn công việc Ngài. Các con chẳng nói: còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt đó ư? Nhưng Thầy bảo các con hãy đưa mắt mà nhìn xem đồng lúa chín vàng đã đến lúc gặt. Người gặt lãnh công và thu lúa thóc vào kho hằng sống, và như vậy kẻ gieo người gặt đều vui mừng. Đúng như câu tục ngữ: Kẻ này gieo, người kia gặt. Thầy sai các con đi gặt những gì các con không vất vả làm ra; những kẻ khác đã khó nhọc, còn các con thừa hưởng kết quả công lao của họ".

    Một số đông người Sa-ma-ri-a ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng rằng: "Ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm". Khi gặp Người, họ xin Người ở lại với họ. Và Ngư.ời đã ở lại đó hai ngày, và vì nghe chính lời Người giảng dạy, số những kẻ tin ở Người thêm đông hẳn, họ bảo người đàn bà: "Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Đấng Cứu Thế".

     

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 4,5-42:

    3.1 Chúa Giê-su là một nhà truyền giáo đại tài về tâm lý và tận dụng thời cơ: Khi tìm hiểu về Chúa Giê-su chúng ta thường có thói quen đốt giai đoạn, đi ngay vào giáo lý mà không quan tâm đủ đến khía cạnh ”người: của Chúa Giê-su. Thánh Phao-lô đã nhấn mạnh Chúa Giê-su là người, giống như mọi người (trừ tội lỗi). Nhưng Chúa Giê-su trổi vượt hơn mọi người trong mọi lãnh vực, cụ thể nhất là lãnh vưc tâm lý và chiến thuật truyền giáo

    Thật vây trong câu truyện Chúa Giê-su gặp gỡ và trao đổi với người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp chúng ta khám phá ra một Chúa Giê-su tài tình và tâm lý và tận dụng thời cơ như thế nào trong việc dẫn dắt người đối thoại từ chuyện khát nước (khát vật chất) đến chuyện khát khao tôn thờ Thiên Chúa một cách đích thực (khát tâm linh) xuyên qua bước đệm quan trọng là nhìn nhận đời tư của mình và nhìn ra người đối thoại với mình là ai.

    Chúa Giê-su vì khát nước giữa trời nắng nên chủ động xin chị phụ nữ Sa-ma-ri một ngụm nước. Đáp lại chị phụ nữ nói với người khách lạ về mối ngăn cách giữa hai dân tộc Sa-ma-ri và Giu-đê. Từ đó Chúa Giê-su tỏ lộ cho người phụ nữ biết Ngài là ai (là Đấng Mê-si-a) và chỉ dậy cho chị biết thế nào là tôn thờ  Thiện Chúa một cách đích thực. Đó là tôn thờ Thiên Chúa ”trong tinh thần và chân lý” 

    3.2 Tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý: Vì Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng, là thần linh cao siêu vô hình nên Thiên Chúa không cần vật chất, không cần của lễ chiên bò bánh quả hay vàng bạc của cải. Của lễ con người dâng lên đẹp lòng Thiên Chúa không phải là những thứ vật chất mà là tinh thần, là trái tim, là tấm lòng, là cách sống trong sạch, khiêm nhường và cống hiến phục vụ. Vì Thiên Chúa là Chân Lý hay Sự Thật tuyệt đối nên những gì Thiện Chúa nói/làm đều là sự thật đáng được loài người đón nhận và làm theo. Là Chân Lý nên Thiên Chúa không yêu thích sự giả dối, giả hình mà yêu chuộng chân thật nên con người phải tôn thờ Thiên Chúa một cách chân thật, với tất cả sự thật của đời mình. Mình tội lỗi yếu đuối thì nhìn nhận mình tội lỗi yếu đuối, không giả hình, không mầu mè hình thức, không che đậy giấu diếm.

