Thiên Chúa Là Cha Của Tôi

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - KÍNH THÁNH TÂM CHÚA

 

Tình yêu thương xót.

28/06 – Thứ Sáu tuần 12 thường niên – THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU. Lễ TRỌNG.

Ngày thế giới xin ơn thánh hoá các linh mục.

"Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc".

 

 

Lời Chúa: Lc 15, 3-7

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các người biệt phái và luật sĩ dụ ngôn này rằng: "Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: 'Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!' Cũng vậy, Tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải".

 

Vào một buổi sáng Chúa nhật đẹp trời năm 1912, chiếc tàu khổng lồ mang tên là Titanic được hạ thủy và khởi hành sang Mỹ. Trong chuyến đi đầu tiên này, chiếc tàu ấy chẳng may đụng phải băng sơn, khiến cho nước ùa tràn vào và con tàu bị chìm dần dưới lòng đại dương.

Hành khách hoảng hốt tìm cách cứu thoát lấy mình và những người thân yêu trên những chiếc thuyền cứu cấp. Giữa cảnh kinh hoàng ấy, bỗng người ta nghe thấy một giọng hát vang lên:

- Gần bên Chúa, linh hồn con sướng vui.

Với chúng ta cũng vậy, giữa lòng cuộc đời đầy sóng gió, khổ đau và thử thách, nếu chúng ta biết suy nghĩ về tình thương của Chúa và nhất là nếu chúng ta biết sống gắn bó mật thiết với Thánh Tâm Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ tìm thấy được niềm vui mừng và hạnh phúc.

Có lẽ không một lời nói nào của Chúa làm cho chúng ta xúc động bằng lời nói đầy yêu thương sau đây:

- Này con, con hãy dâng lòng con cho Cha.

Khi nghe đọc những lời này, chúng ta dường như cảm thấy Chúa đang gõ cửa, đang dang tay van xin chút tình yêu thương của chúng ta.

Thực vậy, Ngài không phải chỉ van xin bằng lời nói, mà Ngài còn thực hiện sự van xin ấy bằng những việc làm cụ thể. Máng cỏ, Thập Giá và Thánh Thể đã chẳng phải là những bằng chứng hùng hồn nhất của một tình yêu điên khùng và mạnh mẽ đó sao?

Đúng thế, mỗi năm vào dịp lễ Giáng sinh, khi quì bên máng cỏ, chúng ta không bồi hồi xúc động sao được. Hài nhi Giêsu nằm trên lớp cỏ rơm, không nói với chúng ta bằng ngôn từ, nhưng nói với chúng ta bằng việc làm, bằng chứng tích cụ thể của tình yêu:

- Con thấy không Cha đã yêu thương con biết bao, chính vì yêu con mà Cha đã đi con đường dài nhất, con đường từ trời xuống đất. Cha đã đến trong thế gian, chỉ vì yêu thương con mà thôi.

Rồi trong những phút giây thinh lặng ấy, chúng ta hãy ngước nhìn lên Thập Giá và tự hỏi:

- Ai đã chịu treo trên đó?

- Con Thiên Chúa.

- Tại sao Ngài lại chấp nhận một cái chết tủi nhục và đớn đau như thế?

- Chỉ vì yêu thương chúng ta mà thôi.

Thực vậy, vì yêu thương chúng ta, Ngài đã xuống thế làm người. Vì yêu thương chúng ta, Ngài đã sống một cuộc sống nghèo túng và cực nhọc. Vì yêu thương chúng ta, Ngài đã chịu đánh đòn, chịu đội mạo gai và sau cùng chịu đóng đinh vào Thập Giá. Vì yêu thương chúng ta, Ngài đã chịu lưỡi đòng đâm qua trái tim.

Suy nghĩ về cực hình Thập Giá, chúng ta phải kêu lên như thánh Phaolô:

- Chúa đã yêu thương tôi và đã nộp mình chịu chết vì tôi.

Sau cùng, hẳn rằng ai trong chúng ta cũng đã biết về hình ảnh người mục tử nhân lành. Đúng thế, người mục tử nhân lành dẫn đàn chiên tới đồng cỏ xanh và tới dòng suối mát. Người mục tử nhân lành sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để bảo vệ đàn chiên trước sự tấn công của sói rừng. Và khi chiều xuống, người mục tử nhân lành đưa đàn chiên về chuồng để nghỉ qua đêm.

