1. Hôn Nhân & Gia Đình

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH= THỨ SÁU-CN19TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Thu, Aug 13 at 2:37 PM
     
     


    Thứ Sáu Tuần XIX Thường Niên A - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt  19: 3-12)

    3Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không?”. 4Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: ‘Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ’, 5và Người đã phán: ‘Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt’. 6Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. 7Họ thưa với Người: “Thế sao ông Mô-sê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?”. 8Người bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu. 9Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình”. 10Các môn đệ thưa Người: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn”. 11Nhưng Người nói với các ông: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. 12Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu”.

    Suy niệm
     

    Bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe gợi nhắc cho chúng ta về một vấn nạn đang được mọi người chấp nhận vào thời của Môsê: Đã có những người chồng đuổi vợ đi và lấy vợ khác, nhưng nếu người vợ bị đuổi mà đi với người đàn ông khác, người chồng có thể tố cáo vợ bị đuổi là ngoại tình (và có thể sẽ bị xử tử).

    Trước thói quen xấu này, Môsê đưa ra một luật cụ thể như sau: “Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà” (Đnl 24, 1).

    Và người ta hiểu như vậy là Môsê cho phép ly dị. Như vậy, một đằng Kinh Thánh cho thấy: “sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”; đằng khác, Môsê lại cho phép ly dị. Những người Pharisêu, trong Tin Mừng hôm nay, đã dùng vấn nạn này để thử Đức Giêsu.

    Trước vấn nạn mà những người Pharisêu nêu ra, Chúa Giêsu cho thấy, sở dĩ Môsê cho phép viết chứng thư ly dị là vì lòng trai dạ đá của họ. Môsê chỉ cố gắng thiết lập và xác định một số quy tắc hầu kiểm soát một thói quen xấu đã và đang phổ biến để che trở người phụ nữ.

    Thật vậy, trước khi Môsê cho phép ly dị thì đã có những người chồng đuổi vợ đi và lấy vợ khác, nhưng nếu người vợ bị đuổi mà đi với người đàn ông khác, người chồng có thể tố cáo vợ bị đuổi là ngoại tình (và có thể sẽ bị xử tử).

    Trước thói quen xấu này, Môsê đưa ra một luật cụ thể: nếu người chồng đuổi vợ đi vì một lý do nào đó và đi lấy vợ khác thì phải viết cho người vợ bị đuổi một chứng thư ly dị để trả lại tự do cho người vợ để nàng có thể kết hôn với người đàn ông khác. Như vậy, vấn đề ly dị theo luật Môsê thực tế chỉ là một nguyên tắc lựa chọn: “giữa hai điều xấu phải chọn điều ít xấu hơn”.

    Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay cho thấy: tương quan giữa người nam và người nữ không phải là điều mà con người tự do định liệu, bởi vì không phát xuất từ con người, hay bất cứ thể chế nào của con người nhưng từ Thiên Chúa trong tư cách là Đấng Tạo Hoá.

    Ngài đã tạo dựng loài người trong sự khác biệt nam nữ; Ngài đã nhắm người này cho người kia, đã quy định rằng họ kết hợp với nhau và nên “một xương một thịt”. Phá bỏ sự bố trí này là một hành vi xuyên tạc thô bạo và chống lại ý muốn của Thiên Chúa - Đấng Tạo hoá.

    Lạy Chúa, xin cho các đôi vợ chồng luôn biết để ý muốn của Thiên Chúa thể hiện trong đời sống của mình và sống ân sủng mà bí tích Hôn Phối mang lại, hầu giúp các đôi vợ chồng luôn tìm được bình an và hạnh phúc trong chính đời sống hôn nhân của mình. Amen.

     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - NHỮNG CÂU NÓI HAY

  •  
    Mo Nguyen
     
    Wed, Aug 12 at 6:27 AM
     
     

    Những Câu Nói Đáng Suy Ngẫm Của Đạt Lai Lat Ma.

     

     

     

     

    1- “Nếu một vấn đề có thể giải quyết được, chẳng có gì mà phải lo lắng. Nếu một vấn đề không thể giải quyết được, lo lắng cũng chẳng có ích gì. Vậy thì tại sao phải lo lắng?"