     

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 4,5-42:

    4.1 Chúng ta hãy đến với Chúa Giê-su: Chúa Giê-su luôn chờ đợi mỗi người  chúng ta ở một nơi nào đó vào một lúc nào đó để gặp gỡ và trò truyện. Nếu chúng ta biết nêu thắc mắc, nêu câu hỏi với Chúa thì Người sẽ giúp ta biết rõ mình đang ở đâu và đang cần gì (như với người phụ nữ Sa-ma-ri). Chúa Giê-su cũng sẽ giúp chúng ta biết tìm ra Thiên Chúa ở đâu và tôn thờ Ngài như thế nào là đích thực (cũng như với người ohụ nữ Sa-m=ari)

    4.2 Chúng ta hãy tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý như  Chúa Giê-su dậy: Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng, siêu việt, nên chúng ta phải tôn thờ người bằng tinh thần và trái tim. Thiên Chúa là Chân Lý nên chúng ta phải đón nhận và sống theo mạc khải của Người. Chúng ta phải tôn thờ Ngài một cách chân thật, không giả dối, không quanh co.

     

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 4,5-42:

    KHAI MỞ:  

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha vì Chúa Giê-su, Con Cha, đã dậy cho chúng con biết cách tôn thờ Cha một cách đích thực là tôn thờ trong tinh thần và chân lý. Chúng con cảm tạ Cha và xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con.  

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.- «Một người đàn bà xứ Sa-ma-ri-a đến xách nước, Chúa Giê-su bảo: "Xin bà cho tôi uống nước" (lúc ấy, các môn đệ đã vào thành mua thức ăn). Người đàn bà Sa-ma-ri-a thưa lại: "Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Sa-ma-ri-a?" (Vì người Do-thái không giao thiệp gì với người Sa-ma-ri-a)» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho mọi người chấp nhận cuộc đối thoại với Chúa Giê-su về những vấn đề của cuộc sống.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Chúa Giê-su đáp: "Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: 'Xin cho tôi uống nước', thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa biết quan tâm đến việc tìm biết Chúa Giê-su và những ơn huệ Người đem đến cho nhân lọai.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Chúa Giê-su trả lời: "Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi người được Chúa Giê-su ban cho nước của Người để không còn khát nữa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    4.- «Chúa Giê-su đáp: "Hỡi bà, hãy tin Ta, vì đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải ở trên núi này hay ở Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng mà các người không biết, còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ từ dân Do-thái mà đến. Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn. Thiên Chúa là tinh thần, và những kẻ tôn thờ Người, phải tôn thờ trong tinh thần và trong chân lý» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa mọi tín hữu biết tin tưởng tuyệt đối vào lời chỉ dậy của Chúa Giê-su mà tôn thờ Thiên Chúa một cách đích thực!

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Con Cha là Chúa Giê-su Ki-tô đã chỉ dậy cho chúng con biết cách tôn thờ Cha một cách đích thực là thờ phượng cha trong tinh thần và chân lý. Chúng con xin hết lòng cảm tạ Cha và sẽ vâng nghe lời dậy của Con Cha.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con.

     

    Sài-gòn ngày 13 tháng 03 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "SLCHN".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn/CAMfwAgqwC0%2BH%3DaOxA1eLsF_PpM8cHQvB4PGaHi1bEcTTAQib-Q%40mail.gmail.com.
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TINH CAO-THỨ NĂM CN2MC-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Mar 11 at 2:59 PM
     
     

    Thứ Năm sau Chúa Nhật II Mùa Chay

    CÙNG THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA&THÁNH THỂ

    Để Là Tấm Bánh Bẻ Ra Cho Người Nghèo

     

    Bài Ðọc I: Gr 17, 5-10

    "Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời; phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa".

    Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

    Ðây Chúa phán: "Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, còn tâm hồn họ thì sống xa Chúa. Họ như cây cỏ trong hoang địa, không cảm thấy khi được hạnh phúc; họ ở những nơi khô cháy trong hoang địa, vùng đất mặn không người ở. Phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ. Họ sẽ như cây trồng nơi bờ suối, cây đó đâm rễ vào nơi ẩm ướt, không sợ gì khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi, không lo ngại gì khi nắng hạn mà vẫn sinh hoa kết quả luôn. Lòng người nham hiểm khôn dò, nào ai biết được? Còn Ta, Ta là Chúa, Ta thấu suốt tâm hồn và dò xét tâm can, trả công cho mỗi người tuỳ theo cách sống và hậu quả hành vi của họ".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6

    Ðáp: Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa (Tv 39, 5a).

