17. Thân Tâm Mạnh Khỏe

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - SỐNG HẠNH PHÚC HƠN

  • Chi Tran - LEYEN
    SỐNG HẠNH PHÚC HƠN.
    Hạnh phúc là điều ai cũng cần. Đời sống hằng ngày là cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc, không chỉ mong có được niềm hạnh phúc, mà còn là hạnh phúc hơn. Có nhiều cách giúp chúng ta hạnh phúc, có thể có cách xem chừng "ngớ ngẩn", nhưng lại không phải vậy.
    Chúng ta mơ xa quá nên không nhận thấy hạnh phúc có khi đang ở xung quanh mình.
    Du lichĐây là một số "bí kíp". Tùy bạn hợp với (các) cách nào đó, miễn sao (các) điều đó có thể làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc là được.
    1. Nếu bạn lo lắng về điều có thể sẽ xảy ra nhưng nó không xảy ra, bạn đã lo lắng vô ích. Mà nếu điều đó xảy ra, bạn phải lo lắng gấp đôi. Như vậy, thay vì lo lắng, hãy cầu xin Chúa giúp!
    2. Hãy đi ngủ đúng giờ, và thức dậy đúng giờ. Cố gắng loại bỏ những thứ không thực sự cần thiết, nếu không thì chính những thứ đó sẽ làm tổn hại sức khỏe tinh thần của bạn.
    3. Hãy ủy thác công việc cho người có khả năng, đừng ôm đồm! Hãy "giải nén" và "gỡ bỏ" những gì không cần thiết để làm "thông thoáng" cuộc sống. Chất lượng quan trọng hơn số lượng.
    4. Hãy làm việc, nhưng cũng hãy dành thời gian để sắp xếp cuộc đời. Hãy tự bước đi trên đôi chân của mình – tức là tự lập và độc lập. Người ta không chỉ đi bằng đôi chân, mà quan trọng hơn là đi bằng cái đầu.
    5. Lo lắng khác với quan tâm. Lo lắng làm người ta sợ. Quan tâm làm người ta cố gắng. Hãy tìm xem Chúa muốn bạn làm gì, và đừng quá lo lắng. Nếu bạn không thể làm gì để thay đổi tình huống, hãy quên nó đi. Đừng lo lắng về thẻ tín dụng, ví tiền, chi phí cái này hoặc cái nọ, tiền điện, tiền nước, tiền xăng,... Lo cũng chẳng được!
     
    6. Hãy áp dụng quy luật LIM (Lặng-Im) – và đừng nói những gì khiến bạn phải hối tiếc. LIM có thể giúp bạn tránh được nhiều phiền toái.
     
    7. Ngay hôm nay, hãy làm điều gì đó cho người thân, đặc biệt là cho con cái – nếu bạn đã lập gia đình.
    8. Hãy đem theo cuốn sách, đặc biệt là sách đạo đức, để đọc khi bạn ngồi uống cà-phê một mình, khi chờ mua hàng, chờ lấy vé,... Mệt thì nghỉ. Đừng ráng. Và hãy cân bằng chế độ ăn uống.
    9. Nghe nhạc là cách tốt giúp cải thiện chất lượng sống. Hằng ngày, hãy dành thời gian để thinh lặng và suy tư. Và hãy viết ra những ý tưởng "lạ" của bạn.
    10. Bạn có vấn đề ư? Hãy tâm sự với Thiên Chúa. Hãy cố gắng cầu nguyện liên lỉ, ở bất cứ nơi nào và lúc nào. Đừng đợi tới lúc ở nhà thờ hoặc lúc sắp đi ngủ.
    11. Hãy kết bạn với những người đạo đức, hiền lành, khiêm nhường. Chiếc cầu ngắn nhất bắc qua sự thất vọng và niềm hy vọng là nói lời "Tạ ơn Chúa". Lời cầu nguyện này đẹp nhất!
    12. Hãy nghiêm túc nhưng đừng khó tính. Hãy phát triển thái độ tha thứ, vì ai cũng cần tha thứ. Và tha thứ là món quà vô giá.
    13. Hãy tử tế với người không tử tế với mình. Hãy đè bẹp "cái tôi" của mình xuống. Nói ít, nghe nhiều. Sống chậm.
    14. Hãy tự nhắc nhở rằng mình không là người tổng quản lý vũ trụ, thậm chí chỉ là "đầy tớ vô dụng" (Lc 17:10).
    15. Hằng ngày, hãy nghĩ về điều bạn phải biết ơn mà lại chưa cảm ơn – với Thiên Chúa và tha nhân. Thiên Chúa có cách biến chuyển mọi chuyện cho chúng ta: "Vậy còn phải nói gì thêm nữa? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?" (Rm 8:31).
    Với 15 gợi ý này, chắc chắn có một hoặc vài điều phù hợp với bạn. Hãy cố gắng thực hiện!
    Tác giả Thánh Vịnh đặt vấn đề: "Ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc?" (Tv 16:2). Chắc chắn không thể có được. "Còn những ai ẩn náu bên Người, thật hạnh phúc dường bao!" (Tv 2:12). Noi gương tác giả Thánh Vịnh, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện:
    "Lạy Chúa, xin khứng nhận lời tán tạ con dâng và dạy con biết những quyết định của Ngài. Mạng sống này luôn lâm vòng nguy hiểm, song luật Ngài, con vẫn không quên" (Tv 119:108-109).
    Nghệ thuật sống
    -------------------------------------------------
     
