2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ BA CN17TN-A

 

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, Jul 28 at 5:13 AM
     
     


    Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XVII Mùa Thường Niên Năm A - Lm. Huệ Minh



    Suy niệm Lời Chúa, ngày 28/07/2020
    Thứ Ba Tuần XVII Mùa Thường Niên Năm chẵn

    Mt 13, 36-43 

    THIÊN CHÚA NHẪN NẠI


    Dụ ngôn về cỏ lùng thoạt tiên gợi lên cho chúng ta một trong những thảm kịch lớn của nhân loại. Ở thời đại nào cũng có những người muốn thanh tẩy xã hội bằng các cuộc sàng lọc không tiếc xót: từ Tần Thủy Hoàng đến Hitler, Pônpốt qua các cuộc chiến hiện nay. Khi người ta muốn loại bỏ cỏ lùng, thì người ta cũng nhổ đi cả cây lúa tốt tươi.

    Cỏ lùng có hình dáng chẳng khác gì cây lúa nên dù là nông dân “chính hiệu con nai vàng”, dạn dày kinh nghiệm cũng khó lòng mà phân biệt được. Cỏ cũng phát triển lớn lên, ôm đòng giống hệt cây lúa, và chỉ cho đến lúc trổ bông người ta mới biết được đâu là cỏ, đâu là lúa; nhưng như thế, để không làm tổn hại đến lúa, người ta chỉ còn cách chờ đến mùa gặt – lúa gặt được thì cho vào kho lẫm, còn cỏ thì phải đốt đi.

    Trên cánh đồng trần gian, tình trạng cũng không khác mấy, người lành, kẻ xấu cùng sống cạnh nhau trên hành tinh này. Có đủ thứ loại người xấu mà người ta có thể nhận ra rõ ràng vì các hành động và thái độ sống không đẹp của họ; nhưng đáng ngại nhất vẫn là những người xấu mà khoác vẻ bề ngoài tốt lành với những công việc và cách sống rất ư là “đẹp”. 

    Tuy thế, sự phá hoại và tội ác tiềm ẩn của họ rất ghê gớm mà khó ai có thể nhận ra; hoặc những hành động ‘đẹp’ của họ lại ẩn chứa những thói kiêu căng, tự mãn, hay nhắm kiếm cho mình một lợi ích cá nhân nào đó lớn hơn…. Vì sự khó nhận ra như thế nên việc xét đoán con người không thuộc thẩm quyền con người mà chỉ ở nơi Thiên Chúa, và điều duy nhất con người nên làm là kiểm điểm chính bản thân mình để loại đi cỏ dại ở nơi chính mình.

    Mặt khác, dụ ngôn “cỏ lùng – lúa tốt” mà Đức Giê-su đưa ra trong trình thuật Tin mừng hôm nay nhắm đến một điều còn lớn hơn, đó là lòng từ bi, thương xót, kiên nhẫn, bao dung, quảng đại của Thiên Chúa. Chúng ta thường có khuynh hướng chung là muốn tiêu diệt sự dữ ngay tức khắc: “Sao Chúa không phạt cho nó méo miệng khi nó nói xấu bôi nhọ con trong khi con vô tội!” “cầu cho nó ra đường xe đụng bởi nó độc ác làm hại mọi người!”, hoặc “cái thứ xấu xa như ngữ ấy sống làm gì cho chật đất.”….Và dường như trong những tư tưởng, những mong ước xem ra rất là “hợp lý và tự nhiên” ấy lại tiềm ẩn một tư tưởng báo thù – ‘xin Chúa Trời báo oán!' Nhưng Thiên Chúa là “Đấng từ bi và nhân hậu, Người đại lượng và chan chứa tình thương. Người không xử với ta như ta đáng tội và không trả cho ta theo lối của ta.” (Tv.) 

    Và tư tưởng của Thiên Chúa thì khác xa với tư tưởng con người. Vì không như những cánh đồng trần gian, cỏ muôn đời là cỏ mà lúa vạn kiếp vẫn là lúa, nơi cánh đồng tâm linh con người, cỏ vẫn có khả năng cải tạo thành lúa tốt (gương những vị thánh như Maria Ma-đa-lê-na, Phao-lô, Au-gus-ti-nô, Inhaxio…) mà lúa cũng có thể biến thành cỏ dại. Do đó mà Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi, và Người luôn mong chờ nơi cánh đồng của Người một mùa gặt bội thu.

