Thiên Chúa Là Cha Của Tôi

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - NGÀI LÀ VUA LÒNG TÔI

Tôn Chúa Giê-su làm vua của mình

(Suy niệm lễ Chúa Ki-tô vua)

Hôm nay, nhân ngày lễ tôn vinh Chúa Giê-su vua, chúng ta hãy đến bệ kiến Ngài.

Trước hết, chúng ta hãy tiến vào chiêm ngưỡng hoàng cung của Vua Giê-su. Thật lạ lùng! Nơi đây là một ngọn đồi hoang vu trơ trọi, sặc mùi tử khí, lác đác mấy thập tự giá nằm vương vãi đó đây.

Tiếp theo, chúng ta hãy tìm đến ngai tòa đức Vua. Đây rồi, ngai tòa của Ngài đây, vì có tấm biển ghi rõ ràng: “Giê-su Na-da-rét, Vua dân Ít-ra-en.” (Ga 19,19).

Ta hãy chiêm ngưỡng xem vị vua này như thế nào? Ngự ở đâu? Cẩm bào của ngài thế nào? Ngai vàng Ngài ra sao? Thần dân của Ngài gồm những hạng người nào?

Nơi đây, Vua Giê-su không mặc áo cẩm bào sang trọng đính ngọc dát vàng, nhưng phải chịu cảnh mình trần, thân mình bầm dập, loang lổ vết thương.

Nơi đây, Vua Giê-su không ngồi chễm chệ trên ngai cao nhưng chịu treo thân trên thập tự giá.

Hai bên ngai Vua Giê-su không có hai chức quan tả, hữu thừa tướng như ở các cung đình uy nghiêm lộng lẫy, mà là hai tên gian phi cùng chịu treo trên thập tự giá như Ngài.

Thay vì quân hầu, người ta chỉ thấy đám lính hung hăng, thô bạo. Chúng đứng đó không phải để hầu hạ phục dịch Ngài, nhưng là để lăng nhục, để hành hung, chế giễu nhạo cười Ngài và kết liễu cuộc sống của Ngài.

Vị vua này thật lạ lùng!

Thay vì để cho thần dân tung hô chúc tụng, Vua Giê-su chịu nghe những lời nhiếc móc nhạo cười: “Nó đã cứu được kẻ khác mà không cứu được mình”, “Nếu ông là vua dân Do-thái thì hãy cứu lấy mình đi!” (Lc 23,35-37).

Trên ngai cao này, thay vì ban ra những lệnh truyền như vua chúa trần gian, những lệnh truyền bắt dân phải chịu sưu cao thuế nặng để chất thêm vàng bạc vào kho báu của mình, truyền cho nô lệ phải hầu hạ phục dịch mình, truyền cho quan quân phải hy sinh mạng sống, chiến đấu phục vụ cho vương quốc mình…Vua Giê-su chỉ ban ra những lời yêu thương: “Lạy Cha, xin tha thứ tội lỗi cho những người đóng đinh Con…” và hứa ban hạnh phúc thiên đàng cho người bất hạnh cùng chịu treo trên thập tự giá như mình: “Hôm nay, anh sẽ ở trên thiên đàng với Tôi.” (Lc 23, 43)

Cuối cùng, không như vua chúa trần gian, bòn rút công sức, của cải thần dân tận xương tủy, Vua Giê-su hiến trao mạng sống mình cho muôn người được sống đời đời, trút cho nhân loại cả giọt máu cuối cùng trong đáy tim!

Như thế, dù là Chúa tể trời đất, bá chủ muôn vật muôn loài, Chúa Giê-su đã hạ mình xuống thế làm người, chuốc lấy tủi hổ, đau thương và nộp mình chịu chết để cứu độ muôn dân. “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Ph 2, 9-11).

Lạy Chúa Giê-su,

Trên cõi đời này, không ai xứng đáng là vua của chúng con, bởi vì tất cả mọi ông vua đều ươn hèn, yếu đuối và mắc phải đủ mọi thứ lỗi lầm. Chỉ có Chúa mới là vị vua hoàn hảo, vua tốt lành thánh thiện, vua đầy lòng yêu thương, là vua quảng đại bao dung, đã hy sinh chịu chết để ban cho chúng con sự sống đời đời.

