Thiên Chúa Là Cha Của Tôi

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÓI - ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM

  •  
    TĨNH CAO
     
    Wed, Jun 24 at 7:59 PM
     
     

     

    "Ánh sáng cuối đường hầm" sự sống

     

     

     

    1- Chúa Kitô: "Ánh sáng thế gian"

     

    (Gioan 8:12)

     

     

    Jesus' Resurrection: Your Hope for Today and Forever | GARBC ...

     

     

    Nếu đã có "ánh sáng cuối đường hầm" về phương diện tự nhiên, như vừa đề cập đến trên đây, thì đã đủ chưa, hay vẫn còn cần đến ánh sáng siêu nhiên nữa? Rất tiếc tự bản chất hèn yếu và mù tối của mình, lại thêm khuynh hướng chia rẽ sẵn trong mình, con người không thể tự cứu mình được, dù cho khoa học và kỹ thuật của họ văn minh tân tiến quá sức tượng tượng, như thực tế cho thấy, họ vẫn chịu thua một số bệnh bất khả trị: như ung thư, như liệt kháng (AIDS) v.v.

     

    Ngoài ra, như ở cuối đoạn 3 thuộc phần nhất đã nhận định, đường hầm con người toàn cầu hiện nay đang bị giam hãm mù mịt tăm tối, sặc mùi tử khí covid-19, gây cho họ cảm thấy khó thở và nghẹt thở về kinh tế, là chính đường hầm tâm linh, liên quan đến đạo lý và luân lý, một đường hầm cho đến nay hầu như không lối thoát - no way out. Cho dù con người ngày nay có ra khỏi đường hầm, không bao giờ muốn lọt vào đó nữa, họ cũng không thể nào "sống nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra" (Mathêu 4:4).

     

    Nghĩa là, dù sống trong đường hầm hay không, con người bao giờ cũng cần đến ánh sáng siêu nhiên soi chiếu. Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu quả thực "ánh sáng cuối đường hầm" đây là ánh sáng siêu nhiên, nhờ đó họ thấy được lối thoát, ngay trong lúc họ loay hoay tìm kiếm mãi không biết đâu mà mò, toàn là ngõ cụt - dead end thôi, giữa một đường hầm nghẹt thở bởi tử khí covid-19, họ có vui mừng hay chăng? Chắc chắn là họ sẽ la hò vui mừng như chết sống lại vậy phải không? Chưa chắc đâu nhé. Đừng mừng vội. Này nhé...

     

    Bởi vì "con người ưa chuộng tối tăm hơn ánh sáng" (Gioan 3:19), và họ muốn tiếp tục sống trong tối tăm hơn là trong ánh sáng, bởi các việc họ làm đều gian ác và họ rất sợ các việc gian ác họ làm trong tăm tối sẽ bị lộ tẩy bởi ánh sáng (xem Gioan 3:20). Như thế thì "cuối đường hầm" hiện lên ánh sáng càng khiến họ sợ hơn là mừng, và vì vậy mà họ cứ muốn hoan hưởng cuộc sống "ngồi trong tăm tối và trong bóng tử thần" (Luca 1:79), để có thể tiếp tục những gì gian ác họ được tự do thực hiện theo ý riêng vị kỷ và bản năng hưởng thụ của họ.

     

    Thật ra khuynh hướng "yêu tối tăm hơn ánh sáng", bằng hành động phản chân lý và sợ ánh sáng, đã có ngay từ ban đầu nơi hai nguyên tổ Adong và Eva. Các vị không có khuynh hướng "yêu tối tăm hơn ánh sáng" là gì, khi dễ dàng nghe theo con rắn quỉ satan "là tên gian ác và là cha của những gì dối trá" (Gioan 8:44), nên các vị chẳng những đã có hành động phản chân lý, khi dám giơ tay đụng đến trái cây đã bị Thiên Chúa cấm, mà còn tỏ ra sợ hãi ánh sáng nữa, ở chỗ đã đi ẩn mình giữa cây cối trong vườn, vì sợ bị lộ cái xấu xa của mình ra.

     

    Thế nhưng, các vị vẫn không thể nào thoát được con mắt thần linh thấu suốt mọi sự của Thiên Chúa, Đấng muốn sử dụng chính chân lý để giải thoát họ (Gioan 8:32), nên đã đặt vấn đề với con người "yêu tối tăm hơn ánh sáng" rằng: "Ngươi đang ở đâu?" (Khởi Nguyên 3:9), một chất vấn về chính căn tính là tạo vật và thân phận làm người của họ: ngươi là ai mà lại dám vượt biên, dám làm những gì một tạo vật không được phép làm, như đã ấn định hợp với thân phận làm người của ngươi, theo ý muốn tối thượng của Ta đã được Ta tỏ ra cho ngươi?