     
     

THAN TÂM MANH KHỎE - SỰ KHAC BIỆT GIỮ ĐI BỘ VÀ KHÔNG

  •  
    'nguyen thang'
    Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi


    Đi bộ là môn thể dục đơn giản mà mọi người đều có thể thực hiện. Đáng tiếc, chúng ta chưa biết được giá trị của nó. Hãy xem 8 khác biệt sau 10 năm đi bộ để bạn nhanh nhấc gót lên.
     

    Theo dữ liệu nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ, có một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh tim, huyết áp cao, béo phì và các bệnh khác giữa những người tập thể dục và những người không tập thể dục. Thật bất ngờ, nhiều người còn không thể tin rằng tập thể dục bằng hình thức đi bộ thường xuyên lại mang lại những tác dụng kỳ diệu đến thế.

    Điểm quan trọng nhất – sự khác biệt về tuổi thọ

    Người thường xuyên vận động sẽ có tuổi thọ trung bình cao hơn 11 năm tuổi so với những người thiếu vận động. Nếu không tập thể dục, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác sẽ tăng lên.

    Đi bộ là một cách tốt để loại bỏ việc bạn sẽ phải tiêm và uống thuốc trong tương lai. Khi bạn đi bộ nhiều hơn, sức khỏe của bạn tốt hơn, bệnh của cơ thể bạn giảm và bạn có thể sẽ uống ít thuốc hơn.

    So sánh sự khác biệt giữa người đi bộ và người không đi bộ thường xuyên sau 10 năm, kết quả có thể sẽ khiến bạn xem lại bản thân mình. Hãy nhấc gót lên và đi bộ càng sớm càng tốt.
     
    Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi - Ảnh 1.
    Đi bộ là môn thể dục "cổ đại và tân tiến" nhất trong tất cả các môn vận động thể dục Bài viết thuộc d61e4bbd6393c9111e6526ea173a7c8b Tin nước Mỹthể thao

    Ngay từ hàng ngàn năm trước, hình thức đi bộ để rèn luyện thể chất đã được các bác sĩ y học Trung Quốc cổ đại gọi là "tổ tiên của hàng trăm môn thể dục vận động" và được ca ngợi là liều thuốc tốt nhất cho con người. Đây không phải là một tuyên bố sai lầm hay sự cường điệu so với thực tế.

    Có nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng nếu bạn kiên trì thực hiện kế hoạch đi bộ thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe của nhiều bộ phận trên cơ thể.

    1. Tâm trí
    Đi bộ vừa phải có thể khuyến khích não tiết ra chất endorphin, một chất gọi là "hoóc môn hạnh phúc" giữ cho sóng não luôn hoạt động hiệu quả, tạo ra một làn sóng về cảm xúc và sự vận hành thuận lợi nhất của cơ thể, giữ cho nhịp điệu của cơ thể trở nên hài hòa, thư giãn, ổn định.

    2. Trái tim
    Nhiều người băn khoăn tự hỏi, liệu có phải đi bộ sẽ làm tăng gánh nặng cho trái tim? Không, đi bộ sẽ làm giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong các động mạch đang bị chặn hiện đang mỗi ngày một dày lên, giảm số lần mạch đập trong khi nghỉ ngơi và thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu của tim.
     
    Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi - Ảnh 2.
     
    3. Đường tiêu hóa
    Đi bộ thường xuyên không chỉ giúp cơ bắp dẻo dai mà còn giúp vận động đường tiêu hóa, nhu động ruột hoạt động ổn định, trơn tru và thúc đẩy tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn, hiệu quả cao hơn.

    4. Phổi
    Đi bộ thường xuyên có thể giúp tăng dung tích phổi, tăng sức mạnh của cơ hoành, làm giảm các triệu chứng khí phế thũng mãn tính và viêm phế quản, giảm ham muốn hút thuốc ở những người đang duy trì thói quen hút thuốc. 
    Những lợi ích của việc đi bộ mang lại đối với sức khỏe của phổi là rất rõ ràng.

    5. Vùng lưng
    Trong khi đi bộ thường xuyên, áp lực lên đĩa đệm sẽ tương tự như khi đứng. Nó không dễ bị gây ra chấn thương hoặc tổn hại đến xương sống so với các môn thể thao khác, và nó cũng tăng cường cơ lưng để tăng cường sức mạnh cột sống, ổn định sức khỏe toàn bộ vùng lưng.

    6. Bộ xương
    Đi bộ sẽ mang lại tác dụng tương đương với việc tập luyện tạo sức mạnh và khả năng đảm nhiệm sức đỡ cân nặng của cơ thể trên hệ xương, giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể và chống lại bệnh loãng xương hiệu quả.
     
    Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi - Ảnh 3.
     
    7. Đầu gối
    Để ngăn ngừa viêm khớp, các bệnh liên quan đến thoái hóa tăng theo sự già đi của tuổi tác, điểm quan trọng chính và yêu cầu bắt buộc để khỏe mạnh là duy trì trọng lượng phù hợp và tập thể dục để duy trì sức mạnh cơ bắp tốt ở các chi dưới.

    Khi bạn đi bộ và thực hiện việc đều đặn các bước đi, các khớp không phải chịu những áp lực lớn, và các cơ bắp đồng thời có thể được tăng cường, có lợi lớn cho sức khỏe và độ dẻo dai của khớp gối.

    8. Chân
    2/3 cơ bắp của cơ thể tập trung ở phần dưới cơ thể. Chúng ta có thể đi lại hay chuyển động phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của cơ bắp đùi và bắp chân.
    Một khi các cơ này co lại, mọi người không thể duy trì tư thế đúng và dễ dẫn đến mệt mỏi, đau đầu gối, đau thắt lưng và các triệu chứng khác. Tập thể dục cho đôi chân của bạn là cách tốt nhất để ngăn chặn sự suy giảm thể chất.
    Đây chỉ là sự tổng hợp 8 thay đổi "thần kỳ" đối với cơ thể khi bạn đi bộ, có thể sẽ có rất nhiều tác dụng khác chưa đề cập ở bài viết này. Hãy nhớ rằng, đi bộ có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
    Đỗ Thị Thuấn

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - TẠI SAO ĐẦY BỤNG?

  •  
    Hung Dao
    THÂN TÂM MẠNH KHỎE
     
    Sun, Jan 31 at 10:31 PM
     
     
     
     
    Sent: Saturday, January 30, 2021, 05:22:49 AM CST
    Subject: SUC KHOE :Vì sao chúng ta hay đầy bụng sau khi ăn?
     

    Vì sao chúng ta hay đầy bụng sau khi ăn?

    image.png

    Khi ăn quá nhanh, bao tử sẽ phải hoạt động liên tục để có thể theo kịp và điều chỉnh thức ăn bỏ miệng vào.

    SANTA MONICA, California  Đầy hơi là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong thời đại hiện nay, khi cuộc sống ngày càng bận rộn, cuốn con người cũng bận rộn theo. Khi đời sống rộn ràng hơn thì căn bệnh về đường tiêu hóa, đầy hơi lại nhiều hơn.

    Trung tâm Tiêu Hóa Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết, cứ một trong năm người Mỹ lại bị chứng đầy bụng sau khi ăn xong.

    Vậy lý do gì khiến chúng ta lại dễ bị đầy hơi, đầy bụng sau khi ăn?

    1. Ăn quá nhanh và ăn quá nhiều cùng lúc

    Chuyên gia dinh dưỡng Melissa Hooper ở Los Angeles cho biết, khi ăn quá nhanh, bao tử sẽ phải hoạt động liên tục để có thể theo kịp và điều chỉnh thức ăn bỏ miệng vào, điều này sẽ khiến bạn có cảm giác đầy bụng. Thông thường, bao tử cần mất ít nhất 20 phút để chuyển tín hiệu lên bộ não biết rằng cơ thể đã no. Vì vậy, việc ăn quá nhanh và ăn quá nhiều cùng lúc sẽ khiến dạ dày làm việc quá công suất, dẫn đến tình trạng no căng nhưng lại gây khó chịu.

    2. Một số thực phẩm gây đầy hơi, ợ chua

    Theo chuyên gia dinh dưỡng Niket Sonpal ở New York, các loại rau thuộc họ cải, tuy có nhiều chất xơ cung cấp cho cơ thể nhưng chúng cũng góp phần khiến bạn bị đầy hơi. Các loại cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải brussel sprout nên ăn một lượng vừa đủ chứ không nên ăn quá nhiều.

    Thứ hai, các chất làm ngọt nhân tạo, chẳng hạn như aspartame, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xấu trong đường ruột hoạt động và phát triển, khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu sau khi ăn.

    Bên cạnh đó, thông thường, chất béo thường khó tiêu hơn là protein và tinh bột, vì vậy, thực phẩm giàu chất béo khiến bao tử phải hoạt động nhiều hơn.

    Cuối cùng là thực phẩm có hàm lượng fructose cao, thường là các thực phẩm chế biến sẵn, hay làm khó hệ thống tiêu hóa.

    3. Nhạy cảm với FODMAPs

    FODMAPs là từ viết tắt của các loại tinh bột như fermentable oligosaccharides, disaccharides, monosaccharide và polyols. Một số người có cơ địa đặc biệt, rất nhạy cảm với các tinh bột này và nếu ăn nhiều, nó có thể khiến người đó bị đầy bụng.

    Theo trung tâm Standford Healthcare, FODMAPs thường có trong thành phần fructose từ trái cây, mật ong và corn syrup; lactose trong thực phẩm có bơ, sữa; fructan hay còn gọi là inulin có trong hành, tỏi và lúa mì; galactan trong các loại hạt đậu; và chất polyol trong các chất làm ngọt như sorbitol, mannitol, xylitol và maltitol.

    4. Bị táo bón

    Theo một cuộc nghiên cứu của Gastroenterology & Hepatology, khoảng 80% những người bị táo bón đều có triệu chứng bị đầy hơi nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trung tâm Mayo Clinic cho biết, nếu bạn đi “number 2” nhiều nhất là ba lần trong một tuần, bạn được coi là bị táo bón.

    Trong hầu hết các trường hợp, táo bón có nhiều nguyên nhân, có người bị mãn tính, tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ điều trị tiêu hóa để đưa ra kế hoạch kiểm soát triệu chứng cũng như tìm ra nguyên nhân gốc rễ.

    5. Bị hội chứng IBS

    IBS là viết tắt từ Irritable Bowel Syndrome, là hội chứng ruột bị kích thích, một loại bệnh liên quan đến đường ruột mà có đến từ 10% đến 15% người Mỹ mỗi năm mắc phải.

    Theo trung tâm The American College of Gastroenterology, 96% những người bị IBS đều có triệu chứng bị đầy hơi, một số khác có them triệu chứng đau bụng, táo bón, bị tiêu chảy hoặc bị cả hai.

    Bên cạnh đó, đa số phụ nữ thường dễ bị IBS hơn là nam giới. Để giảm nguy cơ bị IBS, bạn nên có một kế hoạch ăn uống lành mạnh, sống giảm bớt căng thẳng và thay đổi lối sống tốt hơn. (N.A)

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "HoaTuDo".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/hoatudo/CAKtO7RhCkFv5w52pMemgURDTue9-Bho7UgOmkHGsFngNHzi6Sg%40mail.gmail.com.
     

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - SỨC KHỎE LÀ TẤT CẢ

  •  
    Hung Dao
    Apr 17 at 5:11 PM
     
     
    Subject: Re: DINH QUAN :Sức khỏe là tất cả
     

     

    Định Quân

    image.png

     

    Chiếc giường đắt nhất thế giới này chính là giường bệnh: Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm.

