21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

  •  
    Quyvan Vu
    Tue, Jul 12 at 6:08 PM
     
     

    Nếu bạn tin rằng Chúa Giê-su là thực hữu, lời Ngài là chân lý, Ngài là Chúa sống lại và Ngài là Đấng duy nhất có thể ban cho bạn sự sống đời đời, thì bạn đã sẵn sàng để gặp gỡ Ngài một cách riêng tư. 

    Dưới đây là những chân lý Thánh Kinh giúp cho mối tương giao cá nhân của bạn với Đức Chúa Trời có thể thực hiện được:

    Đức Chúa Trời yêu bạn. Ngài đã sáng tạo bạn và muốn có một mối tương giao thân mật riêng tư với bạn hiện nay trên thế gian và đời đời trên thiên đàng (Gioan 3:16; Ê-phê-sô 2:4-5).

    Tội lỗi đã phân cách bạn với Đức Chúa Trời.  Thánh Kinh định nghĩa “tội lỗi” là chọn làm theo ý muốn chúng ta hơn là làm theo ý Chúa.  Mỗi một chúng ta đều đã mắc phải sai lầm này (Rô-ma 3:23).

    Bạn không thể sửa chữa mối tương giao bị đổ vỡ của mình với Đức Chúa Trời. Cái chết của Ngài hiện nay đã khiến cho Đức Chúa Trời công chính có thể tha thứ tội lỗi chúng ta và ban cho chúng ta ơn cứu chuộc (Rô-ma 5:8; 2 Cô-rinh-tô 5:21; I Phê rô 2:24).

    Bạn phải tiếp nhận món quà mà Ngài đã chết để ban cho bạn.  Bây giờ bạn phải chọn tin cậy vào điều Chúa Giê-su đã làm cho bạn hơn là tin nơi những nỗ lực của riêng mình để phục hồi mối giao thông với Đức Chúa Trời. Trong đức tin, hãy hoàn toàn nhờ cậy vào Chúa Giê-su để bạn được trở nên phải lẽ với Đức Chúa Trời. Hãy xưng ra những tội lỗi và sai lầm bạn đã phạm với Đức Chúa Trời và hãy chọn lối sống vâng theo lời Chúa và ý muốn của Ngài. Hãy quyết định rằng bạn sẽ xem Chúa Giê-su là Chúa và là chủ của đời sống mình.

     

    Nguồn: huongdionline.com

    -------------------------------------------

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL

  •  
    Kris East
    Thu, Jul 7 at 9:17 AM
     
     
    even smaller logo
    Great Sioux Nation Image Collage2

     We still have a couple of spots open

    Join us to experience the challenges and joys of the Great Sioux Native American Nation on an immersion trip from Aug 7-13. In the context of Maryknoll’s mission work with other indigenous peoples around the world:

    • gain firsthand insight into the trauma and injustices that have unfolded through genocide, relocation and poverty during the reservation era
    • better understand how the experience of the Lakota People relates to and is connected to other indigenous groups around the world
    • see signs of hope springing forth from the cultural revitalization that is happening on the reservations today.

    This experience will be facilitated by Dr. Gary Cheeseman, professor of American Indian Education at the University of South Dakota, who will draw on his own experience as a Native American.

     

    We will visit:

    • the Rosebud Lakota Sioux Reservation, as well as the Pine Ridge and Crow Creek Sioux Reservations

    • the Sundance Grounds that will familiarize participants with the Native American Sun Dance ceremony, an indigenous religious tradition to reunite and reconnect with the earth and the spirits 

    • Wounded Knee Massacre Memorial

    • Black Hills, including Crazy Horse Memorial and Devils Tower National Monument

    • Saint Joseph’s Indian School.

    The trip includes daily communal prayer, faith sharing and theological reflection. 

     

    Suggested donation of $1200 covers cost of ground transportation during the trip, accommodations and breakfasts. Participants are responsible for lunch, dinner and travel to and from Eppley airport in Omaha (OMA). Proof of complete COVID vaccination is required.

     

    Have questions?  Contact Kris East at This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

         
     

    Do you know someone else who may be interested? 

    Please share this email & post on your social media page(s)

    Check out our Reflection Guides for the Sunday Readings

    Are you or do you know a young adult age 18 - 39?  Our second Yong Adult Engagement Cohort is convening in September.  Click here to learn more!

    Maryknoll Vocations | Follow us on Facebook   |  Visit us at www.maryknoll.us 

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - THÁNH LOUIS VÀ THÁNH LỄ

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


     
    Thánh Louis và Thánh Lễ. 
     
    Louis, vị hoàng đế nước Pháp, một vì hoàng đế tốt lành, một người rất siêng năng làm việc, ngài đam mê hoạt động hơn bất cứ một người đàn ông nào trong xứ sở của ngài, vậy mà ngài vẫn tìm thời giờ để dự hai ba thánh lễ mỗi ngày.
     
    Mấy người cận thần của ngài nói: “Hoàng thượng đã đóng thuế quá nhiều cho những thánh lễ.” Ngài trả lời: “Nếu ta dành thời giờ săn đuổi những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh đình với bạn bè, coi hát mỗi ngày, có thể các người than phiền rằng ta đã dành thời giờ quá nhiều cho những thú vui đó. Nhưng các bạn tốt của ta ơi.
     
    Các người quên rằng ta dự thánh lễ mỗi ngày không phải chỉ để cầu nguyện cho bản thân ta mà còn cầu cho cả đất nước của ta, vì ngoài những thánh lễ ra ta không còn cách nào khác tốt hơn là chuyện đó.”
     
    Thánh Louis đã ám chỉ hàng ngàn người Công Giáo: “Họ có thể dự thánh lễ mỗi ngày nhưng họ không làm. Nếu họ hy sinh chút ít thời giờ đi lễ, họ có thể lãnh nhận được vô vàn ân sủng ngoài sự tưởng tuợng của họ. Thật không hiểu được, không thể giải thích tại sao bao người Công Giáo không chịu dự lễ mỗi ngày để lãnh nhận  bao ân huệ từ trời cao, vì dự một thánh lễ giá trị cả ngàn ngày ân sủng cho họ.
     
    Họ không hiểu được bao ơn huệ tuyệt vời và những ích lợi mà họ lãnh nhận được bởi thánh lễ.” 
    FR. O’SULLIVAN  
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TÔI VIẾT CHO ANH - QUÝ VÂN

 
 
Quyvan Vu
TÔI VIẾT CHO ANH CHỊ EM
 
Wed, Jul 6 at 12:52 PM
 

6. Rô-ma 15:15 Nếu tôi đã lấy lòng thật dạn dĩ mà viết thơ nói điều nầy điều kia với anh em, ấy là để nhắc lại cho anh em nhớ, bởi ơn Đức Chúa Trời đã làm cho tôi  Chia Sẻ

7. 1 Cô-rinh-tô 4:14 Tôi viết những điều nầy, chẳng phải để làm cho anh em hổ ngươi đâu; nhưng để khuyên bảo anh em, cũng như con cái yêu dấu của tôi vậy.  Chia Sẻ

11. 1 Cô-rinh-tô 14:37 Nếu ai tưởng mình là tiên tri, hay là được Đức Thánh Linh soi sáng, thì người ấy hãy biết rằng đều tôi viết cho anh em đây là mạng lịnh của Chúa.  Chia Sẻ

12. 1 Cô-rinh-tô 16:21 Tôi là Phao-lô, chính tay tôi viết chào thăm anh em.  Chia Sẻ

13. 2 Cô-rinh-tô 1:13 Vì chúng tôi chẳng viết cho anh em sự gì khác hơn những điều anh em đọc trong thơ chúng tôi và chính mình anh em nhận biết; và tôi lại mong anh em nhận biết cho đến cuối cùng,  Chia Sẻ

14. 2 Cô-rinh-tô 2:3 Tôi đã viết cho anh em như thế, hầu cho khi tôi đến nơi, sẽ không buồn bởi kẻ đáng làm cho tôi vui: tôi tin cậy ở hết thảy anh em rằng, anh em ai nấy đều lấy sự vui của tôi mà làm vui mình.  Chia Sẻ

15. 2 Cô-rinh-tô 2:4 Vả, ấy là đang trong cơn khốn nạn lớn, tấm lòng quặn thắt, nước mắt dầm dề, mà tôi đã viết thơ cho anh em, nào phải để cho anh em âu sầu, nhưng để làm cho anh em biết tình yêu dấu riêng của tôi đối với anh em vậy.  Chia Sẻ

16. 2 Cô-rinh-tô 2:9 Bởi chưng tôi viết thơ cho anh em, cốt để thử anh em xem có vâng lời trong cả mọi sự cùng chăng.  Chia Sẻ

17. 2 Cô-rinh-tô 3:2 Ấy chính anh em là thơ gởi gắm của chúng tôi, viết trong lòng chúng tôi, mọi người đều biết và đều đọc.  Chia Sẻ

18. 2 Cô-rinh-tô 3:3 Vả, rõ thật rằng anh em là bức thơ của Đấng Christ, bởi chức vụ chúng tôi viết ra, chẳng phải viết bằng mực, nhưng bằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống, chẳng phải viết trên bảng đá, nhưng trên bảng thịt, tức là trên lòng anh em.  Chia Sẻ