     

    Cho tới lúc ấy, tới lúc nhận ra sự thật về mình để được giải phóng, con người vẫn thích "ngồi trong tối tăm và trong bóng tử thần", ở chỗ, họ chẳng những không nhận lỗi và xin lỗi, trái lại, còn đổ lỗi cho nhau. Nếu Thiên Chúa chỉ khôn ngoan, toàn năng và công minh thôi, thì Ngài đã hủy diệt loài người ngay khi họ giơ tay đụng đến trái cấm, một hành động tỏ ra họ tin ma qủi dối trá hơn tin vào Đấng dựng nên họ, Đấng bị họ cho là đã lừa đảo họ. Ngài chẳng những nhịn nhục không phạt họ, lại còn thương nhắc nhở họ để cứu họ, nhưng họ cũng không nhận ra!

     

    Thậm chí Ngài còn lợi dụng chính tội lỗi của họ để tỏ hết lòng thương xót của Ngài ra cho họ để cứu họ, nếu họ nhận ra lòng thương xót của Ngài mà tin vào Ngài. Ở chỗ, Ngài đã tự động hứa cứu chuộc họ, bằng chính giòng dõi của họ là "miêu duệ người nữ" (Khởi Nguyên 3:15), tức là Chúa Giêsu Kitô Con Ngài, đúng như Thánh Phaolô cảm nghiệm: "Ở đâu tội lỗi càng tràn lan thì ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội" (Roma 5:20): "Ôi tội hồng phúc - O, Felix culpalà như thế. “Tội Ađam quả là cần thiết, tội được xóa bỏ nhờ cái chết của Chúa Kitô. Ôi, tội đã hóa thành hồng phúc, nhờ tội chúng con mới có được Đấng Cứu Tinh cao cả dường này!” (Bài Exsultet trong Lễ Vọng Phục Sinh §5).

     

    Thật vậy, Chúa Giêsu Kitô chính là "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14), như "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đã đến trong thế gian" (Gioan 1:9), qua lời người nói và việc Người làm: "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo Tôi sẽ không đi trong tăm tối, nhưng sẽ được ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12). Nhất là qua cuộc Vượt Qua từ khổ nạn tử giá đến phục sinh vinh quanh, như "ánh sáng đã chiếu soi trong tăm tối và tăm tối đã không át được ánh sáng" (Gioan 1:5).

     

    Nếu "máu và nước chảy ra" (Gioan 19:34) từ cạnh sườn bị đâm thâu bởi lưỡi đòng của người lính Roma dân ngoại, và nếu lưỡi đòng tiêu biểu cho tội lỗi phạm đến tình yêu vô cùng nhân hậu của Chúa, thì không phải hay sao, chính tội lỗi đã mở toang lòng thương xót Chúa ra, hay chính Thiên Chúa lợi dụng tội lỗi của con người để tuôn ban cho con người "sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:10), nơi "máu" tiêu biểu cho "sự sống", và "nước" tiêu biểu cho Thánh Linh hay sao? "Ôi tội hồng phúc - O, Felix culpa": "Ở đâu tôi tràn lan thì ở đấy ân sủng càng chan chứa gấp bội" (Roma 5:20).

     

    "Máu và nước chảy ra" ấy, nơi tấm hình Lòng Thương Xót Chúa, đã trở thành hai luồng sáng phát ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, một luồng sáng đỏ (máu) và một luồng sáng trắng (nước), tiêu biểu cho "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) đối với những ai biết "nhìn lên Đấng đã bị họ đâm thâu" (Gioan 19:37), nghĩa là nhìn nhận tội lỗi của mình và hoàn toàn tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa! Nếu con người văn minh tân tiến đã lên đến tột đỉnh văn hóa về nhân bản của mình, đang loay hoay chui rúc trong đường hầm tối tăm đầy ngõ cụt - dead end và không lối thoát - no way out hiện nay, biết ăn năn thống hối và tin tưởng vào lòng thương xót Chúa, thì họ chắc chắn sẽ thấy được "ánh sáng sự sống" ngay trong đường hầm họ đang tự nhốt mình, và như Chúa Kitô Phục Sinh ra khỏi mồ chết thế nào, thì cũng không gì còn có thể cản trở được họ nữa, bất chấp tảng đá cứng lòng vẫn chặn ở cửa mồ lòng họ.

     

    image.png

     

    Nếu 5 Dấu Thánh của Chúa Giêsu Kitô Cứu Thế là tiêu biểu cho tất cả cuộc khổ nạn tử giá của Người, Đấng đã nhận lấy cho mình tất cả mọi tội lẫn vạ của con người, từ 2 nguyên tổ cho tới kẻ sinh ra sau cùng trên trần gian này, thì trong 5 Dấu Thánh cứu độ ấy đã có đại dịch covid-19 này, một cái vạ bất khả chối cãi của con người văn minh tân tiến ngày nay, đến trở thành vô thần duy vật dưới nhiều hình thức, cùng với các tội ác chưa từng có của họ trong suốt giòng lịch sử của con người - phá thai, triệt sinh an tử, triệt sinh trợ tử, tạo chiến tranh bán vũ khí, diệt chủng, đồng tính luyến ái, đồng tính hôn nhân, chuyển giới, đổi giống, thụ thay thay, mang thai mướn, buôn người làm tình, làm tình kiểu hội đồng đồng lòng thay vợ đổi chồng ăn nằm với nhau v.v. 

