9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -KẾTNG - CN20TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Tuesday, August 11, 2020

 

TN20a - Thiên Chúa thử thách niềm tin để chúng ta vượt qua mà tiến bộ hơn trong đời sống tâm linh

► Video: https://youtu.be/BC8NfPLqA7E

 

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 56,1.6-7:(6) Người ngoại bang nào gắn bó cùng Đức Chúa để phụng sự Người và yêu mến Thánh Danh, cùng trở nên tôi tớ của Người, (…) (7) đều được Ta dẫn lên núi thánh và cho hoan hỷ nơi nhà cầu nguyện của Ta. (…) Nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân.

 

  • Rm 11,13-15.29-32:(13) Tôi xin ngỏ lời với anh em là những người gốc dân ngoại (…) (30) Trước kia anh em đã không vâng phục Thiên Chúa, nhưng nay anh em đã được thương xót, vì họ (=người Do Thái) không vâng phục ;   (31) họ cũng thế : nay họ không vâng phục Thiên Chúa, vì Người thương xót anh em, nhưng đó là để chính họ cũng được thương xót.

 

  • TIN MỪNG: Mt 15,21-28

 

Đức Giêsu chữa con gái người đàn bà Canaan

 

(21) Ra khỏi đó, Đức Giêsu lui về miền Tia và Xi-đôn,  (22) thì này có một người đàn bà Canaan, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: «Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!»  (23) Nhưng Người không đáp lại một lời.

 

Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: «Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!»  (24) Người đáp: «Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi».  (25) Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: «Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!»  (26) Người đáp: «Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con». (27) Bà ấy nói: «Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống»  (28) Bấy giờ Đức Giêsu đáp: «Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy». Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.



CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Tại sao Đức Giêsu lại đối xử với người phụ nữ Canaan một cách có vẻ kém nhân bản như thế? Ta có nên bắt chước Ngài cư xử như thế với người ngoại giáo không?2. Đức Giêsu thử thách niềm tin người phụ nữ Canaan. Ngài có thử thách ta như vậy không? để làm gì? có cần thiết và ích lợi cho ta không?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Thái độ đạo sư của Đức Giêsu trong đoạn Tin Mừng này


Để hiểu thái độ của Đức Giêsu trong đoạn Tin Mừng này, ta nên đặt Ngài ở vị thế của một đạo sư Đông phương chứ không phải của một người thông thường. Các đạo sư Đông phương nhiều khi có những cách hành xử khác thường, với mục đích giáo dục (cho một bài học) hoặc thử thách (gây khó khăn) người đệ tử. Đó không phải là những hành động Ngài muốn làm gương để mọi người bắt chước. 

 

Chẳng hạn thiền sư Đơn Hà chẻ tượng Phật trong chùa ra làm củi để sưởi vì đệ tử kiếm củi không ra. Mục đích của ông không phải để các đệ tử từ nay cứ thế mà bắt chước ông, mà để dạy cho họ biết Phật không phải là những bức tượng bằng vật chất, mà là một thực thể sinh động và thiêng liêng ở ngay trong tâm hồn của mỗi người, như Kinh Phật viết: «Tức Tâm tức Phật». Ông làm thế vì thấy các đệ tử quá chú trọng vào những nghi thức bề ngoài trước tượng Phật, mà quên đi bổn phận quan trọng hơn rất nhiều là phải ý thức tâm mình mới là Phật đích thực, và phải tu tâm, tức tập sống cho xứng với phẩm giá cao quí đó.



2.  Giải thích tình huống trong bài Tin Mừng

 

Đức Giêsu và và môn đệ lúc này đang ở miền Tia và Xiđôn, không thuộc vùng đất của Do Thái. Đây là một dịp tốt khiến Ngài ý thức lại sứ mạng loan báo Tin Mừng cho dân ngoại và cứu độ họ. Còn Canaan là một trong những tên cũ của Palestin, vốn là một dân tộc thù nghịch với Dân Do Thái từ thời các tổ phụ. Ban đầu, Thiên Chúa hứa cho Abraham vùng đất của dân Canaan (x. St 12,6-7; 15,18), và dân Do Thái đã phải chiến đấu rất cam go –khi thắng khi bại– với họ để chiếm lấy đất ấy (x. Xh 23,23-24; Gs 3,10; Tl 1,9-10). Thái độ cố hữu của người Do Thái là tỏ ra không ưa người Cana, nếu không muốn nói là ghét và khinh bỉ họ. Thái độ lãnh đạm, khó chịu và muốn xua đuổi của các tông đồ đối với người phụ nữ Canaan là một điển hình: xem ra các ông chẳng có cảm tình với bà. Trong bài Tin Mừng này, người phụ nữ Canaan đại diện cho dân ngoại.

 

Tâm tình của Đức Giêsu đối với bà này không phải giống như các tông đồ hay người Do Thái, vì Ngài cũng có sứ mạng đối với dân ngoại, nên Ngài cũng rất yêu thương họ. Nhưng Ngài lại tỏ thái độ xem ra không thân thiện lắm đối với bà này vì Ngài có dụng ý của Ngài. Thái độ của Ngài là một sứ điệp chủ yếu cho các tông đồ và người Do Thái hơn là cho bà ấy. Ngài chỉ muốn thử thách bà ấy một chút thôi.



3.  Thái độ và chủ ý của Đức Giêsu

 

Người phụ nữ Canaan này có đứa con gái bị quỷ ám, đương nhiên là đáng thương. Bà xin Ngài chữa cho con bà. Nhưng Ngài lại nói với các môn đệ : «Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ítraen mà thôi» (Mt 15,24). Thực ra Tin Mừng và ơn cứu độ là dành cho mọi người, mọi dân tộc, nhưng trước tiên là dành cho dân Do Thái, sau mới tới các dân tộc khác. Tuy nhiên, mỗi sự mỗi việc đều có thời điểm của nó. Vào thời điểm Đức Giêsu nói câu này, Tin Mừng và ơn cứu độ đang ở giai đoạn dành cho người Do Thái. Chính Ngài đã từng ra lệnh cho các môn đệ: «Tốt hơn, anh em hãy đến với các con chiên lạc nhà Ítraen» (Mt 10,6). Nhưng sẽ tới thời điểm Đức Giêsu ra lệnh cho các ông: «Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ …» (Mt 28,19).  

 

Đối với các môn đệ, Đức Giêsu muốn chuẩn bị báo trước cho các ông sơ đồ sự việc sẽ xảy ra: Tin Mừng và ơn cứu độ được Ngài rao giảng ưu tiên cho người Do Thái, và sau đó người Do Thái có nhiệm vụ đem Tin Mừng và ơn cứu độ ấy đến với muôn dân. Nhưng sơ đồ ấy đã không xảy ra, vì chính người Do Thái đã từ chối ưu tiên ấy. Dụ ngôn những tá điền sát nhân (x. Mt 21,33-46; Mc 12,1-12; Lc 20,9-19), và dụ ngôn tiệc cưới (x. Mt 22,1-14; Lc 14,15-24) nói lên sự từ chối ấy. Vì thế, Tin Mừng và ơn cứu độ được đem ra rao giảng cho dân ngoại. Thánh Phao-lô cũng nói lên điều ấy trong thư Rôma 9,25-33. 

 

Đức Giêsu đến với người Do Thái, nhưng nói chung họ đã không tin Ngài, thậm chí đã giết Ngài. Trái lại, chính dân ngoại lại tin vào Ngài, và vì thế họ được cứu độ. Điều quan trọng để được cứu là họ phải tin vào Ngài, điều này được chứng tỏ trong việc Ngài cứu con gái người phụ nữ Canaan có niềm tin rất đáng trân trọng này.