Tuy nhiên, nếu suy nghĩ về bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta sẽ thấy tình yêu Chúa Giêsu dành cho chúng ta còn trở vượt hơn tình yêu của người mục tử nhân lành rất nhiều.

Nơi bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta thấy được những gì? Chúng ta thấy Chúa Giêsu trao ban chính bản thân Ngài làm của ăn nuôi sống linh hồn chúng ta. Cả Mình với Máu thánh. Cả thân xác với linh hồn. Cả bản tính nhân loại với bản tính Thiên Chúa.

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Vì thế, BẠN VA TÔI đừng đáp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể.

Và sau cùng, tước tình yêu thương vô biên của Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta hãy dâng lên Ngài lời nguyện cầu chân thành:

- Lạy Chúa, xin cho con biết làm mọi sự vì lòng yêu mến Chúa.

-----------------------------------

THIÊN CHÚA LÀ CHA - LỄ CHÚA BA NGÔI

  •  
    Chi Tran

     
    Ảnh cùng dòng
     

    Chúa Giêsu mặc khải Ba Ngôi.

    16/06 – Chúa Nhật 11 Thường Niên năm C. CHÚA BA NGÔI. Lễ Trọng.

    "Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy; Thánh Thần sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".

     

    Lời Chúa: Ga 16, 12-15

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được.

    Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con.

    Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".

     

     
     

     

    Suy niệm LỄ CHÚA BA NGÔI – Năm C 2019

    Lời Chúa: Cn 8,22-31; Rm 5,1-5; Ga 16,12-15

     

     Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi

    Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ dưới thời tổng thống Nixon, có viết một cuốn sách trong đó ghi lại biến cố xảy ra đêm 7.8.1974, đêm cuối cùng trước khi tổng thống Nixon từ chức. Lúc đó vào khoảng 9 giờ tối, chuông điện thoại vang lên, tổng thống gọi ông đến toà Bạch Ốc ngay lập tức. Khi đến ông thấy tổng thống đang ngồi uể oải trong chiếc ghế màu nâu. Ánh sáng yếu ớt từ chiếc đèn nhỏ dùng để đọc sách hắt xuống nền nhà. Hai người trao dổi với nhau về nhiều vấn đề. Tổng thống tiễn ông đến tận chân cầu thang. Thình lình tổng thống dừng lại và yêu cầu ông cùng quỳ gối cầu nguyện. Kissinger cho hay rằng mình không biết là có quỳ xuống hay không, nhưng ông nhớ rất rõ là lúc ấy ông cảm thấy lo sợ và không biết phải cầu xin điều gì.

    Hình ảnh Kissinger sợ hãi quỳ xuống trong bóng đêm và không biết phải cầu xin điều gì khiến chúng ta suy gẫm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi hôm nay. Thực vậy, giống như Kissinger, chúng ta cũng có cảm giác đầy lo âu, nhưng chúng ta lại không biết phải cầu xin gì với Chúa Ba Ngôi. Chúng ta phải áp dụng mầu nhiệm này vào cuộc sống thường nhật ra làm sao?

    Các tu sĩ thường coi ba lời khấn của mình là cách thế thuận tiện giúp họ tận hiến cho Chúa Ba Ngôi. Với đức khó nghèo, họ tận hiến cho Chúa Cha vì qua đó họ biểu lộ lòng phó thác vào sự quan phòng của Ngài: Các con đừng lo mình sẽ ăn gì mặc gì. Cha trên trời biết rõ các con cần đến những thứ ấy. Với đức khiết tịnh, họ tận hiến cho Chúa Con, bởi vì Đức Kitô đã sống độc thân như họ. Người đã tự cho mình thuộc về mọi người chứ không thuộc riêng về một ai. Và sau cùng với đức vâng lời, họ tận hiến cho Chúa Thánh Thần. Họ muốn lắng nghe sự thôi thúc của Chúa Thánh Thần và bước đi dưới sự soi dẫn của Ngài.

    Với chúng ta cũng vậy, dưới một góc độ nào đó, chúng ta có thể áp dụng ba nhân đức trên vào cuộc sống chúng ta để tận hiến cho Chúa Ba Ngôi. Thực vậy, trước một tình hình kinh tế đầy biến động, mỗi người chúng ta, nhất là những người già cả và thất nghiệp, chúng ta cần phải tín thác vào Chúa Cha, như chim trời hay như cánh hoa ngoài đồng nội. Tiếp đến, trước một thế giới đầy tham lam ích kỷ, chúng ta cần noi gương Chúa Giêsu Đấng đã đến để phục vụ và Ngài đã truyền cho chúng ta: Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Và sau cùng, trước một xã hội bùng nổ về thông tin, chúng ta cần được Chúa Thánh Thần dẫn lối để luôn đi đúng con đường phải đi.

    Và như thế, mặc dù không tuyên hứa, nhưng chúng ta vẫn có thể áp dụng tinh thần ba nhân đức ấy vào cuộc sống thường ngày. Thực vậy, hãy phó thác vào sự quan phòng của Chúa Cha. Hãy thực thi giới luật yêu thương của Chúa Con và hãy bước đi dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.

     

    ----------------------------

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - CHÚA BA NGÔI

DÂNG LỜI CHÚC TỤNG BA NGÔI
 
 “Xin dâng lời tôn vinh chúc tụng Chúa Cha,Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Kh 1,8a)
 
Một đan sĩ nọ đã nói: “Nếu ngày xưa Moisen đã không bước vào chỗ tăm tối và mù mịt trên núi Sinai, ông đã không gặp thấy Chúa Cũng vậy, nếu chúng ta không thấy mình dốt nát và mù tối khi suy hiểu về Thiên Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ nhận biết được Ngài.”  Điều này rất đúng khi chúng ta suy niệm về mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi mà Giáo hội hôm nay mừng kính.  Đây là mầu nhiệm căn bản nhất của đ��c tin Công giáo, đồng thời cũng là chân trời vĩ đại và tối tăm nhất đối với đầu óc suy lý của con người.  Mầu nhiệm Ba Ngôi rất khó hiểu và thực ra chúng ta không thể hiểu nổi.  Khi đối diện trước các thực tại của Thiên Chúa, chúng ta không thể nhận thức bằng lý trí nhưng chỉ có thể trải nghiệm bằng đức tin.  Thái độ cần thiết nơi chúng ta không phải là đứng lên cách ngạo nghễ để vắt óc tìm tòi, nhưng phải quỳ gối xuống cách khiêm tốn trong cung chiêm và thờ lạy.
 
Thực hành đức tin khi tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi.
 
Trước khi bắt đầu làm bất cứ công việc gì, người Công giáo chúng ta luôn bắt đầu bằng dấu Thánh giá với lời tuyên tín: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.  Thánh Phaolô thường gửi lời chào thăm đến các cộng đoàn với văn thức xưng tụng Thiên Chúa Ba Ngôi.  Giáo hội cũng dùng lại văn thức này để khởi đầu Thánh lễ khi vị linh mục chào chúc cộng đoàn: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em (2 Cor 13,13; Eph 1,2).  Chúng ta nhớ lại giai thoại về thánh Augustinô.  Khi Ngài đi bách bộ bên bờ biển và suy tư về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Ngài gặp một em bé đang dùng cái vỏ sò để múc nước biển đổ vào một cái lỗ nhỏ tí xíu.  Em bé nhắc nhở cho thánh nhân biết rằng, việc lấy một cái vỏ sò bé tí teo đong đầy nước biển xem ra khá xuẩn ngốc, nhưng việc dùng đầu óc chật chội của con người để cố nhét vào cả bầu trời bao la của mầu nhiệm Thiên Chúa còn xuẩn ngốc hơn gấp bội.  Vì vậy, đi vào thế giới của mầu nhiệm, chúng ta phải hết sức khiêm tốn và nhận ra những bất toàn nơi đầu óc mình.
 
Các thánh giáo phụ vay mượn ý nghĩa của 3 lời khuyên phúc âm để minh họa tình yêu đối với Thiên Chúa Ba Ngôi.  Sống tinh thần khó nghèo chính là thể hiện niềm tin vào Chúa Cha, đấng quan phòng và luôn yêu thương con cái mình.  Đức Khiết tịnh diễn bày tinh thần từ bỏ để sống với một tình yêu thuần khiết theo gương Chúa Giêsu.  Sự Vâng phục của người tu sĩ mời gọi chúng ta mở lòng cho Chúa Thánh Thần tác động.  Đó chính là ân ban của Thần Khí giúp chúng ta luôn biết tìm kiếm và quy thuận thánh ý của Thiên Chúa.  Chúa Giêsu cũng đã mặc khải cho chúng ta về Chúa Cha và về Thần khí tác sinh.  Khi Ngài lãnh phép rửa tại sông Giođan, mầu nhiệm Ba Ngôi từ từ được vén mở, qua tiếng Chúa Cha từ trời vọng xuống và Thánh Thần đậu xuống trên Ngài dưới hình chim bồ câu.  Ngoài những điều mà Kinh thánh mạc khải, giáo huấn của Giáo hội cũng đầy ắp những gợi mở cho chúng ta về mầu nhiệm cao cả này.  Đây là giáo lý căn bản và chúng ta vẫn thường xuyên tuyên xưng mầu nhiệm ấy mỗi khi chúng ta giơ tay làm dấu Thánh giá để cầu nguyện cùng Chúa Ba Ngôi.
 
Phẩm tính căn bản của mầu nhiệm Ba Ngôi chính là
tình yêu.
 
Trong lá thư thứ nhất của Thánh Gioan, vị tông đồ đã định nghĩa về Thiên Chúa qua một hạn từ rất đơn giản và cô đọng: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,16).  Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khẳng quyết rằng, ‘Lòng thương xót’ là tên gọi thứ hai của Thiên Chúa, bởi vì thương xót là cách hiển thị rõ nét về tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người.  Khi chiêm niệm về mầu nhiệm Ba Ngôi, chúng ta hãy cảm nghiệm như Thánh Phaolô đã từng diễn tả: “Thiên Chúa đã đổ đầy tình yêu của Người vào tâm hồn chúng ta, nhờ Thánh Thần Người ban cho chúng ta (Rm 5, 5b).  Để mặc khải về tình yêu của Chúa Cha, Đức Giêsu đã nói với Nicôđêmô: “Thiên Chúa yêu trần gian đến nỗi đã ban chính con một của Ngài để ai tin vào người Con, sẽ được sống.  (Ga 3,16). Vì thế khi chúng ta được rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi, chúng ta bắt đầu sống ơn gọi làm con và khởi đầu sứ vụ thực hành tình yêu như Mẹ thánh Têrêsa Calcutta đã nói: “Mỗi người chúng ta được trao ban một sứ vụ để chu toàn, đó là sứ vụ của tình yêu.”
 
Kết Luận
 
Một bữa nọ, Ông Voltaire, một triết gia vô thần đi bách bộ với một anh bạn trên con đường quê ven rừng.  Giữa giao lộ có một cây Thánh giá phủ đầy tuyết.  Voltaire đã công khai bỏ đạo từ lâu, và hoàn toàn không còn tin vào Thiên Chúa nữa.  Ông còn ngạo nghễ chế diễu niềm tin của các Kitô hữu.  Nhưng người bạn đang đi với ông lại có niềm tin rất sâu xa.  Voltaire chỉ vào cây Thánh giá phủ đầy tuyết và nói với anh bạn: “Đây là hình ảnh của tôn giáo ngày nay.  Thiên Chúa của các anh ��ã bị văn minh khoa học phủ kín mặt mày và niềm tin tôn giáo đã bị sự lạnh lùng băng giá của con người hôm nay che lấp.  Vì vậy, Thiên Chúa của các anh không còn lý do để hiện hữu nữa.”  Chợt lúc đó, có một cơn gió mạnh thổi đến hất tung chiếc mũ trên đầu Voltaire và quăng xuống đất, đồng thời cơn gió đã làm tan chảy lớp tuyết bao phủ cây Thánh giá.  Gương mặt Chúa Giêsu từ từ hiện lộ một cách rõ nét.  Người bạn của Voltaire lúc đó mới trả lời ông: “Này bạn, đây mới là hình ảnh đích thực của niềm tin tôn giáo ngày hôm nay.  Cho dù con người vẫn lạnh lùng và chai cứng như lớp tuyết trắng che kín Thánh giá, nhưng sức mạnh của Thiên Chúa vẫn dư sức hất tung sự kiêu ngạo của con người và làm tan chảy sự lạnh lùng nơi con tim sỏi đá của mọi người.  Ngài luôn hiện hữu cho dù con người vẫn đang ra sức loại trừ Ngài.”
 