     

    Đúng thế, tất cả mọi thứ tội vạ tân tiến quái ác vô cùng kinh tởm của họ đều đã có ở trong 5 Dấu Thánh Chúa Kitô này rồi, tất cả đã được Người đền rồi, và tất cả mọi tội nhân đã được Người cứu rỗi, chỉ cần con người "yêu tối tăm hơn ánh sáng" và "đang ngồi trong tối tăm và trong bóng tử thần" hiện nay nhận biết lòng thương xót Chúa nơi Ơn Cứu Độ vô giá được nhưng không ban cho họ thôi. Chắc chắn họ không thể nào "nhìn lên Đấng đã bị họ đâm thâu" (Gioan 19:37), nghĩa là tin tưởng thống hối để được cứu độ, cho đến khi có ai đó tin tưởng vào lòng thương xót Chúa thay cho họ, bù cho họ. Đó là lý do Kitô hữu cần phải trở nên "ánh sáng thế gian", với sứ vụ chiếu soi chính Chúa Kirtô "là ánh sáng thế gian", một "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) là lòng thương xót cứu độ của Người ra cho họ. 

     

    Với cuộc phục sinh vinh hiển của Người, trên thân xác đã trở thành linh thiêng của Người, Năm Dấu Thánh Khổ Giá của Người đã trở thành Ấn Tín Thần Linh, như thập giá vốn là biểu hiệu cho tội lỗi và sự chết, nhờ cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, đã trở thành Thánh Giá, tiêu biểu cho ân sủng và sự sống. Cũng thế, nơi Năm Dấu Thánh Khổ Giá trở thành Ấn Tín Thần Linh nơi Chúa Kitô Phục Sinh, tất cả mọi tội vạ của loài người, từ nguyên tổ cho tới tận thế, chẳng những đã được đền bù bởi lòng thương xót Chúa nơi cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, mà còn được biến thành Sự Sống Thần Linh trong lòng thương xót Chúa nữa, bởi Thánh Thần là Đấng ban sự sống, cách riêng cho những tâm hồn nào tin vào lòng thương xót của Người.

     

    Tất cả mọi thiên tai dồn dập xẩy ra từ thế kỷ 20 tới đầu thế kỷ 21 này - động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, v.v. xẩy ra ở khắp nơi trên thế giới, nhất là đại dịch covid-19 toàn cầu chưa từng thấy trong lịch sử loài người hiện nay, là cái vạ con người phải gánh chịu. Bởi vì tội ác của con người văn minh tân tiến ngày nay đã lên tới tột độ, nhất là khi con người đã lên tới tuyệt đỉnh về văn hóa, ở chỗ, càng nhận biết mình cùng với các quyền lợi của mình, từ bán thế kỷ 20, khi Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, sau Thế Chiến Thứ II (1939-1945), được Liên Hiệp Quốc tuyên bố vào ngày 10/12/1948, càng sa đọa và băng hoại hơn bao giờ hết.

     

    Đúng thế, chính khi con người lên tới tuyệt đỉnh về văn hóa liên quan đến nhân quyền thì họ lại bắt đầu lao đầu xuống, xô nhau xuống theo cá nhân chủ nghĩa, hưởng thụ chủ nghĩa và hiện sinh chủ nghĩa, đến độ, họ tiến đến chỗ mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, y như thuở con người còn sống vào thời thượng, thời man di mọi rợ, hoàn toàn chỉ sống theo luật rừng. 

     

    Họ không đang xô nhau xuống khỏi tột đỉnh văn hóa nhân quyền là gì, không mạnh được yếu thua và cá lớn nuốt cá bé hay sao, ở chỗ, họ đã nhân danh nhân quyền để phá thai - mẹ người lớn giết con thơ ngay trong bụng dạ của mình, hay ở chỗ triệt sinh an tử và triệt sinh trợ tử - người mạnh khỏe giết người yếu bệnh, thành phần bị coi là bất lực và vô ích, cần phải loại trừ cho đỡ gánh nặng xã hội, hoặc ở chỗ cường quốc thực dân hóa nhược quốc và tiểu quốc, nơi để các cường quốc sử dụng chiêu bài viện trợ để tống đi những thặng dư thừa thãi về vũ khí hay lương thực, và bị các cường quốc lạm dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình, hay ở chỗ kẻ khôn lanh lừa kẻ quê mùa khờ dại bần cùng để bán đi làm nô lệ tình dục.

     

    Chính vì tội ác của con người đã quá tải, cả về số lượng lẫn phẩm chất như thế, họ mới đang sống trong một thời điểm được vị giáo hoàng đương kim Phanxicô, đến từ tận cùng trái đất là Á Căn Đình ở cuối Mỹ Châu, công khai tuyên bố "Đây là Thời Điểm Thương Xót" (6/3/2014 - với hàng giáo sĩ Roma). Chính Chúa Kitô, qua nữ tu Maria Faustina của mình thuộc Dòng Đức Bà Thương Xót ở Balan, vào thập niên 1930, thập niên thế giới đang xẩy ra cuộc đại suy thoái đầu tiên (1929-1939), để rồi được kết thúc bằng Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945), và giờ đây một cuộc đại suy thoái thứ hai, giống như lần đầu, cũng sẽ kéo dài cả chục năm, như chuyên viên về kinh tế đã tiên báo, gây ra bởi đại dịch covid-19 hiện nay, Người đã cảnh báo cho thế giới về thứ "ánh sáng" được chiếu soi thế gian ở "cuối đường hầm" như thế này:

     

    "Con hãy viết là trước khi Ta đến như một quan án công minh, thì trước tiên Ta đang đến như một Đức Vua Thương Xót. Trước ngày công lý xẩy ra, dân chúng sẽ được ban cho một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này:

     

    "Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt mất, và toàn thể trái đất bị tối tăm khủng khiếp bao trùm. Thế rồi dấu thánh giá xuất hiện trên bầu trời, và từ các khe hở của tay chân bị đóng đinh của Đấng Cứu Thế sẽ phát tỏa những ánh sáng cả thể soi sáng trái đất một thời gian. Điều này xẩy ra chẳng bao lâu trước ngày cùng tháng tận" (Nhật Ký - 83).

     

     

     

    image.png
     
     
     

     XIN ĐÓN ĐỌC TIẾP

     

     "Ánh sáng cuối đường hầm" sự sống

     

    1- Chúa Kitô: "Ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12)

    2- Giáo Hội: "Ánh sáng chư dân" (Lumen gentium)

    3- Kitô hữu: "Ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14)

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpA3oeqsb0SHiy18umTHq8MdXM%2Bwk7eRuuUcsEEnSdi%3DQ%40mail.gmail.com.
     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI- CHA TRÊN ĐỜI TÔI

Cha ở trên trời và trên đời tôi

— Người CHA duy nhất trong đời tôi là Đấng hiển linh, hiển trị, quyền uy, rất đỗi vô cùng yêu thương gia đình chúng tôi cùng luôn ngự ở trong trái tim chúng tôi. ÔNG là người Cha duy nhất mà tôi biết đến, mà tôi có. Nhưng tôi không buồn vì đã không có cha đẻ trong cuộc đời dù ông ấy đã từ chối không muốn nhận một đứa trẻ là tôi vì lý do gì đó?.

— Nên cứ mỗi năm đến ngày lễ Father’s Day thì tôi rất dửng dưng mà quay tất cả sự yêu thương dồn cho người chồng thủy chung của tôi. Yêu lắm nên đã chuẩn bị sẵn sàng, nhắn gởi các con làm gì thì làm, bận gì thì bận đến ngày lễ Father’s Day là phải có mặt tại nhà để chung vui và để tỏ lòng hiếu thảo với người cha hiền mà suốt đời chỉ có chăm lo cho chúng từng li từng tí một cho đến mãi ngày hôm nay.

— Phải nói rằng gia đình chúng tôi thì luôn nghèo nhưng Thiên Chúa nhân lành đã ban cho gia đình chúng tôi luôn có được hạnh phúc, luôn có nhau. Vì ngày nào trong gia đình chúng tôi cũng giống như là ngày lễ Father’s Day chớ không đợi phải chờ đến đúng ngày lễ cha thì mới gắng gượng mà bắt chúng đến để chung vui. Hoặc phải năn nỉ bởi chúng lấy đủ lý do bận việc mà không đến được … Có không?.

— Phải nói thật rằng bố của chúng con cái nhà này thì ổng yêu con cái hết mình, trong khả năng của ông. Vì từng đứa liền sau khi sanh ra, có mặt trên đời là đều có sự chuẩn bị kỹ càng của ông. Từng đứa con chào đời là được ông làm cho cuốn sổ nhật ký riêng từ khi sinh ra cho đến khi chúng được 1 năm tuổi.

— Trong cuốn sổ đó ông có ghi rõ từng chi tiết một là một ngày uống được bao nhiêu sữa mẹ, bao nhiêu sữa ngoài, bao nhiêu nước, xài tốn bao nhiêu tã?. Khi bị nóng sốt (hoặc khi mọc răng) thì ngày uống bao nhiêu thuốc, chần nước lạnh bao nhiêu lần, đêm đến thì sờ người, sờ trán và nhắc tôi cho chúng uống thuốc đủ chưa? v.v… Tuy dù tôi là mẹ ở nhà chăm chúng 24/24 nhưng vẫn thường bị ông la, trách vì nghĩ tôi không lo cho chúng kỹ càng theo như ông muốn.

— Ấy, sanh con cái ra đời thì người cha mẹ cần phải có trách nhiệm cùng bổn phận trên chúng chớ chúng có phải là cỏ cây đâu mà bảo rằng Trời sanh voi sanh cỏ?. Ai nhà có nuôi chó thì chúng ta cũng chăm nuôi đàng hoàng ngoài cái cho ăn, cho uống thì cũng cho chúng tình cảm, yêu thương thì hà huống gì con cái chúng ta đẻ ra nỡ nào lại bỏ bê mà không yêu thương, không chăm sóc, có phải?.

— Đối với con cái thì quan trọng hơn cả là khi chúng còn rất nhỏ nhưng đã học được và nhận được tất cả những gì cha mẹ chúng cho, nói và làm trên chúng. Cần nhất là cho chúng tình thương và sự quan tâm trực tiếp như tỏ lộ tình yêu rõ rệt của cha mẹ qua cái ôm hôn, lời nói khen thưởng khi chúng làm điều gì đúng, điều gì hay … Thì chúng sau này sẽ học biết mà trả hiếu lại cho cha mẹ bằng tình thương đong đầy.

— Còn như cha mẹ nào chọn yêu thương con cái mình bằng cách cho chúng đủ mọi thứ trên đời, mua bằng tiền bạc thì sau này chúng lớn lên khi cha mẹ già đi thì chúng cũng sẽ học biết cách y như thế để trả hiếu cho cha mẹ là cách chúng cũng mua lại cho cha mẹ đủ mọi thứ trên đời bằng tiền bạc, là cho cha mẹ vào ở trong viện dưỡng lão sang trọng bậc nhất chỉ trừ tình yêu thương.

— Thưa vì chúng học sao thì chúng biết vậy và làm y như vậy. Cũng bởi thế mà sau này những thế hệ tiếp nối cũng sẽ học theo và bắt chước y chang như vậy mà thôi. Bởi ai trên trần gian này cũng học biết rằng tất cả người giầu có đều có tiền mua được tất cả ngoại trừ TÌNH YÊU.

— Nhân ngày lễ Father’s Day thân chúc tất cả các người cha trong gia đình được hạnh phúc tràn trề, cùng những lời chúc thật cảm động của các con dành cho mình tận đáy lòng, quây quần bên nhau trong thức ăn được tự nấu nhưng vui thật là vui. Cùng các người cha có con cái thành công trên đời chúng mời ra nhà hàng ăn để trả hiếu, để cho bố những lời cảm ơn thật cảm động, thật chân tình. Kể cả những người bố đỡ đầu tinh thần và các cha (linh mục) rất thân thương trong đời của chúng ta.

— Chúc cho những người cha của chúng trẻ hiện đang cố gắng chu toàn trách nhiệm và bổn phận. Có công gieo hạt, vun xới và có công trồng trọt thì chẳng bao lâu những người bố này sẽ được gặt hái những gì mình gieo. Là có được những người con lớn khôn sau này chúng sẽ trả hiếu cho bố chúng bằng tất cả sự yêu thương vì bố đã hy sinh cho chúng rất nhiều và cho chúng có mặt trên đời.

— Chẳng những chỉ giáo dục cho chúng trở nên con cái tốt lành của Thiên Chúa mà còn làm gương sống tốt cho chúng thế hệ tương lai – Tất cả sẽ là thành phần ưu tú hữu ích cho gia đình, cho xã hội và cho giáo hội Chúa trên khắp toàn cầu. Nhưng trên hết tất cả, chúng ta cần nhớ đến Đấng duy nhất toàn năng, hằng hữu là Đức Chúa Trời; để tôn vinh, chúc tụng, ca khen một Thiên Chúa đã luôn nuôi dưỡng chúng ta cả xác, hồn.

— Lạy Thiên Chúa của yêu thương!
Chúng con hết thảy luôn cảm tạ, tri ân Người.
Vì chúng con luôn mãi cần được Người xót thương,
Gìn giữ, yêu thương và cứu rỗi tất cả linh hồn chúng con. Amen.

HAPPY FATHER’S DAY!.
 

**

Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai

18 tháng 6, 2020
 
————————————————————
 

*** Xin bấm vào mã số dưới đây để cùng hát:
https://www.youtube.com/watch?v=PpzML3waimw
(Con Cảm Ơn Cha)

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI- ĐTC - LỄ PHỤC SINH

Trực tiếp truyền hình Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Phục Sinh & Phép lành urbi et orbi Chúa Nhật 12-04-2020

 

Ngày 12/04, vào lúc 11 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh. Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành truyền thống Urbi et Orbi. Vatican News sẽ truyền hình trực tiếp với thuyết minh Tiếng Việt.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - LỄ MÌNH MÁU CHÚA

Người đã hiến Mình vì tôi

(Ga 6,51-58)

Tổng thống Mỹ Apraham Lincoln, vị anh hùng trong cuộc chiến tranh giải phóng nô lệ, bãi bỏ chế độ chủ nô và duy trì sự thống nhất của Hoa Kỳ. Ông bị ám sát vào tháng 4/1865. Thi hài ông được đưa về thủ đô Hoa Kỳ và tiểu bang Illinois. Dân chúng đón tiếp trọng thể trong vài tiếng đồng hồ. Trong đoàn người diễu hành đi theo linh cửu, có một phụ nữ da đen bồng đứa con trên tay. Khi đến gần thi hài vị tổng thống quá cố, bà mẹ liền nhấc cậu bé trên tay và nói với con cách trìu mến: “Con ơi! Hãy nhìn kỹ, nhìn kỹ đi, người này đã chết cho con đó”!

