17. Thân Tâm Mạnh Khỏe

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - GIÚP TRÍ NHỚ - HÙNG ĐÀO

  •  
    Hung Dao
    Fri, Sep 10 at 7:00 AM
     
     

    10 bài tập giúp cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa các bệnh về não

    Hoàng Tuấn

     

    Vận động là cách tốt nhất cho não bộ, không chỉ có thể cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho tế bào não, cải thiện trí nhớ mà còn có tác dụng phòng chống nhiều loại bệnh về não.

    Vận động là cách tốt nhất cho não bộ, không chỉ có thể cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho tế bào não, cải thiện trí nhớ mà còn có tác dụng phòng chống nhiều loại bệnh về não. Sau đây là 10 bài tập hàng ngày tốt cho não, khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy thử luyện tập, đây cũng là một kiểu nghỉ ngơi.

    10 bài tập trí não hàng ngày tiện lợi

    1. Đọc

    Đọc sách có thể giảm 35% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Các học giả tại Đại học Stanford tin rằng việc đọc sách đòi hỏi nhiều chức năng nhận thức phức tạp phối hợp với nhau để tăng lưu lượng máu trong các khu vực cụ thể của não. 

     

    Các học giả Canada cho rằng đọc sách có thể tăng vốn từ vựng, mở rộng phạm vi kiến thức, nâng cao khả năng suy luận trừu tượng.

    Chơi trò chơi giải đố có thể cải thiện kỹ năng sử dụng các con số và khả năng suy luận.

    2. Khiêu vũ

    Khiêu vũ không chỉ giúp con người thông minh hơn mà còn có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. 

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khiêu vũ có thể làm giảm 76% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Điều này là do khiêu vũ có thể huy động đồng thời chức năng thần kinh của nhiều vùng trong não, giúp rèn luyện khả năng phối hợp tay mắt một cách hiệu quả.

    3. Vỗ tay

    Liệu pháp vỗ tay có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của não bộ. Âm thanh tạo ra khi bạn vỗ hai lòng bàn tay vào nhau sẽ được truyền đến não thông qua dây thần kinh thính giác, có tác dụng tăng cường chức năng của não. Nếu cảm thấy chóng mặt trong ngày, trí nhớ kém và mất tập trung, bạn có thể thử vỗ bàn tay.

    Phương pháp tập này rất đơn giản, bạn có thể vươn tay lên vỗ vào lòng bàn tay 3 cái. Tiếp theo, đưa hai tay hướng lên trên ngực, vỗ thêm 3 lần nữa. Cần lưu ý là nên kéo căng cổ tay một cách mạnh mẽ, cố gắng để các ngón giữa của bàn tay trái và phải đối mặt với nhau.

    4. Phương pháp vỗ hai tay vào nhau để tăng cường trí não

    Vỗ cánh tay phải bằng tay trái cho đến khi bạn chạm đến vai, sau đó đổi tay phải và làm tương tự với cánh tay trái bằng tay phải. Mỗi tay làm khoảng chục lần.

    5. Kéo tai để tăng cường trí não

    Vòng tay qua đỉnh đầu bằng tay trái, nắm lấy vành tai phải và kéo nó lên hàng chục lần; đổi tay phải để kéo tai trái hàng chục lần theo cách tương tự.

    6. Chơi trò chơi giải đố

    Chơi trò chơi giải đố có thể cải thiện kỹ năng sử dụng số, kỹ năng suy luận, kỹ năng tư duy phán đoán và kỹ năng xã hội. Ngay cả một trò chơi Sudoku do một người chơi cũng có thể làm giảm nguy cơ bị sa sút trí tuệ, trong khi câu đố chữ có thể làm giảm nguy cơ này tới 47%.

    7. Bóng bàn

    Nghiên cứu khoa học cho thấy, chơi bóng bàn đòi hỏi não phải tư duy nhanh trong khi chịu áp lực căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, cung cấp đầy đủ năng lượng cho não, giúp não bộ hoạt động tốt.

     

    8. Đi xe đạp

    Đi xe đạp giúp bạn không chỉ chú ý đến tác động của môi trường xung quanh mà còn làm tốt công việc giữ thăng bằng giữa tay và chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp não tiếp nhận nhiều oxy hơn. Vì vậy, mỗi khi bạn đi xe đạp, bạn có thể cảm thấy đầu óc tỉnh táo và suy nghĩ sáng suốt.

    9. Bơi lội

    Việc ngâm cơ thể trong nước có thể làm tăng lưu lượng máu từ tim lên não. Nhóm nghiên cứu Australia phát hiện ra rằng khi những người tham gia thí nghiệm ngâm mình trong nước, lưu lượng máu động mạch não giữa của họ tăng 14% và lưu lượng máu động mạch não sau tăng 9%.

    10. Chơi nhạc cụ

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người học nhạc khi còn trẻ có cuộc sống phong phú hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn khi về già. Điều này là do chơi nhạc cụ có thể tăng cường chức năng ghi nhớ, cải thiện tính linh hoạt của các ngón tay, tăng độ dẻo dai của cơ bắp và kích hoạt các thay đổi cấu trúc trong não.

