20. Những Bài Về Đức Mẹ

Sắc Hoa Tháng Năm – Ngày 10

SẮC HOA THÁNG NĂM

Dâng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa

1. XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN (hát hoặc đọc):

Hát: Cầu Xin Chúa Thánh Thần

1. Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi thánh đường.

ÐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.

2. Cầu xin Chúa Thánh Thần, nguồn thiêng ân ái từ nhân, hun đốt tim con tình yêu lai láng, cho lòng thao thức bên Chúa luôn.

Đọc: Kinh Đức Chúa Thánh Thần

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

– Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dậy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

2. TIN MỪNG (theo ngày trong tuần): Ga 16,20-23

20 Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.21 Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian.22 Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được.23 Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy.

3. SUY NIỆM:

Chúa Giêsu bị kết án tử hình. Trước sự kiện đau thương này, các môn đệ của Chúa vừa buồn sầu vì bị mất Thầy, vừa hoảng sợ kẻo lỡ ra họ cũng bị tử hình như Thầy mình chăng? Thế nhưng khi Chúa phục sinh, tất cả mọi sự đều lật ngược lại. Các môn đệ vui mừng vì thấy lại Thầy mình. Sự hiện diện của Chúa làm cho các môn đệ an lòng. Đó là niềm vui đích thực.

4. QUYẾT TÂM:

Cuộc sống đời này và sự sống mai hậu cũng sẽ đảo ngược như vậy. Con quyết tìm hạnh phúc vĩnh cửu chứ không tìm thú vui chóng qua mau hết của thế trần. Đau khổ đời này rồi cũng sẽ qua, con không quá lo sợ nó để rồi lựa chọn sai lầm.

5. LẦN HẠT (chọn 1 trong 3 cách dưới):

          1- Lần hạt 5 chục theo ngày trong tuần

          2- Lần hạt tuỳ ý

          3- Lần hạt theo mầu nhiệm gợi ý ở dưới đây:

Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.

(Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).

6. BÀI ĐỌC:

Khiêm Tốn, một Đặc Nét của Đức Maria

Tác giả: Thánh Pierre-Julien Eymard

Cuộc đời ẩn dật của Đức Maria có một đặc nét phân biệt hẳn với cuộc đời của Chúa Giêsu. Chúng ta không tìm thấy nơi Đức Maria sự khiêm nhường qúa lạ lùng kinh ngạc, sự khiêm nhường pha trộn vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối, vừa quyền chức vừa thần phục, sự khiêm nhường rất đáng thán phục trong cuộc đời Chúa Giêsu. Đời sống của Mẹ Maria luôn luôn bình bình, đơn sơ và khuất lấp, khiêm tốn và nhu hạ sâu xa. Sự khiêm tốn là đặc nét của lòng đạo đức, nhân đức và mọi hành động của Mẹ.

I. Đức Maria khiêm nhu trong sinh hoạt bên ngoài. Mẹ không sống lập dị bởi nếp sống khổ hạnh cũng không bởi lối sống buông thả. Từ tốn và ngọt ngào, giống như người Con thần linh của Mẹ, toàn thể sinh hoạt bên ngoài của Mẹ nói lên địa vị thấp kém của Mẹ làm cho Mẹ nên giống như bao người phụ nữ trong dân chúng. Chúng ta cũng nên cố gắng cư xử khiêm tốn để tránh kéo chú ý về mình, nếu chúng ta muốn nên giống Mẹ Thánh chúng ta trong cuộc đời Mẹ.

II. Đức Maria khiêm hạ trước mặt người đời. Mẹ đã hăng hái hy sinh đời sống tư và những ngọt ngào của sự chiêm niệm thiên đường để đi viếng Bà chị họ Elizabeth, chúc mừng bà và giúp đỡ bà. Suốt ba tháng Mẹ đã là người bạn đồng hành kiên trì của bà, khiêm tốn hầu hạ bà; và Mẹ đã lấy làm vui thú về mái gia đình đặc tuyển này. Khi vinh quang Con Mẹ đòi hỏi, Mẹ đã xuất hiện trước công chúng. Mẹ đã có mặt tại đám cưới Cana. Mẹ không hề nói một lời nhằm tán dương mình, cũng không đem danh hiệu Mẹ Thiên Chúa, hay quyền lực và vinh quang Con mình ra để cho người ta quí chuộng mình. Mẹ luôn luôn lưu tâm đến tiếng gọi của đức bác ái, và rút lui ngay khi không còn nhu cầu đến Mẹ.

III. Đức Maria khiêm nhường trong các bổn phận. Mẹ chu toàn mọi bổn phận cách êm ái, không sôi nổi háo hức, luôn luôn mãn nguyện, luôn luôn sẵn sàng đón nhận những bổn phận mới. Mẹ chu toàn bổn phận với tư chất điềm tĩnh, không tỏ ra khó khăn gì và cũng không bao giờ xin an ủi, không bao giờ gây chú ý, vì mọi sự được thi hành như là việc tất nhiên phải thế. Do đó, Mẹ là mẫu gương tuyệt vời cho tất cả những ai muốn sống đời sống của Chúa Giêsu Thánh Thể. Đời sống của người tôn thờ, được thánh hiến để phục vụ Vua Thánh Thể, gồm có một ít hy sinh mà duy mình Thiên Chúa nhìn thấy và ban thưởng. Những công việc phục vụ thấp kém của họ tạo nên tất cả vinh dự, tất cả niềm vui của lòng sùng hiếu, và tham vọng độc nhất của họ là làm vui lòng Thày chí thánh bằng việc bền bỉ hy sinh thân mình.

IV. Đức Maria khiêm tốn trong việc đạo đức. Đức Maria, đã được nâng lên tới tột độ của đời sống cầu nguyện mà một thụ tạo có thể đạt tới, đã sống thường xuyên trong sự rèn luyện tình yêu trọn hảo, đã được tôn lên trên tất cả các thiên thần, và nhờ phẩm chức Mẹ Thiên Chúa, làm nên một trật tự tách biệt trong những kỳ quan của Thiên Chúa. Tuy nhiên Mẹ phục vụ Chúa của Mẹ trong đường lối đạo đức thông thường bình dị. Mẹ đi theo những huấn chỉ của Lề Luật, tham dự các ngày lễ theo luật, cầu nguyện với dân chúng. Không có gì để phân biệt Mẹ, không cả đức khiêm tốn mà Mẹ đã dấu kín. Không gì, kể cả lòng sốt sắng phi thường, tỏ ra nơi nếp sống bề ngoài lòng đạo đức trọn hảo của Mẹ.

Lòng đạo đức của chúng ta cũng nên như thế; không gì được gây chú ý trong những việc thực hành của chúng ta, đơn sơ và khiêm tốn trong hành động, cẩn thận loại bỏ hết mọi lập dị (hoa quả tinh vi của lòng tự ái) và mọi cái bất thường, khi chúng có thể đưa đến sự phù phiếm và ảo tưởng.

V. Đức Maria khiêm tốn trong các nhân đức. Đức Maria có tất cả các nhân đức ở mức độ tối cao, và thực hành tất cả các nhân đức ấy một cách trọn hảo thần hiệu, nhưng không phải trong cách lạ thường. Sự khiêm nhường của Mẹ đã chỉ nhìn thấy lòng nhân lành Thiên Chúa, và đối với tất cả những ân huệ Mẹ đã lãnh nhận, Mẹ chỉ tỏ ra một lòng biết ơn khiêm tốn, lòng biết ơn của người nghèo – lặng lẽ và kín đáo, không bị người đời chú ý. “Nazareth nào có cái gì hay chứ?” Kết quả là chẳng ai để ý đến Mẹ Maria. Hãy xem cái bí mật vĩ đại của sự trọn lành: để biết thế nào là tìm kiếm nó trong cái đơn sơ nhất; thế nào là dưỡng nuôi nó trong những trong cái thông thường nhất; thế nào là bảo quản nó giữa sự bị coi thường và quên lãng. Nhân đức mà được phô trương nơi công cộng thì nguy mất; nhân đức mà được ca tụng khen lao thì sắp gãy đổ. Đoá hoa mà mọi người ngắm nghía thì rất mau tàn.

Do đó, chúng ta hãy yêu quí những nhân đức nhỏ bé của Nazareth, những nhân đức kín ẩn được phát sinh dưới chân Thánh Giá, dưới bóng Chúa Giêsu và Mẹ Maria; để rồi chúng ta khỏi phải sợ bão táp quật ngã cây tuyết tùng, cũng không sợ sấm sét đánh trên đỉnh núi cao.

VI. Đức Maria khiêm tốn trong những hy sinh. Đức Maria chấp nhận cuộc lưu đầy cách lặng lẽ và dịu dàng mà không thốt ra một lời phàn nàn. Mẹ đã không cho mình là hơn vì thấy mình được tiền định chịu những hy sinh lớn lao, cũng không phàn nàn hoặc xin giảm bớt tính chất gay gắt của những hy sinh ấy.

Mẹ đã nhu hạ trong suốt thời gian người bạn đời thánh thiện của Mẹ phải chịu bối rối cay cực. Thay vì nói với người về mầu nhiệm vĩ đại đã được thực hiện trong Mẹ, điều đó sẽ làm Mẹ được đề cao dưới mắt người, thì Mẹ lại đã chịu đựng sự hoài nghi của người trong thinh lặng và chờ đợi trời cao biện minh cho nhân đức của mình, Mẹ lặng lẽ phó mình cho sự quan phòng Thiên Chúa.

