9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH ANRE NGƯ PHỦ LƯỚI NGƯỜI

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sun, Nov 29 at 3:45 PM
     
     


    Thứ Hai 30/11/2020 – Thứ Hai tuần 1 mùa vọng – THÁNH ANRÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính. – Ngư phủ lưới người.

    LỜI CHÚA: Mt 4, 18-22: CAC NGƯƠI HÃY THEO TA!

    Khi ấy, nhân lúc Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông, cả hai đang thả lưới dưới biển, vì hai ông là ngư phủ. Người bảo hai ông rằng: "Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta". Lập tức hai ông bỏ lưới đó mà theo Người.

    Ði xa hơn một đỗi, Người lại thấy hai anh em khác là Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan em ông đang vá lưới trong thuyền với cha là Giêbêđê. Người cũng gọi hai ông. Lập tức hai ông bỏ lưới và cha mình mà đi theo Người

    SUY NIỆM 3: Thánh Anrê

    Chúa đã chọn các tông đồ để tiếp nối sứ mạng rao giảng Tin Mừng và góp tay vào công trình cứu độ của Thiên Chúa. Chúa tuyển chọn các tông đồ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội. Chúa chọn các tông đồ với ơn huệ nhưng không của Ngài. Chúa muốn chọn ai tùy ý Chúa.

    Thánh Anrê

    Theo tiếng Hy Lạp, Anrê có nghĩa là trượng phu và thanh nhã. Thánh Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Anrê và một tông đồ khác với Chúa Giêsu. Thánh nhân đã đáp trả lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành ngư phủ lưới người ta". Anrê và Phêrô đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu. Thánh Anrê đã được nhắc nhớ nhiều lần trong các sách Tin Mừng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã nói tiên tri về thành thánh Giêrusalem, Anrê đã thắc mắc hỏi Chúa Giêsu khi nào thì sẽ xẩy ra như lời Chúa nói. Sau khi Chúa sống lại, các tông đồ nghe lời Chúa ở lại Giêrusalem để lãnh nhận Chúa Thánh Thần và sau đó ra đi loan báo Tin Mừng. Sử liệu ít ghi lại về công cuộc truyền giáo của các ngài nơi nhiều vùng đất, nơi nhiều nước trên thế giới. Nhưng có đoạn viết đã tường thuật về cuộc tử đạo của thánh Anrê tông đồ. Thánh nhân đã dứt khoát không chịu để cho người ta thương ngài xin quan tha chết cho ngài. Ngài đã dứt khoát chịu chết để được nên giống Chúa Giêsu. Chúa đã chấp nhận lời ngài kêu xin, Ngài đã không chịu khuất phục quan lãnh sự Akai và chấp nhận cái chết như lời Chúa Giêsu đã nói: "Khi nào Ta được giương cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta". Thánh nhân đã được Chúa cho đội mũ triều thiên công chính. Giáo chủ thành Alexandrie năm 357 đã đem hài cốt Ngài về Constantinople.

    Lời cầu nguyện

    Vì muốn nên giống Chúa Giêsu, thánh nhân đã liều mình, hy sinh chịu chết: "Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu" (Ga 15,13). Thánh nhân đã cảm nghiệm sâu xa lời: "vì Người mà tôi chịu đau khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi" (2Tm 2,9). Và như thế, Ngài cảm nghiệm: Ðức Giêsu, Ðấng"chúng ta sẽ cùng hiển trị với Người, nếu Ta kiên tâm chịu đựng" (2Tm 2,12).

    Lạy Chúa, hôm nay chúng con mừng kính thánh Anrê, người ngư phủ đã tin Ðức Giêsu là Ðấng Mêsia và mau mắn giới thiệu cho em mình. Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp mà củng cố niềm tin của chúng con để chúng con cũng chia sẻ niềm tin của mình cho những người chúng con gặp gỡ. (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Anrê, tông đồ).

    (Lm. Nguyễn Hưng Lợi)
    Kính chuyển:
    Hồng
     -------------------------------------

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CAC THÁNH TỬ ĐẠO VN

  •  
    Dominic Minh Anh
    ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ: CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
    "Phải Từ Bỏ Chính Mình Để Theo Thầy" (Luca 9, 23-26)
     
     
    Tue, Nov 24 at 3:40 AM
     
     
    image.png
    Quý Anh Chị có thể đọc Lời Chúa lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thứ Ba tuần XXXIV TNA tại đây: http://www.giaodantanthaison.com/tin-chinh/loi-chua-moi-ngay/loi-chua-le-cac-thanh-tu-dao-viet-nam-2411.html
    hoặc sách Maccabê, Đáp ca, thư Rôma và Tin Mừng ở đây:

    Lời Chúa trong sách Ma-ca-bê quyển thứ hai. 2 Mcb 7,1.20-23.27b-29

    Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm. Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: “Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con thần khí và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình.”

     

    Bà nói với người con út: “Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ.” Đó là Lời Chúa.

    Đáp ca Tv 125,1-2ab.2cd-3.4-5.6 (Đ. c.5)

    AI NGHẸN NGÀO RA ĐI GIEO GIỐNG, MÙA GẶT MAI SAU KHẤP KHỞI MỪNG.

     

    1* Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về,

    ta tưởng mình như giữa giấc mơ.

    Vang vang ngoài miệng câu cười nói,

    rộn rã trên môi khúc nhạc mừng.

     

    2* Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán:

    “Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay !”3Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !

    Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.

     

    3* Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con về,

    như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam.5Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,

    mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

     

    4* Họ ra đi, đi mà nức nở,

    mang hạt giống vãi gieo;

    lúc trở về, về reo hớn hở,

    vai nặng gánh lúa vàng.

     

    Lời Chúa trong thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma. Rm 8,31b-39

    Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta? Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta. Đó là Lời Chúa.

    Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca. Lc 9,23-26

    Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.” Đó là Lời Chúa.

     

    trước khi đọc bài chia sẻ trong Attachment.

     

    Have a nice day.
     
    God bless,
     
    fr. minhanh

     

    --
    HUẾ, ĐẤT THÁNH.docx
    21.2kB

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - NẠN SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Nov 15 at 11:22 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    CẦU MONG THOÁT KHỎI SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC - GB. Bùi Tuần

    1.

    Cuối năm cũ và đầu năm mới là dịp hồi tâm, với mục đích bỏ cái xấu để có cái tốt.

    Hồi tâm của tôi là lui vào thinh lặng, đặt mình trước thánh nhan Chúa, và xét mình.

    2.

    Cái xấu, mà tôi coi là nguy hiểm nhất hiện nay là suy thoái đạo đức.

    Đạo đức là lãnh vực bao la bát ngát, trong đó đạo đức nhân bản được coi là nền tảng, thế mà nền tảng đó lại đang trong tình trạng bị suy thoái.

    3.

    Nhân bản suy thoái ở nhiều điểm. Ở đây chỉ xin nói về ba điểm:

    Một là lễ phép.

    Hai là lòng biết ơn.

    Ba là tính chân thực.

    4.

    Lễ phép sơ đẳng nhất là biết chào hỏi, biết kính trên nhường dưới, biết nhã nhặn với mọi người.

    Biết ơn là biết khiêm tốn cảm ơn, biết đền ơn, biết ghi ơn, biết nhớ ơn.

    Chân thực là tránh vô cảm, bôi bác, hình thức và gian dối, để sống thành thực với tránh nhiệm và lương tâm lành mạnh.

    5.

    Biết trân trọng và bảo vệ những nét đẹp trên đây của nhân bản, sẽ được kể là đi trên con đường tốt.

    Còn nếu coi thường nhân bản, thì là dấu sa vào một nguy cơ tai hại với hậu quả khó lường.

    6.

    Một hậu quả xấu dễ thấy chính là sự bất an. Người suy thoái đạo đức nhân bản sẽ bất an trước. Rồi tới đâu họ cũng gây bất ổn cho nơi đó.

    7.

    Bất an trong mình, bất ổn xung quanh, đó sẽ là một khủng hoảng về niềm tin. Nhất là đó sẽ có thể bùng lên những bất ngờ gây tang tóc, hỗn loạn và chết chóc.

    8.

    Suy thoái về đạo đức nhân bản có thể làm cho con người dần dần mất tính người, sẽ trở thành man rợ, dã man.

    9.

    Nếu, chẳng may, tình trạng suy thoái đạo đức nhân bản lại được coi là hướng phát triển bền vững của một nền văn minh, một hệ thống chính trị, một cơ chế tôn giáo, thì cảnh tự hủy kinh hoàng sẽ không sao tránh được.

    10.

    Trong hồi tâm, tôi đang thấy như vậy. Thấy sao, tôi xin nói như thế.

    Từ cái nhìn đó, tôi xin Chúa thương cứu tôi, cứu Hội thánh tôi, cứu Đất Nước tôi.