19. 2 Cô-rinh-tô 7:12 Lại còn, nếu tôi đã viết thơ cho anh em, ấy không phải vì cớ kẻ làm sự trái nghịch, cũng không phải vì cớ kẻ chịu sự trái nghịch; nhưng hầu cho lòng anh em yêu chuộng chúng tôi được tỏ ra giữa anh em ở trước mặt Đức Chúa Trời.  Chia Sẻ

20. 2 Cô-rinh-tô 9:1 Vả lại, về sự giúp đỡ thánh đồ, thì không cần viết thêm cho anh em nữa.  Chia Sẻ

21. 2 Cô-rinh-tô 13:10 Vậy nên khi vắng mặt, tôi viết những điều nầy, để khi tôi có mặt, không dùng thẳng phép, theo quyền Chúa ban cho tôi, để gây dựng chớ không phải để hủy diệt.  Chia Sẻ

22. Ga-la-ti 1:20 Thật, trước mặt Đức Chúa Trời, tôi quyết rằng điều tôi viết cho anh em đây chẳng phải là điều dối. Chia Sẻ

23. Ga-la-ti 6:11 Hãy xem chính tay tôi viết thơ nầy cho anh em, chữ lớn là dường nào.  Chia Sẻ

24. Phi-líp 3:1 Hỡi anh em, sau hết, anh em hãy vui mừng trong Chúa! Tôi chẳng hề sợ phiền mà lại viết những điều nầy cho anh em nữa, vì ấy là có ích cho anh em.  Chia Sẻ

25. Cô-lô-se 4:18 Chính tay tôi, Phao-lô, viết chào thăm anh em. Hãy nhớ về xiềng xích của tôi. Nguyền xin ân điển ở cùng anh em!  Chia Sẻ

26. 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:9 Còn như sự anh em yêu thương nhau, về điều đó, không cần viết cho anh em, vì chính anh em đã học nơi Đức Chúa Trời, phải yêu thương nhau;  Chia Sẻ

27. 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:1 Hỡi anh em, về thời và kỳ, thì không cần viết cho anh em;  Chia Sẻ

28. 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:17 Chính tay tôi, là Phao-lô, viết lời chào thăm nầy cho anh em: ấy đó là dấu ký của tôi trong mọi thơ từ của tôi, tôi viết như vậy.  Chia Sẻ

29. 1 Ti-mô-thê 3:14 Ta mong mau mau đến thăm con, nhưng viết thơ nầy,  Chia Sẻ

30. Phi-lê-môn 1:19 Tôi, Phao-lô, chính tay tôi viết điều nầy: sẽ trả cho anh, còn anh mắc nợ tôi về chính mình anh thì không nhắc đến.  Chia Sẻ

31. Phi-lê-môn 1:21 Tôi viết cho anh, đã tin chắc anh hay vâng lời, biết anh sẽ làm quá sự tôi nói đây.  Chia Sẻ

Đầu  Lùi  1 / 1  Tiếp  Cuối


-----------------------------------------------
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN - TâM TÌNH THEO CHÚA CỦA PHAOLO

  •  
    Vicky Vu
     
    Mon, Jul 4 at 6:30 PM
     
     
    Năm 1407 giặc Minh tiến hành một cuộc chiến nhằm mục đích xâm chiếm Đại Việt, lúc ấy thuộc triều đại nhà Hồ và người sáng lập triều đại ấy chính là Hồ Quí Ly. Vua quan nhà Hồ bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc. Trong đoàn tù nhân bị giải đi ấy, có một người tên là Nguyễn Phi Khanh.
    Nguyễn Phi Khanh là một danh sĩ nổi tiếng đời nhà Hồ, năm 1400 ông giữ chức Hàn Lâm Học Sĩ, sau đó thăng lên chức Tư Nghiệp Quốc Tử Giám (có vị trí như một Viện Trưởng đại học ngày nay). Con trai ông vì chữ hiếu và lòng thương cha, đã khóc lóc theo chân Nguyễn Phi Khanh đến tận Ải Nam Quan, không nỡ rời xa. Ông đã khuyên bảo con rằng: “Con là người có học, có tài, nên quay về tìm cách rửa nhục cho đất nước, trả thù cho cha, như thế mới là báo hiếu, đâu phải cứ theo cha khóc lóc như nhi nữ thường tình mới là báo hiếu sao?”. Những lời của cha đã làm cho chàng trai ấy tỉnh ngộ quay trở về. Sau đó, người ấy đã tìm đến Lê Lợi, dành hết tâm huyết sát cánh cùng Lê Lợi trong mười năm gian khổ chống quân Minh. Chàng trai ấy sau nầy chính là một khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, một danh sĩ, nhà chính trị thao lược, người đã viết bài Cáo Bình Ngô bố cáo trước thiên hạ nền độc lập, tự chủ của Đại Việt. Không ai khác hơn, người ấy chính là Nguyễn Trãi.
    Trong Thánh Kinh Tân Ước, chúng ta cũng thấy được một tình cha con vô cùng cảm động, dẫu không phải tình thâm ruột thịt như Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Khanh nhưng đó chính là một thâm tình cha con trong Chúa, hay là trong đức tin. Đó chính là tấm lòng yêu thương và ưu ái mà Phao-lô đã dành cho người con tinh thần của mình là Ti-mô-thê.
       