Than ôi, một anh hùng đã ngã gục; một con người mẫu mực đã nằm xuống; một nhân cách cao thượng đã vụt tắt như ngọn đèn trước gió chỉ vì một viên đạn vô hồn xuyên qua gáy. Thật là đau thương! Tuy nhiên, sự ra đi cuối cùng của vị tổng thống này đã ghi đậm dấu ấn trong lòng người dân, đặc biệt những người dân nô lệ. Vị tổng thống đã nằm xuống nhưng con dân vẫn mãi tưởng nhớ đến người.

Thưa anh chị em,

Ngày lễ trọng kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô hôm nay nhắc chúng ta nhớ về một Đấng đã hiến mình vì ta, Đấng ấy còn cao trọng hơn cả Apraham Lincoln; đó là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, sống giữa kiếp nhân như một người trần thế, Người lại còn hạ mình cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây thập giá vì chúng ta và để cứu độ chúng ta. Người đã chết nhưng đã sống lại vinh quang và mở ra cánh cửa hy vọng cho chúng ta. Trước khi về trời, Người đã lập nên Bí tích Thánh Thể để ban chính Thịt và Máu Người làm thần lương nuôi sống chúng ta. Chúng ta hãy dừng lại để suy về Bí Tích Thánh Thể như là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống người Kitô hữu.   

Thứ nhất, Bí Tích Thánh Thể là cuộc tưởng niệm tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Qua Bí Tích Thánh Thể, chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa; chúng ta tưởng niệm tình yêu Thiên Chúa đã dành cho chúng ta, tình yêu đã vực dậy chúng ta từ ‘đống bùn nhơ của tội lỗi’, cho chúng ta được khoác tấm áo mới đó là hồng ân cứu độ. Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa không còn là một ý niệm cao xa để con người mãi ngưỡng vọng nhưng là một Ngôi vị, là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, đã đồng cam cộng khổ với ta. Người tới gần đến nỗi con người đã bắt và đóng đinh Người vào thập giá nhưng cũng vì thế mà Người đã nên Đấng cứu chuộc chúng ta. Hay nói theo ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Thiên Chúa đã đứng ngang hàng với những người tội lỗi để liên kết với họ; muốn hạ mình xuống để đồng vị trí với họ; Người muốn đón nhận gánh nặng tội lỗi của cả nhân loại trên vai mình và mang tất cả xuống sông Gio-đan, mang vào cuộc sống của Ngài, để rồi hoàn tất nó bằng cái chết trên thập giá.[1] Mỗi khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta tưởng nhớ Đấng đã hiến mình cứu chuộc chúng ta.

Thứ hai, Bí Tích Thánh Thể là bữa tiệc cứu độ. Nơi bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta không ăn thịt chiên như dân Do Thái đã ăn trong lễ vượt qua ở thời Cựu Ước, nhưng chúng ta ăn chính Đức Kitô, là Thiên Chúa thật, được dọn ra cho chúng ta rước lấy. Và khi ta rước Mình và Máu Thánh là chúng ta được kết hợp mật thiết với Chúa và với cộng đoàn, được xoá bỏ mọi tội nhẹ và gia tăng ơn thánh hoá, được mạnh sức thêm mà chống trả các cơn cám dỗ cũng như sửa nết xấu, và được ơn bảo đảm hạnh phúc đời đời. Như vậy, dù còn ở dương thế nhưng nhờ được rước Mình và Máu Thánh Chúa, chúng ta được kết hợp mật thiết với Chúa, chính Chúa thần hóa chúng ta, biến đổi chúng ta.  

Để dễ hiểu, chúng ta lấy một ví dụ. Khi chúng ta ăn các thức ăn như thịt, cá, rau, củ, quả, chúng ta tiêu hoá nó; các dưỡng chất từ thực phẩm biến thành xương, thành thịt, tinh thần và tâm hồn chúng ta… chúng biến thành con người chúng ta. Trái lại, khi chúng ta rước Chúa trong Bí tích Thánh Thể, chính Chúa biến đổi chúng ta, chính Chúa thần hoá chúng ta và làm cho chúng ta nên giống Người. Chính vì vậy mà Thánh Irênê đã nói: “Thiên Chúa đã làm người để con người trở thành con Thiên Chúa”. Thật là diệu kỳ! Và đây là mầu nhiệm đức tin. Thánh Tôma Aquinô còn nói: “Không thể nhận biết bằng giác quan Mình Thật và Máu thật của Đức Kitô hiện diện trong Bí tích này nhưng chỉ bằng đức tin”. Vì thế, muốn hiểu và cảm được vị ngọt của bí tích này, chúng ta cần quỳ gối cầu xin Thiên Chúa ban đức tin cho chúng ta.

