25. Chương Trình Phát Thanh Liên Tôn

CT PHAT THANH LIÊN TÔN - TU HỮU LẬU - CƯ SĨ ANH DŨNG

  •                                       Tu HU LU hay tu VÔ LU

     

                                        Tu mà ham cho được giàu sang,

                                 Với quyền tước là tu dối thế.

                                                    ( Giác Mê Tâm Kệ) quyển 4

     

              Ngàn xưa đến nay, nếu ai tu hành mà chọn sắc màu, chùa đẹp tượng Phật phết vàng cao lớn. Nào Phật xi măng, Phật cây, Phật đá, đồng âm thanh êm diệu, đờn ca xướng hát, mùi mẫn êm tai, đó là tu TƯỚNG. (Hữu Lậu).

              Lão Tử nói: Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn

                                    Tổn chi hựu tổn dĩ chí vô vi

                                          Vô vi nhi vô bất vi

                                     Thủ thiên hạ thường dĩ vô sự,

                                 Cập kỳ hữu sự bất túc dĩ thủ thiên hạ.

    Dịch:

              Theo học ( cái học hữu vi) thì mỗi ngày một thêm: Thêm tham muốn, thêm phân biệt.  Theo Đạo thì mỗi ngày một giảm- giảm dục vọng giảm phân chia- giảm rồi lại giảm cho đến vô vi. Không làm mà không gì không làm. Làm theo vô vi thì sẽ giữ được thiên hạ. Dùng hữu vi trị thiên hạ thì không lấy được thiên hạ.

              Ngược lại, nếu ai tu không chọn sắc màu âm thanh sắc tướng, đó là tu TÂM (Vô Lậu).

              Lão Tử nói:

                                           Thiên hạ chi chí nhu

                                      Trì sinh thiên hạ chi chí kiên

                                           Vô hữu nhập vô gian

                                      Ngô thị dĩ tri vô vi chi hữu ích

                                      Bất ngôn chi giáo, vô vi chi ích

                                              Thiên hạ hy cập chi.

    Dịch:

              Cái rất mềm trong thiên hạ, có thể nhẹ nhàng chế ngự cái cứng trong thiên hạ, Hãy xem xét khả năng xâm nhập của cái có vào nơi cái không có khoảng       cách không gian, ta mới thấy rõ khả năng của cái không – do đó cái lợi ích của vô vi. Dạy bảo mà không dùng lời, lợi ích ấy của vô vi, thiên hạ ít ai hiểu được.

                                                              (Lão Tử - Đạo Đức Kinh)

                                          “Khuyên sư vãi mau mau cải hối,

                                          Làm vô vi chánh Đạo mới mầu.

                                          Đạo Thích Ca nhiều nẻo cao sâu,

                                          Hãy tìm kiếm cái không mới có.”

                                                              ( Sấm Giảng Giáo Lý- Quyển nhì)

     

              “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai”.

                                          ( Kim Cang Kinh)

             

              Sau đây chúng ta tìm hiểu HỮU- HỮU LẬU.

              HỮU. Có, trái với VÔ (không). Nói về quả báo của chúng sanh, hễ có nhơn thì có quả, nên kêu là Hữu.

              Nói về các Pháp, từ sắc cho đến tâm, nếu do nhơn duyên mà sanh ra thì kêu là Hữu (có); nhưng vì các pháp đều chẳng có tự tánh, cho nên kêu là Vô (không). Hữu là nhơn duyên thứ mười trong Thập Nhị Nhơn Duyên. Vì có cái Hữu nên có cái sanh; diệt được cái Hữu thì diệt được cái Sanh, kế diệt được cái Lão Tử, Khổ não.

              HỮU (Có) là sở kiến của người chưa hiểu Đạo, còn chấp cái bổn ngã, chưa thấy vạn vật là giả hiệp , biển đổi, vô thường. Hữu là cõi có, cõi hữu tình. Như Tam Hữu là ba cõi Sanh tử: Dục giới, Sắc giới và vô Sắc giới. Lại cữu hữu: Chín cõi có; Tức là Tam Hữu, nhưng nói rộng ra: 1. Dục giới. 2. Sơ thiền thiên. 3. Nhị thiền thiên. 4. Tam thiền thiên. 5. Tứ thiền thiên với Tịnh phạm địa. (từ 2 đến 5 là Sắc giới) 6. Không vô biên xứ. 7. Thức vô biên xứ. 8. Vô sở hữu xứ. 9. Phi tưởng phi phi tưởng xứ (6 đến 9 là vô Sắc giới.) Lại có, Nhị thập ngũ, hữu 25 cảnh có.

              Hữu là khoa giáo để dạy người mới học Đạo. Vô (không) là khoa giáo để dạy người tỉnh ngộ. cả hai khoa đều không chứa đủ thật nghĩa. Hữu là sự chấp có của những người chưa tu hành hoặc mới bước chơn vào Đạo, họ còn giử chặt cái bổn ngã, còn mê tríu sự vật. Muốn thoát khơi các khổ não gây ra bởi sự chấp Có ấy, người ta phải tham xét cho đắc lẽ Vô, bấy giờ người ta thấy ra mọi pháp hữu vi là giả dối, người ta dứt tríu mến. Nhưng tấn lên một bực nửa, người ta đạt tới mức Trung Đạo, nhận thấy lẽ Hữu, Hữu ngã là Phật tánh trường tồn, Như lai, Niết bàn, nhưng mà người ta không cố chấp Còn về lẽ Vô , thì người ta không nói tới. Như trong Niết Bàn Kinh có chép: Nếu nói rằng Có (Hữu), thì cái trí chẳng nên nhiễm có. Nhược bằng nói không (Vô), thì té ra nói láo.

              Hữu lại có nghĩa: Hữu tình, Chúng sanh. Như : Tam hữu, Cửu hữu ở trên, cùng là Vạn hữu (Số đông, tất cả chúng sanh). Như: Vạn Hữu qui nhứt Tánh : Tất cả chúng sanh đều theo về một Tánh, tức là Phật Tánh. Đồng nghĩa với câu: Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh (Tất cả chúng đều có sẵn cái Phật tánh, tất cả đều sẽ thành Phật).

    HỮU LẬU

              Có lậu. Cũng viết: Lậu. Lậu tức là phiền não, mê dục. Lục căn đối với Lục trần còn lậu tiết, còn rỉ ra, còn cảm xúc, còn lưu thông, nên kêu là lậu. Hữu lậu tức còn lưu chuyển trong vòng phiền não: Tham, Sân , Si, còn vấn vương trong Tam giới, Lục Đạo. Đối với Vô lậu là dứt lậu, dứt phiền não tríu mến, có tánh cách giải thoát , Niết Bàn.

              Hữu lậu lại có nghĩa: Phiền não (lầm lỗi) của chúng sanh (của chư Thiên) ở ba cõi Dục giới, Sắc giới và vô Sắc giới: Thân tâm đối với ngoại duyên, bèn làm sái; tính quấy. Ấy là một trong Tam lậu.

     

    Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về HỮU LẬU. Theo sau đây là VÔ LẬU.

              VÔ

              Vô là tiếng tiền tiếp tự, có nghĩa: Không, không xiết; Như: Vô minh (Phạn: Avijja) Vô số (Phạn: A samkhya, A tăng kỳ).

              Vô nghĩa là: Không, không có.

              Vô có hai nghĩa:

              1. Thật không có. Tỷ như người không có vợ, con.

              2. Có mà nhận là không có, như vậy để dứt mọi sự tríu mến, phiền não. Tức là không thấy có; đối với chúng sanh, đối với các Pháp, mình thấy là Vô.

