2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ

  •  
    Hong Nguyen
     
     
    Tue, Sep 22 at 11:15 AM
     
     


    Thứ Tư 23/09/2020 – Thứ Tư tuần 25 thường niên. – CHÚA Sai 12 Tông Đồ đi rao giảng.

    Lời Chúa: Lc 9, 1-6

    Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai Tông đồ lại, ban cho các ông sức mạnh và quyền năng trên mọi ma quỷ và được chữa lành các bệnh tật.

    Đoạn Người sai các ông đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. Người bảo các ông rằng: "Khi đi đàng, các con đừng mang gì cả, chớ mang gậy và bị, bánh và tiền, cũng đừng mặc hai áo. Các con vào nhà nào, thì hãy ở lại đó, và đừng rời khỏi nơi ấy. Những ai không tiếp đón các con, thì khi rời bỏ thành đó, các con hãy giũ cả bụi chân lại, để làm chứng tố cáo họ".

    Các ông liền đi rảo khắp các làng mạc, rao giảng Tin Mừng, và chữa lành bệnh tật khắp nơi.

    CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ: CHÚA LÀ TẤT CẢ

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Anh em đừng mang gì đi đường”. Nước Thiên Chúa không phải là nước trần gian. Nước trần gian cần nhiều phương tiện như lãnh thổ, tài nguyên, quân đội. Nước Thiên Chúa chỉ cần có Thiên Chúa. Thiên Chúa là tất cả.

    Sống đơn sơ khó nghèo, người môn đệ làm sáng lên sự hiện diện của Thiên Chúa cao cả. Không bám víu vào phương tiện trần gian, người môn đệ làm sáng lên sức mạnh của Thiên Chúa toàn năng. Hai bàn tay trắng người môn đệ làm chứng về niềm tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa và phó thác vận mệnh trong tay Người. Hành trang người môn đệ đơn sơ chỉ cần mang Thiên Chúa trong mình, đó là có tất cả.

    Người môn đệ cậy dựa vào các phương tiện trần gian sẽ thất bại. Chỉ khi có Chúa việc tông đồ mới thành công. Ta hãy so sánh thời đại chúng ta với thời các tông đồ. Thời đó các ngài không có gì hết. Không cơ sở. Không nhân sự. Không tiền của. Bị bắt bớ. Thế mà việc truyền giáo phát triển với tốc độ vũ bão. Còn ngày nay ta có nhiều cơ sở hơn. Nhiều nhân sự hơn. Nhiều tiền của hơn. Ít bị bắt bớ hơn. Nhưng việc truyền giáo ì ạch. Lại còn có nhiều người bỏ đạo nữa.

    Ta thất bại vì không có Chúa. Không có Chúa vì ta phạm tội. Ét-ra đau đớn nhận biết tội lỗi của cha ông đã quên Thiên Chúa, chỉ trông cậy vào thế lực trần gian nên đã bị trừng phạt nặng nề, bị lưu đày, bị làm nô lệ, bị tan nát, xấu hổ. “Từ thời tổ tiên chúng con cho đến ngày nay, vì chúng con đã mắc lỗi nặng và phạm tội, nên các vua và các tư tế của chúng con đã bị nộp vào tay vua chúa các nước ngoại bang”. Nay được Thiên Chúa thương đưa về quê nhà, ông xin nhất tâm xây dựng Đền Thờ để khuyến khích toàn dân thờ phượng Thiên Chúa là nguồn mạch sức mạnh, bình an và thịnh vượng. Tái thiết đền thờ chính là tái thiết con người. Ăn năn sám hối. Sống thánh thiện. Có Chúa ở cùng, sẽ có tất cả (năm lẻ).