 

Đức Giêsu, với tư cách một đạo sư, đã thử thách lòng tin của người phụ nữ Canaan. Vả lại, qua việc biểu lộ niềm tin của bà ta, Ngài cũng muốn cho các môn đệ thấy rằng: ai tin vào Ngài, dù là dân ngoại, đều được Ngài xót thương và cứu độ. Chính vì thế, Ngài đã nói với bà những lời mà khi nghe ta cũng phải chạm tự ái thay cho bà, và có thể ta thầm trách Đức Giêsu đã quá tàn nhẫn, hoặc đã quá coi thường dân ngoại. Vì ví dân Do Thái như con cái trong nhà (=con người), còn dân ngoại như chó (=thú vật) chỉ đáng ăn đồ thừa của con cái, thì quả thật là quá đáng! Nhưng Ngài cố ý nói như thế để thử thách niềm tin của bà chứ không phải Ngài khinh bỉ bà như thế. Vả lại, Đức Giêsu chỉ làm phép lạ khi người ta biểu lộ niềm tin. Ngài không thể làm phép lạ cho họ khi họ không tin (x. Mt 13,58). Người phụ nữ Canaan này đã tỏ ra niềm tin, lòng khiêm nhường và sự kiên nhẫn rất đáng khen, chính vì thế, bà đã được toại nguyện.



4.  Thiên Chúa thử thách để củng cố và thánh hóa ta

Trong cuộc đời, rất nhiều khi ta bị hay được Thiên Chúa thử thách, nghĩa là Ngài cố tình để ta lâm vào cảnh đau khổ, cùng khốn, khó khăn. Cả cuốn sách về ông Gióp trong Kinh Thánh nói lên sự thử thách có thể tới mức rất khủng khiếp của Ngài. Và thái độ của Đức Giêsu đối với người phụ nữ Canaan là một thí dụ. Nhưng cuộc thử thách nào cũng phát xuất từ tình thương vô biên của Ngài đối với ta. Vì thử thách trong một mức độ nào đó là rất cần thiết để giúp con người tiến bộ, phát triển đức độ hoặc tài năng. Qua thử thách ta mới được rèn luyện nên vững vàng, bản lãnh. Và nhờ có thử thách ta mới chứng tỏ được đức tin, đạo đức, tài năng hay bản lãnh của ta tới mức độ nào. 

 

Vì thế, Thiên Chúa luôn luôn thử thách con người, nhất là những người yêu mến Ngài và được Ngài yêu mến, những người Ngài đã tuyển chọn và kêu gọi, mục đích là để họ thăng tiến và xứng đáng hưởng vinh quang (x. Rm 8,30). Đến nỗi thánh Têrêxa Avila khi bị thử thách quá độ đã phải kêu lên: «Chúa đối xử với bạn thân của Chúa như vậy, hèn chi Chúa ít bạn thân là phải!» Vì thế, ta hãy tạ ơn Chúa khi được Ngài thử thách. Thử thách xong mà lại được toại nguyện như người phụ nữ Canaan thì thử thách đó cũng đáng mong ước!



5.  Hãy rút kinh nghiệm bài học lịch sử

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói với các tông đồ: «Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ítraen mà thôi» (Mt 15,24). Thiên Chúa và Đức Giêsu đã dành cơ hội ưu tiên cho người Do Thái trong việc tiếp nhận Tin Mừng và ơn cứu độ. Nhưng lịch sử cho thấy chính người Do Thái đã từ chối ưu tiên ấy: thậm chí hiện nay đa số người Do Thái trên thế giới vẫn còn giữ đạo của Môsê, hay đạo của Cựu ước. Vì thế, các tông đồ đã quay sang rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, tức những người ngoài Do Thái thời đó. Và «dân ngoại» đã tiếp nhận Tin Mừng của Đức Giêsu, đã trở thành Kitô hữu, và hiện nay đã chiếm tới 1/3 thế giới, tức khoảng hơn 1 tỷ người, trong đó có chúng ta.

 

Hiện nay, các Kitô hữu –chiếm 1/3 thế giới– đã thay thế dân Do Thái trong việc làm cầu nối giữa Thiên Chúa với thế giới, và có nhiệm vụ đem Tin Mừng đến cho 2/3 thế giới còn lại. Bài học lịch sử từ sự kiện dân Do Thái từ chối ưu tiên mà Thiên Chúa dành cho họ khiến chúng ta phải coi chừng kẻo chính chúng ta, Giáo Hội Công giáo hiện nay, lại đi vào chính vết xe đã đổ ấy. Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống ba «điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, tình thương và thành thật» (Mt 23,23), là ba điểm cốt yếu về thực hành trong Do Thái giáo hay Kitô giáo. Nhưng rất có thể là chính người Kitô hữu lại coi thường những điều cốt yếu ấy để quan trọng hóa những điều phụ thuộc như các lễ nghi, những hình thức bề ngoài… không khác gì các Pharisiêu thời trước (Mt 23,13-32; Mc 12,40; Lc 11,39-48; 20,47). Đang khi ấy, rất có thể người ngoài Kitô giáo lại sống những điều quan trọng ấy hơn chúng ta. 

 

Thật thế, nhiều tín đồ các tôn giáo khác sống tốt hơn chúng ta về những điều ấy. Vì thế, một cách nào đó, chúng ta không đáp ứng được điều Thiên Chúa chờ mong nơi chúng ta, là trở thành cầu nối giữa Ngài và thế giới, mà còn lại từ chối sự ưu tiên trong việc lãnh nhận ơn cứu độ vì cách sống thiếu tình thương của mình. Hãy cẩn thận để tránh vết xe đi trước đã đổ.



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, xin cho con học được những bài học mà Đức Giêsu đã muốn cho con học qua cách hành xử của Ngài đối với người phụ nữ Canaan. Xin cho con nhận ra tình thương của Cha trong những cơn thử thách, những khi gặp khó khăn đau khổ, vì mục đích của Cha khi thử thách là muốn con thăng tiến hơn trên con đường hoàn thiện. Xin cho con trở thành cầu nối vừa giới thiệu vừa đem Cha đến với những người sống chung quanh con. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Đức tin tạo nên sức mạnh tinh thần để thành công trong đời sống tâm linh và trần thế

(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/08/tn20b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 6:33 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

ĐÀO TAO MÔN ĐỆ - THÁNH MARIA MA-DA-LE-NA

  •  
    Kristie Phan
    Tue, Aug 11 at 9:29 AM
     
     
     
     
     