    Xướng: 1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.

    2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.

    3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Ðáp.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ed 33, 11

    Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống".

     

    Phúc Âm: Lc 16, 19-31

    "Con đã được sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:

    "Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: "Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được".

    Người đó lại nói: "Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này". Abraham đáp rằng: "Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài". Người đó thưa: "Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải". Nhưng Abraham bảo người ấy: "Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu".

    Ðó là lời Chúa.

    Related image

     

    SUY NIỆM/SỐNG VÀ CHIA SẺ

    BẠN VÀ TÔI CẦN SỐNG NHƯ CHÚA LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO NGƯỜI NGHÈO

     

     

    Giáo Hội không phải chỉ muốn cảnh giác con cái mình về thái độ của nhà phú hộ

    mà còn kêu gọi họ sống thân phận theo tinh thần của một Lazarô bất hạnh nữa.

     

    Hôm nay, Thứ Năm trong Tuần 2 Mùa ChayBài Phúc Âm của Thánh ký Luca về dụ ngôn Lazarô và người phú hộ, và theo chiều hướng của chung phụng vụ lời Chúa trong ngày, bao gồm cả Bài Đọc 1, thì Giáo Hội không phải chỉ muốn cảnh giác con cái mình về thái độ của nhà phú hộ mà còn kêu gọi họ sống thân phận theo tinh thần của một Lazarô bất hạnh nữa.

    Bài Phúc Âm hôm nay nhắc nhở chúng ta một số chân lý tiêu biểu như sau liên quan đến thân phận của người phú hộ: 1- được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì? (xem Mathêu 16:26) - ăn mặc gấm vóc lụa là và yến tiệc linh đình mà làm gì để bị hư đi đời đời như thế... 2- Người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng còn bởi mọi lời bởi miệng Thiên Chúa phán ra (xem mathêu 4:4) - người phú hộ mà sống lời Chúa nữa thì đã được cả 2 đời rồi; 3- Ai đong đấu nào sẽ bị đong lại cho đấu ấy (xem Luca 6:38) - khi xuống tới hỏa ngục người phú hộ mới "thấy Lazarô" thì đã muộn, dù một giọt nước cũng không thể nào được mãn nguyện vì trên đời ông ta đâu thấy con người khốn khổ cả một đời nằm ngay cổng nhà ông.

    Trước hết, thái độ dửng dưng lạnh lùng của người phú hộ trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, và tinh thần sống nhẫn nhục của một Lazarô bất hạnh được Thánh ký Luca thuật lại theo lời Chúa Giêsu diễn tả như thế này:

    "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy". 

    Tuy nhiên, dụ ngôn "Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái" ấy không phải chỉ cho thấy những gì xẩy ra ở trên trần gian này mà thôi, mà còn liên quan đến cả đời sau về hậu quả tai hại hay thành quả tốt đẹp của những gì con người đã làm trên đời này nữa:

    "Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài..."

    Ở đây, số phận đời đời, một được rỗi là Lazarô và một bị hư đi là người phú hộ, bất khả cứu vãn, bất khả đổi thay, đúng như lời khẳng định của tổ phụ Abraham đã nói với người phú hộ đang ở trong hỏa ngục: "giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được".

    Số phận đời đời vô cùng quan trọng này hoàn toàn là kết quả từ cuộc sống trên trần gian của từng người, như được tổ phụ Abraham cho người phú hộ biết như sau: "Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ".

    Thế nhưng, số phận đời đời được rỗi của Lazarô hay hư đi của người phú hộ không phải chỉ ở chỗ "chịu khốn khổ" như Lazarô hay "được toàn sự lành" như người phú hộ. Bởi vì, thực tế cho thấy, không phải ai "được toàn sự lành" trên thế gian này đều hư đi như người phú hộ, và cũng không phải ai "chịu khốn khổ" trên đời này đều tự động được rỗi như Lazarô đâu, mà là ở chỗ họ, trong hoàn cảnh may lành hay khốn khổ của họ, có biết thực hiện nguyên tắc "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6) hay chăng!

