Thiên Chúa Là Cha Của Tôi

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - THỨ NĂM CN31TN-C

  •  
    Tinh CaoNov 6 at 6:19 PM
     
     

    Thứ Năm CN31TN-C

     

     LĂNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 14, 7-12

    "Dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, không ai trong anh em được sống cho mình, và cũng không ai chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa.

    Vì lẽ ấy, nếu Ðức Kitô đã chết và sống lại, là để cai trị kẻ sống và kẻ chết. Còn ngươi, việc gì mà đoán xét anh em ngươi? Và ngươi, tại sao ngươi khinh miệt anh em ngươi? Vì tất cả chúng ta đều sẽ phải ra trước toà án của Ðức Kitô, bởi có lời chép: "Chúa phán rằng: Ta thề trên sự sống Ta, mọi đầu gối sẽ phải quỳ lạy Ta, và mọi miệng lưỡi sẽ ngợi khen Thiên Chúa".

    Vì vậy, mỗi người chúng ta sẽ phải trả lẽ về chính mình với Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 26, 1. 4. 13-14

    Ðáp: Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh (c. 13).

    Xướng: 1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai? - Ðáp.

    2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Người. - Ðáp.

    3) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa! - Ðáp.

     

    Alleluia: 2 Cr 5, 19

    Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa ở trong Ðức Kitô đã giải hoà thế gian, để chúng ta nghe lời của Con Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 15, 1-10

    "Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Biệt phái và Luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: "Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!" Cũng vậy tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải.

    "Hay là người đàn bà nào có mười đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: "Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất". Cũng vậy, tôi bảo các ông: Các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".

    Ðó là lời Chúa.

     



     

    Chia sẻ Lời Chúa:

    sự sống thất lạc

     

    Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên hôm nay Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca bắt đầu 10 câu đầu của đoạn 15, một đoạn từ đầu đến cuối hoàn toàn về Lòng Thương Xót Chúa, bao gồm 3 dụ ngôn, 2 ngắn đầu và 1 dài cuối.

     

    Sở dĩ Chúa Giêsu phải nói đến 3 dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa ấy, là vì, như đầu Bài Phúc Âm hôm nay cho biết: "Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Biệt phái và Luật sĩ lẩm bẩm rằng: 'Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng'". 

     

    Để đáp lại thái độ có vẻ kỳ thị và khinh người của nhóm biệt phái tự cho mình là công chính bấy giờ, Chúa Giêsu đã cho họ biết đâu là tinh thần họ phải có đối với tội nhân, đối với thành phần bị họ cho là "những kẻ tội lỗi", bằng 3 dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa liền. Và Hai dụ ngôn ngắn về Lòng Thương Xót Chúa trong Bài Phúc Âm hôm nay ấy như sau:

     

    "Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: 'Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!' Cũng vậy tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải".

     

    "Hay là người đàn bà nào có mười đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: 'Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất'. Cũng vậy, tôi bảo các ông: Các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".

     

    Hai dụ ngôn trên đây, một dụ ngôn về con chiên lạc, đúng hơn về việc tìm kiếm con chiên lạc, và dụ ngôn về đồng bạc bị thất lạc, đúng hơn về việc tìm kiếm đồng bạc bị thất lạcđều cho thấy Lòng Thương Xót Chúa yêu thương và lưu ý đền từng người, yêu thương cho tới cùng, hoàn toàn không bỏ mất một ai, không bỏ mất một sự gì, dù nhỏ mọn mấy chăng nữa. 

     

    Hơn thế nữa, cả hai dụ ngôn này thậm chí còn cho thấy thái độ của các vị chủ nhân sau khi tìm thấy con chiên lạc hay đồng bạc bị mất nữa, ở chỗ các vị chẳng những không trút cơn giận dữ xuống trên đầu trên cổ con chiên lạc hay đồng bạc bị mất là những gì làm cho các vị chủ nhân của chúng đã mất giờ tìm kiếm và hết sức vất vả kiếm tìm, trái lại, cả hai còn tỏ ra hết sức hân hoan vui sướng nữa

     

    "Khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: 'Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!'... khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: 'Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất'".

    Nếu "trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải", thì dụ ngôn về nhân vật tìm kiếm con chiên lạc đây ám chỉ chính Vị Thiên Chúa đã hóa thân làm người nơi Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại" (Luca 19:10) bằng mầu nhiệm nhập thể và vượt qua của Người. 

     

    Và con chiên lạc và đồng bạc thất lạc đây ám chỉ chẳng những chung loài người sa ngã phạm tội (99 con chiên không lạc được bỏ lại một nơi để đi tìm con chiên lạc có thể hiểu là ám chỉ các thiên thần vì liên quan đến hình ảnh "trên trời sẽ vui mừng... " sau khi con chiên lạc được tìm thấy, hay "các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng..." sau khi kiếm được đồng bạc thất lạc)mà còn ám chỉ đến từng cá nhân ("một người tội lỗi hối cải" được lập lại 2 lần như nhau ở cuối 2 dụ ngônvướng mắc nguyên tội luôn chiều theo xác thịt, thế gian và ma quỉ. 

     

    99 con chiên bị vị mục tử nhân lành bỏ lại, như thể đối với vị mục tử này chúng không có giá trị bằng con chiên lạc duy nhất, còn thể hiểu là thành phần biệt phái và luật sĩ là đối tượng được Chúa Giêsu nói với trong bài Phúc Âm hôm nay, thành phần tự cho mình là "người công chính không cần hối cải", như trường hợp người biệt phái đã tỏ ra khi cầu nguyện trong đền thờ mà cùng lúc có một người thu thuế cũng cầu nguyện bị người biệt phái khinh miệt (xem Luca 18:10-14), nhưng lại là một tội nhân sống thật với mình nên đã làm cho cả tầng trời vui mừng.