     
    CHÂN DUNG THÁNH  NỮ MARIA MAĐALÊNA
     
       Thánh Maria Mađalêna (hoặc Maria Mácđala, Mai Đệ Liên) được cả Công giáo, Chính thống giáo, Anh giáo, và Tin lành Luther tôn kính là một vị thánh, lễ nhớ ngày 22-7 hằng năm.  Các Giáo hội Tin lành khác tôn kính bà là nữ anh hùng đức tin.  Chính thống giáo Đông phương cũng kính nhớ bà vào Chúa nhật Myrrh-bearers (người mang dầu thơm).
        Tên “cúng cơm” của Thánh Maria Mađalêna là Μαρία (Maria), và người ta thường chấp nhận ở dạng Latin được viết là Μαριὰμ (Mariam).  Tên Maria rất phổ biến trong thời Chúa Giêsu vì liên quan việc cai trị thời Hasmonea và các triều đại Hêrôđê.
        Tuy nhiên, bà bị tai tiếng vì bà bị hiểu lầm là “người phụ nữ tội lỗi” đã khóc và xức dầu thơm chân Chúa Giêsu.
        Thực ra Maria Mađalêna (Hy ngữ: Μαρία ἡ Μαγδαληνή) là một phụ nữ đạo đức và can đảm.  Trong Tân ước, Thánh Maria Mađalêna được coi là người phụ nữ quan trọng thứ nhì sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.  Bà đồng hành với Chúa Giêsu cùng với các Tông đồ.  Bà hiện diện trong hai thời điểm quan trọng nhất của Chúa Giêsu: Chịu đóng đinh và phục sinh.  Trong 4 Phúc Âm, tài liệu lịch sử cổ xưa nhất nhắc đến tên bà, ít nhất 12 lần, hơn cả các Tông đồ khác.  Phúc Âm diễn tả bà là người đủ can đảm nên mới có thể đứng bên Chúa Giêsu trong thời gian Ngài chịu khổ nạn, chịu chết và sau đó.
        Trong Tân ước, Chúa Giêsu đã trừ bảy quỷ và chữa bệnh cho bà (x. Lc 8:2; Mc 16:9), đôi khi được hiểu là các chứng bệnh phức tạp.  Bà nổi bật nhất trong những ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên thế gian.  Khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, bà có mặt ở đó với Ngài, trong giây phút khủng khiếp nhất, và bà đã than khóc Ngài.  Sau khi các Tông đồ “bỏ của chạy lấy người”, trừ Thánh Gioan Tông đồ, bà vẫn ở bên Chúa Giêsu.  Khi an táng Chúa Giêsu, bà là người duy nhất được kể tên trong cả 4 Phúc Âm khi biết Chúa Giêsu phục sinh và chính bà là nhân chứng đức tin.  Ga 20:11-18 và Mc 16:9 xác nhận bà là người đầu tiên gặp Chúa Giêsu phục sinh.  Bà có mặt vào ngay giây phút đầu tiên mà sau đó biến đổi Tây phương.  Bà là “Tông đồ đối với các Tông đồ”, một cách nói kính cẩn mà thần học gia Augustine (Chính thống giáo, thế kỷ IV) đã dành cho bà, và những người thời Giáo hội sơ khai cũng nói về bà như vậy.
        Mặc dù ngày xưa bà bị mang tai tiếng khi người ta mô tả trong tôn giáo, nghệ thuật, văn chương, và cả những cuốn sách và các bộ phim mới đây, như The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci), ngày nay người ta cũng đồng ý điều này: “Không có chứng cớ Kinh Thánh nào chứng tỏ bà là gái điếm, người vợ, người mẹ, hoặc người yêu bí mật.”
        Trong cả 4 Phúc Âm, Thánh Maria Mađalêna hầu như luôn được phân biệt với các phụ nữ khác tên là Maria bằng cách thêm chữ Mađalêna vào tên bà.  Theo truyền thống, điều này có nghĩa bà là người vùng Mađalêna, một thành phố thuộc Tây duyên hải Galilê.  Lc 8:2 nói rằng bà thực sự được gọi là Mađalêna.  Theo tiếng Do thái, Mađalêna (Migdal, מגדל) nghĩa là “tháp”, “thành lũy”; theo tiếng Aram, Mađalêna nghĩa là “tháp” hoặc “được nâng lên, cao cả, nguy nga.”  Các bản văn truyền thống Do Thái nói: “Miriam, hamegadela se’ar nasha” – Maria, người bện tóc phụ nữ (Hagigah 4b; x. Shabbat 104b), có thể nói Maria Mađalêna phục vụ như một người thợ làm tóc (kiểu làm đầu, uốn tóc ngày nay).
       Trong Phúc Âm theo Thánh Gioan, Thánh Maria Mađalêna cũng được nhắc tới bằng tên Maria ít nhất là 2 lần.  Các văn bản không chính thức khác thì dùng tên Maria, Maria Mađalêna, hoặc Mađalêna.
         Ngày nay, hầu như người ta đồng ý điểm quan trọng: Người ta cho rằng Thánh Maria Mađalêna là “gái điếm sám hối”, đó là vô căn cứ.  Tuy nhiên, Thánh Maria Mađalêna vẫn bị lầm lẫn với các phụ nữ khác cũng tên Maria và vài phụ nữ nặc danh vẫn bị coi là phụ nữ phạm tội ngoại tình.  Người ta đồng hóa Maria Mađalêna với nữ tội nhân vô danh nào đó (thường biết đến là phụ nữ ngoại tình) trong trình thuật Lc 7:36-50.  Mặc dù Thánh Maria Mađalêna được nhắc tên trong cả 4 Phúc Âm, nhưng không lần nào nói bà là gái điếm hoặc tội nhân.  Tân ước không hề có “gợi ý” nào nói bà là một cô gái làng chơi hoặc một phụ nữ trắc nết.  Các học giả đương đại đã phục hồi “danh tiếng” cho Thánh Maria Mađalêna là người dẫn dắt quan trọng của Kitô giáo thời sơ khai.
        Nhiều thế kỷ qua, Công giáo Tây phương dạy rằng Thánh Maria Mađalêna là người được nói tới trong các Phúc Âm vừa là Maria ở Bêthania vừa là “người đàn bà tội lỗi” xức dầu thơm chân Chúa Giêsu (Lc 7:36-50).  Khái niệm về Thánh Maria Mađalêna là gái điếm sám hối đã phổ biến qua nhiều thế kỷ, ít là từ Ephraim người Syria (thế kỷ IV), Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả (thế kỷ VI), nhiều họa sĩ, văn sĩ và các nhà chú giải Kinh Thánh cũng theo xu hướng đó.  Từ thế kỷ XII, Abbot Hugh ở Semur (qua đời năm 1109), Peter Abelard (qua đời năm 1142), và Geoffrey ở Vendome (qua đời năm 1132) đều nhắc tới Thánh Maria Mađalêna là người tội lỗi và được tặng danh hiệu “apostolarum apostola” (Tông đồ đối với các Tông đồ), danh hiệu này trở thành phổ biến trong các thế kỷ XII và XIII.
        Do đó, hình ảnh cô-gái-điếm-sám-hối trở thành “đặc điểm” bị gán cho Thánh Maria Mađalêna trong nghệ thuật và văn chương tôn giáo ở Tây phương.  Vì hiểu sai về bà nên trong nghệ thuật, người ta thường vẽ bà mặc áo hở cổ, lả lơi, thậm chí có họa sĩ còn vẽ bà khỏa thân bên chiếc sọ đầu lâu với bình dầu thơm, và một tay cầm Thánh Giá, hoặc là một phụ nữ xa lánh mọi người để sám hối nơi hoang địa.
        Sự đồng hóa đó là do Công giáo Tây phương, có trong bài giảng của Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả vào khoảng năm 591.  Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả được coi là một trong những người ảnh hưởng nhất và trở thành giáo hoàng.  Trong các bài giảng nổi tiếng của ngài về Thánh Maria Mađalêna, giảng tại Rôma, ngài đã xác định Mađalêna không chỉ là phụ nữ tội lỗi trong Phúc Âm theo Thánh Luca, mà còn là Maria ở Bêthania, chị của Matta và Ladarô; chính bảy quỷ được Chúa Giêsu trục xuất “đã tạo thành 7 tội trọng, và Maria Mađalêna bắt đầu bị kết án không chỉ vì tội dâm dục mà còn vì tội kiêu ngạo và tham lam.  Bài giảng của Thánh GH Grêgôriô Cả về Phúc Âm theo Thánh Luca đã tạo thành cách hiểu chính thức của Giáo hội về Thánh Maria Mađalêna, cho rằng bà là phụ nữ “alabaster jar” (gái điếm).
        Trong bài giảng XXXIII, Thánh GH Grêgôriô Cả nói: “Bà [Maria Mađalêna] là người mà Thánh Luca gọi là phụ nữ tội lỗi, Thánh Gioan gọi là Maria, chúng ta tin là Maria được trừ bảy quỷ trong Phúc Âm theo Thánh Máccô.  Bảy quỷ này biểu hiện điều gì, nếu không phải là các thói hư?  Anh chị em thân mến, rõ ràng là phụ nữ này trước đó đã xức thơm thân xác cô bằng những hành động bị cấm.  Do đó điều cô biểu hiện càng khiếm nhã hơn, nhưng nay cô dâng cho Chúa bằng động thái đáng khen.  Cô đã ham muốn bằng con mắt trần tục, nhưng nay cô ăn năn bằng nước mắt.  Cô đã xõa tóc che mặt, nhưng nay cô dùng tóc lau khô nước mắt.  Miệng cô đã nói những điều kiêu ngạo, nhưng nay cô dùng miệng hôn chân Chúa, cô đặt miệng mình lên chân Đấng Cứu Thế.  Do đó, đối với mỗi niềm vui, cô đã có trong lòng, nay cô hy sinh chính mình.  Cô biến tội lỗi thành nhân đức để phục vụ Thiên Chúa hoàn toàn trong sự ăn năn.
      
    Với điều này, tác giả Susan Haskins viết trong cuốn “Mary Magdalene: Myth and Metaphor” (Maria Mađalêna: Huyền thoại và Ẩn dụ): “Cuối cùng, hình ảnh xung đột của Thánh Maria Mađalêna cũng được sáng tỏ… sau gần 140 năm.
        Năm 1969, trong triều đại giáo hoàng của Chân phước Phaolô VI, Tòa Thánh không phê bình về nhận xét của Thánh GH Grêgôriô Cả, mà chỉ bỏ điều đó bằng cách tách biệt người phụ nữ tội lỗi trong Phúc Âm theo Thánh Luca với bà Maria ở Bêthania và Maria Mađalêna qua Sách lễ Rôma.
        Do đó, tai tiếng vẫn cứ “lờn vờn” bị gán cho Thánh Maria Mađalêna.  Sau thời gian quá lâu, cách tin này trở thành “thâm căn cố đế” không chỉ trong Giáo hội Tây phương mà còn trong một số Giáo hội Tin lành đã từng theo truyền thống Công giáo Rôma.
       Cách hiểu sai về Thánh Maria Mađalêna là cô-gái-điếm-sám-hối vẫn được nhiều văn sĩ và họa sĩ hồi thập niên 1990.  Thậm chí ngay cả ngày nay, cách hiểu sai đó vẫn được truyền bá.  Điều đó được phản ánh trong bộ phim của Martin Scorsese – phỏng theo tiểu thuyết “Cơn Cám Dỗ Cuối Cùng của Đức Kitô” (The Last Temptation of Christ) của Nikos Kazantzakis, trong phim “Phúc Âm theo Chúa Giêsu Kitô” (The Gospel According to Jesus Christ) của José Saramago, trong “Siêu Sao Giêsu Kitô” của Andrew Lloyd Webber, trong “Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô” của Mel Gibson, trong “Màu Thập Giá” (Color of the Cross) của Jean-Claude La Marre,và trong “Sách Sự Sống” (The Book of Life) của Hal Hartley.
        Vì hiểu sai về Thánh Maria Mađalêna là gái điếm nên người ta mới chọn bà làm bổn mạng của “các phụ nữ hư hỏng”, vì có một truyền thuyết lâu đời trong Giáo hội nói rằng bà là người phụ nữ tội lỗi vô danh đã xức dầu chân Chúa Giêsu được thuật lại trong Lc 7:36-50, và viện tế bần Mađalêna đã được thành lập để “cứu vớt” các chị em từ nhà thổ.  Bà còn được coi là bổn mạng của những người bị vu khống.
        Thánh sử Luca cho biết: “Đức Giêsu rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa.  Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh.  Đó là bà Maria gọi là Maria Mađalêna, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Gioanna, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác nữa.  Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ” (Lc 8:1-3).
        Lúc Chúa Giêsu chịu khổ hình và phục sinh, Thánh Maria Mađalêna đã có mặt bên Chúa Giêsu.  Trong số những người theo Chúa Giêsu chỉ có bà được nói rõ tên là nhân chứng ba sự kiện quan trọng: Chúa Giêsu chịu khổ nạn, Chúa Giêsu chịu mai táng, và ngôi mộ trống.  Mc 15:40, Mt 27:56 và Ga 19:25 nói đến Thánh Maria Mađalêna là nhân chứng khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn, cùng với các phụ nữ khác.  Thánh Luca không nêu tên nhân chứng, nhưng nói: “Đứng đàng xa, có tất cả những người quen biết Đức Giêsu cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Galilê; các bà đã chứng kiến những việc ấy” (Lc 23:49).  Thánh Máccô nói: “Còn bà Maria Mađalêna và bà Maria mẹ ông Giôxết, thì để ý nhìn xem chỗ họ mai táng Người” (Mc 15:47), và Thánh Matthêu nói: “Còn bà Maria Mađalêna và một bà khác cũng tên là Maria ở lại đó, quay mặt vào mồ” (Mt 27:61).  Lc 23:55 cho biết: “Cùng đi với ông Giô-xếp, có những người phụ nữ đã theo Đức Giê-su từ Ga-li-lê.  Các bà để ý nhìn ngôi mộ và xem xác Người được đặt như thế nào.  Ga 19:39-42 mô tả: “Ông Nicôđêmô cũng đến.  Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu ban đêm.  Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương.  Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái.  Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai.  Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.
        Thánh Máccô, Matthêu và Gioan đều nói Thánh Maria Mađalêna là nhân chứng đầu tiên đối với việc Chúa phục sinh.  Ga 20:1 cho biết Thánh Maria Mađalêna mô tả việc thấy ngôi một trống.  Mc 16:9 nói: “Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mađalêna, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ.  Thánh sử Mátthêu cho biết: “Sau ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng mộ” (Mt 28:1).
        Sau khi thuật lại cho các Tông đồ biết Chúa Giêsu đã phục sinh, Thánh Maria Mađalêna không được nhắc đến trong Tân ước nữa.  Bà cũng không được nhắc tên trong sách Công vụ, và “số phận” bà vẫn không được tài liệu ghi lại và không được “minh oan.  Có phải vì vậy mà bà cứ bị hiểu lầm là “người phụ nữ tội lỗi” chăng?
           Đa số các học giả Kinh thánh ngày nay đều chứng tỏ rằng không có nền tảng Kinh thánh nào để lẫn lộn hai phụ nữ này.  Maria Magđalêna, nghĩa là Maria ở Magđalêna, là người mà Chúa Giêsu đã đuổi “bảy quỷ” (Lc 8:2).  Maria Mađalêna là một trong những người “giúp Chúa Giêsu và Nhóm Mười Hai.  Bà là một trong những người đứng bên Thánh giá với Đức Mẹ.
     
    Linh mục W.J. Harrington, Dòng Đa Minh, viết trong cuốn “Chú giải Công giáo mới” (New Catholic Commentary): “Bị bảy quỷ ám không có nghĩa là Thánh Maria Mađalêna đã sống cuộc đời vô luân, một kết luận chỉ đạt được bằng cách lầm lẫn với phụ nữ vô danh trong Lc 7:36”.  Linh mục Edward Mally, Dòng Tên, viết trong cuốn “Chú giải Kinh thánh của Thánh Giêrônimô” (Jerome Biblical Commentary): “Bà (Maria Mađalêna) KHÔNG là phụ nữ tội lỗi trong Lc 7:37, mặc dù có truyền thống lãng mạn Tây phương đã nói về bà.
       Hy vọng Thánh Maria Mađalêna sẽ không còn bị “mang tiếng” và không còn bị chúng ta hiểu lầm như xưa nay nữa!
     
    Lạy Thánh nữ Maria Mađalêna, xin thương nguyện giúp cầu thay. Amen.
     
    Trầm Thiên Thu
     
    Mary_Magdalene_with_Jesus.jpg
     
    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SuyNiemHangNgay1" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/suyniemhangngay1/CAFUfFd_xyYZBqb46ohkt2jmaVjYtUTfMBvpu4Ys8d9KLma_iQQ%40mail.gmail.com.


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    •  
      CHÂN DUNG THÁNH NỮ MARIA MAĐALÊNA.docx
      164.2kB

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -TINHCAO- CN19TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sat, Aug 8 at 12:55 PM
     
     
    Chúa Nhật 19 TN-A


    THAM DỰ BỮA TIỆC Lời Chúa
    KẺ HÈN TIN, TẠI SAO MÀ NGHI NGỜ!?

    Bài Ðọc I: 1 V 19, 9a. 11-13a

    "Ngươi hãy ra đứng trên núi trước tôn nhan Chúa".

    Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.

    Trong những ngày ấy, khi Êlia đã lên núi Horeb của Thiên Chúa, ông trú ẩn trong một cái hang... Có lời Chúa phán cùng ông rằng: "Hãy ra đứng trên núi trước tôn nhan Chúa". Bỗng Chúa đi qua; có một cơn gió mạnh xé núi non và nghiền nát đá trước mặt Chúa; nhưng Chúa không ở trong gió bão. Sau trận gió bão thì đất động; Chúa cũng không ở trong cơn động đất. Sau cơn động đất thì có lửa; nhưng Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa thì có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe thấy, Êlia liền lấy áo choàng che mặt lại, đi ra đứng ở cửa hang.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14

    Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con (c. 8).

    Xướng: 1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán báo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong Ðất Nước chúng tôi. - Ðáp.

    2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống. - Ðáp.

    3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và Ðất Nước chúng con sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Ngài. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Rm 9, 1-5

    "Tôi đã ước ao được loại khỏi Ðức Kitô vì phần ích anh em của tôi".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, tôi xin nói thật trong Ðức Kitô, tôi không nói dối: lương tâm tôi làm chứng cho tôi trong Thánh Thần: là tôi buồn phiền quá đỗi, lòng tôi hằng đau đớn luôn. Chính tôi đã ao ước được loại khỏi Ðức Kitô vì phần ích anh em của tôi, là những thân nhân của tôi về phần xác. Họ đều là người Israel, họ được quyền làm nghĩa tử, được vinh quang, giao ước, lề luật, việc phượng tự và lời hứa: các tổ phụ cũng là của họ, và bởi các đấng ấy mà Ðức Kitô sinh ra phần xác, Người là Thiên Chúa trên hết mọi sự, đáng chúc tụng muôn đời.Amen.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Ga 1, 14 và 12b

    Alleluia, alleluia! - Ngôi lời đã làm người và đã ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 14, 22-33

    "Xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện một mình. Ðến chiều, Người vẫn ở đó một mình. Còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió.

    Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: "Ma kìa!", và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ!" Phêrô thưa lại rằng: "Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy". Chúa phán: "Hãy đến!" Phêrô xuống khỏi thuyền, bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: "Lạy Thầy, xin cứu con!" Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: "Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?" Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Reflection on Matthew 14:22-33 | New Life Narrabri

     

    Suy Nghiệm Lời Chúa

    CỨ YÊN TÂM! THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!

     

     

    Một khi tiến tới chỗ "gặp gỡ nhau" đến độ "hôn nhau âu yếm" thì...



    Trong suốt cuộc đời trần thế của mình, "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) là để tỏ mình "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), để "ai tin vào Người thì không bị chết song được sự sống đời đời" (Gioan 3:16), "ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ được quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), đúng như câu Alleluia hôm nay xướng lên trước Bài Phúc Âm.

    Thế nhưng, về ngôn từ, Người không bao giờ tự động tự xưng mình "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", vì liên quan đến giáo quyền Do Thái giáo, cũng như Người không bao giờ tự mình công khai xưng mình rằng "Ta là vua dân Do Thái", vì liên quan đến chính quyền của đế quốc Roma. Đó là lý do chẳng lạ gì Người hay ngăn cấm cả thành phần được Người chữa lành lẫn ma quỉ tiết lộ về Người!

    Tuy nhiên, về việc làm, Người liên lỉ tìm cách và lợi dụng mọi sự để ngấm ngầm chứng thực Người "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", chẳng những chính yếu ở chỗ Người không bao giờ làm theo ý riêng của Người mà là ý Đấng đã sai Người: "Người đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập tự giá" (Philiphê 2:8); "cho dù là Con nhưng Người đã biết tuân phục nơi những gì phải chịu để khi thành toàn Người trở nên căn nguyên cứu độ cho tất cả những ai tín phục Người" (Do Thái 5:8-9), mà còn bằng giáo huấn siêu việt đầy uy thế của Người cũng như bằng quyền năng chữa lành của Người, bao gồm cả quyền năng của Người trên thiên nhiên tạo vật nữa, như trong Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy.

    Đúng thế, sau khi tỏ mình cho chung dân Do Thái và riêng các môn đệ tông đồ của mình bằng phép lạ bánh hóa ra nhiều, như được Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật tuần trước thuật lại, Chúa Giêsu còn muốn tỏ mình ra cho riêng thành phần môn đệ tông đồ của Người một cách đặc biệt hơn nữa, khiến cho các vị nói chung và tông đồ Phêrô nói riêng càng tin vào Người hơn.

    Người tỏ mình ra cho chung các môn đệ tông đồ, như Bài Phúc Âm hôm nay thuật lại:
     

    "Khi dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện một mình. Ðến chiều, Người vẫn ở đó một mình. Còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió. Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: 'Ma kìa!', và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: 'Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ!'... Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: 'Thật, Thầy là Con Thiên Chúa'".

     
    Người tỏ mình ra cho riêng tông đồ Phêrô, cũng được cùng Bài Phúc Âm thuật lại ngay sau đó như thế này:

    "Phêrô thưa lại rằng: 'Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy'. Chúa phán: 'Hãy đến!' Phêrô xuống khỏi thuyền, bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: 'Lạy Thầy, xin cứu con!' Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: 'Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?' Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng".

    Sở dĩ tông đồ Phêrô lúc đầu tin tưởng vào Chúa, nhưng sau đó "khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống", là vì ngay lúc bấy giờ vị tông đồ hăng hái này, như Chúa Giêsu sau đó cho biết lòng chàng đã tỏ ra "nghi ngờ", ở chỗ chàng bị ngoại cảnh chi phối, không còn nhìn thẳng vào Chúa nữa, mà chỉ nhìn vào tạo vật hay vào chính biến cố xẩy ra quanh mình. Thực tế sống đạo cũng cho thấy như vậy, ở chỗ, nếu chúng ta là nạn nhân mà chỉ nhìn vào phạm nhân thì chỉ muốn trả thù, cho đến khi nhìn lên Thiên Chúa mới cảm thấy bình an và có thể tha thứ.