    “Im lặng đôi khi là câu trả lời tốt nhất."

    2- “Mục đích chính trong đời của chúng ta là giúp đỡ kẻ khác. Và nếu bạn không thể giúp họ, ít nhất đừng hại họ.”

    3- “Hạnh phúc không phải là điều tự nhiên mà có. Nó đến từ những hành động của chính bạn.”

    4- “Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần đền chùa. Không cần triết lý phức tạp. Tâm trí bạn chính là đền chùa. Và lòng tốt chính là triết lý.”

    5- “Hãy nhìn những đứa trẻ. Khi chúng giận ai, chúng biểu lộ ra, xong rồi thôi. Chúng vẫn có thể chơi với người đó vào ngày mai.”

    6- “Càng được thúc đẩy bởi tình yêu, hành động của bạn càng tự do và không sợ hãi.”

    7- “Chúng ta có thể sống mà không có tôn giáo hay thiền định, nhưng chúng ta không thể sống mà không có tình người.”

    8- “Bạn cũ đi, bạn mới đến. Cũng như ngày cũ đi, ngày mới đến. Điều quan trọng là phải làm sao cho nó có ý nghĩa, một người bạn ý nghĩa, hay một ngày mới ý nghĩa.”

    9- “Chúng ta không bao giờ có thể có được hòa bình trên thế giới cho tới khi chúng ta có được hòa bình trong thâm tâm.”

     

    Mục đích của tất cả những truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới không phải là để xây dựng những ngôi đền to lớn bên ngoài, mà là để xây dựng những ngôi đền thiện lành và từ bi bên trong, trong trái tim chúng ta.

     

    “Tôn giáo của tôi rất đơn giản. 

    Tôn giáo của tôi là lòng tốt.”

     

    __________________

    • image001.jpg
      16.1kB

BÁNH SỰ SỐNG -LM ANH- THỨ HAI CN17TN-A

  •  
    Dominic Minh Anh
     
    Sun, Jul 26 at 10:55 PM
     
     
    mather-teresa-ylli-haruni.jpg
    Quý Anh Chị có thể đọc Lời Chúa thứ Hai tuần XVII TN A tại đây:  http://thanhlinh.net/node/138626 hoặc bài Giêrêmia và Tin Mừng ở đây:
    Trích sách Tiên tri Giêrêmia. Gr 13, 1-11

    Đây Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi mua sắm một dây đai lưng, rồi thắt vào lưng, và ngươi đừng nhúng vào nước". Và tôi đi mua dây đai theo lệnh Chúa, rồi tôi thắt vào lưng. Lời Chúa phán cùng tôi lần thứ hai rằng: "Ngươi hãy cởi dây đai ngươi đã mua sắm và đang thắt ngang lưng, rồi chỗi dậy đi đến Êuphratê, giấu nó trong hốc đá". Và tôi ra đi giấu nó trong hốc đá như lời Chúa truyền dạy. Sau nhiều ngày, Chúa lại phán cùng tôi rằng: "Ngươi hãy chỗi dậy, đi đến Êuphratê mà lấy dây đai lưng Ta đã truyền ngươi đem giấu ở đó". Tôi ra đi đến Êuphratê, và lấy dây đai lưng ngay chỗ tôi đã giấu. Nhưng kìa, dây đai lưng đã mục nát cả, không còn xài được nữa. Và có lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Đây Chúa phán: Ta sẽ khiến cho lòng kiêu căng của Giuđa và lòng kiêu căng tột độ của Giêrusalem ra mục nát như vậy. Dân xấu xa này không còn muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy theo các thần ngoại lai để phụng sự và thờ lạy các thần đó, nên chúng sẽ như chiếc đai lưng này không còn xài được nữa". Và Chúa phán tiếp: "Như đai lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà Israel và nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta, cao rao thánh danh, vinh dự và vinh quang của Ta, nhưng chúng đã không chịu nghe". Đó là lời Chúa.

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu. Mt 13, 31-35

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó". Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như nắm men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men". Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian". Đó là lời Chúa.

    trước khi đọc bài chia sẻ trong Attach.

     

    Have a nice day.