Xin cho chúng con biết tôn Chúa lên làm Vua của mình, biết noi gương Chúa mà hy sinh cho người khác, biết nhận quy luật yêu thương của Chúa làm kim chỉ nam cho cuộc sống chúng con.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 

Tin mừng Gioan (18, 33-37) trích đọc vào Lễ Chúa Ki-tô Vua

33 Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: “Ông có phải là vua dân Do-thái không? “34 Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi? “35 Ông Phi-la-tô trả lời: “Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì? “36 Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.”37Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là vua sao? ” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.”

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - LICH SỬ LỄ TẠ ƠN

  • Hung Dao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Nov 23 at 3:37 PM
     
    Subject: Re: THE ECONOMIST :Lễ Tạ Ơn có lịch sử như thế nào?

    Lễ Tạ Ơn lịch sử như thế nào? 

    The Economist

    image.png

    “…Đó cũng là một ngày để tôn vinh sự giàu có và truyền bá các giá trị Mỹ: lòng yêu nước, sự tận tụy với gia đình và chăm chỉ làm việc…”

    thanksgiving00

    Vào ngày Lễ Tạ ơn, hơn 46 triệu người Mỹ sẽ tỏa ra trên toàn đất nước để kỷ niệm ngày lễ này với gia đình và bạn bè. Sẽ có gà tây, bánh bí ngô và những lời chúc hân hoan chờ đón họ. Câu chuyện về ngày lễ này được cất giữ trong kho tàng dân gian của nước Mỹ. Vào tháng 11 năm 1620, một nhóm tín đồ Thanh giáo người Anh đã cập bến ở Cape Cod, Massachusetts, sau hai tháng lênh đênh trên chiếc thuyền Mayflower. Họ đã được giúp đỡ để vượt qua sự thiếu thốn của mùa đông đầu tiên bởi những người đa đỏ Wampanoag địa phương, những người đã cho họ lương thực cũng như những lời khuyên. Sau một vụ thu hoạch thành công vào năm kế tiếp, 50 người Thanh giáo và 90 người da đỏ đã ăn mừng với một bữa tiệc gà tây. Phần còn lại được cho là lịch sử. Nhưng lịch sử đầy những sự thật nửa vời, và Lễ Tạ ơn cũng không phải là một ngoại lệ. Cách người Mỹ ăn mừng kỳ nghỉ lễ này ngày hôm nay — như một sự kiện hàng năm mang tính thế tục – là một “phát minh” từ thế kỷ 19.

    Người Thanh giáo là những người rất khắc kỉ. Họ hiếm khi có các ngày lễ hội. Giáng sinh, Phục sinh và các ngày lễ thánh đã bị cấm. Thay vào đó, những người Thanh giáo kỷ niệm ngày nhịn ăn cộng đồng hoặc lễ tạ ơn. Những ngày lễ này được tổ chức ứng với các sự kiện cụ thể, cho nên ngày tổ chức của chúng thay đổi theo từng năm. Người ta tin rằng việc nhịn ăn có thể làm dịu một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, chẳng hạn như hạn hán hoặc xâm lược, trong khi lễ tạ ơn đánh dấu một vụ thu hoạch tốt hay một chiến thắng quân sự. Cầu nguyện là tâm điểm của những sự kiện này.