Một nhà tu đức đã nói: “Chúng ta hãy kiếm tìm Thiên Chúa chứ đừng tìm nơi ở của Ngài.”  Chúa ở khắp mọi nơi và đang ở trong tâm hồn mỗi người.  Chúng ta hãy không ngừng đi kiếm tìm Ngài.
 
Lm. GB. Trần Văn Hào
 
19 - Chua Ba Ngoi 11.jpg
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LỄ CHÚA BA NGÔI

Chúa Nhật Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi


Chúa Nhật sau Lễ Hiện Xuống



PHỤNG VỤ LỜI CHÚA NĂM C

 

Bài Ðọc I: Cn 8, 22-31

"Khi địa cầu chưa sinh nở, sự khôn ngoan đã được sinh thành".

Trích sách Châm Ngôn.

Ðây sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa phán: "Chúa đã tạo thành nên ta là đầu sự việc của Người, trước cả những sự việc Người đã làm rất xa xưa. Ta đã được thiết lập tự thuở đời đời, ngay tự đầu tiên, khi địa cầu chưa sinh nở. Ta đã được sinh thành khi chưa có vực sâu, khi chưa từng có những dòng suối nước. Trước khi Chúa củng cố những ngọn núi cao, trước khi có những quả đồi, ta đã sinh ra rồi. Khi Người chưa tạo tác địa cầu, đồng ruộng, cũng chưa tạo nên hạt bụi đầu tiên của cõi trần ai. Khi Người xếp đặt muôn cõi trời, có ta ở đó, khi Người vạch ra vòng đai trên mặt vực sâu, khi Người định chỗ cho mây trời trên cõi cao xa, và những suối nước tự vực sâu vọt lên mạnh mẽ, khi Người đặt cương giới cho biển cả để nước đừng có vượt quá cõi bờ, khi Người đặt nền tảng cho trái đất, bấy giờ ta làm việc ở sát bên Người. Và mọi ngày ta làm cho Người sung sướng, luôn luôn nhàn du ở trước nhan Người. Ta nhàn du trên quả địa cầu, và gặp thấy hạnh phúc ở giữa con cái loài người".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 8, 4-5. 6-7. 8-9

Ðáp: Lạy Chúa, lạy Chúa chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu (c. 2a).

Xướng: 1) Khi con ngắm cõi trời, công cuộc tay Chúa tạo ra, vầng trăng và muôn tinh tú mà Chúa gầy dựng, thì nhân loại là chi mà Chúa nhớ tới? con người là chi mà Chúa để ý chăm nom? - Ðáp.

2) Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bằng danh dự với vinh quang; Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo, Chúa đặt muôn vật dưới chân con người. - Ðáp.

3) Nào chiên, nào bò, thôi thì tất cả, cho tới những muông thú ở đồng hoang, chim trời với cá đại dương, những gì lội khắp nẻo đường biển khơi. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Rm 5, 1-5

"Thánh Thần ban cho chúng ta lòng mến Chúa".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, khi được đức tin công chính hoá, chúng ta được bình an trong Chúa nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng cho chúng ta dùng đức tin mà tiến đến ân sủng, và đứng vững ở đó, và được hiển vinh trong niềm hy vọng vinh quang của con cái Chúa. Không những thế, chúng ta còn được vinh hiển trong gian nan, khi biết rằng gian nan rèn nhẫn nại, nhẫn nại rèn nhân đức, còn nhân đức rèn cậy trông. Nhưng cậy trông không đưa đến thất vọng, vì lòng mến Chúa được Thánh Thần, Ðấng ban cho chúng ta, đổ xuống lòng chúng ta.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Kh 1, 8

Alleluia, alleluia! - Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần; sáng danh Thiên Chúa, Ðấng đang có, đã có và sẽ đến. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 16, 12-15

"Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy; Thánh Thần sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".