     
    God bless,
     
    fr. minhanh.

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "frminhanhsreflections" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/frminhanhsreflections/CALoHRsYnnirtNM5hbU19ZQBx5GFBpDXZY5gBJy4GY0X_Ydi6hQ%40mail.gmail.com.
    •  
      TẠO NÊN MỘT SỰ KHÁC BIỆT

SỐNG TỈNH THỨC -MƯU CHƯỚC ĐỊCH THÙ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Aug 1 at 2:05 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA

    MƯU CHƯỚC ĐỊCH THÙ.

     

    I. Tôi còn khá trẻ.

     

    Tôi còn trẻ, Chúa thương tuổi trẻ. Ít lâu nữa, tôi sẽ hiến-dâng cho Chúa. Bây giờ chúng ta nói tới ảo-tưởng thứ năm.

     

    Thật sự bạn còn trẻ. Nhưng bạn không biết rằng Chúa đâu có đếm ngày tháng, mà Chúa lại đếm số tội mọi người đã phạm? Biết đâu một cụ già lại chỉ phạm bằng 1/10 số tội bạn đã phạm. Và chúng ta cũng không biết được Chúa ấn-định số tội được tha thứ cho từng người một nhiều ít khác nhau thế nào: “Chúa nhẫn nãi chờ đợi cho đến khi họ phạm đủ số lượng tội-lỗi, Người mới phạt…” (2/ Ma-ca-bê 6:14)

     

    Khi họ đã phạm đủ số tội ấn-định cho từng người, Chúa bỏ rơi họ sống trong tội-lỗi, và phạt họ: “Ta sắp làm gì cho vườn nho Ta? Ta sẽ cất rào giậu đi, đập hỏng tường và để thành đồng cỏ.” (I-sai-a 5 : 5 )

     

    Nếu bạn có một thửa đất, bạn rào giậu hẳn hoi, trồng cây ăn quả, cày bừa vun xới trong nhiều năm, bỏ vào đó khá nhiều tiền. Nhưng ai-oán thay! Cây cối trong vườn không nảy sinh hoa trái tốt lành, bạn sẽ làm gì? Đương nhiên bạn phá hủy rào giậu đi và để thành vườn hoang.

     

    Bạn hãy run lên, vì sợ rằng Chúa cũng đối xử với bạn như thế. Nếu bạn tiếp tục phạm tội; dần dần bạn không còn cảm thấy được tiếng lương-tâm cắn-rứt; bạn không còn nghĩ đến hồn thiêng, nghĩ đến cuộc sống đời đời sau này. Như thế, bạn đã mất hầu hết ánh sáng và không còn biết sợ hãi là gì nữa. Hãy nhìn xem, rào giậu đã cất đi và Chúa đã bỏ rơi bạn.

     

    II. Cứ phạm tội, sau đó xưng tội và sẽ được cứu -thoát.

     

    Chúng ta thử bàn đến ảo-tưởng sau cùng. Bạn nói: “Thật sự, tôi phạm tội này, tôi mất nghĩa cùng Chúa và đáng phạt trong hỏa-ngục. Cũng có thể sau khi phạm tội, tôi sẽ xưng tội và tôi sẽ được cứu-thoát.”

     

    Lời bạn nói có thể đúng, và cũng có thể sai. Vì bạn không thể chối bỏ một sự thật khác: Sau nhiều hồng-ân Chúa tuôn xuống trên bạn, bạn có thể bị hư mất đời đời, nếu bạn đền đáp Ơn Chúa bằng cách xúc-phạm đến Chúa, như lời Thánh-Kinh: “Ai gieo giống nào, sẽ gặt giống ấy. Ai gieo trong xác thịt, sẽ gặt lấy sự hư-nát bởi xác thịt. Ai gieo trong tinh thần, sẽ gặt được sự sống đời đời bởi tinh thần.” (Ga-la-tat 6 :7-8) “Ta đã kêu gọi mà các ngươi đã từ chối…” (Cách-ngôn 1: 24-26).