Thứa ba, Bí Tích Thánh Thể biến chúng ta thành chứng nhân loan báo Tin mừng cứu độ. Nhờ được kết hợp với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta cũng có thể kết hợp hay trở nên ‘thánh thể’ cho tha nhân: vợ chồng trở nên “thánh thể” cho nhau bằng sự dâng hiến và tôn trọng lẫn nhau; cha mẹ trở nên “thánh thể” cho con cái bằng sự ấp yêu; anh chị em trở nên thánh thể cho nhau bằng sự nhường nhịn và nâng đỡ nhau theo nghĩa “chị ngã em nâng”; các ban ngành trở nên ‘thánh thể’ cho nhau khi biết cùng nhau hợp tác để xây dựng Giáo họ, giáo xứ; và những người sống đời dâng hiến trở nên “thánh thể” cho nhau nhờ biết bảo vệ nhau, hầu làm cho cộng đoàn của mình trở nên thánh thiện, để lan toả tình Chúa cho giáo dân. Nếu làm được như thế, chúng ta đang sống và tưởng nhớ, tri ân Đấng đã hiến mình vì chúng ta và chúng ta đang trở nên chứng nhân loan báo Tin mừng cứu độ.

Kết luận: Tóm lại, khi mừng lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô hôm nay, chúng ta tưởng nhớ và tri ân Đấng đã chết treo thập giá để cứu độ chúng ta. Bí Tích Thánh Thể là sự kéo dài hy tế thập giá. Chính Mầu nhiệm tử nạn và phục sinh được hiện tại hóa mỗi ngày trên hy lễ bàn thờ qua bàn tay linh mục. Với Mình và Máu Thánh Chúa, chúng ta có lương thực bảo đảm trên hành trình tiến về nhà Cha. Và đang khi lữ hành dưới thế, xin cho chúng ta cũng biết trở nên quà tặng, nên ‘hiến tế’, nên ‘thánh thể’ cho tha nhân bằng đời sống bác ái yêu thương của chúng ta, mong mai ngày, chúng ta được hiệp hoan với Chúa trên quê trời.

 

[1] X.ĐGH Bênêđictô XVI, Đức Giê-su Thành Nazaret, phần I (nd. Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2013, tr. 45-46.

 Lm. Jos Đồng Đăng

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI -THỨ NĂM TUẦN THÁNH

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Thu, Apr 9 at 1:10 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN THÁNH TRONG MÙA DỊCH COVID-19

    Những cuộc chia ly nhiều lưu luyến

     

     

     

    Thứ Năm Tuần Thánh là một ngày của chia ly. Đức Giêsu, người Thầy yêu mến của các môn đệ, phải nói lời sau cùng với cả nhóm. Để chuẩn bị cho cuộc chia ly này, Đức Giêsu đã cho người sửa soạn một nơi khá riêng tư và kín đáo, chỉ có các thầy trò. (Lc 22,19). Đó là một phòng ăn rộng rãi ở trên lầu.

     

    Vì tính chất của buổi tối sau cùng ngày hôm ấy, nên phòng này còn được gọi là Nhà Tiệc Ly. Tuy không ở đó, nhưng chúng ta có thể mường tượng được qua lời kể của thánh sử Gioan, người đã ngồi cạnh Đức Giêsu trong bàn tiệc.

     

    Tôi muốn đề cập đến cuộc chia ly ấy, để thấy Thiên Chúa cũng có kinh nghiệm để chia sẻ nỗi đau với con người trong dịch bệnh lần này. Mỗi người chết vì Covid–19 có những cuộc chia ly với gia đình, bạn thân và các y bác sĩ. Có người chết trong cô quạnh chẳng kịp nói lời sau cùng với ai. Có người đang chịu nỗi đau quằn quại vì cơn bệnh đến nỗi không thể nói lời vĩnh biệt. Người thân cũng chẳng thể gặp mặt để tạm biệt lần cuối. Trong muôn vàn cách thế chia ly đó, mẫu số chung là những giọt nước mắt lăn dài trên má! Nỗi đau lòng, bất hạnh, khổ sở và niềm tuyệt vọng của những người còn sống cố tìm kiếm lý do giải thích.

     

    Chúa Giêsu của chúng ta cũng thế. Ngài biết giờ của Ngài sắp đến, giờ phải về với Chúa Cha. Ngài đã chuẩn bị cho giờ này rất lâu rồi. Ngài chuẩn bị cả một di chúc dài để trao cho các môn đệ. Bản di chúc ấy thánh Gioan đã cẩn thận ghi lại (x. Ga chương 13–17). Chúng ta có thể tóm gọn di chúc này trong vài từ chính yếu: phục vụ, tình yêu, bí tích Thánh Thể, Đấng Bảo trợ sẽ đến, Thầy Giêsu sẽ trở lại, v.v.

     

    – Rửa chân và tinh thần phục vụ trong mùa dịch:

     

    Trong mùa dịch, ước sao có nhiều người noi gương Đức Giêsu trong lúc này, cúi xuống phục vụ những ai nhiễm bệnh. Nhớ lại bài chia sẻ hôm ban phép lành ngoại thường cho toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến cầu nguyện và phục vụ âm thầm. Đó là những khí giới chiến thắng của chúng ta. Những người đang xả thân phục vụ trong những ngày tháng này là: các bác sĩ, y tá nam nữ, các nhân viên siêu thị, nhân viên vệ sinh, những người giúp việc gia đình, các nhân viên chuyên chở, các nhân viên công lực, những người thiện nguyện, các linh mục, nữ tu và bao nhiêu người khác. Họ thực sự đang cố gắng chia sẻ nỗi đau với bao người. Họ đang khóc với người khóc!