    Tác giả sách Châm ngôn cũng giúp ta ý thức điều này. Ông chỉ tha thiết được có Chúa. Vì Chúa là tất cả: “Mọi lời Thiên Chúa phán đều được chứng nghiệm, Người là khiên thuẫn cho ai tìm ẩn náu nơi Người”. Vì thế ông không dám xin Chúa sự gì nơi trần gian. Chỉ xin Chúa ban cho sống một đời sống đừng xa lìa Chúa, đừng lỗi phạm đến Chúa. Vì thế ông không xin sang giầu vì sợ sang giầu làm cho tâm hồn xa Chúa. Ông cũng xin Chúa đừng để ông nghèo đói vì sợ đói ăn vụng túng làm liều sẽ làm ô danh Chúa.
    Đây là một thái độ khôn ngoan chúng ta phải học hỏi và thực hành trong đời sống. Chỉ cần có Chúa. Lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Tránh xa những gì ngăn cách ta với Chúa. Có Chúa ở cùng ta sẽ có tất cả (năm chẵn).
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- THỰC HÀNH LỜI CHÚA

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Sep 22 at 1:54 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Mẹ Chúa và anh em Chúa LÀ CAC TÍN HỮU NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA

    22/09 – Thứ Ba tuần 25 thường niên.

    "Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành".

     

    Lời Chúa: Lc 8, 19-21

    Khi ấy, mẹ và anh em Chúa Giêsu đến tìm Người, nhưng vì đám đông, nên không thể đến gần Người được. Người ta báo tin cho Người rằng: "Có mẹ và anh em Thầy đứng ở ngoài muốn gặp Thầy".

    Người trả lời với họ rằng: "Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành".

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    SUY NIỆM 1: Mẹ tôi và anh em tôi LÀ KẺ THỰC HÀNH LỜI CHÚA

    Suy niệm :

    Chẳng rõ Đức Giêsu đã xa gia đình ở Nadarét bao lâu,

    mà hôm nay Mẹ và anh em Ngài mới đến gặp Ngài.

    Có phải vì nhớ, hay vì lo lắng do nghe các lời đồn đại?

    Để biết được Ngài đang ở đâu, thì phải hỏi thăm,

    bởi hồi đó chưa có những phương tiện truyền thông như bây giờ.

    Vì vậy chuyện Mẹ đến được chỗ của Con là một nỗ lực không nhỏ.

    Tiếc là khi đã đến nơi Con đang giảng dạy,

    thì Mẹ lại không làm sao vào được, vì người đông quá (c. 19).

    Chắc Mẹ đã nhờ ai đó vào báo cho Đức Giêsu:

    “Có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy” (c. 20).

    Các sách Tin Mừng Nhất Lãm đều không cho biết

    Đức Giêsu có ra ngoài để đón tiếp Mẹ và các anh em Ngài không.

    Điều này khiến ta có cảm tưởng bầu khí đón tiếp hơi lạnh lùng.

    Nhưng cả ba Tin Mừng đều kể lại câu nói gây sốc của Ngài:

    “Mẹ tôi và anh em tôi chính là những ai nghe lời Thiên Chúa

    và đem ra thực hành” (c. 21).

    “Mẹ tôi và anh em tôi” là ai? Một câu hỏi quá dễ !

    Hiển nhiên đó là những người đang đứng ở ngoài kia.

    Mẹ của Ngài là bà Maria, người phụ nữ làng Nadarét,

    người đã cưu mang, cho bú mớm, và chăm lo dưỡng dục Ngài.

    Anh em là những người họ hàng gần gũi, tuy không phải là anh em ruột.

    Mẹ và anh em của Đức Giêsu là những người đang đứng ngoài nhà.

    Ngài không hề khinh họ, nhưng Ngài tập trung vào người trong nhà.

    Những người ở trong nhà là những người đang ngồi nghe lời Đức Giêsu.

    Họ được mời gọi không nghe suông, nhưng đem ra thực hành,

    để trở thành mẹ và anh em của Ngài.

    Như thế Đức Giêsu đã nới rộng gia đình của Ngài.

    Ngài không bó hẹp trong gia đình ruột thịt, mà khai mở một gia đình mới.

    Gia đình thiêng liêng thì rộng lớn hơn nhiều,

    và mỗi Kitô hữu đều có chỗ trong gia đình đó.

    Đức Giêsu có nhiều mẹ và nhiều anh chị em.