    Thật vậy chàng tông đồ Phêrô vì bị ngoại cảnh chi phối, đến độ đã lấn át được cả đức tin ban đầu của chàng, nên chẳng lạ gì chàng đã bị mất bình an nội tâm, là chính nơi Chúa tỏ mình ra cho từng tâm hồn như "tiếng gió hiu hiu" mà Tiên Tri Êlia "vừa nghe thấy, liền lấy áo choàng che mặt lại, đi ra đứng ở cửa hang" ở Bài Đọc 1 hôm nay. Các hiện tượng đáng sợ bên ngoài (như "gió bão", "động đất" và "lửa" trong Bài Đọc I) chỉ là hiện tượng hay dấu báo Chúa đến, chứ không phải dấu hiệu Chúa hiện diện, Chúa ở trong, Chúa tỏ mình ra, như nơi "tiếng gió hiu hiu" mà tâm hồn nào biết "đóng cửa lại" (Mathêu 6:6) mới có thể nghe thấy "những gì thì thầm bên tai" (Mathêu 10:27).

    Sự kiện "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan 4:24) tỏ mình ra nơi Người Con hóa thành nhục thể của Ngài, "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14) và việc con người "thuộc hạ giới" tin tưởng chấp nhận Người là tất cả mạc khải thần linh của Ngài, đã được cảm nghiệm thấy và diễn tả một cách rất chính xác như là một cuộc "gặp gỡ nhau" và như là một tác động "hôn nhau âu yếm", được Bài Đáp Ca hôm nay diễn tả ở câu thứ 2:

    "Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống". "Lòng nhân hậu" và "đức công minhlà những gì thuộc về thượng giới "từ trời nhìn xuống", còn "đức trung thành" và "sự bình an" là những gì từ con người, ở nơi con người, nên thuộc hạ giới - "từ mặt đất".

    Một khi cuộc "gặp gỡ nhau" giữa Thiên Chúa là thần linh, Đấng đã tỏ hết mình ra nơi Đức Giêsu Kitô Con của Ngài và tâm hồn hết lòng tin tưởng vào Ngài cũng như vào Đấng Thiên sai của Ngài lên tới tột đỉnh, đến độ như thể "hôn nhau âu yếm" thì tâm hồn lên tới bậc hiệp sinh chất ngất của linh đạo Kitô giáo này có thể dám hy sinh tất cả, thậm chí hy sinh cả chính phần rỗi của mình nữa cho ơn cứu độ của Chúa Kitô vì tha nhân, như chính cảm nghiệm tận tuyệt này của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đối với dân riêng Do Thái của ngài trong Thư gửi Giáo đoàn Rôma  Bài Đọc 2 hôm nay:

    "Anh em thân mến, tôi xin nói thật trong Ðức Kitô, tôi không nói dối: lương tâm tôi làm chứng cho tôi trong Thánh Thần: là tôi buồn phiền quá đỗi, lòng tôi hằng đau đớn luôn. Chính tôi đã ao ước được loại khỏi Ðức Kitô vì phần ích anh em của tôi, là những thân nhân của tôi về phần xác. Họ đều là người Israel, họ được quyền làm nghĩa tử, được vinh quang, giao ước, lề luật, việc phượng tự và lời hứa: các tổ phụ cũng là của họ, và bởi các đấng ấy mà Ðức Kitô sinh ra phần xác, Người là Thiên Chúa trên hết mọi sự, đáng chúc tụng muôn đời. Amen".


    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFjZYQ%3D7yEmoqP2Pd11yr-qK_HpYKOcAkgTXCVxAN20jMw%40mail.g
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CẢM HỨNG NÊN THÁNH

  •  
    phung phung
     
    Mon, Aug 10 at 10:40 AM
     
     
     
     
     
     

    CARLO ACUTIS – NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG NÊN THÁNH CÁCH MỚI MẺ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

    Đăng trong 08/10/2020 bởi phun5264
    Lm Trần Chính Trực
    CARLO ACUTIS – NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG NÊN THÁNH CÁCH MỚI MẺ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

    Bạn có biết? Ngày 10/10/2020 sắp tới đây, được ĐGH Phanxico chọn là ngày tuyên phong Chân phước cho Đấng Đáng kính Carlo Acutis – vị thiếu niên mất ở tuổi 15. Vậy Carlo Acutis là ai? Cuộc đời nên Thánh của vị thiếu niên này có gì đặc biệt? Làm thế nào để người trẻ cũng có thể nên Thánh như Carlo?

    1. Tiểu sử & những điều đặc biệt về Carlo Acutis.

    Carlo Acutis sinh ngày 03/05/1991 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, mất ngày 12/10/2006 tại Monza, Milan, Ý (hưởng dương 15 tuổi). Cha mẹ anh làm việc ở London, sau khi con trai họ chào đời vào tháng 9 năm 1991, họ chuyển đến định cư ở Milan. Khi còn nhỏ, anh đã sùng kính Mẹ Thiên Chúa và đọc kinh mân côi thường xuyên như một dấu hiệu của lòng sùng kính đối với Chúa và Đức Mẹ. Carlo được rước lễ lần đầu lúc 7 tuổi tại tu viện S. Ambrogio ad Nemus. Anh có thói quen suy tư, cầu nguyện trước nhà tạm như cách trò chuyện với Chúa trước hoặc sau Thánh lễ và xưng tội mỗi tuần một lần.

    Khi học tập tại trường trung học ở Milan (được các thầy Dòng Tên tại Istituto Leone XIII bảo trợ), những người xung quanh đều biết anh có niềm đam mê đặc biệt với máy tính. Niềm đam mê đó khiến Carlo lập một trang web riêng vào năm 2005, khi chỉ mới 14 tuổi. Từ đó mọi người biết đến anh như là một thiếu niên Công giáo người Ý, với việc ghi lại các phép lạ Thánh Thể trên khắp thế giới và liệt kê tất cả chúng lên trang web do chính anh tạo ra trong những tháng trước khi qua đời vì bệnh bạch cầu. Anh mắc chứng bệnh bạch cầu trước đó và đã từng bày tỏ nỗi đau của mình cho cả Giáo hoàng Benedict XVI và cho Giáo hội Hoàn vũ rằng “Con xin dâng tất cả những đau khổ mà tôi sẽ phải chịu cho Chúa, cho Giáo hoàng và Giáo hội”. Trong quá trình điều trị, có lần bác sĩ hỏi Carlo đau nhiều không và anh trả lời rằng “Có những người còn đau hơn cháu nhiều”. Carlo qua đời vào ngày 12 tháng 10 năm 2006 lúc 6:45 sáng do bệnh bạch cầu và được chôn cất tại Nhà thờ Đức Mẹ ở Assisi theo nguyện vọng của anh.

    Cũng trên trang web đó, mọi người hiểu hơn về các việc lành thánh thiện của Carlo qua:

    – Phương châm sống: Sùng kính sâu sắc đối với Bí tích Thánh Thể, như một phần chính yếu trong cuộc đời mình, chọn các vị Thánh dưới đây làm kim chỉ nam cuộc đời mình: Thánh Phanxicô thành Assisi, Thánh Ss. Francisco và Jacinta Marto, Thánh Dominic Savio Saint Tarcisius, Thánh Bernadette Soubirous.

    – Sở thích cá nhân như: biên tập phim và truyện tranh Thánh, đi du lịch nhưng đặc biệt thích đến thăm Assisi, đi hành hương đến các địa điểm của tất cả các phép lạ Thánh Thể được biết đến trên thế giới (nhưng sức khỏe ngày càng tồi tệ đã ngăn cản dự định này của Anh).

    – Những dòng anh viết như: “Chúng ta càng rước nhiều Thánh Thể, chúng ta càng trở nên giống Chúa Giêsu, để mọi người trên mặt đất này được biết trước về thiên đàng”; “Thánh Thể là “đại lộ” dẫn đến Thiên Đàng”; “Nguồn mạch khởi tạo website của Carlo đến từ sáng kiến trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền giáo và loan báo Tin Mừng của Chân phước Giacomo Alberione”.

    Sau đó, ĐHY Angelo Comastri, nguyên giám quản đền thờ thánh Phêrô và giám đốc thành Vatican, và Đức cha Raffaello Martinelli, chánh Văn phòng Giáo lý của Bộ Giáo lý Đức tin đã giúp tổ chức triển lãm ảnh lưu động về tất cả các địa điểm làm phép lạ Thánh Thể để vinh danh anh. Kể từ đó, triển lãm đã có mặt trên hàng chục quốc gia khác nhau trên khắp năm châu lục.

    2. Tiến trình phong Chân Phước:

    – Năm 2013, tại một cuộc họp, Hội đồng Giám mục Lombard đã chấp thuận đơn thỉnh cầu về nguyên nhân phong thánh được đưa ra.

    – 15/02/2013-24/11/2016: Đức Hồng y Angelo Scola khai mạc quy trình mở cuộc điều tra cấp giáo phận.

    – 13/05/2013: Lời giới thiệu chính thức về nguyên nhân được đưa ra và Carlo Acutis trở thành Tôi tớ của Chúa.

    – 05/07/2018: Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận cuộc đời nhân đức anh hùng của Ngài và phong ngài là Đấng Đáng kính.

    – 14/11/2019: Các chuyên gia y tế đã chấp thuận một phép lạ từ Ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận phép lạ này trong một sắc lệnh vào ngày 21 tháng 2 năm 2020 cho phép Carlo Acutis được phong chân phước tại Assisi vào năm 2020. (Phép lạ dẫn đến việc tuyên phong chân phước cho Carlo liên quan đến phép lạ chữa lành một em bé ở Brazil bị bệnh hiếm gặp bẩm sinh).

    – Carlo Acutis sẽ được phong chân phước tại Vương cung thánh đường Giáo hoàng Thánh Phanxicô ở Assisi vào thứ Bảy, lúc 4 giờ chiều, ngày 10 tháng 10 do Đức Hồng y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Phong thánh chủ sự.

    Trong Christus vivit, Tông huấn được công bố sau Thượng hội đồng Giám mục năm 2018 về giới trẻ, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhắc đến Carlo như một gương mẫu thánh thiện trong thời đại kỹ thuật số. Chính sự vươn lên trong nghịch cảnh bằng đời sống thánh thiện, khả năng công nghệ – cũng là sức mạnh của Carlo và người trẻ ngày nay, đã truyền cảm hứng để Ban MVGT Sài Gòn cùng nhóm Catholic Design chọn Ngài như một Người trẻ truyền cảm hứng cách đặc biệt cho giới trẻ Việt Nam; từ đó cho ra đời cuộc thi nhiếp ảnh “Cùng Carlo bắt trọn khoảnh khắc”, hướng tại ngày lễ phong Chân phước cho Đấng Đáng Kính Carlo.

    Image may contain: 1 person
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -KẾT- ĐÚC TIN CẦN THIẾT

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

Sunday, August 9, 2020

Chúa Nhật 19 TN A - Đức tin cần thiết thế nào khi cầu nguyện? 

► Video: https://youtu.be/RGIs7N7cLKc

ĐỌC LỜI CHÚA

  • 1V 19,9a.11-13a:(11) (…) Đức Chúa không ở trong cơn gió bão. (…) Đức Chúa không ở trong trận động đất. (12) (…) Đức Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa có tiếng gió hiu hiu. (13) Vừa nghe tiếng đó, ông Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang.
  •  Rm 9,1-5:(3) Giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Đức Kitô, thì tôi cũng cam lòng.
  • TIN MỪNG: Mt 14,22-33

Đức Giêsu đi trên mặt nước

(22) Khi ấy, Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. (23) Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. (24) Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. (25) Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. (26) Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: «Ma đấy!», và sợ hãi la lên. (27) Đức Giêsu liền bảo các ông: «Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!» (28) Ông Phêrô liền thưa với Người: «Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài». (29) Đức Giêsu bảo ông: «Cứ đến!» Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. (30) Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: «Thưa Ngài, xin cứu con với!» (31) Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: «Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?» (32) Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. (33) Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: «Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!»

CHIA SẺ 

Câu hỏi gợi ý:

1. Khi cầu nguyện, ta có làm gì ích lợi cho ai đâu! Tại sao người Kitô hữu lại coi cầu nguyện là cần thiết?

2. Cầu nguyện thường xuyên một thời gian mà không thấy mình tiến bộ về tâm linh, không thấy mình nhận được sức mạnh, không thấy tâm hồn bình an vui tươi, thì phải làm gì? Liệu mình đã thật sự gặp Chúa khi cầu nguyện chưa? 

3. Niềm tin vào Thiên Chúa đóng vai trò gì khi cầu nguyện? Tại sao? 

Suy tư gợi ý:

  1. Cầu nguyện có cần thiết không?

    «Giải tán họ xong, Người lên núi một mình cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình» (Mt 14,23). Bài Tin Mừng cho thấy: cuộc đời Đức Giêsu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động và cầu nguyện. Nghĩa là Ngài không chỉ hoạt động cũng không chỉ cầu nguyện, mà cả hai luân phiên nhau. Nhưng cầu nguyện để làm gì? Vì hoạt động thì rõ ràng đem lại lợi ích cho mọi người, còn cầu nguyện có vẻ như chẳng làm gì cả, như vậy thì lợi ích cho ai? Các sách Tin Mừng cho thấy Đức Giêsu cầu nguyện một mình rất nhiều lần (x. Mc 1,35; 6,45; Lc 5,16; Mt 26,36-44…), và Ngài cũng khuyên các tông đồ cầu nguyện như Ngài (x. Mt 26,41; Lc 21,36). Chắc chắn cầu nguyện phải rất cần thiết và đem lại nhiều ích lợi thì Đức Giêsu mới cầu nguyện nhiều và khuyên các tông đồ hãy cầu nguyện như vậy.

