Thiên Chúa Là Cha Của Tôi

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - THAM DỰ TUẦN THÁNH

  •  
    Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:CMC-THDC
    Cc:TUNG DO,CMC Rev Toan
    Unsubscribe
     
    Sat, Apr 4 at 9:56 AM
     
     
    Ave Maria Mẹ Chúa Cứu Chuộc
     
    Good morning quí THĐC của em,
     
    Em xin chuyển đến THĐC những cái links sau đây để chúng ta có thể tham dự Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt Qua với ĐTC Phanxicô ở Vatican nhé.
     

    Chúa Nhật Lễ Lá - Ngày 05/04, lúc 11:00 giờ sáng ở Roma (California/Seattle... 3:00 am; Texas/Oklahoma... 5:00 am; Virginia/New York/Maryland/Philadelphia... 6:00 am) 

    Theo dõi ở cái link có thuyết minh bằng Việt ngữ này: https://youtu.be/0U0lcnet1HI

     

    Thứ Năm Tuần Thánh - Ngày 09/04, lúc 6:00 giờ chiều ở Roma (California/Seattle...10:00 pm, Texas/Oklahoma: 12:00 pm; Virginia/New York/Maryland/Philadelphia... 1:00 pm) 

    Theo dõi ở cái link nàyhttps://www.youtube.com/watch?v=5YceQ8YqYMc 

     

    Thứ Sáu Tuần Thánh - Ngày 10/04: Lễ lúc 6:00 giờ chiều ở Roma (California/Seattle...10:00 pm, Texas/Oklahoma: 12:00 pm; Virginia/New York/Maryland/Philadelphia... 1:00 pm) 

    Theo dõi ở cái link nàyhttps://www.youtube.com/watch?v=5YceQ8YqYMc  
       

    Đàng Thánh Giá tại thềm Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 9 giờ tối ở Roma (California/Seattle...1:00 pm, Texas/Oklahoma...3:00 pm; Virginia/New York/Maryland/Philadelphia...4:00 pm) 

    Theo dõi ở cái link có thuyết minh bằng Việt ngữ nàyhttps://youtu.be/uPV4V1v-Zz4

     

    Đêm Thứ Bảy Tuần Thánh - Ngày 11/04, Lễ Vọng Phục Sinh lúc 9:00 giờ tối ở Roma (California/Seattle...1:00 pm, Texas/Oklahoma...3:00 pm; Virginia/New York/Maryland/Philadelphia...4:00 pm)  

    Theo dõi ở cái link nàyhttps://www.youtube.com/watch?v=5YceQ8YqYMc

     

    Chúa Nhật Phục sinh - Ngày 12/04 vào lúc 11:00 giờ sáng ở Roma (California/Seattle... 3:00 am; Texas/Oklahoma... 5:00 am; Virginia/New York/Maryland/Philadelphia... 6:00 am)

              Sau lễ Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành Urbi et Orbi theo truyền thống.

    Theo dõi ở cái link có thuyết minh bằng Việt ngữ nàyhttps://youtu.be/wg7oDVeP8hs

     

    Đồng thời em cũng xin gửi post cả bài suiy niệm của Anh LM Trần Khả của chúng ta cho Chúa Nhật Lễ Lá rất hay dưới đây

     

    Chúa Nhật Lễ Lá

    Nạn Covid-19 và Nạn Giê-su

    Một đôi bạn trẻ chuẩn bị làm đám cưới vào thứ Bảy đầu tháng Năm tới, và mời tôi chủ tế lễ cưới, nhưng vì con dịch Covid-19, mọi người phải cách ly, ở nhà và tránh tụ tập quá 10 người. Chỉ được làm nghi thức cưới chứ không có Thánh Lễ. Họ đành phải đổi chương trình hoãn ngày cưới; phải hủy chương trình ở nhà thờ, nhà hàng.
    Tôi biết cô dâu từ khi cô mới 12 tuổi và đã phải chống chọi với bệnh leukaemia hơn gần hai năm trong bệnh viện MD Anderson và may mắn được khỏi bệnh. Bây giờ là y tá làm việc tại bệnh viện MD Anderson. Cô buồn bực và
    Cô thắc mắc “Tại sao lại là tôi? Tại sao các bạn tôi có thể làm lễ cưới dễ dàng còn tôi lại phải bị trắc trở thế này?”

    Con dịch Covid-19 đang làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta và của mọi người trên toàn thế giới.
    Mọi người, mọi sinh hoạt đều bị trắc trở. Nhiều người mất việc làm. Nhiều công sở, hãng xưởng tạm đóng cửa, ngưng hoạt động, trì hoãn sản xuất và công việc mua bán chậm lại. Nhiều nhà hàng cửa tiệm đóng cửa. Các buổi hội họp tiệc tùng bị cấm; Chúng ta phải tuân theo chỉ thị cách ly và giữ khoảng cách không đứng sát gần người khác. Cuộc sống trở nên bất tiện, căng thẳng bất bình thường. Nhiều người hoang mang lo lắng không biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu, tương lai ra thế nào.

    Các nhà thờ không có thánh lễ và ngưng mọi sinh hoạt không cần thiết.
    Nghi thức Tam Nhật Thánh và Lễ Vọng Phục Sinh cũng chỉ cử hành riêng. Rửa tội cho những người tân tòng và đón nhận những người gia nhập Giáo Hội cũng phải hoãn lại.
    Người chết cũng chỉ có nghi thức chôn cất chứ không có lễ an táng.

    Phản Ứng Nạn Covid 19

    Khi có tin dịch phát xuất từ thành phố Vũ Hán bên Trung Quốc, nhiều người nghĩ nó còn ở xa không đáng chúng ta quan tâm.
    Tin loan báo số người lây nhiễm và chết mỗi ngày một tăng, nhưng chúng ta cũng không lo lắng.
    Thái độ chung của các nước vẫn là ở ngoài nhìn vào Trung Quốc.
    Người ta chưa lo chặn dịch mà chỉ đặt câu hỏi, “Căn nguyên con dịch đến tử đâu?
    Từ khu chợ buôn bán hoang thú hay từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học Wuhan?
    Người ta nhận định, bình luận, phê phán và cũng có chút thương cảm cho các nạn nhân nhiễm dịch ở Trung Quốc, nhưng nó chưa phải là vấn đề chúng ta phải đối diện.
    Khi dịch lan sang Hàn Quốc người ta bắt đầu quan tâm hơn, nhưng con dịch vẫn còn ở xa.
    Rồi con dịch lan sang nước Ý, Iran, Tây Ban Nha, Pháp người ta bắt đầu lo lắng hơn.
    Khi con dịch phát hiện ở bang Washington, New York, California, Louisiana, New Jersey, Illinois nhiều người nhốn nháo, hoảng hốt, lo sợ.

    Lệnh khoanh vùng phong tỏa, cách ly và phương cách phòng ngừa được ban ra.
    Nhiều người chạy đi mua thực phẩm và những nhu yếu phẩm dự trữ.

    Khi dịch đến sát gần nhiều người bắt đầu than trách tại sao chính quyền nhà nước không cảnh báo?
    Tại sao chính phủ không chuẩn bị dụng cụ y tế sẵn để cung ứng cho dân khi con dịch đến?
    Tại sao không có thuốc?
    Tại sao không có đủ máy trợ thở?
    Tại sao không có đủ khẩu trang?
    Tại sao không có đủ thuốc khử trùng?

    Sau than trách người ta bắt đầu đổ lỗi, tại vì lãnh đạo giở, không biết nhìn xa trông rộng! Không có kế hoạch! Không đánh giá nguy hiểm đúng mức của con dịch. Tại vì và nhiều cái tại vì.

    Người ta bắt đầu đổ lỗi cho những người lãnh đạo, cho tổng thống, cho thủ tướng, cho thống đốc, cho thị trưởng, cho bộ trưởng, cho cơ quan y tế, cho bệnh viện.

    Bây giờ con số người nhiễm ở Mỹ tăng cao nhất thế giới. Số người chết vì dịch cũng đang tăng nhanh.

    Thật đáng buồn là trong khi tổng thống, phó tổng thống, các chuyên gia y tế, các bác sĩ y tá, các khoa học gia, và nhiều nhân viên chính phủ, quân đội, và nhiều người khác đang ngày đêm lo tìm cách đối phó và chữa trị chăm sóc cho những người bị nhiễm dịch thì nhiều người trong giới truyền thông vẫn như người ngoài cuộc chỉ tiêu cực phê bình, chỉ trích, than tráchđổ lỗi mà không chung tay trong chương trình cứu chữa.
    Làm như thế chẳng khác gì họ đang tự trút bỏ trách nhiệm cho người khác.
    Họ đang tự phuổi tay nói, “Tôi không can dự gì vào việc chữa trị con dịch này.”

    Đứng trước cơn đại dịch Covid19 chúng ta có thái độ thế nào? Chắc chắn bằng mọi giá chúng ta phải gìn giữ bảo vệ mạng sống của mình. Nhiều người chắc vẫn chưa cảm nhận đúng được cấp tính khẩn trương và nguy hiểm của đại dịch, nhưng Cơn đại dịch Covid 19 này đang làm mọi người suy nghĩ và chắc chắn sẽ thay đổi cuộc sống xã hội và của nhiều cá nhân. Ông bà chúng ta nói khi có biến thì “bỏ của chạy lấy người.” Mạng sống con người là cao quí nhất. Nhưng phải sống thế nào để đúng với giá trị con người.