     

    Bạn lại nói: Nhưng biết đâu được, sau cùng bạn được cứu-rỗi. Tôi lặp lại “biết đâu được…” Nhưng này bạn, việc cứu-rỗi đời đời của bạn lại đặt trên một chữ không chắc chắn chút nào, có phải là một việc điên-rồ không? Số phận đời đời,sung sướng hay khổ đau muôn kiếp, không bao giờ thay đổi được mà dám mạo-hiểm như thế, thật không khôn ngoan chút nào!

     

    LỜI NGUYỆN CẬY TRÔNG.

     

    Lạy Chúa Cứu-Thế rất đáng mến yêu của con, con sấp mình dưới chân Chúa để cảm tạ Chúa đã không từ bỏ con, sau khi con đã phạm vô số tội-lỗi. Con cảm-nhận rằng Chúa muốn con được cứu-rỗi, và con cũng rất ước ao được cứu-rỗi để làm đẹp lòng Chúa.

     

    Con ước ao được hát lên bài ca ngợi khen lòng từ-bi cao cả của Chúa. Con biết chắc rằng Chúa đã thứ-tha tội-lỗi cho con, vì con đã thống-hối ăn-năn.

     

    Xin ban thêm cho con ngọn lửa yêu mến, để con yêu Chúa trên hết mọi sự, vì hiện giờ con còn yêu mến Chúa quá ít. Con muốn yêu Chúa nhiều hơn nữa. Lạy Chúa Giêsu, xin đoái nghe lời con khẩn-cầu, vì Chúa đã hứa sẽ nghe lời những ai kêu xin Chúa.

     

     

    Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên-Chúa, mọi người đều tin chắc rằng Mẹ không từ-bỏ lời các con cái Mẹ nguện cầu. Con chạy đến cùng Chúa Giêsu, Con Mẹ, và đặt hoàn toàn tin-tưởng vào Chúa; xin Mẹ ký-thác con trong tay con Mẹ.
     
     Tác giả: Thánh An-Phong-Xô Li-go-ri  
    (Phêrô Bùi-Đắc-Hữu, dịch)
     
     
     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH- THIỆN VÀ ÁC TRONG TA

  •  
    Hung Dao
     
    Tue, Jul 14 at 11:44 AM
     
     
     
     
     
    Subject:Re : GIAO DUC :Thiện ác trong nhân tính
     

    Thiện ác trong nhân tính

    Tùng Dương
     
     

    Thiện và ác là hai nhân tố đồng tồn tại trong một con người. Tuy nhiên, lựa chọn hướng về phía nào nhiều hơn thì sẽ hình thành nhân cách cơ bản của người đó như thế. Trong giáo dục thời nay, chúng ta đang dùng mặt ác hay thiện để giáo dục thế hệ trẻ?

    Ác + Ác = Trái đắng

    Giáo viên bị học sinh tập thể xô ngã xuống sông

    Tại một trường THPT nọ có một giáo viên nam hàng ngày trong trường hay “ức hiếp” học sinh. Nhiều năm tháng trôi qua, nhiều lớp học sinh “phẫn khí” lắm mà không biết làm sao.

    Một hôm nhân việc thầy giáo đó về muộn khi đó cả trường chỉ còn lại thầy và đám học trò nghịch ngợm này, nhóm học trò đó đứng ở 2 bên cầu hẹp và chờ thầy đi qua (cây cầu này ngắn và có 1 con sông nhỏ ở đó khi thầy đi ra vào trường cần đi qua cây cầu này). Thầy cũng không biết được “mưu đồ” của chúng cứ thản nhiên đi qua, chúng đứng 2 bên chào thầy và đợi đến lúc thầy đi đến giữa chúng xúm lại giữ xe xô cả thầy và xe xuống nước.

    Sau sự kiện này nhóm học sinh đó mặc dù bị kỉ luật nhưng rất nhiều học sinh thì cười thầm trong bụng thậm chí là hỉ hả vì đã rửa được “mối hận” trong lòng. Thậm chí nhóm học sinh cá biệt đó còn đưa ra tuyên bố theo kiểu luật rừng: sau này xem còn ai (thầy cô) nào dám đối xử với học sinh như thầy giáo đó nữa không?