    Bằng chứng về việc tổ chức ngày lễ này vào năm 1621, mặc dù chỉ dài bốn câu, đến từ một bức thư của người lãnh đạo nhóm Thanh giáo, Edward Winslow. Những người da đỏ Wampanoag xuất hiện cùng với thủ lĩnh của họ, Massasoit, “người mà chúng tôi đã chiêu đãi và ăn mừng cùng trong ba ngày”. Những người Thanh giáo không đề cập đến sự kiện này trong những năm sau đó (điều khiến cho sự kiện này không phải là một lễ tạ ơn theo nghĩa đích thực, vì nó không liên quan đến lời cầu nguyện nào) và quan hệ với người da đỏ nhanh chóng trở nên xấu đi. Một cuộc chiến diễn ra giữa hai bên chỉ trong vòng khoảng 25 năm. Những người Thanh giáo đã thắng, và vào năm 1676 họ tuyên bố một ngày dành cho việc tạ ơn; họ treo đầu của con trai Massaoit trên cọc gỗ, “thịt cho những người sống trong vùng hoang dã”, như lời của một người Thanh giáo. Những người vùng New England tiếp tục kỷ niệm ngày lễ tạ ơn trong 200 năm tiếp theo, và mang theo phong tục này khi họ di chuyển về phía nam và phía tây đất nước.

    Ngày lễ này trở nên bán cố định về mặt thời gian. Chủ yếu nó được tổ chức như là một sự kiện trong phạm vi địa phương hoặc toàn tiểu bang và được khởi xướng bởi một mục sư hoặc thống đốc. Nó có thể được tổ chức vào tháng Mười, tháng Mười Một, tháng Mười Hai hoặc thậm chí là cả tháng Giêng.

    Một vài ngày lễ quốc gia đã được công bố ở Mỹ: George Washington tổ chức lễ đánh dấu việc thông qua Hiến pháp vào năm 1789; James Madison tổ chức kỷ niệm kết thúc Chiến tranh năm 1812…. Tuy nhiên, công trạng trong việc chọn một ngày cố định cho Lễ Tạ ơn, vào hàng năm và trên toàn quốc, thuộc về một nhà văn tên là Sarah Josepha Hale. Bà hiếm khi nhắc đến những người Thanh giáo khi theo đuổi ý tưởng về một lễ kỷ niệm mang tính yêu nước vào mùa thu trong suốt hai thập niên. Bà gửi kiến nghị tới các tổng thống và thống đốc, và tạp chí Godey’s Lady’s Book, một tạp chí định kỳ dành cho phụ nữ nổi tiếng của bà, đã đăng các bài xã luận và tiểu thuyết giáo huấn ủng hộ mục tiêu này. Thành công đến vào năm 1863 trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Tổng thống Abraham Lincoln đã tuyên bố ngày lễ này trở thành một ngày lễ quốc gia sau các chiến thắng của quân đội Liên bang miền Bắc tại Gettysburg và Vicksburg hồi đầu năm đó. Năm 1941 Quốc hội đã đưa ngày lễ này vào luật, và nó sẽ được tổ chức vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng Mười Một.

    Việc kỷ niệm Lễ Tạ ơn trên toàn quốc có nghĩa là ngày lễ này đã trở thành một sự kiện ngày càng thế tục. Vào năm 1878, tờ New York Times đã phàn nàn rằng ngày lễ này đã “mất đi sự nghiêm trang và theo đó là hầu hết ý nghĩa tôn giáo của nó.” Các cuộc diễu hành địa phương được tổ chức, và vào năm 1924, hãng bán lẻ Macy đã tổ chức cuộc diễu hành đầu tiên của mình. Đối với Hale, ngày lễ này là “biểu tượng tốt nhất…cho sự thịnh vượng và hạnh phúc của người dân Hoa Kỳ”. Đó cũng là một ngày để tôn vinh sự giàu có và truyền bá các giá trị Mỹ: lòng yêu nước, sự tận tụy với gia đình và chăm chỉ làm việc. Điều này diễn ra cho dù những người Thanh giáo hầu như không thừa nhận và có lẽ đã chối bỏ lễ kỷ niệm hiện đại bày. Đối với những người ủng hộ, điều cần thiết là một huyền thoại vững chắc về sự ra đời của một quốc gia trẻ.