    Ở dưới hỏa ngục, nơi không phải chỉ bao gồm thành phần vẫn được coi là đáng sa hỏa ngục như thành phần đại gian ác v.v. mà còn bao gồm cả thành phần "thiếu sót", không làm những gì có thể khi đức bác ái yêu thương đòi hỏi, và là nơi của kẻ chết, tức của thành phần bị chứng thương hàn lạnh cảm giống như một cái xác chết lạnh cứng nắm đó, và là nơi bấy giờ, trong cõi đời đời, chỉ toàn là ghen ghét, giống hệt như tâm trạng bất di bất dịch của ma quỉ và nơi ma quỉ, là tác nhân chết chóc và là cha các thứ dối trá (xem Gioan 8:44), thì cả ma quỉ lẫn các linh hồn hư đi ở đó không muốn ai được cứu rỗi, trái lại, chỉ muốn cho tất cả mọi người xuống hỏa ngục với mình và như mình. 

    Thế mà, người phú hộ ở trong hỏa ngục bấy giờ hình như đã được biến đổi bản tính ghen ghét của hỏa ngục nơi mình, đến độ thay vì ghen ghét lại tỏ ra thương yêu các người thân yêu của mình còn sống trên trần gian này mà lên tiếng van xin cùng tổ phụ Abraham là cha của các kẻ tin (xem Roma 4:11) rằng: "tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này... nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải".

    Cho dù xẩy ra như thế đi nữa, nghĩa là cho dù các linh hồn bị hư đi trong hỏa ngục hay ma quỉ ở đó có biết thương yêu những người còn sống và chỉ muốn cho những người ấy được lên thiên đàng hơn là xuống hỏa ngục như họ và với họ, một sự kiện không thể nào có, không thể nào xẩy ra và không bao giờ xẩy ra chăng nữa, cũng không thể nào cứu được một con người còn sống trên thế gian này, nếu người còn sống ấy không tự mình sống đức tin: "Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài... Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu".

    Như thế có nghĩa là Lazaro được rỗi sau cuộc đời "chịu khốn khổ" trên đời này là nhờ Lazarô đã sống đức tin, và hình ảnh Lazarô ở trong "lòng Abraham" là cha của các kẻ tin đã chứng thực điều này. Bởi vậy, chúng ta đã không thấy chỗ nào trong dụ ngôn Chúa nói ở bài Phúc Âm hôm nay cho thấy một Lazarô kêu ca, than thân trách phận, hay nguyền rủa người phú hộ, trái lại vẫn cam chịu thân phận bị khinh rẻ và bỏ rơi, cho dù chỉ có một ước muốn vô cùng tầm thường song vẫn không được đáp ứng, đó là "ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy".

    Về phần người phú hộ cũng thế, nếu Lazaro "chịu khốn khổ" được cứu rỗi nhờ đức tin của mình thì người phú hộ bị hư đi cũng là do không có đức tin, hay đúng hơn không sống đức tin, một "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6). Bài Phúc Âm không hề đề cập đến bất cứ một cử chỉ hay hành động nào lỗ mãng của người phú hộ đối với Lazarô, chẳng hạn như chửi bới hay đánh đuổi Lazarô đi, mà chỉ tỏ ra lãnh đạm dửng dưng không chịu giúp đỡ Lazarô là một con người hết sức khốn nạn đáng thương "nằm bên cổng nhà ông", không thể nào ông không thấy, và cho dù có thấy ông vẫn không hề động lòng thương, không hề bố thí cho Lazarô một tí nào, trong khi đó người phú hộ này quá ư là giầu sang hoan hưởng dư thừa: "vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình".

    Bài Đọc 1 hôm nay chẳng những thích đáng với một Lazarô khốn khổ mà còn với cả người phú hộ hoan hưởng may lành trong Bài Phúc Âm hôm nay nữa.