    Một đại gia kia không may mất sớm, vợ anh đem 19 tỷ thừa kế đi lấy chính người lái xe của đại gia. Anh lái xe trong lúc hân hoan đã nói: “Trước kia, tôi cứ nghĩ mình làm thuê cho ông chủ, bây giờ mới biết ông chủ mới là người làm thuê cho tôi”.

    Trong cuộc sống bộn bề, quay cuồng cùng công việc, tiền tài, danh vọng, có một sự thật đắt giá mà nhiều người không nhận ra: Sinh mệnh đời người quan trọng hơn tất cả!

    Bạn có công nhận những điều này:

    · Một chiếc máy smartphone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa.
    · Một căn biệt thự sang trọng, 70% diện tích là trống trải.
    · Một căn phòng chứa đầy quần áo, mỹ phẩm, 70% là không mấy khi dùng đến.
    · Một đời người, dù kiếm được bao nhiêu tiền, 70% là không tiêu xài.

    Cuộc đời như một cuộc đua

    image.png

    Nửa hiệp đầu chạy đua với bằng cấp, quyền lực, địa vị, thành tích, lương bổng. Nửa hiệp còn lại chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, men gan.

    Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình. Nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.

    Cả một đời tranh đấu vì lợi ích bản thân, thể lực, tâm lực bỏ ra để phấn đấu cho một tương lai xán lạn, không thua kém bè bạn, để gia đình được nở mày nở mặt.

    Nhưng bao nhiêu thời gian tiêu tốn cho công việc, quay cuồng trong tiền tài sự nghiệp là bấy nhiêu thời gian sức khỏe hao mòn, giống như một chiếc giẻ lau bị vắt kiệt, khô khốc, nhàu nhĩ, xơ xác.

    So với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼

    Sung sức nhất là những ngày tuổi trẻ, nhưng so với cả cuộc đời thì tuổi trẻ chỉ chiếm ¼. Phải nói, tuổi trẻ thật ngắn ngủi, quay đi quay lại cũng chỉ bằng một cái chớp mắt. Vậy nhưng nhiều người lại quan niệm còn trẻ còn khỏe, phải tranh thủ tận dụng cái tuổi trẻ ấy để làm việc mà quên rằng 3/4 quãng thời gian sau, mình lại cần nhiều sức khỏe hơn cả để làm những việc lớn hơn. Một gia đình hạnh phúc, những đứa con thông minh, những ngày tuổi cao thảnh thơi khỏe mạnh, đó là những việc lớn của đời người mà khi còn trẻ chúng ta thường không nghĩ ra được.

    · Một đời người rốt cục đáng giá bao nhiêu tiền?
    · Một chiếc áo giá 2 triệu, giá niêm yết có thể chứng minh.
    · Một chiếc xe 1 tỷ, hoá đơn xuất kho có thể chứng minh.
    · Một căn hộ 5 tỷ, hợp đồng mua bán cũng có thể chứng minh.
    Vậy theo bạn, một đời người đáng giá bao nhiêu?

    Bạn đã bao giờ tính toán xem cuộc đời của bạn đáng giá bao nhiêu?

    Duy chỉ có sức khỏe mới chứng minh được điều đó, bởi chiếc giường ĐẮT NHẤT thế giới này là giường bệnh.

    Steve Jobs, người hùng của giới công nghệ, trong những khoảnh khắc cuối đời đã để lại những lời trăn trối như sau: “Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công. Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó. Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.


    Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác

    image.png

     

    Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn. Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất,“cuộc đời bạn”. Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc, “cuốn sách sức khỏe mà cuộc sống ban cho bạn”. Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng. Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè… Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác”.

    Quả thực, nếu hiểu và trân trọng chính mình, bạn sẽ nhận ra sức khỏe là bất động sản lớn nhất của đời người, là bộ quần áo bảo vệ bạn khỏi nắng mưa, gió rét, là hợp đồng bảo hiểm tốt nhất bạn có thể ký. Do vậy, đừng lôi máy tính ra tính toán bạn tiêu bao nhiêu tiền cho SỨC KHOẺ.

    Bởi vì trên đời này, có một món tiền bạn nhất định phải tiêu, hoặc là để chăm sóc sức khỏe trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của bạn.

    Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả. Sức khỏe mất, không giống như khi bát cơm hết lại đầy, cũng chẳng giống như cốc nước vơi lại tràn. Đúng là trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, có thể có người kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai mắc bệnh thay bạn được.

    Hãy trân quý chính mình, bạn nhé!

    Người có sức khỏe thì có cả trăm ngàn ước mơ, người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe.

    Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định. Tiền bạc rất quan trọng nhưng sức khỏe còn QUAN TRỌNG HƠN, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu sức khoẻ KHÔNG CÒN.

    Bởi vậy mới có câu: Sức khỏe là tất cả, lúc có không giữ, mất đừng tìm.

    Vậy nên hãy trân quý sức khỏe của mình, trân quý chính mình bạn nhé!

    Định Quân

    ---------------------------------

     
     

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - TẠI SAO LẠI ĐỘT TỬ?

  •  
    Kim Vu -TIEN NGUYEN
    Người Khỏe Tại Sao Lại Đột Tử ?

    Xin vui lòng chuyển đến những người bạn quan tâm và yêu thương

                Đột Tử ?


    “Đột tử” thường xảy ra vào đêm khuya hoặc sáng sớm.Khi gặp gió lạnh

    mùa đông tràn về chúng ta phải thay đổi thói quen sinh hoạt, đừngnghĩ

    rằng mình còn trẻ mà không phòng bệnh.
    Bài viết của Tác giả: Hoàng Tuyên (bác sĩ chuyên khoa nội lồng ngực và
    y học bệnh hiểm nghèo, bệnh viện Từ Tế Đài Trung) ngày 01tháng 02 năm
    2020.

    Người dịch Tô Duy Tiệp (tổ trưởng tổ Thiện Nguyện Việt Thăng Vân Lâm).

                       ...
    Hôm qua rất lạnh, toàn Đài Loan có khoảng 50 người bị đột tử, nếu cứ
    tiếp tục lạnh nữa e rằng sẽ có hàng trăm người bị đột tử.

    Mọi người chắc sẽ rất hiếu kỳ muốn biết rằng với những người đang khỏe

    mạnh, tai sao lại đột nhiên qua đời?

    Đặc biệt với những người không có tiền sử bệnh về máu, lại luôn uống
    thuốc đúng giờ, cũng không hút thuốc, không thức đêm, không uống
    rượu,trước khi đột tử đều không có hiện tượng bất thường?

    Trong điều trị lâm sàng thì những vấn đề này thường được đề cập
    tới,thì đúng rõ ràng là đã mặc áo ấm rồi, vậy tại sao vẫn bị đột tử?

    Tôi điều trị những bệnh nhân này trong phòng chẩn bệnh lý hiểm nghèo,
    phát hiện ra rằng thực tế thì nguy cơ này xuất phát từ trong những
    thói quen hàng ngày, chứ không phải là mặc bao nhiêu quần áo ấm:

    1. Khi tỉnh giấc là bật ngay dậy .

    Vào mùa đông khi tỉnh dậy, ta nên nằm nán lại trên giường một lát rồi
    từ từ nhỏm dậy chứ không phải chui luôn khỏi tấm chăn ấm, chẳng ai đọ
    tốc độ xuống giường với bạn nhé

    Bạn cần biết rằng độ ấm trong chăn là để cứu mạng, đừng có đột nhiên
    kéo tuột đi cách giữ ấm này. Khi làn da không có phương pháp bảo vệ nào
    mà tiếp xúc ngay với không  khí lạnh thì phản ứng là co lại khiến mạch
    máu trong cơ thể đương nhiên cũng sẽ co lại.

    Hãy xác nhận rằng trước khi ra khỏi chăn ta đã mặc sẵn một cái áo
    khoác ấm để cơ thể và chân tay được ấm áp.

    2. Lúc đánh răng rửa mặt .

    Sau khi thức dậy, mọi người sẽ vào nhà vệ sinh, hãy hòa nước nóng và
    lạnh để có nước ấm, rồi mới đánh răng rửa mặt tránh toàn bộ mặt và
    mạch máu bị cấp đông mà co lại

    Đừng nghĩ rằng khi đánh răng rửa mặt thì chỉ bị lạnh một lát trên mặt,
    phòng tắm vừa ẩm vừa lạnh chính là nơi cần phải chú ý nhất.