    Văn chương Việt Nam có câu truyện “Anh Phải Sống” kể về hai vợ chồng chèo thuyền đi vớt củi trên sông. Không may giông to gió lớn ập đến làm con thuyền bị lật đắm. Chồng biết bơi lội còn cô vợ thì không. Chồng dìu vợ cố bơi vào bờ, dù mệt nhưng quyết sống cùng sống, chết cùng chết. Nhưng khi thấy chồng quá mệt sức, nên cô vợ buột kêu lên “còn thằng bờm cái tí, anh phải sống” thế rồi cô buông tay ra trôi theo giòng nước. Mấy ngày sau người ta thấy người đàn ông cùng mấy đưa con thắt khăn tang đứng bên bờ sông tưởng nhớ người mẹ hiền và người vợ can đảm.

    Chính Chúa Giê-su đã bằng lòng trả giá bằng chính sinh mạng của Ngài để cứu chuộc mọi người chúng ta. 

    Phản Ứng Nạn Giê-su

    Các Phản Ứng trước con dịch virut Covid-19 này cũng cho chúng ta liên tưởng đến cảm nghiệm của các môn đệ trong trong những ngày cuối đời của Chúa Giê-su mà Giáo Hội gọi là Tuần Thánh bắt đầu với Chúa Nhật Lễ Lá. Tuần Thánh là thời gian mà chúng ta cảm thấy sự linh thiêng huyền bí của tâm linh Ki-tô giáo. Các môn đệ không hiểu những gì đang xẩy ra cho Chúa Giê-su và không lường trước được những gì đang đến với họ và nhân loại.

    Bài Tin Mừng kể lại bối cảnh trong những giờ phút cuối đời của Chúa Giê-su bắt đầu từ bữa Tiệc Ly thân tình kín đáo, bồi hồi với những lời tâm sự dặn dò của Chúa Giê-su dành cho các môn đệ, rồi bầu khí tĩnh mịch Chúa cầu nguyện và lo buồn đến đổ mồ hôi máu thế mà ba môn đệ vẫn say ngủ. Tiếp đến là hành động phản bội hết sức vô cảm, không tình nghĩa khó hiểu của Giu-đa, đến cuộc xét xử bất công trước Hội Đồng Tòa Thượng Thẩm và trước quan Phi-la-tô, một ông quan thiếu bản lãnh, rồi lời chối Chúa thật trơ trẽn hèn nhát không hổ thẹn của Phê-rô, và Chúa bị đánh đòn tàn nhẫn, rồi nhận án tử hình thập giá đau đớn nhục nhã nhất trên đời, và kết thúc với cái chết tức tưởi đơn độc và được đem chôn cất trong ngôi mộ mượn của một người tốt bụng. Đứng trước cơn biến loạn như thế, các môn đệ đã hoảng sợ lo lắng hoang mang tán loạn như mất hết niềm tin và hy vọng.

    Đây không phải là lúc than trách, đổ lỗi hay lên án Trung Quốc, Vũ Hán hay tổng thống hoặc bất cứ lãnh đạo nào bằng những lời la lớn tiếng “Đóng đinh nó vào thập giá.”
    Đây cũng không phải là lúc sợ hãi bỏ chạy xa tránh những người mắc bệnh dịch như các môn đệ đã bỏ chạy khi Chúa lâm nạn.
    Đây cũng không phải là lúc phuổi tay chối bỏ trách nhiệm như Phê-rô chối, “Tôi không biết người đó là ai.” “Tôi chẳng có trách nhiệm gì cả.”
    Đây cũng không phải là lúc quá lo sợ thất đảm đến độ hành xử như Giu-đa thất vọng không còn thấy lối thoát.

    Phản Ứng Theo Tin Mừng


    Chúng ta cần học theo gương của Đức Mẹ và những người phụ nữ thân thiết với Chúa Giê-su âm thầm theo dõi, trao khăn lau mồ hôi cho Chúa, an ủi nhau nhất là những người đau bệnh.

    Chúng ta cần học theo gương ông Simon vác đỡ gánh nặng cho các bác sĩ và các y tá cùng các nhân viên y tế đang phục vụ bệnh nhân.

    Chúng ta cần học theo gương của ông Giu-se đóng góp phần mộ để mai táng những người không may phải chết vì con dịch.

    Tuần vừa qua có tin từ bên Vương Quốc Anh kể về anh Liam Dowing, 30 tuổi đang mắc chứng bệnh ung thư tủy xương và mới bị mắc nhiễm dịch Covid 19. Hôm 19 tháng Ba, các bác sĩ nói với gia đình anh là họ không còn cách nào để chữa bệnh ung thư cho anh được nữa. Anh Liam nói chuyện với cố vấn chuyên nghiệp để biết các lựa chọn anh có, sau cuộc nói chuyện anh quyết định ngưng không tiếp tục dùng các thuốc chữa trị cho anh nữa. Thay vào đó, anh nói hãy dùng các phương tiện và nguồn thuốc trị liệu để chữa trị cứu sống cho người khác đang cần hơn.

    Đây là một quyết định can đảm anh hùng đáng ngưỡng mộ của một thanh niên mới 30 tuổi đời.

    Một giáo dân trong giáo xứ của tôi biết là vì trong mấy tuần vừa qua giáo xứ không có Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và không có tiền đóng góp của giáo dân từ các Thánh Lễ. Ông hỏi vậy thì cha lấy tiền đâu để trang trải các phí tổn cho nhà thở. Tôi nói có lẽ sẽ phải cho các nhân viên tạm nghỉ việc để dành tiền trả chi phí điện nước. Nghe thế ông bà đã quyết định giúp cho giáo xứ 25 ngàn đô để có tiền tiếp tục trả cho các nhân viên. Ông nói, “Các nhân viên cần có tiền để lo cho họ và gia đình.” Tôi vô cùng xúc động và coi đó là bài học hy sinh cao quí khi bước vào Tuần Thánh. Chúng ta cùng dùng thời giờ trong tuần Thánh này để cầu nguyện cùng với Chúa Giê-su cảm nghiệm những ngày cuối đời của Ngài ở trần gian hầu chúng ta có thể ngưỡng mộ tình yêu sâu đậm và tình thương vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại. 

     

    Quan sát và lắng nghe tường thuật về câu truyện cuối đời của Chúa Giê-su phải gánh chịu trong những giờ cuối đời của Ngài, chúng ta thấy một điểm nổi bật đáng buồn là sự giãi bày của tội lỗi, từ tội này đến tội khác mà con người xúc phạm đến Thiên Chúa và xúc phạm đến nhau. Thánh Mat-thêu đã chủ ý nhấn mạnh đến sự xấu xa này để nói với chúng ta về ảnh hưởng do cái chết và sự sống lại của Chúa Giê-su. Chúa Giê-su đến để cứu chúng ta khỏi chết bởi tội lỗi, và qua cuộc khổ nạn, chịu chết và sống lại của Ngài, Ngài đã phá tan quyền lực của tội lỗi và mở đường cho chúng ta đến với sự sống đời đời. Chúa Giê-su đã đón nhận bị đối xử tồi tệ nhất trần gian hầu Ngài có thể vĩnh viễn chôn vùi quyền lực của tội lỗi. Chúng ta cùng hiệp nhất với Chúa và với nhau chống lại tội lỗi, chống lại  Virut Covid-19 và trông chờ Ngày Phục Sinh khải hoàn cho toàn thể nhân loại.

    L. M. J. J. Trần Đình Khả

     

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHoRZ0ELa27Y%2BQmWrtuJ2ANfWuHFU%2Bhyq8N22kMAwtGxEQ%40mail.gmail.com.
     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI- CHÚA CHỪA NGƯỜI BẠI LIỆT

  •  
    Tinh Cao
     
    Mon, Mar 23 at 3:57 PM
     
     

    Thứ Ba CN4MC-A

     

     Lời Chúa

    TÔI ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA NHÉ !

    KẺO KHỐN HƠN TRƯỚC

     

    Bài Ðọc I: Ed 47, 1-9. 12

    "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến ai, thì tất cả đều được cứu rỗi".

    Trích sách Tiên tri Êdêkiel.

    Trong những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc, đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải. Khi đó có người đàn ông đi ra về hướng đông, tay cầm sợi dây, ông đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước tới mắt cá chân. Ông đo một ngàn thước tay nữa và dẫn tôi đi qua dưới nước đến đầu gối. Ông còn đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước đến ngang lưng. Ông lại đo thêm một ngàn thước tay nữa, và đây là suối nước, tôi không thể đi qua được, vì nước suối dâng lên cao quá, phải lội mới đi qua được, nên người ta không thể đi qua được. Người ấy nói với tôi: "Hỡi người, hẳn ngươi đã xem thấy". Rồi ông dẫn tôi đi, rồi dẫn trở lại trên bờ suối. Khi trở lại, tôi thấy hai bên suối có nhiều cây cối. Người ấy lại nói với tôi: "Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến.

    Gần suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9

    Ðáp: Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, và ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ (c. 8).

    Xướng: 1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu giúp khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ xuống đầy lòng biển cả. - Ðáp.

    2) Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương, thành được Chúa cứu giúp. - Ðáp.

    3) Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các ngươi hãy đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên vũ trụ. - Ðáp.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 50, 12a và 14a

    Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ.

     

    Phúc Âm: Ga 5, 1-3a. 5-16: NGƯỜI BỆNH ĐÃ 38 NĂM

    "Tức khắc người ấy được lành bệnh".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Tại Giêrusalem, gần cửa "Chiên", có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?" Người đó thưa: "Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về". Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: "Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng". Anh ta trả lời: "Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: "Vác chõng mà đi". Họ hỏi: "Ai là người đã bảo anh "Vác chõng mà đi?" Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.

    Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: "Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.

    Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat.

    Ðó là lời Chúa.

      

     

     

    Suy niệm

    SỰ ĐAU LIỆT CỦA TÂM HỒN BẠN VÁ TÔI?

    ĐÃ KHÔNG QUYẾT TÂM BỎ TỘI TRỞ VỀ VỚI NGÀI?

     

     

    Phép lạ Chúa Giêsu chữa lành cho "một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm" ấy 

    đã kèm theo cả một hiện tượng phải gọi là quái lạ hay quái gở chưa từng thấy.

     

     

     

    Mùa Chay tiếp tục với ngày Thứ Ba trong Tuần IV Mùa Chay hôm nay, phụng vụ lời Chúa, bao gồm cả Bài Phúc Âm lẫn Bài Đọc 1, đều liên quan đến hình ảnh về nước
     
    Trước hết, nước trong Bài Phúc Âm hôm nay là một thứ nước có khả năng chữa lành, như Thánh ký Gioan thuật lại ở đầu bài Phúc Âm như sau: "Tại Giêrusalem, gần cửa 'Chiên', có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt".
     
    Lý do tại sao cái hồ này lại "có rất nhiều người đau yếu, mù lòa, què quặt, bất toại nằm la liệt" như vậy, là vì mỗi khi nước hồ động lên đều có thể chữa lành cho bệnh nhân hay tật nguyền nhân nào xuống hồ đầu tiên. 
     
    Đó là lý do, "có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm" đã trần tình cùng "Chúa Giêsu", Đấng bấy giờ đã "thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: 'Anh muốn được lành bệnh không?'"và đã than thở với Người về hoàn cảnh nuôi hy vọng trong thất vọng và tuyệt vọng của anh ta như sau: "Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi".
     
    Ở đây, trong câu trả lời của nạn nhân "đau liệt 38 năm này", một nạn nhân cô độc chẳng ai giúp đỡ ấy, như thể đã hoàn toàn bị bỏ rơi, và đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn trông mong được khỏi tật bệnh kéo dài có thể nói gần nửa đời người như thế nữa, nên khi được Chúa Giêsu hỏi "Anh muốn được lành bệnh không?", anh ta đã trả lời một cách có vẻ rất hững hờ, chẳng có chút gì là hào hứng, chỉ trình bày và than phiền về thân phận hẩm hiu bất hạnh đến vô vọng của mình thôi.
     
    Nếu anh ta còn một chút hy vọng, còn ham sống, thì phản ứng của anh ta khi vừa được Chúa Giêsu hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?", anh ta như chộp được thời cơ, chụp được cơ hội ngàn vàng, cơ hội ngàn năm một thuở mà thưa ngay với Người rằng: "Thưa có chứ... Vậy thì ông có thể giúp tôi được không...". 
     
    Thế nhưng, anh ta đâu có ngờ rằng, chính lúc anh ta đã nản lòng không còn muốn sống nữa, muốn buông xuôi theo số phận hẩm hiu bất hạnh, anh ta lại được cứu, cho dù anh ta không hội đủ điều kiện là lòng tin tưởng cần có của anh ta. Nhưng vì Chúa Giêsu, ở trong trường hợp của anh ta, không cần anh ta tin, vì anh ta đã biết Người đâu mà tin, cho bằng Người làm cho anh ta tin, bằng quyền năng của Người nơi anh ta. 
     
    Bởi thế, Người đã tự động chữa lành cho anh ta: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về", sau khi đã hỏi phép anh ta đàng hoàng trước đó. Cho dù anh ta không tỏ ra tích cực và minh nhiên theo câu hỏi của Người, nhưng nội dung của câu anh ta trả lời Người đã cho thấy rằng anh ta thực s là muốn được chữa lành. Và tác dụng thần linh của lời Người truyền đã tuyệt đối công hiệu ngay bấy giờ, nơi đương sự nạn nhân đã tỏ ý muốn được chữa lành: "Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi".
     
    Phép lạ Chúa Giêsu chữa lành cho "một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm" ấy đã kèm theo cả một hiện tượng phải gọi là quái lạ hay quái gở chưa từng thấyỞ chỗ, trong bài Phúc Âm không thấy nói gì đến việc nạn nhân đương sự được chữa lành sụp lạy Chúa Giêsu để tạ ơn Người về phép lạ bất ngờ anh ta không thể nào tưởng tượng được rằng phép lạ đã xẩy ra cho anh ta ở vào lúc anh ta tuyệt vọng nhất như thế. Có thể là vì trong thời khoảng anh ta đang lồm cồm bò ngồi dậy sau 38 năm không bao giờ có thể ngồi lên như lời Người truyền thì "Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó".
     
    Cứ cho là như thế đi! Thế nhưng, sau khi anh ta bị những người khác nhắc bảo rằng: "'Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng'. Anh ta trả lời: 'Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: Vác chõng mà đi'. Họ hỏi: 'Ai là người đã bảo anh Vác chõng mà đi?' Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai". 
     
    Nạn nhân đương sự được chữa lành này không biết Người cũng phải và vì thế anh ta đã trả lời đúng sự thật. Tuy nhiên vấn đề ở đây là sau đó, sau khi anh ta biết được Người là ai rồi thì anh ta cũng vẫn không ngỏ lời cám ơn Người, trái lại, quái gở thay, anh ta lại đi tố cáo phản lại Người: 
     
    "Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: 'Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước'. Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh. Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat".
     
    Trường hợp chín trong mười người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành cho, khi thấy mình được khỏi trên đường đi trình diện với các vị tư tế như lời Người bảo họ, mà không trở lại tạ ơn Người như một người Samaritanô trong số họ (xem Luca 17:11-19), đằng này nạn nhân đương sự bất ngờ (không hề van xin) được Chúa Giêsu chữa lành cho khỏi tật bệnh kéo dài suốt 38 năm trường lại quay ra tố cáo Người nữa thì quả là vô cùng quái gở, không thể nào tượng tưởng được.
     
    Đó là lý do, thấy trước được con người này, Chúa Giêsu đã cảnh giác anh ta về đặc ân nhưng không anh ta vừa được hưởng về phần xác có thể sẽ trở thành tai họa về phần hồn cho anh ta rằng: "Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". 
     
    Vấn đề được đặt ra ở đây là thế thì tại sao Chúa Giêsu lại chữa lành cho một nạn nhân mà Người biết rằng ân phúc nạn nhân đương sự này được hưởng có thể trở thành tai họa cho phần hồn của họ như vậy? Có thể nói, lý do Chúa Giêsu chữa lành cho nạn nhân đương sự này là vì tự mình họ đáng thương và cần được cứu vớt trong lúc anh ta không được ai cứu giúp và trong lúc anh ta có vẻ như đã hoàn toàn tuyệt vọng. 
     
    Ngoài ra, không phải vì anh ta là con người "xấu" mà anh ta không đáng được hưởng ơn lành như những người tốt hơn anh ta và xứng đáng hơn anh ta. Ơn Chúa là của Chúa, là những gì nhưng không từ Chúa, Người muốn ban cho ai tùy ý của Ngài, hay muốn ban thế nào và ban vào lúc nào cũng không ai cản được, và không ai có quyền ghen tị với người khác và đặt vấn đề với Người. 
     
    Nhưng về phần người nhận ân huệ của Người có biết ơn Người và đáp ứng xứng đáng với ân huệ họ lãnh nhận hay chăng, hoàn toàn là do họ. Trường hợp nạn nhân đương sự trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đâu có ép anh ta phải được lành mạnh - anh ta có thể nói với Chúa khi Người hỏi anh ta "Anh muốn được lành bệnh không?" rằng: "No, thank you. I'm fine!" 
     
    Bởi thế, chỉ sau khi anh ta ngỏ ý muốn được chữa lành Người mới ra tay thỏa đáng ước muốn đã trở thành tuyệt vọng của anh ta thôi, nhờ đó, Người có thể làm cho anh ta phấn khởi lên mà sống, và sống một cách xứng đáng với số phn lành mạnh của con người vốn đã được Thiên Chúa ngay từ ban đầu dựng nên tốt đẹp mọi bề về cả hồn lẫn xác
     
    Sau nữa, "nướctrong Bài Đọc 1 hôm nay được Tiên Tri Êzêkiên diễn tả xuất phát từ "nhà Chúa" và "chảy dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ bên phải đền thờ (dường như ám chỉ máu và nước chảy ra từ cạnh suờn Chúa Kitô tử giá), về phía nam bàn thờ (ám chỉ chảy xuống phía dưới cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Kitô tử giá)". Nước càng ngày càng dâng cao, đầu tiên chỉ ở mức "mắt cá chân", sau đó "đến đầu gối", rồi "đến ngang lưng" và cuối cùng "vì nước suối dâng lên cao quá, phải lội mới đi qua được".
     
    Chưa hết, Bài Đọc 1 hôm nay còn cho thấy tác dụng của giòng suối nước này, cả ở dưới suối nước lẫn trên bờ suối nước. Ở dưới suối nước: "Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến".
     
    Còn ở trên bờ suối nước thì sao, chúng ta thấy được Tiên Tri Êzêkiên diễn tả ở phần cuối Bài Đọc 1 hôm nay như thế này: "Gần suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống".
     
    Hình ảnh nước và suối nước theo Bài Đọc 1 hôm nay diễn tả, càng lúc càng dâng cao và mang lại sức sống cùng phát triển cho sinh vật cả ở dưới nước lẫn trên bờ như thế khiến cho chúng ta liên tưởng đến những gì Chúa Giêsu nói về nước ám chỉ Thần Linh, một Vị Thần Linh ban sự sống, được tuôn đổ xuống trên Giáo Hội bởi Chúa Kitô phục sinh (xem Gioan 7:37-39; 20:22) trong mầu nhiệm Vượt Qua và nhờ biến cố Vượt Qua.
     
    Tâm tình của những ai được chữa lành bởi nước, như người đau liệt 38 năm trong Bài Phúc Âm hôm nay, và những ai được no thỏa suối nước xuất phát tự nhà Chúa trong Bài Đọc 1 hôm nay, đều có một cảm nghiệm thần linh như vị thánh vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay: 
     
    1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu giúp khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ xuống đầy lòng biển cả. 
     
    2) Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương, thành được Chúa cứu giúp.
     
    3) Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các ngươi hãy đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên vũ trụ. 

     

    From: Hoabg <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: 2017-03-31 4:05 GMT-07:00
    Subject: VỀ: PVLC Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay 28-3-2017
    To: Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>, TDFatima <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>, TNFatima <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>

    Tôi đọc bài nầy thấy quá hay, tuy nhiên xin có một nhận xét để "bênh vực" cho anh bại liệt: vì anh ta rất trung thưc . anh ta muốn tôn vinh và củng muốn mọi người tôn vinh nên ngay khi biết được người đả chửa lành anh ta đả báo cho  nhửng kẻ đả tra  khảo.... chứ không phải đẻ tố cáo. Xin chân thành góp ý.

     

    From: Tinh Cao <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: 2017-03-31 10:12 GMT-07:00
    Subject: Re: VỀ: PVLC Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay 28-3-2017
    To: Hoabg <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Cc: TDFatima <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>, TNFatima <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>

    Rất cám ơn người anh em đã, trước hết tiếp nhận bài chia sẻ Phụng Vụ Lời Chúa hằng ngày của tôi mà còn đọc kỹ và góp ý nữa. Tôi cảm thấy rất vui khi có người anh chị em của mình đồng cảm với mình như thế.  

    Nói chung, những gì chúng ta chia sẻ với nhau về Phụng Vụ Lời Chúa (Chúa Nhật hay hằng ngày hoặc suốt tuần như tôi đang làm) là do suy niệm, cảm nghiệm và suy diễn của từng tâm hồn với Lời Chúa được ghi lại trong chung Thánh Kinh và riêng Phúc Âm, không buộc ai cũng phải có cùng một cảm nhận như nhau, vì tác động của Chúa Thánh Thần nơi mỗi tâm hồn như "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8). 

    Về trường hợp của nạn nhân bất toại 38 năm trong bài Phúc Âm được người anh cho rằng hành động cho những ai vốn ác cảm với Chúa Giêsu biết là vị đã chữa lành cho anh ta trong ngày hưu lễ là cố ý để họ cùng anh tôn vinh Người, hơn là tố cáo Người, tôi xin được lợi dụng dịp này để dẫn giải thêm một số chi tiết nữa cho sáng tỏ thêm vào bài chia sẻ khá dài của tôi nhé: 

    Trước hết, vấn đề được đặt ra ở đây là nếu nạn nhân bại liệt 38 năm này có ý tốt, muốn nói ra phép lạ chỉ để tôn vinh Vị đã chữa lành cho mình, thì tại sao ngay trước đó Chúa Giêsu lại tự động đến gặp lại anh ta để cảnh giác anh ta, như để ngăn ngừa anh ta về hành động anh ta sắp làm, một hành động rất nguy hiểm cho phần hồn của anh ta: "Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước"? Thường thì Chúa căn dặn một số nạn nhân được chữa lành "đừng nói với ai" (Mathêu 8:4; Marco 1:44), để rồi chính những nạn nhân này đã đích thân loan truyền phép lạ của Người. Ở đây, trường hợp của nạn nhân bại liệt 38 năm hoàn toàn khác hẳn. Nếu anh ta muốn tôn vinh Chúa Kitô thì tại sao anh ta không tôn vinh trước mặt chung công chúng mà chỉ cho những kẻ hạch hỏi anh ta thôi?  

    Sau nữa, nạn nhân bất toại 38 năm được chữa lành này hoàn toàn khác với người mù từ lúc mới sinh trong bài Phúc Âm Chúa Nật IV Mùa Chay vừa rồi, một người mù khi Chúa Giêsu trở lại với anh ta một lần nữa, thì anh ta, sau khi biết được vị đã chữa lành và được chính Người tỏ mình ra thì tuyên xưng đức tin và phục xuống thờ lạy Người, trong khi đó, nạn nhân bại liệt 38 năm này khi đươc gặp lại chính Đấng chữa lành cho mình, thì chẳng những không bày tỏ một lời cám ơn nào và chúc tụng Người thì chớ, lại còn báo cho thành phần hạch hỏi anh ta nữa, một hành động anh ta chẳng cần phải làm, mà dù có làm thì anh ta đáng lẽ phải bênh vực Người, như nạn nhân bị mù từ lúc mới sinh mới đáng gọi là tôn vinh Đấng đã chữa lành cho mình một tật nguyền đã tuyệt vọng. 

    Sau hết, nạn nhân bại liệt 38 năm này khi bị hạch hỏi thì không biết vị chữa mình là ai, thế nhưng sau khi được gặp lại vị ấy, lần bị vị này cảnh báo việc làm tội lỗi sắp xẩy ra của anh ta, thì anh ta dường như cảm thấy bị chạm tự ái, thành ra hình như trở nên ác cảm hơn với vị đại ân nhân của mình, đến độ, anh ta đã nói thẳng tên "Giêsu" của vị ân nhân của mình ra cho những ai hạch hỏi anh ta, một tên gọi mà tự nhiên anh ta biết được, dù vị chữa lành anh ta không hề nói cho anh ta biết tên của Người, như Người tỏ mình ta cho người mù từ lúc mới sinh. Như thế thì có thể suy thêm rằng nạn nhân bại liệt 38 năm này dường như đã biết vị chữa lành cho mình là "Giêsu" ngay từ đầu, vì anh ta đâu có mù như người mù từ lúc mới sinh, nhưng khi bị hạch hỏi lần đầu thì anh ta giấu tên vị ấy đi như để bênh vực và trả ơn cho vị ân nhân của mình, sau đó anh ta lại tự động nói tên vị này ra, một tên anh ta đã biết rồi, do vị ấy đã trở lại cảnh giác anh ta một cách tiêu cực.  

    Đó là một chút suy diễn thêm về trường hợp người bại liệt 38 năm được chữa lành về phần xác, nhưng nếu không khéo lại bị nguy hiểm về phần hồn. Chúng ta cũng thế, nếu không biết lợi dụng ơn Chúa ban nhưng không, chúng ta cũng sẽ đi đến chỗ nguy hiểm đến phần rỗi đời đời của chúng ta. Vậy chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta xứng đáng nhận ơn của Ngài và sử dụng ơn Ngài cho nên.  

    Chúc người anh một Mùa Phục Sinh tràn đầy bình an nhé. 

    Xin cầu cho tôi với. 

    cao tấn tĩnh

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

    MC.IV-3.mp3  

     

     

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqjQOqSJGHpKseryUB6VgX39cH3nWdz-ky-rbww7xiz%3DA%40mail.gmail.com.
     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI- XIN ƠN BÌNH AN -ĐBĐM

Xin Ơn Bình An

Trong cơn nguy biến khốn cùng

Đoàn con sám hối tôn sùng Thánh Tâm

Thiết tha cầu khẩn âm thầm

Chúa thương giải thoát đường trần gian nan.

 

                   Cả tháng qua ai ai cũng lo sợ cơn đại dịch bệnh Covid-19 tràn lan trên toàn thế giới, nhiều nhất tại vùng tâm điểm Vũ Hán của Trung Quốc, hầu như ai cũng nhận được những thông tin khẩn báo về ôn dịch Virus Corona vô cùng nguy hiểm đến tính mạng, để mọi người đều biết cách phòng chống cho chính mình và cho cả xứ sở mình nữa.

                   Sự sợ hãi tột cùng…chỉ bão hòa lại được khi người ta hướng về tâm linh, biết nhìn nhận ra là có “ Thượng Đế ”, bởi khối óc loài người dù có tài giỏi cỡ nào cũng chẳng ngăn chặn nổi cái chết đến bất ngờ như thế được. Chỉ với ơn Thiên Chúa giúp đỡ, thì các nhà khoa học mới tìm ra được loại thuốc để tiêu diệt Virus bệnh quái ác này mà thôi.

                 Vào thời điểm nguy bách như vầy, mọi người tín hữu Công giáo đều biết ngoan ngoãn làm theo lời kêu gọi của các Đấng Bản quyền trong Giáo Phận mình, nhất là trong mùa Chay Thánh 2020 : “ Siêng năng cầu nguyện, chay tịnh, sám hối…”, cầu xin lòng Chúa xót thương, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu, Thánh Rôcô là Vị Thánh được đặc ân Chúa ban chữa lành các dịch bệnh. Nhờ có lòng tin và sự tín thác tuyệt đối vào tình yêu Thiên Chúa, nên đa số người tín hữu Việt Nam có được sự bình an cả về mặt thể lý và tâm linh.

                Sợ, đây là một nỗi lo sợ lớn của toàn thế giới nói chung, và của từng cá nhân chúng ta nói riêng khi nghe biết về cơn đại dịch bệnh Covid-19 làm nhiều người chết đến thế, bản thân tôi cũng rất sợ…,còn sợ hãi hơn nữa khi phải trực tiếp đối diện với cái chết nơi thân xác mỏng dòn này, thiết nghĩ nếu không nhờ ơn Chúa tiếp sức và ban cho nghị lực vững vàng, chắc tôi cũng đã gục chết vì sự sợ hãi và đau lòng quá sức tưởng tượng của mình. Như một số người thân quen đã chứng kiến và đã rõ…, tôi đang viết những dòng tâm sự này trong lời cầu nguyện sốt sắng để được ơn Chúa Thánh Thần tác động…để tôi biết chia sẻ điều hay ý tốt cho bạn đọc rút kinh nghiệm sống còn. Thế hệ chúng ta từ 6x đến 8x chắc rất hiếm có ai bị Stress nặng đến nỗi phát ra thành bệnh “ Tâm thần phân liệt”, chỉ từ khi nền công nghệ thông tin bùng nổ, nên đám trẻ 9x trở lại đây mới bị ảnh hưởng khá nhiều như thế, đặc biệt là các em đi du học bổng nước ngoài, nếu em nào mà tâm lý và đời sống Đức Tin Công Giáo không vững, thì dễ bị dính bệnh này liền, thật đáng buồn ơi là buồn…

           N là một học sinh giỏi từ hồi cấp một, hai, rồi N cùng bạn học tại trường cấp hai thi lấy học bổng toàn phần giải  Atas*( Ngôi sao Châu Á). Hai bạn cùng phấn khởi thuyết phục ba mẹ cho nhận học bổng toàn phần của phía trường bên Singapor để qua đó học theo chương trình Anh Ngữ lớp chín trở lên cho tới đại học luôn. Thấy con vui vẻ và có óc cầu tiến nên ba mẹ nào cũng đồng ý cho con lên đường, chuyến bay đầu tiên trường còn tặng cho phụ huynh vé bay và chỗ ở miễn phí ba ngày để theo con vào trường mà yên tâm.

          Bốn năm học đầu tiên hai bạn đều thấy nhẹ nhàng vui vẻ mạnh khỏe, thế rồi khi bắt đầu luyện thi đại học để chọn nghành thì bạn nào cũng phải thức khuya dậy sớm vắt cạn chất xám ra mà học. Học theo chương trình học bổng đòi hỏi tiêu chí phải cao hơn nhiều so với du học sinh tự túc, chính từ đó bạn nào sức khỏe đề kháng yếu là bị đổ bệnh ngay. N chẳng may lọt vào sĩ số này, một hôm nhà trường gọi điện báo về Việt Nam mời gấp rút phụ huynh của N sang bệnh viện mà trường đưa N vào đó vì bác sĩ  phát hiện N bị chứng hoang tưởng khá nặng…

          Mấy năm tiếp theo bác sĩ Singapor cũng không chữa dứt bệnh cho N được, thế là nhà trường nói phụ huynh cho N về gia đình nghỉ dưỡng điều trị dài hạn…Tìm hiểu qua nhiều thông tin gia đình thấy bệnh này rất phức tạp, phải nghe lời bác sĩ cho N uống thuốc thần kinh liên tục gần bốn năm đằng đẵng, tác dụng phụ bị ảnh hưởng nhiều làm giảm trí nhớ, nói năng lẩn thẩn… và phát phì vì giữ nước trong người do thuốc, N lúc tỉnh vẫn có thể làm việc tốt theo sự hướng dẫn của phụ huynh, đi lễ đọc kinh theo quán tính tự nhiên xưa nay, nhưng khi trở bệnh thì bộc phát hoang tưởng trong cả suy nghĩ và hành động quái gở…, như quỳ sụp lạy một hình ảnh nghệ thuật nào đó và nói là “ Chúa”, khi vui lúc buồn bất thường…Phụ huynh đã mấy lần đưa N đến các Cha và Soeur đạo đức thánh thiện để xin tư vấn và giúp lời cầu nguyện…

          Vào ngày gần cuối năm 27 Tết Canh Tý vừa qua, bình thường N vẫn thức dậy sáu giờ sáng theo phụ huynh đi tập thể dục, hôm nay đột nhiên nói mệt trong người xin được nằm nhà ngủ nướng thêm ít giờ. Chỉ sau khoảng một tiếng phụ huynh vắng nhà, vừa về bước lên lầu đã phát hiện N trong tư thế như “ Chúa Giêsu chết treo trên thập giá, đầu gục xuống nhắm mắt khép miệng thật bình an”. Phụ huynh hốt hoảng kêu tên Chúa Mẹ giúp…, và mau lẹ hai người tháo N xuống gấp rút làm hô hấp, có Soeur cạnh nhà và chòm xóm gọi cho 115 xe cấp cứu và đội ngũ y bác sĩ đến đem máy thở hỗ trợ tại nhà, sau gần một giờ ai cũng vã mồ hôi cứu hộ nhưng đã vô vọng. Có hai Soeur kề cận gia đình trong lúc này để giúp cầu nguyện và nâng đỡ tinh thần, phụ huynh run rẩy vảy nước Thánh làm dấu Thánh Giá cầu nguyện trong nỗi đau vô cùng tận, ráng nhớ đến Đức Mẹ sầu bi ôm thi hài Chúa vào lòng, dù đau đớn như mũi dao đâm thấu tim nhưng Mẹ vẫn can đảm bình an…, chính nhờ ơn Mẹ mà phụ huynh mới bình tĩnh để lo hậu sự tốt đẹp cho N trong thánh ý huyền nhiệm của Thiên Chúa tình yêu.

         Trong nhóm mười bạn du học bổng từ Bắc vào Nam với N, thì đã có bốn bạn đã phải về quê hương để điều trị bệnh lý thời đại này. Bạn B tâm sự: “ Dạo luyện thi đại học bọn em thường phải ngồi máy tính học tới ba giờ sáng rồi mới nằm ngủ và ngủ vật, hơn tám giờ ăn uống vội vàng lại phải vào lớp, khiến đầu óc hay bị quay cuồng…sau đó đổ bệnh lúc nào không hay…”. Thật tội nghiệp cho các em, và cũng rất đáng sợ, vì quá mê học mà thành ra nông nỗi này…Qua biến cố vĩnh biệt của N, tôi mong các bạn trẻ rút kinh nghiệm biết điều độ thời khóa biểu: sống quân bình có khoa học cho chính bản thân mình, đừng để lại nỗi đau và sự sợ hãi quá sức cho ba mẹ, vì nếu không có ơn Chúa giúp, thì bậc phụ huynh như tôi e rằng cũng hóa điên, như tôi đã từng chứng kiến trong bệnh viện tâm thần, đứa con mất thì ba mẹ nó đau xót nhớ thương vô cùng tận rồi bị điên luôn. Giờ tôi chỉ biết đêm ngày cầu nguyện và tín thác tất cả vào lòng Chúa xót thương, Đức Mẹ phù hộ…, có thế tâm hồn tôi mới cảm thấy được bình an êm ái.

Tin vào lòng Chúa xót thương

Có Mẹ cứu giúp chặng đường trần gian

Hồn con đón nhận bình an

Nghỉ yên trong Chúa tiên vàn yêu thương.

 

BCT

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI -TINH CAO- ĐẠI DICH CORONA

  •  
    Tinh Cao
     
    Sat, Mar 14 at 12:03 PM
     
     

    Kính thưa quí vị và các bạn,

     

    Không ngờ thế giới của chúng ta hiện nay, từ đầu năm 2020 tới nay, khi cơn dịch bệnh corona virus, sau thời gian "ủ bệnh" một cách kín đáo vì bị giấu diếm thật tai hại ở Vũ Hán là thủ phủ của Tỉnh Hồ Bắc Trung quốc từ 11/2019, bắt đầu công khai bùng nổ, sau đó được đặt tên cho là Covid-19 (Corona Virus Disease 2019), đã trở nên hoảng hốt khác thường. Hoảng hốt chẳng những vì tính cách lây lan chết người trên khắp thế giới của thứ dịch bệnh vừa được cơ quan y tế thế giới của Liên Hiệp Quốc công bố là "đại dịch" hôm Thứ Năm 12/3/2020, và vì không thể biết điược ai bị nhiễm Covid-19 để tránh, thậm chí các chuyên gia y học vẫn chưa thể khám phá ra con vi khuẩn ma quái này, mà còn vì một thứ đại dịch tin giả nữa, bao gồm cả về cách đề phòng và chữa trị trái nghịch nhau, thậm chí về cả Bí Mật Fatima đầy rùng rợn nữa v.v., không biết đâu mà mò.

     

    Dầu sao thì trước cơn đại dịch Covid-19 này mới thấy được ai là chủ lịch sử thế giới loài ngườiỞ thế giới cộng sản vô thần, điển hình nhất là một "đế quốc" Trung cộng, bách hại và sát hại Kitô giáo, càng hoảng loạn lên vì bị một con vi khuẩn hầu như vô hình bách hại và sát hại không kịp trở tay, giờ dây lại sử dụng sở trường tuyên truyền và xuyên tạc đổ xuất xứ cho Mỹ. Ở thế giới khủng bố cực đoan Hồi giáo, như một Iran, một đế quốc Ba Tư ở Trung Đông ngày xưa (625 BC), đang ôm mộng trở thành một "nhà nước" Hồi giáo ngày nay ở Trung Đông, cũng hoảng loạn lên bởi bị Covid-19 khủng bố tấn công tới chết. Ở thế giới tư bản chỉ biết có kinh tế là trên hết, rõ ràng nhất là Hoa Kỳ "trên hết", và cho dù có muốn làm giảm nhẹ mức độ trầm trọng của đại dịch Covid-19 vào lúc đầu, cũng vẫn không thể chống đỡ được với sức tàn phá khốc liệt thảm thương về tài chính nơi một nền kinh tế đệ nhất thiên hạ này.

     

    Tại sao vào lúc này đây, những cây súng như luật cho phép tự vệ của Hoa Kỳ ở đâu, bao gồm cả những loại súng đã từng được các tay "tâm thần" sát hại hằng loạt ở đâu, không mang ra bắn chết hết Covid-19 đi cho rồi? Bom nguyên tử ở các nước văn minh tân tiến nhất thế giới ở đâu, tại sao vào lúc cần chống chọi kẻ thù chung Covid-19 nguy tử nhất hiện nay lại không chịu mang ra dội xuống, như ở Nhật Bản trước đây, hầu tiêu diệt nó chứ?? Các thứ thuốc ngừa thai và phá thai công hiệu nhất, đã từng sát hại biết bao nhiêu là thai nhi vô tội ở đâu, sao lại trở thành vô dụng trong việc ngừa và phá Covid-19 chứ??? 

     

    Loài người càng văn minh càng bạo loạn theo chiều hướng duy vật và vô thần, theo chủ trương duy nhân bản và tương đối hóa Thiên Chúa chân thât duy nhất hiện nay đã thực sự cảm thấy mình bất lực hay chưa, một khi Thiên Chúa mới chỉ tung ra một "dấu chỉ thời đại" nhẹ nhàng thôi là "dịch tễ" (Luca 21:11), chứ chưa đến lúc các tầng trời biến động: "mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển (xem Mathêu 24:29), để đánh động và nhắc nhở họ như vậy thôi! Họ chỉ lo kinh tế hơn nhân bản, nên không chịu cùng nhau giải quyết tình trạng hâm nóng toàn cầu, qua các Hội Nghị Thượng Đỉnh về Khí Hậu, nhất là lần vừa rồi (12/2019) COP25 ở Madrid Tây Ban Nha, thì ngay sau đó, đúng hơn vào chính lúc đó, Covid-19 "tự nhiên" / "đột nhiên" xuất hiện!

     

    Covid-19 không phải chỉ được lộ ra và gây nguy tử qua những triệu chứng: 1- nóng sốt, 2- ho khan, 3- khó thở trước khi hết thở, những triệu chứng liên quan đến bệnh trạng viêm phổi hay xưng phổi, mà nguy hiểm nhất và khó đương đầu nhất ở chỗ không thể phát hiện ra nó trước khi nó phát bệnh, nghĩa là trong thời gian được gọi là "du kích" của nó, thời gian được cho biết kéo dài khoảng 14 ngày, thậm chí 24 ngày hay 40 ngày, có lẽ tùy người có hệ thống kháng tố mạnh hay yếu. Chính vì không thể khám phá thấy nó đang ẩn nấp ở một con người nào đó, nên tình trạng lây lan mới xẩy ra, sau khi xét nghiệm thấy dương tính, một thứ lây lan dễ nhất, nhanh nhất và dính nhất đó là từ những chất được chứa trong cái ho hay cái hắt hơi bất ngờ của những ai đã bị nhiễm cái thứ vi khuẩn quái quẩn corona này. Cái tên "corona", có nghĩa là vương miện của mình, được căn cứ vào hình thú của nó, hình như đang cho thấy nó đang làm chủ tình hình thế giới này!

     

    Cho đến nay, đại dịch Covid-19 hầu như không tấn công trẻ em, mà là giới già nhiều nhất, đặc biệt từ 70 trở lên, giới chẳng những yếu kém hệ thống kháng nhiễm hay miễn nhiễm về thể lý, mà còn là giới nhiều tội hơn ai hết (xem Gioan 8:9) - Ý quốc, nơi hiện chết nhiều nhất sau Trung quốc, phải chăng bởi vì Ý là một quốc gia có tuổi trung bình già nhất Âu Châu, và là một nước có lẽ đã phá thai đến độ under replacement level, tức không đủ mức độ thay thế, nên giới già nhiều hơn giới trẻ, số chết nhiều hơn số sinh. 

     

     tấn công cả các nơi giầu thịnh hơn các nơi nghèo khổ trên thế giới này (Âu Châu hơn Phi Châu, Bắc Mỹ hơn Nam Mỹ, Nam Hàn hơn Bắc Hàn). Nó đặc biệt còn tận tình thăm viếng ở tận các du thuyền sang trọng lênh đênh trên biển cả đang hoan hưởng một cuộc sống sung túc hơn vô vàn những con người bần cùng đói khổ ở những vùng sâu vùng xa trên khắp thế giới không ai biết đến, chẳng du thuyền nào tới thăm... 

     

    Nó cũng không tha những tầng cao nhất của quyền lực chính trị, thành phần đáng lẽ phải được bảo vệ nhất về mọi mặt và đầy đủ tiện nghi nhất nước, như phu nhân của Thủ Tướng Gia Nã Đại, sau chuyến đi từ Anh quốc về, hay Bộ Trưởng Nội Vụ Úc Đại Lợi, sau cuộc họp báo ở Mỹ ngày 5/3/2020, (có bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ bấy giờ đứng bên cạnh), hoặc Tổng Thống Ba Tây (Brasil), sau khi gặp Tổng Thống Hoa Kỳ ngày 7/3/2020 ở Palm Beach Florida. 

     

    Chính vì cái nguy cơ lây nhiễm trong thời gian "du kích" của Covid-19 này mà chung thế giới và riêng Hoa Kỳ đã phải sử dụng đến các biện pháp đề phòng lây nhiễm cần thiết bất đắc dĩ: về phương diện tiêu cực, chẳng những cẩn thận rửa tay bằng thuốc sát trùng, và đeo khẩu trang, mà còn tránh tụ tập đám đông, do đó nhiều sinh hoạt xã hội, như thể thao, văn nghệ, du lịch, xoa bòp, kể cả giáo dục và tôn giáo v.v. đã bị hủy bỏ, nhất là những nạn nhân được khám nghiệm bị dương tính với Covid-19 càng bị cách ly hơn ai hết và hơn bao giờ hết; và về mặt tích cực, trong khi chờ cho tới khi có thuốc chủng ngừa và thuốc chữa trị Covid-19 nguy tử này, người ta đang liệu cách làm sao để có thể khám nghiệm toàn bộ dân chúng, để biết rõ ai là người sắp bị Covid-19 tập kích. Thế nhưng, vấn đề vẫn còn khó đương đầu với đại dịch Covid-19 ở đây là nếu nạn nhân chưa có triệu chứng dương tính rõ ràng trong mình thì làm sao khám nghiệm họ được, để khẳng định là họ đang có những tên "du kích" Covid-19 chứ?

     

    Bởi thế, nguyên tắc "phòng bệnh hơn chữa bệnh" ở đây đúng hơn bao giờ hết và cần hơn lúc nào hết. Tuy nhiên, "phòng bệnh hơn chữa bệnh" ở đây cần phải bao gồm cả 2 phương diện, thể lý và tâm linh. Thật vậy, nếu nhà nào có người mạnh khỏe canh giữ thì khó ai có thể đột nhập để cướp phá nhà ấy (xem Marco 3:27; Luca 11:21), thì con người nào sống trong tình trạng "hồn an xác mạnh" sẽ là người Covid-19 khó mà làm gì được. Cho dù có thuốc chủng chăng nữa, nếu hệ thống miễn nhiệm của bản thân chúng ta yếu sẵn thì sẽ bị chính vi khuẩn corona chích ngừa ấy lại sát hại chúng ta trước khi chúng ta bị nhiễm lây. Mà bao giờ mới có thuốc chủng ngừa, nếu một chuyên gia Anh ãã nói đúng là cần có 60% dân số Anh quốc (39 triệu bị nhiễm virus này mới có đủ thuốc chủng cho dân Anh, thì cần bao nhiêu người bị nhiễm trên thế giới mới có đủ thuốc chủng cho toàn thể nhân loại... Thế nên, chắc ăn nhất vẫn là "phòng bệnh hơn chữa bênh", bằng cách làm sao có được một cuộc đời "hồn an xác mạnh".

     

    "Hồn an xác mạnh" ở chỗ, thân xác có được một hệ thống hay mức độ miễn nhiễm cao, bằng cách tập thể dục, uống nước nhiều, nhất là nước chanh hay các thứ vitamin C (các thứ trái cây chua như cam, quít, bưởi v.v. ), ăn uống cẩn thận và ngủ nghỉ đầy đủ, và còn ở chỗ làm sao giữ được một tâm hồn luôn thanh thản bình an, không lo lắng hay lo sợ gì thái quá (xem Mathêu 6:31,34), trái lại, hoàn toàn vui sống với tất cả lòng tin tưởng và cậy trông vào Đấng Quan Phòng Thần Linh, sẵn sàng xin vâng bất cứ lúc nào được Ngài viếng thăm và gọi về với Ngài! Xin kính chúc quí vị và các bạn luôn được Chúa ban cho hoan hưởng "hồn an, xác mạnh, đời vui, sống thánh và chết lành". Amen!

     

    Giờ đây, chúng ta hãy cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo Hội hoàn vũ, dâng lên Mẹ Maria lời nguyện cầu do chính ngài soạn dọn cho và trong Mùa Đại Dịch Covid-19 sau đây:

    Ôi Maria, xin Mẹ tiếp tục chiếu tỏa trên cuộc hành trình của chúng con 

    như là một dấu hiệu của ơn cứu độ và của niềm hy vọng. 

    Chúng con xin ký thác bản thân của chúng con cho Mẹ là Sinh Lực của Bệnh Nhân.

    Ở dưới chân Thánh Giá Mẹ đã vững vàng tin tưởng tham phần vào cuộc khổ đau của Chúa Giêsu.

    Mẹ là Sự Cứu Độ của Dân Thành Rôma, biết được rằng chúng con đang cần đến những gì.

    Chúng con tin rằng, Mẹ sẽ đáp ứng, như Mẹ đã thực hiện ở Cana xứ Galilê, 

    để niềm vui và hoan lạc được trở lại sau thời khắc thử thách này.

    Lạy Mẹ của Tình Yêu Thần Linh, xin giúp chúng con biết tuân hợp bản thân mình với ý muốn của Chúa Cha, 

    và làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng con:

    Đó là Người đã nhận lấy cho mình những khổ đau của chúng con, 

    cùng gánh vác những nỗi sầu thương của chúng con,

    để nhờ Thánh Giá, Người mang lại cho chúng con niềm vui Phục Sinh. Amen.

    Ôi Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa, chúng con tìm đến ẩn náu dưới sự chở che của Mẹ.

    Xin Mẹ đừng chê chối những lời van xin của chúng con - những con người đang bị thử thách -

    và xin Mẹ hãy giải cứu chúng con cho khỏi mọi hiểm nguy, Ôi Trinh Nữ hiển vinh và diễm phúc.

      Theo ý ĐTC muốn cầu nguyện cho chung cả thế giới trong Mùa Đại Dịch Covid-19 này, chúng ta có thể thay cụm từ "Mẹ là Sự Cứu Độ của Dân Thành Roma"  bằng cụm từ "Mẹ là Sự Cứu Độ của chúng con và toàn thế giới" 

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

    Chúng ta có thể theo dõi tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn tiến đến đâu và như thế nào, cho đến ngày Thứ Bảy 14/3/2020, theo thống kê dưới đây:

     

    coronacap-nhat1-3-1584184651795926976409.jpg
    coronacap-nhat1-3ban-do-nhiem-1584184694351674292308.jpg

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHogDEO8gwwCASUS_mVDYyMcnkWgaUr3nErdU677mbTB%2Bg%40mail.gmail
     
     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - ĐTC - ĐỜI THÁNH HIẾN

  •  
    Tinh Cao

    Feb 3 at 3:23 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ - GIẢNG LỄ

     

    CỬ HÀNH NĂM THỨ 24 NGÀY ĐỜI THÁNH HIẾN TU TRÌ

     

     THỨ BẢY NGÀY 1/2/2020

     

    "Mắt tôi đã được nhìn thấy ơn cứu độ của Ngài"

     

    Pope Francis celebrates Mass for the Feast of the Presentation of the Lord Feb. 1, 2020. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    giữa tất cả mọi người ở đền thờ hôm ấy, chỉ có một mình ông đã thấy Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.

     

    Pope Francis presides of Vigil Mass for World Day for Consecrated life

     

    Đời sống tu trì là cái nhãn quan này. Nghĩa là thấy những gì thật là chính yếu trong đời

     

     

    Khởi điểm là ở chỗ biết cách nhìn thấy được ân sủng.

     

     

    "Mắt tôi đã được nhìn thấy ơn cứu độ của Ngài" (Luca 2:30). Đó là những lời của ông Simeon, vị được Phúc Âm cho biết là một con người đơn thuần: "công chính và đạo hạnh" theo như bản văn viết như thế (câu 25). Tuy nhiên, giữa tất cả mọi người ở đền thờ hôm ấy, chỉ có một mình ông đã thấy Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Ông đã thấy gì chứ? Một con trẻ: một con trẻ nhỏ bé, mềm yếu, đơn sơ. Thế nhưng, nơi Người ông đã thấy ơn cứu chuộc, vì Thánh Thần đã giúp ông nhận ra nơi hài nhi mới sinh bé mọn ấy "Đức Kitô của Chúa" (câu 26). Khi ẵm bế Người trên đôi cánh tay của mình, nhờ đức tin, ông cảm nhận được rằng nơi Người Thiên Chúa đang hoàn thành những lời hứa của Ngài. Thế nên, ông, Simeon, bấy giờ có thể ra đi bằng an, vì ông đã thấy ân sủng đáng giá hơn cả sự sống (cf. Thánh Vịnh 63:4), và chẳng còn cần phải trông đợi gì nữa.

    Cả anh chị em nữa, anh chị em thánh hiến thân mến, anh chị em là những con người nam nữ đơn thuần, thành phần đã thấy được một kho tàng còn quí báu hơn bất cứ thiện hảo trần thế nào. Và vì thế anh chị em đã bỏ lại những gì quí báu, như các thứ sở hữu, như lập gia đình. Tại sao anh chị em lại làm như vậy? Vì anh chị em cảm thấy phải lòng Chúa Giêsu, anh chị em đã nhìn thấy hết mọi sự trong Người, và bị ánh mắt của Người thu hút, anh chị em đã bỏ đi những gì còn lại. Đời sống tu trì là cái nhãn quan này. Nghĩa là thấy những gì thật là chính yếu trong đời. Nghĩa là đón nhận tặng ân Chúa bằng đôi cánh tay rộng mở, như ông Simeon. Đó là những gì con mắt của những con người nam nữ tận hiến thấy được, ở chỗ ân sủng của Thiên Chúa đã tuôn đổ vào bàn tay của họ. Con người tận hiến là người hằng ngày nhìn mình mà nói: "Tất cả đều là tặng ân, tất cả đều là ân sủng". Anh chị em thân mến, chúng ta không xứng đáng với đời sống tu trì; nó là một tặng ân yêu thương chúng ta đã nhận lãnh.

    "Mắt tôi đã được nhìn thấy ơn cứu độ của Ngài". Đây là những lời chúng ta lập lại vào Giờ Kinh Phụng Vụ Đêm. Chúng ta tiến đến chỗ kết thúc ngày sống ở những lời này, khi thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Chúa, ơn cứu độ của con từ Chúa mà có, tay con trống không chẳng có gì mà là đầy những ân sủng của Chúa". Khởi điểm là ở chỗ biết cách nhìn thấy được ân sủng. Khi nhìn lại, khi ôn lại chuyện đời của mình và thấy được ở đó tặng ân trung thành của Thiên Chúa, ở chẳng những trong những giây phút trọng đại của đời sống, mà còn trong cả những gì là mỏng dòn và yếu hèn, trong những gì là tầm thường của chúng ta nữa. Tên cám dỗ, ma quỉ tập trung vào những gì là "nghèo khó" của chúng ta, vào bàn tay trống rỗng của chúng ta: "Qua tất cả nhưng năm này ngươi chẳng khá hơn tí nào, người chẳng đạt được những gì người khả đạt, chúng không để cho ngươi làm những gì ngươi muốn làm, ngươi chưa từng trung tín, ngươi chẳng có khả năng chi..." v.v. Mỗi người chúng ta đều biết câu chuyện này và biết rất rõ những lời lẽ ấy. Chúng ta thấy được cái thật nơi điều ấy một phần nào thôi, nên chúng ta trở lại với những ý nghĩ và cảm giác đánh lạc hướng chúng ta. Thế là chúng ta liều mình đánh mất đi những gì chúng ta chất chứa, mất đi tình yêu nhưng không của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta và hiến mình cho chúng ta, ngay cả trong cảnh nghèo nàn của chúng ta. Thánh Giêrônimô đã hiến dâng lên Chúa rất nhiều và Chúa mong muốn hơn nữa. Ngài thưa cùng Chúa rằng: "Thế nhưng, lạy Chúa, con đã hiến dâng lên Chúa hết mọi sự, hết mọi sự rồi, con còn thiếu gì khác nữa chăng?" "Tội lỗi của con, tình trạng bần cùng của con, hãy hiến dâng cho Ta tình trạng nghèo khổ của con". Khi chúng ta gắn mắt vào Ngài là chúng ta hướng chúng ta đến ơn tha thứ của Ngài, những gì canh tân đổi mới chúng ta, và chúng ta được lòng trung tín của Ngài bảo đảm. Hôm nay chúng ta có thể tự vấn xem: "Tôi đã hướng mắt về ai, về Chúa hay về bản thân mình?" Ai cảm nghiệm được ơn Chúa thì trước hết có thể khám phá thấy được chất khử trùng đối với những gì là bất tin tưởng cũng như với cái nhìn vào sự vật theo chiều hướng trần gian.

    Có một thứ khuynh hướng làm lu mờ đời sống tu trì, đó là nhìn các sự vật theo chiều hướng trần gianĐiều này bao gồm cả việc không còn nhìn thấy ơn Chúa như là một tác lực trong đời sống nữa, để rồi đi tìm kiếm những gì thay thế ơn Chúa, như một chút tiếng tăm, một cảm xúc ủi an, sau cùng là làm những gì tôi muốn. Thế nhưng, một khi đời sống tận hiến không còn xoay quanh ơn Chúa nữa thì nó tập trung vào chính nó. Nó đánh mất đi cái đam mê của nó, nó trở thành lầm lì, ứ đọng. Và chúng ta biết rằng những gì xẩy ra sau đó: chúng ta bắt đầu đòi hỏi chỗ đứng của mình, các thứ quyền lợi của mình, chúng ta để cho mình bị lôi kéo vào những đồn đoán nhảm nhí và vu khống, chúng ta bất mãn bởi hết mọi điều gì nhỏ mọn không được như ý mình, và chúng ta tuôn là một chuỗi kinh cầu than vãn - than vãn - về những người anh chị em của chúng ta, về cộng đồng của chúng ta, về Giáo Hội, về xã hộiChúng ta không còn thấy Chúa trong tất cả mọi sự nữa, mà chỉ thấy tính chất năng động của thế giới này, và cõi lòng của chúng ta trở nên sơ cứng. Thế rồi chúng ta trở thành những tạo vật của thói quen, của thực dụng, trong lúc nội tâm của chúng ta gia tăng tâm trạng buồn thảm và bất tin tưởng dẫn đến chỗ thoái lui. Đó là những gì ánh mắt thế gian dẫn tới. Thánh Teresa Mẹ đã có lần nói với chị em của mình rằng: "khốn cho nữ tu nào cứ lập đi lập lại những lời này: 'họ đã đối xứ với tôi một cách bất công', khốn cho nữ tu ấy!"

    Để có được một thứ nhìn đúng đắn về đời sống, chúng ta hãy xin để làm sao biết nhận thấy ơn Chúa đối với chúng ta, như ông Simêon. Phúc Âm nói 3 lần rằng ông thân thiết với Thánh Linh, Đấng ở trên ông, soi động ông, tác động ông (cf. các câu 25-27). Ông đã sống thân tình với Thánh Linh, với tình yêu thương của Thiên Chúa. Nếu đời sống tận hiến tiếp tục trung thành với tình yêu đối với Chúa, thì nó thấy được vẻ đẹp. Nó thấy rằng đức khó nghèo không phải là một thứ nỗ lực khổng lồ, mà là một thứ tự do cao cả hơn do Thiên Chúa ban cho chúng ta và những người khác như là một kho tàng thực hữu. Nó thấy rằng đức trong sạch không phải là những gì cằn cỗi khổ hạnh, mà là cách thức để yêu thương phi sở hữu. Nó thấy rằng đức tuân phục không phải là một thứ kỷ luật, mà là cuộc chiến thắng đối với những gì là chao đảo hỗn độn của chúng ta, theo đường lối của Chúa Giêsu. Tại một trong những miền bị chấn động bởi động đất ở Ý quốc - trong đang khi nói về đức thanh bần và đời sống chung ở đây - có một đan viện Biển Đức bị tàn phá nên các nữ tu ở đó được một đan viện khác mời đến ở với họ. Thế nhưng, chỉ ở đó một thời gian ngắn: họ không cảm thấy vui, họ nghĩ đến đan viện của họ, đến dân chúng ở đó. Cuối cùng, họ đã quyết định trở về với đan viện của họ bấy giờ chỉ là hai cái nhà lưu động. Thay vì sống ở trong đan viện to tát và thoải mái; họ như là những con ruồi bay đến đó, tất cả cùng đến đó, nhưng lại vui ở nơi cảnh khó nghèo của mình. Sự kiện này mới xẩy ra vào năm ngoái. Đó là một điều mỹ lệ!

    "Mắt tôi đã được nhìn thấy ơn cứu độ của Ngài". Simeon nhìn thấy hài nhi Giêsu nhỏ bé, tầm thường, Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ, và ông đã nhận mình là một người đầy tớ. Thật vậy, ông thân thưa: "Lạy Chúa, giờ đây xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bằng an" (câu 29). Những ai thấy các sự vật như Chúa Giêsu thấy thì biết cách sống để phục vụ. Họ không đợi kẻ khác khởi động mà chính họ vươn mình ra tìm kiếm tha nhân, như ông Simeon đã tìm kiếm Chúa Giêsu trong đền thờ. Đâu là nơi tha nhân của mình được tìm thấy trong đời tận hiến? Vấn đề được đặt ra là: tha nhân của mình được tìm thấy ở đâu? Trước hết ở nơi cộng đồng của mình. Cần phải xin ơn biết cách tìm kiếm Chúa Giêsu nơi những người anh chị em chúng ta được ban cho. Và đó chính là nơi chúng ta bắt đầu đem đức ái ra thực hành: ở nơi anh chị em sống, bằng việc đón nhận những anh chị em trong cảnh bần cùng của họ, như ông Simeon đã đón nhận Chúa Giêsu hiền lành và nghèo khổ. Ngày nay, rất nhiều người thấy nơi những người khác chỉ là những gì là ngãng trở và rắc rối. Chúng ta cần có một ánh mắt tìm kiếm tha nhân của chúng ta, ánh mắt mang những ai xa cách lại gần kề hơn. Những con người nam nữ tu sĩ, sống theo gương của Chúa Giêsu, được kêu gọi để mang ánh nhìn của họ vào thế giới, một ánh mắt cảm thương. Câu được lập lại trong Phúc Âm về Chúa Giêsu là "Người động lòng thương". Đó là việc Chúa Giêsu cúi mình xuống trên từng người chúng ta .

    "Mắt tôi đã được nhìn thấy ơn cứu độ của Ngài". Cặp mắt của ông Simeon đã thấy ơn cứu độ vì chúng trông đợi ơn này (cf. câu 25). Chúng là những con mắt đợi trông, tràn đầy hy vọng. Chúng trông chờ ánh sáng và sau đó đã thấy ánh sáng của các dân nước (cf. câu 32). Chúng là những con mắt già đời, nhưng bừng bừng niềm hy vọng. Ánh mắt của những con người sống đời tận hiến chỉ có thể là ánh mắt của niềm hy vọngBiết hy vọng ra saoKhi nhìn chung quanh thì dễ bị mất niềm hy vọng: những gì không xẩy ra, tình trạng sa sút ơn gọi... Luôn có khynh hướng nhìn theo chiều hướng trần gian, cái nhìn trống rỗng niềm hy vọng. Thế nhưng chúng ta hãy nhìn vào Phúc Âm và nhìn ông Simeon và bà Anna: họ là những vị lão thành, lẻ loi cô độc, thế nhưng họ không đánh mất đi niềm hy vọng, vì họ tiếp tục hiệp thông với Chúa. Anna "đã không rời khỏi đền thờ, ngày đêm thờ phượng bằng chay tịnh và nguyện cầu" (câu 37). Cái bí quyết ở ngay chỗ này, đó là đừng bao giờ tách mình ra khởi Chúa, Đấng là nguồn mạch của niềm hy vọng. Chúng ta trở thành mù quáng nếu chúng ta không nhìn vào Chúa hằng ngày, nếu chúng ta không tôn thờ Người. Tôn thờ Chúa.

    Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cảm tạ Chúa về tặng ân đời tận hiến, và xin Ngài một lối nhìn mới, biết nhìn thấy ân sủng, biết tìm kiếm tha nhân của mình, biết hy vọng. Thế rồi cả mắt của chúng ta nữa cũng được nhìn thấy ơn cứu độ.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200201_omelia-vitaconsacrata.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

    -----------------------------------