    Tôi nói với Chúa, cũng lời xưa Chúa Giêsu đã cầu xin trong vườn cây dầu.

    “Lạy Cha, nếu được, xin cho chén đắng này rời khỏi con, nhưng xin đừng theo ý con, nhưng xin theo ý Cha mà thôi. Lạy Cha, nếu chén đắng này không thể rời khỏi con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện” (Mt 26, 39-42).

    11.

    Tôi cảm thấy như những đau đớn sẽ xảy raChúa sẽ cứu, nhưng con cái Chúa sẽ phải uống chén đắng, để góp phần vào công trình cứu độ.

    12.

    Hình như tình hình đang diễn tiến theo hướng đó, vì đạo đức tiếp tục suy thoái, mà người ta không những không hối cải, mà còn cứng lòng tự hào.

    13.

    Vì thế, dù rất ngại nói, nhưng thiết tưởng cũng nên nói ở đây điều này là: Chúng ta nên chuẩn bị tâm hồn để chịu đau đớn, vì mục đính đón nhận sự cứu độ. Thánh Phêrô khuyên: “Thà chịu đau khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là làm vì điều ác” (1Pr 3, 17).

    14.

    Suy thoái đạo đức ở trong xã hội đã là nguy hiểm, phương chi suy thoái đạo đức ở trong tôn giáo, nhất là ngay trong hàng ngũ những người có tránh nhiệm đào tạo đạo đức.

    15.

    Chính vì thế, mà tôi xin Chúa thương xót tôi, để tôi được uống chén đắng theo thánh ý Chúa, hầu cứu khỏi nguy cơ lớn cho đạo.

    16.

    Xin thánh ý Chúa được thực hiện trọn vẹn nơi chúng ta, cho dù chúng ta sẽ phải chịu đau đớn. Nước Chúa sẽ đến, chúng ta tin như vậy. Chúng ta vui vì niềm tin đó.

    17.

    Chịu đau đớn đời này để được cứu khỏi nguy cơ sa hỏa ngục đời sau, đó là một ơn Chúa thương ban.

    18.

    Chén đắng Chúa dành cho các con bé mọn của Chúa sẽ nhỏ bé thôi, nhưng vẫn là đau đớn. Đau đớn ấy sẽ thanh luyện, công tác vào công trình cứu độ.

    19.

    Trong đau đớn, chúng ta phó thác mình trọn vẹn cho Chúa là tình yêu giàu lòng thương xót.

    Trong đau đớn, chúng ta cũng sẵn sàng chịu khổ thay cho người khác, luôn tìm cách bớt khổ đau cho anh chị em chúng ta, cho đồng bào chúng ta, chúng ta nhất định không xúc phạm đến ai.

    20.

    Biết đâu chính những cầu mong chân thành trên đây đang được Chúa thương chấp nhận. Chúa chỉ cần thiện chí đó, để đẩy lùi suy thoái đạo đức.

    Xin cảm tạ Chúa.

    Xin ca ngợi Chúa.

     

    Long Xuyên, ngày 28.12.2018

    ------------------------------------------
     
     

 

ĐẠO TẠO MÔN ĐỆ - BÀ GÓA NGHÈO

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sun, Nov 22 at 2:29 PM
     
     

    Thứ Hai 23/11/2020 – Thứ Hai tuần 34 thường niên. – Cho Ði Tất Cả

    Lời Chúa: Lc 21, 1-4: BÀ GÓA NGHÈO DÂNG TẤT CẢ CHO CHÚA

    Khi ấy, Chúa Giêsu nhìn lên, thấy những người giàu có bỏ tiền dâng cúng vào hòm tiền. Người cũng thấy một bà goá nghèo khó bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ, nên bảo rằng: "Thầy bảo thật các con, bà goá nghèo khó này đã bỏ vào hòm tiền nhiều hơn mọi người.

    Vì mọi người kia lấy của dư thừa mà dâng cho Thiên Chúa, còn bà này túng thiếu, bà đã dâng tất cả những gì bà có để nuôi sống mình".

    Suy Niệm 2: TẤM LÒNG

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Chúa có cách đánh giá kỳ lạ. Khác người. Chúa nhìn bề trong chứ không nhìn bề ngoài. Đối với Chúa tâm hồn quan trọng hơn của cải. Tình yêu quan trọng hơn lễ vật. Trật tự của Chúa khác với trật tự trần gian. Ở trần gian ai cũng chú trọng tới những người quyền cao chức trọng, ăn mặc sang trọng, thân hình phương phi, và nhất là dâng cúng nhiều tiền của. Nhưng Chúa lại chú ý tới những người thấp hèn, ăn mặc nghèo nàn, thân hình bé nhỏ, và dâng cúng ít ỏi. Chúa đánh giá cao bà goá dâng hai đồng kẽm.

    Vì: “Những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ, mà bỏ vào dâng cúng; còn bà này, tuy thật túng thiếu, đã bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình”. Như thế tuy bà có ít ỏi. Nhưng tấm lòng của bà thật lớn lao. Bài bị người đời khinh chế. Nhưng bà được đánh giá cao trước mặt Chúa. Bà từ người cuối hết trong trần gian. Trở thành người lớn nhất trong Nước Trời. Chúa không cần của lễ. Chúa cần tấm lòng. Đối với Chúa những tấm lòng quảng đại là cao quí nhất.

    Đa-ni-en và ba người bạn có tấm lòng yêu mến Chúa. Các cậu chu toàn lề luật Chúa. Nên chối từ bổng lộc vua ban. Các cậu thà ăn rau cỏ. Không chịu ăn thịt luật đạo cấm. Tâm hồn cao quí đó hiện lên sắc mặt. Nên các cậu khôi ngô tuấn tú hơn những trẻ khác ăn uống theo chế độ vua ban. Còn hơn thế nữa. Chúa thưởng công cho các cậu được trí khôn ngoan, “được hiểu biết mọi thị kiến và điềm báo mộng”. Vua rất yêu thích cho các cậu được ở bên cạnh. “

    Thế là bốn cậu này được đứng chầu vua, và khi vua hỏi các cậu về bất cứ điều gì cần đến sự khôn ngoan và tài trí, thì đều thấy các cậu trổi vượt gấp mười lần hơn tất cả các thầy phù thuỷ và pháp sư trong toàn vương quốc”. Các cậu đã trở thành những người xuất sắc hàng đầu. Là hoa trái của quyền năng Chúa. Đó là Chúa thưởng công cho tấm lòng quảng đại của các cậu. Vì yêu mến Chúa mà chấp nhận thiệt thòi (năm lẻ).

    Đó là những hình ảnh báo trước Nước Trời. Chịu thiệt thòi ở trần gian. Họ trở thành của lễ đầu mùa khiến Chúa hài lòng. Thánh Gio-an đã nhìn thấy những người được Chúa thưởng công, đi theo hầu cận Con Chiên. Và hát những bài ca mới chỉ có thiên thần mới hiểu được. “Không ai có thể học được bài ca này, ngoài một trăm bốn mươi bốn ngàn người đã được chuộc về từ mặt đất. Họ đã được chuộc về từ giữa loài người, làm của đầu mùa dâng lên Thiên Chúa và Con Chiên. Chẳng ai thấy miệng họ nói dối: không ai chê trách họ được” (năm chẵn). Đó là bài ca của tấm lòng. Chỉ có tấm lòng mới học được. Chỉ có tấm lòng mới hiểu được.

    Tôi có tấm lòng không khi sống đạo? Có tấm lòng không đối với Chúa? Và đối với anh em?
     
    HÔNG CHUYỂN
    --------------------------------
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CAC 1HÁNH1 TỬ ĐẠO VN

 

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sat, Nov 14 at 3:48 PM
     
     

    Chúa Nhật XXXIII Thường Niên A - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    NGÀY 15/11/2020

    KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (10: 17-22)

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì. Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ".

    SUY NIỆM/ SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

    Hôm nay Giáo Hội Việt Nam hân hoan và hãnh diện mừng kính trọng thể các thánh tử đạo Việt Nam. Chúng ta hân hoan và hãnh diện vì:

    - Các thánh là người Việt Nam, không gì vui mừng và hãnh diện hơn, khi đất nước chúng ta có những vị thánh góp mặt với Giáo Hội toàn cầu.

    - Số lượng đông đảo các thánh Việt Nam. Với 117 vị thánh, Giáo Hội Việt Nam được xếp nhất nhì trong Giáo Hội hoàn vũ về số lượng các thánh.

    - Các ngài là những chứng nhân anh hùng quả cảm.

    Đọc lại tiểu sử của các ngài, chúng ta thật ngỡ ngàng và cảm phục về đức tin kiên cường của các ngài. Vì trung thành với Chúa, các ngài đã phải chịu muôn ngàn khổ hình, cam chịu thiệt thòi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng và nhất là dám hy sinh ngay cả mạng sống của mình để làm chứng cho đức tin chân chính vào Đức Giêsu Kitô và minh chứng về tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại.