    Hoàng Tuấn

     

    --

     

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - HAI CHỮ THẦY

 

  •  
    Hung Dao
     
    Sat, Nov 21 at 8:52 AM
     
     
     
     
    Sent: Saturday, November 21, 2020, 03:46:52 AM CST
    Subject: SUC KHOE :Mang trên vai gánh nặng hai chữ "Thầy"
     

    Mang trên vai gánh nặng hai chữ "Thầy"

    Phong Trần  

     

    image.png
    Mang trên vai một chữ thầy đã khó, mang trên vai hai chữ “thầy” lại càng khó hơn...  

    Khi nhắc đến chữ “Thầy” chúng ta đều mang một cảm giác tôn kính, có lẽ bởi từ xưa tới nay người thầy luôn đóng vai trò khá quan trọng trong xã hội. Thầy giáo là những người truyền thừa giá trị đạo đức, tri thức và nhân văn tới thế hệ tương lai; thầy thuốc hay bác sỹ là những người cứu chữa con người lúc ốm đau bệnh tật, bảo toàn sinh mệnh cho họ... Do vậy phẩm cách đạo đức của người thầy là vô cùng quan trọng...

    Trên thực tế, xã hội nhân loại đã có những biến đổi sâu sắc về quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân. Sự thịnh hành của chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa cá nhân đã làm cho sự thiêng liêng cũng như vai trò của những người thầy ngày càng bị xói mòn.

     

    Mang trên vai một chữ thầy đã khó, mang trên vai hai chữ “thầy” lại càng khó hơn. Đó là những người vừa làm thầy thuốc và vừa làm thầy giáo trong các trường đại học Y. Thời xưa khi con người còn suy nghĩ đơn giản thì người thầy thuốc cũng chỉ cần chú trọng trau dồi Y thuật, chú trọng làm sao để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân và chăm lo truyền đạt lại kinh nghiệm cho thế hệ sau là được rồi. Nhưng ngày nay có hai vấn đề không hề nhỏ mà một người vừa là thầy giáo vừa là thầy thuốc đang phải đối mặt...

    Thông tin truyền thông một chiều & vấn nạn bạo lực đối với nhân viên Y Tế

    Nhắc đến cụm từ "Tai biến y khoa" thì không chỉ những thầy thuốc mới bước vào nghề phải e dè, mà ngay cả những thầy thuốc giàu kinh nghiệm cũng chỉ dám nói: "không ai biết được khi nào tai biến sẽ xảy ra, có khi tai biến rất nặng lại xảy ra trên một ca rất đơn giản".

    Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ trước đây cho thấy, theo ước tính của các chuyên gia thì hàng năm có đến khoảng 98.000 ca tử vong do tai biến y khoa xảy ra trong bệnh viện, tử vong do tai biến y khoa nhiều hơn cả tử vong do tai nạn xe máy và ung thư vú [1]. Đọc bài nghiên cứu này tôi thấy thật nhiều trăn trở: sứ mệnh của bác sĩ là cứu người nhưng sao lại gây ra tử vong nhiều đến vậy. Do đó, tôi luôn tự nhủ bản thân phải đặt tâm vào việc tác nghiệp trong từng ca làm sao cho tốt nhất - như thế sẽ giảm thiểu được tai biến.

    Nhắc đến "Tai biến y khoa" thì không chỉ thầy thuốc trẻ mới bước vào nghề phải e dè... 

    Nhưng đúng là "nhân vô thập toàn", đã là con người thì sẽ có sai sót. Tai biến nhẹ, tai biến nghiêm trọng cũng có lúc xảy ra, điều quan trọng là sau đó người làm bác sĩ phải thành thật tìm những thiếu sót từ bản thân rồi sửa đổi - để tránh lặp lại những lỗi lầm này.

    Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều trang báo mạng đã đưa tin một chiều về những bức xúc của bệnh nhân và gia đình có người nhà chịu tai biến - khi chưa có quyết định từ những cơ quan chuyên môn. Điều này đã làm cho không ít người trong xã hội có thái độ phản cảm đối với bệnh viện và nhân viên Y Tế. Bên cạnh đó, những hành vi bạo lực đến từ gia đình và người nhà bệnh nhân cũng góp phần không nhỏ làm cho nhiều thầy thuốc dao động ý chí của mình.

    Thời tôi còn là sinh viên khi đi trực tại một Bệnh Viện ở Hà Nội, đang trong phòng trực thì có chị y tá gọi trốn nhanh đi vì có người nhà bệnh nhân đang quậy phá. Tôi cũng nhanh chóng theo chân các chị rời đi, các bác sĩ trực cũng phải đi trốn. Lúc ấy, tôi có cảm giác rất phiền lòng, không còn thấy phong thái điềm tĩnh thường ngày của người những người thầy thuốc đâu nữa. Gần đây thì có cả những hành vi bạo lực trực diện đối với nhân viên Y tế. Có thể nói chuẩn mực đạo đức trong xã hội đã sa sút nhiều so với khi xưa.

    Gánh nặng cơm áo gạo tiền

    Khi còn là sinh viên, tôi vẫn thường mong ước khi ra trường sẽ được làm việc ở một nơi mà mình chỉ đặt tâm huyết vào trau dồi kiến thức, kĩ năng để khám chữa bệnh cho tốt, mà không cần phải nặng gánh lo cơm áo gạo tiền. Khi đó nhiều đàn anh đã vào nghề nhiều năm cho rằng suy nghĩ đó thật ngây thơ và sau này có thể tôi sẽ nghĩ khác. Còn tôi trong thâm tâm vẫn nghĩ mình phải kiên trì theo đuổi mục tiêu này.

    Khi ra trường tôi vào làm trong một bệnh viện công. Mặc dù chưa có gia đình nhưng mức lương khi ấy cũng chỉ đủ để trang trải chi phí sinh hoạt tối thiểu cho bản thân, quả thật đúng như các anh chị từng vào nghề trước đã nói... Để kiên trì với chuẩn mực mà mình đã đặt ra, tôi đã chọn rời bệnh viện công ra làm bệnh viện tư. Trời không phụ lòng người. Cuối cùng tôi đã kiếm được một nơi làm việc có thu nhập tương đối tốt, và còn có thời gian học hành trau dồi chuyên môn và cân bằng cuộc sống.

    Nhưng hoàn cảnh nói chung của các đồng nghiệp khác thì không được may mắn như vậy. Đối với những chuyên ngành có phẫu thuật, thủ thuật thì còn khá, với những chuyên ngành không có thì mức lương của một bác sĩ nói chung, thậm chí lo cho bản thân và gia đình cũng còn chật vật.

    Trước gánh nặng đó, nhiều đồng nghiệp ngoài thời gian đi làm ở Bệnh viện còn mở thêm phòng khám tư. Thời gian làm việc một ngày có khi kéo dài tới 12 tiếng hoặc hơn là chuyện bình thường. Vừa làm bệnh viện công vừa vận hành phòng khám tư được gọi là “chân trong chân ngoài” là một xu thế khá phổ biến trong thời buổi hiện nay. Một số người còn đi “đánh bắt xa bờ” - nghĩa là đi về các tỉnh xa khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế tư nhân. Nghe thì thật khó tin, nhưng đây cũng là hậu quả tất yếu của "chủ nghĩa tư lợi - cá nhân" và “chủ nghĩa duy vật tuyệt đối” - khi mà con người ta coi khám chữa bệnh là một thứ hàng hóa thì lúc ấy "có cung ắt có cầu", chính quan niệm này đã tạo nên nên ảnh hưởng tiêu cực tới cả một số thầy thuốc. Thậm chí có những y bác sỹ còn "vác" đồ nghề đi “mổ dạo”.

     

    Thời gian còn lại khá eo hẹp, ai siêng năng thì còn tranh thủ được thời gian đèn sách, còn không siêng thì hiếm khi mở sách đọc. Đó là chưa kể ở một số Bệnh viện còn quá tải khiến cho áp lực lên thầy thuốc càng nhiều hơn. Làm sao cho trọn chữ “thầy”?

    Nhưng cho dù hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa, ai đã dám mang trên vai hai chữ thầy thì cần phải hoàn thành trách nhiệm của mình. Nếu ai có thể giữ vững ý chí kiên định, trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức này thì tôi tin rằng người đó sẽ có được những thành tựu xứng đáng, như trong lời thề Hippocrates đã nói:

    “Nếu tôi làm trọn lời thề này và không vi phạm thì tôi sẽ được ban cho một cuộc sống sung túc và được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người”.

    Bức tranh được vẽ bởi Girodet, minh họa câu chuyện Hippocrates từ chối những món quà của Hoàng đế Achaemenid Artaxerxes khi cầu khẩn ông phục vụ..

    Người Thầy trong văn hóa Phương Đông

    Chuẩn mực đạo đức phải là bất biến, có như thế thì mới có thể làm trọn được trách nhiệm với hai chữ Thầy. Nhìn theo một khía cạnh khác thì chính hoàn cảnh phức tạp lại có thể dung luyện được ý chí con người. Do đó tôi luôn luôn nhắc nhở bản thân phải hành xử theo những chuẩn mực đạo đức truyền thống như lời thề Hippocrates hay theo những chuẩn mực đạo đức của người thầy trong văn hóa Phương Đông: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

    Có một người thầy vĩ đại trong văn hóa Á Đông là Khổng Tử, cũng là tấm gương sáng để chúng ta noi theo. Xin được chia sẻ với quý đồng nghiệp một câu chuyện về nhân vật mẫu mực này:

    “Thời Xuân Thu có nhiều nước nhỏ, các nước thường xảy ra chiến tranh, cuộc sống của người dân vì thế mà không được yên ổn. Khổng tử có biện pháp cai trị thiên hạ, cũng lại có tấm lòng nhân ái. Để người dân có được cuộc sống bình yên vui vẻ, ông đã dẫn theo một vài môn sinh đắc ý đi đến các nước những mong hỏi thăm tìm kiếm được một vị vua có thể thực hiện hoài bão của ông. Trên đường đến Độ Khẩu, khi đến một khu vực đồi núi xa lạ chẳng rõ đường, cùng lúc đó thầy trò Khổng Tử chợt bắt gặp hai nông dân đang làm ruộng, Khổng tử bèn sai học trò là Tử Lộ đi tới hỏi đường.