    Học sinh mở nhạc tiếng ve sầu để không phải nghe thầy giáo giảng bài

    Câu chuyện có thật qua lời kể từ một học sinh:

    Chúng cháu đi học sau nghỉ dịch toàn buồn ngủ, vậy nên trong giờ tranh thủ ngủ được chút nào hay chút đó. Ngán nhất là giờ văn không muốn nghe cũng không được ngủ gât, không được nói chuyện.

    Tôi bảo: học sinh không mất trật tự trong giờ là đúng, ngủ gật lại càng không nên. Cháu nói bằng ngôn ngữ rất xách mé: cái ông giáo này kinh khủng khiếp lắm trong giờ muốn nói gì phải giơ tay, giơ tay rồi cũng không được nói ngay khi nào thầy cho nói mới được nói, đứa nào lỡ mồm nói leo (mà nói leo thì giờ đây thành thói quen của học sinh rồi) là ông ấy chửi.

    Ông cứ chửi kiểu nói móc đứa nào không chịu được mà bật lại là ông được thể chửi cả giờ, không ai chịu được mà vẫn phải ngồi im. Ông ấy già rồi không dạy được hẳn hoi thì thôi lại còn… Cháu chỉ mong sao cho hết năm nay ông ấy nghỉ hưu để không phải chịu nỗi ám ảnh này nữa.

    Đang nói gương mặt cháu bỗng chuyển sắc thái, tủm tỉm cười: hôm qua giờ văn lớp cháu có chuyện hay lắm. Mùa hè này có nhiều tiếng ve sầu kêu, lợi dụng điểm này chúng cháu đem loa ra buộc ngoài cửa sổ sau đó bắn bluetooth từ điện thoại sang loa cho loa phát cả giờ học. Mọi người ai nghe cũng ngỡ là tiếng ve kêu trên cây ngoài sân trường (hi hi… cháu cười). Thế là cả giờ học lớp cháu không phải nghe giọng thầy nói nữa.

    ***

    Chúng ta làm giáo dục mà lấy mặt ác trong nhân tính chúng ta để trị học trò thì mặt ác trong nhân tính của học trò cũng sẽ tương thông với mặt ác trong nhân tính của chúng ta, và kết quả là chúng ta sẽ nhận được “trái đắng”. Thậm chí người làm giáo dục nào rất “ác” thì có thể đạt được mục đích giáo dục trước mắt nhưng đã phá hủy bản tính của con người từ căn bản mất rồi!

    Các nhà tù phải đóng cửa vì thiếu tù nhân

    Thiện + Thiện = Trái ngọt

    Tôi từng đọc một bài báo mà làm tôi ấn tượng mãi và cũng bổ sung được nhiều kinh nghiệm quý trong kho kinh nghiệm giáo dục của mình, tại đây xin trích lại một phần trong bài viết đó. Bài viết này có tiêu đề “Hà Lan: nhà tù bỏ không vì thiếu tù nhân, thủ tướng đi làm bằng xe đạp” của tác giả Hoàn Nguyên:

    “Xu hướng đóng cửa các nhà tù ở đất nước cối xay gió bắt đầu từ năm 2004 sau khi tỉ lệ tội phạm ở Hà Lan đột ngột giảm mạnh. Năm 2013, Hà Lan đã phải cho đóng cửa 19 nhà tù vì lý do… không đủ tội phạm để nhốt. Thậm chí hồi tháng 9/2012, với tình trạng các nhà tù trống trơn, Hà Lan đã phải “nhập khẩu” 240 tù nhân từ Na Uy để có lý do duy trì các nhà tù.

    Nhiều nhà tù ở Hà Lan đã được chuyển đổi chức năng thành văn phòng, nhà hàng, trường đại học và nhà ở. Nhà tù mái vòm Boschpoort xây dựng vào năm 1886 rộng hơn 33.000 mét vuông, gồm bốn tầng ở thành phố Breda (Hà Lan) đã đóng cửa từ năm 2016 giờ đây là nơi đặt văn phòng của 90 doanh nghiệp.

    “Chúng tôi yêu thích văn phòng làm việc đặc biệt tại nhà tù này vì nó có trần cao ráo, các cửa sổ lớn và ánh sáng ngập tràn… khi nhìn ra ngoài, chúng tôi thấy phong cảnh tuyệt đẹp của Breda, chứ không phải các song sắt. Lần đầu tiên, chúng tôi có mặt ở đây, chúng tôi đã đi lang thang vào ban đêm trong bóng tối và đó là một trải nghiệm cực kỳ thú vị”, Miguel de Waard, một doanh nhân cho biết.

    Tỷ lệ tội phạm ở Hà Lan giảm mạnh một phần là một phần là nhờ các chương trình ngăn ngừa tội phạm và chương trình cải tạo phạm nhân chú trọng đến tái hòa nhập cộng đồng. Các thẩm phán ở Hà Lan kết án tội phạm theo nhiều cách giúp họ tránh ngồi tù chẳng hạn như lao động công ích, đeo vòng điện tử để giám sát từ xa hoặc đưa vào các trung tâm phục hồi tâm thần. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm sống hướng đến con người và sự nhân văn của người Hà Lan.”

    ***

    Chúng ta làm giáo dục mà lấy mặt thiện trong nhân tính chúng ta để giáo dục học sinh, bao dung, vị tha thấu hiểu học sinh… thì mặt bao dung, vị tha trong nhân tính của học sinh cũng sẽ được tương thông với phần thiện, phần vị tha trong nhân tính chúng ta và kết quả đem về có thể là “trái ngọt”. Ví như trong câu chuyện trên một đất nước không coi tù nhân là tù nhân mà lại coi họ là những con người để đỗi đãi và kết quả là nhà tù phải đóng cửa vì… thiếu phạm nhân. Thật đáng để con người thế giới phải học hỏi!

    Trải nghiệm nhỏ – lựa chọn phía thiện để đối đãi, học sinh thay đổi

    Trong mười mấy năm giảng dạy hầu như kiểu học sinh nào tôi cũng được tiếp xúc. Những lớp học sinh khá giỏi thì không cần bận tâm nhiều về việc học làm bài tập trước khi đến lớp. Nhưng những lớp học sinh kém hơn thì quả là cần dành nhiều thời gian hơn với chúng.

    Ví dụ gần đây tôi dạy lớp gần cuối của một khối lớp, mỗi khi kiểm tra bài cũ là… cả lớp đều không học bài. Không học bài thì về lí cho điểm 0 là đúng nhưng chúng ta làm giáo dục không thể chỉ dạy kiến thức, mà còn phải “dỗ” các em về đạo đức.

    Với lứa học trò này thì cần nhẫn nại hơn phân tích lý lẽ, sau đó tôi hỏi: các em muốn lấy điểm cao hay điểm thấp? Chúng đồng thanh bảo: điểm cao. Tôi bảo vậy cô cho thời gian 5 phút cả lớp mở lại bài cũ học sau 5 phút cô kiểm tra bạn nào giơ tay được thêm điểm tuyên dương.

    Bất ngờ là sau 5 phút có rất nhiều cánh tay giơ lên, tôi mời 2 học sinh lên bảng và các em đều đạt điểm trên trung bình. Sau giờ kiểm tra miệng tôi hỏi học bài cũ có khó không? Chúng học trò bảo: thưa cô không. Tôi hỏi vậy sao các em không học? Chúng rúc rích cười: chúng em lười…

    Sau trải nghiệm này không phải là chúng hết lười ngay nhưng có đỡ hơn trước: khi tôi hỏi các em học bài cũ chưa thì không phải là tất cả các cánh tay trong lớp đều giơ lên là chưa học bài. Vì vậy, tôi thấy có niềm tin hơn vào phương cách giáo dục tích cực này.

    Lời kết: Trẻ em giống như tờ giấy trắng, người lớn vẽ gì thì sẽ thành ra cái đó, quan trọng là người vẽ sẽ lựa chọn cái nào (thiện hay ác tốt hay xấu) để vẽ. Vậy muốn lựa chọn được điều tốt thì chắc chắn chúng ta cần không ngừng tu dưỡng chính mình theo chuẩn tắc của cái thiện, liên tục bỏ đi những tư tưởng xấu và hành vi xấu mỗi ngày.

    HOA TỰ DO
    Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
    Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương