Thiên Chúa Là Cha Của Tôi

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - 20 DANH XƯNG CỦA CHÚA GIÊ-SU

20 DANH XƯNG CỦA CHÚA GIÊSU

 

Danh xưng là tên gọi gợi lên những cảm xúc, tâm tình hay kinh nghiệm mà người ta thường đặt cho một người nào đó, ví dụ anh bạn tôi sửa xe rất nhanh và xe chạy rất tốt cho nên chúng tôi thường gọi anh là ‘nhanh tốt’. Đó là danh xưng mà chúng tôi nhớ đến anh và gọi tên anh; hơn nữa mỗi khi xe bị hư là chúng tôi nhớ đến anh ‘nhanh tốt’ này. Kinh nghiệm về anh ‘nhanh tốt’ khiến tôi cảm thấy an tâm khi đưa xe cho anh sửa và mỗi khi xe hư thì tôi chỉ nhớ đến anh. Tương tự trong một mức độ nào đó, danh xưng của Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa chính là kinh nghiệm đưa tôi vượt qua những thách đố và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Thật vậy, mỗi lúc tôi gọi tên ‘Giê-su, Ngài là Đấng Chữa Lành cho con’ đã giúp tôi cam đảm, an tâm và tin tưởng rằng ‘Tôi không hề cô độc’. Xa hơn nữa, hành động kêu cầu danh xưng của Chúa Giê-su còn là phương thế kết hiệp với các triều thần thánh trên trời: “Khi vừa nghe Danh Thánh Giê-su cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2, 10).

 

Vậy tôi xin mời bạn cùng nhìn lại 20 danh xưng mà tôi dựa theo trang Catholic-link.org để đi vào tâm tình cầu nguyện với Chúa Giê-su-su trong Mùa Giáng Sinh này qua những danh xưng như sau:

Trên đây là 20 danh xưng của Chúa Giê-su và sẽ còn nhiều hơn nữa trong kinh nghiệm cá vị của mỗi người. Vậy xin mời bạn hãy cùng tôi viết tiếp danh xưng của Chúa Giê-su và nó chỉ trong kinh nghiệm riêng của bạn mà thôi.

Hình ảnh: https://www.gettyimages.com

Giuse Nguyễn Xuân Tọa, S.J

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI -THƯA VỚI CHÚA LÀ CHA

ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 16-1-2019
 
Kinh Lạy Cha - Bài 5: Thân Thưa với Thiên Chúa là "Cha"
  
Pope Francis at General Audience in the Paul VI Hall
 
"Sau khi nhận biết Chúa Giêsu và lắng nghe lời giảng dạy của Người,
Kitô hữu không còn coi Thiên Chúa như là một tay bạo chúa đáng sợ;
họ không còn sợ hãi hơn là cảm thấy nẩy nở niềm tin tưởng vào Người trong tâm hồn của mình"
 
Pope Francis at a Wednesday general audience in Paul VI hall on Jan. 16, 2019. Credit: Daniel Ibanez.
 
"Ở nơi chữ đầu tiên của Kinh Chúa Dạy,
chúng ta thấy ngay cái mới mẻ sâu xa của kinh nguyện Kitô giáo".
 
 
"Đối với Kitô hữu thì cầu nguyện chỉ là thân thưa 'Abba',
là thân thưa 'Bố ơi', là thân thưa 'Ba ơi', là thân thưa 'Cha ơi' bằng niềm tin tưởng của một người con"
 
Xin chào anh chị em thân mến!
Tiếp tục bài giáo lý về "Kinh Chúa Dạy", hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu từ việc nhận thấy rằng, ở Tân Ước, kinh nguyện này dường như tìm cách đạt đến những gì thiết yếu, đến chỗ tập trung vào duy một từ ngữ là Abba, Cha.
Chúng ta đã nghe thấy Thánh Phaolô viết trong Bức Thư gửi giáo đoàn Roma: "Thần Linh anh em đã lãnh nhận không làm cho anh em thành nô lệ khiến anh em sống trong sợ hãi một lần nữa; trái lại, vị Thần Linh anh em đã lãnh nhận mang lại cho anh em vai trò làm dưỡng tử. Và nhờ Ngài mà chúng ta kêu lên: 'Abba, Cha ơi'" (8:15). Với giáo đoàn Galata, vị Tông Đồ này cũng nói: "Vì anh em là con cái của Ngài, Thiên Chúa đã sai Thần Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, vị Thần Linh kêu lên rằng: 'Abba, Cha ơi'" (4:6). Hai lần đều trở về cùng một lời cầu, trong đó cô đọng tất cả những gì là mới mẻ của Phúc Âm. Sau khi nhận biết Chúa Giêsu và lắng nghe lời giảng dạy của Người, Kitô hữu không còn coi Thiên Chúa như là một tay bạo chúa đáng sợ; họ không còn sợ hãi hơn là cảm thấy nẩy nở niềm tin tưởng vào Người trong tâm hồn của mình: họ có thể nói cùng Đấng Hóa Công, gọi Ngài là "Cha". Tiếng diễn tả này là những gì rất quan trọng đối với Kitô hữu, một tiếng thường được bảo trì một cách nguyên vẹn nơi hình thức nguyên thủy "Abba" của mình.
Thật hiếm thấy trong Tân Ước, vì những lời diễn tả theo tiếng Aramic không được chuyển dịch sang tiếng Hy Lạp. Chúng ta cần phải nghĩ rằng nơi những tiếng Aramic này, chính tiếng kêu của bản thân Chúa Giêsu vẫn còn như "được ghi lại": chúng đã tôn trọng ngôn từ của Chúa Giêsu. Ở nơi chữ đầu tiên của Kinh Chúa Dạy, chúng ta thấy ngay cái mới mẻ sâu xa của kinh nguyện Kitô giáo.
Vấn đề không phải chỉ ở chỗ sử dụng một biểu hiệu - trong trường hợp này là hình ảnh về người cha - để liên hệ với mầu nhiệm của Thiên Chúa; trái lại, có thể nói là về tất cả thế giới của Chúa Giêsu đã tuôn đổ vào lòng của chúng ta. Nếu chúng ta thực hiện việc này thì chúng ta có thể cầu Kinh Chúa Dạy một cách chân thật. Việc thân thưa "Abba" là một điều gì đó thân mật hơn và cảm kích hơn là việc gọi Thiên Chúa là "Cha". Đó là lý do tại sao có một số đã gợi ý chuyển dịch nguyên ngữ Aramic "Abba" này thành "Papa" hay "Dad". Thay vì thân thưa "Lạy Cha chúng con" thì "Bố ơi, ba ơi". Chúng ta tiếp tục thân thưa "Lạy Cha chúng con", nhưng bằng tấm lòng chúng ta được mời gọi để thân thưa rằng "Bố ơi", để có một mối liên hệ với Thiên Chúa như một người con liên hệ với cha mình, một người con gọi "Bố ơi" và gọi "Ba ơi". Thật vậy, những lời thân thưa bày tỏ này gây cảm xúc, cảm thấy nồng nàn, một cái gì đó hướng chúng ta tới bối cảnh của thân phận làm con: hình ảnh về một người con hoàn toàn được ấp ủ bởi một người cha cảm thấy vô cùng dịu dàng với họ. Cũng vì lý do ấy, anh chị em thân mến, để cầu nguyện một cách tốt đẹp, chúng ta cần phải tiến tới chỗ có được một tấm lòng con cái. Người ta không thể cầu nguyện một cách tốt đẹp nếu không có tấm lòng. Như một người con trong tay cha của mình, trong ba của mình.