Với con tim bị sầu thương đâm thâu, Mẹ Maria đi theo Con Mẹ đang vác Thánh Giá; nhưng trên quãng đường Giêrusalem ấy, Mẹ không hề kêu than khóc lóc. Trên đồi Can-vê, bị chìm đắm trong nỗi sầu thương khôn lường, một nỗi đau thương sâu thẳm như tình yêu của Mẹ, Mẹ Maria đã chịu đau khổ trong im lặng; và sau khi đã im lặng từ biệt Con Mẹ, Mẹ đã rút lui – tâm hồn tan vỡ, nhưng vẫn nhẫn nại.

VII. Sau hết, Đức Maria nhu hạ trong những vinh quang của Mẹ, và đây là cuộc khải thắng tuyệt vời nhất của đức khiêm nhường của Mẹ Maria.

Đức Maria vì phẩm chức độc đáo Mẹ Thiên Chúa nên có quyền được cả vũ trụ tôn kính; tuy nhiên, Mẹ chỉ giữ lại những đau khổ và hy sinh của thiên chức làm Mẹ. Khi Con Mẹ được tôn vinh ca tụng, thì không bao giờ công chúng thấy Mẹ xuất hiện, trái lại khi nào có những đau đớn nhục nhã cần phải chia sẻ với Ngài thì Mẹ luôn luôn có mặt bên cạnh Ngài.

Do đó nếu chúng ta muốn là những người con đích thực của người Mẹ đáng yêu này, chúng ta phải mặc lấy đức khiêm nhường của Mẹ. Chúng ta hãy năng lấy nhân đức này làm đề tài nguyện ngắm, vì đó là gia sản Mẹ Maria để lại cho chúng ta. Hãy để đức khiêm nhường của Mẹ trở nên mực thước cho cách xử sự của chúng ta. Hãy để cho sự đơn sơ, quên mình chỉ nhìn lên Chúa, luôn lo đến bổn phận hơn là tìm dễ chịu, lo tìm Chúa hơn là tìm những an ủi của Chúa, lo yêu vì tình yêu – sau cùng hãy để niềm vui thích độc nhất này trở nên phần chén, nên mục đích của tất cả mọi nỗ lực và đặc nét của đời sống chúng ta.

Đức khiêm nhường là nhân đức tối thượng của người tôn thờ, vì đó là nhân đức của các tôi tớ Đức Vua, và là nhân đức của các thiên thần trước sự hiện diện của Chúa tể Thần linh.

Do đó, đức khiêm nhường điều chỉnh cách ăn ở của chúng ta trước mặt Chúa, khi chúng ta tỏ bày cho Ngài niềm kính tôn của các giác quan và tài năng của chúng ta. Đó là lễ nghi phục vụ hoàng triều. Chúng ta phải nhu hạ y như Mẹ Maria trong việc phục vụ Chúa Giêsu!

THIÊN THẦN PHÉP THÁNH THỂ

Maria Eustelle, một cô gái lao công khó nghèo, đã đáng được mệnh danh là “Thiên Thần phép Thánh Thể”, vì cô nổi tiếng là có tình yêu sùng hiếu và lòng trung tín hiền dịu đối với Thánh Thể

Được vị chủ chăn trao cho việc trông coi phòng thánh, không thể nào kể cho hết cô đã thi hành chức vụ thánh này với lòng tôn kính và sùng mộ như thế nào. Than ôi, trong nhiều giáo xứ, chức vụ đó được những người làm thuê thi hành một cách rất ít kính cẩn!

Lần đầu tiên được làm một lô những chuẩn bị cần thiết cho việc dâng thánh lễ, niềm vui của linh hồn cô chỉ tương đương với cái cảm thức về nỗi bất xứng của mình. Cô đã viết về vấn đế này: “Tôi thích nghĩ rằng giống như Đức Thánh Trinh Nữ tôi sẽ phục vụ đền thờ Chúa bao lâu còn được phục vụ. Tư tưởng này khêu gợi lòng biết ơn của tôi. Nhưng để xứng đáng với với vị trí thánh này tôi cần đến sự trong sạch của Thánh Nữ Đồng Trinh, sự trong sạch mà tôi còn lâu mới có được. Ôi lạy Chúa! Con không nghĩ đủ về những món nợ mà con phải trả vì tất cả những phương thế cứu rỗi này. Con chỉ biết sung sướng đón nhận điều mà công việc thánh này đem đến cho con. Xin Chúa rủ lòng thương trang điểm linh hồn con bằng sự trong trắng của các thiên thần, để con được kéo đến gần Chúa của các thiên thần, và tiếp nhận Ngài thường xuyên!” (tiểu sử Maria Eustelle.)

Thực hành – Chúng ta hãy cố gắng tỏ ra trong đời sống sự khiêm nhường của Chúa Giêsu và Mẹ Thánh Ngài.

Hoa thiêng – Ôi Bồ câu trinh khiết, con chúc tụng Mẹ, người đã đem lại cho chúng con cành Ôliu, và loan báo trước Chúa Giêsu Bánh thánh, Đấng sẽ cứu chúng con khỏi cơn Đại hồng thuỷ thiêng liêng.

7. KẾT THÚC (hát hoặc đọc):

Hát: Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa

ĐK: Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í, a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái nhìn phận hèn tôi tớ. Vì vậy đến muôn đời, sẽ khen tôi đầy ơn, sẽ khen tôi đầy phúc, sẽ khen tôi muôn đời, đến muôn đời, đến muôn đời.

1. Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao trọng Danh Người là Thánh. Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người.

2. Chúa biểu dương sức mạnh oai phong tiêu diệt tơi bời những phường tự đắc, bọn quyền quý tự kiêu, Ngài triệt hạ khỏi tòa cao và nâng dậy những ai ở khiêm nhường.

3. Lũ giàu sang đuổi về tay không, những người thanh bần ban đầy hồng phúc. Người đã nhớ lời hứa mà độ trì Ít-ra-en cùng tổ phụ Áp-ram với miêu duệ.

Đọc:  Thánh Ca (Lc 1,47-55)

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới ;
Từ nay hết mọi đời
Sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả.
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
Như đã hứa cùng cha ông chúng ta.
Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
Và cho con cháu đến muôn đời.
Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con,
cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa,
tự muôn đời và chính hiện nay
luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.

 

****

Tài liệu trích dẫn:

1/ Kinh Thánh: Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ

2/ Bài suy niệm và cầu nguyện: Nữ Đan Viện Đa Minh

3/ Thánh Pierre-Julien EymardNgười Say Yêu Thánh Thể, bản dịch Việt ngữ của  Đức Phương & Đức Nguyên, SSS; nguồn: danchuausa.net

4/ Bài hát: Thánh ca Cộng đồng

 

BAN CỔ VÕ KINH MÂN CÔI

DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM

KINHMANCOI.NET

 

Đặc trách 

Lm. FX. Trần Kim Ngọc, OP.

Sắc Hoa Tháng Năm – Ngày 9

SẮC HOA THÁNG NĂM

Dâng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa

1. XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN (hát hoặc đọc):

Hát: Cầu Xin Chúa Thánh Thần

1. Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi thánh đường.

ÐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.

2. Cầu xin Chúa Thánh Thần, nguồn thiêng ân ái từ nhân, hun đốt tim con tình yêu lai láng, cho lòng thao thức bên Chúa luôn.

Đọc: Kinh Đức Chúa Thánh Thần

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

– Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dậy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

2. TIN MỪNG (theo ngày trong tuần): Ga 16,16-20

16 “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.”

17 Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau: “Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” và “Thầy đến cùng Chúa Cha”? “18 Vậy các ông nói: “”Ít lâu nữa” nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì! “19 Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: “Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy”.20 Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.

3. SUY NIỆM:

Chúa sợ các môn đệ hoang mang và cô đơn khi họ thấy Chúa bị giết chết. Vì thế Chúa phải báo trước để khi việc xảy đến các ông được an lòng. Thời gian xa cách chỉ là một giai đoạn ngắn, họ sẽ gặp lại Chúa khi Ngài phục sinh, và Ngài sẽ ở cùng họ cho đến ngày tận thế. Chúa hiện diện với các môn đệ trong Hội Thánh, nhất là trong bí tích Thánh Thể…

4. QUYẾT TÂM:

Chúa đã một lần chết, và rồi con cũng sẽ có ngày phải chết. Bây giờ con quyết bám chặt vào Chúa bằng đời sống cầu nguyện liên lỉ, để khi con chết, con được về cùng Chúa vĩnh viễn.

5. LẦN HẠT (chọn 1 trong 3 cách dưới):

          1- Lần hạt 5 chục theo ngày trong tuần

          2- Lần hạt tuỳ ý

          3- Lần hạt theo mầu nhiệm gợi ý ở dưới đây:

Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá. Ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa.

(Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).

6. BÀI ĐỌC:

Đời Sống Nội Tâm của Đức Maria

Tác giả: Thánh Pierre-Julien Eymard

I. Đức Maria đã được trang điểm bằng mọi tặng ân, được nên phong phú bằng mọi nhân đức, được những công trạng khôn sánh, nhưng Mẹ đã xuất hiện trước mặt thế gian dưới một dáng vẻ bên ngoài hết sức bình thường. Không có gì là nổi nang trong các hoạt động của Mẹ; các nhân đức của Mẹ dường như chỉ dưới trung bình. Đời sống của Mẹ đã trải qua trong thinh lặng và bóng tối, và trình thuật Tin Mừng không nói gì nhiều đến đó. Sở dĩ như thế là vì Đức Maria phải là gương mẫu của đời sống ẩn dật – một đời sống ẩn dật trong Thiên Chúa với Chúa Giêsu Kitô – một đời sống mà chúng ta nên phấn đấu để đề cao và trung hoạ lại trong nếp sống của chúng ta. Tôi có ý nói rằng luật Thánh thiện mà Thiên Chúa áp dụng cho linh hồn chúng ta cũng chính là luật mà Ngài đã áp dụng nơi Mẹ Maria.