    Thiên Chúa đã ban ân sủng cũng như Lời của Người cho con người. Tâm hồn con người như một cánh đồng bao la huyền nhiệm đón nhận ân sủng và hạt giống Lời Chúa. Hạt giống ấy có được phát triển phong nhiêu, sinh nhiều hoa thơm trái tốt hay không là tùy tình trạng của mảnh đất tâm hồn này. Mảnh đất tâm hồn con người có được cày xới, chăm chút bằng sự giáo dục đúng đắn của gia đình, của xã hội và của giáo hội, thì dù ma quỉ có gieo cỏ lùng là những gương xấu, những chủ trương, triết thuyết sai lầm lôi kéo…cũng không thể lấn át được sự phát triển của hạt giống tốt trong tâm hồn. 

    Vì vậy, mỗi Ki-tô hữu phải được bồi dưỡng, trang bị cho mình những kiến thức thánh kinh, luân lý và giáo huấn của Giáo hội, nuôi dưỡng bằng các bí tích và đời sống cầu nguyện để có một đức tin mạnh mẽ, lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam, làm lẽ sống để lấn át và tiêu diệt cỏ lùng. Đồng thời xin Chúa ban cho chúng ta có được tấm lòng nhân hậu và trái tim đầy tình yêu thương của Chúa, để chúng ta biết mong muốn điều tốt lành nơi anh chị em mình, để chúng ta biết kiên nhẫn, biết thứ tha trước những lỗi lầm, khuyết điểm của tha nhân; và xin cho mỗi Ki-tô hữu là hạt giống tốt, nên như gương sáng, như muối, như men cho đời thêm phong phú đẹp tươi.

    Qua dụ ngôn cỏ lùng, có lẽ Chúa Giêsu còn muốn nói đến một thảm kịch khác sâu sắc hơn, đó là thảm kịch của lòng người. Trong đáy thẳm tâm hồn, ai trong chúng ta cũng cảm nghiệm được sự giằng co xâu xé giữa một bên là khả năng hướng thiện và một bên là sức mạnh của tối tăm. Cỏ lùng vẫn cố gắng vươn lên trong cánh đồng tâm hồn chúng ta. Thánh Phaolô đã diễn tả chân lý ấy một cách chính xác khi Ngài nói: "Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, còn sự ác không muốn thì tôi lại làm". Sức mạnh của tội ác, của ma quỉ, của sự dữ trong tâm hồn mỗi người chúng ta là một thực tại không thể chối cãi được. Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã chẳng dạy chúng ta cầu nguyện: Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ đó sao?

    Kiên nhẫn là một trong những bộ mặt của niềm hy vọng Kitô giáo. Con người làm lịch sử, nhưng chính Thiên Chúa
    mới là Ðấng hướng dẫn mọi nẻo đường về với Ngài. Ðó là bài học mà có lẽ Giáo Hội muốn nhắn gửi chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay.

    Lm. Huệ Minh
    Kính chuyển:
    Hồng
     ---------------------------------------------------

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -TĨNH CAO- THỨ HAI CN17TN-A

  •  
    Tinh Cao
    Sun, Jul 26 at 6:27 PM
     
     
    Thứ Hai  CN17TN-A


    CẢM NGHIỆM SÔNG Lời Chúa

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 13, 1-11

    "Dân này sẽ như chiếc đai lưng không còn có thể xài được nữa".

    Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

    Ðây Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi mua sắm một dây đai lưng, rồi thắt vào lưng, và ngươi đừng nhúng vào nước". Và tôi đi mua dây đai theo lệnh Chúa, rồi tôi thắt vào lưng.

    Lời Chúa phán cùng tôi lần thứ hai rằng: "Ngươi hãy cởi dây đai ngươi đã mua sắm và đang thắt ngang lưng, rồi chỗi dậy đi đến Êuphratê, giấu nó trong hốc đá". Và tôi ra đi giấu nó trong hốc đá như lời Chúa truyền dạy.

    Sau nhiều ngày, Chúa lại phán cùng tôi rằng: "Ngươi hãy chỗi dậy, đi đến Êuphratê mà lấy dây đai lưng Ta đã truyền ngươi đem giấu ở đó". Tôi ra đi đến Êuphratê, và lấy dây đai lưng ngay chỗ tôi đã giấu. Nhưng kìa, dây đai lưng đã mục nát cả, không còn xài được nữa.