    The Economist

    Nguồn: How Thanksgiving became a secular, national holiday, The Economist, 22/11/2017

     
     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI- TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN


Tất cả là hồng ân

Có một bà lão đạo đức, nhưng nghèo đến nỗi không có đủ tiền mua gạo ăn. Hôm nọ, đói quá không làm gì nổi, bà chỉ còn cách qùy gối giữa nhà, hết lòng tha thiết van nài cùng Chúa:

– Lạy Chúa, xin giúp con có gạo nấu cơm ăn chiều nay, nếu không, chắc con chết mất. Xin Chúa thương con.

Lúc đó, một người vô thần tình cờ đi ngang, anh ta giở một trò để tiêu khiển niềm tin của bà. Anh chạy ra tiệm tạp hóa gần đó, mua một ký gạo, rồi trở về ném tuí gạo qua lỗ vách lá, rơi bịch trước mặt bà. Bà lão vô cùng mừng rỡ và hết sức ngỡ ngàng, đến nỗi quên cả đói khát vừa hô to:

– Cám ơn Chúa, cám ơn Chúa.

Bà vừa chạy vừa khoe với lối xóm là Chúa đã nhận lời bà cầu xin. Thấy bà già đã trúng kế mình, anh chàng vô thần cười chế nhạo, và nói rõ là anh ta vừa ra tiệm tạp hóa mua túi gạo, rồi ném qua lỗ vách cho bà. Nhưng bà già đáp:

– Có thể là anh mang gạo đến cho tôi nhưng tôi bảo đảm là lời tôi cầu nguyện đã được Chúa nhận lời. Tôi cầu xin chiều nay có gạo nấu cơm, và Chúa đã ban cho tôi y như lời tôi cầu. Tạ ơn Chúa, cám ơn anh.

+++++++++++++++++++

Người có đức tin nhìn thấy trong tất cả mọi sự là hồng ân của Thiên Chúa, và ơn Chúa có thể đến bất cứ từ đâu, miễn là chúng ta có một tâm hồn đơn sơ để nhận ra ơn Ngài. Bà lão đã xin gạo và đã được gạo, bà tạ ơn Chúa và nhận ra đó là ân huệ Chúa ban, cho dù gạo đó đến từ một âm mưu đen tối. Nhưng ai âm mưu thế nào không cần biết, chỉ biết tạ ơn Chúa vì đó là ơn lành Chúa ban, như lời Thánh Phaolô: “Xin cảm tạ Chúa vì phúc lộc khôn tả Người ban”. (2 Cr 9,15)

Trong đời sống của chúng ta, ơn Chúa đến từ mọi phiá, có thể nói được là chúng ta đang ngụp lặn trong ân sủng của Ngài:

– Ơn Chúa đến từ những người thân yêu.

– Ơn Chúa đến từ những người độc ác.

– Ơn Chúa đến từ những người quyền thế.

– Ơn Chúa đến từ những kẻ hèn mọn.

– Ơn Chúa đến lúc thoải mái bình an.

– Ơn Chúa đến khi khổ đau hoạn nạn.

Thánh Phaolô đã nhận ra ơn Chúa trong cuộc đời Ngài: “Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1 Cr15,10). Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người ý thức rằng tất cả những gì mình có đều đã lãnh nhận một cách nhưng không, vì sống là nhận lãnh và biết ơn. Biết ơn là nhận ra thân phận bất toàn của mình. Biết ơn là ý thức về tinh thần liên đới với người khác.

Cùng với tác giả Thánh Vịnh, chúng ta hãy ca vang lời tạ ơn: “Con sẽ ca ngợi tình thương Chúa tới muôn đời”. (Tv 88,2a)

++++++++++++

Lạy Chúa, xin cho con nhận thấy được tình yêu thương và ơn lành của Chúa trong cuộc sống con, cho con biết tin tưởng nơi Chúa là mục tử nhân lành dẫn dắt con đi trên cõi đời này. Dẫu lúc con đi trên con đường bằng phẳng, chói chang nắng ấm, hay khi qua thung lũng tối đen hiểm nguy, con không bao giờ nao núng vì Chúa luôn ở với con.

Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì mọi ơn lành – dù to hay nhỏ – trong đời con. Khi nhớ đến những ân huệ đó lòng con ngập tràn vui sướng. Xin cho con hết lòng tin cậy yêu mến Chúa luôn. Amen!

Thiên Phúc

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - LỄ TẠ ƠN

  • Kim Vu

    LỄ TẠ ƠN

    Ở Việt nam, thời Nhà Nguyễn, triều đình Huế, trong suốt 79 năm độc lập (1807- 1885), đàn Nam Giao luôn là nơi tổ chức nghi thức Tế Nam Giao đều đặn vào mùa Xuân hàng năm để tạ ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân.  Đó là lễ tạ ơn của Việt Nam.  Từ năm 1886 đến 1890, không tổ chức lễ tế Nam Giao.  Bắt đầu từ năm 1891, cứ ba năm, vua nhà Nguyễn mới tế lễ Trời Đất ở đàn tế Nam Giao một lần.  Lễ tế Nam Giao cuối cùng của triều Nguyễn là vào ngày 23 tháng 3 năm 1945.  Tuy chỉ đặt hy vọng vào một thế lực thần thiêng là Trời Đất, nhưng dân tộc Việt Nam cũng có tâm tình biết ơn và tạ ơn.  Trước sự bất lực của con người, người dân Việt cũng đã cầu xin: Lạy trời mưa xuống – Lấy nước tôi uống – Lấy ruộng tôi cày – Lấy đầy bát cơm – Lấy rơm đun bếp.

    Và trong quan hệ giữa người với người, người Việt cũng có những nét văn hóa biểu lộ tâm tình biết ơn người qua tục ngữ ca dao: “Uống nước nhớ nguồn.  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.  Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”

    Trên đất nước Hoa Kỳ, hằng năm vào ngày thứ năm tuần thứ tư của tháng 11, cả nước tưng bừng mừng lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), một ngày quốc lễ.  Sau đây là đôi nét về nguồn gốc ngày lễ ấy:

    Giống như tàu Noe ngày xưa, vào ngày 6 tháng 9 năm 1620, có 102 người gồm thủy thủ, đàn ông, đàn bà và trẻ con bước lên tàu Mayflower rời Anh Quốc vượt đại dương để đi tìm một vùng đất mới.  Họ là “những người hành hương” (Pilgrims) ra đi vì nỗi khát vọng tìm một vùng đất mới cho tự do tôn giáo.  Họ đi khắp nơi, và cuối cùng đã cặp bến Plymouth Rock, Massachusetts vào ngày 11 tháng 12 năm 1620.

    Mùa đông đầu tiên, thời tiết khắc nghiệt, thực phẩm thiếu thốn và bệnh dịch hoành hành đã cướp đi 46 sinh mạng.  Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp ngô do người dân Da Đỏ cung cấp.  Thổ Dân rất thân thiện và tận tình giúp đỡ trong cuộc sống mới bằng cách dạy cho họ trồng tỉa, săn bắn theo phong tục địa phương.

    Được sự hướng dẫn của một người Da Đỏ tên là Squanto, vào mùa Xuân và mùa Hè năm 1621, bắp lên tươi tốt hứa hẹn một vụ mùa no nê.  Mùa màng đã gặt hái xong, thực phẩm dư thừa cho cả mùa Đông.  Họ quyết định tổ chức một ngày “Hội Ngày Mùa” (Harvest Festival) để tạ ơn Thượng Đế  đã cho họ sống sót qua mùa đông đầu tiên trên xứ lạ.  Đó là ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên trên đất Hoa Kỳ vào đầu tháng 11 năm 1621.

    Thực phẩm chính trong ngày lễ Tạ Ơn này gồm: bắp, bí đỏ, chim, vịt, ngỗng và gà tây.  Khách mời là Thổ Dân.  Tộc trưởng Massasoif đã dẫn 90 dũng sĩ đến dự và còn mang biếu thống đốc của nhóm người Hành Hương lúc bấy giờ là Bradford năm con nai.  Họ ăn uống vui chơi suốt tuần.