Giáo hội hát mừng Đức Maria: “Tất cả vinh hiển của nàng công chúa là ở trong cung nội.” Đây là đặc nét của sự thánh thiện nơi Đức Maria. Không có gì hiện lộ ra bên ngoài, không có gì đáng chú ý, tất cả chỉ cho duy mình Thiên Chúa và chỉ mình Ngài biết. Tuy nhiên, Đức Maria vẫn là thánh thiện nhất, trọn hảo nhất trong các thụ tạo. Được Thiên Chúa cưng yêu hơn bất cứ thụ tạo nào, Đức Thánh Trinh Nữ đã lãnh nhận từ lòng quảng đại Ngài những ân sủng phong phú nhất, những tặng ân tuyệt hảo nhất. Cha Hằng Hữu đã ban cho Mẹ tất cả các nhân đức thuộc về người mẹ. Chúa Con, ban cho Mẹ tất cả kho tàng ơn cứu chuộc; Chúa Thánh Thần ban ân sủng tình yêu. Thế mà Đức Maria đã sống một cuộc sống hết sức thông thường, hoàn toàn ẩn khuất và vô danh. Như thế chúng ta chẳng phải kết luận rằng đời sống nội tâm, rút về ẩn dật là đời sống trọn lành nhất ư? đời sống hoạt động bên ngoài, ngay cả hoạt động vì Chúa, cũng kém trọn lành hơn. Vì thế cuộc đời của Chúa Giêsu ẩn khuất khỏi mắt người đời nhiều hơn là lộ diện. Các thánh cũng đã được đào tạo theo gương Ngài. Là người bạn thân của Thiên Chúa, chúng ta phải chịu nghiền nát, trở nên như không có gì, hư vô hoá như Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

II. Do đó, nếu muốn trở nên một vị thánh, chúng ta phải trở thành những linh hồn nội tâm. Ngoài ra chúng ta còn bị bắt buộc như thế bởi ơn gọi của chúng ta là những người tôn thờ. Nếu không có tinh thần nội tâm này chúng ta sẽ cầu nguyện thế nào được? Nếu chúng ta không thể ở trước mặt Chúa được một lát mà không dùng đến sách, nếu chúng ta không biết nói gì với Chúa từ đáy lòng mình, thì chúng ta sẽ làm việc tôn thờ thế nào được. Sao! Chúng ta không bao giờ có những lời trào tràn từ chính đáy lòng để thưa với Chúa sao? Chúng ta cứ phải đi vay mượn những tư tưởng và ngôn từ của người khác để thưa với Chúa sao? Không, không! Chúng ta hãy phấn đấu để trở nên những linh hồn nội tâm, tĩnh niệm. Không ai có thể có nội tâm y như Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Nhưng mỗi người có thể trở nên tĩnh niệm trong chừng mực ân sủng ban cho. Nếu không có đời sống nội tâm, chúng ta sẽ không bao giờ lãnh nhận được bất cứ an ủi nào, sự khích lệ nào khi cầu nguyện; chúng ta sẽ mãi chỉ là kẻ bất hạnh dưới chân Chúa. Nếu chúng ta muốn trở nên người tôn thờ đích thực, chúng ta phải có tinh thần nội tâm này. Chúng ta phải biết thưa chuyện với Chúa khi quì gối trước nhan Ngài, biết hỏi và chờ đợi Ngài trả lời: chúng ta phải biết hoan hưởng sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúng ta phải biết sung sướng làm bạn đồng hành với Ngài, sung sướng trong sự phục vụ Ngài; phải khoái thú trong tình thân mật rất ngọt ngào, rất khích lệ của Ngài. Nhưng để khám phá được Trái Tim Chúa Giêsu, chúng ta phải là người nội tâm. Sau hết, là người nội tâm có nghĩa là gì? Có nghĩa là yêu mến, tâm sự và sống với Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta không thể nghe tiếng Chúa Giêsu với đôi tai thể lý, không thể nhìn ngắm Ngài với cặp mắt bằng thịt; vì Ngài chỉ nói với linh hồn tĩnh niệm. Ngài hoàn toàn nội tại trong phép Thánh Thể: Ngài không đi vào trong tâm hồn qua hình sắc như khi Ngài còn tại thế; bây giờ Ngài đi trực tiếp vào linh hồn, và nói chuyện với mình nó. Khi linh hồn không lớn lên dưới sự hiện diện của Ngài thì đó là vì Ngài không hành động trên nó – có một cái gì đó cản bước chân Ngài.

A! chúng ta đừng làm cho lời Chúa đã phán xưa trở thành không đúng! Ngài đã phán ách Ngài êm ái, gánh Ngài nhẹ nhàng. Nhưng chỉ đúng như thế đối với kẻ nào mang gánh và ách ấy với tinh thần tĩnh niệm và cầu nguyện; nếu khác đi chúng sẽ trở nên nặng nề và gây mệt mỏi. Ôi chúng ta ước muốn biết bao được thấy hoàn thành nơi chúng ta điều đã được thực hiện trọn vẹn nơi Đức Thánh Trinh Nữ: “Vương quốc Thiên Chúa ở cùng Bà” – Vương quốc của tình yêu, của nhân đức, và của những ân sủng nội tâm! Vậy chúng ta nên bắt đầu trở nên những người tôn thờ và những vị thánh. Cỏ trong cánh đồng hằng năm vẫn chết đi, bởi vì rễ của chúng không đâm sâu dưới đất; nhưng cây sến, cây tùng, cây ôliu vẫn đứng vững năm này qua năm khác, bởi vì các rễ của chúng cắm xuống rất sâu dưới lòng đất. Để tiến tới mạnh mẽ và bền bỉ, chúng ta cũng phải hạ mình xuống thật sâu, thậm chí tới mức huỷ mình ra hư không. Ơ đó chúng ta sẽ tìm thấy Chúa Giêsu. Ngài ở đó, hoàn toàn huỷ mình: exinanivit. Chính ở chỗ đó mà Đức Maria đã tìm thấy Ngài. Ôi, ước chi người Mẹ thánh phúc, mẫu gương trọn lành của đời sống nội tâm của chúng ta, làm cho chúng ta sống trong Chúa Giêsu như Mẹ đã sống! Ước chi, cũng như Mẹ, chúng ta luôn luôn lưu lại với Ngài và đừng bao giờ lìa bỏ Ngài!

THÁNH PHÊRÔ GIULIANÔ EYMARD

Thánh Phêrô Giulianô Eymard đã được Chúa Quan Phòng chọn để sáng lập hai Dòng tu cho Giáo hội: một Dòng cho các linh mục, một Dòng cho các nữ tu, cả hai đều hoàn toàn hiến mình để tôn thờ phép Thánh Thể được trưng bày ra ngoài. Nhưng chính nhờ Đức Maria mà Thiên Chúa đã làm cho ý muốn Ngài được tôi tớ Ngài biết đến; điều đó cũng được tuyên bố trong bản tóm tắt án phong chân phước: “Vào ngày lễ Mình Thánh Chúa Kitô năm 1845, được thúc đẩy bởi một ơn soi sáng mà chúng ta có thể coi như bởi Chúa, ngài đã hiểu rõ bản tính công việc mà ngài đã sớm thực hiện để đề xướng việc thờ lạy phép Bí Tích Cực Thánh. Tuy nhiên chỉ tới khi Đức Thánh Trinh Nữ (Đấng mà ngài đã cầu khẩn trước ở đền thánh Fourvière để xin ơn soi sáng và trợ giúp) ban cho ngài hai lời tiên báo, và trong niềm khiêm tốn tuân theo ý Chúa, ngài mới bắt đầu đặt nền móng cho hội dòng mới của ngài.”

Lời tiên báo thứ nhất xảy ra vào ngày 21 tháng Giêng năm 1851. Cha Eymard, trong khi ở Đền Thánh Mẫu, đã có một ấn tượng rất mạnh trong tư tưởng về vấn đề có quá ít người sùng kính đối với phép Thánh Thể, và rất nhiều người phạm thánh phạm đến Thánh Thể Chúa. Vài ngày sau, ngày mồng 2 tháng Hai, ý tưởng này trở nên rõ rệt hơn. Cha Eymard là chủ tịch cuộc họp của dòng ba Marist; ngài sắp phải đi Fourvière bằng “bước tiến của các thiên thần”, ngài kể lại, “tôi nhớ rằng tôi đã không muốn đi vào thánh đài, do cảm giác khiêm nhường, và tôi đã ở chỗ của mình sau bục giảng. Ơ đó tôi đã hỏi Đức Maria tôi có thể làm được gì để người ta yêu mến Bí Tích Cực Thánh. Tôi đã thưa với Mẹ: ‘mỗi Hội Dòng đều tôn vinh một mầu nhiệm nào đó, còn mầu nhiệm Thánh Thể là mầu nhiệm vĩ đại hơn tất cả, lại là mầu nhiệm duy nhất chưa có Hội Dòng nào!’ Sau đó Mẹ đã bảo tôi là Mẹ muốn tôi hiến thân để làm cho người ta tôn kính Con thần linh Mẹ trong phép Thánh Thể. Chính lúc đó Mẹ Maria đã tỏ ra rất nhân từ với tôi. Tôi đã thấy rõ điều Mẹ yêu cầu tôi.”