    Thật vậy, không phải hay sao, người phú hộ trong Bài Đọc 1 hôm nay là thành phần xuất hiện ở phần đầu với những diễn tả không sai về một con người giầu sang phú quí theo tự nhiên hoàn toàn không có đức tin

    "Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, còn tâm hồn họ thì sống xa Chúa. Họ như cây cỏ trong hoang địa, không cảm thấy khi được hạnh phúc; họ ở những nơi khô cháy trong hoang địa, vùng đất mặn không người ở. 

    Trong khi đó, Lazarô xuất hiện ở phần thứ hai của Bài Đọc 1 này, những diễn tả rất chí lý và chính xác về đời sống của một con người sống đức tin trong cuộc đời bần cùng khốn khổ của mình:

    "Phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ. Họ sẽ như cây trồng nơi bờ suối, cây đó đâm rễ vào nơi ẩm ướt, không sợ gì khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi, không lo ngại gì khi nắng hạn mà vẫn sinh hoa kết quả luôn. Lòng người nham hiểm khôn dò, nào ai biết được?" 

    Câu cuối cùng của Bài Đọc 1 cũng phản ảnh dụ ngôn có hậu, một cái hậu liên quan đến vấn đề thưởng phạt thích đáng và công minh của việc con người làm trên thế gian này, được Chúa Giêsu cảnh giác trong dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm nay: "Còn Ta, Ta là Chúa, Ta thấu suốt tâm hồn và dò xét tâm can, trả công cho mỗi người tuỳ theo cách sống và hậu quả hành vi của họ".

    Bài Đáp Ca hôm nay cũng tấu lên cùng một lời ca và cùng một nhạc điệu như Bài Đọc 1 về hai thành phần sống trên trần gian này, một theo đức tin và một không theo đức tin, như trường hợp tiêu biểu điển hình là Lazaro và người phú hộ trong Bài Phúc Âm hôm nay:

    1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. 

    2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. 

    3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. 

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     MC-TuanII-5.mp3  

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHpwP4xx%3DHyF_-i4q4rO7vrJwzx9SRHt25-kNox5sRnhkw%40mail.gmail.com.
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - REFLECTION 2ND SUNDAY OF LENT- A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Thu, Mar 5 at 2:24 PM
     
     

    SECOND SUNDAY OF LENT – YEAR A - 8 MARCH 2020

     

    hat.jpg
     
           OASES ON THE JOURNEY
     

    A REFLECTION (Matthew 17: 1-9):

    OASES ON THE JOURNEY. As followers of Jesus, we have nowhere to pitch our tents. We must journey with Jesus through the hardships of life to glory. There will be oases along the way – moments of consolation which reveal the presence of God among us. We cannot remain in these moments for ever, but they give us refreshment. Remembering them will sustain us on our pilgrim way.

     

    Casting Crowns - God of All My Days (Official Lyric Video):

    https://www.youtube.com/watch?v=ZYkZE8AogDE 

     

