14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - CẦU NGUYỆN TRƯỚC CHÚA HÀI ĐỒNG

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Dec 11 at 1:19 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Cầu nguyện trước Chúa Hài Đồng

    1.Một việc tôi cho là rất quan trọng, khi mừng Chúa Giáng Sinh, đó là cầu nguyện. Cầu nguyện này được gợi ý từ Kinh Thánh. Kinh Thánh soi sáng cho tôi biết: Chúa Giáng Sinh nhắm mục đích được ở với loài người (x. Mt 1,23)

    Nhờ soi sáng đó, tôi hiểu Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ đợi mỗi người chúng ta hãy đón Người về căn nhà của mình. Nhà mà Người muốn đến thăm không phải là căn nhà vật chất, mà là tấm lòng của mỗi người chúng ta.

    Với nhận thức như trên, tôi cầu nguyện với Chúa một cách hồn nhiên: “Lạy Chúa, xin mời Chúa đến căn nhà của con. Căn nhà của con là một tấm lòng hèn mọn. Xin Chúa ở lại đó. Xin Chúa coi đó như là căn nhà Chúa ngự”.

    Tôi cầu nguyện như thế với tất cả tâm tình khát khao đợi chờ.

    Tôi tin Chúa sẽ nhận lời tôi. Và, thực sự Chúa không chê bỏ ý nguyện chân thành tha thiết của tôi. Tôi nhận được sự trả lời của Chúa qua cuộc trao đổi thân thương trong nội tâm sâu thẳm.

    Chúa nói, tôi trả lời. Tôi nói, Chúa trả lời. Nói và trả lời như những bước đi nhẹ nhàng của hai tình yêu, mặc dầu hai tình yêu ấy rất khác nhau.

    Tôi xin ghi lại ở đây vắn tắt những bước đi nhẹ nhàng đó.

     

    2.Trước hết, Chúa cho tôi biết: Để đón Chúa vào căn nhà của tôi, thì căn nhà đó phải sạch sẽ.

    Lời Chúa dạy làm tôi nhớ lại những gì thánh Gioan Tiền Hô đã giảng về bổn phận sám hối và sửa mình để đón Chúa (x. Lc 3,4-6).

    Ơn Chúa dắt tôi xem lại căn nhà của tôi, tôi thấy căn nhà đó không sạch sẽ chút nào. Lý trí không sạch, ý muốn không sạch, trí nhớ không sạch, trí vẽ không sạch, tình cảm không sạch, giác quan không sạch.

    Cảnh tội lỗi trong tôi khiến tôi khiêm tốn. Sự khiêm tốn đã giúp thánh vương Đavít cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm” (Tv 50,3). “Xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy” (Tv 50,12).

    Tôi cũng mượn lời trên đây của thánh vương Đavít để tỏ bày sự sám hối của tôi. Hơn nữa, tôi còn dựa vào lời khuyên của thánh Phêrô mà thưa với Chúa rằng“Xin Chúa dùng máu châu báu của Chúa đã đổ ra, mà cứu chuộc con khỏi tội lỗi” (x. 1 Pr1,19).

    Khi tôi  thưa với Chúa những lời trên đây, tôi nhận ra sự thực này: Làm cho tâm hồn mình nên sạch sẽ không chỉ là việc của thiện chí mà thôi, nhưng còn phải nhờ vào ơn Chúa.Tôi phải nhờ vào ơn Chúa, đó mới là yếu tố chính.Tôi dâng nhận định ấy lên Chúa.  Tôi cảm nhận được sự dâng lên đó được Chúa đoái nhận như một của lễ đẹp lòng Chúa. Tôi cảm thấy Chúa gần lại sát bên tôi.

     

    3.Chúa cho tôi biết thêm ý Chúa: “Căn nhà sạch sẽ là một điều kiện tốt. Nhưng để Chúa đến và ở lại trong đó, tôi phải tỉnh thức”.

    Lời nhắn bảo vắn tắt về tỉnh thức gói ghém rất nhiều điều Chúa đã dạy trong Phúc Âm. Được Chúa cho biết: Chúa sẽ đến căn nhà của tôi vào lúc bất ngờ. Chúa cũng sẽ đến đó dưới nhiều hình thức bất ngờ. Bất ngờ, nghĩa là Chúa đến không theo giờ tôi định cho Người, mà theo giờ nào Chúa muốn. Bất ngờ, nghĩa là Chúa đến không theo hình thức mà tôi tưởng, như dưới hình thức cao sang, nhưng dưới hình thức mà chính Người chọn, có thể như dưới hình dạng của một người thân thương, hay như một biến cố thảm thương.

    4.Tôi hiểu sự tỉnh thức mà Chúa nhắn bảo là điều kiện xác đáng và rất quý giá. Nhưng, khi nhìn vào chính mình, tôi thấy mình quá yếu đuối.

    Tôi nhớ lại các tông đồ Chúa tối ngày thứ Năm Tuần thánh. Sau khi được chịu chức thánh và được dự thánh lễ tiệc ly, với bao nhiêu điều Chúa dặn dò tâm huyết, các ngài đã cùng với Chúa vào vườn Cây Dầu. Ở đó Chúa yêu cầu các ngài hãy tỉnh thức và cầu nguyện. Nhưng các ngài đã ngủ. Không phải vì các ngài không muốn vâng lời Chúa. Nhưng vì các ngài quá yếu đuối, không sao cưỡng lại được nhu cầu nặng nề của thân xác.

    Tôi lạm phép đưa ra trường hợp yếu đuối trên đây của các tông đồ, để thưa với Chúa về sự yếu đuối của tôi. Sự yếu đuối của tôi còn nặng nề và đáng trách hơn sự yếu đuối của các tông đồ. Sự yếu đuối của tôi là một thứ bệnh tật rất khó trị, hầu như không thể chữa khỏi. Tôi sực nhớ lời Chúa phán: “Người khỏe mạnh không cần đến thầy thuốc, người đau ốm mới cần” (Lc 9,12). Lời Chúa cho tôi niềm tin vào lòng xót thương Chúa. Với niềm tin vững vàng, tôi xin Chúa đến chữa trị bệnh thiếu tỉnh thức của tôi. Tôi vui mừng được Chúa thương chữa trị. Chữa trị của Người là sự tha thứ đầy xót thương.

    Trong giây lát, tôi cảm nhận được Chúa chính là Đấng Cứu độ. Người là Đấng giàu lòng thương xót. Người đi vào tâm hồn tôi một cách âm thầm.

    5.Dần dần tôi cảm thấy trong tôi một thứ lửa thiêng bừng cháy. Tôi nhớ lại lời Chúa phán xưa“Ta đến đem lửa vào mặt đất. Và Ta những ước mong phải chi lửa ấy bùng lên” (Lc 12,49).

    Lửa ấy bừng cháy trong tôi làm cho tôi xác tín: Tôi được Chúa thương, tôi được Chúa cứu, tôi được Chúa gọi, tôi được Chúa sai đi,  Chúa chính là Tin Mừng của tôi.

    Để đáp lại tình Chúa xót thương vô vàn, tôi chỉ biết thưa với Chúa rằng“Này con xin đến để làm theo ý Chúa” (Dt 10,9).

    Lời cầu xin phó thác ấy được Chúa trả lời tôi:  Ý Chúa về tôi là tôi hãy tiếp tục ơn gọi của Đấng cứu thế, đó là sống như một của lễ. Của lễ đó sẽ âm thầm, như lời Chúa phán xưa: “Thầy bảo thật các con, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất, mà không thối đi, nó sẽ trơ trọi một mình. Còn nếu nó thối đi, nó mới sinh ra nhiều hạt khác” (Ga 12,24).

    6.Trên đây là chia sẻ của một người yếu đuối. Thiết tưởng nó thích hợp với mọi người bé mọn. Nó là một kỷ niệm cho tôi. Nó là một nhắn gởi cho những người bé mọn Chúa thương.

    Chúa Giáng Sinh sẽ đến và ở lại trong lòng mỗi người chúng ta. Miễn là chúng ta biết đón nhận Người. Người sẽ làm cho những người yếu đuối bé mọn trở thành nhân chứng tình yêu của Người. Người sẽ đưa chúng ta về Nhà Cha bằng con đường đơn giản là gắn bó mật thiết với Người.

    Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu, để cùng với Người, trong Người và nhờ Người, chúng ta phục vụ yêu thương theo chương trình cứu độ của Chúa.

    Lạy Chúa, xin thương đến thăm con và ở lại trong con.

     

    Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.

     
     
     

    Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.

     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - CHÚA CỨU KHỎI ÁC THẦN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Dec 9 at 12:48 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Chúa cứu khỏi ác thần

    ĐGM GB BÙI TUẦN

    1.

     Kể chuyện Chúa Giêsu và các thánh Tông Đồ, mà không kể đến sự lộng hành của Satan độc dữ ngang tàng chống phá, sẽ là thiếu sót một cách nguy hiểm.

    Chúa cho tôi nhận thấy sự thiếu sót nguy hiểm đó đang là điều Satan hết sức mong muốn và cố gắng thực hiện trong Hội Thánh hôm nay.

    Khi sự không nói đến Satan là một hiện diện chống phá đầu mối, đã trở thành một thói quen bình thường, thậm chí còn được coi là thói quen đạo đức, thì Satan sẽ rất tự do hoành hành.

     

     Chúa giàu lòng thương xót cho tôi thấy điều Chúa muốn cứu tôi và cứu nhiều người hiện nay, đó là cứu chúng ta khỏi quỷ dữ Satan và các mưu mô của nó.
    2.

     

    Hiểu ý Chúa, tôi tha thiết xin Chúa cứu tôi như ý Chúa. Chúa thương nhậm lời. Người dạy tôi hãy biết cộng tác tích cực vào công việc Chúa cứu tôi. Ở đây, tôi xin kể ra chỉ vài việc cộng tác, mà chính Chúa nhắc bảo.

    3.

     Việc thứ nhất là hãy nhận thức đúng về quỷ Satan.

    Chúa dạy tôi sự thực về quỷ Satan qua lời cảnh báo sau đây của thánh Phêrô: “Quỷ Satan, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5, 8).

    Với lời cảnh báo trên đây, tôi nhận thức quỷ Satan là thù địch vô hình, nhưng có thực, luôn hung dữ, tìm con người để cắn xé. Nó không nể một ai. Ngay môn đệ thân tín của Chúa cũng đã bị nó nhập vào (x. Ga 18, 27), bị lôi kéo vào tội ác, rồi sau đó là cái chết thê thảm. Thánh Phêrô nói: “Giuđa, kẻ đã trở thành tên dẫn đường cho những kẻ bắt Đức Giêsu. Y đã là một người trong số chúng tôi và được tham dự vào công việc phục vụ của chúng tôi. Vậy, con người ấy đã dùng tiền công của tội ác mà tậu một thửa đất. Y đã ngã lộn đầu xuống, vỡ bụng, lòi cả ruột gan ra. Điều đó, mọi người ở Giêrusalem đều biết” (Cv 1, 18-19).

    Sự gì đã xảy ra cho ông Giuđa cũng có thể xảy ra cho bất cứ ai, nếu họ không tích cực cộng tác với Chúa giàu lòng thương xót, bằng sự thực hiện lời Chúa khuyên răn.

     

    4.

     Việc thứ hai là hãy sống tiết độ và tỉnh thức.

    Thánh Phêrô, khi nói về quỷ dữ Satan, đã đưa ra một lời khuyên vắn tắt: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức” (1Pr 5, 8).

    Lời khuyên trên đây của thánh Phêrô xem ra chỉ nhắc lại lời khuyên trước đó của chính Chúa Giêsu: “Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện” (Mt 17, 21). “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi sa vào cơn cám dỗ” (Mt 26, 41).

    Chính Chúa Giêsu xưa cũng đã làm gương về sự cầu nguyện và ăn chay. Người đã vào sa mạc, ở đó Người cầu nguyện và ăn chay suốt 40 ngày đêm. Người đã tìm gặp Chúa Cha của Người. Nhưng sau đó, Satan đã đến cám dỗ Người. Nó đã bị thua. Qua biến cố này, Chúa dạy tôi về sự cần thiết phải ăn chay cầu nguyện. Đó là khí giới để chiến thắng Satan.

    Thú thực là tôi luôn cố gắng thực hành lời Chúa dạy về sự cầu nguyện và ăn chay. Nhưng cầu nguyện và ăn chay, sống tiết độ nơi tôi cũng vẫn chỉ trong giới hạn con người yếu đuối. Rất nhiều khi, vì quá mệt mỏi, tôi chỉ cầu nguyện được bằng những lời cầu vắn tắt như: Lạy Chúa, xin thương xót con. Rất nhiều khi, vì quá đau đớn kiệt sức, tôi chỉ ăn chay và sống tiết độ bằng một việc từ bỏ mình rất nhỏ, có khi chỉ bằng một lời tạ ơn, hoặc một việc bác ái âm thầm. Tôi cảm nhận được sự Chúa đón nhận những việc bé mọn của tôi. Đồng thời tôi như nếm được tình yêu giàu lòng thương xót của Chúa. Tôi hiểu rõ hơn sự cầu nguyện, ăn chay và sống tiết độ không hệ tại quá nhiều ở một số hình thức bề ngoài, nhưng cũng hệ tại ở sự nhận ra khoảng cách giữa bổn phận và sức riêng của mình là rất lớn, để biết lo biết sợ, mà cậy tin vào Chúa như đứa con bé nhỏ.

    5.

    Việc thứ ba là hãy sống khiêm nhường.

    Thánh Phêrô khuyên: “Hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường (1Pr 5, 5).

    Phải khiêm nhường, nhất là trong các việc đạo đức.

    Đừng phô trương, nhưng hãy khiêm nhường, khi làm việc bác ái (Mt 6, 1).

    Đừng phô trương, nhưng hãy khiêm nhường, khi cầu nguyện (Mt 6, 5-6).

    Đừng phô trương, nhưng hãy khiêm nhường, khi ăn chay (Mt 6, 16-18).

    Khiêm nhường là một điều có thể gọi là căn bản, là quyết liệt, để đến với Chúa giàu lòng thương xót.

    Khiêm nhường là một vẻ đẹp của cái tâm, mà tất cả mọi người, đều có thể có, để làm chứng cho Tin Mừng là Chúa Giêsu, Đấng đã phán xưa rằng: “Hãy học cùng Ta, vì Ta nhân hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29).

    Dần dần, tôi hiểu khiêm nhường mà Chúa muốn nơi tôi, chính là sự tôi phải biết từ bỏ cái tôi tự mãn, ích kỷ, để được Chúa in vào tôi hình ảnh của Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá. Thánh giá là nơi tình yêu của Người đã rất khiêm nhường: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng lầm không biết” (Lc 20, 34). “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 20, 46).

    Khi hiểu đại khái khiêm nhường là như vậy, tôi tự nhiên có một cái nhìn mới về trách nhiệm làm chứng cho Tin Mừng giữa thế giới hôm nay.

    Cái nhìn mới đó là tôi không nên quá lo thêm số người theo đạo Chúa, nhưng hãy lo nhiều hơn đến cảnh sống của thiểu số khiêm tốn, mà sự khó nghèo chính lại là vẻ đẹp. Do đó, hãy sẵn sàng, khi Chúa dùng biến cố nào đó bắt chúng ta phải từ bỏ các thứ phô trương về quyền lực, về của cải, về đắc thắng, để sống khiêm nhường.

    6.

    Việc thứ bốn là hãy đứng vững trong đức tin trên suốt con đường đau khổ.

    Thánh Phêrô viết: “Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống lại Satan, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều phải cùng một loại thống khổ như thế” (1Pr 5, 9).

    Khi suy gẫm về sự đứng vững trong đức tin giữa những khổ đau, Chúa đã cho tôi nhớ lại Đức Mẹ Maria đứng dưới chân thánh giá Chúa Giêsu.  Mẹ đã đứng vững.

    Mẹ đứng vững giữa những dòng nước mắt khóc cho tội lỗi nhân loại bằng sự khiêm nhường và sám hối.

    Mẹ đứng vững với con tim dâng hiến con yêu dấu của mình làm của lễ đền tội để cứu chuộc nhân loại.

    Mẹ đứng vững với niềm hy vọng về một Nước Thiên Chúa sẽ được thiết lập nhờ mầu nhiệm thánh giá Chúa Giêsu.

     Satan rất sợ Đức Mẹ. Tôi nép mình bên Mẹ.

    7.

    Tới đây, tôi thấy cần cảm tạ Chúa vì ơn Người đang cứu tôi khỏi ác thần. Người cứu tôi khỏi ác thần, lại còn đưa tôi vào cõi phúc, mà Chúa dành cho những kẻ được Chúa xót thương.

    “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.

     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - MÙA LỄ TẠ ƠN

Một Mùa Lễ Tạ Ơn

Có lẽ bạn đã nghe qua câu chuyện về ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên, nhưng có thể bạn không quen thuộc với cách nào mà nó đã mở rộng như một ngày lễ quốc gia. Vào mùa thu năm 1621, những Người Hành Hương của Thuộc Địa Plymouth đã mời những người bạn Wampanoag của họ tới một bữa tiệc để cám ơn Thượng Đế cho một mùa gặt dư dật mà sẽ nuôi sống họ suốt mùa đông. Chỉ vài tháng trước đây, mùa đông khắc nghiệt đầu tiên của họ ở Plymouth đã tàn phá những Người Hành Hương không chuẩn bị, giết hết phân nửa thuộc địa. Bây giờ họ được tràn đầy với lòng biết ơn rằng mùa đông này khác hẳn. Để ăn mừng mùa màng và thờ phượng Thượng Đế mà không có nỗi lo sợ của sự thất mùa, họ đã dùng ba ngày để ăn mừng và cầu nguyện.

Lễ Tạ Ơn

Những Người Hành Hương đã lập lại tiệc ăn mừng mùa màng này vào những năm tiếp sau đó. Truyền thống của lễ tạ ơn hằng năm đã hình thành và lan tràn khắp New England, và sau đó tới những thuộc địa khác. Nhưng cho đến năm 1863, khi Tổng Thống Abraham Lincoln đã ban Lời Tuyên Ngôn của Lễ Tạ Ơn đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc công nhận Thượng Đế như là Đấng cung cấp tất cả những ơn phước mỗi năm, do đó Lễ Tạ Ơn đã trở thành một ngày lễ hằng năm được công nhận toàn quốc. Tổng thống đã bắt đầu bài diễn văn của ông bằng những lời sau đây:

“Một năm nữa lại sắp chấm dứt. Chúng ta đi vào những ngày tháng cuối của năm nay với tràn đầy phước lành, với hoa quả của đồng ruộng và bầu trời an lành. Ngoài những phước lành đó, chúng ta còn được nhiều phước lành khác, những ân phước lạ thường. Những ân sủng lớn lao có thể thâm nhập hay đi thấu vào những tấm lòng vốn thờ ơ trước sự quan phòng và dẫn đắt kỳ diệu của Thiên Chúa Toàn Năng, và khiến những tấm lòng thờ ơ đó phải mềm đi.”

Ông Lincoln đã biết ơn bởi vì những sự kiện của năm đó đã xoay chuyển phong trào của Chiến Tranh Dân Chủ, và nó cuối cùng dường như một quốc gia bị gián đoạn lại thấy một cách giải quyết. Giống như những Người Hành Hương, ông Lincoln đã thấy những lần khó khăn và muốn diễn tả thái độ của ông với Thượng Đế cho sự cung cấp cứu trợ. Ông đã kết luận bằng cách qui ra ngày thứ Năm cuối cùng của tháng Mười Một là ngày quốc gia cho Lễ Tạ Ơn.

Truyền thống này đã được duy trì bởi hầu hết những vị tổng thống theo sau cho đến khi những người chủ kinh doanh trong thời-kỳ Khủng Hoảng đã yêu cầu ông Franklin D. Roosevelt để kéo dài mùa buôn bán cho Giáng Sinh bằng cách xem Lễ Tạ Ơn một tuần sớm hơn vào năm 1939. Sau hai năm của Lễ Tạ Ơn sớm, sự lạm dụng công cộng đã làm cho Quốc Hội vào năm 1941 đã đưa ra quy luật củng cố ngày thứ Năm thứ tư của mỗi tháng Mười Một là ngày Lễ Tạ Ơn.

Trong mùa Lễ Tạ Ơn này, bạn nên cảm tạ Thượng Đế điều gì? Câu trả lời là bất cứ điều gì và mọi điều. Hãy cảm ơn Ngài cho gia đình của bạn, những người bạn của bạn, thức ăn bạn ăn và trần nhà che đầu bạn. Nhưng quan trọng hơn hết, bạn có thể cám ơn Ngài vì món quà tuyệt vời là Chúa Giêsu Kitô.

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng sự cứu rỗi không phải là một điều mà có thể tự chúng ta kiếm được, nhưng được ban cho chúng ta một cách nhưng không bởi Thiên Chúa “Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện.” (Ê-phê-sô 2:8-9). Bởi vì chúng ta tất cả đều là những tội nhân, chúng ta không thể nào đến được với Thiên Chúa dựa vào những công lao của chính chúng ta, nhưng bởi vì tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, Ngài đã ban cho chúng ta một con đường để chúng ta được cứu – qua sự chết và sự sống lại của Con Ngài, là Chúa Giêsu Kitô. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3:16).

Lạy Chúa, cám ơn Chúa vì tất cả những gì mà Ngài đã ban cho chúng con, cám ơn Chúa vì món quà đặc biệt là Người Con Duy Nhất Ngài đã ban cho thế gian.

*****************************************

Hãy cảm tạ Chúa khi quần áo bạn bị chật, vì điều đó chứng tỏ bạn không thiếu ăn.

Hãy cảm tạ Chúa khi bạn phải vất vả thu dọn sau một bữa tiệc, vì điều đó cho thấy bạn còn có bạn bè và người thân ở bên mình.

Hãy cảm tạ về số tiền thuế bạn phải đóng hàng tháng, vì chứng tỏ bạn không thất nghiệp.

Hãy cảm tạ khi bạn phải làm vườn, cắt cỏ, vì như thế là bạn đang sở hữu ngôi nhà mình ở.

Hãy cảm tạ khi bạn phải trả tiền sưởi trong mùa đông vì chứng tỏ bạn đã được sưởi ấm.

Hãy biết ơn Chúa khi bạn phải giặt giũ quần áo, vì như thế là bạn có dư quần áo để mặc.

Hãy cảm tạ Chúa khi bạn tìm được một chỗ đậu ở cuối bãi đậu xe, vì bạn còn có sức khỏe, có thể bước đi trên đôi chân của mình.

Hãy cảm tạ Chúa khi trong nhà thờ có người hát lạc giọng, vì nó cho thấy tai bạn vẫn còn bén nhạy.

Hãy cảm tạ Chúa khi có người phê phán phàn nàn chính quyền, vì chứng tỏ bạn đang được sống trong một xứ tự do, bạn có thể nói lên ý kiến của mình mà không sợ gì cả.

Hãy cảm tạ Chúa khi bạn bị đồng hồ đánh thức mỗi sáng, vì điều đó chứng tỏ là bạn vẫn còn sống.

 

Sưu tầm

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 34 Thường Niên A

Video Player
 
00:00
 
16:41
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU -THÁNG LINH HỒN

 

  •  
    NGUYEN THI LEYEN
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    CHÚA SẼ NHẬN LỜI NHỮNG AI HẾT LÒNG KÊU CẦU NGÀI 
     
    CHUYỆN KỂ: Có một người Do Thái tên là Héc-măng giàu có lắm. Ông hay đánh đàn nhà thờ trong lúc chầu Mình Thánh. Một hôm, khi thày cả bước lên bàn thờ cầm mặt nhật quay mặt ra ban phép lành thì Chúa mở lòng ông bỏ đạo Do Thái mà trở lại đạo thật.
    Về sau ông được lên bậc thày cả và vào dòng Đức Bà núi Ca-mê-lô. Từ khi ông Héc-măng trở lại đạo thật cho đến khi chết, ngày nào ông cũng chầu mình thánh hai ba giờ. Trong giờ chầu ông hết lòng kêu van xin Chúa soi sáng mở lòng cho mẹ mình bỏ đạo Do Thái, mà theo đạo thật.
    Ông cũng ăn chay hãm mình có ý xin ơn ấy. Khi được tin mẹ chết mà chưa trở lại đạo thật, ông lo buồn đau đớn quá sức, liền vào nhà thời sấp mình xuống trước mình thánh mà than thở rằng : Lạy Chúa, Chúa đã soi sáng mở lòng cho con ăn năn trở lại, con đã vâng theo ơn Chúa, đã bỏ cha mẹ anh em của cải và mọi sang trong vui vẻ thế gian mà làm tôi Chúa trong nhà dòng. Nếu Chúa có định cho con đổ máu mình ra vì Chúa, con cũng sẵn lòng.
    Tất cả những việc lành ấy con chỉ xin Chúa một sự này thôi : là soi sáng mở lòng cho mẹ con trở lại đạo thật. Chúa đã chẳng ban sự ấy cho con ; Chúa để mẹ con mất linh hồn đời đời sao. Ông Hec-măng vừa than thở vừa khóc lóc chảy nước mắt ra. 

     Đang khi ông đau đớn làm vậy, thì nghe tiếng Chúa phán bảo rằng : hỡi con, sao con hèn tin thế ấy ? sao con chẳng tin : kẻ vững lòng cầu nguyện sẽ được những lời mình xin. Cha đã nhận lời con, vì khi mẹ con sắp qua đời, Cha đã mở lòng mẹ con ăn năn tội cách trọn.
    Mẹ con đã được rỗi linh hồn, nhưng bây giờ con đang phải giam phạt trong luyện ngục. Con hãy ra sức cầu nguyện và làm nhiều việc lành phúc đức mà cứu lấy linh hồn mẹ con cho được chóng ra khỏi đấy mà lên thiên đàng.  

    Ông Héc-măng nghe những lời ấy thì vui mừng quá sức. Từ hôm ấy ông đem hết tâm hồn hết sức lực cầu nguyện và làm các việc lành phúc đức chỉ cho linh hồn mẹ. Chẳng khỏi bao lâu Chúa lại soi sáng cho ông biết mẹ ông đã được lên thiên đàng hưởng phúc vui vẻ đời đời rồi.  

    Vậy ta hãy noi gương ông Héc-măng mà vững lòng cầu nguyện cho cha mẹ anh em cùng hết mọi linh hồn nơi luyện ngục.
     
    thangcaclinhhon
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - VÌ XƯA TA ĐÓI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Nov 21 at 11:09 PM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Vì xưa Ta đói. (C. 42)

    (Trích trong ‘Manna’)

    SỐNG VÀ CHIA SẺ: TIN MỪNG MAT-THÊU 25, 31-46

    Têrêsa Calcutta là người mê và sống đoạn Tin Mừng này.

    Bà bị cuốn hút bởi những người đau khổ.

    Dưới mắt bà, đó không chỉ là những người đáng thương,

    mà còn là hiện thân của chính Chúa Giêsu đau khổ.

    Tình yêu con người và tình yêu Chúa Giêsu quyện vào nhau.

    Vì yêu Ngài, nên bà yêu con người mãnh liệt hơn.

    “Tập nhìn ra chính Chúa Giêsu trong mỗi con người,

    dù họ có vẻ đáng kinh tởm đến đâu đi nữa.”

    Đoạn Tin Mừng này được chọn đọc vào Chúa Nhật hôm nay,

    vì ở đây Chúa Giêsu được mô tả như một vị Vua,

    có thiên sứ theo hầu, ngồi trên ngai vinh hiển.

    Ngài là Thẩm phán xét xử muôn dân,

    tách biệt kẻ lành người dữ, thưởng phạt công minh.

    Nhưng phán quyết của Ngài làm ai nấy kinh ngạc.

    Người ta được chúc phúc hay bị nguyền rủa

    dựa trên những việc họ đã làm hay không làm cho Ngài,

    mà họ không hề hay biết.