Vâng, chính qua Mẹ Maria mà thánh Eymard đã được dẫn tới Chúa Giêsu. Ngài đã viết lên vấn đề này trong tập ghi chú những ngày tĩnh tâm ở Roma năm 1865. “Chính Đức Thánh Trinh Nữ đã dẫn tôi lại với Chúa Giêsu: dịp rước lễ Chúa nhật (ở nhà thờ Đức Bà Laus) hồi lên mười hai tuổi; từ Dòng Marist đến Dòng Thánh Thể.”

Thực hành – Chúng ta hãy phấn đấu để sống trong sự tĩnh niệm và kết hợp với Chúa Giêsu hiện diện trong chúng ta, noi gương Mẹ chúng ta.

Hoa thiêng – Ôi Maria, Nữ Tử đích thực của đức Vua, mọi vinh quang của Mẹ đều ở trong nội tâm Mẹ, bởi vì Chúa Giêsu cư ngụ trong đó.

7. KẾT THÚC (hát hoặc đọc):

Hát: Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa

ĐK: Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í, a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái nhìn phận hèn tôi tớ. Vì vậy đến muôn đời, sẽ khen tôi đầy ơn, sẽ khen tôi đầy phúc, sẽ khen tôi muôn đời, đến muôn đời, đến muôn đời.

1. Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao trọng Danh Người là Thánh. Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người.

2. Chúa biểu dương sức mạnh oai phong tiêu diệt tơi bời những phường tự đắc, bọn quyền quý tự kiêu, Ngài triệt hạ khỏi tòa cao và nâng dậy những ai ở khiêm nhường.

3. Lũ giàu sang đuổi về tay không, những người thanh bần ban đầy hồng phúc. Người đã nhớ lời hứa mà độ trì Ít-ra-en cùng tổ phụ Áp-ram với miêu duệ.

Đọc:  Thánh Ca (Lc 1,47-55)

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới ;
Từ nay hết mọi đời
Sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả.
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
Như đã hứa cùng cha ông chúng ta.
Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
Và cho con cháu đến muôn đời.
Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con,
cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa,
tự muôn đời và chính hiện nay
luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.

 

****

Tài liệu trích dẫn:

1/ Kinh Thánh: Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ

2/ Bài suy niệm và cầu nguyện: Nữ Đan Viện Đa Minh

3/ Thánh Pierre-Julien EymardNgười Say Yêu Thánh Thể, bản dịch Việt ngữ của  Đức Phương & Đức Nguyên, SSS; nguồn: danchuausa.net

4/ Bài hát: Thánh ca Cộng đồng

 

BAN CỔ VÕ KINH MÂN CÔI

DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM

KINHMANCOI.NET

 

Đặc trách 

Lm. FX. Trần Kim Ngọc, OP.

Sắc Hoa Tháng Năm – Ngày 7

SẮC HOA THÁNG NĂM

Dâng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa

1. XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN (hát hoặc đọc):

Hát: Cầu Xin Chúa Thánh Thần

1. Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi thánh đường.

ÐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.

2. Cầu xin Chúa Thánh Thần, nguồn thiêng ân ái từ nhân, hun đốt tim con tình yêu lai láng, cho lòng thao thức bên Chúa luôn.

Đọc: Kinh Đức Chúa Thánh Thần

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

– Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dậy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

2. TIN MỪNG (theo ngày trong tuần): Ga 16,5-11

5 Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: “Thầy đi đâu?6 Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền.7 Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em.8 Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử:9 về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy;10 về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa;11 về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.

3. SUY NIỆM:

Đấng Bảo Trợ là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần chỉ được sai đến trần gian, để thánh hoá nhân loại nhờ vào công nghiệp cứu độ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ra đi, nhưng Ngài vẫn hiện diện với nhân loại trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động trong Giáo Hội của Chúa và trong nhân loại.

4. QUYẾT TÂM:

Chúa Thánh Thần là quà tặng rất cao quí Chúa Giêsu trao ban cho con người. Con yêu mến Chúa Thánh Thần và luôn sống theo sự soi sáng của Ngài, mau mắn thực thi điều Ngài chỉ dạy.

5. LẦN HẠT (chọn 1 trong 3 cách dưới):

          1- Lần hạt 5 chục theo ngày trong tuần

          2- Lần hạt tuỳ ý

          3- Lần hạt theo mầu nhiệm gợi ý ở dưới đây:

Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.

(Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).

6. BÀI ĐỌC:

Người Tôn thờ đầu tiên của Ngôi Lời Nhập Thể

Tác giả: Thánh Pierre-Julien Eymard

Hãy nhìn ngắm gương sáng Mẹ Maria, người đầu tiên tôn thờ Ngôi Lời Nhập Thể trong lòng Mẹ! Ôi sự tôn thờ ấy của Mẹ Đồng Trinh phải là hoàn hảo biết bao; làm vui lòng Chúa biết bao, và phong phú ân sủng chừng nào!

Vào giây phút đầu tiên của cuộc nhập thể đó, sự tôn thờ hoàn hảo của Đức Maria cốt tại điều gì?

Đó là sự tôn thờ của lòng khiêm nhường, tự huỷ mình trước quyền phép oai phong của Thiên Chúa, Đấng do lòng yêu thương nhân từ đối với Mẹ và toàn thể nhân loại thúc bách, đã chọn Mẹ, người trinh nữ khiêm nhu, làm Mẹ Đấng Messia. Cử chỉ tôn thờ đầu tiên của chúng ta sau khi rước lễ cũng phải giống như thế; đó cũng là những tâm tình của bà Elizabeth khi đón tiếp Mẹ Thiên Chúa, người đang cưu mang Đấng cứu chuộc trong lòng: “Unde hoc mihi?” “Bởi đâu tôi được hạnh phúc này; tôi bất xứng biết bao?” Khi Chúa Giêsu muốn đến nhà ông bách quân trưởng, ông ta cũng nói những lời tương tự như thế: “ Lạy Chúa tôi không xứng đáng!”

II. Hành vi tôn thờ thứ hai của Đức Maria tự nhiên sẽ là một hành vi hân hoan tạ ơn lòng nhân lành vô cùng, khôn tả của Thiên Chúa đối với con người; một hành vi khiêm tốn biết ơn vì đã chọn Mẹ, nữ tì bất xứng của Ngài, để làm tín hiệu gia ân. Lòng biết ơn của Mẹ được vang lên trong những hành vi tán tạ yêu thương nồng nhiệt. Lòng biết ơn là một sự bộc lộ của linh hồn, sự bành trướng yêu thương của một linh hồn cao quí – đó là tâm điểm của tình yêu.

III. Hành vi thứ ba của việc tôn thờ của Đức Thánh Trinh Nữ sẽ là một hành vi hiến dâng, hành vi sát tế mình: sự hiến dâng hoàn toàn bản thân Mẹ, đời sống Mẹ để phụng sự Thiên Chúa: Ecce ancilla Domini;một hành vi hối tiếc vì mình nhỏ bé quá không thể phụng sụ Ngài cho xứng đáng được. Mẹ đã dâng mình cho Thiên Chúa để phục vụ Ngài trong bất cứ cách nào Ngài muốn: bằng tất cả những hy sinh mà Ngài có thể lấy làm thích thú đòi hỏi Mẹ, cũng như niềm vui sướng vì có thể làm Ngài vui lòng mọi giá và do vậy đáp ứng tình yêu Ngài dành cho con người trong cuộc Nhập thể của Ngài.

IV. Hành vi sau cùng của việc tôn thờ của Đức Maria chắc chắn là một hành vi dịu dàng xót thương đối với các tọi nhân khốn nạn mà Ngôi Lời Nhập thể đã cứu vớt. Mẹ biết phải dùng lòng thương xót đó thế nào để đem lại lợi ích cho họ; Mẹ dấn thân làm việc hãm mình đền tội cho họ, chịu đau khổ cho họ, để họ được ơn tha thứ và quay trở về cùng Chúa. Mẹ cầu xin cho họ ơn phúc nhận biết Đấng sáng tạo và cứu chuộc họ; ơn yêu mến và phục vụ Ngài, và do đó trả lại cho Ba Ngôi cực Thánh danh dự với vinh quang vốn thuộc về Ngài. Ôi trong khi Hiệp Lễ tôi đã có thể thờ lạy Chúa như Mẹ Maria đã thờ lạy, chiếm hữu Chúa như Mẹ đã chiếm hữu!

Lạy Chúa, xin cho con ơn trọng này: là cho con được lòng tôn kính Đức Thánh Trinh Nữ như Mẹ của con; hãy cho con được chia sẻ ân sủng của Mẹ, trong trạng thái tôn thờ không dứt mà Mẹ đã sống suốt thời gian Mẹ cưu mang Chúa trong trinh dạ Mẹ, Thiên đàng của tình yêu và nhân đức.

Chúa ôi! con cảm thấy đây sẽ là một trong những ân sủng trọng đại nhất của đời con. Con muốn từ nay về sau sẽ tôn thờ Chúa trong sự kết hợp với Mẹ của những người tôn thờ, Nữ Vương nhà Tiệc Ly.