Thế nhưng, chắc chắn một điều là chính các Phúc Âm đã giúp cho chúng ta hiểu ý nghĩa của lời này hơn nữa. Đối với Chúa Giêsu thì lời này có nghĩa là gì? "Kinh Chúa Dạy" mặc lấy ý nghĩa và thêm duyên sắc nếu chúng ta biết cầu kinh này sau khi đọc, chẳng hạn, dụ ngôn về người cha nhân hậu, ở đoạn thứ 15 của Phúc Âm Thánh Luca (15:11-32). Chúng ta cứ tưởng tượng là kinh này được thốt ra từ cửa miệng của người con hoang đàng, sau khi nó cảm thấy được người cha hằng chờ đợi nó về ôm lấy nó, một người cha không nhớ đến những việc làm xúc phạm của nó cần phải nói cho nó biết, một người cha bấy giờ chỉ làm cho nó hiểu ông đã thiếu mất nó. Bấy giờ chúng ta khám phá thấy những lời ấy trở nên sống động, gây tác dụng mãnh liệt. Chúng ta có thể đặt vấn đề là có thể nào Ngài hay Thiên Chúa chỉ biết yêu thương thôi? Chúa không biết hận ghét là gì hay sao? Không, Thiên Chúa sẽ trả lời rằng Cha chỉ biết yêu thương thôi. Ở nơi Chúa đâu là nợ máu, đâu là những đòi hỏi về công lý, đâu là nỗi giận dữ khi vinh hiển của Chúa bị tổn thương? Thiên Chúa sẽ trả lời: Cha chỉ biết có yêu thương thôi.
Người cha của dụ ngôn ấy có cách tác hành nhắc nhở nhiều cõi lòng về một người mẹ. Trước hết, tất cả các người làm mẹ đều chữa lỗi cho con cái của mình, bao che cho chúng, những người mẹ liên lỉ cảm thấu chúng, tiếp tục yêu thương chúng ngay cả khi chúng không còn xứng đáng một chút nào nữa.
Chỉ cần khơi lên lời diễn tả này thôi - Abba - để triển khai kinh nguyện Kitô giáo. Thánh Phaolô, trong các bức thư của ngài, đã theo cùng chiều hướng ấy, không thể nào khác đi được, vì nó là đường lối được Chúa Giêsu dạy ở lời cầu ấy, lời cầu có một mãnh lực thu hút tất cả phần còn lại của kinh nguyện này.
Thiên Chúa tìm kiếm anh chị em, cho dù anh chị em không tìm kiếm Ngài. Thiên Chúa yêu thương anh chị em, cho dù anh chị em quên lãng Ngài. Thiên Chúa thấy được nơi anh chị em một vẻ đẹp, cho dù anh chị em nghĩ rằng anh chị em đã phung phá hết tất cả các nén bạc của anh chị em một cách vô bổ. Thiên Chúa chẳng những là một người cha; Ngài giống như một người mẹ, một người mẹ không bao giờ thôi yêu thương những gì bà tạo tác. Lại nữa, có một thứ "thai nghén" kéo dài vô tận, vượt hơn cả 9 tháng của thứ thai nghén về thể lý; đó là một thứ thai nghén làm sản sinh ra một luồng yêu thương vô cùng tận.
Đối với Kitô hữu thì cầu nguyện chỉ là thân thưa "Abba", là thân thưa "Bố ơi", là thân thưa "Ba ơi", là thân thưa "Cha ơi" bằng niềm tin tưởng của một người con.
Chúng ta cũng có thể thấy mình bước đi trên những con đường xa lìa Thiên Chúa, như đã xẩy ra cho người con hoang đàng; hay chúng ta rơi vào một tình trạng đơn côi khiến chúng ta cảm thấy chúng ta bị bỏ rơi trên thế gian này, hay thậm chí gây ra lầm lỗi và bị tê liệt bởi cảm quan tội lỗi. Trong những lúc khó khăn ấy, chúng ta vẫn có thể tìm thấy sức mạnh để cầu nguyện, bắt đầu từ chữ "Cha", nhưng được thốt lên theo ý nghĩa dịu dàng êm ái của một đứa con: "Abba", "Bố ơi". Ngài sẽ không che giấu dung nhan của Ngài khỏi chúng ta. Hãy nhớ kỹ điều ấy: có thể có ai đó gây ra những điều dị ngợm nơi mình, những điều họ không biết phải giải quyết ra sao, nên cảm thấy đầy những đắng cay chua xót vì đã làm điều này hay điều kia... Ngài sẽ không che giấu dung nhan của Ngài. Ngài không âm thầm khép kín. Nếu anh chị em thân thưa "Cha ơi" với Ngài thì Ngài sẽ trả lời anh chị em. Anh chị em có một người cha. "Phải, thế nhưng con là một con người hư đốn..." Tuy vậy anh chị em vẫn có một người Cha là Đấng yêu thương anh chị em! Hãy thân thưa với Ngài là "Cha ơi", hãy bắt đầu cầu nguyện như thế, và trong âm thầm, Ngài sẽ nói cho anh chị em biết rằng Ngài không bao giờ rời ánh mắt khỏi anh chị em đâu. "Thế nhưng, Cha ơi, con đã làm điều ấy..." - "Cha không bao giờ rời ánh mắt khỏi con, Cha đã thấy hết tất cả mọi sự. Nhưng Cha vẫn luôn ở đó, gần bên con, trung thành yêu thương con". Đó sẽ là câu trả lời. Đừng bao giờ quên thân thưa "Cha ơi". Xin cám ơn anh chị em. 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   
 ==========================

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - LÒNG CHÚA THUONG XOT

  • Long Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
    Dec 1 at 1:41 PM
     

    Kính gởi:

    Tập San: "Nhờ Mẹ đến với Chúa"

    Số tháng 12 -2018 - Chủ đề "ĐẾN VÌ YÊU"

    để cùng đọc, suy niệm, chia sẻ, hiệp thông cầu nguyện cho nhau,

    Vui lòng chuyển cho người khác cùng đọc

    Và mở trang web tinthac.net để cầu nguyện LCTX và nghe Lời Chúa mỗi ngày.

    Kính chúc Giáng Sinh 2018 và Năm Mới 2019 tràn đầy Ân Sủng và Bình An nơi Lòng Chúa Thương Xót, qua lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của lòng xót thương.

    Lm. Giuse Trần Đình Long

    Giáo Điểm Tin Mừng-Nhà Bè

     

    Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn.

    ĐỜI LÀ THẾ!  NGƯỜI LÀ THẾ! 

    TRÁCH MÓC, GIẬN HỜN CÓ HẠI CHO MÌNH HƠN CHO NGƯỜI KHÁC!

    TỐT NHỨT CHÚNG TA NÊN LỜ ĐI, BỎ QUA, HAY THA THỨ ĐỂ TÂM THẦN THANH TỊNH CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE VÀ ĐỂ THƯ GIÃN VUI HƯỞNG  NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN, NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ.

    Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc…

    Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm…

    Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học…

    Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.

    Đừng hứa khi đang… vui !

    Đừng trả lời khi đang… nóng giận !

    Đừng quyết đinh khi đang… buồn !

    Đừng cười khi người khác… không vui !

    Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.

    Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe

    Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng một bước đi.

    Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta.

     

    •  
      Tap San Nho Me den voi Chua thang 12-2018.pdf
      3.9MB

THIÊN CHÚA LÀ CHA CUA TÔI - THƯ CỦA CHÚA GIÊ-SU

 
 
Ảnh cùng dòng

THƯ CỦA CHÚA GIÊSU

 
Anh Chị em thân mến, (Xin hãy đọc để nhận ra chúng ta đón mừng Chúa Giêsu Hài đồng quá tệ)
Nhân dịp Giáng Sinh về, Chúa Giêsu có gửi cho Anh Chị em một lá thư, một lá thư không chỉ cho Anh Chị em giáo dân nhưng còn cho cả bà con lương dân chưa nhận biết ngài nữa.