    Và có lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Ðây Chúa phán: Ta sẽ khiến cho lòng kiêu căng của Giuđa và lòng kiêu căng tột độ của Giêrusalem ra mục nát như vậy. Dân xấu xa này không còn muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy theo các thần ngoại lai để phụng sự và thờ lạy các thần đó, nên chúng sẽ như chiếc đai lưng này không còn xài được nữa". Và Chúa phán tiếp: "Như đai lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà Israel và nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta, cao rao thánh danh, vinh dự và vinh quang của Ta, nhưng chúng đã không chịu nghe".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Ðnl 32, 18-19. 20. 21

    Ðáp: Ngươi đã bỏ Chúa, Ðấng đã sinh ra ngươi (c. 18a).

    Xướng: 1) Ngươi đã bỏ Chúa, Ðấng đã sinh ra ngươi; đã quên Chúa, Ðấng đã tạo thành ngươi. Chúa đã thấy, và Người đã nổi cơn thịnh nộ: vì con trai con gái Người đã trêu chọc Người. - Ðáp.

    2) Chúa phán: Ta sẽ che giấu mặt Ta khỏi chúng, và nhìn xem tương lai chúng sẽ ra sao: vì là dòng giống ngỗ nghịch và là con bất hiếu. - Ðáp.

    3) Chúng đã trêu chọc Ta bằng thứ chẳng phải là Chúa, đã lấy sự dối trá mà chọc giận Ta: Ta sẽ trêu chúng bằng thứ không phải là dân tộc, và sẽ dùng dân tộc dại dột làm cho chúng tức giận. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 17, 17b và a

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là chân lý, xin hãy thánh hoá chúng con trong sự thật. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 13, 31-35

    "Hạt cải trở thành cây đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".

    Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như nắm men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".

    Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Parable Of The Mustard Seed Listening Faithfully: The Sin Series ...



    Suy Niệm/ Cảm Nghiệm SỐNG VÀ CHIA SẺ

    Bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu hôm nay, Thứ Hai Tuần XVII Thường Niên tiếp tục loạt bài Phúc Âm về các dụ ngôn Nước Trời của Chúa Giêsu ở đoạn 13. 
     
    Dụ ngôn đầu tiên (trong bài Phúc Âm Thứ Tư tuần trước) trong loạt dụ ngôn này là dụ ngôn người gieo giống ra đi gieo giống liên quan đến 4 loại môi trướng tiếp nhận hạt giống, và dụ ngôn thứ hai (trong bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần trước) cũng về người gieo giống nhưng là giống tốt trong ruộng của mình liên quan đến cỏ lùng. Dụ ngôn hôm nay, dụ ngôn thứ ba cũng liên quan đến hạt giống, nhưng là loại hạt cải, được Chúa Giêsu sử dụng để ám chỉ về Nước Trời như sau:
     
    "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
     
    Ngoài ra, song song với dụ ngôn này, như là một cặp dụ ngôn bất khả phân ly về Nước Trời, một dụ ngôn được Chúa Giêsu đề cập đến ngay sau đó, đó là dụ ngôn: "Nước trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".
     
    Cặp dụ ngôn hôm nay đây và cặp dụ ngôn vào Thứ Tư tuần này về Nước Trời không được Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa ám chỉ của những gì trong dụ ngôn, như Người đã dẫn giải dụ ngôn thứ 1 (trong bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần trước) và như Người đã dẫn giải dụ ngôn thứ 2 (trong bài Phúc Âm ngày mai). 
     
    Thế nhưng, không phải vì thế mà 2 cặp dụ ngôn này tự chúng là những gì dễ hiểu, trái lại, như các dụ ngôn được Người dẫn giải, chúng vẫn là những điều bí ẩn, sâu nhiệm, như câu kết của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy về chung các dụ ngôn:
     
    "Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: 'Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian'".
     
    Dầu sao tính tò mò của con người vẫn muốn biết được ý nghĩa ám chỉ của các cặp dụ ngôn về Nước Trời không được Chúa Giêsu giải thích ấy, không phải chỉ thỏa tính tò mò mà nhất là để nắm bắt được thực tại của Nước Trời hầu có thể hưởng ứng và đáp ứng một cách xứng đáng.
     