    2.  Cầu nguyện, một hình thức «sạc pin» tâm linh

    Một vài minh họa giúp ta hiểu được vai trò của cầu nguyện:

    a) Mục đích của bình ắc-quy là để phóng điện hầu làm sáng bóng đèn, làm động cơ quay, tạo nên những phản ứng hóa học, khởi động máy, v.v… nói chung là sinh một lợi ích nào đó. Nhưng ắc-quy không thể cứ phóng điện hoài, vì điện phóng một thời gian là hết, không phóng được nữa. Nếu muốn tiếp tục phóng điện để sinh lợi ích, thì phải «sạc điện». Sạc điện xem ra vô ích, chẳng tạo ích lợi trực tiếp, nhưng hết sức cần thiết để ắc-quy có thể tiếp tục hoạt động.

    b) Khi đóng đinh, người ta phải nâng búa lên và đập xuống, rồi lại nâng búa lên và đập xuống nữa. Cứ vậy cho đến lúc chiếc đinh lún xuống hoàn toàn. Chỉ động tác đập xuống mới làm đinh lún, còn động tác nhấc lên có vẻ như hoàn toàn vô ích, nhưng phải nói rằng nó tuyệt đối cần thiết. Nếu không nhấc búa lên, không ai có thể đập búa xuống lần thứ hai, và như thế đinh chỉ lún xuống một chút xíu, và như thế là không đạt yêu cầu.

    Cầu nguyện xem ra chẳng lợi ích gì cả, nhưng quả thật nó là một điều tối cần thiết cho những ai muốn hoạt động hữu hiệu cho Thiên Chúa, cho nhân loại, cho tha nhân, và cho sự phát triển tâm linh của bản thân. Cầu nguyện chính là tiếp xúc với Thiên Chúa, nguồn của mọi năng lực, nhất là sức mạnh tâm linh để yêu thương và mạnh dạn dấn thân cho Thiên Chúa và tha nhân, để củng cố đức tin vào Thiên Chúa và tự tin vào chính mình, để được khôn ngoan, sáng suốt, nhận định chính xác điều nào điều nào đúng điều nào sai, điều nào chính điều nào phụ trong mọi lãnh vực hoạt động (tâm linh cũng như trần thế), để tâm hồn được bình an và tràn ngập niềm vui, v.v… 

    Thiếu sức mạnh tâm linh ấy, con người giống như một bình ắc qui hết điện, hay như những bóng đèn và động cơ không nhận được nguồn điện, khiến mọi hoạt động của họ chỉ còn được thúc đẩy bởi những động lực tự nhiên như: «đói thì đầu gối phải bò», ham được tiếng khen, muốn được danh vọng, v.v… Những động lực này vẫn cần thiết và có ích cho sự sống tự nhiên, nhưng không ích lợi cho sự sống siêu nhiên hay tâm linh. 

    Nói tới đây, thiết tưởng mỗi người chúng ta cần tự xét xem sự sống siêu nhiên hay tâm linh của mình thế nào? có phát triển hay còn èo ọt?

    3.  Cầu nguyện đích thực tất nhiên phải nhận được sức mạnh từ Thiên Chúa

    Bản chất của cầu nguyện là tiếp xúc thật sự với Thiên Chúa, và nhờ đó tiếp nhận được năng lực (tâm lực, trí lực, thể lực, sự an vui…) từ nơi Ngài. Cầu nguyện không phải chỉ là đọc kinh, dự thánh lễ, lãnh nhận các bí tích, rước lễ… Tất cả những cách thức cầu nguyện vừa kể chỉ là một số trong rất nhiều phương tiện hay cách thức để tiếp xúc với Thiên Chúa. Tuy nhiên, vẫn có thể có những người đọc kinh, dự thánh lễ, thậm chí rước Mình Máu Thánh Đức Giêsu vào lòng mà không phải là cầu nguyện, vì họ không thật sự gặp gỡ hay tiếp xúc với Thiên Chúa. Trái lại, cũng có những trường hợp người ta thật sự gặp gỡ hay tiếp xúc với Thiên Chúa mà không cần phải dùng những cách thức vừa kể.

    Muốn biết mình có thật sự cầu nguyện, nghĩa là có thật sự gặp gỡ Thiên Chúa hay không, ta chỉ cần xem mình có nhận được sức mạnh từ nơi Ngài hay không, và đời sống có biến đổi thật sự sau khi cầu nguyện không. Vì càng tiếp xúc thân mật với Thiên Chúa, thì càng nhận được sức mạnh tâm linh của Ngài. Nhờ đó, đời sống tâm linh của ta tất yếu phải thay đổi, chẳng khác gì một người nghèo càng nhận được nhiều tiền thì đời sống vật chất hay kinh tế của người ấy tất nhiên phải thay đổi. Không thể khác được! Chính Đức Giêsu cũng được biến đổi khi cầu nguyện (x. Lc 9,29). Rất nhiều người đã được biến đổi tâm hồn khi tiếp xúc với Đức Giêsu: như Mátthêu, Giakêu, Mađalêna, người phụ nữ Samari, v.v… Vì thế, không thể có trường hợp thật sự gặp gỡ hay tiếp xúc với Ngài một thời gian mà lại không nhận được sức mạnh của Ngài, và không được Ngài biến đổi nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn. 

    Nếu sau cả một thời gian cầu nguyện mà không thấy mình được biến đổi về tâm linh, không nhận được sức mạnh, bình an và niềm vui sâu xa, thì ta cần phải nghiêm túc xét lại xem cách thức cầu nguyện của ta có thật sự giúp ta tiếp xúc với Thiên Chúa không.

    4.  Vai trò của đức tin khi cầu nguyện

    «Thấy Người đi trên mặt biển, các môn đệ hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy!", và sợ hãi la lên. Đức Giêsu liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!"» (Mt 14.26-27). Một trong những đặc tính căn bản của Đức Giêsu là, khi ta gặp được Ngài, Ngài làm cho tâm hồn ta được bình an, Ngài tiêu hủy mọi nỗi sợ hãi của ta. Khi gặp các tông đồ, Ngài hay nói: «Bình an cho anh em!» (Lc 24,36; Ga 20,19; 20,21; 20,26). Và bình an của Ngài là thứ bình an «không ai lấy mất được» (Ga 16,22).

    Khi gặp được Đức Giêsu, Phêrô tin tưởng rằng nếu đó chính là Thầy mình thật, ắt Ngài có thể cho mình đi trên mặt nước giống như Ngài. Và quả thực ông đã đi được trên mặt nước. Nhưng đức tin của ông vào Ngài không vững, nên khi thấy gió thổi, ông sợ, và lập tức bị chìm xuống nước (x. Mt 14,29-30). Thì ra việc ông đi trên nước được không chỉ do quyền năng của Đức Giêsu, mà còn do đức tin của ông vào Ngài nữa. Tin Mừng cho biết: tại Nadarét, «Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin» (Mt 13,58). Khi chữa ai khỏi bệnh, Ngài thường nói: «Đức Tin của anh đã cứu anh» (Mt 9,22; Mc 5,34; Lc 8,48; 17,19). Để được cứu rỗi cũng vậy, chính Đức Giêsu cứu ta, nhưng chính ta cũng phải tin vào Ngài thì Ngài mới cứu ta được. Đó chính là điều kiện tối yếu về phía ta. Tương tự, đức tin của ta vào Thiên Chúa cũng đóng một vai trò không thể thiếu được khi cầu nguyện để Ngài có thể làm điều gì đó cho ta, như ban bình an, ban sức mạnh, hay biến đổi ta.



    CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, xin dạy con biết cầu nguyện đích thực, nghĩa là dạy con tiếp xúc với Cha thật sự, để nhờ đó nhận được sức mạnh của Cha. Rất nhiều khi con đọc kinh, dâng lễ, rước lễ chẳng khác gì một cái máy, trí óc con không hề nghĩ đến Cha mà chỉ tập trung vào những nhu cầu mà con muốn xin Cha thỏa mãn. Con chỉ có vẻ cầu nguyện, chứ không phải là cầu nguyện đích thực. Xin Cha hãy dạy con cầu nguyện đích thực.

 

Nguyễn Chính Kết