    photo.jpg

           CON ĐƯỜNG CHÚA ĐÃ ĐI QUA - LM JB NGUYỄN SANG

    https://www.youtube.com/watch?v=QtVKrFKV-bo

     https://www.youtube.com/watch?v=9SnifsxN0Yc

     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LECTIO DIVINA CN2MC-A

THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA - LECTIO DIVINA


ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ AI ?
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY-A
“ĐÂY LÀ CON YÊU DẤU CỦA TA.
TA HÀI LÒNG VỀ NGƯỜI.
CÁC NGƯỜI HÃY VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI!”
Tin Mừng Matthêu 17,5
Hát 1 thánh ca mùa Chay khai mạc
Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
Nhân Danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con
phải vâng nghe Con yêu dấu của Chúa;
xin lấy lời hằng sống nuôi dưỡng đức tin của chúng con,
nhờ vậy, cặp mắt tâm hồn chúng con sẽ trong sáng,
để nhìn thấy vinh quang Chúa tỏ hiện trong cuộc đời chúng con. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.(Sách Lễ, Lời nguyện CN 2 Chay )
1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Một người công bố Lời Chúa: Tin Mừng theo T. Matthêu 17,1-9.
Mọi người đứng lắng nghe. Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
2. SUY NIỆM
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ về 1 hay 3 câu hỏi gợi ý sau đây:
• Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa GIÊSU KITÔ ? Tôi hiểu biết thêm gì về Chúa của tôi? Ngài là AI?
• Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi như thế nào? Trái tim tôi được thúc đẩy yêu mến và thờ phượng Chúa ở điểm nào ?
• Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm việc gì để phụng sự Chúa hơn ?
Nếu quen làm Lectio Divina trong Nhóm hay ở gia đình, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình.
3. CHIÊM NGHIỆM
Đọc Lời Chúa một lần nữa. Rồi suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay soi sáng kinh nghiệm sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào.
1. Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông.” (câu 1-2).
Ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan được khám phá sự thật về Thầy Giêsu khi họ đi theo Ngài, ra riêng một chỗ, tới một ngọn núi cao, và theo thánh Luca chương 9,29, -là đang khi Ngài cầu nguyện với Thiên Chúa.
Chúng ta cũng chỉ có thể nhận biết Chúa Giêsu thật sự và trọn vẹn cùng một cách thức. Phải “trả giá”: tin và đi theo Chúa, tìm một nơi thinh lặng, cách xa mọi người, “một mình lên núi”, nghĩa là nơi Thiên Chúa thường tỏ mình ra trong lịch sử Dân Chúa, để lắng nghe. Mùa Chay này, tôi sẽ cố gắng như thế nào để đi tìm gặp, để biết Chúa Giêsu hơn? Sẵn sàng dành thời giờ, tìm nơi yên tĩnh, đọc, lắng nghe và chiêm nghiệm Tin Mừng Chúa nhật (Lectio divina), và cầu xin Thánh Thần “Xin mở trí lòng con để nghe tiếng Chúa nói với con” Quyết định của tôi là :
..............................................................................................................
2. "Bỗng các ông thấy ông Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người” (câu 3).
Ông Môsê và ông Êlia có mặt bên Chúa Giêsu, và T. Luca ghi thêm là các Ngài "trao đổi về cuộc xuất hành Chúa sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (x. Luca 9,31), nghĩa là công trình cứu độ đã được báo trước trong Cựu Ước. Thật vậy, chúng ta không thể hiểu biết Chúa Giêsu đầy đủ nếu không biết về “ông Môsê và tất cả các ngôn sứ” (x. Luca 24,27). Mùa chay này, tôi sẽ chú ý lắng nghe Bài đọc 1 trong Thánh lễ, để hiểu biết cách Thiên Chúa chuẩn bị công cuộc cứu thế của Chúa Giêsu như thế nào.
..............................................................................................................
3. “Có tiếng từ đám mây phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!" (câu 5).
Ai phán từ đám mây để giới thiệu Đức Giêsu cho ba môn đệ? Và họ được dạy bảo làm gì? Tiếng nói ấy đã phán tại sông Giođan khi Đức Giêsu được ông Gioan làm phép rửa. Hôm nay được nghe Thiên Chúa nói với mình, tôi có thái độ và tâm tình nào đối với Chúa Giêsu? Tôi có “vâng nghe lời Chúa Giêsu”, tìm nghe lời Ngài trong Tin Mừng không? Tôi sẽ làm gì hơn trong Mùa Chay này.
..............................................................................................................
4. CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.
Lời nguyện kết thúc
Lời Chúa phán quả là ngay thẳng,
mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin.
Chúa yêu thích điều công minh chính trực,
tình thương Chúa chan hoà mặt đất.
Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,
kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,
hầu cứu họ khỏi tay thần chết,
và nuôi sống trong buổi cơ hàn.
Tâm hồn chúng tôi đợi trông Chúa,
bởi Người luôn che chở phù trì
Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa,
như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài. Sáng danh ...
5. HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
• Tôi chọn 1 câu Lời Chúa để suy ngẫm và học thuộc.
................................................................................................
• Xem Bài đọc 2, trích Thư 2 gởi Timôthê ch.1,8b-10.
T. Phaolô nói: “Đấng cứu độ chúng ta là Đức Kitô Giêsu đã xuất hiện. Chính Đức Kitô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh bất tử” ( c.10).
Tôi nghiệm ra ơn cứu độ Chúa Giêsu ban cho từ được thánh tẩy đã mang lại những điều gì tốt đẹp cho tôi?
Tôi chọn đem lời Tin Mừng nào của Chúa ra sống trong Mùa Chay này để được phúc trường sinh?
..........................................................................................................
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Khi ta trở lòng, khi ta không bước đi trên nẻo chính đường ngay, ta mất định hướng, mất đi la bàn giúp mình bước tới. Một con tim không có la bàn thì rất nguy hiểm: nó nguy hiểm cho chính người đó và cho những người khác. Con tim theo đường gian tà khi nó không nghe lời Thiên Chúa, khi nó để mình bị các thần lôi cuốn và sụp lạy trước chúng. Khi đó, nó trở thành kẻ tôn thờ ngẫu tượng.
Chúng ta không biết nghe. Đôi khi chúng ta trở thành những kẻ điếc lác trong tâm hồn. Chúng ta không nghe lời Chúa. Chúng ta cần cảnh giác trước những loại “pháo hoa” luôn hấp dẫn mình hướng đến những thần tượng giả tạo. Đó là mối hiểm nguy giăng đầy trên con đường hướng tới vùng đất đã được hứa ban cho tất cả chúng ta: vùng đất của cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh. Mùa Chay giúp chúng ta đi trên con đường này.
Không nghe lời Thiên Chúa và những lời Người đã hứa ban cho chúng ta nghĩa là đánh mất ký ức. Đó là khi chúng ta lãng quên những điều tuyệt vời và lớn lao mà Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc đời của chính mình, trong Giáo Hội của Người, trong Dân Thánh của Người. Khi đó, chúng ta quen bước đi với sức mạnh, với khả năng của mình, với sự tự đủ của mình.
(trích bài Giảng 7.3.2019)
liên lạc : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
website : giadinhctc.com