    Trước hết, "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình" - Phải chăng "hạt cải" ở đây Chúa Giêsu ám chỉ đến mầu nhiệm nhập thể của Người: "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14)? "Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống" - Phải chăng, Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến mầu nhiệm khổ giá, ở chỗ Người chẳng những đã "tự hạ ra như không" (Philiphê 2:6) mà còn "vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá" (xem Philiphê 2:8)? "Nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó" - Phải chăng Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến mầu nhiệm phục sinh và thăng thiên của Người, ở chỗ "Thiên Chúa đã tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu..."(Philiphê 2:9).
     
    Sau nữa, "Nước trời giống như nắm men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men". Phải chăng "nắm menChúa Giêsu muốn ám chỉ đến sự sống thần linh nói chung và mầu nhiệm Thánh Thể cùng với các bí tích chất chứa sự sống nói riêng? Phải chăng "người đàn bà" trong dụ ngôn Người muốn ám chỉ đến Giáo Hội đóng vai trò làm mẹ có nhiệm vụ ban phát sự sống thần linh này bằng việc ban các bí tích nhất là việc cử hành Thánh Thể? Phải chăng "ba đấu bột" cần phải "dậy men" ở đây, tức cần phải "được sống và sống dồi dào hơn" (Gioan 10:10), Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến đấu bột thứ nhất là từng Kitô hữu, chi thể của Chúa Kitô, đấu bột thứ hai là chung Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, và đấu bột thứ ba là toàn thể xã hội loài người?

    Hình ảnh hạt cải và nắm men trong cặp dụ ngôn được Bài Phúc Âm hôm nay thuật lại, được tiêu biểu nơi chiếc "đai lưng" của Tiên Tri Giêrêmia trong Bài Đọc 1 hôm nay, một dây đai lưng, trước hết được thắt vào lưng của vị tiên tri này, sau đó cởi ra đem giấu đi, (như men được vuì trong bột), và sau hết là lấy lại cái giây thắt lưng đã giấu đi đó, thì thấy nó đã bị mục nát mất rồi, (như hạt cải trong lòng đất cần phải mục nát đi như hạt lúc miến - xem Gioan 12:24 - mới phát triển trọn vẹn tầm vóc của mình và mới sinh hoa trái). Tuy nhiên, chính cái giây thắt lưng bị mục nát đi này có một ý nghĩa lưỡng diện, như chính Lời Chúa mạc khải trong Bài Đọc 1 hôm nay:

    Một đàng, tự nó đã bị mục nát, trở thành đồ bỏ: "Dân xấu xa này không còn muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy theo các thần ngoại lai để phụng sự và thờ lạy các thần đó, nên chúng sẽ như chiếc đai lưng này không còn xài được nữa". Bởi: "Ngươi đã bỏ Chúa, Ðấng đã sinh ra ngươi" (câu họa của bài Đáp Ca hôm nay).

    Đàng khác, lại nhờ đó mới đáng và càng đáng Thiên Chúa xót thương, khi không bỏ họ, vẫn gắn bó với họ, đến độ họ nhận ra LTXC mà trở về với Ngài: "Như đai lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà Israel và nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta, cao rao thánh danh, vinh dự và vinh quang của Ta, nhưng chúng đã không chịu nghe".

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

    Thu.2.XVIITN.mp3  

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqAy428AGWF8_iTxdJjvXWnoprsvQR3aSxc57tLB46GXQ%
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ SÁU CN16TN-A

  •  
    Hong Nguyen
    Thu, Jul 23 at 7:31 PM
     
     


    Suy Niệm Thứ Sáu Tuần XVI Thường Niên A - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 13: 18-23)

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG
     

    Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước đủ phân nhiều, chăm sóc sớm chiều lúa sẽ đầy bông”. Quả thực, người trồng trọt phải bỏ phân, chăm sóc, vun trồng và dẫn nước cho ruộng lúa thường xuyên thì mới gặt hái một mùa lúa bội thu.