    Lịch sử Việt Nam sẽ không thể có một Nguyễn Trãi, nếu ông không có một người cha là Nguyễn Phi Khanh. Lịch sử Hội Thánh sẽ không có một Ti-mô-thê nếu không có một người cha tinh thần mang tấm lòng đầy yêu thương như sứ đồ Phao-lô. Trong những thư viết cho cá nhân, sứ đồ Phao-lô đã dành cho Ti-mô-thê đến hai thư tín.
    Khi viết bức thư lần thứ nhì gửi cho Ti-mô-thê, nhà truyền giáo có một không hai trong lịch sử đang đối diện với những giờ phút tăm tối nhất.Tình cảnh của ông đã hoàn toàn thay đổi, ông đang là một tử tù tại La Mã và chờ sự phán quyết cuối cùng: Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin (II Tim 4:6-7). Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau lắng nghe những lời tâm tình của Phao-lô. Những lời gửi gắm và nhắn nhủ đầy tình yêu thương, thân ái. Đó chính là sự hướng dẫn và dạy dỗ của những người hầu việc Chúa tiên phong truyền lại cho thế hệ mai sau. Đó là lời tâm tình đầy sự khích lệ trên bước đường hầu việc Chúa trước mặt.
    Những lời ấy không chỉ làm xao động tấm lòng của Ti-mô-thê, mà còn dẫn dắt mọi người đến với đức tin trong cuộc hành trình theo Chúa.
    1. Tâm Tình Trong Tình Yêu của Phaolo
    Có nhiều người lầm tưởng rằng sứ đồ Phao-lô tử vì đạo sau khi sách Công vụ chương 28:30-31 chấm dứt. Phao-lô ở trọn hai năm tại một nhà trọ đã thuê. Người tiếp rước mọi người đến thăm mình, giảng về nước Đức Chúa Trời, và dạy dỗ về Đức Chúa Jêsus Christ cách tự do trọn vẹn, chẳng ai ngăn cấm người hết. Thật ra không hề như thế. Nhà truyền giáo bị bắt hai lần, và đều giải về Rô-ma (La Mã) để chờ xét xử. Năm 67 Phao-lô bị bắt lần thứ hai, và năm 68 ông bị xử chém đầu tại Rô-ma. Tuy nằm trong tình cảnh cô đơn và đau buồn như thế, nhưng mối quan tâm của Phao-lô không dành cho chính bản thân mình, mà tấm lòng ông tha thiết dành cho một chàng trai trẻ có tên là Ti-mô-thê. Với những lời lẽ chân thành, đầy ấm áp yêu thương, Phao-lô đã khích lệ người con tinh thần, người cộng sự trong đức tin, người dấn thân hầu việc Chúa hãy trung tín, hãy mạnh mẽ, hãy vững vàng trên bước đường truyền bá phúc âm.
    Trong thư tín thứ thứ nhất gửi cho Ti-mô-thê, vị sứ đồ viết rằng: gửi cho Ti-mô-thê là con thật của ta trong đức tin (I Ti-mô- thê 1:2a),
    còn trong thư thứ hai ông lại viết rằng: gửi cho Ti-mô- thê là con rất yêu dấu của ta (II Ti-mô-thê 1:2a), theo sự phân tích bằng ngôn ngữ Hy Lạp, đây không phải chỉ là niềm dấu yêu bình thường, nhưng chứa đựng một tâm tình yêu thương trong đức tin, một tình yêu vô cùng sâu đậm. Cha mẹ của Ti- mô-thê đã cho chàng trai trẻ sự sống thể chất, nhưng vị sứ đồ khả kính Phao-lô đã mang đến cho Ti-mô-thê đời sống thuộc linh vĩnh cửu: Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành, bắt lấy sự sống đời đời, là sự mà con đã được gọi đến, và vì đó mà con đã làm chứng tốt lành trước mặt nhiều người chứng kiến (I Ti- mô-thê 6:12).
    Dù hoàn cảnh hiện tại của vị sứ đồ vô cùng khó khăn, nhưng đó không phải là điều mà ông lo lắng, vì ông nhận được ân điển qua sự thương xót và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời.
    Tuy nhiên điều làm cho Phao-lô cần phải giãi bày chính là tấm lòng của ông dành cho người nhận, đó chính là lời cầu nguyện, lòng nhớ thương và sự khích lệ Ti-mô-thê trên bước đường  theo Chúa .