    Lịch sử ngày lễ Tạ Ơn của người Mỹ cũng có nhiều thăng trầm nổi trôi theo vận nước.  Các tiểu bang thuộc địa đầu tiên không thống nhất được ý kiến chung về ngày lễ Tạ Ơn.  Khi cuộc chiến giữa các di dân Mỹ và đế quốc Anh xảy ra, và George Washington thoát khỏi cuộc bao vây ở Valley Forge, ông đã tuyên bố ngày lễ Tạ Ơn quốc gia vào ngày 26 tháng 11 năm 1789.

    Mãi đến năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln thấy chiến tranh đã đến hồi kết thúc, nên chỉ định lấy ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 làm ngày lễ Tạ Ơn cho toàn quốc.  Nhưng chẳng may ông bị ám sát.  Andrew Johnson lên làm tổng thống lại duy trì truyền thống cũ, nhưng đổi lại ngày thứ năm tuần lễ thứ tư của tháng 11 làm ngày lễ Tạ Ơn.  Rồi trong khoảng thời gian từ năm 1939 đến 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã chỉ định lấy ngày thứ năm của tuần lễ thứ ba của tháng 11 làm ngày lễ Tạ Ơn.  Nhưng lần này ông Roosevelt bị các thương gia và các đảng viên đảng Cộng hòa chống đối dữ dội, cho rằng tổng thống đã đi ngược lại truyền thống cũ.  Hai năm sau, tổng thống Roosevelt rút lại quyết định cũ và quyết định lấy ngày thứ năm tuần thứ tư của tháng 11 làm ngày lễ Tạ Ơn cho toàn quốc mãi cho đến ngày hôm nay.

    Lễ Tạ Ơn mang một ý nghĩa sâu xa.  Con người có thể khác nhau về tôn giáo, chúng tộc, màu da nhưng đều có tâm tình biết ơn và tạ ơn.  Đối với người Kitô giáo nói riêng và đối với nhân loại nói chung, tạ ơn Thiên Chúa là một tâm tình thái độ phải có đối với Đấng Sáng Tạo vũ trụ đã hằng thi ân cho con người.

    Nhân dịp mừng lễ Tạ Ơn, chúng ta có dịp để xét lại tâm tình, thái độ biết ơn tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn đời và tạ ơn người.

    Trước hết đối với Thiên Chúa,thánh Luca có thuật lại một câu chuyện như sau: “Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê.  Lúc Người vào một làng kia, thì có 10 người phong hủi đón gặp Người.  Họ dừng lại đàng xa và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!”  Thấy vậy, Đức Giêsu bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế.”  Đang khi đi thì họ được sạch.  Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa.  Anh ta sấp mình dười chân Đức Giêsu mà tạ ơn.  Anh ta lại là người Samari.  Đức Giêsu mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao?  Thế thì chín người kia đâu?  Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”  Rồi Người nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh” (Lc 17:11-19).

    Chín người được ơn chữa khỏi nhưng chỉ có một người trở lại tạ ơn Thiên Chúa.  Lòng biết ơn, tạ ơn coi bộ ít ỏi!  Thực tế cuộc sống của chúng ta cũng nói lên thực trạng đó.  Ngày xưa dân Israen được Thiên Chúa dìu đắt, nâng đỡ bao bọc để đi về miền đất hứa, thế nhưng họ vẫn không thật lòng biết tạ ơn Thiên Chúa, ngược lại còn phản lại những gì Ngài đã làm cho họ.

    Phải tạ ơn Thiên Chúa, vì trong cuộc sống, chúng ta đón nhận không biết bao ân huệ của Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại không nhận ra hay không muốn nhận ra những ân huệ ấy khi chúng ta tự xem những thành quả của công việc mình làm là do tài sức của mình.  Có khi chúng ta nghĩ những gì Thiên Chúa làm cho con người là việc Ngài phải làm.  Như thế là vô ơn!