    Tử lộ bước tới chỗ hai người nông dân và nói: “Xin hỏi hai vị, đi đường nào để đến Độ Khẩu vậy?”

    Một người nông dân nói: “Người ngồi trên xe ngựa là ai đấy?”

    Tử Lộ đáp: “Là thầy của tôi - Khổng Trọng Ni tiên sinh”.

    Người nông dân đó nói: “Ồ, thì ra là Khổng Trọng Ni tiên sinh, người vì muốn phổ biến nhân đạo mà đi khắp thiên hạ đây, vậy thì ông ấy nên biết con đường đời nên đi như thế nào, hà tất phải hỏi đường chúng tôi làm gì?”

     

    Người nông dân còn lại nói: “Thiên hạ hiện nay loạn thế này lấy đâu ra vị vua tài đức cơ chứ, ai có khả năng thay đổi cục diện này đây, nhìn cậu vất vả đi khắp nơi theo Khổng tiên sinh như thế, hay là ở đây trồng trọt cùng làm ruộng với chúng tôi sống cuộc sống tiêu diêu tự tại?”

    Không hỏi được đường đi Độ Khẩu, Tử Lộ đành ủ dột quay trở về phía xe ngựa, trong lòng nghĩ người nông dân nói có lẽ cũng đúng. Thế là Tử Lộ bèn đem những chuyện vừa trải qua kể lại cho Khổng Tử nghe, đồng thời cũng thỉnh giáo thầy mình...

    Tử Lộ nói: “Thưa thầy chúng con chỉ cần học hành cho tốt, tu dưỡng phẩm hạnh là được rồi, hà tất phải vất vả thế này?”

    Khổng Tử đáp: “Ta cũng rất ngưỡng mộ cuộc sống tiêu diêu tự tại của người nông dân nhưng hiện nay thiên hạ loạn như thế này, nếu người có học như chúng ta đây không làm hết trách nhiệm của mình mà lại đi ẩn cư sống tự do nhàn hạ vậy thì ai lo việc thiên hạ nữa đây?”

    Lúc này ánh nắng chiều đang chiếu lên mặt Khổng Tử, nhìn thấy nét mặt của Thầy lộ rõ vẻ bình tĩnh ung dung và kiên định, Tử Lộ cảm thấy vô cùng hổ thẹn.

    Tử Lộ nói: “Thưa thầy con thật xin lỗi, con đã quên đạo lý mà thầy đã dạy chúng con, trách nhiệm của kẻ có học chính là cần làm cho mọi người trong thiên hạ có thể sống với nhau như một nhà, yêu thương nhau, chăm sóc nhau, đây mới là hoài bão của nhân giả”.

    Khổng tử mỉm cười nói: “Được rồi, chúng ta tiếp tục đi thôi, chỉ cần chúng ta kiên trì thì có thể tìm ra con đường. Đúng, sai cũng không sao, đi lại từ đầu là được”.

    Và ước nguyện của Khổng Tử đã thành hiện thực. Học thuyết nhân đạo của ông đã được truyền bá rộng khắp, và là chuẩn mực đạo đức cho muôn đời sau, tư tưởng Khổng Tử cũng nhờ đó mà trường tồn suốt mấy nghìn năm nay trong văn hóa Á Đông.

    Xin được từ tận đáy lòng cảm ơn những người thầy, những thế hệ đồng nghiệp đi trước đã dìu dắt tôi từ khi con còn chập chững bước vào nghề cho đến ngày hôm nay. Tôi sẽ nỗ lực tu sửa bản thân để làm tròn thệ ước của mình, gìn giữ các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và truyền tiếp đến những thế hệ mai sau.

     

    Phong Trần
    (Một Bác sĩ trẻ).

     

     

     

    Tài liệu tham khảo:
    [1] - Institute of Medicine Committee on Quality of Health Care in A. In: To Err is Human: Building a Safer Health System. edn. Edited by Kohn LT, Corrigan JM, Donaldson MS. Washington (DC): National Academies Press (US)
    HOA TỰ DO
    Chính nghĩa thắng gian tà           

     


    Garanti sans virus. www.avast.com

     

    --

     

 

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - HÃY MĨM CƯỜI

 

  •  
    Hung Dao
     
    Nov 11 at 7:36 PM
     
     
     
     
    Subject:Re : Hãy Mỉm Cười. . .!
     