              Vô lại có sáu nghĩa:

              1. Rốt ráo là không, không có nhơn, không có quả, không có chi cả. Như: Vô ngã (không có Ta), Vô ngã sở (không có món gì của ta).

              2. Tùy theo lúc mà không có, nhằm lúc không có. Như người đời nói: Hà trì vô thủy (Rạch, ao không có nước).

              3. Có ít, cũng kêu là không (vô). Như món ăn mà ít vị mặn, thì người ta nói là không ngọt (vô hàm); Nước ngọt mà ít ngọt, thì người ta nói không ngọt (vô điềm).

              4. Vì không thọ lãnh, cũng kêu là không (vô). Như bên Thiên trước, người dòng Chiên Đà La không có thể thọ Pháp Bà La Môn, nhơn đó mà người ta kêu là Vô Bà la môn.

              5. Nhơn vì thọ lãnh phép xấu, phạm việc tà ác, người đời cũng gọi là Vô. Như vị Sa môn hoặc vị Bà la môn thọ tà Pháp, làm sái Đạo, người ta chê là: Vô sa môn, Vô bà la môn.

              6. Vì chổ đối chiếu, người ta gọi là Vô. Như đối với món trắng, người ta gọi Vô bạch (không trắng) để chỉ món đen; đối với sự sáng láng tỏ rõ, người ta gọi Vô minh để chỉ món tối tăm, u ám.

              Về lẽ Vô, có hai thứ:

              1. Cái Vô của hạng chấp trước.

              2. Cái Vô của hạng không chấp trước (chơn Vô). Bực mới tu tỉnh, nhận ra rằng chư Pháp, vạn vật đều là Vô (không): Không có Trời, Đất, Thiên đường , Địa ngục, Không có quả báo chi cả. Chỉ là nhơn duyên kết cấu thôi, chỉ là Tứ đại, Lục đại giả hiệp thôi. Ấy là họ chấp trước, sa vào tà kiến, thiên lệch. Đó là lẽ Vô của TIỂU THỪA.

              Bực hiểu ra cái Chơn Vô (chơn không) , thấu lẽ Trung Đạo, thì thấy rằng chẳng phải có, chẳng phải không (Phi hữu, phi Vô), tức là: Có mà chẳng phải có, không mà chẳng phải không. Đó mới là lẽ Vô của ĐẠI THỪA.

              Về cái Vô chơn thật nầy, trong: (( Tứ Thập Nhị Chương Kinh)), chương 18, có chép rằng: Ngô pháp: Niệm Vô niệm, hành Vô hành, ngôn Vô ngôn, tu Vô tu; hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ. (Cái Pháp của Ta là : Nghĩ cái điều nghĩ không nghĩ, làm cái việc làm không làm, nói cái lời nói không nói, tu cái sự tu không tu. Ai tỉnh thì gần Nó ; ai mê thì xa Nó).

              VÔ LẬU

              Không lậu tiết, không lậu lạc; tức là không có các mối phiền não. Trái với : Lậu, Hữu lậu.

              Con người ta vì Phiền não: Tham, Sân, Si, cho nên ngày đêm để cho sáu cơ quan: Nhãn, Nhỉ, Tỷ, Thiệt , Thân, Ý cứ lậu tiết chảy ra, lưu thông mãi không ngừng. Ấy là Lậu.

              Lại nửa, những mối Phiền não: Tham, Sân, Si khiến cho người ta lậu lạc, sa ngã vào trong ba nẽo ác lụy (Tam ác đạo) và Sáu đường Luân hồi (lục đạo). Ấy là Hữu lậu.

              Cho nên nói Hữu lậu là những phàm phu chưa dứt Phiền não, còn lưu luyến, còn sa ngã trong vòng luân hồi khổ não.

              Còn Vô lậu là bực Thánh, dứt Phiền não, thoát ra ngoài vòng Luân Hồi.

     

              Ôi! Thật là diệu lý phân minh rành mạch của 2 Đường HỮU LẬU và VÔ LẬU, cũng như cái hiểu biết phân biệt của TIỂU THỪA và ĐẠI THỪA.

              Do đó mà Đức Thầy dạy bảo chúng ta:

                                                              ******

                                          “Hào quang chư Phật rọi mười phương,

                                           Đạo pháp xem qua chớ gọi thường.

                                          Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu,

                                          Cố công gìn giữ tánh thuần lương.”

                                                              (Sấm Giảng Giáo Lý ) quyển 5

     

                                          Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

                                                Nam Mô Thị Hiện Kim Sơn Phật

                                                              Trương Văn Thạo

     

    Trích lục: -Sấm Giảng Giáo Lý PGHH.

                    - Đạo Đức Kinh

                    - Kinh Kim Cang

                    - Phật Học Từ Điển

     

CTPHAT THANH LIÊN TÔN - ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

  •  
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Sun, Dec 18 at 2:23 PM
     




     
     