    Vua Giêsu chẳng ở đâu xa, chẳng ở cung vàng điện ngọc.

    Ngài ở trong những người cùng khốn.

    Vua Giêsu đồng hoá mình

    với những người đói khát, khách lạ, trần trụi, đau yếu hay ở tù

    mà chúng ta vẫn gặp mỗi ngày.

    Ngài ẩn mình hay đúng hơn Ngài tỏ mình qua con người,

    qua những người hèn kém đáng thương nhất.

    Chúa vinh quang không ngại nhận họ là anh em.

    Ngài không khoác tấm áo lộng lẫy kiêu sa

    để dễ gần gũi với nỗi đau của người yếu thế.

    Như thế chúng ta không phải tìm Chúa ở nơi xa xôi.

    Ngài không chỉ ở trong nhà thờ, trong bí tích.

    Ngài còn ở nơi những người đang cần chúng ta.

    Mỗi người khốn cùng đều là một bí tích,

    nơi chúng ta có thể thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu.

    Có những lần Chúa đi ngang qua đời ta

    như vị vua giả trang làm người hành khất.

    Ngày phán xét, chúng ta không được giả vờ ngạc nhiên

    khi nghe biết mình đã để Ngài đi qua tay trắng.

    “Chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên tình yêu.”

    Tội lớn nhất là tội thiếu sót: không làm điều phải làm.

    Hôm nay Vua Giêsu vẫn ngửa tay

    xin ta giúp các anh em bé mọn nhất của Ngài.

    Những người mù chữ, những trẻ em đường phố,

    những người bị suy sụp tinh thần, cần được yêu thương,

    những người không tìm được cho đời mình một chỗ trọ,

    những người tự nhốt mình trong tù ngục đam mê,

    những người trần trụi vì phải sống nhờ thân xác.

    Phải làm một việc gì đó cụ thể

    để Nước Chúa lớn lên trong thế giới này.

    Phải xây dựng một điều tốt đẹp nào đó

    để Vua Giêsu thật sự là Vua Vũ Trụ,

    vũ trụ bên ngoài và vũ trụ trong lòng con người.

    Gợi Ý Chia Sẻ

    Thế giới hôm nay còn nhiều bất công và đau khổ do con người gây ra cho nhau. Bạn thử nghĩ, với khả năng của mình, bạn làm được điều gì để người chung quanh hạnh phúc?

    Thấy Chúa Giêsu nơi những người đói nghèo, rách rưới, vô gia cư nghề nghiệp, thậm chí đã có lần phạm pháp, bạn nghĩ điều đó có khó không? Làm sao tôi có thể đối xử với họ như với Chúa?

    Cầu Nguyện

    Lạy Chúa Giêsu, Vua vũ trụ,

    nếu Chúa là vua của hơn bốn trăm ngàn linh mục,

    nếu Chúa là vua của hơn tám trăn ngàn nữ tu,

    nếu Chúa là vua của một tỉ người công giáo,

    thì thế giới này sẽ đổi khác, Hội Thánh sẽ đổi khác.

    Chúng con không phải là một lượng men nhỏ.

    Nếu khối bột chẳng được dậy lên,

    thì là vì men đã mất phẩm chất.

    Chúng con phải chịu trách nhiệm về sự dữ trên địa cầu:

    có nhiều sự dữ do chính chúng con gây ra.

    Chúng con chỉ kêu cầu cho Nước Chúa mau đến,

    nhưng lại không chịu xây dựng Nước ấy trên trần gian.

    Lạy Chúa Giêsu Vua vũ trụ,

    chúng con thường cố ý thu hẹp vũ trụ của Chúa,

    giữ chặt Chúa ở trong nhà thờ, nên nhiều nơi vẫn vắng bóng Chúa,

    dù Chúa đã đến trái đất này từ hơn 2000 năm.

    Chúng con sợ Chúa đến làm phiền lòng chúng con,

    và không cho chúng con được yên ổn.

    Ước gì một tỉ người công giáo chịu để Chúa chi phối đởi mình

    và đưa Chúa đi vào những nơi Chúa chưa hề đến.

    Như thế vũ trụ này trở thành vũ trụ của Thiên Chúa.