    Phải biết ơn người, biết ơn đời, vì trong cuộc sống của chúng ta hôm nay là kết quả của bao nhiêu người đã hy sinh, đóng góp làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.  Chúng ta chịu ơn biết bao nhiêu người từ tổ tiên ông bà cha mẹ, bạn bè, người thân, những nhà khoa học, văn nghệ sĩ… đến những người vô danh đã tô đẹp cho cuộc sống hôm nay.

    Lễ Tạ Ơn đối với chúng ta, những người Việt tị nạn trên đất nước Hoa Kỳ, là dịp để chúng ta nhìn lại cuộc hành trình gian khổ để đi tìm tự do, để tạ ơn Thiên Chúa đã cho chúng ta có được cuộc sống hôm nay, để tạ ơn đất nước Mỹ và người Mỹ đã cưu mang chúng ta.

    Mừng lễ Tạ Ơn mà chỉ nghĩ đến du lịch, tiệc tùng, đi mua sắm, xem football mà không sốt sắng tham dự Thánh lễ Tạ Ơn để tạ ơn Trời, tạ ơn người, tạ ơn đời là một thiếu sót rất lớn vậy!

    Lm Trịnh Ngọc Danh

    **************************************

    Có những lúc trong đời ta quên lãng

    Những phước lành mà Chúa đã ban cho

    Mãi bon chen, mãi vất vả âu lo

    Chuyện cơm áo, chuyện hơn thua cuộc sống

    Ta chưa hiểu, tạ ơn là hy vọng

    Là giục lòng, là tiếng nói đức tin

    Là lời ca, rung động cõi tâm linh

    Là tiếng hát, là vần thơ chúc tụng

    Thơ Đa-vit, tạ ơn trong biến động,

    Giữa muôn ngàn thử thách đang bủa vây

    Vẫn hoan ca, cảm tạ Chúa đêm ngày 

    Lòng tin quyết, đem thành công đắc thắng

    Chúa Giê-su, trong đêm dự tiệc thánh

    Ngài dâng lời cảm tạ biết ơn Cha

    Bánh vỡ ra, như thịt máu chan hoà

    Thành mô thức, hiến dâng ơn cứu rỗi

    Chúa cảm tạ, khi tang gia bối rối

    Khi lệ buồn, Chúa khóc với Ma-ry

    La-za-rô, sống lại, đã bước đi

    Ban hy vọng, nguồn vui mừng khôn tả

    Trong Đức tin, chúng ta cần cảm tạ

    Về ơn lành, cứu rỗi Chúa đã ban

    Về tình yêu, về chăm sóc, bảo toàn

    Về an ủi, về bao che, dẫn dắt

    Hãy tạ ơn, khi bình minh chim hót

    Hãy tạ ơn, khi lá rụng hoàng hôn

    Hãy tạ ơn, khi biển nổi sóng cồn

    Khi hoa nở, trời thanh trong gió mát

    Hãy cảm tạ, cùng trăng sao trời đất

    Hát reo mừng, chúc tụng Đấng đại năng

    Hãy hân hoan, ca ngợi Chúa vĩnh hằng

    Được tôn thánh, hiển vinh ngàn muôn thuở.

    Thanh Hữu

    - Muốn đọc và nghe Youtube các bài suy niệm xin vào trang web http://suyniemhangngay.net/
    - Follow us on Facebook: https://www.facebook.com/langthangchieutimsuyniemhangngay
    - Muốn nhận Suy Niệm Hàng Ngày xin gởi e-mail This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. với chủ đề “Muốn nhận SNHN”
    - Không muốn nhận SNHN, xin e-mail về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. với chủ đề “Không muốn nhận SNHN”
    ---
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SuyNiemHangNgay" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Visit this group at https://groups.google.com/group/suyniemhangngay.
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/suyniemhangngay/CAFUfFd8ZcZ2SsLdHA%3D%2BbZjxqkb_S3%2Bm-4u0Ltvt_i9%2BOfCPEUw%40mail.gmail.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
    Download all attachments as a zip file
    • image002.jpg
      30.3kB
    • image001.jpg
      30.4kB
    •  
      LỄ TẠ ƠN.docx
      182.6kB