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỨ NĂM CN1MC-A

  •  
    Hong Nguyen
    Wed, Mar 4 at 1:28 PM
     
     


    THỨ NĂM SAU CHÚA NHẬT I MÙA CHAY A

    NGÀY 05-03-2020
     


    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 7: 7-12)

    7 "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho.8 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho.9 Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá?10 Hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn?11 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao? 12 "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG LC

         Cổ nhân có câu: “Hổ dữ cũng không ăn thịt con”, ngụ ý về tình thương mà cha mẹ dành cho con cái mình. Ngay cả sinh vật dữ dằn khét tiếng như con mãnh hổ mà còn biết xử sự với con mình như thế, huống chi con người. Cho nên người cha người mẹ nào lại không mong muốn điều tốt nhất đến cho con cái của mình.

        Và giả như có một số người vì nhắm đến quyền lợi của mình hơn con cái nên đã sinh ra việc bạo hành gia đình; hoặc tệ hơn nữa, có những người cha người mẹ bất lương, ham mê cờ bạc, nghiện ngập sẵn sàng bán con cái mình; hay có những người sát hại thai nhi để trốn tránh trách nhiệm làm cha làm mẹ đi nữa, thì đối với Thiên Chúa là Đấng thần thiêng, Ngài đã dùng lời tiên tri Isaia loan báo: “Cho dù người mẹ có quên con, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49, 15). Cho nên những ai hết lòng trông cậy vào tình thương của Chúa, thì hãy tin tưởng: “Dù cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con” (Tv 27, 10).

        Thiên Chúa là Cha nhân từ, Ngài luôn biết những nhu cầu của con người và luôn ban những điều tốt lành cho những kẻ kêu xin Ngài, những điều mà Ngài thấy sẽ sinh lại lợi ích cho con cái.

       Lạy Cha chúng con ở trên trời, xin cho chúng con hoàn toàn tín thác vào Cha, để luôn muốn và làm đẹp lòng Cha. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT cho chúng con điều gì tốt nhất cho lợi ích phần rỗi của chúng con. Amen.


    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     ----------------------------------------