     





     
    Ảnh cùng dòng
     
    HÃY MỈM CƯỜI...!
     
    - Khi tất cả mọi chuyện đau buồn đổ lên đầu bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, vì chỉ có như thế, bạn mới có thêm dũng khí để bước tiếp con đường đời mà mình đã chọn…
     
    - Khi có một chuyện thật vui đến với bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, để niềm vui, niềm hạnh phúc được nhân đôi, để mọi người có thể vui cùng niềm vui của bạn.
     
    - Khi mỗi ngày mới đến với cuộc đời bạn, hãy mỉm cười để cảm ơn cuộc đời đã cho bạn thêm một ngày để được yêu thương, để có thêm thời gian nói với những người bạn yêu quý rằng bạn dành cho họ nhiều tình cảm đến mức nào…
     
    - Khi bạn gặp một vấn đề thật khó khăn để giải quyết, hãy mỉm cười để giữ cho tinh thần mình được bình tĩnh. Và như thế vấn đề sẽ dễ hơn trước nhiều…
     
    - Khi một người nào đó đang buồn và muốn tâm sự với bạn, hãy mỉm cười với họ để cho họ thêm một chút niềm tin vào cuộc sống.Những người không thể cười là những người cần nụ cười hơn bao giờ hết.Một nụ cười sẽ không làm nghèo đi người cho nó, nhưng sẽ làm người nhận nó giàu thêm. Đó là cái vốn quý nhất mà Thượng đế ban tặng cho mỗi chúng ta.
     
    - Khi bạn bị tổn thương, hãy mỉm cười để hàn gắn nó lại. Thời gian sẽ là liều thuốc tốt nhất để làm lành vết thương ấy, nhưng dù gì thì nó cũng đề lại vết sẹo trong cuộc đời bạn .
     
    - Hãy mỉm cười để xoá đi vết sẹo ấy. Vì chỉ khi tha thứ cho người khác, ta mới có thể tha thứ cho chính mình, để cái quá khứ đau thương kia chìm vào dĩ vãng... Vậy, nếu bạn buồn đau hay hạnh phúc, thất vọng hay hi vọng, mệt mỏi hay tràn đầy niềm tin, hãy luôn luôn mỉm cười, mỉm cười để nhận ra rằng tất cả những cảm xúc ấy chính là món quà mà cuộc đời đem đến cho bạn.
     
    Và chính từ những món quà ấy mà chúng ta cảm nhận được chúng ta thật hạnh phúc khi được làm một con người, được biết thế nào là vui buồn, là xúc động.
     
    *SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG: Hãy trân trọng và nâng niu từng phút giây của cuộc đời mình, sống thật tốt, thật xứng đáng ngay từ ngày hôm nay, để khi nó qua đi, để khi ngày mai đến, bạn sẽ không bao giờ phải dùng đến hai từ “hối tiếc”…
     
    Sưu tầm.
    -----------------------------------
    *FORGIVERNESS IS HEALING : THA THỪ LÀ ĐƯỢC CHỮA LÀNH*
     
    Đầy tớ Định Nguyễn - Mời thâm Website ChiaseLoiChua.com và .org, để Sống và Chia sẻ Lời Chúa


    __._,_.___
     

     

    __,_._,___
     

 

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - HÃY CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI

  •  
    Hong Nguyen
     

    Mọi người nên biết để đề phòng cho hữu hiệu

     
    Inline image
     
    Đại học John Hopkins đã gửi ghi chú chi tiết về việc tránh lây nhiễm:
     
    * Virus không phải là một sinh vật sống, mà là một phân tử protein (DNA) được bao phủ bởi một lớp lipid bảo vệ (chất béo), khi được hấp thụ bởi các tế bào của niêm mạc mắt, mũi hoặc buccal, làm thay đổi mã di truyền (đột biến) và chuyển đổi chúng thành các tế bào xâm lược và có khả năng nhân bản.
    * Vì virus không phải là một sinh vật sống mà là một phân tử protein, nó không bị giết mà tự phân rã. Thời gian phân rã phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vật liệu nơi nó nằm.
    * Virus rất dễ vỡ; điều duy nhất bảo vệ nó là một lớp mỡ mỏng bên ngoài. Đó là lý do tại sao bất kỳ xà phòng hoặc chất tẩy rửa là cách tốt nhất, bởi vì bọt có thể đánh tan lớp mỡ đó (đó là lý do tại sao bạn phải chà xát thật nhiều: trong 20 giây trở lên, để tạo ra nhiều bọt). Bằng phá huỷ lớp chất béo, phân tử protein tự phân tán và tự phân hủy.
    *
    NHIỆT làm tan mỡ; Đây là lý do tại sao rất tốt để sử dụng nước trên 25 độ C để rửa tay, quần áo và mọi thứ. Ngoài ra, nước nóng tạo ra nhiều bọt hơn.
    * Bất kỳ hỗn hợp nào có độ cồn trên 65% đều có thể làm tan mỡ, đặc biệt là lớp lipid bên ngoài của virus.
    * Hỗn hợp 1 phần thuốc tẩy và 5 phần nước có thể trực tiếp đánh tan protein, phá vỡ nó từ bên trong.
    * Virus không phải là một sinh vật sống như vi khuẩn; bạn không thể diệt nó với kháng sinh.
    *
    KHÔNG BAO GIỜ lắc giũ quần áo, tấm ga giường hoặc vải đã sử dụng hoặc chưa sử dụng. Khi virus bám vào một bề mặt nó sẽ tự tan rã chỉ trong khoảng 3 giờ (vải và xốp), 4 giờ (đồng, vì đồng có tính sát trùng tự nhiên và gỗ, vì gỗ loại bỏ tất cả độ ẩm và không để nó bóc ra và tan rã), 24 giờ (bìa cứng), 42 giờ (kim loại) và 72 giờ (nhựa). Nhưng nếu bạn lắc giũ các vật dụng, virus sẽ tách ra và trôi nổi trong không khí tới 3 giờ và có thể đọng lại trên da bạn.
    * Các phân tử virus rất ưa nhiệt độ thấp. Chúng cũng cần độ ẩm để tồn tại, và đặc biệt là bóng tối. Do đó, môi trường khô, ấm và sáng sẽ làm suy giảm nó nhanh hơn.
    * UV LIGHT có thể phá vỡ protein của virus. Hãy cẩn thận, UV cũng phá vỡ collagen (vốn là protein) trong da, cuối cùng gây ra nếp nhăn và ung thư da.
    * Virus
    KHÔNG THỂ đi qua làn da khỏe mạnh.
    * Giấm
    KHÔNG hữu ích vì nó không phá vỡ lớp mỡ bảo vệ virus.
    *
    SPIRITS, VODKA, KHÔNG CÓ TÁC DỤNG. Vodka mạnh nhất là 40% cồn, và bạn cần 65%.
    *
    LISTERINE TRỊ NÓ! Đó là cồn 65%.
    * Không gian càng bít bùng, càng có nhiều virus. Càng mở hoặc thông gió tự nhiên, càng ít.
    * Nhắc lại: bạn phải rửa tay trước và sau khi chạm vào niêm mạc, thực phẩm, ổ khóa, chìa khoá, tay nắm cửa, công tắc, điều khiển từ xa, điện thoại di động, đồng hồ, máy tính, bàn, TV, vv Và khi sử dụng nhà vệ sinh.
    * Bạn phải giữ ẩm da tay vì rửa tay nhiều sẽ làm tay bạn rất khô, và các phân tử virus có thể ẩn trong các vết nứt nhỏ trên tay. Dùng kem dưỡng ẩm càng dày càng tốt.
    *
    Đồng thời để móng tay ngắn thôi để virus không ẩn ở đó.
     
    NamGiangTu
     
     
     

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - HỌC PHAM CHUYỂN

  •  
    Hoc Pham  chuyển

    CHƯƠNG TRÌNH Jane HTD – Oct 12-21TÁNH LƯƠNG THIỆN LÀ CẦN THIẾT

     https://www.youtube.com/watch?v=YXk1lhhH08c&ab_channel=JanePh%E1%BA%A1mHTDChannel

     


     

         

    Kính thưa quí Ông Bà, Cô Chú Bác, Anh Chị Em,

    Jane nhận được bài viết đặc biệt “Lương Thiện Là Chìa Khóa Tăng Cường Miễn Dịch Trước COVID-19” của tác giả Đại Hải đăng trên báo Epoch Times xét thấy rất có giá trị. Do vậy Jane trân trọng cám ơn Epoch Times và Tác Giả và xin chia sẻ tới quí vị thân tình với Chương Trình Hoa Tự Do – Hát Cho Quê Hương Tôi trên Face Book và You Tube đêm nay.


       
     

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi con người có suy nghĩ tích cực, hành động tử tế, đối xử tử tế và giao tiếp thiện chí với người khác thì nồng độ oxytocin (giúp tăng cường miễn dịch và ức chế phản ứng viêm) trong máu sẽ tăng lên đáng kể

     

    Trong thời đại dịch, ngoài việc tiêm chủng ngừa virus , bạn có tin rằng giữ vững sự lương thiện cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch của chính mình? Các bác sĩ tâm lý chỉ ra rằng đây là một phương pháp miễn phí và hiệu quả, chỉ cần bạn tử tế với người khác và làm nhiều việc thiện hơn một chút.

     

    Lòng Tốt Khiến Cơ Thể Tiết Ra Nhiều "hormone tình yêu": Đại dịch viêm phổi toàn cầu mới đã kéo dài gần hai năm. Căng thẳng, lo sợ lây nhiễm, cộng với các biện pháp giãn cách xã hội liên tục, việc cắt giảm lương và thất nghiệp trong thời kỳ đại dịch v.v. đã khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Một nghiên cứu trên tạp chí Quan Điểm Về Khoa Học Tâm Lý đã chỉ ra rằng những cảm xúc tiêu cực như cô đơn, trầm cảm và căng thẳng có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch và làm giảm hiệu quả của vaccine ngừa virus.

     

    Làm thế nào để thay đổi tình trạng này? Các bác sĩ tâm lý đã đưa ra một giải pháp. Tiến sĩ IsHak, giáo sư tâm thần học tại Bệnh viện Mount Sinai, thành phố New York tin rằng: “Làm nhiều việc thiện hơn là một cách hiệu quả để có sức khỏe”. Bởi vì lòng tốt không chỉ là một khái niệm tinh thần, mà còn bao hàm cả khía cạnh vật chất: Nó khiến cơ thể tiết ra chất Oxytocin là một loại hormone do người mẹ tiết ra trong quá trình sinh nở, cho con bú và khi thiết lập mối liên kết chặt chẽ với em bé. Nhưng trên thực tế, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cơ thể cả nam và nữ đều tiết ra Oxytocin. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi con người có suy nghĩ tích cực, hành động tử tế, đối xử tử tế và giao tiếp thiện chí với người khác thì nồng độ Oxytocin trong máu sẽ tăng lên đáng kể. Khi mọi người nhìn thấy người khác làm việc tốt và nghĩ về những việc tốt này trong tâm trí của họ, mức độ Oxytocin trong cơ thể của họ cũng sẽ được kích thích tăng lên, đó là hiệu ứng tương tác nhóm. Vì vậy, một số người gọi oxytocin là "hormone tốt" và "hormone tình yêu". Oxytocin đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe.

     

    Vì Sao Oxytocin Giúp Tăng Sức Đề Kháng ? Oxytocin có tác dụng chữa bệnh, chúng không có tác dụng phụ, miễn phí và chỉ cần mở tấm lòng thiện lương!

    Lòng tốt không chỉ là một khái niệm tinh thần, mà còn bao hàm cả khía cạnh vật chất: nó khiến cơ thể tiết ra oxytocin. 

    Khi mọi người cảm thấy căng thẳng, lo lắng, cáu kỉnh, cơ thể sẽ tiết ra hormone căng thẳng gọi là cortisol. Nó giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào, tương tự như một đất nước dồn hết nguồn lực cho chiến tranh, oxytocin làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể già đi nhanh hơn.

    Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng oxytocin không chỉ có thể giảm đau, giảm trầm cảm và lo lắng, mà còn tăng cường chức năng miễn dịch nhờ các khả năng:

    Tăng cường phòng thủ miễn dịch: Thúc đẩy sự phát triển của tuyến ức và tủy xương, tăng cường khả năng giám sát miễn dịch, và duy trì cân bằng miễn dịch.

    Ức chế phản ứng viêm: Ức chế sự biểu hiện quá mức của các cytokine, giảm tình trạng viêm mãn tính, từ đó tăng cường khả năng kháng virus.

    Giảm giải phóng hormone căng thẳng: Ức chế các rối loạn miễn dịch liên quan đến căng thẳng, giảm ức chế miễn dịch, nâng cao khả năng kháng virus.

    Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2011 bởi các nhà khoa học tâm thần và tâm lý học tại Đại học Miami, các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 71 phụ nữ bị nhiễm HIV và lấy máu để kiểm tra nồng độ, số lượng tế bào lympho T CD4 + là nhạc trưởng của hệ thống miễn dịch và là một trong những mục tiêu tấn công của virus HIV.

    Kết quả cho thấy ở những người có nồng độ oxytocin thấp, mức độ căng thẳng và số lượng tế bào lympho T CD4 + tỷ lệ nghịch với nhau. Nghĩa là với nhóm người này, càng căng thẳng lo âu sẽ càng sẽ ức chế khả năng miễn dịch của cơ thể và khiến số lượng T CD4 + càng giảm.

    Điều thú vị là phụ nữ có nồng độ Oxytocin càng cao, thì dù áp lực càng lớn, số lượng tế bào lympho T CD4 + vẫn sẽ tăng chậm. Vì oxytocin có khả năng dung hòa và sửa chữa. Khi đối mặt với căng thẳng, oxytocin sẽ chống lại và sửa chữa những tác động tiêu cực của hormone căng thẳng, và thúc đẩy hơn nữa chức năng của hệ thống miễn dịch.

    Do đó, những người có lượng Oxytocin tương đối cao có khả năng chống căng thẳng trong cơ thể rất tốt. Xét về biểu hiện bên ngoài, họ có tâm lý tốt hơn, họ có thể nhìn nhận những điều xấu trong cuộc sống một cách tích cực và lạc quan, chuyển đổi chúng thành điều tốt, tiếp tục làm nhiều việc tốt hơn, cuối cùng nhận được lợi ích từ việc cải thiện khả năng miễn dịch. Đây là minh chứng cho thấy cảnh giới tinh thần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

    Một số hành động tử tế dù nhỏ và quan tâm nhiều hơn đến người khác trong thời đại dịch không chỉ có thể giúp ích cho mọi người, giảm bớt bầu không khí trầm lặng do virus mang lại cho xã hội, mà còn nâng cao khả năng miễn dịch.

    Khi đại dịch hoành hành, hiện tượng này đã xuất hiện ở nhiều nơi như tại Ý, mọi người hát trên ban công để động viên nhau và mang lại sự ấm áp cho người khác; ở nhiều quốc gia, mọi người tình nguyện thành lập các đội tình nguyện để giúp người già mua thức ăn. Tại thành phố Saigon, nhiều nhóm thiện nguyện được lập ra nhằm giúp đỡ những người lao động khó khăn, mất việc vì dịch bệnh.

    Tu Dưỡng Đạo Đức Là Lối Thoát Khỏi Đại Dịch: Các biện pháp y học hiện đại như giữ khoảng  cách giới hạn an toàn, chích vaccine phòng bệnh tuy có ít nhiều hiệu quả, nhưng vẫn chưa thể đạt được kết quả như mong muốn. Các vaccine hiện nay kém hiệu quả trong phòng lây nhiễm mà chủ yếu làm giảm khả năng mắc bệnh nặng, trong khi đó virus lại đang biến đổi không ngừng. Kỳ thực cổ nhân cũng từng để lại những ví dụ tham chiếu cho đời sau, rằng: Tu dưỡng về mặt tinh thần có thể là một biện pháp phòng chống ôn dịch. Nói tóm lại Tu Dưỡng Đạo Đức giúp tăng cường khả năng phòng chống nhiễm trùng và bệnh tật.

     
     
     

     

     

    Văn Thiên Tường là vị thừa tướng nổi tiếng nhà Nam Tống bên Trung Quốc. Ông từng bị bắt và bị cầm tù trong lao ngục hôi thối ẩm ướt. Đó là nơi vô cùng bẩn thỉu với đầy đủ mùi xú uế. Nhưng dù sống trong hoàn cảnh như vậy suốt 3 năm trời, Văn Thiên Tường lại không mắc bệnh. Vì sao lại như vậy? Trong bài Chính Khí Ca, ông viết: “Ta giỏi bồi dưỡng tinh thần bất khuất trong ta”, tức là chính khí.

     

    Y Học Đông phương cổ xưa xem nguồn gốc của bệnh tật là tà khí. Trong Hoàng Đế Nội Kinh cho rằng: “Một khi nhân thể có chính khí cường thịnh thì tà khí không thể xâm nhập được vào cơ thể, cũng sẽ không phát sinh bệnh tật. Cho nên, bảo hộ chính khí, không chịu sự quấy nhiễu của tà khí thì sẽ nâng cao khả năng kháng bệnh”.

    Vậy làm thế nào để bồi bổ chính khí? Bàn về vấn đề này, Tôn Tư Mạc, một danh y thời Tùy Đường được người đời tôn xưng là Dược Vương, từng tiết lộ: “Trăm điều đức hạnh đều chu toàn, dẫu không dùng thuốc bổ, cũng có thể trường thọ. Đức hạnh không đủ, dẫu uống canh ngọc tiên đan, chưa hẳn đã có thể trường sinh”.

    Người xưa coi đạo đức suy đồi là nguyên nhân gây nên nhiều loại tai hoạ như thiên tai dịch bệnh, cũng khiến cơ thể người mất đi chính khí, suy giảm sức đề kháng. Nếu như vậy thì dù dùng các loại thuốc hay những biện pháp bề mặt cũng là chữa phần ngọn. Hồi thăng đạo đức, quay trở về truyền thống mới thực sự là chữa bệnh từ tận gốc.

    Kể về cách trị bệnh độc đáo này, sách sử xưa cũng có ghi chép lại. Trương Thiên Sư là một trong Tam Tổ của Đạo giáo, tương truyền ông thọ 123 tuổi. Khi có ôn dịch đang hoành hành, Trương Đạo Lăng (Trương Thiên Sư) đã chỉ người dân biện pháp chữa bệnh kỳ lạ như: “Bản thân người bệnh cần nhớ lại một cách rõ ràng từng lỗi lầm mà mình đã phạm phải trong đời, đích thân dùng bút viết tất cả những điều ấy ra giấy rồi sau đó ném chúng xuống nước; đồng thời thề trước Thần linh sẽ không làm những chuyện sai trái và không tốt ấy nữa, nếu tái phạm sẽ khiến mạng sống của bản thân chấm dứt”.

    Mọi người lần lượt y cứ theo phương pháp này mà làm, quả nhiên bệnh dịch lập tức biến mất, trong bách tính dấy lên làn sóng một truyền mười, mười truyền một trăm, rất nhanh sau đó, người dân khỏe mạnh, bệnh dịch tiêu tan.

    Jane HOA TỰ DO