Xin đọc nguyên văn cho Anh chị em,
baby Jesus
 
Anh Chị em bà con lương giáo Giáo xứ… quý mến,
Cũng như mọi năm, hôm nay là ngày sinh nhật của tôi và như thường lệ, người ta dành cho tôi một ngày.
Thế nhưng, như Anh Chị em biết, vào thời buổi này, cứ đầu mỗi tháng 12 hàng năm, khi ngày lễ của tôi gần kề, người ta giăng đèn khắp các phố phường, thiên hạ đổ xô đi mua sắm, truyền thanh truyền hình quảng cáo khuyến mãi đủ mọi mặt hàng, đủ thứ quà tặng và thiệp mừng Giáng Sinh đủ các loại bày bán đâu đâu cũng có. Khắp nơi mọi chốn trên toàn thế giới, ở nước giàu cũng như tại nước nghèo, từ thành thị cho đến thôn quê, ai ai cũng bảo nhau ngày sinh nhật của tôi gần kề và nó được tính từng ngày.

Thật sự, mỗi năm ít là một lần, người ta nhớ đến tôi, điều đó cũng không tệ vì Anh chị em biết, sinh nhật của tôi được mừng từ lâu lắm rồi.
Những năm đầu tiên, xem ra người ta cũng hiểu ý nghĩa của ngày lễ và cũng tỏ lòng biết ơn về những gì tôi đã làm cho họ; nhưng càng ngày, xem ra không ai còn nhớ đến lý do của ngày lễ .

Mỗi lần sinh nhật của tôi, gia đình, bạn bè hẹn gặp nhau. Họ vui chơi trò này đến trò khác, ăn uống món này đến món khác nhưng ý nghĩa của ngày lễ thì hầu như không ai biết.

Tôi nhớ rất rõ, cách đây đúng một năm, tại một gia đình nọ, người ta tổ chức bữa tiệc lớn mừng sinh nhật tôi. Bàn tiệc đầy ắp thức ăn đồ uống, bánh trái đủ các thứ… nào kẹo, nào mứt, nào chocolate. Và này, người ta trang hoàng phòng tiệc thật lộng lẫy, nào cây giáng sinh, nào những trái bóng xinh xắn lủng lẳng trên đó; nào hoa, nào những dây đèn rực rỡ… và ở đó, cũng có rất nhiều hộp quà được gói thật đẹp… Nhưng Anh chị em biết không, hôm đó, tôi không được mời.

Tôi là khách danh dự, thế mà, người ta không nhớ để gửi cho tôi một tấm thiệp.
Bữa tiệc dành cho tôi, nhưng khi ngày trọng đại ấy đến, thì tôi phải đứng ngoài. Họ đóng sầm cánh cửa trước mặt tôi đang khi tôi lại những ước ao được đồng bàn với họ.

Thực ra, điều đó không khiến tôi quá ngạc nhiên, vì trong những năm gần đây, mọi cửa nhà đều đóng lại khi tôi đến. Bởi không được mời, nên tôi đã quyết định lẻn vào mà không gây một tiếng động nào. Tôi nhẹ nhàng đi vào và đứng lớ ngớ trong một góc. Mọi người đều uống, vài người bắt đầu có dấu hiệu say, họ nói năng nghịch ngợm và cái gì cũng có thể khiến họ cười, họ cười mọi chuyện. Họ có một buổi tối thật thú vị.

Vào lúc cao điểm của buổi tiệc, một ông già tròn trĩnh mặc toàn màu đỏ với bộ râu trắng thật dài, ông đi vào phòng tiệc. Ông la lên “Hô, Hô, Hô...”, xem ra ông ta cũng say. Ông ngồi bịch xuống chiếc ghế bành và tất cả trẻ con trong nhà chạy lại chỗ ông, chúng vui mừng kêu lớn, “Ôi Ông Già Noel, Ôi Ông Già Noel...” như thể bữa tiệc hôm ấy là dành cho ông vậy.

Đến nửa đêm, mọi người bắt đầu hôn nhau; tôi cũng giang rộng đôi tay đợi một ai đó đến ôm hôn mình, và Anh Chị em biết, không ai đến hôn tôi cả.

Rồi thì, mọi người bắt đầu trao cho nhau những món quà. Lần lượt, từ món này đến món khác, những gói quà được mở ra và ai ai cũng nô nức muốn biết cái gì bên trong. Khi tất cả quà tặng đã được mở ra, tôi cũng lo lắng không biết liệu mình có nhận được một món nào không. 
Này Anh Chị em, Anh Chị em nghĩ thế nào nếu như vào ngày sinh nhật của Anh Chị em, khi mọi người trao quà cho nhau đang khi tự bản thân, Anh Chị em không có lấy một món quà nào cả.

Vậy là tôi hiểu, họ không thích sự có mặt của tôi ở đó, nên cuối cùng, tôi lẳng lặng ra đi.
Mỗi năm, sự việc càng trở nên tồi tệ hơn. Ai ai cũng chỉ nhớ đến những món quà, những bánh trái, đồ ăn thức uống và không ai còn nhớ đến tôi.

Năm nay, tôi muốn Anh Chị em cho phép tôi được vào với Anh Chị em, đi vào nhà Anh Chị em, đi vào cuộc đời Anh Chị em. Tôi muốn mỗi người trong Anh Chị em ý thức rằng, đã hơn 2000 năm nay, tôi đã đến trần gian này để trao tặng cho mỗi người quà tặng là chính mạng sống của tôi trên cây thánh giá hầu cứu chuộc Anh Chị em. Hôm nay, tôi chỉ muốn một điều là Anh Chị em hãy tin điều đó, hãy ghi khắc điều đó vào lòng mình.

Còn một chuyện nữa tôi cũng muốn nói nhỏ với Anh Chị em, vì không được mời vào dự tiệc, thì tôi cũng phải liệu tổ chức cho mình một bữa tiệc của tôi, một bữa tiệc lớn lao không ai có thể tưởng tượng được, một bữa tiệc tráng lệ huy hoàng mà chính tôi định đoạt và sắp đặt tất cả.

Hôm nay, tôi gửi đi rất nhiều thiệp mời và mỗi người trong Anh Chị em đều có lấy một tấm thiệp mời của tôi. Tôi muốn biết liệu mỗi người trong Anh Chị em có đến tham dự hay không để giữ chỗ cho Anh Chị em bằng cách ghi danh Anh Chị em với những nét chữ bằng vàng vào sổ các thực khách. Chỉ những ai có tên trong sổ vàng ấy mới được mời vào dự tiệc.

Ai không trả lời thiệp mời, sẽ bị để ra ngoài. Vậy, Anh Chị em hãy chuẩn bị cho mình thật kỹ lưỡng, vì khi mọi sự đã sẵn sàng, Anh Chị em sẽ dự phần vào bữa tiệc huy hoàng của tôi.
Hẹn gặp Anh Chị em,
Hết lòng yêu mến Anh Chị em,
Tôi, Giêsu,

P.S: vô tình đọc được bài này, thấy thương Chúa và cảm thấy nhiều lúc mình thật vô tâm

ST
--------------------------



 
Virus-free. www.avast.com
 

 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - VUA CHÂN LY

 

  • nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Nov 24 at 11:03 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Chúa Giêsu, Vua Chân Lý.
    2
    5/11 – Chúa Nhật tuần 34 Thường Niên năm B – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. Lễ Trọng.

    "Quan nói đúng: Tôi là Vua".

     

    Lời Chúa: Ga 18, 33b-37

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?" Chúa Giêsu đáp: "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?"

    Philatô đáp: "Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?"

    Chúa Giêsu đáp: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này".

    Philatô hỏi lại: "Vậy ông là Vua ư?"

    Chúa Giêsu đáp: "Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi".

     

     Vị vua không giống ai

    Mỗi năm, cứ đến Chúa nhật cuối cùng thì Phụng vụ lại mừng kính Đức Kitô là Vua. Thế nhưng, Ngài là vua theo ý nghĩa nào?

    Khi Philatô chất vấn Chúa Giêsu: Ông có phải là vua không? Chúa Giêsu đã trả lời: Phải, tôi là vua. Cũng là một khái niệm làm vua, nhưng Philatô có kinh nghiệm khác, người Do Thái có kinh nghiệm khác, còn Chúa Giêsu thì cũng có kinh nghiệm khác.

    Philatô thì coi làm vua là người ngự trị trong vinh quang, theo kiểu Caesar lúc bấy giờ đang trị vì tại Rôma. Người Do Thái thì coi làm vua là phải nổi lên để giải phóng dân tộc khỏi sự bóc lột và kìm kẹp của đế quốc Rôma, đem lại cho quê hương đất nước một thời đại hoàng kim. Còn Chúa Giêsu thì sao? Quan niệm của Ngài có mang nặng màu sắc chính trị và trần tục hay không?

    Khi Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai, các Phúc Âm đều nói tới những cơn cám dỗ Ngài phải chịu trong hoang địa. Chủ đề của những cơn cám dỗ ấy xoay quanh và gắn liền với uy quyền, với khái niệm làm vua. Và chúng ta thấy Chúa Giêsu đã đương đầu, đã khước từ sự cám dỗ ấy, không phải chỉ ở trong hoang địa, mà còn kéo dài trong suốt cả cuộc đời của Ngài. Sự cám dỗ ấy đến từ phía dân chúng, cũng như đến từ thẳm sâu cõi lòng của Ngài. Chẳng hạn sau khi làm phép lạ cho bánh hóa nhiều, dân chúng muôn tôn Ngài lên làm vua, nhưng Ngài đã lẩn trôn họ. Đứng trước tòa án của Philatô cũng vậy. Sau khi xác quyết mình là vua, thì Ngài đã lập tức xác định ngay lập trường của mình: Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì binh đội của tôi đã chiến đấu, để tôi không bị nộp cho người Do Thái.

    Bởi đó, chúng ta thấy Chúa Giêsu không từ chối tư cách làm vua của Ngài, nhưng kinh nghiệm làm vua ấy có một nét khác lạ và sâu xa. Chính vì thế, Ngài đã khước từ mọi kinh nghiệm trần gian của việc làm vua. Thái độ của Chúa Giêsu là luôn tránh né, để khỏi gây hiểu lầm về tính cách thiên sai của Ngài: Ngài đã tự coi mình là người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa mà tiên tri Isaia đã nói tới. Ngài đến để hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.

    Như thế, chúng ta thấy có một sự đối chọi gay gắt giữa khái niệm làm vua để thống trị và quy hướng về mình, với hình ảnh người tôi tờ đau khổ, thinh lặng và chịu đựng mọi khinh bỉ, nhưng nhờ đó đã làm phát sinh ra sự sống ơn sủng, cũng như làm phát sinh ra sự giải thoát khỏi những trói buộc của tội lỗi. Hẳn thực Chúa Giêsu đã sống cho người khác, đã xử trí các tương quan bằng lòng yêu mến. Ngài đã lên ngôi khi bị treo trên thập giá. Giới luật Ngài dùng để cai trị, đó là giới luật yêu thương. Ngài đã làm gương cho chúng ta về tinh thần phục vụ bằng việc quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ.

    Ngài là một vị vua không ngai vàng, không cung điện, không binh đội. Ngài là một vị vua không giống ai.

    Vì thế mỗi người chúng ta hãy tự vấn lương tâm xem: Tôi phải làm gì? Tôi phải sống thế nào, để xứng đáng là thần dân trong vương quốc của Ngài.