16. Sống Tình Thức

SỐNG TỈNH THỨC - CÁ BỤI CUỘC ĐỜI

Lời bài hát Cát bụi cuộc đời

Ca khúc Cát bụi cuộc đời một nhạc phẩm mang tới nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giai điệu và lời bài hát Cát bụi cuộc đời do nhạc sĩ Hà Sơn sáng tác.

Bài hát đã mang tới những cảm xúc thực sự lắng đọng cho khán giả nghe nhạc, được rất nhiều các nghệ sĩ thể hiện thành công trong đó phải kể đến ca sĩ Triệu Mỹ Ngân, Huỳnh Nguyễn Công Bằng, Khanh Bình, Đạt Võ, Cát Tuyền, Phú Lê. Sau đây mời các bạn cùng theo dõi MV và lời bài hát Cát bụi cuộc đời.

MV Cát Bụi Cuộc Đời - Phú Lê (OST Chạm Mặt Giang Hồ)

 

Lời bài hát Cát bụi cuộc đời - Phú Lê

Này bạn thân ơi số kiếp nhân sinh chỉ là cõi tạm trần gian
Dù anh và tôi ai sang giàu ai gian khó
Mai xa kiếp con người về với cát bụi mờ thì cũng đều đôi tay trắng.

Đời là phù du ta sống hôm nay đâu biết về ngày mai sau
Hãy dành cho nhau bao nhiêu niềm vui đang có
Không ganh ghét hận thù
Chẳng gian dối lọc lừa vì kiếp người sẽ vội qua.

[ĐK:]
Người ơi hãy nhớ ta là cát bụi
Sẽ về cát bụi thì cũng đừng toan tính thiệt hơn
Đời như giấc mơ được mất ta đâu ngờ
Hỏi ai có bao giờ không trở về cát bụi đâu.

Cuộc đời là bao hãy mến thương nhau với bằng tất cả con tim
Để rồi một mai khi ta lìa xa nhân thế
Không lo lắng ưu buồn, chẳng nuối tiếc muộn phiền
Chuyện thế sự nơi trần gian.

  • 9.972 lượt xem
👨 Trịnh Thị Thanh Cập nhật: 18/03/2019
----------------------------------

SỐNG TỈNH THỨC - NGÀY MAI VÀ NGÀY MAI

  •  
    Kim Vu
    <image002.jpg>
    NGÀY MAI VÀ NGÀY MAI

     

    Trong Tự thú của Thánh Augustinô, ngài mô tả việc trở lại đạo của ngài liên quan đến hai khoảnh khắc ân sủng riêng biệt, khoảnh khắc đầu tiên thuyết phục ngài về mặt trí tuệ, Kitô giáo là đúng, và khoảnh khắc thứ hai giúp ngài sống theo những gì ngài tin.  

    Phải mất gần chín năm trôi qua giữa hai lần trở lại này và trong chín năm này, ngài đã có lời cầu nguyện nổi tiếng: Lạy Chúa, xin Chúa làm cho con thành người tín hữu Kitô tốt và khiết tịnh – nhưng chưa phải bây giờ.

     

    Thật lạ lùng, Thánh Ephraim người Syria (306-373), một người cùng thời với ngài cũng viết lời cầu nguyện tương tự: Hỡi người yêu dấu của tôi, mỗi ngày tôi làm sai rồi tôi lại ăn năn.  Trong một giờ tôi xây và giờ sau đó tôi phá những gì tôi đã xây.  Buổi tối, tôi nói, ngày mai tôi sẽ ăn năn, nhưng khi sáng mai đến, tôi vui vẻ lãng phí một ngày.  Rồi đến tối, một lần nữa tôi nói, tôi sẽ thức suốt đêm và tôi sẽ xin Chúa thương xót tội lỗi của tôi.  Nhưng khi đêm đến, tôi lại ngủ say.

     

    Điều mà Thánh Augustinô và Thánh Ephraim mô tả là rõ ràng (không phải không có chút hài hước), một trong những khó khăn chúng ta thực sự gặp trong cuộc đấu tranh để lớn lên trong đức tin và trong sự trưởng thành của con người, là thói quen để cuộc đời qua đi khi nói: “Đúng, tôi cần phải làm tốt hơn.  Tôi cần phải chịu đựng và cố gắng khắc phục những thói quen xấu của mình, nhưng chưa phải bây giờ!”