     

    – Nguồn sức mạnh nơi thánh lễ trực tuyến [online]:

     

    Chúng ta phải tham dự thánh lễ trực tuyến [online] tại nhà. Đó là Bí Tích mà Đức Giêsu đã lập trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Trong điều kiện ấy chúng ta cũng đang phải tạm chia ly với cộng đoàn giáo xứ, với nhà thờ thân yêu. Trong hoàn cảnh ấy, giáo dân và linh mục tin rằng Thiên Chúa cũng đang liên kết mỗi người nơi thánh lễ trực tuyến [online]. Dẫu sao, nhờ phương tiện truyền thông, thánh lễ vẫn có thể trở nên nguồn an ủi với mỗi người trong lúc này.

     

    –  Chúa Thánh Thần sẽ đến:

     

    Đó là lời hứa của Đức Giêsu dành cho các môn đệ. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Thánh Thần đã đến với nhân loại trong ngày lễ Ngũ Tuần. Hơn lúc nào hết, chúng ta cũng khẩn xin Ngài soi sáng cho các nhà nghiên cứu sớm tìm ra thuốc chủng ngừa và thuốc chữa trị. Chỉ khi đó người ta mới an tâm như chưa hề có cuộc chia ly. Khi ấy con người không phải khóc thương vì bệnh Covid–19 nữa. Xin Thánh Thần mau đến. Amen.

     

    Tiếc là chúng ta không thể đi vào chi tiết của những lời chia tay ngày hôm ấy. Thực tế cuộc chia ly này diễn ra khá dài, đủ giờ để Đức Giêsu nói với các môn đệ những gì cần thiết. Hằng năm chúng ta cũng được cử hành lại cuộc chia ly này. Khi đó vài lời di chúc của Thầy Giêsu cũng được Giáo Hội nhắc lại. Năm nay vì đại dịch Covid–19, chúng ta ở nhà cùng với nhau tham dự trực tuyến cuộc cử hành này.

     

    Chúng ta chẳng thể liệt kê nổi bao nhiêu cuộc biệt ly trong vội vã của người thân với các bệnh nhân. Khi nhiễm bệnh, họ được đem đi cấp cứu và tuyệt đối cách ly. Phần lớn là những người già cả. Chắc họ cũng có gia đình, con cháu và họ hàng. Khi virus tấn công, chắc không đủ thời gian để họ nói những lời cần thiết với người còn ở lại. Cuộc chia ly như thế luôn đọng lại nhiều nước mắt, hoài niệm và đau lòng cho cả hai bên. Biết sao được khi dịch bệnh đang lan tràn. Người ta chẳng biết khi nào mình phải bị cách ly hoặc nhập viện.

     

    Trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh này, chắc mỗi người dừng lại đôi chút để chiêm ngắm những cuộc chia ly như thế. Chúa cũng đau nỗi đau của con người; Ngài cũng buồn nỗi buồn của nhân loại. Tin Mừng không cho thấy các môn đệ hoặc Thầy Giêsu khóc. Họ có xao xuyến, nghẹn ngào và xúc động. Những dòng cảm xúc ấy đủ cho thấy tâm trạng của mỗi người trong lúc này. Đúng là lời nào buồn hơn phút chia tay! Nhất là chia ly trong vĩnh biệt!

     

    Hãy chia ly trong Chúa

     

    Giáo Hội hiểu việc cử hành Bí Tích Thánh thể không chỉ là để nhớ lại biến cố lịch sử Bữa Tiệc Ly, mà còn hiện tại hóa sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng đã chịu chết và sống lại. Theo ý nghĩa này, lúc nào chúng ta cũng có cuộc chia ly như thế. Lúc nào Đức Giêsu cũng đang hiến tế chính mình để cứu độ nhân loại. Trong niềm tin, chúng ta tin Đức Giêsu đang ở trong cuộc chia ly của nhiều người. Nơi đó, “giọt nước mắt sẽ nên nụ cười và tiếng hát vang dậy trời cao”.

     

    Cụ Nguyễn Du năm xưa viết rằng: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Năm nay và trong Tuần Thánh này, Đức Giêsu nói với mỗi người: “Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.” (Ga 16,20).

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

    Nguồn:  Truyền thông HĐGMVN

    ------------------------------------------------------------------------------------

     
    *MỜI QUÝ VỊ VÀ CAC BẠN SỐNG LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO THA NHÂN NHƯ CHÚA ĐÃ LÀM CHIỀU THỨ NĂM TUẦN THÁNH, TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID -19 NÀY.
     
       *MỜI ĐỌC THÊM NỘI DUNG # 13 VÀ 21 TRONG WEB:   www.ChiaseLoiChua.com
    ĐỂ SỐNG VÀ CHIA SẺ NHÉ !
    ------------------------------