    3. Lúc  cởi  đồ .

    Ngâm hay tắm bằng nước nóng thì rất thoải mái, nhưng bạn đừng quên rời
    khỏi nguồn nước nóng lúc đó ta chưa mặc đồ, khi những 💧 ấm trên da
    đột nhiên tiếp xúc với không khí lạnh khiến cơ thể sẽ run lên bần
    bật. Hãy để khăn tắm ở nơi tiện lấy nhất, lập tức lau khô nước trên
    người, và mặc quần áo ngay, mùa đông không nên cởi bỏ quần áo quá lâu!
    4. Bỏ qua phần tai và cổ .

    Tôi chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đột tử, trước khi chết cổ và tai đều
    không được bảo vệ, đừng nghĩ rằng mặc ấm cơ thể và chân tay là đã đủ
    ấm. Tai và cổ bị gió lạnh thổi qua, hai tai thiếu lớp mỡ để giữ ấm, cổ
    lại là nơi tập trung nhiều dây thần kinh giao cảm nhỏ và mạch máu của
    não và cơ thể, quàng khăn và bịt tai có thể bảo vệ bạn.

    5. Mặc quần áo sai thứ tự.

    Có lần tôi cấp cứu cho một bệnh nhân đột tử do trụy tim, khi y tá cắt

    bỏ quần áo mới phát hiện ra, anh ta mặc 2 áo thun và áo khoác, tức là
    không mặc áo len ngoài áo thun. Hãy mặc áo đúng kiểu "sandwich" với
    lớp trong cùng là lớp áo lót có thể thấm mồ hôi, rồi đến áo len để giữ
    thân nhiệt, bên ngoài mới là áo khoác chắn gió chống nước. Khi mặc sai
    thứ

    tự thì không giữ ấm được cho cơ thể thì dễ đột tử do mạch máu co thắt.


    6. Đột tử do tập thể dục:

    Tập thể dục là việc tốt, nhưng phải hiểu rõ sinh lý cơ thể của mình,
    nguyên nhân đột tử do tập thể dục thường thấy như :

    - Không khởi động trước tập, dừng lại đột ngột khi tập thể dục với
    cường độ cao, thiếu ôxy tại những vùng núi cao, hoặc khi tập động tác
    không quen.

    - Thông thường khi chúng ta đang ở trạng thái không vận động, máu sẽ
    chảy ngược về tâm nhĩ và chỉ cần “ co tĩnh mạch “ là đủ. Tuy nhiên khi
    tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn 6- 17 lần so với lúc không tập, và
    lưu lượng máu tới cơ cũng tăng lên 25 lần.

    - Khi tiếp xúc với môi trường lạnh, mạch máu của bạn sẽ phản ứng tiếp

    tục co lại, lúc này lượng máu về tim không đủ nên rất nguy hiểm dẫn đến đột tử.

    - Ta cho rằng những trường hợp mặc áo ấm nhưng dễ bị đột tử vào đêm
    khuya và sáng sớm thì ngoài những người tập thể dục vào sáng sớm, thì
    đại đa phần đột tử tại nhà.

    - Khi cái lạnh bao trùm, chúng ta thay đổi thói quen vẫn chưa đủ, cũng
    đừng lợi dụng sức trẻ mà không chú ý đến các biện pháp phòng tránh.

    - Tỷ lệ đột tử tăng mạnh theo từng năm, độ tuổi phát bệnh càng trẻ hóa,
    lại dễ phát sinh ở những người có tình trạng sức khỏe tốt, ở độ tuổi
    trung niên, khiến người thân tiếc thương vô hạn.


    Chúc buổi sáng tốt lành ! Hãy yêu thương gia đình, yêu thương bản thân. Khi
    trời chuyển lạnh, mọi người chú ý giữ ấm, đừng lơ là.

    Bác sĩ Hoàng Tuyên

    Quý Thân hữu U90 U80 cẩn thận nhé

    Thân ái

    TTL

    Người Khỏe Tại Sao Lại Đột Tử ?



    Trọn Vẹn Từng Giây Phút Trong Đời Sống, Như Nhiên Thích Tánh Tuệ, 10/2022



    https://www.youtube.com/watch?v=QVexiF3Kp_g


    --