     

    Và thật an ủi khi chúng ta biết đã có những thánh đấu tranh vất vả trong nhiều năm với sự tầm thường, lười biếng, với thói hư tật xấu trong nhiều năm, họ cũng nhún vai chịu thua như chúng ta: “Ngày mai, tôi sẽ bắt đầu một khởi đầu mới!”  Trong vài năm, một trong những câu nói của Thánh Augustinô là, “ngày mai và ngày mai!”

     

    “Đúng, phải thay đổi, nhưng chưa!”  Điều này nói lên con người của chúng ta như thế nào?  Tôi muốn là người tốt, là người tín hữu Kitô tốt.  Tôi muốn sống theo đức tin nhiều hơn, bớt lười biếng, bớt ích kỷ, độ lượng với người khác hơn, chiêm niệm hơn, bớt giận dữ, bớt cay đắng, hoang tưởng và phán xét người khác.  Tôi muốn dừng việc ngồi lê đôi mách và vu khống.  Tôi muốn đóng góp nhiều hơn vào công lý.  Tôi muốn có một đời sống cầu nguyện tốt hơn.  Tôi muốn dành thời gian cho mọi việc, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, thưởng thức hương hoa, lái xe chậm hơn, kiên nhẫn hơn và ít vội vã hơn.  Tôi có một số tật xấu cần phải thay đổi, tâm hồn tôi vẫn còn cay đắng, tôi đã lỗi lầm quá nhiều thứ, tôi thật sự cần phải thay đổi, nhưng chưa phải lúc này.

     

    Trước tiên, tôi phải giải quyết một mối quan hệ cụ thể, tôi lớn lên, thay đổi công việc, kết hôn, nghỉ ngơi, có được sức khỏe, học xong, có thì giờ đi nghỉ hè vì rất cần thiết, để một số vết thương lành lại, để con cái tự lập, nghỉ hưu, dọn đến một giáo xứ mới, và thoát khỏi tình trạng này – sau đó tôi sẽ nghiêm túc xem lại việc thay đổi những chuyện xấu này.  Lạy Chúa, xin làm cho con trở nên người trưởng thành hơn và là một tín hữu Kitô, nhưng chưa phải lúc này!

     

    Cuối cùng, đó không phải là lời cầu nguyện tốt.  Thánh Augustinô nói với chúng ta, trong nhiều năm, khi đọc lời cầu nguyện này, ngài đã hợp lý hóa sự tầm thường của mình.  Tuy nhiên, một trận đại hồng thủy bắt đầu dấy lên trong tâm hồn ngài.  Chúa đã vô cùng kiên nhẫn với chúng ta, nhưng sự kiên nhẫn của chúng ta với chính mình cuối cùng cũng cạn kiệt và đến một lúc nào đó, chúng ta không thể tiếp tục như trước nữa.

     

    Trong quyển 8 của bộ sách Tự thú, Thánh Augustinô kể, một ngày nọ, khi đang ngồi trong vườn, ngài bị choáng vì sự thiếu trưởng thành và tầm thường của mình và “một cơn bão to lớn ập đến trong tôi, tôi bật khóc sướt mướt…  Tôi gieo mình xuống gốc cây vả và để cho nước mắt tuôn trào… tôi khóc trong nỗi đau khổ: ‘Cho đến lúc nào tôi vẫn còn nói ngày mai, ngày mai đây.  Tại sao không phải bây giờ?’” Khi ngài đứng lên, cuộc đời ngài đã thay đổi; ngài không còn chấm dứt lời cầu nguyện với câu “nhưng chưa” dù là manh nha trong đầu.

     

    Chúng ta tất cả đều có một số thói quen nào đó trong cuộc sống mà chúng ta biết là xấu, nhưng vì nhiều lý do (lười biếng, nghiện ngập, thiếu sức mạnh tinh thần, mệt mỏi, tức giận, hoang tưởng, ghen tuông, bị áp lực của gia đình, của bạn bè) chúng ta không chịu ngưng.  Chúng ta cảm nhận sự tầm thường của mình, nhưng tự an ủi, cho rằng mọi người (trừ các thánh) thường tự bào chữa, nói ra hoặc không nói ra trong lời cầu nguyện của họ: “Đúng, thưa Chúa, nhưng chưa phải lúc này!”