    Tìm hiểu Ý nghĩa
    ĐẢN SANH ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
                Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH đản sanh ngày 25 tháng 11 Âm lịch năm Kỷ Mùi, tính theo Dương lịch nhằm ngày 15 tháng 01 năm 1920, tại Làng Hòa Hảo, Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, miền Nam Việt Nam.
                Mười chín năm sau đó, ngày 18 tháng 5 Kỷ Mão 1939, một nền Đạo chân truyền của Đức Phật, được Ngài khai sáng thêm lên tại Làng Hòa Hảo, đó là Đạo PGHH.
                PGHH đã có nhiều thay đổi lớn lao và quan trọng xã hội Miền Nam, đã làm sáng tỏ thêm lên Tứ Đại Trọng Ân, mà Đức Phật Thầy Tây An đã khai mở Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương từ năm 1849.
                Người Tín đồ PGHH cảm nghĩ rằng: Sự Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ là một sự lâm phàm của một vị PHẬT, với công cuộc hoằng dương Chánh Pháp của Đức Thế Tôn là cứu nhơn độ thế, trước một hoàn cảnh bi thương loạn lạc, của một Xã Hội suy đồi, nhiều di đoan mê tín, với sự đầu độc của thế lực Ngoại Bang…
                Vì vậy mà Ngài đã:
    Ta thừa vưng Sắc Lịnh Thế Tôn,
    Khắp Hạ Giái truyền khai Đạo Pháp.
    Tùy phong hóa dân sanh phù hạp,
    Chấp bút thần tả ít bổn Kinh.
    Bởi luật trời mở rộng thinh thinh,
    Tri phong võ bất kỳ chuyển kiếp.
                                                                 (Diệu Pháp Quang Minh)
                Việc xuất hiên của những vị Cứu thế cũng là một hiện tượng từng xảy ra nhiều lần trên Thế giới và trong Lịch Sử Nhân loại:
    -“Thiên Chúa Cơ Đốc Giáo xuất hiện ở Trung Đông, Khổng Tử, Lão Tử ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Trung Hoa; giặc giả chém giết khắp nơi, xã hội rối ren cực độ, luân lý suy đồi, cang thường đảo ngược. Đức Khổng Tử đem Đạo và Giáo dục con người chỉnh đốn Xã Hôi, lập lại trật tự và cống hiến cho nhơn loại nền Triết học Đông Phương, do đó mà giá trị Đạo lý được tồn tại đến ngày nay.
                Đức Phật Thích Ca ra đời giữa một Xã Hội Ấn Độ phân chia đẳng cấp, tà Đạo hoành hành, tín ngưỡng hổn loạn. Đức Phật Thích Ca xuất hiện xác phàm của Thái Tử Sĩ Đạt Ta, chính Ngài đã cắt đứt sự giàu sang quyền quí, dấn thân khổ hạnh, quyết tìm cho được Chân lý, đó là Đạo Phật. Chỉ có Đạo Phật mới soi sáng lòng người, giữa đêm đen u tịch, mà gặp được một ánh trăng soi tròn đầy tròn sáng.
                Còn Đức Huỳnh Giáo Chủ xuất hiện, Đản sanh  lập Đạo để vừa cứu dân vừa cứu nước. Trong khi quần chúng xã hội Việt Nam đứng trước một khoảng trống, hoang mang  mất điểm tựa, mất điạ bàn cơ hữu. Người dân không còn thấy “Thiên Tử” của nước mình; nhìn quanh không còn thấy cấp Sĩ phu Nho học lãnh đạo cương thường luân lý như xưa. Chỉ thấy một số nhà giàu Quan quyền mua quan bán chức phẩm, để cai tri và bốc lột dân mình, (Triều đình bất lực), chùa chiền không có nơi nương tựa để được tu hành chân chính. Vì nó đã biến thành nơi thờ phượng hình thức lễ lạc mà thôi. Còn Nho học Sĩ phu chỉ lại xoay qua nghề thuốc bắc hoặc ngâm vịnh cho giải sầu, cuộc sống hằng ngày tăm tối không có ngày mai.
                Trong khoảng trống đó… quần chúng khao khát một niềm tin, một tín ngưỡng và một sự lãnh đạo tinh thần mới. Vì vậy mà Đức Huỳnh Giáo Chủ thị hiện trong bối cảnh ấy, để truyền bá một niềm tin mới hướng về Đạo Pháp và Dân Tộc (đó là đáp ứng một lần cả hai khát vọng).
              …”hm vì ni cnh quc phá, gia vong, máy huyn cơ đã đnh, lòng thương trăm h vướng cnh đ lao, chi xiết xót thương chúng sanh vn kh.”…”bởi đời nầy pháp môn bế mạc, thánh Đạo trăn vu, người tâm trí tối đen, đời lắm Ma Vương khuấy rối. Ta là một trong các vị cứu đời ấy. Ai liểu Đạo nơi quốc độ nào thì cũng trở về quốc độ ấy mà trợ tế nhân dân, vì thể lòng từ bi bác ái cùng thù đáp những linh hồn đã trợ duyên trong tiền kiếp giúp Ta nương cậy tu hành, nên ngày 18 tháng năm năm Kỷ Mảo, Ta hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh”.
                Chính Ngài đã báo động: Đệ Nhị Thế Chiến bắt đầu nhà tan cửa nát, máu chảy thành sông, xương chất chồng như núi.
                                        Hạ nguơn nay đã hết đời,
                                 Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang.
                                                                ( Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm)
                                        Khai ngọn đuốc từ bi chí thiện,
                                        Tìm con lành dắt lại Phật đường.
                                        Thương dân hiền giáo Đạo Nam phương,
                                        Đặng chỉ ngõ làm lành lánh dữ.
                                                                (Giác Mê Tâm Kệ)
                Ngọn đuốc Đạo Pháp và dân tộc của Đức Thầy đã soi sáng cho một khối quần chúng mấy triệu người, biến đổi lớp người nông dân thụ động giản dị, thành lớp người hăng say tích cực trên bước đường vừa tu hành vừa tranh đấu.
                Cuộc đời của Đức Huỳnh Giáo Chủ, cũng Đản Sanh cũng sống như  người bình thường, cũng gánh nặng đau thương cũng trải biết bao nhiêu hận sầu của người dân bị trị. Nhưng Ngài vượt hơn những người bình thường, đó là xông vào đời vào cách mạng, vào kháng chiến để giải thoát chúng sanh và đất nước.
                Ngài đã thực hiện:
    Ta quyết lòng rứt nợ oan khiên,
                            Cứu bá tánh khỏi nơi lao khổ.
                                                     (Nang Thơ Cẩm Tú)
    Muốn lập Đạo có câu thành bại,
                            Sự truân chuyên của khách thiền môn.
                            Khắp sáu châu nức tiếng người đồn,
                            Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh.
                Chính Ngài bị nhà cầm quyền Pháp theo dõi bám sát, gần như bị tù treo, nhưng :
                                                    ……
                            Dầu gian lao dạ sắt chẳng sờn,
                            Miễn sanh chúng thông đường giải thoát.
                            Cơn dông tố mịt mù bụi cát,
                            Chẳng nao lòng của đấng từ bi.
                                                                (Sa Đéc)
                Hay:
    Tăng Sĩ quyết chùa, am bế cửa,
    Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.
    Đền xong nợ nước thù nhà,
    Thiền môn trở gót Phật Đà Nam Mô.
                                                           (Tặng Thi Sĩ Việt Châu)
                Sự Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ là khai sáng thêm lên Đạo Phật, tại Làng Hòa Hảo, đồng thời Ngài cũng đưa Tứ Đại Trọng Ân của Bửu Sơn Kỳ Hương lên làm căn bản cho người tu học. (Từ xưa đến nay ít có Tôn Giáo nào chú trọng Tứ Ân như Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo).
                Ngài đã xác nhận trong bài “Cho ông Cò tàu HẢO”:
    …Rày tỉnh ngộ ái hà sớm dứt,
    Đèn đạo tâm sáng rực soi đường.
    …….
    Đến ngày biển cạn non mòn,
    Tứ Ân đã trả chẳng còn tôi căn.
                Trên đây đã kể được một vài phần nhỏ về sự thiêng liêng của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Ngoài ra Ngài còn có nhiệm vụ cao cả hơn nữa, là:
              “Pht Vương đà ch rõ máy diu huyn chuyn lp hôi Long Hoa, chn nhng đng tu hành cao công qu đ ban cho xng v xng ngôi, người đ các thin căn đ giáo truyn Đi Đo, đnh ngôi phân th gây cuc Hòa Bình cho vn quc chư bang” .
                                                                Sứ mạng của Đức Thầy (do chính tay Ngài viết)
                                                                Nam Mô A Di Đà Phật
    ·        Trích “SẤM GIẢNG T.V.G.L/T.B của Đức Huỳnh Giáo Chủ”.
           Bài Ý Nghiã Đản Sanh của Cố cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam..
     
     
     

CT PHAT THANH LIÊN TÔN - CƯ SĨ ANH DŨNG - GIỚI LUẬT

  •  
    CƯ SĨ ANH DŨNG
    Sat, Oct 8 at 8:31 AM
     
     

    Subject: Fwd: Tim Hieu Gioi Luat







     

                                                        Tìm hiểu GIỚI LUẬT

    Trong bất cứ Tôn giáo nào cũng đều có Giới Luật để buộc hàng môn nhơn đệ tử phải tuân thủ. Vì rằng, khi đã nhận làm môn nhơn đệ tử của một Tôn giáo mà không nghiêm thủ Giới Luật thì lấy chi bảo đảm rằng mình là tín đồ của Tôn giáo ấy.

    Sở dĩ người tín đồ khác với kẻ ngoại đạo là ở chỗ nghiêm thủ giới luật, vì giới luật có công năng rèn luyện cho người tín đồ những đức tánh cao cả, tránh mọi sai lầm có thể làm hạ giá trị con người, hạnh đức của người tu. Thế nên trong đạo Phật, giới luật đứng đầu trong các hạnh.

    Ngài Ðàm Nhứt Luật sư có nói rằng :"Tam thế Phật Pháp, giới vi căn bản, bản chi bất tu, đạo viễn hồ tai !" (Chư Phật ba đời thuyết pháp, đều lấy Giới hạnh làm căn bản ; căn bản không tu, xa đạo lắm vậy!).

    Kinh Phạm Võng khi nói về Giới Luật cũng có viết :"Giới minh như nhựt nguyệt, diệc như anh lạc châu; vi trần Bồ tát chúng, do thị thành chánh giác." (Giới sáng như mặt trời mặt trăng, cũng như hột châu anh lạc; các vị Bồ-tát đông như vi trần, đều nhờ trì Giới mà đặng thành chánh giác).

    Giới Luật là điều căn bản của các hạng tu hành, là hàng rào để ngăn chận các điều tội lỗi. Phương chi yếu điểm của nhà tu là cần đạt huệ, mà muốn có trí huệ thì trước tiên phải giữ Giới, nhân Giới mới sanh Định và nhân Định mới sanh Huệ. Tức là nhờ Giới, Định, Huệ tam học mới trừ được Tham, Sân, Si là tam độc để chứng thành Phật quả, như lời Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy trong quyển “Giác Mê Tâm Kệ”:

    “Nếu ai mà biết chữ tu trì,

    Tâm bình tịnh được thì phát huệ.”

    hoặc:

    “Gìn giới cấm sửa tâm ô tạp,

    Niệm Phật thì phải dẹp lòng tà.”

    Và:

    “Đồ lao muốn lánh sớm nghe ta,

    Bố thí, trì chay, giữ giới mà.

    Phật Đạo trau giồi tâm tánh lại,

    Giác thuyền chuyên chở lúc can qua.”

    Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu hai chữ GIỚI và LUẬT trong quyển Từ Điển Phật Học của Đoàn trung Còn để có thêm chút khái niệm về danh từ Phật học nầy.

    LUẬT: tiếng Phạn: Thi la (Sila), Ba la đề mộc xoa (Pratimoksha) : là phép tắc, là tiếng gọi chung những nghi thức, những giới cấm, giới luật mà người tu phải gìn giữ, để tránh sự quấy phạm.

    Bộ Luật hay Tạng Luật (một trong Tam tạng của đạo Phật là Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng): tiếng Phạn là Tỳ nại na (Vinaya): dùng biên chép giải thích đủ hết các giới cấm của các chúng tu, như luật nhân quả, luật tạo hóa, luật tuần hoàn…mà Đức Thầy có nhăc đến:

    “Luật nhân quả thật là cao viễn,

    Suốt Cổ kim chẳng lọt một ai.”

    (Khuyến thiện - Quyển 5)

    Hay: “Cho dương trần rõ luật Thiên công,

    Có Địa ngục Thiên đường hay chẳng?”

    (Bài SA ĐÉC)

    Hoặc: “Nhiều phương thuốc ngừa sau ngăn trước,

    Mà cũng không thoát luật tuần huờn”.

    (Khuyến thiện - Quyển 5)

    GIỚI (hay GIÁI): tiếng Phạn: Ba la đề mộc xoa (Pratimokasha) , Thi la (Sila). Một sự học trong Tam học (Giới, Định, Huệ), một độ trong Lục độ (1.-Bố thí, 2.-Trì giới, 3.-Nhẫn nhục, 4.-Tinh tấn, 5.-Thiền định, 6.- Trí huệ).

    Giới là những điều luật để phòng ngừa tránh cho thân thể, lời nói và tâm ý khỏi phạm điều quấy. Ví dụ như: Ngũ giới, Bát giới, Thập giới, Cụ túc giới, Bồ Tát giới, Tam Tụ giới…

    Niết Bàn Kinh có nói:“Giới là những pháp lành nâng chịu lấy mình một cách vững vàng, cũng như những nấc thang bằng đá. Hàng đệ tử xuất gia của Phật, đã thọ Giới, nhưng còn tham hưởng ngũ dục: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, như vậy khác nào kẻ đem vàng mà đổi lấy thau.”

    Trong quyển ANH LẠC BỔN NGHIỆP lại nói:“Những chúng sanh vào trong biển Tam bảo thì lấy lòng Tin làm căn bổn, còn những ai nương náu trong nhà Phật, nơi chùa chiền, thì lấy Giới làm căn bổn. Tu hành phải giữ Giới, vì có Giới mới có Định, có Định mới phát Huệ, phát Huệ thì minh tâm kiến tánh, dứt các mê lầm.”

    Ai muốn thọ Giới, thì phải đến trước ban Tăng già mà làm lễ xưng Tam qui và xin thọ trì Giới cấm, sau khi ấy thì khá tin tấn theo đường lành, đừng có phạm Giới, phá Giới.

    Bực xuất gia thì mỗi kỳ rằm, nguơn có lễ làm lễ Bồ tát, tức là đọc Giới Luật đặng cho nhớ và luôn dịp xưng tội, xả tội với nhau.

    Bực tại gia thì mỗi tháng 2 kỳ, đối diện trước tượng Phật thờ tại nhà hoặc tại chùa mà làm lễ Sám hối, ăn năn những tội lỗi bằng thân, khẩu, ý đã phạm từ trước và quyết về sau giữ Giới mà tu trì.

    Những bực tu hành trì Giới thì được những món quả báo dưới đây:

    1.-Có trì giới, mới có trật tự.

    2.-Có trật tự, mới có sự không bất bình.

    3.-Không bất bình, mới có vừa ý.

    4.-Có vừa ý, mới có hỷ lạc.

    5.-Có hỷ lạc, mới có thanh tịnh.

    6.-Có thanh tịnh, mới có an tâm.

    7.-Có an tâm, mới có định.

    8.-Có định, mới có huệ.

    9.-Có huệ, mới có chán năm trần (Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc).

    10.-Có chán năm trần, mới có lìa thọ cảm.

    11.-Có lìa thọ cảm, mới có dứt tội lỗi.

    12.-Có dứt tội lỗi, mới có giải thoát.

    13.-Có giải thoát, mới chứng Niết bàn.

    Ngoài ra, kinh Phạm Võng còn nói:“Trong khi trì Giới nầy (Ba la Đề mộc xoa của Bồ Tát), như đương tối mà gặp sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được lành mạnh, như kẻ bị cầm tù ra khỏi ngục, như kẻ đi xa được về. Nên biết cho Giới nầy là bậc Đại sư của Chúng tu. Nếu Đức Phật còn trụ ở đời, thì Ngài không khác gì Giới vậy.”

    Và kinh Đại Bát Niết Bàn (quyển 1), thì nhắc:“Phật có khuyên các nhà tu hành nên trì Giới cho kiên cố coi đó như cái phao nổi mà mình dùng để lội qua biển cả. Nếu cái phao nổi ấy xì hơi, thì người ta chìm giữa biển. Bồ Tát trì Giới cũng thế, dầu bỏ đi một phần Giới nhỏ nào, cũng chẳng được tới nơi Giải thoát.”

    Đức Huỳnh Giáo Chủ trong quyển “Khuyến thiện” cũng có chỉ dạy:

    “Chi cho bằng ta sớm lo toan,

    Gìn giới luật nghe Kinh trọng Phật.

    Đến lâm chung quả lành đâu mất,

    Cõi Tây phương chư Phật đợi chờ.”

    Tóm lại, công năng của Giới Luật là để ngăn ngừa những việc làm ác và đồng thời làm phát triển các việc làm lành. Ông Vương Kim (Phan Bá Cầm) cho biết, trong Phật-giáo có ba lối để ngăn ngừa việc ác và phát triển điều lành mà Luật-tạng gọi là Tam tụ giới :

    1.- Nhiếp luật nghi giới là gìn giữ mọi điều cấm giới để ngăn ngừa mọi điều ác không khởi lên. Như đã khởi rồi thì ăn năn cải hóa mà danh từ Phật học gọi là sám hối. Sám là ăn năn những tội lỗi đã làm, Hối là nguyện không tái phạm. Phàm đã sám hối thì chẳng những tội không tái phạm mà còn tự tiêu dần. Trong kinh Nghiệp Báo sai biệt có nói :"Nếu người phạm tội nặng mà tự trách mình, ăn năn không tạo nữa thì có thể dứt được những tội căn bản."

    2.- Nhiếp thiện nghiệp giới là khi gìn giữ các điều ác không cho khởi thì đồng thời nên làm các điều thiện. Phàm việc thiện chưa khởi thì nên làm cho nó khởi lên. Ví bằng đã khởi thì tiếp tục làm cho nó nẩy nở. Như mười điều ác của thân, khẩu, ý, một khi đã ngăn ngừa tức là thực hành được mười điều thiện, như lời Đức Thầy dạy bảo (trong quyển Khuyến thiện):

    “Ác trừ xong hiện ra thiện nghiệp,

    Lóng nguồn chơn Phật tiếp dẫn cho.”

    3.- Nhiêu ích hữu tình giới là khi làm mọi việc lành có ích cho sự tu thân lập mạng của mình rồi thì nên phát triển những công cuộc từ thiện hữu ích ấy đến các giới hữu tình. Ðó là công nghiệp của những người tu Bồ-tát hạnh, hoàn thành cả hai mặt tự lợi, lợi tha. Nhờ có những công đức ấy làm nền tảng, nên cái nhân tu hành thêm sâu dày, tích lũy cho đến ngày viên mãn, chứng quả vô lậu.

    Về giới tín đồ Ðạo Phật phân ra làm hai hạng: hạng Cư-sĩ tại gia, và hạng xuất gia. Về hạng tu tại gia thì có Ngũ-giới, Thập-giới; còn về hạng xuất gia thì Tỳ kheo có 250 giới và Tỳ kheo ni có 500 giới .

    Đặc biệt, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thuộc về hạng tại gia Cư sĩ, đáng lý thọ Ngũ giới hay Thập giới, nhưng Ðức Thầy đặt ra Bát giới tức là Tám điều răn cấm. Sỡ dĩ có chỗ không đồng nhứt, chẳng qua vì căn cơ của chúng sanh ở thời Hạ nguơn mạt pháp, hơn nữa là để phù hợp với pháp môn Học Phật Tu Nhân mà cứu cánh là đưa dắt chúng sanh đến hội Long Hoa dựng đời Thượng Nguơn Thánh Đức hay được vãnh sanh về cõi Tây phương Cực lạc.

    Thắng diệu của Phập pháp là luôn luôn đối cơ và hạp duyên. Có nghiên cứu và tìm hiểu sâu xa Tám điều Răn cấm của Ðức Thầy, chúng ta sẽ thấy chỗ diệu dụng và siêu thắng ấy./.

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    Trương văn Thạo

     

    --
    Xin quý vị gởi bài muốn post lên Diễn Đàn tới email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Thành thật cảm ơn.
    ---

     

CT PHAT THANH LIÊN TÔN - CƯ SĨ ANH DŨNG

  •  CƯ SĨ ANH DŨNG
     


     

                                    Tìm Hiểu ChỮ ĐẠO  trong PGHH

                   Trong Sám Giảng (Quyển 3), Đức Thầy cho biết:

                                 “Đạo là vốn thiệt cái đàng,

                           Ta ra sức dọn cho toàn chúng sanh.”

          Thật vậy, Đạo là con đường như lời Ngài dạy. Do đó, người muốn đi từ nơi nầy đến chỗ kia, mà không có con đường thì không thể đi được, đặc biệt là không rành đường thì rất dễ bị lạc. Đến sự tu cũng vậy và mặc dầu ai cũng biết tu là sửa, nhưng muốn tìm cứu cánh, mà không rành phương tiện, thì dễ bị lac đường, sanh thối chí nản lòng, khó mong đạt ý.

            Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu trong “Phật Học Từ Điển” về ý nghĩa chữ ĐẠO, để có chút khái niệm, hầu nương theo đó mà trì hành cho đúng, mới mong có nhiều kết quả.

     ĐẠO.- Mạt già (Marga), Đạo nghĩa là có tánh cách thông tới, đưa tới, tức là con đường thông tới chỗ đã nhứt định.

                 ĐẠO có khi chỉ một con đường, một nẻo, một nơi tụ họp như: Thiện đạo, ác đạo, lục đạo, ngũ đạo.

    ĐẠO cũng có nghĩa Con đường tôn trọng Đạo lý, Tôn giáo, như: Phật giáo, Thánh đạo. Lại có nghĩa: Bồ đề (Bodhi), Chánh đẳng, Chánh giác. Như: Đạo tâm, Đạo tràng.

                 Đạo cũng còn có nghĩa: Đạo Lão (Lão giáo, Đạo giáo), như nói: Nho, Thích, Đạo; hoặc: Nho gia, Thích gia, Đạo gia.

    Cốt yếu, Đạo có ba thứ:

                  1.- Hữu lậu Đạo: Đạo hữu lậu, do nghiệp lành hoặc nghiệp ác của con người đưa tới cảnh sướng hoặc cảnh khổ. Như thân làm lành, miệng nói lành, ý tưởng lành, ba nghiệp lành ấy thông tới cảnh Phước lạc của loài người hoặc thần tiên. Còn như làm ác, nói ác, tưởng ác, ba nghiệp ấy thông tới cảnh Độc dữ của Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, hoặc cảnh người nghèo khổ hoạn nạn.

                   2.- Vô lậu Đạo: Đạo vô lậu, đường giải thoát. Ấy là con đường cao thượng đưa những nhà tu học, có tâm giải thoát. Như: Bát chánh Đạo, Thinh văn Đạo, Duyên giác Đạo, Bồ tát Đạo. Nhà tu hành nương theo nền Vô lậu Đạo để tới Niết bàn.

                    3.- Đạo là thể Niết bàn, nền Chánh giác, quả Bồ đề. Mức cao siêu, cùng cực, vượt khỏi các mối chướng ngại, được tự do tự tại. Như: Đạo Nhãn, Đạo tâm, Đạo thọ.

                    Theo Câu Xá Luận, Đạo là con đưòng đưa tới Niết bàn.

    Đạo vẫn trường tồn, lúc nào cũng có, cho nên lúc nào mình cũng tu học được, chớ chẳng phải đợi đến lúc Phật ra đời. Nhưng trong khi Phật hiện ra ở thế, chúng sanh dễ mà hành Đạo đắc quả, vì nhờ có Phật giáo hóa chỉ đường.

                    Đạo có dễ (dị đạo), có khó (nan đạo), như ở cõi Ta bà thế giới nầy đầy Ngũ Trược mà tu theo phép Lục độ vạn hạnh thì rất khó mà thành Đạo, ấy là đạo khó. Còn ở tại cõi nầy mà tu theo phép Tịnh độ niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh về Cực lạc thì rất dễ dàng, ấy là đạo dễ. Vậy chúng ta nên tinh tấn mà tu trì Pháp Môn niệm PHẬT.

                Để được rõ ràng hơn, chúng tôi xin được trình bày thêm phần định nghiã về chữ ĐẠO của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa trong “Phật Học Phổ Thông”.

                 ĐẠO nghiã là gì ?- Chữ Đạo có ba nghiã: Đạo là con đường; Đạo là bổn phận; Đạo là lý tánh tuyệt đối, là bản thể.

                1)- Đạo là con đường, như người ta thường dùng trong chữ: Nhân đạo, Thiên đạo, Điạ ngục đạo, Ngạ quỷ đạo, Súc sanh đạo. Phàm là con đường thì có tốt, có xấu, có thiện ác.v.v…Theo Đạo Phật, hễ còn trong vòng đối đãi, thì không thể gọi là hoàn toàn rốt ráo.

                2)- Đạo là bổn phận, như người ta thường dùng những chữ: Đạo Vua tôi, Đạo Cha con, Đạo Thầy trò, Đạo vợ chồng v.v…Phàm là bổn phận thì thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán. Phong tục và tập quán của nước nầy không giống nước kia. Vì vậy, chữ Đạo là bổn phận cũng chưa đúng với nghiã chữ Đạo mà nhà Phật muốn nói.

                 2)- Đạo là lý tánh tuyệt đối, là bản thể, nó lìa nói năng, không thể nghĩ bàn. Đức Lão tử nói:“Đạo mà nói ra được, không phải là Đạo.” Xưa có người hỏi một vị Tổ sư:-“Đạo là gì?” Tổ sư đáp:-“Trước Phật Oai Âm vương, không có tên Phật và chúng sanh, lúc ấy chính là Đạo”.

                   Chữ Đạo của nhà Phật chính là đồng nghĩa với bản thể vậy.

                  Có một số người cho rằng:“Đạo nào cũng tốt”. Lời nói ấy, hoặc vì xã giao để cho vui lòng khách, hoặc vì chưa rõ bề trong của Đạo khác nhau thế nào, nên mới nói ra như thế. Thật ra về mục đích thì Đạo nào cũng có giá trị của nó, chẳng qua chỉ hơn nhau về từng bực cao thấp mà thôi. Nhưng mục đích tốt, dù sao cũng chưa đủ. Điều quan trọng là làm sao thực hiện được mục đích ấy, và đem lợi ích rộng lớn cho đời. Thử hỏi nếu Đạo nào cũng có giá trị như nhau, thì tại sao trước đây hơn 2.555 năm, trong lúc xứ Ấn Độ đã có 94 thứ Đạo rồi, mà Đức Phật Thích Ca còn giáng sanh làm chi nữa ?

    Chẳng qua các Đạo tuy nhiều, mà chưa được toàn “Chơn, Thiện, Mỹ”, nên Đức Phật mới ứng thân thị hiện, dạy cho chúng sanh “Đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”, ngõ hầu giải thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi, được tự tại vô ngại như Phật.

                   Kinh Pháp Hoa chép:“Vì một nhân duyên lớn, Phật mới xuất hiện ra đời.”

                  Vậy, Nhân duyên lớn ấy là gì ?- Chính là:“Khai thị chúng sanh ngộ nhập PHẬT tri kiến”, để cho chúng sanh được nhờ đó mà đổi MÊ ra NGỘ thấy Tánh tỏ Tâm, vượt Sống khỏi Chết, lìa Khổ được Vui và nhứt là thể hiện đúng: Tự giác, Giác tha và Giác hạnh viên mãn.

                  Nếu nói “Đạo nào cũng tốt”, thì Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH không thừa vưng 5 Sắc Lịnh để mở và khai sáng thêm lên Đạo Phật vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939) tại làng Hòa Hảo mang tên là Phật Giáo Hòa Hảo cho đến hôm nay và ngàn sau nữa…

    Nói đến 5 Sắc Lịnh nầy thì người tín đồ PGHH nào cũng đều rõ biết, đó là Sắc Lịnh của:

                 1.-Tây Phương Phật Tổ:

                              “Khùng vưng lịnh Tây phương Phật Tổ,

                               Nên giáo truyền khắp cả Nam kỳ.”

                                                  (Quyển 2, Kệ Dân)

                               “Hạ-nguơn sanh-chúng ám-u,

                                Tây-phương sắc-lịnh vân-du Nam -Kỳ.”

                                                             (Trông mây)

                               “Ta vì vưng sắc-lịnh Ngọc-Tòa,

                                Đền Linh-Khứu sơn-trung chịu mạng."

                                                        (Quyển 4, Giác Mê TK)

                                 “Ta thừa vưng Sắc lịnh Thế Tôn,

                                  Khắp hạ giái truyền khai Đạo pháp.”

                                                    (Diệu Pháp Quang Minh)

                  2.- Đức Phật A Di Đà:

                                     “Muốn tu tỉnh nay đà gặp cuộc,

                                      Đức Di Đà truyền mở Đạo lành.

                                      Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh,

                                      Ra Sắc lịnh bảo Ta truyền dạy.”

                                                                 (Quyển 2, Kệ Dân)

                   3.- Ngọc Hoàng Thượng Đế:

                                     “Cúi đầu tâu lại cửu trùng,

                                      Ngọc Hoàng ban chiếu lão Khùng giáo dân.”

                                                                 (Từ giã Bổn đạo khắp nơi)

                                      “Lời văn tao nhã hữu tình,

                                       Bởi vưng sắc lịnh Thiên Đình sai Ta.”

                                                                (Từ giã Bổn đạo khắp nơi)

                                        “Thừa vưng sắc-lịnh của Trời,

                                        Cùng ông Phật-Tổ giáo đời khuyên dân."

                                                                 (Viếng làng Mỹ Hội Đông)

                                         “Liên hoa chín phẩm ở Ngọc Tòa,

                                         Được lịnh Thiên Hoàng nấy sai Ta,

                                         Hạ giới dạy khuyên truyền Đạo lý,

                                         Giả dạng Điên Khùng mượn thi ca.”

                                                                     (Để chơn đất Bắc)

                    4.- Quan Thế Âm Bồ Tát:

                                       “Quan Âm Nam Hải Phổ Đà,

                                   Cùng Thầy ra lịnh nên Ta giáo truyền.”

                                                             (Sám Giảng, Quyển 3)

                                    Lịnh Quan Âm dạy bảo khùng troàn,

                                    Cho bổn Đạo rõ nguồn chơn lý.

                                                                   (Quyển 2, Kệ Dân)

                       5.- Phật Vương:

                                       “Điên nầy vưng lịnh Phật Vương,

                                        Với lịnh Phật đường đi xuống giảng dân.”

                                                                      (Quyển 1, KNĐTN)

                         Tóm lại, Đức Thầy xuống trần kỳ nầy là tuân theo Sắc lịnh của 5 vị:

    1. Đức Phật Thích Ca để Chấn hưng Phật Giáo.

    2. Đức Phật A Di Đà để phổ truyền Pháp môn Tịnh độ.

    3. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế để lập bảng Phong Thần, cầm cân thưởng phạt.

    4. Đức Phật Quan Âm để cứu độ chúng sanh đầy khổ nạn trong thời kỳ Hạ ngươn mạt pháp.

    5. Đức Phật Vương để lập Hội Long Hoa, chọn người hiền đức đưa về cõi Thượng ngươn an lạc.

    Do vậy, Ngài phải hoàn thành một sứ mạng thiêng liêng vô cùng to tát, có thể tóm lược như sau:

              1/- Chấn hưng Phật pháp: Về sứ mạng nầy, Đức Thầy cho biết:

                                “Dầu cho phải chịu ngàn cay đắng,

                                 Cũng nguyện Đạo mầu sẽ chấn hưng.”

                hoặc :

                               “Phần Sĩ Tăng tay trống miệng kèn,

                                Giác thiện tín chấn hưng nền Phật giáo.”

                                                   (Trao lời cùng Ông Táo)

                               “Đạo Vô vi của Phật ân cần,

                                Nối theo chí Thích Ca ngày trước.” (Q.4)

             2/- Phổ truyền Pháp môn Tịnh Độ: cũng là sứ mạng hàng đầu mà Đức Thầy thọ lãnh từ Đức Phật A Di Đà:

                      “Tìm Cực lạc đây rành đường ngõ,

                       Hãy mau mau tu tỉnh mới mầu.

                       Tận thế gian còn có bao lâu,

                         Mà chẳng chịu làm tròn Nhân đạo.” (Q.2)

               Thật vậy, ngoài Pháp môn Học Phật Tu Nhân được diễn đạt qua câu:

                                  “Tu đền nợ thế cho rồi

                           Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.”(Q.3)

            (Có nghiã là kẻ tu hành trước hết phải làm tròn Nhân đạo, sau đó mới tiến vào Phật đạo và đạt đến cứu cánh giải thoát), Ngài còn truyền bá cho người đời Pháp môn Tịnh Độ, còn gọi là Pháp môn Niệm Phật, không ngoài mục đích dẫn dắt chúng sanh tìm đường giải thoát:

                           “Lòng thương chúng thuyết phương Tịnh Độ,

                            Đặng dắt dìu tất cả chúng sanh.

                            Nếu như ai cố chí làm lành,

                            Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc.

                            Cả vũ trụ khắp cùng vạn vật,

                            Dầu Tiên, Phàm, Ma, Quỷ, Súc sanh.

                            Cứ nhứt tâm tín, nguyện, phụng hành.

                            Được cứu cánh về nơi an dưỡng.

                            Chỉ một kiếp Tây phương hồi hướng,

                            Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi.”(Quyển 5)

                 3/- Lập Bảng Phong Thần: nhằm phong thưởng cho những ai có lòng trung nghĩa với Đời với Đạo, cùng xử phạt những kẻ tà gian như lời Đức Thầy thố lộ:

                           “Lão đây vâng lịnh Phật Tôn,

                       Cầm cân thưởng phạt chư môn dữ lành.” (Thiên lý ca)

         Hoặc:

                          “Có ngày mở rộng quy khôi,

                  Non thần vang chuyển Khùng ngồi xử phân.” (Bóng Hồng)

          Hay:

                         “Một câu quân lý Tứ Ân,

                 Ta đừng phai lạt Phong Thần bảng ghi.”( Để chơn Đất Bắc)

           4/- Cứu độ chúng sanh: là sứ mạng chánh yếu của Đức Thầy, Ngài đã thực hiện bằng nhiều phương tiện như Ngài cho biết:

                              “Thấy biển khổ đâu an lòng đặng,

                               Xông thuyền ra cứu vớt chúng sanh.”

           Hay:

                                        “Ta quyết lòng rứt nợ oan khiên,

                                         Cứu bá tánh khỏi nơi lao khổ.”

            hoặc:

                                          “Chờ con đầy đủ nghĩa nhân,

                                      Ra tay tế độ dắt lần về Ngôi.”(Bóng Hồng)

                   5/- Lập Hội Long Hoa: như trong bài Thay Lời Tựa, Ngài có viết:“Phật Vương đà chỉ rõ máy diệu huyền chuyển lập hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ các thiện căn để giáo truyền Đại Đạo…” Đó cũng chính là sứ mạng cao cả của Đức Thầy, vì:

                         “Muôn thu thiên định nhứt kỳ,

                     Hạ ngươn sắc lịnh khai kỳ Long Hoa.”(Thiên lý ca)

          Hay :

                               “Hội Long Hoa chọn kẻ tu mi,

                                Người hiền đức đặng phò chơn chúa.” (Quyển 2, Kệ Dân)

                Vì vậy, cả một rừng pháp môn với 84 ngàn bài học mà thời giờ thì quá eo hẹp như Ngài cho biết “Đời ngươn hạ ngày nay mỏng mẻo”, cho nên Ngài phải rút ra bài học nào khả dĩ để tín đồ của mình vừa đủ thời gian tu tập vừa có được kết quả tối đa, tức là có tên trong ngày Long Hoa đại hội:

                           “Đến kỳ thi danh Thầy chạm bảng,

                            Trên đài cao gọi các linh hồn.” (Nang thơ Cẩm tú)

          Vậy thì, đã là tín đồ PGHH, chúng ta phải rán làm tròn bổn phận của mình, rán lo tu hành chơn chất, đừng lo gì không gặp được mặt Thầy mà chỉ sợ rằng một mai khi Ngài trở lại chúng ta sẽ không dám hoặc không xứng đáng để gặp Ngài vì đã không tuân thủ theo những điều Ngài đã dạy:

                        “Tu thiệt tâm thì được thảnh thơi,

                        Tu giả dối thì lao thì lý.”(Q.2, Kệ Dân)

            Hay:

                         “Ai mà ta dạy chẳng gìn,

                     Thì sau đừng trách mất tình yêu thương.”(Sám Giảng, Q.3)

                Tóm tắt, chúng ta nên hãnh diện vì mình là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và tự hào là có một vị Giáo Chủ siêu phàm đã thừa vưng 5 Sắc Lịnh của Phật Trời mà lâm phàm độ thế. Bằng cách hóa hiện thành người thế gian, Đức Huỳnh Giáo Chủ khai Đạo cứu Đời nhằm hoằng khai Đạo pháp, cứu độ chúng sanh thoát mê về giác. Trước hết, Ngài đã“dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư vị với Trăm quan” bằng phương pháp thật đơn giản như giấy vàng, nước lã hoặc lá xoài, lá ổi, lá mít, bông trang…vậy mà đã trị hết những bịnh hiểm nghèo luôn cả bịnh nan y nên bá tánh tấp nập kéo đến chật cả Tổ đình qui y, thọ giáo. Sau đó, Ngài “nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ Đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ” bằng việc thuyết pháp và viết ra Kệ giảng truyền bá khắp nơi.

             Cho nên, có rất nhiều nho gia, thi sĩ, học giả… đến thử tài, chất vấn đều công nhận Ngài là bậc siêu phàm, quán thế. Về mặt Giáo lý, Ngài có ý dùng lời lẽ thật giản dị bình dân, rõ ràng, dễ nhớ, ai nghe qua cũng hiểu, cũng hành được; nhưng rất hàm súc và hoàn toàn phù hợp với Kinh, Luật, Luận, cốt tủy của Giáo lý nhà Phật. Ngài đã làm cho Phật pháp trong sáng hơn, nguyên thủy hơn, gần gũi với dân tộc hơn, sinh động và dễ hòa nhập hơn. Chính Ngài đã Việt hóa tư tưởng Phật giáo một cách thần kỳ mà không hề đánh mất cốt lỏi của nó, chỉ ra con đường thực sự giác ngộ và giải thoát ngay trong cuộc sống.

            Ngài lập Đạo và truyền giáo chỉ hơn 7 năm mà đã thu phục hơn hai triệu tín đồ, để lại cho đời quyển Sấm giảng và Thi văn Giáo lý Toàn bộ tổng cộng hơn 150,000 chữ gồm lời lời chỉ tánh, chỗ chỗ bày tâm, kết gấm hoa thành châu Chơn Như rực rỡ, xứng đáng lưu truyền muôn thuở./.

    Nam Mô A Di Đà Phật !

    TRƯƠNG VĂN THẠO

     

     

    --

     

PHÁT THANH LIÊN TÔN - TỰ DO TÔN GIÁO

  •  
    BPSOS
    Wed, Aug 17 at 6:12 PM
     
     

    Ngày 17 tháng 8, 2022

     

    Tưởng niệm ngày 22 tháng 8: Một phép thử về quyền tự do tôn giáo

    • Liệu Việt Nam có ngăn cản công dân tham gia ngày tưởng niệm quốc tế năm nay?