    Ai nghe và thi hành lời Thiên Chúa thì trở nên mẹ của Ngài,

    bởi vì, theo thánh Bêđa, qua gương sáng và lời nói của họ,

    họ sinh ra Ngài trong trái tim tha nhân.

    Đức Giêsu là Con, luôn nghe và thi hành lời Thiên Chúa Cha.

    Bất cứ ai sống như Ngài cũng trở nên con Thiên Chúa,

    nên lập tức trở nên anh chị em với Ngài.

    Chúng ta ít khi nghĩ tới chuyện mình có họ hàng với Đức Giêsu.

    Có một thứ liên hệ còn sâu nặng hơn cả liên hệ máu mủ nữa.

    Chúng ta mang dòng máu của Đức Giêsu, dòng máu vâng nghe lời Chúa.

    Chính Thiên Chúa nối kết Đức Giêsu và cả nhân loại thành một gia đình.

    Trong gia đình đó có chỗ quan trọng cho Đức Maria,

    vì hơn ai hết Mẹ là người đã lắng nghe và thi hành lời Thiên Chúa.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa Giêsu,

    con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.

    Chúng con thường xây nhà trên cát,

    vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy,

    nhưng lại không dám đem ra thực hành.

    Chính vì thế

    Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.

    Xin cho chúng con

    đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa,

    đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.

    Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình,

    để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng truởng.

    Ước gì ngôi nhà đời chúng con

    được xây trên nền tảng vững chắc,

    đó là Lời Chúa,

    Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.

    (Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

     


    SUY NIỆM 2: Lắng Nghe và Thực Hành Lời Chúa

    Cả ba tác giả Nhất Lãm đều kể lại sự kiện Ðức Maria và các thân nhân Chúa Giêsu đi tìm Ngài, nhưng mỗi tác giả có một dụng ý riêng: Matthêu, Marcô xếp đoạn này lên trước phần Chúa Giêsu giảng dạy dụ ngôn người gieo giống, còn Luca thì đặt sau dụ ngôn ấy, liền sau dụ ngôn chiếc đèn cháy sáng. Luca không đề cập đến việc các thân nhân đến tìm Chúa Giêsu để đưa Ngài về Nazarét, nhưng nhấn mạnh đến điểm này: "Ai nghe Lời Chúa và đem ra thực hành, đó là người sống trong gia đình Thiên Chúa, là Mẹ, là anh em của Ngài.

    Một điểm nữa cần ghi nhận là trong đời sống thực tế, nhiều khi người ta cảm thấy gần gũi thân thiết với những người cùng chung chí hướng, nguyện vọng, hơn là những người ruột thịt, nhất là khi những người ruột thịt ấy không cùng chí hướng, nguyện vọng. Như thế, mối liên hệ sâu xa giữa con người với nhau không phải là liên hệ huyết thống, mà còn là liên hệ của cả tư tưởng, ý chí, tình cảm.

    Chúa Giêsu đến trần gian để xây dựng một gia đình duy nhất của Thiên Chúa, gia đình của những người cùng một mục đích là nguyện cho Danh Cha được cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Ðể cho thấy sự duy nhất về cùng một gia đình đó, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: "Lạy Cha, xin cho chúng nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha". Ðó là hình ảnh Chúa Giêsu muốn diễn tả khi Ngài nói: "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành".

    Với ý nghĩa đó, Ðức Maria hai lần xứng đáng làm Mẹ Chúa Giêsu: Mẹ theo huyết thống và Mẹ của Thân mình mầu nhiệm của Ngài là Giáo Hội. Chẳng những là Mẹ thật vì đã sinh ra Chúa Giêsu, mà còn là Mẹ vì đã thực thi ý Cha trên trời. Trong biến cố truyền tin, Ðức Maria đã thưa với Sứ thần: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng theo lời thiên thần truyền". Ðiều đó nói lên suốt đời Ðức Maria, người luôn làm theo ý Chúa.

    Câu định nghĩa của Chúa Giêsu mở ra cho chúng ta con đường đi vào gia đình của Thiên Chúa, đó là làm theo thánh ý Chúa Cha. Xin cho chúng ta luôn biết thực thi thánh ý Chúa trong suốt cuộc sống chúng ta, để xứng đáng được thuộc về gia đình của Chúa.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 3: Ai thật là mẹ và là anh chị em tôi

    Đức Giêsu nói: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”. (Lc. 8, 21)

    Theo Thánh Marcô, khi gia đình Đức Giêsu định chặn bắt Thầy, chính vì họ xét thấy “Người đã mất trí” (Mc. 3, 21). Người ngột ngạt vì họ. Họ không để Người yên.

    Thánh Lu-ca không nói đến chuyện khó chịu đó. Nếu Đức Maria và thân nhân không tới được Đức Giêsu, chính là kết quả lạ lùng của Đức Giêsu. Đông đảo dân chúng chen lấn tứ phía làm các Ngài không tới gần Người. Vượt qua hàng rào người xiết chặt chung quang là vô phương. Người ta chỉ có thể gợi lại cảnh đó bằng nhìn thấy những kẻ lãnh đạo vĩ đại thế giới thời nay được quần chúng ngưỡng mộ. Dân chúng vây quanh bắt tay gặp gỡ, ngó nhìn tận mắt, mỉm cười với các ông lớn đó. Đức Kitô không tránh khỏi cảnh vây quanh đó. Đó là lý do tại sao Mẹ Người và anh em chú bác không tới thăm và gặp được Người để có thể thông cảm với Người.

    Khi người ta báo có thân nhân Người muốn gặp Người, lợi dụng lúc đó để lưu ý mọi người Đức Giêsu nhìn trừng trừng chung quanh, kêu lên như từ chối gia đình trần gian để nhấn mạnh đến tình nghĩa gia đình thiên quốc, Người nói: “Mẹ Tôi và anh em Tôi chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”, như Người đã nhấn mạnh: Ai nghe lời Thiên Chúa là đất tốt sinh ra nhiều hoa trái, họ cũng là đèn sáng đặt trên đế đèn soi sáng cho tất cả chung quanh, và hơn hết họ thật là anh em bà con của Người.

    Cố gắng thực hiện đầy đủ lời Chúa, chính là gia nhập vào gia đình Chúa thật sự, chính là ước muốn, suy niệm, hành động và thực hiện như Đức Kitô, chính là đón nhận hiến chương nước trời Người đã rao giảng trên núi, chính là đón nhận những đòi hỏi khó khăn của ơn tái sinh, chính là bước theo đường thánh giá tới đỉnh vinh quang phục sinh.

    Anh em bà con của Đức Giêsu Kitô thực sự là thế! Người không chối bỏ thân nhân về ruột thịt, nhưng vượt lên cao hơn.

    Đức Maria là mẹ của Đức Kitô về cả hai phương diện, mẹ thân xác và mẹ theo Đức Kitô tới đỉnh Can-vê. Mẹ cưu mang sinh thành và mẹ cưu mang thực thi lời Chúa.

    GF

     

    ---------------------------

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - BRENDAN 25TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Sep 18 at 5:04 AM
     
     

      TWENTY-FIFTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                            20TH SEPTEMBER 2020

                         REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 20: 1-16)

           

    picture.jpg

           REFLECTING THE GENEROSITY OF GOD  

                       

                                REFLECTING THE GENEROSITY OF GOD

    Today’s Gospel is introduced as a parable ‘about the kingdom of heaven’. That is, it illustrates the way in which God’s rule is reclaiming the world for values that allow people to live lives that are human in the fullest sense of the world.

    In the Palestine of Jesus’ time, employment was for many a day to day business. Whether labourers got work – and the wage they needed to support themselves and their families – depended on whether they were hired for that day in the marketplace.

    The story presupposes a long working day with successive hirings during the day. The ‘just wage’ agreed upon at the start of the day would have been a denarius, the standard wage for a day’s labour. This is in fact what everyone receives, but when those who have laboured since early morning see even the latecomers paid this wage, they expect that in their case ‘a just wage’ will mean considerably more. Hence their grievance.

    Jesus’ message is that we cannot simply take the conventional idea of justice and apply it without qualification to God. God is just, but, beyond justice, reserves the right to be overwhelmingly generous as well. If the landowner, out of wider social concern, chooses to be generous and to pay everyone, deserving or not, what social justice today would call a ‘living wage’, this truly reflects the will and action of God. Aligning ourselves with this view of God has much to do with allowing the values of the kingdom to transform our lives and our world.

    Brendan Byrne, SJ

     

    Our God's Generous - Written by Nick and Becky Drake - Lyric Video:

    https://www.youtube.com/watch?v=xea8YOllJyc

     

    sing.jpg

                                  CHÚA LÀ CON ĐƯỜNG:

                       https://www.youtube.com/watch?v=IerzJ7HDo7Y

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - SỰ GHEN TY

Sự Ghen Tị

Trong bài điếu văn ca tụng Rabbi Boun Bar Hijja cách đây gần 2000 năm, người ta đã ví Rabbi Boun bằng một dụ ngôn như thế này :

Có một vị vua kia thuê nhiều người làm công vào phục vụ cho mình. Trong số đó có một người làm việc tích cực hơn. Vua nhìn thấy. Vua liền đưa anh ta đi đi lại lại dạo chơi với vua. Đến chiều, khi trả tiền công, anh này cũng được trả bằng với các người làm công từ sáng tới chiều. Thấy vậy họ phàn nàn: chúng tôi mệt mỏi suốt ngày, còn anh này chỉ làm hai giờ mà cũng được trả công như chúng tôi sao ? Vua dáp : Đó là vì hai giờ làm của anh ta, công việc hoàn tất còn nhiều hơn các anh làm cả ngày. Bài điếu văn kết : Cũng vậy Rabbi Boun học luật cho tới tuổi hai mươi lăm, nhưng thông biết am tường còn hơn cả một nhà thông thái hay một nhà đạo đức có khi đã phải học tới tuổi một trăm !

Có lẽ Chúa Giêsu cũng đã biết bài điếu văn viết dưới hình thức dụ ngôn trên, được lưu truyền trong sách Talmud, nên Ngài cũng dạy chúng ta một dụ ngôn mà nghe qua ta thấy có vài nét giông giống. Nhưng xét kỹ thì khác xa: Nét giông giống là trả lương bằng nhau : làm hai giờ bằng làm cả ngày, tương đương với làm từ sáng, hoặc từ trưa, hoặc từ ba, năm giờ chiều mà cũng được một đồng.

Nhưng cái khác chính yếu là lý do tại sao trả bằng nhau: Ở dụ ngôn điếu văn : 2 giờ làm việc của chàng kia cũng bằng và có khi hơn các người làm cả ngày : sự công bằng.
Ở dụ ngôn Chúa Giêsu : Tôi trả cho người làm có một giờ thôi cũng bằng bạn làm suốt ngày: tôi không có quyền sao ?
Và -câu này ý vị hơn- hay bạn ghen tị vì tôi nhân lành chăng?

Ta sẽ bàn đề tài ghen tị với hai câu hỏi:
(1) Ghen tị là gì và (2) làm sao bớt ghen tị.

  1. Ghen tị là gì ?

 Mở tự điển sách hay tự điển sống (tức là quan sát cuộc đời), chúng ta chắc ai cũng hiểu được ghen tị là khó chịu, so bì với ai đó vì họ HƠN ta. Cái chính là vì họ hơn ta. Chẳng ai ghen với kẻ thua ta.
Trong tình trường cũng vậy: ghen là khi ta đong đo, cân đếm ta thấy ta thua tình địch một cái gì đó. Hoặc là mặt con nhỏ đó sáng hơn, miệng nó nói có duyên hơn, hoặc giàu hơn hoặc thông minh hơn  (nên chồng ta mới mê nó). Nếu nó xấu hơn, nghèo hơn, dốt hơn, ta chẳng thèm ghen, cứ để vậy cho chồng ta biết mùi, rồi lại quay về với ta thôi.

Do đó, bình thường khi đi đánh ghen là ta cố tìm cho ra điều hơn của tình địch để rồi diệt cái hơn đó. Khi nó hết hơn ta, ta hết ghen. Nó đẹp hơn ta: ta rạch mặt nó hoặc cho một muỗng acid đậm đặc vào ngay đôi má nó ! Nó giàu hơn ta, ta phá cho nó tan gia bại sản. Nó ăn nói có duyên, ta cắt lưỡi nó.

Cái đánh ghen của Trịnh Thị Dữu đời vua Sở đã ghi như một điển tích trong sử sách.
Vua Sở (Hoài Vương) mới có một mỹ nữ do vua Nguỵ tặng. Vua Sở rất yêu mỹ nữ này nên Trịnh  Dữu (vợ vua Sở, hoàng hậu) rất ghen. Nhưng cái ghen của Trịnh Dữu vượt trên bài bản, không thấy ghi trong sách vở dạy cách đánh ghen phải làm như vây. Bà vượt trên bài bản. Bà tỏ ra rất yêu chiều mỹ nữ: đồ trang sức đẹp, sắm cho mà mang; y phục lộng lẫy, may cho mà mặc. Khi vua và mỹ nữ tin rằng Trịnh Dữu yêu mỹ nữ không kém gì vua, thì bấy giờ Trịnh Dữu mới ra tay.  Trịnh Dữu nhỏ nhẹ nói với mỹ nữ là: vua yêu vẻ đẹp của em lắm, nhưng chỉ có cái mũi của em là vua không ưa, vậy khi gặp vua, em hãy che mũi lại ! Mỹ nữ nghe lời Trịnh Dữu. Gặp vua, mỹ nữ che mũi lại. Vua thấy lạ, mới hỏi Trịnh Dữu sao vậy ? (giá mà hỏi chính mỹ nữ, thì không nên nỗi. Hỏi ngay Trịnh Dữu ! Trịnh Dữu nói : Thiếp biết tại sao rồi. Hình như nó không ưa cái mùi hôi của đại vương !  Tức giận, vua ra lệnh cắt mũi mỹ nữ. Mỹ nữ mà không có mũi thì chẳng khác gì Chung Vô Diệm, chẳng khác gì người cùi đến giai đoạn cụt luôn sống mũi, thì còn đâu là mũi hếch, mũi cao để mà hếch mũi cao ngạo rằng mình đẹp nữa. Và thế là nó xấu hơn mình rồi, ghen làm gì nữa ?

Ca-in ghen với Abel vì cái hơn của Abel là Chúa nhận lễ vật của nó, còn của mình thì không, nên Cain đã giết Abel. Anh em Giuse ghen với Giuse vì cái hơn của Giuse là được cha cưng hơn, nên đã bàn với nhau bán quách nó đi cho lái buôn cho rồi.

Tin Mừng hôm nay: những người làm công từ sớm, ghen với người làm công có một vài giờ mà cũng hưởng cùng một số tiền lương. Họ bốn mùa rong chơi quên lãng, mà cũng bằng mình vất vả xuân hạ thu đông. Họ ngồi mát mà cũng ăn bát vàng, ta không ghen tị sao được ? Vậy ghen tị là khó chịu vì ai đó hơn ta một cái gì.

  1. Vậy làm sao để bớt ghen tị ?

 Ở đây ta chỉ trả lời dựa theo Dụ ngôn của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay.
Ghen tị là vì họ hơn ta. Vậy muốn bớt ghen tị thì phải nhìn cho rõ: họ không hơn ta.

Họ không hơn ta: Ta là những người theo đạo từ nhỏ, giữ đạo từ bé. Thức khuya dậy sớm, lễ lạy ban mai, nói tắt: ta là người đi làm vườn nho từ sáng sớm. Còn họ là những người cả một đời ở ngoài đạo hoặc lớn lên mới phải giữ luật Chúa, hoặc gần chết mới ăn năn giống như tên trộm lành bên phải thập giá: cả một đời trộm cắp và cuối cùng còn ăn trộm được Nước Trời.