     

    Thật vậy, trong lời cầu nguyện này có một an ủi xác đáng, nó nhận ra một điều gì đó quan trọng bên trong sự hiểu biết và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.  Tôi ngờ rằng Chúa đối phó với những lỗi lầm của chúng ta tốt hơn là chúng ta đối phó với lỗi lầm của mình và những người khác đối phó với chúng ta.  Tuy nhiên, giống như Thánh Augustinô, ngay cả khi chúng ta nói, “ngày mai và ngày mai”, một cơn bão vẫn tiếp tục dấy lên trong lòng chúng ta, sớm hay muộn, sự tầm thường của chính chúng ta sẽ làm cho chúng ta phát điên lên để nói: “Tại sao không phải bây giờ?”

     

    Khi tác giả Thánh vịnh viết: “Hãy hát lên một bài ca mới”, chúng ta tự hỏi, bài ca cũ là gì?  Đó là lời cầu nguyện kết thúc, Đúng, lạy Chúa, nhưng chưa phải bây giờ!

     

    Rev. Ron Rolheiser, OMI

     

     

    --

     

SỐNG TỈNH THỨC - GM BÙI TUẦN

  •  
    Chi Tran -LEYEN

     
     
     



    Sám hối
    1.
    Cách đây 15 năm, Hội Thánh sống trong bầu khí u sầu. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lâm bệnh nặng. Ngày 25.3.2005 là ngày thứ sáu Tuần Thánh, theo thông lệ, có một lễ nghi viếng đàng thánh giá ngoài trời. Đức Hồng y Ratzinger, Bộ trưởng Đức Tin, được Đức Giáo Hoàng ủy quyền, đã đọc một bài suy ngẫm về 14 chặng đàng thánh giá.
    2.
    Bài suy ngẫm đó càng làm cho bầu khí thêm u sầu tăm tối. Thí dụ, đến chặng thứ 9, Đức Hồng y nói:
    “Thánh giá quá nặng đã khiến Chúa Giêsu ngã xuống, đó chính là tội lỗi thời nay: Xã hội thì sống tục hóa xa Chúa. Chính Hội Thánh cũng sa sút đạo đức. Nhiều tín hữu rước Mình Thánh với trái tim tội lỗi. Lời Chúa bị lạm dụng. Lời giảng chỉ còn là những lời trống rỗng.
    Bao nhiêu là kiêu ngạo và tự mãn trong Hội Thánh. Sự phản bội của các môn đệ Chúa và sự rước Mình Máu Chúa một cách bất xứng, đó là những đau khổ đè nặng trên Đấng Cứu Thế”.
    3.
    Với những lời lẽ xót xa, Đức Hồng y Ratzinger mô tả Hội Thánh như một chiếc tàu đáng phải chìm xuống.
    Đức Hồng y Ratzinger sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
    4.
    Hình như trong suốt cuộc đời Giáo Hoàng của ngài và cho đến bây giờ, bài suy niệm trên đây vẫn là những tâm tình sám hối mở đường cho mọi cải cách trong Hội Thánh.
    5.
    Khi đọc bài suy niệm trên đây, tôi nhận thấy rõ điều này:
    Tình hình xã hội hiện nay đang là một cuộc khủng hoảng về đạo đức. Xã hội là thế. Mà Hội Thánh cũng thế. Vì thế, Hội Thánh nói chung và từng môn đệ Chúa nói riêng cần phải khiêm nhường sám hối.
    6.
    Hãy khởi đi từ chính bản thân mình.
    Những gì Đức Ratzinger đã nói về các giáo sĩ cách đây 13 năm, ngày 25.3.2005, vẫn là thời sự của hôm nay.
    7.
    Riêng tôi, tôi sám hối bằng cách riêng của tôi, đó là của một người già yếu bệnh tật.
    Tôi dâng những lời cầu nguyện và những hy sinh của tôi lên Chúa Giêsu, để xin được cùng với Người và kết hợp mật thiết với Người, nhờ đó sẽ góp phần cứu mọi người trên quê hương thân yêu của tôi.
    8.
    Trong sám hối, sẽ không được phép kết án ai, sẽ không được phép đổ lỗi cho ai.
    9.
    Trong sám hối, hãy cầu nguyện cho mọi người, mà chẳng trừ ai.
    Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một hình ảnh bình dân để khuyên chúng ta cầu nguyện trong sám hối. Ngài bảo chúng ta hãy nhìn vào bàn tay.
    Ngón cái là hình ảnh những ai gần gũi với mình.
    Ngón trỏ là hình ảnh những kẻ có nhiệm vụ chỉ dạy mình.
    Ngón giữa là hình ảnh những ai có quyền cai trị mình.
    Ngón đeo nhẫn là hình ảnh các gia đình.
    Ngón út là hình ảnh những kẻ yếu đuối, bé nhỏ. Bản thân mình chính là ngón út.
    10.
    Khi tôi cầu nguyện theo gợi ý trên đây của Đức Phanxicô, tôi thấy lòng tôi nhẹ nhàng. Chẳng dám kết án ai, chẳng dám đổ lỗi cho ai. Chỉ là yêu thương, chỉ là nâng đỡ lẫn nhau.
    11.
    Gương sáng về sám hối đang được Chúa nêu lên đó đây xung quanh đời tôi, nơi nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.
    12.
    Ngay lúc này, khi tôi đang viết những dòng chia sẻ, thì dân chúng địa phương tôi đang sống đón lễ Vu Lan một cách sốt sắng. Họ giữ chay. Họ nhớ về mẹ, đốt nóng lên tình hiếu thảo, họ tích cực lo cho người nghèo, họ âm thầm cầu nguyện.
    13.
    Tôi nhận thấy: Tuy có nơi tình hình đạo đức đang xuống dốc trầm trọng, nhưng có nơi đạo đức đang vươn lên mạnh mẽ.
    Chúng ta vì thế mà phải tỉnh táo.
    14.
    Đức Phanxicô đã nói: “Tôi khuyên mọi người hãy phục vụ Chúa Giêsu trong mọi người bị loại trừ bất cứ vì lý do nào. Đó là những người đói, những người khát, những người trần truồng. Chúa hiện diện cả nơi những người đã mất đức tin… Chúng ta sẽ không thể khám phá thấy Chúa Giêsu, nếu chúng ta không đón nhận những kẻ bị loại trừ” (Bài giảng ngày 15.01.2015).
    15.
    Chúng ta có loại trừ ai không?
    Sám hối chân thành mà Chúa muốn, đòi chúng ta phải rất khiêm nhường.
    “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Phải khiêm nhường trước mặt Chúa và cũng phải khiêm nhường đối với mọi người.
    Muốn được như vậy, chúng ta đừng quên xin Chúa Thánh Thần soi dẫn. Chúng ta cần ngoan ngoãn vâng theo sự chỉ dẫn của Chúa Thánh Thần.
    16.
    Tình hình hiện nay là rất phức tạp, có phần nguy hiểm. Đức Mẹ khi hiện ra ở Fatima đã kêu gọi sám hối, để cứu tình hình.
    17.
    Lúc này, hơn bao giờ hết, chúng ta hãy thực hiện sám hối, như một việc đạo đức quan trọng, để cứu Hội Thánh, cứu Quê Hương, và để cứu chính bản thân mình.
    18.
    Lời sau cùng Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ trước khi về trời là: “Anh em hãy rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24, 47). Lời đó cũng phải là lời sau cùng mà mỗi người chúng ta cần nhớ trước khi từ giã cõi đời này. Như vậy, sám hối chính là con đường dẫn tới hạnh phúc muôn đời. Xin hết lòng cảm tạ Chúa đang ban cho chúng ta ơn sám hối. Nếu từ chối ơn sám hối, hậu quả sẽ rất bi đát, khôn lường.
    ĐGM GB Bùi Tuần
    : “Theo Báo Công giáo và Dân tộc
     
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - THỊNH LẶNG

  •  
    Kim Vu

    -   

    CHÚT SUY TƯ VỀ THINH LẶNG

     

    “Thiên Chúa, Người thầm lặng; tất cả những gì có giá trị trong thế giới đều chứa đầy thinh lặng.” – E.Mounier.

     

     

    Trong thế giới ngày nay, tiếng ồn ào đã thâm nhập cuộc sống con người như một cơn sóng thần, âm thanh tràn ngập mọi ngóc ngách

      Phải công nhận rằng thời gian im lặng càng ngày càng trở nên hiếm hoi trong cuộc sống đời thường của đa số những con người ngày nay.  Họ hầu như bị chìm sâu trong làn sóng dư luận, bị chao đảo theo các ngọn gió tin tức truyền thông, rồi những tiếng ầm ầm của máy móc hay những âm thanh của máy vi tính, chuông điện thoại, tiếng ồn ào trong các quán ăn, nhà hàng… đã chiếm hết tâm trí của họ đến nỗi họ không còn biết mình từ đâu đến và sẽ đi đâu.  Sự hụt hẫng, trống rỗng, mà nhiều người ngày nay cảm nhận, chứng tỏ rằng họ đã bỏ sót một chiều kích của chính mình.[1]  Họ đã quên mất con đường về căn nhà lương tâm và về mảnh vườn nội tâm của lòng mình, nơi có thể nói cho họ biết tất cả…  Thiếu thinh lặng, con người đang sống ngoài lề của chính mình và thậm chí còn thu hẹp mọi tương quan với người khác.

     

    Sự thinh lặng cần thiết biết bao!  Không biết có ai đã bao giờ tự hỏi rằng: Tại sao bản nhạc lại phải có dấu lặng?  Hay đã bao giờ có ai đọc một bài văn mà không hề có dấu chấm, dấu phẩy?

     

    Nếu một bản nhạc không có dấu lặng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghe được tiếng vọng của thanh âm, và những ngân nga của một giai điệu du dương.  Cũng vậy, nếu một bài văn không có dấu chấm dấu phẩy, chắc chắn là người đọc sẽ đứt hơi, hoặc sẽ chẳng thể hiểu được trọn vẹn bài văn ấy.  Thinh lặng cũng giống như một nốt lặng của bản nhạc, giúp ta nghe rõ hơn nốt trước và nốt sau đó, và cũng giống như dấu chấm dấu phẩy trong một bài văn, giúp người đọc hiểu trọn vẹn hơn ý nghĩa của bài viết.

     

    Trên phương diện nhân bản, thì chỉ có sự thinh lặng mới giúp ta thực sự lắng nghe để thấu hiểu và đón nhận người khác một cách chân thực như chính họ, và giúp ta bước vào những mối tương quan bền vững hơn.  “Người ta sẽ tin bạn không phải vì bạn nói nhiều, nhưng vì bạn biết thinh lặng để lắng nghe”(Paul Xardel).  Còn trên phương diện tâm linh, thinh lặng càng cần thiết hơn, bởi vì tiếng ồn bên ngoài có thể gây biến động bên trong thay vì cho thấy những chiều sâu của tâm hồn[2].  Có sự thinh lặng trong tâm hồn ta mới có thể tiến tới đời sống tâm linh cao vượt mà con người hằng khát khao mong mỏi.  Sự thinh lặng ấy tạo điều kiện quân bình cho đời sống và sự tăng trưởng của cá nhân mỗi người.

     

    Trong cái thế giới ồn ào ngày nay, thiết nghĩ, cần phải sống thinh lặng nhiều hơn, bởi vì sự thinh lặng rất cần thiết để mỗi người nhìn lại chính mình.  Trong sự thinh lặng ta dễ dàng làm chủ bản thân, làm chủ giác quan, và khi thinh lặng ta buộc phải đối diện với chính mình.  Từ đó, ta có cơ hội tìm về nội tâm, tìm về với chính con người thật của mình để nhìn lại, tìm hiểu và suy xét bản thân…

     

    Nhưng cũng cần phân biệt: thinh lặng khác với im lặng.  Ta có thể im lặng bởi ta không thèm nói.  Hoặc ta có thể im lặng vì đang tức giận đến tột độ, hoặc đau khổ đến nỗi không thể thốt nên lời.  Nhưng thực ra, ngay lúc đang im lặng đó lại là những lúc ta đang “nói” nhiều nhất.  Thinh lặng là một trạng thái hoàn toàn khác, thinh lặng là khi mặt hồ của tâm hồn không hề gợn sóng, và thinh lặng là khi ta đang lắng nghe, đang đắm mình trong một không gian bình an, tĩnh tại, phẳng lặng và dịu êm.

     

    Nói như vậy, cũng thật là khó để giữ thinh lặng trong chúng ta, vì cuộc sống đầy những ồn ào và lộn xộn.  Vì thế, muốn có được thinh lặng ta cần phải rất cố gắng.  Trước hết, ta cần học biết lắng nghe, lắng nghe tiếng lòng và lắng nghe tiếng Chúa.  Đồng thời, chúng ta hãy chiêm ngắm một gương mẫu tuyệt vời của sự thinh lặng, đó chính là Chúa Giêsu.  Người là Ngôi Lời Thiên Chúa trong xác phàm, đã im lặng ba mươi năm trong số ba mươi ba năm cuộc đời trần thế.  Người cũng đã thinh lặng bốn mươi ngày trong sa mạc trước khi bắt đầu cuộc đời công khai.  Và trong suốt cuộc đời, Người luôn sống trong thinh lặng.

     

    Tất nhiên, Chúa Giêsu không tìm kiếm sự thinh lặng để mà thinh lặng[3] nhưng để thiết lập một mối tương quan mật thiết với Chúa Cha, và để mở lòng đón nhận chương trình yêu thương của Ngài.  Giờ đây, Chúa Giêsu cũng vẫn luôn hiện diện cách trọn vẹn trong thinh lặng và chờ đợi chúng ta trong thinh lặng.  Chính trong thinh lặng chúng ta sẽ được gặp Người và Người sẽ nói với tâm hồn chúng ta.  Tuy nhiên, để có thể lắng nghe Chúa nói, chúng ta cần có tâm hồn trong sạch, thành tâm ăn năn sám hối và trở lại với Người.

     

    Thầy Giêsu ơi, con đang đi tìm thinh lặng nhưng chẳng thấy thinh lặng ở đâu hết.  Có lẽ bởi vì tâm hồn của con vẫn còn ồn ào quá!  Như con người ngày nay vẫn cứ chạy theo những ồn ào xao động đến điên cuồng ở ngoài kia mà cố tình bỏ quên mất cõi lòng mình.  Và con, phải chăng con vẫn còn là một kẻ như con người ngày nay ở ngoài kia…?

     

    ĐS Vân Phong. CM


    [1] Michel Hubaut, Những nẻo đường thinh lặng, NXB Tôn giáo, 2007, tr 8

    [2] Lm. Thái Nguyên, Thinh lặng sống tâm tình mùa chay, 2006

    [3] Mẹ Teresa, Trên Cả Tình yêu, NXB Văn Hoá Sài Gòn 2009,  tr 19

     

     

     

    --

SỐNG TỈNH THỨC - PHÙNG PHÙNG

  •  
    phung phung
     

    https://www.youtube.com/watch?v=Bd52dnLu4UM

    25 nhà khoa học nổi tiếng nói về Thượng Đế (Thiên Chúa)

    ·         Tâm ca là loại hình ca nhạc còn khá mới mẻ ở Houston, vậy Tâm Ca có gì đặc biệt, theo sự hiểu biết còn thiếu sót của chúng tôi, thì đó là ca nhạc với cái sâu lắng của các bài nhạc tĩnh ca và tâm ca độc đáo mà chúng ta không tìm được ở mọi nơi thường có show ca nhạc. Buổi Tâm Ca Houston là buổi ca nhạc hiếm có , nó vừa có tính thính phòng vì được nghe trong tâm tình của một nhóm nhỏ vừa có tính thánh thiêng, nghe trong sự cầu nguyện với Chúa Mẹ.

    ·         Bầu khí Tâm Ca Houston, không khô khan, trái lại buổi diễn vừa dí dỏm, nghệ sĩ trình bày cách duyên dáng mà không phô trương hay tỏ ra ồn ào, họ tỉnh thức mà không náo động, âm thanh tuyệt hảo cao vút, sâu trầm, làm hài lòng các khán giả khó tính nhất.