     

    BPSOS, ngày 17 tháng 8, 2022

    http://machsongmedia.org

     

     

    Tính đến nay, có hơn 50 nhóm hoặc cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam đã báo cho BPSOS biết là sẽ tổ chức tưởng niệm ngày 22 tháng 8: 23 hội thánh Tin Lành Tây Nguyên, 20 hương đạo Cao Đài, 8 địa điểm Công Giáo và 1 Chùa Phật Giáo. Trong đó, cộng đồng Vườn Rau Lộc Hưng đã đi đầu với buổi lễ tưởng niệm sớm, ngày 17 tháng 8. 

    Hình 1 -- Lễ tưởng niệm ở Vườn Rau Lộc Hưng, Sài Gòn, Việt Nam, ngày 27 tháng 8, 2022

     

    Danh sách này đã được chuyển đến nhiều cơ quan LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Liên Minh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, các toà đại sứ ở Việt Nam, và một số tổ chức nhân quyền quốc tế để theo dõi hoặc tham dự. Một số toà đại sứ và toà tổng lãnh sự cho biết họ sẽ cử người đến tham dự sinh hoạt tưởng niệm của một số cộng đồng.

     

    Chiếu theo nghị quyết của Đại Hội Đồng LHQ, bắt đầu năm 2019 hàng năm ngày 22 tháng 8 là Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm Các Nạn Nhân của Các Hành Vi Bạo Lực trên Căn Bản Tôn Giáo hay Niềm Tin. Như quốc gia thành viên của LHQ, nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ động viên, tạo phương tiện và bảo vệ công dân hưởng ứng.

     

    Họ đã không làm vậy mà còn sách nhiễu, đe doạ rằng tổ chức tưởng niệm là vi phạm luật Việt Nam. Tháng 6 vừa qua, Huyện Cư M’Gar, Tỉnh Đắk Lắk đã phạt tiền 3 người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành vì tham gia tưởng niệm ngày 22 tháng 8 năm ngoái. Vụ việc này đang được sự quan tâm đặc biệt của LHQ và nhiều chính quyền như Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Đức… Nhiều tổ chức quốc tế sẽ lên tiếng về thái độ lạ lùng này của nhà nước Việt Nam trong dịp ngày tưởng niệm năm nay.

     

    “Thái độ của nhà nước Việt Nam đối với ngày này sẽ là thước đo thành tâm về tuân thủ các cam kết quốc tế, đặc biệt về quyền tự do tôn giáo hay niềm tin,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định. “Đây là điểm nổi bật vì Việt Nam đang ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.”

     

    Theo Ts. Thắng, BPSOS và tổ chức Jubilee Campaign sẽ phối hợp phát biểu tại kỳ họp của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng 9 tới đây và đã sẵn sàng để nêu các vụ việc nhà nước Việt Nam ngăn cản công dân hưởng ứng ngày tưởng niệm này mà do chính LHQ đề xướng với sự đồng thuận của tất cả các quốc gia, trong đó có Viêt Nam.

     

    Vì phần lớn các buổi lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức ngày Chủ Nhật 21 tháng 8, BPSOS đã huy động đội ngũ chuyên viết báo cáo vi phạm theo dõi các diễn tiến ở những địa điểm kể trên để trình bày với quốc tế vào đúng dịp 22 tháng 8.

     

    Trong ngày này sẽ có 2 cuộc hội luận quốc tế được tổ chức về chủ đề này. Ts. Thắng và Bà Loan Nguyễn, thuộc tổ chức Vận Động cho Đức Tin và Công Lý tại Việt Nam, sẽ phát biểu tại cuộc hội luận do Uỷ Ban LHQ của các tổ chức ngoài chính phủ cho tự do tôn giáo hay niềm tin. Cuộc hội luận thứ hai, do các nhân sự trong Ban Cố Vấn cho Liên Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin triệu tập. Liên minh này gồm 37 quốc gia cùng chung sức bảo vệ và phát huy tự do tôn giáo toàn cầu. Ts. Thắng là thành viên của Ban Cố Vân này.

     

    Ngoài ra, Bàn Tròn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, mà Ts. Thắng là thành viên của Ban Chỉ Đạo, cũng sẽ có buổi họp đặc biệt vào Thứ Hai, ngày 22 tháng 8, để đánh dấu ngày này. Đại Sứ Lưu Động Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Rashad Hussain sẽ tham gia và phát biểu. Buổi họp này không mở rộng.

     

    Đồng hành cùng đồng bào trong nước, sinh hoạt tưởng niệm hoặc dâng lễ cầu nguyện hiệp thông với Ngày Quốc Tế 22 tháng 8 sẽ được tổ chức tại một số cơ sở tôn giáo ở hải ngoại:

    ·        Thánh Thất Cao Đài Mountain View, Dallas, Texas

    ·        Church of The Reincarnation, University of Dallas, City of Irving, Texas

    ·        Cộng Đồng Đa Minh Ubon tại Thái Lan

    ·        Cộng Đồng Đan viện Xi Tô tại Thái Lan

    ·        Dòng truyền giáo Đa Minh Thái Lan

    ·        Giáo xứ St. Jonh Vianney, Louisville, Kentucky

    ·        Giáo xứ Thánh tử đạo San Antonio, Texas

    ·        GX Mẹ Việt Nam, Maryland

    ·        Linh Địa Đức Mẹ Lộ Đức , Pháp Quốc

    ·        DCCT Tỉnh Dòng Baltimore, Maryland

    ·        Mount Carmel Center, A Monastery and Retreat House, Dallas, Texas

    ·        Nhà hưu dưỡng St. Louis Tỉnh dòng Ngôi Lời Hoa Kỳ

    ·        Dòng Ngôi Lời, Bangkok, Thái Lan

     

    Để tham gia 2 buổi hội luận tổ chức ngày 22 tháng 8, xin ghi danh:

     

    1.      Hội luận “Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm Nạn Nhân của Hành Vi Bạo Lực trên Căn Bản Tôn Giáo hay Niềm Tin -- Chuyển Lời Nói Thành Hành Động”: 11am – 12:30pm giờ miền Đông Hoa Kỳ. Ghi danh: Eventbrite or Zoom register. Người ghi danh sẽ nhận được đường link để vào dự.

     

    2.      Hội luân “Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm Nạn Nhân của Hành Vi Bạo Lực trên Căn Bản Tôn Giáo hay Niềm Tin -- “ trọng tâm Việt Nam: 2:15pm – 4:00pm giờ miền đông Hoa Kỳ. Ghi danh bằng cách gửi email cho:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. Người ghi danh sẽ nhận được đường link để vào dự.

     

    Cả 2 buổi hội luận sẽ được tường trình trực tuyến với phần dịch Việt ngữ tại trang https://www.facebook.com/VNFoRB.

     

    Thông tin liên quan:

     

    Quốc tế theo dõi thái độ của nhà nước Việt Nam về Ngày Quốc Tế 22 tháng 8

    https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1845-quoc-te-theo-doi-thai-do-cua-nha-nuoc-viet-nam-ve-ngay-quoc-te-22-thang-8.html

     

    Hưởng ứng Ngày Tưởng Niệm của LHQ cho Nạn Nhân bị Bạo Hành vì Lý Do Tôn Giáo: 22 tháng 8, 2022

    https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1844-huong-ung-ngay-tuong-niem-cua-lhq-cho-nan-nhan-bi-bao-hanh-vi-ly-do-ton-giao-22-thang-8-2022.html

     
    BPSOS | 6066 Leesburg Pike, Ste. 100, Falls Church, VA 22041
    Unsubscribe This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Update Profile | Constant Contact Data Notice
    Sent by This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. powered by
    Trusted Email from Constant Contact - Try it FREE today.