CHIẾC ÁO LỄ CỦA ĐỨC MARIA

Thánh Bonnet, Giám mục địa phận Clermont, một tôi tớ rất đạo đức của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, trong đêm áp lễ Mẹ lên trời, ngài đã rút lui vào trong nhà thờ Thánh Micae, để canh thức cầu nguyện dọn mình mừng đại lễ của Đức Nữ Vương dấu yêu của ngài. Khi ngài thốt ra những tiếng thở than và những ước muốn nồng nàn, ngài nghe thấy một âm thanh êm ái du dương, như thể từ trời cao vang vọng xuống. Lập tức tất cả nhà thờ được thắp sáng lên và các mái vòm vang âm như trong ngày đại lễ khi quần chúng kéo đến đông đảo. Kinh ngạc và hoảng sợ, Thánh nhân đợi chờ và đã thấy Đức Thánh Trinh Nữ, có một tốp thiên thần và các trinh nữ bao quanh, đang dự cuộc rước đến chân bàn thờ. Các trinh nữ và các thiên thần đang hát những bài ca tán tụng Đức Nữ Vương của họ và những bài ngợi khen Con của Mẹ. Rồi các thiên thần hỏi xem ai sẽ cử hành các màu nhiệm Thánh, và Đức Maria đáp: “Đó chính là Bonnet tôi tớ của Ta, người đang âm thầm cầu nguyện trong nhà thờ này.” các thiên thần liền đi đến chỗ Thánh nhân đang khiếp sợ ẩn mình trong góc xó nhà thờ. Các ngài liền khoác cho Thánh nhân những y phục lộng lẫy và mời Thánh nhân cử hành lễ Misa ngay trước mặt Mẹ Maria.

Khi Thánh lễ vừa xong, Đức Trinh Nữ chúc lành cho tôi tớ của Mẹ, và như để kỷ niệm cuộc viếng thăm đầy yêu thương, Mẹ đã để lại cho Thánh nhân chiếc áo lễ tuyệt đẹp mà Mẹ đã mang xuống từ trời. Chiếc áo kỳ diệu này đã được lưu trữ tại Clermont cho tới khi có cuộc cách mạng. Nó rất mịn màng và trông thật thích mắt đến nỗi không bao giờ có thể xác định được nó được làm bằng chất liệu gì; nó được thêu một cách tinh vi đến nỗi chỉ có ngón tay thiên thần, hoặc đúng hơn ngón tay của Đức Nữ Vương các thiên thần mới có thể hoàn thành được một tác phẩm như thế. (Bolland., 15 tháng Giêng)

Thực hành – Chúng ta hãy cám ơn sau khi hiệp lễ một cách hết sức thành tín trong sự kết hợp với Mẹ Maria.

Hoa thiêng – Ôi Maria, con đã được rước người Con rất dấu yêu của Mẹ, và con sẽ không bao giờ để Người ra đi!

7. KẾT THÚC (hát hoặc đọc):

Hát: Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa

ĐK: Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í, a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái nhìn phận hèn tôi tớ. Vì vậy đến muôn đời, sẽ khen tôi đầy ơn, sẽ khen tôi đầy phúc, sẽ khen tôi muôn đời, đến muôn đời, đến muôn đời.

1. Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao trọng Danh Người là Thánh. Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người.

2. Chúa biểu dương sức mạnh oai phong tiêu diệt tơi bời những phường tự đắc, bọn quyền quý tự kiêu, Ngài triệt hạ khỏi tòa cao và nâng dậy những ai ở khiêm nhường.

3. Lũ giàu sang đuổi về tay không, những người thanh bần ban đầy hồng phúc. Người đã nhớ lời hứa mà độ trì Ít-ra-en cùng tổ phụ Áp-ram với miêu duệ.

Đọc:  Thánh Ca (Lc 1,47-55)

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới ;
Từ nay hết mọi đời
Sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả.
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
Như đã hứa cùng cha ông chúng ta.
Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
Và cho con cháu đến muôn đời.
Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con,
cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa,
tự muôn đời và chính hiện nay
luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.

 

****

Tài liệu trích dẫn:

1/ Kinh Thánh: Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ

2/ Bài suy niệm và cầu nguyện: Nữ Đan Viện Đa Minh

3/ Thánh Pierre-Julien EymardNgười Say Yêu Thánh Thể, bản dịch Việt ngữ của  Đức Phương & Đức Nguyên, SSS; nguồn: danchuausa.net

4/ Bài hát: Thánh ca Cộng đồng

 

 

 

BAN CỔ VÕ KINH MÂN CÔI

DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM

KINHMANCOI.NET

 

Đặc trách

Lm. FX. Trần Kim Ngọc, OP.

Sắc Hoa Tháng Năm – Ngày 8

SẮC HOA THÁNG NĂM

Dâng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa

1. XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN (hát hoặc đọc):

Hát: Cầu Xin Chúa Thánh Thần

1. Cầu xin Chúa Thánh Thần, Người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi thánh đường.

ÐK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm, nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.

2. Cầu xin Chúa Thánh Thần, nguồn thiêng ân ái từ nhân, hun đốt tim con tình yêu lai láng, cho lòng thao thức bên Chúa luôn.

Đọc: Kinh Đức Chúa Thánh Thần

Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

– Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dậy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

2. TIN MỪNG (theo ngày trong tuần): Ga 16,12-15

12 Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi.13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến.14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.15 Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.

3. SUY NIỆM:

Chúa Thánh Thần còn được Chúa Giêsu giới thiệu là Thần Khí sự thật. Nhờ Ngài, không gì có thể che giấu được. Bộ mặt giả dối của thế gian sẽ bị lộ tẩy và bị kết án. Những ai khao khát sống theo sự thật mới đón nhận được Ngài. Để biết và tin Đức Giêsu là Chúa phải có Chúa Thánh Thần soi sáng. Chỉ có Chúa Thánh Thần là Đấng mới có thể đưa con người đến sự thật toàn vẹn.

4. QUYẾT TÂM:

Lạy Chúa Thánh Thần, con không muốn chạy theo sự giả dối của thế gian. Xin Chúa Thánh Thần dẫn con về con đường sự thật. Sự thật sẽ giải phóng chúng con.

5. LẦN HẠT (chọn 1 trong 3 cách dưới):

          1- Lần hạt 5 chục theo ngày trong tuần

          2- Lần hạt tuỳ ý

          3- Lần hạt theo mầu nhiệm gợi ý ở dưới đây:

Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh Giá. Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.

(Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).

6. BÀI ĐỌC:

Phẩm Chức Mẹ Thiên Chúa

Tác giả: Thánh Pierre-Julien Eymard

Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu Con Thiên Chúa, Maria de qua natus est Jesus! Hãy xem lời ngợi khen trác tuyệt mà Tin Mừng tặng cho Đức Maria! Thánh Thần không ca ngợi các lễ vật hay các nhân đức của Mẹ. Ngài tự hài lòng với việc tỏ bày nguyên uỷ thần linh của chúng, tức việc làm cho Mẹ xứng đáng với mẫu tính thần linh của Mẹ. Bởi vì khi được làm Mẹ Thiên Chúa là Mẹ đã được ban cho tất cả ơn Thánh sủng và mọi niềm vinh dự. Khi người ta gọi Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, là người ta đã nói lên mọi sự.

I. Đức Maria đã đến để vực dòng giống nhân loại dậy, để phục hồi tư cách làm Mẹ đầy vinh dự và tôn quí mà Evà đã đánh mất do tội lỗi của bà. Satan đã hạ bệ người mẹ đầu tiên của chúng ta: Đức Maria đã gỡ lại cho bà. Được tiên trưng bởi tất cả các phụ nữ cao quí trong Cựu Luật như Judith, Esther, Debora, Mẹ đến như Nữ Vương, như nhà giải phóng. Khi Đức Tổng Thần hiện ra với Đức Maria, ngài đã chào Mẹ với niềm tôn kính sâu xa, không dám gọi tên Mẹ: “Ave, gratia plena!” Hãy lưu ý sự khác biệt giữa ngôn ngữ của Đức Tổng Thần nói với người Mẹ đích thực của sự sống, và ngôn ngữ của vị thần sa ngã nói với Evà vô phúc!

Đức Maria cưu mang Thiên Chúa; Mẹ mang trong trinh dạ Mẹ Đấng cứu Chuộc thế gian, là suối nguồn tình yêu; mang Đấng đem lại bình an cho loài người; trong khi con đầu lòng của Evà, Cain, là một kẻ tội lỗi, kẻ giết em.

Đức Maria được cả người chăn chiên và vua chúa, người nghèo khổ và người giầu có tôn vinh. Trong khả năng của Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được đặt lên như Nữ Vương của toàn thế giới. Con Thiên Chúa đã tôn vinh Đức Maria như người Mẹ đích thực của mình và đã chu toàn mọi bổn phận của người con đối với Mẹ, để lại cho chúng ta tấm gương trọn hảo của việc thi hành giới răn thứ bốn: “Hãy thảo kính cha mẹ.”

II. Evà, do lỗi phạm, đã đánh mất tự do và quyền thế, sub potestate viri eris: “Ngươi sẽ phải ở dưới quyền đàn ông”, Thiên Chúa phán với Evà như thế; rồi từ đó người đàn bà phải làm nô lệ cho đàn ông hoặc ở dưới quyền bảo hộ của đàn ông.

Hãy xem người đàn bà mạnh mẽ, “ người mẹ” par excellence. Một người mẹ có toàn quyền trên con mình, dù con bà có là vua hay là Thiên Chúa; Đức Maria cũng truyền khiến Chúa Giêsu như vậy, và Chúa Giêsu, Đấng mà trước nhan Ngài các quyền lực trên trời còn phải run giùng, cũng phải vâng phục Đức Maria! Chỉ duy mình Mẹ có thể công khai truyền lệnh cho Ngài, đòi hỏi quyền làm Mẹ của mình: Fili, quid fecisti nobis sic? Như thế đủ thấy quyền bính của Đức Maria. Tại Cana chính Mẹ là người khai mở quyền năng của Chúa Giêsu, gần như là cho Ngài quyền hành vậy.

Do đó, tôn vương quyền bính là đặc ân thứ hai của mẫu tính thần linh!

III. Việc tôn vương vinh quang cũng được ban cho Đức Maria. Evà vì tham vọng tội lỗi nên đã bị tước lột hết vinh quang. Bà đã bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng cách xấu hổ và phải sinh đẻ trong đau đớn nhục nhã.

Đức Maria sinh Đấng cứu Chuộc trong hân hoan. Mẹ không hề biết cơn đau của tính chất làm mẹ. Đấng cứu Chuộc khi đi qua lòng Mẹ đã để lại vinh quang của Ngài, và Đức Maria sẽ là Nữ Vương bởi vì Mẹ đã ban cho trần thế Đức Vua Giêsu Kitô. Mẹ là Nữ Vương các thiên thần, Nữ Vương Giáo hội. Các vua sẽ đặt quyền hành của mình dưới chân Mẹ; các nước sẽ sẽ trao phó cho Mẹ sự an ninh của mình, và bất cứ nơi nào chúng ta thấy một triều thiên được dâng lên Chúa Giêsu thì cũng có một triều thiên được cung hiến cho Đức Mẹ: bàn thờ của Đức Mẹ luôn luôn được đặt cạnh bàn thờ của Chúa Giêsu.

Do đó, đây là danh dự, phẩm giá và vinh quang của Mẫu tính thần linh: Đức Maria đầy danh giá, quyền lực và vinh quang trong và bởi Chúa Giêsu. Mẹ là người Mẹ thần linh của Ngài!

CÔNG ĐỒNG ÊPHÊSÔ (431)

Ngày xưa có một giám mục thành Constantinople tên là Nestoriô, ông ta đã dám nói rằng Đức Thánh Trinh Nữ không phải là Mẹ Thiên Chúa. Ong nói: “Mẹ là Mẹ Chúa Kitô; có nghĩa là Mẹ của một con người mà con Thiên Chúa đã kết hợp với.” Ong ta đã dám rao truyền điều đó trên toà giảng, trước mặt các tín hữu thành Constantinople; nhưng họ đã đứng dậy phản đối, tuyên bố rằng Chúa Giêsu Kitô không phải là một con người, Ngài là Thiên Chúa, và Đức Thánh Trinh Nữ Mẹ thật của Ngài cũng là Mẹ Thiên Chúa. Họ đã kêu lên Đức Thánh Cha, thủ lãnh các giám mục, và là Đấng phán đoán không thể sai lầm trong những vấn đề đức tin.

Thánh Celestin, giáo hoàng đương thời, đã triệu tập một Công Đồng gồm tất cả các Giám mục họp tại thành Ephêsô, ở Tiểu Á, để lên án lạc giáo Nestoriô.

Công Đồng Ephêsô đã khai mạc cách long trọng năm 431. Ngay từ sáng sớm, dân chúng đã tụ tập đầy nhà thờ Đức Maria, nơi các Nghị Phụ Công Đồng đang nhóm họp. Tất cả mọi người đều van xin cho danh dự Đức Thánh Trinh Nữ được hiển thắng. Nestoriô, mặc dù đã ba lần được triệu mời trước Công Đồng, nhưng đều từ chối xuất hiện. Căn nhà ông tự giam mình được canh giữ bởi một tốp lính, được sai đến do vài bá tước Canđê, đại sứ của hoàng đế.

Cuối cùng, buổi chiều, cửa Công Đồng mở ra, Thánh Cyrillô, thượng phụ Alexandria, đại diện của Đức Thánh Cha, tuyên bố sắc lệnh Công Đồng, rằng Đức Thánh Trinh Nữ thật là Mẹ Thiên Chúa; và Nestoriô đã phạm tội lộng ngôn vì dám nói ngược lại; và từ nay ông không còn là giám mục và thượng phụ Constantinople nữa. Lập tức toàn thể thành phố Ephêsô lại vang lên những bài ca hoan hỉ, chỗ nào cũng nghe vang: “Đức Maria Mẹ Thiên Chúa muôn năm.” Khi các Giám Mục rời nhà thờ, các ngài được tháp tùng khải hoàn về nhà bằng hàng ngàn ánh đuốc. Không khí đầy mùi thuốc thơm do các phụ nữ đốt lên để tôn kính các Nghị Phụ Công Đồng. Thành phố sáng rực, và niềm vui con cái Thiên Chúa cảm thấy đã lan truyền ra toàn thế giới.

Về phần Nestoriô, ban đầu cố gắng kháng cự Đức Thánh Cha và Công Đồng, nhưng Hoàng đế, đã nắm được tình hình Đức Tin, nên đã bỏ ông ta và kết án ông phải lưu đày. Ông không bao giờ đồng ý thần phục.

Ông ta còn sống được tám năm nữa, với lòng đầy ắp căm hờn, và đôi môi không thiếu lời phỉ báng. Cuối cùng ông đã chết một cách khốn nạn, thân xác thối rữa, và lưỡi ông, cái lưỡi phạm thượng đến Đức Thánh Trinh Nữ, cái lưỡi đã từng nói đi nói lại rằng: “Kẻ nào nói Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa sẹ bị tuyệt thông,” cái lưỡi đó đã bị sâu bọ rúc rỉa ngay trước khi ông trút hơi thở cuối cùng. (Msgr, de Ségur.)

Thực hành – Chúng ta phải năng đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể như phương dược chống lại dục vọng, và như cách bảo vệ sự trinh trắng.

Hoa thiêng – Kính chào Mẹ Maria! vườn địa đàng thiêng liêng của Thiên Chúa, nơi đoá Huệ thơm tho và trắng ngần là Chúa Giêsu Thánh Thể tươi nở!

7. KẾT THÚC (hát hoặc đọc):

Hát: Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa

ĐK: Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í, a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái nhìn phận hèn tôi tớ. Vì vậy đến muôn đời, sẽ khen tôi đầy ơn, sẽ khen tôi đầy phúc, sẽ khen tôi muôn đời, đến muôn đời, đến muôn đời.

1. Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao trọng Danh Người là Thánh. Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người.

2. Chúa biểu dương sức mạnh oai phong tiêu diệt tơi bời những phường tự đắc, bọn quyền quý tự kiêu, Ngài triệt hạ khỏi tòa cao và nâng dậy những ai ở khiêm nhường.

3. Lũ giàu sang đuổi về tay không, những người thanh bần ban đầy hồng phúc. Người đã nhớ lời hứa mà độ trì Ít-ra-en cùng tổ phụ Áp-ram với miêu duệ.

Đọc:  Thánh Ca (Lc 1,47-55)

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới ;
Từ nay hết mọi đời
Sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả.
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
Như đã hứa cùng cha ông chúng ta.
Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
Và cho con cháu đến muôn đời.
Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con,
cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa,
tự muôn đời và chính hiện nay
luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.

 

****

Tài liệu trích dẫn:

1/ Kinh Thánh: Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ

2/ Bài suy niệm và cầu nguyện: Nữ Đan Viện Đa Minh

3/ Thánh Pierre-Julien EymardNgười Say Yêu Thánh Thể, bản dịch Việt ngữ của  Đức Phương & Đức Nguyên, SSS; nguồn: danchuausa.net

4/ Bài hát: Thánh ca Cộng đồng

 

 

BAN CỔ VÕ KINH MÂN CÔI

DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM

KINHMANCOI.NET

 

Đặc trách 

Lm. FX. Trần Kim Ngọc, OP.

THÁNG NĂM, THÁNG HOA DÀNH CHO MẸ MARIA

Trong Giáo hội Công giáo, tháng Năm là tháng của Mẹ Maria. Đó là tháng chúng ta tôn vinh Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ Thiên Đàng của chúng ta. Có bao giờ bạn dừng lại và tự hỏi tại sao tháng Năm là tháng dành cho Mẹ Maria? Tại sao không phải là tháng Tư hay tháng Sáu? Tháng Năm đã đến, đây là lúc thích hợp để tìm hiểu cách thực hành này bắt đầu từ bao giờ và trả lời câu hỏi: “Tại sao lại là tháng Năm?”

Tại sao lại là tháng Năm?

Các nhà sử học không chắc chắn chính xác tại sao tháng Năm được chọn để tôn vinh Mẹ Maria, nhưng nhiều người phương Tây tin rằng tháng Năm là tháng mùa xuân bông hoa nở rộ có liên quan nhiều đến điều đó. Tháng Năm là cao điểm của mùa xuân – những khu vườn khắp nơi bừng sức sống với muôn hoa đua nở và cây cối sum suê cành lá. Vào thời trung cổ, có một truyền thống xua đuổi mùa đông vào thời điểm này trong năm, vì ngày mùng 1 tháng Năm được coi là ngày bắt đầu một vụ mùa mới. Sự khởi đầu mới và sự sinh sôi mới này trong tự nhiên nhắc nhở chúng ta về cuộc sống mà Mẹ Maria đã trao ban cho Chúa Giêsu. Nếu Mẹ Maria không sinh hạ Chúa Giêsu thì tất cả những biến cố sau đó: cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu đã không xảy ra. Vì vậy, người ta tin rằng tháng Năm - khi thiên nhiên bắt đầu có dấu hiệu của sự sống - là tháng lý tưởng để tôn vinh người phụ nữ đã trao ban sự sống cho Đấng Cứu Thế của chúng ta.

Liên kết với thời cổ xưa

Một niềm tin khác về lý do tại sao tháng Năm được chọn để tôn vinh Mẹ Maria bắt nguồn từ người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trong thế giới Hy Lạp cổ đại, tháng Năm được dành riêng cho Artemis, nữ thần của sự sinh sôi và sự sống. Văn hóa La Mã đã liên kết tháng Năm với Flora, nữ thần của sự phong nhiêu và hoa nở. Người La Mã tổ chức ludi florales - lễ hội vui chơi với hoa - như một sự chuẩn bị để bước vào tháng Năm và chào mừng sự khởi đầu của mùa xuân. Tháng Năm là thời điểm bắt đầu chính thức của mùa xuân trong văn hóa La Mã. Theo thời gian, truyền thống cổ xưa về việc tôn vinh sự sống và khả năng sinh sản vào tháng Năm đã khiến các Kitô hữu chọn tháng Năm làm tháng để tôn vinh Mẹ của Chúa Giêsu.

Truyền thống tôn vinh Mẹ Maria vào tháng Năm bắt đầu từ khi nào?

Ý tưởng dâng tháng Năm kính Mẹ Maria bắt đầu từ một truyền thống cổ xưa, “30 Ngày Sùng Kính Mẹ Maria”, ban đầu được tổ chức từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 14 tháng 9. Trong suốt tháng, các hoạt động sùng kính đặc biệt dành cho Mẹ Maria được tổ chức. Bằng cách này, Giáo hội đã có thể Kitô giáo hóa các lễ hội thế tục thường diễn ra vào thời điểm đó. Vào thế kỷ 16, sách cổ vũ lòng sùng kính Mẹ Maria xuất hiện. Nhưng gần cuối thế kỷ 17, Cha Latomia, một tu sĩ Dòng Tên ở Rôma, đã giúp truyền bá lòng sùng kính này. Cha xin Mẹ Maria giúp đỡ để chống lại sự vô đạo đức trong đám học sinh của mình. Vào thế kỷ 18, lòng sùng kính lan rộng đến các trường cao đẳng khác do Dòng Tên điều hành, và một thời gian sau, lòng sùng kính đó được thực hành công khai tại Nhà thờ Gesu ở Rôma. Từ đó lòng sùng kính lan ra toàn thể Giáo hội. Điều này cũng kết hợp với việc Giáo hội dành tháng Sáu cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và tháng Mười cho chuỗi Mân Côi.

Dâng hoa cho Mẹ Maria suốt tháng Năm, còn gọi là Tháng Hoa.

Để bày tỏ lòng tôn kính đối với Mẹ Maria, người tín hữu Việt Nam thực hành nhiều việc đạo đức bình dân như: rước kiệu Đức Mẹ, lần chuỗi Mân Côi, dâng hoa…Nhiều nhà thờ Công giáo Việt Nam tổ chức “Dâng hoa tháng Năm”. Sử ký Địa phận Trung (Nhà in Phú Nhai Đường, 1916, trang 223) mô tả rõ nét: “Trong tháng 5 Tây, quen gọi là Tháng Hoa Đức Bà thì trong các họ nhà xứ và trong nhiều họ lẻ, tối nào bổn đạo cũng đến nhà thờ mà dâng hoa kính Đức Bà. Lại các tối thứ Bảy và hôm trước các ngày lễ trọng trong tháng ấy thì rước hoa cùng kiệu tượng ảnh Đức Bà. Trong những làng to, thường rước hoa và kiệu tượng Đức Bà một tuần lễ hai lần. Song những họ nhỏ, có khi đến tối dâng hoa đổi lượt, một tối có, một tối không.”

Các tín hữu dâng lên Mẹ Maria những bông hoa để biểu thị Mẹ là Nữ Vương vì Mẹ là Mẹ của Con Thiên Chúa, Đấng là Vua Thiên Đàng của chúng ta. Nghi lễ này là một cách để thể hiện tình yêu của người tín hữu đối với Mẹ Maria.

Đó là một truyền thống Công giáo để tôn vinh Mẹ Maria trong tháng Năm. Lý do tại sao chúng ta tôn vinh Mẹ Maria được tóm tắt hay nhất bởi Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, là người đã viết Thông điệp “Mense Maio - Trong tháng Năm” ngày 30 tháng Tư năm 1965: “Khi tháng Năm đang đến gần, tức tháng mà các tín hữu biểu lộ lòng sùng mộ cách đặc biệt với Mẹ Maria, tâm hồn Tôi vui mừng khi nghĩ tới những cảnh tượng đầy xúc động của Đức Tin và Đức Ái sắp sửa diễn ra trên toàn thế giới để tôn kính Nữ Vương Thiên Đàng. Trong thực tế, đây chính là tháng mà những lời ca khẩn nguyện và tôn vinh Mẹ Maria sẽ vang lên cách rộn ràng và nồng say hơn bao giờ hết trên khắp Giáo hội cũng như trong tâm hồn các Kitô hữu. Và đây cũng là tháng mà mọi ân sủng phát xuất từ lòng nhân hậu của Thiên Chúa sẽ được tuôn đổ cách dồi dào từ ngai vinh hiển của Ngài” (số 1).

Lý do người Công giáo tôn kính Mẹ Maria vào tháng Năm

Cũng trong thông điệp Mense Maio ấy, Đức Chân phúc Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết về tầm quan trọng của lời chuyển cầu của Mẹ Maria cho toàn thế giới, giải thích rằng những ai gặp gỡ Mẹ là gặp gỡ Con của Mẹ, Chúa Giêsu: “Việc luôn luôn tìm đến trú ẩn nơi Mẹ Maria còn có ý nghĩa gì khác nếu không phải là một cuộc kiếm tìm Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, trong Mẹ, nhờ Mẹ và với Mẹ, cũng như trong vòng tay của Mẹ” (số 2).

Giáo hội Công giáo dành tháng Năm để tôn vinh Mẹ. Việc đó đã trở thành một truyền thống để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria. Trong hầu hết các nhà thờ Công giáo, và ngay cả trong nhiều gia đình Công giáo, một “Bàn thờ Tháng Năm” được dựng lên với một bức tượng hoặc ảnh của Đức Mẹ, hoa và nến. Bàn thờ được lưu giữ từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 5 như một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của Mẹ Maria trong đời sống của Giáo hội và trong cuộc sống của chính chúng ta nữa.

Mẹ Maria có được tôn thờ như một Nữ thần hay không?

Người Công giáo không tôn thờ Mẹ Maria, chúng ta không coi Mẹ Maria là một nữ thần dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng ta tôn vinh hoặc tôn kính Mẹ như Mẹ của Chúa Giêsu. Chúng ta sửa đổi phong tục Hy Lạp và La Mã: thờ các nữ thần trong tôn giáo của họ, thành tôn vinh Mẹ Maria, người phụ nữ quan trọng nhất trong Kitô giáo của chúng ta. Thế thôi. Đó là lý do tại sao người Công giáo nói chung tôn vinh Mẹ Maria trong tháng Năm.

Dưới đây là những lý do tại sao nên tôn vinh Mẹ Maria trong tháng này.

  1. Mẹ là Người đã thể hiện đức tin tinh tuyền nhất.

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo viết: “Đức Trinh Nữ Maria thể hiện cách trọn hảo sự vâng phục của đức tin. Trong đức tin, Đức Maria đón nhận lời sứ thần Gabriel loan báo và đoan hứa, vì Mẹ tin rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37) , và Mẹ bày tỏ lòng quy phục: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Bà Êlisabét chào Mẹ Maria bằng những lời này: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói với em” (Lc 1,45). Chính vì đức tin này mà Mẹ Maria sẽ được mọi đời khen là diễm phúc. Trong suốt cuộc đời của Mẹ Maria, và cho đến cuộc thử thách tột bậc, khi Chúa Giêsu Con Mẹ chết trên thập giá, đức tin của Mẹ đã không hề lay chuyển. Mẹ Maria không ngừng tin rằng lời Chúa sẽ “được thực hiện”. Vì vậy Hội Thánh tôn kính Mẹ Maria là người đã thể hiện đức tin một cách tinh tuyền nhất” (GLGHCG, số 148-149) 

  1. Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Mẹ là khí cụ của sự Nhập thể và lời Xin vâng, hay Fiat của Mẹ, đã làm cho Chúa Giêsu có thể trở thành vị Người – Chúa, chịu đóng đinh để cứu độ chúng ta. Công Đồng chung Êphêsô năm 43l công bố rằng: “Đức Maria thực sự trở thành Mẹ Thiên Chúa qua việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng Mẹ. "Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, không phải vì Ngôi Lời đã nhận thiên tính của Ngài từ nơi Mẹ, nhưng vì chính từ Mẹ mà Ngài đã nhận được một thân xác thánh thiêng có linh hồn. “Biến cố Truyền tin cho Đức Maria mở đầu “thời gian tới hồi viên mãn” (Gl 4,4), nghĩa là, lúc hoàn thành các lời hứa và các sự chuẩn bị. Mẹ Maria được mời gọi cưu mang Đấng mà nơi Ngài “tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể” (Cl 2,9)… Chúa Thánh Thần, là “Chúa và là Đấng ban sự sống”, được sai đến để thánh hoá cung lòng Đức Trinh Nữ Maria và làm cho Mẹ thụ thai một cách thần linh, khi tác động để Mẹ cưu mang Con vĩnh cửu của Chúa Cha trong nhân tính được đảm nhận từ nhân tính của Mẹ” (GLGHCG, số 484, 485).

Trong các sách Tin Mừng, Đức Maria được gọi là “Mẹ Chúa Giêsu” (Ga 2, 1; 19,25) (Mt 13,55). Dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần, Mẹ được xưng tụng là “Mẹ của Chúa tôi” (Lc 1,43) ngay cả trước khi Con Mẹ sinh ra. Quả thế Đấng mà Mẹ cưu mang làm người bởi Thánh Thần, Đấng thực sự là con Mẹ theo xác phàm, chính là Con hằng hữu của Chúa Cha, Ngôi Hai trong Ba Ngôi chí thánh. Vì vậy, Hội Thánh tuyên xưng Mẹ Maria thực sự là “Mẹ Thiên Chúa” (Theotokos) (DS 25l). 

  1. Mẹ là người môn đệ đầu tiên và hoàn hảo nhất.

Mẹ Maria là người đầu tiên nghe Tin Mừng, và là người đầu tiên theo Chúa Kitô. Toàn bộ cuộc đời của Mẹ là để phục vụ Con của Mẹ và Sứ Mệnh của Ngài trên thế giới. Vì không bị ảnh hưởng bởi Tội Nguyên Tổ, Mẹ có thể mở lòng trọn vẹn với Thánh Ý của Thiên Chúa.

Rõ ràng Mẹ Maria là môn đệ đầu tiên và hoàn hảo nhất, là bổn mạng của cộng đoàn những người tuyên xưng niềm tin vào Con Chí Thánh của Mẹ. Mẹ Maria là môn đệ đầu tiên và hoàn hảo vì một mình Mẹ đồng hành với Con của Mẹ trong suốt cuộc đời trần thế của Ngài, trong những năm tháng trưởng thành thầm lặng của Ngài và trong suốt sứ vụ công khai của Ngài. Bằng cách này, Mẹ Maria đã dạy chúng ta bản chất của vai trò môn đệ thực sự là gì. Đó là một cam kết trọn vẹn, cá vị để mời Chúa Kitô dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh,

Như Mẹ Maria đã được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần vào lúc Nhập Thể, thì chúng ta cũng đã lãnh nhận quyền năng của Chúa Thánh Thần trong Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và mỗi lần lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa. Giống như Đức Mẹ đã hạ sinh Con Thiên Chúa, thì chúng ta cũng được mời gọi để đưa Chúa của chúng ta vào thế giới với tư cách là môn đệ của Ngài một cách thiêng liêng, bằng cách để cho Chúa Kitô “lớn lên” trong chúng ta và cái tôi của chúng ta vốn chỉ quan tâm đến bản thân phải “nhỏ đi”. 

  1. Mẹ là Mẹ Hội Thánh và Mẹ của chúng ta.

Mẹ thực sự là như thế. Nói một cách đơn giản, Mẹ là Mẹ của chúng ta vì tất cả chúng ta đều là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Vì Mẹ đã sinh ra Thân thể Nhiệm mầu đó, nên Mẹ cũng là mẹ của chúng ta. Khi Mẹ đưa ra quyết định của mình, Mẹ đã trở thành Mẹ của chúng ta trong ân sủng. Mẹ có thể không sinh ra chúng ta về mặt thể xác, nhưng chắc chắn Mẹ đã sinh ra chúng ta về mặt tâm linh.

Chương thứ tám của hiến chế “Lumen Gentium” trích dẫn thánh Augustinô khi gọi Đức Maria là “Mẹ của các chi thể của Chúa Kitô” và khẳng định rằng “Giáo hội Công giáo, được Chúa Thánh Thần dạy dỗ, tôn kính Mẹ với lòng hiếu thảo và lòng đạo đức như một người Mẹ yêu dấu nhất.”

Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo xác định vai trò độc nhất của Đức Maria là được tôn vinh trên tất cả các vị thánh khác, kể cả các Tông đồ. Dưới chân thập tự giá, trái tim Mẹ tan nát vì Chúa Giêsu, nhưng Mẹ đã chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa không chỉ cho Con của Mẹ, mà còn cho chính Mẹ trong vai trò mới là Mẹ của tất cả chúng ta. (Ga 19:25-27) Vì thế, không những Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, và là Mẹ Thiên Chúa, mà Mẹ còn là Mẹ Giáo Hội.

Khi chúng ta tôn vinh Mẹ Maria là Mẹ của Giáo hội chúng ta, và của toàn thể nhân loại, chúng ta cũng hãy bắt chước niềm tin của Mẹ vào lòng trung thành của Chúa, Đấng luôn giữ Lời của Ngài. 

  1. Mẹ yêu thương chúng ta nhiều hơn những gì ta có thể tưởng tượng.

Đức Maria là Mẹ chúng ta. Mẹ là người Mẹ đáng mến thương nhất trong các người mẹ, nhưng Mẹ cũng là người mẹ đầy tình thương, người Mẹ yêu thương con cái mình hơn tất cả mọi người mẹ. Nếu không, liệu Mẹ có chịu đựng nỗi kinh hoàng khi nhìn thấy Con của Mẹ bị hành hạ, đánh đòn, đội mão gai, vác Thánh Giá lên đồi Canvê và chết một cái chết khủng khiếp trên đó không? Mẹ đã làm điều đó cho tất cả chúng ta, bởi vì Mẹ hiểu rằng Cuộc Khổ Nạn và Đóng Đinh của Chúa Giêsu là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu độ của của chúng ta. Không có người mẹ nào có thể yêu thương chúng ta như Mẹ. Đó là cả một đại dương mầu nhiệm của tình mẫu tử đã được thần linh hóa, vì tình Mẹ Maria yêu thương chúng ta là tình thương của Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa!

ĐGH Bênêđíctô XVI phát biểu tại cuộc tiếp kiến chung hàng tuần tại Castel Gandolfo vào ngày 16-8-2006: “Chúng ta có thể chắc rằng: từ trên cao, Mẹ Maria luôn quan tâm dịu dàng dõi theo bước ta đi, xua tan nỗi u ám trong những giây phút tăm tối thống khổ, ủi an vỗ về ta với bàn tay mẫu tử của Mẹ. Chúng ta được khích lệ khi nhận thức về điều này, hãy tiếp tục tin tưởng bước đi trên con đường dấn thân của Kitô hữu ở bất cứ nơi đâu mà Chúa Quan Phòng dẫn ta tới. Chúng ta hãy tiến bước trong cuộc sống dưới sự dẫn dắt của Mẹ Maria.”

  1. Mẹ Maria là trạng sư, đấng bảo trợ, phù hộ và trung gian.

Công việc của Mẹ, có thể nói, bắt đầu từ lúc Mẹ thụ thai Chúa Giêsu trong lòng Mẹ và tiếp tục cho đến ngày nay. Hơn nữa, công việc đó sẽ tiếp tục mãi mãi. Là môn đệ đầu tiên và hoàn hảo nhất, Mẹ tận tụy đồng hành với Chúa Giêsu và tiếp tục sứ mệnh cứu độ của Chúa Giêsu bằng cách chuyển cầu cho chúng ta để chúng ta nhận được ơn cứu độ đời đời. Mẹ làm việc 24/7/365/luôn mãi, cho bất cứ điều gì chúng ta cần, bất cứ khi nào chúng ta cần.

Đức Maria thực thi vai trò “trạng sư” bằng cách hợp tác với Chúa Thánh Thần cũng như với Đấng mà trên Thập giá đã bào chữa cho những kẻ bách hại mình (Lc 23, 34), và Đấng mà thánh Gioan đã gọi là “trạng sư của chúng ta trước Chúa Cha” (1 Ga 2, 1). Như một bà mẹ, Đức Maria bênh vực con cái của mình và che chở họ khỏi những thiêt hại do tội lỗi gây ra.

Các Kitô hữu kêu cầu Đức Maria như là “Đấng Bảo trợ”, bởi vì họ biết rằng tình yêu hiền mẫu của Mẹ thấy những sự cần thiết của con cái, và sẵn sàng mau mắn can thiệp để giúp đỡ họ, nhất là khi liên quan tới phần rỗi đời đời của họ.

Niềm xác tín rằng Đức Maria gần gũi những kẻ đau khổ và gặp phải cơn gian nan nguy hiểm đã gợi cho các tín hữu kêu cầu Đức Maria như là “Đấng phù hộ”. Niềm xác tín này đã được phát biểu qua một kinh nguyện cổ xưa với những lời sau đây: “Lạy Đức Mẹ Chúa Trời, Ngài xiết bao thánh thiện, này chúng con chạy đến tìm nương ẩn nơi Ngài. Lúc sa vòng gian khổ, khi gặp cảnh phong trần, lời con cái nài van, xin mẹ đừng chê bỏ, nhưng xin hằng giải thoát khỏi ngàn nỗi hiểm nguy, ôi vinh diệu ai bì, Trinh nữ đầy ơn phước!” (Giờ Kinh Phụng vu)

Với tư cách là “Đấng Bảo trợ”, Đức Maria trình bày cho Đức Kitô những ước muốn và lời khẩn nguyện của chúng ta, và chuyển lại cho chúng ta những ơn huệ của Chúa; Mẹ luôn luôn chuyển cầu giúp đỡ chúng ta.

Vì tất cả những lý do này và hơn thế nữa, Mẹ Maria xứng đáng được tôn vinh, không chỉ trong tháng Năm mà còn luôn mãi.

Phêrô Phạm Văn Trung (tổng hợp)