Ðó là lời Chúa.

 

SUY NIỆM CẢM NGHIỆM

 

So với Phụng Vụ Lời Chúa Năm B nói chung và bài Phúc Âm (theo Thánh ký Mathêu bao gồm cả công thức làm phép rửa tội) của năm này nói riêng thì hình như Phụng Vụ Lời Chúa Năm C hôm nay dường như không rõ ràng về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi bao nhiêu, hay nếu có thì cũng lờ mờ làm sao ấy, cần phải suy diễn mới thấy.

 Đúng thế, ở Bài Đọc 1, nội dung về đức khôn ngoan thần linh là nguyên lý có từ nguyên thủy, có trước tất cả mọi sự như chính Đức Khôn Ngoan tự bày tỏ ở Bài Đọc 1 cho thấy, trước hết và trên hết có thể hiểu về Ngôi Con hay ám chỉ Ngôi Lời: "Ngay từ ban đầu đã có Lời, Lời ở cùng Thiên Chúa... Người hiện diện nơi Thiên Chúa ngay từ ban đầu. Nhờ Người mà tất cả mọi sự mới có" (Gioan 1:1-3). 

 "Ðây sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa phán: 'Chúa đã tạo thành nên ta là đầu sự việc của Người, trước cả những sự việc Người đã làm rất xa xưa. Ta đã được thiết lập tự thuở đời đời, ngay tự đầu tiên, khi địa cầu chưa sinh nở. Ta đã được sinh thành khi chưa có vực sâu, khi chưa từng có những dòng suối nước. Trước khi Chúa củng cố những ngọn núi cao, trước khi có những quả đồi, ta đã sinh ra rồi. Khi Người chưa tạo tác địa cầu, đồng ruộng, cũng chưa tạo nên hạt bụi đầu tiên của cõi trần ai. Khi Người xếp đặt muôn cõi trời, có ta ở đó, khi Người vạch ra vòng đai trên mặt vực sâu, khi Người định chỗ cho mây trời trên cõi cao xa, và những suối nước tự vực sâu vọt lên mạnh mẽ, khi Người đặt cương giới cho biển cả để nước đừng có vượt quá cõi bờ, khi Người đặt nền tảng cho trái đất, bấy giờ ta làm việc ở sát bên Người. Và mọi ngày ta làm cho Người sung sướng, luôn luôn nhàn du ở trước nhan Người. Ta nhàn du trên quả địa cầu, và gặp thấy hạnh phúc ở giữa con cái loài người".

 Bài Đáp Ca lại càng không thấy mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi hay mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa đâu, qua những nhận thức thần linh liên quan trực tiếp đến loài người và gián tiếp tới Đức khôn ngoan thần linh, nhưng vẫn lờ mờ cho thấy Ngôi Cha nơi vai trò tạo dựng của một vị Thiên Chúa như sau:

 1) Khi con ngắm cõi trời, công cuộc tay Chúa tạo ra, vầng trăng và muôn tinh tú mà Chúa gầy dựng, thì nhân loại là chi mà Chúa nhớ tới? con người là chi mà Chúa để ý chăm nom?

2) Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bằng danh dự với vinh quang; Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo, Chúa đặt muôn vật dưới chân con người.

3) Nào chiên, nào bò, thôi thì tất cả, cho tới những muông thú ở đồng hoang, chim trời với cá đại dương, những gì lội khắp nẻo đường biển khơi.

 Bài Đọc 2 có vẻ rõ ràng về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa hơn một chút, ở vai trò đối ngoại của từng ngôi trong Ba Ngôi. Trước hết là Ngôi Con là Đấng tỏ mình ra như mạc khải thần linh của Thiên Chúa Ngôi Cha, liên quan đến "đức tin công chính hóa", để làm cho loài người đến cùng Cha, nhận biết Cha mà hiệp thông thần linh với Cha: "Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng cho chúng ta dùng đức tin mà tiến đến ân sủng, và đứng vững ở đó, và được hiển vinh trong niềm hy vọng vinh quang của con cái Chúa".