 Ta ghen tị vì họ thảnh thơi hơn ta. Thực ra họ không hơn ta đâu. Đó là cái ta tưởng vậy thôi, chứ thật ra ta hơn họ. Ta biết đạo Chúa sớm hơn họ. Ta an tâm hơn họ. Hay nói theo kiểu dụ ngôn: ta kiếm được việc làm trước họ, còn họ thất nghiệp cho đến trưa đến chiều làm sao họ hơn ta được. Mà họ không hơn ta, ta thèm gì ganh tị với họ, mà còn thương họ nữa.

Ta cũng như họ. Nếu vừa rồi ta nói những người giữ đạo từ nhỏ là kẻ làm vườn nho từ sớm, còn những người sau này mới vào đạo là kẻ làm công lúc 5 giờ chiều. Thì bây giờ xét theo mặt lịch sử cứu độ: cả họ và ta đều là những người làm công giờ thứ 5 buổi chiều cả.

Bất cứ ai sống sau khi Chúa Giêsu sinh ra chịu chết phục sinh, thì đều sống trong thời đại cuối cùng, sống trong giờ chót của lịch sử cứu độ. Các tổ phụ, các tiên tri, các hiền nhân thời Cựu Ước mới là kẻ làm công từ sớm. Còn tất cả những ai sinh sau công nguyên, đều hưởng ân cứu độ cách nhưng không cả: cho dù là hưởng từ bé hay lớn rồi mới hưởng đều là những kẻ làm vườn nho giờ chót. Vậy có gì mà phải ganh tị khi họ và ta cũng như nhau.

Họ cũng như ta, lấy gì mà ganh. Họ không hơn ta, lấy gì mà ghen. Mình có ganh có ghen là ghen vì họ đạo đức hơn mình, họ bác ái hơn ta, để rồi cố ganh lên bằng họ. Vậy mới là tốt. Vậy mới là hay. Người ta gọi đó là cái ghen thánh thiện. Chứ ghen vì Chúa thương họ hơn ta thì không phải là cái ghen thánh. Câu ông chủ trong dụ ngôn là một câu hay để khuyên bảo nhau: Đừng ghen tị về lòng nhân từ của Chúa mà phải mừng vui vì Chúa nhân từ như thế đối với mọi người, nhất là những người tội lỗi.

Trong suốt chiều dài của kinh Tin Kính, chúng ta sẽ tuyên xưng người Cha toàn năng, thương xót yêu thương chúng ta vô cùng bằng những hành vi kỳ diệu, mà tột đỉnh là gửi Người Con duy nhất xuống trần để làm cho con người trần được làm con Chúa. Ai cũng bình đẳng trong phẩm giá làm con Chúa, không ai hơn ai, lấy gì mà ghen ?

 

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG- REFLECTION 25TH SUNDAY -A-

 

    •  
      Mo Nguyen
       
      Fri, Sep 18 at 1:37 AM
       
       

               TWENTY-FIFTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                           20th SEPTEMBER 2020

      picture.jpg

       

                              MY WAYS ARE ABOVE YOUR WAYS 

       

      A REFLECTION (Matthew 20: 1-16)

      MY WAYS ARE ABOVE YOUR WAYS. Those who had laboured in the vineyard all day were angry when the owner paid the latecomers the same wage. Like the story of the prodigal son, this parable reminds us that the kingdom of heaven is not characterised by our limited concepts of justice but by a compassion that knows no limits. May we not be envious at the good fortune of others but rejoice that we too are loved deeply by God.

       

      Special Music | Your Ways Are Higher Than Mine:

      https://www.youtube.com/watch?v=ubkas8kbu7w

       

      sing.jpg

      Xin Chỉ Cho Con | Ca Đoàn Đồng Tâm VCTD Sài Gòn:

      https://www.youtube.com/watch?v=CJg8anmmQOc