    Lời Chúa của ngày hôm nay đề cập đến dụ ngôn người gieo giống mà Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh rất quen thuộc để giải thích cho chúng ta thấy những loại người khác nhau khi tiếp nhận hạt giống của Lời Chúa: có người tiếp nhận Lời Chúa, nhưng rất hời hợt, được ví như hạt giống gieo bên vệ đường; có người thành tâm tiếp nhận Lời Chúa, nhưng tinh thần không kiên vững, được ví như hạt giống gieo nơi sỏi đá; có người cũng rất chân thành đón nhận Lời Chúa, nhưng quá nhiều lo lắng sự đời, vinh hoa phú quý bóp nghẹt, được ví như hạt giống gieo vào bụi gai; và cuối cùng, có người chú tâm lắng nghe và đem Lời Chúa đi vào cuộc sống, đó là hình ảnh của hạt giống gieo vào đất tốt, “thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục”.

    Thực sự, đã là người nông phu khi gieo hạt giống, ai cũng hy vọng, cũng chờ đợi một mùa gặt bội thu, chính Chúa Giêsu đã ước ao gieo vào trong tâm hồn chúng ta hạt giống của niềm hy vọng, bình an, tốt lành và hạnh phúc. Thế nên, về phần chúng ta, chúng ta có mong muốn mình trở thành những mảnh đất phì nhiêu đón nhận hạt giống Lời Chúa gieo vào tâm hồn chúng ta, để những hạt giống này sinh ra nhiều hạt giống mới trong cuộc sống của con người hay không? Hơn thế nữa, giữa một xã hội hiện đại, văn minh, tự do và hưởng thụ, chúng ta có dễ dàng bị lôi kéo bởi một lối sống của thế tục làm cho giá trị của hạt giống Lời Chúa bị bóp nghẹt hay không?

    Lạy Chúa, xin Chúa luôn thôi thúc và chiếu sáng vào trong tâm hồn chúng con, để chúng con vững tin sống và thực thi Lời Chúa. Amen.

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - BRENDAN- 17TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Jul 24 at 7:57 PM
     
     

    SEVENTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                  26 JULY 2020

     

    picture.jpg

     

    REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 13: 44-52)

                         GLIMPSING THE KINGDOM

     

    The two little parables, that of the Treasure Discovered in the Field and the Pearl of Great Price, both depict a situation where a person finds something that they dearly want to possess. In one, a poor day-labourer comes across treasure buried in a field – an unimaginable windfall! In the other, a merchant recognises something he has been searching for all his business life: the perfect pearl!

     

    Neither, however, is able to get hold of what they have discovered immediately. There is a gap between finding and possessing. But already the mere sight of what each has found frees them to ‘sell all’ so that they can finally possess it.

     

    Jesus told the twin parables to illustrate a key feature of the Kingdom of Heaven. It is not something we possess right now; only in the future will it be fully realised in the world and in human lives. But those who have caught a glimpse of it from Jesus know that they have come upon a treasure that will fulfil their deepest desires. The joy of the discovery puts all other attractions in second place. They gain the freedom to ‘sell all’ in order, one day, to obtain what they have seen.

     

    Taken together, the parables contain a whole Christian spirituality – perhaps best illustrated in the life of St Francis of Assisi. His commitment to radical poverty was not something imposed on him. It flowed in complete freedom from the ‘treasure’ of God’s love that he, in supreme degree, has glimpsed.

     

    Brendan Byrne, SJ

     

    Song of the Parable of the Treasure and Pearl of Great Price - (Treasure):

    https://www.youtube.com/watch?v=aPjpycs_MB8

     

    sing.jpg

    Nước Trời – Phanxico:

    https://www.youtube.com/watch?v=lkCyGzWrd4w

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - MONGUYEN-17TH SUNDAY =A

 

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Jul 24 at 5:09 AM
     
     

    SEVENTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                     26 JULY 2020

     

    picture.jpg

          WHERE YOUR TREASURE IS

     

    A REFLECTION (Matthew 13: 44-52)

     

    FINDING A TREASURE. A treasure is not something we earn but something we find. We can spend a lot of our lives wishing and hoping that some treasure will come our way. We can forget that we already possess a wonderful treasure in our loved ones and in the gift of life itself. And the greatest treasure of all is the kingdom of heaven which Jesus freely offers to us. May we have the wisdom to seek our treasure in God, not in the glittering goods of a passing world.

    Where Your Treasure Is (Marty Haugen):

    https://www.youtube.com/watch?v=7xospZO7D1A

     

     

    sing.jpg

    Chúa Nhật 17 Thường Niên Năm A - Nước Trời:

    https://www.youtube.com/watch?v=PR_GURFjYzI