 Sau nữa là Thánh Linh liên quan đến "lòng mến Chúa", một "lòng mến Chúa được Thánh Thần, Ðấng ban cho chúng ta, đổ xuống lòng chúng ta", đúng như vị tông đồ dân ngoại này đã từng nói trước đó trong Thư Roma: "Thiên Chúa tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Đấng được Ngài ban cho chúng ta" (Roma 5:5), nhờ đó những ai đã nhận biết Chúa Cha nhờ tin Chúa Kitô được "hiệp nhất nên một như Chúng Ta là một" (Gioan 17:22).

 

Image result for the God trinity

 Sau hết, trong Bài Phúc Âm, cho dù nội dung khó hiểu và dường như chỉ nhấn mạnh đến vai trò duy nhất của Thánh Linh Ngôi Ba, mầu nhiệm Ba Ngôi vẫn được mạc khải hết sức thâm sâu và trọn vẹn ở câu Chúa Giêsu khẳng định cuối bài Phúc Âm hôm nay: "Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy (hay "thuộc về Thày" theo một bản dịch tiếng Anh), vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".

 Ở đây, theo lời Chúa Giêsu mạc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong câu Phúc Âm vừa rồi, chúng ta thấy trước hết "Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy", ở chỗ Ngôi Con là Chúa Kitô quả thực "là phản ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của bản thể Cha" (Do Thái 1:2). Sau nữa, "Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con", ở chỗ Thánh Thần là "Đấng chính Thày từ Cha sai đến với các con" (Gioan 15:26), "Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra" (Kinh Tin Kính của Giáo Hội Công giáo Roma).

 

 

Để có thể phần nào hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng là mầu nhiệm Ba Ngôi Một Chúa, chính Mạc Khải Thánh Kinh đã cống hiến cho chúng ta hình ảnh thần linh như thế này: "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Gioan 1:5). "Thiên Chúa là ánh sáng" đây chẳng những nói lên chính bản tính thần linh của Thiên Chúa là "tự hữu, hiện hữu" (Xuất Hành 3:14), ở chỗ không một tác nhân nào tạo nên ánh sáng mà ánh sáng tạo nên mọi sự, mà còn cho thấy mầu nhiệm một Thiên Chúa có Ba Ngôi: Ngôi Cha là Ánh Sáng Sự Sống (nguyên chữ "Cha" mà thôi tự nó đã ám chỉ "sự sống" hay hàm nghĩa "sự sống" hoặc "nguồn sống"), Ngôi Con là Ánh Sáng Chiếu Soi (nên trong 3 Ngôi loài người chỉ thấy Lời Nhập Thể và Vượt Qua, Đấng là "ánh sáng thật soi chiếu mọi người đã đến trong thế gian" - Gioan 1:9), và Thánh Linh là Ánh Sáng Năng Lực (nên mới tuyên xưng Ngài "là Đấng ban sự sống" và Ngài Hiện Xuống dưới hình lưỡi lửa).

 Vì "ánh sáng" tự bản chất là "sáng tỏ", là "tỏ hiện", bằng không "ánh sáng" không phải là hay không còn là "ánh sáng", nên "ánh sáng" tự bản tính tự nhiên của mình không thể nào không chiếu soi mà còn là ánh sáng.

 Bởi thế "Thiên Chúa là ánh sáng" luôn sáng tỏ, theo nghĩa nội tại "Lời hằng ở nơi Thiên Chúa" (Gioan 1:1) và "tất cả những gì Cha có đều thuộc về Thày (hay) đều ở nơi Thày" (Gioan 16:15), ở chỗ Người là "ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành" (Kinh Tin Kính), nói theo ngôn ngữ thần học thì Con được nhiệm sinh từ Cha, và luôn chiếu sáng theo nghĩa ngoại tại là Con được Cha sai để Con "tỏ Cha ra" (Gioan 1:18).

Và "Thiên Chúa là ánh sáng", vì tự bản chất "ánh sáng" luôn sáng tỏ, hoàn toàn sáng tỏ chính  nơi Thiên Chúa Ngôi Con "là phản ánh vinh quang Cha" (Do Thái 1:3), mà theo nghĩa nội tại, Thánh Thần mới là Ngôi "bởi Cha và Con mà ra", theo ngôn ngữ thần học tức là được nhiệm xuất từ cả Cha lẫn Con, (chứ không phải chỉ "bởi Cha" theo Kinh Tin Kính của Giáo Hội Chính Thống Đông phương); chưa hết, đối ngoại, "Thiên Chúa là ánh sáng" tự mình phải là một thần lực vô cùng sinh động và sinh động bất tận, và thần lực sinh động bất tận này được gọi là Thần Linh - "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24), "Đấng ban sự sống", "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

 

LeChuaBaNgoi-C.mp3  

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - LÒNG CHÚA THƯƠNG XOT

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - CHA TRẦN ĐÌNH LONG PDF Print E-mail edit

Long Tran
Apr 20 at 11:54 PM

Kính gởi:

Tập San: "Nhờ Mẹ đến với Chúa"

Số tháng 4 -2019 - Chủ đề:

"MỪNG CHÚA PHỤC SINH & ĐẠI LỄ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT"

để cùng đọc, suy niệm, chia sẻ, hiệp thông cầu nguyện cho nhau,

Vui lòng chuyển cho người khác cùng đọc

Và mở trang web tinthac.net để cầu nguyện LCTX và nghe Lời Chúa mỗi ngày.

Kính chúc Lễ Phục Sinh và Đại Lễ LCTX tràn đầy Ân Sủng và Bình An nơi Lòng Chúa Thương Xót, qua lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của lòng xót thương.

Lm. Giuse Trần Đình Long

Giáo Điểm Tin Mừng-Nhà Bè

Nhật Ký LCTX nơi linh hồn tôi của Thánh Nữ Faustina:

“Tôi không biết mô tả thế nào về tất cả những điều tôi chịu đựng, và những gì tôi đã viết ra cho đến nay chỉ là một giọt mà thôi.

Có những giờ phút đau khổ tôi thật sự không sao viết ra được.

Nhưng cũng có những giờ phút trong cuộc đời, đôi môi phải nín lặng, không còn lời để bào chữa, và tôi hoàn toàn phó mình cho thánh ý Chúa.

Khi ấy chính Chúa bào chữa và can thiệp cho tôi, và những can thiệp của Người, bên ngoài, cũng có thể nhận ra.

Tuy nhiên, khi nhận thấy những can thiệp quan trọng của Chúa tỏ ra bằng hình phạt, tôi đã tha thiết nài xin người thương xót và thứ tha. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng được nhận lời.

Có những lúc Chúa cho phép xảy đến những đau khổ kinh khủng, và rồi lại có những lúc Người không để tôi phải chịu gì cả và cất hết những gì có thể làm linh hồn tôi khổ đau.

Đây là những đường lối của Chúa mà chúng ta không thể dò thấu và hiểu được. Việc chúng ta là hãy phó mình hoàn toàn cho thánh ý Chúa.

Có những mầu nhiệm trí khôn nhân loại không thể dò thấu trên trần gian này, cõi đời đời sẽ tỏ hiện. (NK, 1656)

Lạy Chúa Kitô,

Nếu giả như trước kia có một lúc nào đó linh hồn con biết được những điều phải chịu trong cuộc đời này, thì có lẽ nó đã chết vì kinh hoàng ngay khi thấy như thế; và có lẽ con đã không nhắp môi vào chén đắng.

Nhưng vì được uống từng giọt, nên con đã uống cạn chén.

Lạy Chúa Kitô,

Nếu đích thân Chúa đã không phù trợ linh hồn con, tự mình con có thể chịu đựng được bao nhiêu?

Chúng con mạnh mẽ, nhưng bằng sức mạnh của Chúa.

Chúng con thánh thiện, nhưng bằng sự thánh thiện của Chúa.

Về phần chúng con, chúng con là gì?

Còn tệ hơn cả cái hư vô...

Lạy Chúa Giêsu của con,

Chúa đã đủ cho con rồi, thay cho mọi sự khác trên trần gian.

Mặc dù những đau khổ thật khắc nghiệt, nhưng Chúa đỡ nâng con.

Mặc dù những thời gian cô đơn thật kinh hoàng, nhưng Chúa đã biến nên ngọt ngào cho con.

Mặc dù sự yếu đuối thật thảm hại, nhưng Chúa đã biến đổi thành sức mạnh cho con (NK, 1655)
Tap San Nho Me thang 4-2019.pdf
4.2MB

---------------------------------------