    Là người Công Giáo Việt Nam. Chắc chắn mỗi khi đọc lại tiểu sử các Ngài, ta cảm thấy một dòng máu hào hùng trào dâng trong tim. Bị cuốn hút bởi cuộc sống và cái chết cao đẹp, anh dũng của các ngài, và có lẽ chúng ta cũng có đôi lần ao ước được như các ngài: Sống cao đẹp và chết anh dũng. Thế nhưng làm sao ta có thể có được cái chết cao đẹp như các ngài?

    Ngày nay có thể không còn cảnh cấm đạo, bắt đạo, giết người có đạo như thời xưa. Thế nhưng, quả thực, xã hội ngày nay đang tạo ra những cơn bắt bớ mới. Để trung thành với Lời Chúa, chúng ta phải can đảm đưa ra những lựa chọn, những hy sinh. Những chọn lựa, những hy sinh làm cho chúng ta đau đớn không kém gì những khổ hình. Những lựa chọn, những hy sinh đó cũng khiến lòng ta rỉ máu không kém gì chịu tử hình.

    Cuộc sống ngày nay, ai cũng muốn thăng tiến bản thân và gia đình của mình. Ai cũng lo làm ăn, học hành, xây dựng cho bản thân. Những nhu cầu của bản thân ngày càng nhiều. Rõ ràng là ngày nay người ta kiếm được nhiều tiền hơn trước, có nhiều tiện nghi hơn trước, xe cộ tốt hơn, nhà cửa đẹp hơn. Nhưng chưa bao giờ người ta thấy thỏa mãn, đầy đủ. Vì thế, càng ngày người ta càng đóng kín vào bản thân, không có thời giờ nghĩ đến người khác. Trong khi đó, vì không đủ sức trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của chủ nghĩa cá nhân, cho nên những người nghèo thì càng nghèo hơn, những người yếu càng mệt hơn, những người bệnh càng khổ hơn. Vì thế, họ bị đẩy lùi ra phía sau, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Trong guồng sống trên, thì việc lựa chọn sống trung thành với Lời Chúa dạy: ta phải từ bỏ một phần thân mình, gia đình mình để nghĩ đến người khác, để giúp đỡ, vực dậy những anh em kém may mắn là điều không dễ.

    Ngày nay, đồng tiền đang trở thành một thước đo giá trị con người. Đồng tiền đang trở thành một quyền lực chi phối toàn bộ đời sống con người. Làm bất cứ điều gì cũng cần có tiền, có tiền là ta có thể giải quyết được hầu như tất cả mọi việc. Vì thế, ai cũng muốn có nhiều tiền, và để có nhiều tiền, nhiều người đã không từ chối một phương cách nào: lường gạt, lừa đảo, làm hàng giả, buôn thuốc phiện, tham nhũng, hối lộ. Tiền bạc quả là một cơn cám dỗ đang làm chao đảo thế giới, tàn phá những giá trị đạo đức, làm biến chất con người. Đứng trước mãnh lực của đồng tiền, người Công Giáo muốn trung thành với Lời Chúa, muốn sống trọn vẹn đức tin, bắt buộc phải có sự lựa chọn. Thà cam chịu thiệt thòi, chịu nghèo khổ còn hơn nhận những đồng tiền bất chính. Thà cam chịu thiếu thốn còn hơn đánh mất đức tin. Thà lao động cực khổ để kiếm miếng cơm manh áo chân chính hơn là chạy theo những đồng tiền dễ dãi để rồi đi ngược lại với Lời Chúa dạy. Đây thật sự là những lựa chọn đầy khó khăn thử thách.

    Hôm nay mừng kính các thánh tử đạo Việt Nam, mỗi người chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã cho chúng ta những tấm gương anh hùng về đức tin, để rồi khi nhìn vào tấm gương các ngài chúng ta cũng xác tín vào sự sống bên Chúa. Bởi vì chẳng có ai hy sinh mạng sống của mình nếu họ không thấy và cảm nếm trước được hạnh phúc của sự sống đời đời.

    *MỜI CÁC BẠN CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

    NHỜ ƠN Chúa GIÚP qua lời cầu bầu của các thánh tử đạo, CHÚNG CON QUYẾT TÂM can đảm sống đạo trong cuộc sống hôm nay, để chúng CON CÓ THIÊN ĐÀNG HÔM NAY, VÀ hưởng hạnh phúc vĩnh cửu bên Chúa.

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng