Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - ĐỨC MẸ VÀ THÁNH BERNADETTE

  •  
    Kim Vu CHUYỂN

    ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC VÀ THÁNH NỮ BERNADETTE

     

    Lộ Đức là trung tâm hành hương quốc tế.  Cách đây mấy năm, tôi có đi hành hương Đức Mẹ Lộ Đức.  Từ Rôma qua hướng Tây Ban Nha, vượt đỉnh Pyrênê đến miền Nam nước Pháp.  Lộ Đức nằm ở một vị trí khá hẻo lánh, thuộc một tỉnh nhỏ.  Nơi đây, từng giờ từng phút, khách thập phương tấp nập đổ về để dâng lễ, cầu nguyện và xin ơn với Đức Mẹ.

     

    Khi bước vào Vương Cung Thánh Đường Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi thấy bên phải, có phiến đá cẩm thạch ghi lời tuyên bố long trọng của Đức Giám Mục Laurence về những lần hiện ra của Đức Mẹ: Chúng tôi tuyên bố rằng Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous, ngày 11 tháng 02 năm 1858 và những ngày kế tiếp, tất cả là 18 lần, trong hang động Massabielle, gần thành Lộ Đức; rằng sự hiện ra này mang tất cả những tính cách của sự thật, và các giáo hữu đều đã tin là chắc chắn.  Chúng tôi xin dâng cách khiêm nhường sự phán đoán của chúng tôi cho Sự Phán Đoán của Đức Giáo Hoàng, Vị được giao trọng trách guồng lái Giáo Hội hoàn vũ.”

     

    Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần tại Hang đá Lộ Đức, từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 07 năm 1858. 

    Ngày 28 tháng 07 năm 1858, Đức Giám Mục địa phận Lộ Đức đã thiết lập Ủy Ban Điều Tra về những lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại hang đá Massabielle.  Công việc điều tra kéo dài trong 4 năm.

     

    Trang web: lourdes-france.com, cho biết công việc nghiên cứu điều tra tỉ mỉ và sự phân định sáng suốt, trong lời kinh nguyện.  Sau 4 năm, ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Giám Mục, nhân danh Giáo Hội, nhìn nhận những lần hiện ra là đích thực.  Giáo Hội nhìn nhận chính thức những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, dựa trên chứng từ xác quyết của cô Bernadette Soubirous.

     

    Đức Thánh Cha Lêô XIII chấp thuận mừng lễ Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Thánh Cha Piô X cho phép toàn thể Giáo hội mừng lễ này vào ngày 11.2 hàng năm.

     

    Chúng tôi dâng lễ tại Hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra.  Cạnh bàn thờ dâng lễ là mạch nước chảy không ngừng từ trong Hang Đá.  Ngày nay, mạch suối này được dẫn xuôi theo Nhà thờ tới chân tháp để khách hành hương tới lấy nước và uống nước suối này.  Tôi uống liền mấy ly và đem về 5 lít nước để tặng cho bà con giáo dân.

     

    Hành hương về Lộ Đức, tôi được hiểu biết thêm nhiều về lịch sử và sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi qua thánh nữ Bernadette.

     

    Bernadette là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc, không biết viết, con một gia đình nghèo ở Lộ Đức.  Gia đình cô tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam.  Nơi tồi tàn này, cả gia đình gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette làm nơi nương thân.  Đức Mẹ muốn chọn một cô bé nơi nghèo hèn để làm sứ giả của Mẹ. 

     

    Theo lời kể của Bernadette. Hôm đó là ngày thứ năm, 11.02.1858, được nghỉ học, Bernadette xin phép mẹ đi nhặt củi.  Bình thường theo dọc bờ sông Gave, có rất nhiều cành cây khô.  Nhưng suốt buổi sáng đó, dường như chị em của Bernadette không nhặt được bao nhiêu.  Bernadette mới tiến đến một hang động gần đó mà dân làng quen gọi là Massabielle.  Cô đang loay hoay nhặt củi, từ trong hang đá, một thiếu nữ diễm lệ xuất hiện và đứng trên một tảng đá, ánh sáng bao trùm cả hang Massabielle.  Theo lời mô tả của cô, thì người thiếu nữ chỉ trạc độ 16, 17 tuổi.  Bernadette tưởng mình như đang mơ.  Cô bước thêm bước nữa.  Người thiếu nữ diễm lệ chỉ mỉm cười.  Trong cơn xúc động, Bernadette lấy tràng chuỗi từ trong túi áo ra và bắt đầu đọc kinh Kính Mừng.  Khi Bernadette vừa lần xong chuỗi mân côi, người thiếu nữ làm hiệu cho cô tiến lại gần hơn.  Bernadette say sưa ngắm nhìn và tiếp tục đọc kinh cho đến khi ánh sáng bao trùm người thiếu nữ nhạt dần và tắt hẳn.

    Cô về nhà kể lại biến cố ấy, nhưng chẳng ai tin cô.  Chính cha mẹ cô cũng không muốn cho cô trở lại hang đá nữa.  Nhưng như có một sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó khiến cô vẫn trở lại hang đá ấy.

     

    Sau lần này, cô còn được trông thấy “người thiếu nữ diễm lệ” hiện ra 17 lần nữa. 

     

    Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18.02.1958, người thiếu nữ ấy mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không?  Ta không hứa sẽ làm cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”

     

    Trong 15 ngày tiếp đó, người thiếu nữ đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều.  Cô kể:“Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy sám hối, hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây, hãy đến uống và rửa ở suối này, phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải.  Trong vòng 15 ngày ấy, Bà còn nói với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai.  Tôi vẫn trung thành giữ kín.  Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà 3 lần liên tiếp: Bà là ai?  Nhưng Bà chỉ mỉm cười.  Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư.  Lúc ấy, Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực: ‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU.’”  Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng pháp là: ‘Je suis l’Immaculée Conception’, và dịch sang tiếng Việt Nam là: ‘Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.’

     

    Các bậc khôn ngoan chống đối, dân chúng xúc động, cảnh sát thẩm vấn Bernadette nhiều lần.  Cô bình thản trả lời và không hề nao núng trước những lời đe dọa.  May mắn là cô không bị vướng mắc vào những tiểu xảo của người thẩm vấn.  Các nữ tu dạy học cũng tỏ ra bất bình, còn Bernadette vẫn luôn giữ được thái độ khiêm tốn lịch sự.

     

    Ngày 25/02/1858, một đoàn người cảm kích theo cô sau khi cầu nguyện, Bernadette đứng dậy, ngập ngừng tiến tới gần hang đá rồi quì xuống.  Theo lệnh của “người thiếu nữ diễm lệ”, cô cúi xuống lấy tay cào đất.  Một dòng nước vọt lên.  Dòng nước đó đến nay cứ chảy mãi, cứ 24 tiếng đồng hồ là có khoảng 120.000 lít nước chảy ra.

     

    Ông biện lý cho gọi Bernadette tới.  Ông chế giễu, tranh luận và đe dọa cô nữa.  Cuối cùng ông kết luận:

    • Cô hứa với tôi là sẽ không tới hang đá nữa chứ ?

     

    Nhưng Bernadette bình tĩnh trả lời cách rõ ràng.

    • Thưa ông, cháu không hứa như vậy.

     

    Cha sở tỏ ra nghi ngại, ngài cấm các linh mục không được tới hang.  Khi Bernadette tới gặp ngài và thuật lại "“người thiếu nữ diễm lệ” nói: “Ta muốn mọi người tổ chức rước kiệu tại đây.”  Cha sở liền quở trách và gằn từng tiếng:

    • Con hãy nói với bà ấy rằng, đối với cha sở Lộ Đức, phải nói cho rõ rệt.  Bà muốn những buổi rước kiệu và một nhà nguyện à?  Trước hết Bà phải cho biết Bà tên là gì và làm một phép lạ đã chứ.
    •  

    Dòng nước vẫn chảy thành suối.  Dân chúng vẫn lũ lượt kéo nhau tới, những kẻ hoài nghi phải chùn bước. 

     

    Đã có những phép lạ nhãn tiền:

    • Một người thợ đẽo đá mù lòa đã thấy được ánh sáng.
    • Một phụ nữ bại tay sáu năm nay bình phục.
    • Một em bé hai tuổi bệnh hoạn đang hấp hối trước những cặp mắt thất vọng của cha mẹ.   Họ nghèo lắm, bà hàng xóm đã dọn sẵn cho một một cái quách. Người cha thở dài: - Nó chết rồi.  Người mẹ chỗi dậy.  Không nói một lời nào, bà ôm đứa trẻ chạy thẳng ra hang đá, dìm nó vào trong dòng nước giá lạnh.  Dân chúng cho rằng bà khổ quá hóa điên.  Sau khi tắm cho bé khoảng 15 phút, bà ẵm con về nhà.  Sáng hôm sau, bé hết bệnh.  Ba bác sĩ đã chứng thực chuyện lạ này.


    Báo chí công kích dữ dội và cho rằng đó chỉ là ảo tưởng.  Bernadette vẫn giản dị vui tươi tự nhiên.  Hàng ngày cô trở lại hang đá.

     

    Ngày 25/03, cô quì cầu nguyện và khuôn mặt bỗng trở nên rạng rỡ.  Rồi cô quay lại nói với vài người có mặt:

    • Bà nói: Ta là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội.

     

    Vài phút sau, lời Đức Trinh Nữ được truyền từ miệng người này sang người khác.  Đám đông cất cao lời cầu khẩn:

    • Lạy Đức Mẹ Maria chẳng hề mắc tội tổ tông, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Đức Mẹ.

     

    Ngày 8.12.1854, Ðức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Hiến Chế Ineffabilis Deus.  Hơn ba năm sau, trong lần hiện ra ngày 25.3. 1858, Đức Mẹ tự xưng là: "Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội."

     

    Vào năm 1866, Bernadette được gửi vào dòng Nữ Tu Ðức Bà ở Nevers.  Ở đây, sơ trở nên một phần tử của cộng đoàn, và bị sơ giám đốc đệ tử đối xử rất tệ hại.  Sự bất nhẫn ấy chỉ chấm dứt khi họ khám phá rằng sơ Bernadette đang chịu đau khổ vì một căn bệnh bất trị.  Sơ từ trần ở Nevers vào ngày 15.4.1879, khi mới 35 tuổi.  Sơ Bernadette được phong chân phước năm 1925, và được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1933.  Lễ kính thánh nữ vào ngày 16/04 hàng năm.

     

    Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin.  Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên.  Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của mẹ Người.

     

    Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân.  Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nghi ngờ việc hiện ra ở Lộ Ðức.  Ðể nói với họ, có lẽ tốt hơn là dùng những lời mở đầu của cuốn phim "Song of Bernadette:" "Với những ai tin vào Chúa thì không cần giải thích.  Với những người không tin, thì chẳng sự giải thích nào đầy đủ."

     

    Sứ điệp Đức Mẹ trao cho Bernadette có thể tóm lược trong ba lời mời gọi sau đây:

     

    1. Mời gọi cầu nguyện: Khi hiện ra lần thứ nhất, Mẹ đã dạy Bernadette làm dấu Thánh Giá và lần hạt cách sốt sắng.  Mỗi lần hiện ra Mẹ đều làm như vậy.  Mẹ còn dạy riêng cho Bernadette một kinh nguyện, rồi cuối cùng mới trao cho cô sứ điệp cầu nguyện: Con hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.

     

    1. Mời gọi sám hối: Đức Trinh Nữ lập lại với Bernadette ba lần: ‘Hãy sám hối, sám hối, sám hối.’  Ngày 25-2-1858, Mẹ nói với Bernadette: ‘Con hãy đến uống và rửa ở suối này.’  Mẹ chỉ cho cô tìm ra một dòng suối.  Suối nước này ban đầu rất đục, sau đó bùn lắng xuống rồi trở thành suối nước trong lành.   Đó là dấu hiệu cho sự sám hối. Nó tượng trưng cho sự lắng đọng trong tâm hồn tất cả những gì là vẩn đục hầu nên thanh sạch hơn.

     

    1. Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện: “Con hãy nói với các linh mục xây nhà nguyện ở đây. Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu.”  Nhà nguyện là nơi dân Chúa tụ họp để nghe lời Chúa và cử hành nhiệm tích Thánh Thể.  Để đáp lại nguyện vọng của Đức Maria mà ba đại giáo đường và 2 Nhà thờ khá lớn lần lượt được xây dựng ở đây. “Người ta sẽ xây nhà nguyện cho con, và xây rất lớn,” cha sở Lộ Đức Peyramale đã nói với Bernadette như thế khi cô đến trình bày về lời yêu cầu của Đức Mẹ, hẳn cha đã không ngờ rằng mình nói rất đúng.  Những Thánh đường này hằng ngày quy tụ từng đoàn người hành hương đến viếng thăm, chầu Thánh Thể và rước kiệu.  Chính tại nơi đây, Thánh lễ cũng như các buổi rước kiệu Thánh Thể luôn được cử hành rất long trọng.  Lộ Đức xứng với danh hiệu “Thành phố của nhiệm tích Thánh Thể.”

     

    Hai buổi chiều, tôi dành thời giờ ngồi bên dòng sông Pau, đối diện với Hang Đá, ngắm nhìn Vương Cung Thánh Đường uy nghi xây vách đá, nơi Đức Mẹ hiện ra, nhìn dòng người không ngớt cầu nguyện dưới chân Mẹ.  Tôi hiểu tại sao Giáo hội, trong dọc dài thời gian hơn hai ngàn năm qua vẫn luôn vững bền và phát triển cho dù trải biết bao thăng trầm dâu bể của lịch sử nhân loại.  Nhờ Mẹ Maria luôn chở che Giáo hội như Mẹ đã bao bọc nâng đỡ các Tông Đồ sau Lễ Ngũ Tuần.  Mẹ là dòng sông tưới mát cho nhân loại đang trên hành trình tìm về nguồn hạnh phúc bên Chúa.

     

    Lộ Đức là địa chỉ của tình thương, là điểm hẹn của bình an nội tâm.  Tạ ơn Đức Mẹ và xin Mẹ thương ban ơn cho các bệnh nhân.

     

    Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

     

     

     

    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - THÁNH HÓA VIỆC LÀM

  •  
    Kim Vu
     

    THÁNH HÓA LAO ĐỘNG

     

    Ngày mồng ba Tết, chúng ta cầu nguyện cho việc làm ăn trong năm mới được thịnh đạt, đồng thời cũng xin Chúa thánh hóa chúng ta qua cuộc sống lao động hằng ngày.

     

    Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyện cho việc làm ăn?

     

    Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều người tưởng rằng mình đã chiếm được chỗ đứng của Thiên Chúa.  Có một thời chúng ta thường nghe thấy người ta nói: Thằng trời xếp lại một bên, để cho nông hội tiến lên làm Trời!”  Hoặc những câu như biến sỏi đá thành cơm gạo, thay trời làm mưa.

     

    Thế nhưng kinh nghiệm cho chúng ta thấy nếu Chúa không cho thì chúng ta chẳng làm được gì.  Cơn động đất và sóng thần cũng như dịch cúm gà vừa qua là bài học rất quí giá cho chúng ta.  Chính vì thế mà người xưa đã có câu: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.  Người nông dân ý thức được thân phận của mình nên đã cầu xin: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơmlấy rơm đun bếp.

     

    Về vấn đề này thánh Phaolô viết rất hay: Phaolô trồng, Apolô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên. Vì thế ngày mồng ba tết chúng ta cầu nguyện cho việc cày cấy làm ăn là phải lẽ, vì không có Thiên Chúa thì: người lính canh đêm cũng hoài công.

     

    Một vị linh mục nọ qua đời, và được đưa đến trước mặt thánh Phêrô để làm một thẩm tra.  Thánh Phêrô hỏi:

    • Ở dưới thế cha làm được điều gì?

    Vị linh mục nhanh nhẹn và tự hào trả lời:

    • Thưa thánh Phêrô, con xây được một ngôi thánh đường lớn.

    Thánh nhân lấy bút ghi trên giấy: Một điểm.

    • Cha còn làm được gì nữa?
    • Dạ, con còn xây một trường học cho một ngàn học sinh.

    Thánh Phêrô ghi tiếp: một điểm.

    • Và gì nữa?

    Vị linh mục bắt đầu suy nghĩ, rồi trả lời:

    • Dạ, con công tác nhiều vào các công việc xã hội, từ thiện.

    Thánh Phêrô ghi thêm: một điểm.

    • Còn gì nữa? Thánh Phêrô hỏi tiếp.

    Lần này vị linh mục lo lắng hỏi thánh Phêrô:

    • Dạ thưa thánh cả Phêrô, được bao nhiêu điểm thì vào thiên đàng?

    Thánh Phêrô vui vẻ trả lời: một ngàn điểm.

    Nghe nói thế, vị linh mục bỗng chột dạ, nghĩ thầm: “Chết mình rồi, làm sao có được chừng ấy điểm đây?”  Nếu có moi óc kể tất cả các sự việc mình làm ở dưới thế e cũng không đủ…”

    Và vị linh mục bắt đầu lo sợ, rồi thất vọng, không còn tự tin.

    Trong lúc đó, thánh Phêrô nhắc lại:

    • Cha còn làm được điều gì nữa, cứ kể hết đi!

    Với giọng nói nhuốm màu sắc khiêm tốn và lo sợ, vị linh mục nói:

    • Thưa thánh cả, NHỜ ƠN CHÚA con cũng làm được đôi ba việc nhỏ.

    Nghe vậy, thánh Phêrô lấy bút ghi ngay: một ngàn điểm.

    Ngài nói:

    • Thế là cha được một ngàn lẻ ba điểm rồi đấy.  Cha đã dư được ba điểm.  Mời cha vào!

     

    Phải! Tất cả là nhờ ơn Chúa.

     

    Những giá trị của lao động.

     

    Chúa Giêsu đã nói: Cha Ta hằng làm việc, và Ta cũng vậy.  Khi quả quyết như thế Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu rằng: lao động làm việc là qui luật của tình yêu và cũng là qui luật của sinh tồn.

     

    * Làm việc là qui luật của Tình yêu

     

    Thiên Chúa đã không dựng nên một vũ trụ hoàn hảo mà Người đã chỉ dựng nên một vũ trụ còn dang dở.  Người muốn con người cộng tác với Người để làm cho công trình của Người càng ngày càng hoàn hảo hơn.  Trong bài đọc (sách sáng thế), tác giả nói: “Sau khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã đặt nó trong vườn địa đàng, không phải chỉ để hưởng thụ, mà còn để canh tác giữ vườn.  Như thế làm việc là sứ mạng cao cả Thiên Chúa đã giao cho con người ngay từ khi mới tạo dựng nên nó, và khi làm việc là con người thể hiện tình yêu của mình đối với Thiên Chúa.

     

    Nếu con người không làm việc thì quả họ đã không chu toàn được sứ mạng của mình.  Điều này chính mỗi người phải quyết định cho mình.  Nếu không muốn làm việc thì con người có muôn vàn cái cớ để thoái thác.  Nhưng nếu đã muốn làm việc thì họ chẳng sợ bất cứ một trở ngại nào.

     

    Một ông chủ kia giao cho bảy người thợ cưa, mỗi người phải cưa một khúc cây.

     

    Người thứ nhất nói: khúc cây của tôi còn tươi quá, không khéo lưỡi cưa sẽ mắc trong đó.  Tôi chờ cho đến khi khúc cây đó khô rồi tôi mới cưa, thế là anh ta nghỉ.

     

    Người thứ hai: lưỡi cưa của tôi cùn quá, tôi chờ ông chủ đổi cho tôi lưỡi cưa khác bén hơn rồi tôi mới cưa.  Và anh ta cũng nghỉ.

     

    Người thứ ba: khúc cây này cong bên này cong bên kia.  Tôi chờ ông chủ đổi cho tôi khúc cây khác thẳng hơn.  Anh cũng đi nghỉ.

     

    Người thứ bốn: khúc cây của tôi quá cứng, cứng gấp hai lần khúc cây thường.  Tôi chờ có khúc khác mềm hơn.  Anh ta cũng nghỉ.

     

    Người thứ năm: hôn nay trời nóng quá, đợi ngày nào mát trời hãy cưa.  Anh ta cũng nghỉ.

     

    Người thứ sáu: hôm nay tôi nhức đầu đợi tới khi nào khỏi tôi mới cưa.  Và anh ta cũng nghỉ.

     

    Người thứ bảy cũng nhận một khúc cây còn tươi, nó cũng cong bên này cong bên kia, thịt nó cũng rất cứng, lưỡi cưa của anh cũng cùn, trời hôm đó cũng nóng và anh đó cũng nhức đầu.  Nhưng anh đi mài lưỡi cưa và bắt tay vào việc.  Nhờ lưỡi cưa đã được mài, khúc cây đã được cưa xong, do trời nóng và do làm việc, anh ta đổ mồ hôi ra và hết nhức đầu.  Anh sung sướng vì hoàn thành công tác được giao.  Hôm sau anh xin ông chủ cho anh một khúc cây khác để cưa. (A.R Wells)

     

    Vâng!  Dù ở vườn địa đàng, Ađam cũng vẫn phải “canh tác.  Cuộc sống ở địa đàng rất hạnh phúc, nhưng cái hạnh phúc ấy con người phải “canh tác, nghĩa là phải ra tay kiến tạo.  Chính trong lúc làm việc con người mới cảm thấy hạnh phúc.  Ngôi vườn hạnh phúc con người phải “giữ gìn” bằng việc làm của mình.

     

    * Đàng khác làm việc còn là qui luật của sinh tồn.

     

    Lao động ngoài mục đích giúp ta thánh hóa cuộc sống, nó còn có mục đích giúp bảo tồn cuộc sống của chúng ta.

     

    Trong Kho tàng những câu chuyện ngụ ngôn người ta đọc được câu chuyện này: Một người nông dân nọ có một con lừa già.  Một hôm con lừa bị rơi xuống giếng và đau đớn kêu la thống thiết.  Sau khi cẩn thận đánh giá tình hình, dù rất thương cảm cho con lừa, nhưng người nông dân cũng phải quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau đớn.  Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa với ông.

     

    Lúc đầu con lừa bị kích động vì những gì người ta đang làm đối với nó.  Nhưng khi từng xuổng từng xuổng đất tiếp theo nhau rơi trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên:

    • Cứ mỗi lần xuổng đất rơi xuống đè lên vai, mình sẽ lắc cho đất rơi xuống và bước lên trên.

    Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một.

    • Hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên – con lừa lặp đi lặp lại để tự cổ vũ mình.

     

    Mặc cho sự đau đớn phải chịu sau mỗi xuổng đất.  Mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa liên tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, và tiếp tục theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên.

     

    Không mất nhiều thời gian, cuối cùng con lừa già, dù bị bầm dập và kiệt sức, đã hoan hỉ và đắc thắng bước ra khỏi cái giếng.  Những gì tưởng như sẽ đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó… đều là nhờ cái cách mà con lừa đối diện với nghịch cảnh của mình.

     

    Cuộc sống là như vậy đó.  Nếu chúng ta đối mặt với những vấn đề của mình một cách tích cực, khước từ sự hoảng loạn, sự cay đắng và sự thương hại…, những nghịch cảnh tưởng như chôn vùi chúng ta sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không ngờ tới.  Hãy “Hất nó xuống và bước lên trên,” để bước ra khỏi cái giếng mà bạn đang gặp phải.  (Nước Biếc)

     

    Cuộc đời đâu phải là thiên đàng.  Đâu có phải lúc nào cuộc đời cũng trải thảm đỏ để chào đón chúng ta.  Cuộc đời là một bãi chiến trường.  Nó đang chờ đợi chúng ta bước tới với tinh thần chiến đấu.  Hãy can đảm đối đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống đừng lẩn tránh.  Thái độ lẩn tránh chẳng khác gì thái độ đầu hàng.  Khi nói về việc Giêsu vác Thánh Giá lên đỉnh đồi Golgotha, một nhà văn hào của Pháp đã nói: Đồi Calvê ở đầu đường và vinh quang cũng xuất hiện ở đó.  Hãy hất xuống và bước lên trên cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn.  Amen!

     

    Lm. Giuse Đinh Tất Quý

     

     

    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu
     
    Tue, Nov 22 at 6:37 AM
     
     
    Sự Thử Thách của Tuổi Già
     
    Kiên nhẫn chờ đợi trong sự trông mong không tất yếu sẽ dễ dàng hơn khi
    chúng ta càng già đi.
       Ngược lại, khi càng già, chúng ta càng có khuynh
    hướng chấp nhận một cuộc sống theo thói quen và tự nhủ, “Mình đã biết
    tất cả... Chẳng có gì mới mẻ trong cuộc đời... Cứ yên tâm và sống qua
    ngày.”
       Nhưng nếu như thế cuộc đời chúng ta sẽ mất sức sáng tạo. Khi
    chúng ta không còn mong đợi điều gì thật mới mẻ xảy đến, chúng ta sẽ trở
    nên yếm thế hoặc tự mãn hoặc thật chán chường.
     
    Sự thử thách của tuổi già là chờ đợi một cách kiên nhẫn hơn và trông
    mong mạnh mẽ hơn. Ðó là sống với hy vọng thiết tha.
       Ðó là tin tưởng qua
    Ðức Kitô chúng ta được tham dự vào ân sủng của Thiên Chúa... và hân
    hoan trông đợi vinh quang của Thiên Chúa” (Rôma 5:2).
     
    Henry Nouwen
     
    --
     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu.
    Wed, Nov 23 at 5:27 AM
     
     
    Chờ Ðợi Chúa Kitô Giáng Lâm
     
    Nếu chúng ta không kiên nhẫn và không mong chờ ngày Chúa đến trong vinh
    quang, chúng ta sẽ bắt đầu lẩn quẩn, đi từ thú vui này sang thú vui
    khác.
    Cuộc đời chúng ta sẽ đầy dẫy những thứ lỉnh kỉnh trong báo chí,
    những câu chuyện trong truyền hình, và những chuyện tầm phào. Và rồi tâm
    trí chúng ta không còn phân biệt được những gì giúp chúng ta đến gần
    Chúa và những gì làm trệch đường, từ đó tâm hồn chúng ta mất sự bén nhậy
    tâm linh.
     
    Nếu không chờ đợi sự tái giáng lâm của Ðức Kitô, chúng ta sẽ trì trệ và
    trở nên say mê bất cứ gì đem đến cho chúng ta đôi chút lạc thú. Khi
    Thánh Phaolô yêu cầu chúng ta thức dậy, ngài nói,
    “Chúng ta hãy sống
    đứng đắn, như trong ánh sáng ban ngày; không trác táng hay say sưa,
    không chơi bời dâm đãng, và không cãi cọ ghen tương. Hãy mặc lấy khiên
    thuẫn là Ðức Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các
    dục vọng” (Rôma 13:13-14).
    Khi có Thiên Chúa để trông cậy, chúng ta có
    thể cảm nhận được Người trong khi chờ đợi.
     
    Henry Nouwen
     
    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu
    Mon, Nov 21 at 6:32 AM
     
     
    Chờ Ðợi Với Sự Trông Mong
     
    Chờ đợi Thiên Chúa một cách kiên nhẫn bao gồm sự hân hoan trông mong.
     
    Nếu không trông mong sự chờ đợi của chúng ta sẽ sa lầy trong hiện tại.
    Khi mong chờ, toàn thể con người chúng ta sẵn sàng đón nhận những kinh
    ngạc vì vui sướng.
     
    Qua Phúc Âm, Chúa Kitô nói với tất cả chúng ta là hãy tỉnh thức và cảnh
    giác. Và Thánh Phaolô viết, “Anh chị em thân mến... đây là lúc anh chị
    em phải thức dậy, vì giờ đây sự cứu chuộc thì gần hơn lúc chúng ta mới
    thoạt tin.
    Ðêm đã dần tàn, và ngày sắp đến; vậy hãy vứt bỏ mọi sự thuộc
    về bóng tối và trang bị cho mình với sự sáng” (Rôma 13:11-12).
    Chính sự
    hân hoan trông mong Chúa đến đã đem lại sinh lực cho cuộc đời chúng ta.
     
    Khi trông mong Chúa hoàn tất lời hứa với chúng ta, điều đó cho phép
    chúng ta hoàn toàn chú ý đến con đường mà chúng ta đang bước đi.
     
    Henry Nouwen
     
    --