     

    Chính vì đã thấm nhuần tinh thần của lòng thương xót Chúa đối với chính bản thân mình là một "đệ nhất tội nhân" (1Timothêu 1:15) như thế mà vị tông đồ dân ngoại, từng là chàng biệt phái Saolê tôn sùng Do Thái giáo, đã giảng dạy và huấn dụ giáo đoàn Roma ở Bài Đọc 1 hôm nay như sau:

     

    "Anh em thân mến, không ai trong anh em được sống cho mình, và cũng không ai chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa. Vì lẽ ấy, nếu Ðức Kitô đã chết và sống lại, là để cai trị kẻ sống và kẻ chết. Còn ngươi, việc gì mà đoán xét anh em ngươi? Và ngươi, tại sao ngươi khinh miệt anh em ngươi? Vì tất cả chúng ta đều sẽ phải ra trước toà án của Ðức Kitô, bởi có lời chép: 'Chúa phán rằng: Ta thề trên sự sống Ta, mọi đầu gối sẽ phải quỳ lạy Ta, và mọi miệng lưỡi sẽ ngợi khen Thiên Chúa'. Vì vậy, mỗi người chúng ta sẽ phải trả lẽ về chính mình với Thiên Chúa".

     

    Qua lời nhắn nhủ khuyên răn này, Thánh Phaolô nhấn mạnh đến lòng thương xót đối với nhau, hơn là xét đoán và khinh miệt nhau, cho dù anh chị em mình có lầm lỗi hay sai trái đến đâu chăng nữa. Thiên Chúa mới là Đấng có thẩm quyền luận án và thưởng phạt họ, còn chúng ta là thành phần "nhân vô thập toàn" không có quyền ném đá bất cứ một ai (xem Gioan 8:7-8), mà chỉ có phận sự thương cảm và cứu giúp nhau. Có thế, chúng ta mới xứng đáng cùng Thánh Vịnh gia vang lên câu họa của Bài Đáp Ca trong Thánh Vịnh 26 hôm nay: "Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh", và chúng ta cũng mang cùng một tâm tình của những câu xướng sau đó của cũng Bài Đáp Ca hôm nay:

     

    1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai?

    2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Người.

    3) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa!

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXXIL-5.mp3  

     

    --

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - ÔNG GIA KÊU

 

  •  
    Tinh Cao - Nov 2 at 12:24 AM
     
     

    Chúa Nhật 31TN-C

    THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI

     

     CÙNG LẮNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Kn 11, 23 - 12, 2

    "Chúa thương xót mọi loài, vì Chúa yêu thương mọi tạo vật".

    Trích sách Khôn Ngoan.

    Lạy Chúa, trước mặt Chúa, cả vũ trụ ví như hạt gạo trên đĩa cân, và như hạt sương sa trên mặt đất trước lúc rạng đông. Nhưng Chúa thương xót mọi loài, vì Chúa có thể tác tạo mọi sự, và nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi loài người để họ ăn năn sám hối. Chúa yêu thương mọi tạo vật, và không ghét bỏ bất cứ vật gì Chúa đã tác thành: vì nếu Chúa ghét bỏ một vật gì, thì Người đâu có tác tạo nó.

    Nếu Chúa không ưng, thì làm sao một vật có thể tồn tại được? Hoặc vật gì Chúa không kêu gọi, thì làm sao nó duy trì được? Nhưng Chúa dung thứ hết mọi loài: vì chúng thuộc về Chúa. Lạy Chúa, Chúa yêu thương các linh hồn.

    Ôi lạy Chúa, thần trí của Chúa tốt lành và hiền hậu đối với mọi loài là dường nào! Vì thế, lạy Chúa, Chúa từ từ sửa phạt những kẻ lầm lạc, khuyên răn và dạy bảo những kẻ phạm lỗi, để họ từ bỏ tội ác mà tin theo Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 144, 1-2. 8-9. 10-11. 13cd-14

    Ðáp: Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời

    (x. c. 1).

    Xướng: 1) Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ ca khen Chúa, và con sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời. Hằng ngày con sẽ chúc tụng Chúa, và con sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời. - Ðáp.

    2) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. - Ðáp.

    3) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài.- Ðáp.

    4) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng đứng thẳng lên. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 2 Tx 1, 11 - 2, 2

    "Danh Chúa được vinh hiển trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người".

    Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

    Anh em thân mến, chúng tôi hằng cầu nguyện cho anh em: Thiên Chúa chúng ta đoái thương làm cho anh em nên xứng đáng ơn Chúa kêu gọi anh em, và xin Người dùng quyền phép mà kiện toàn những ý định ngay lành do lòng tốt của anh em và công việc của lòng tin anh em, để danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, được vinh hiển trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người, do ân sủng của Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô.

    Anh em thân mến, nhân về ngày trở lại của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và về sự chúng ta tập họp bên cạnh Người, chúng tôi nài xin anh em chớ vội để mình bị giao động tinh thần, và đừng hoảng sợ bởi có ai nói tiên tri, hoặc bởi lời rao giảng hay bởi thư từ nào được coi như do chúng tôi gởi đến, mà nói như thể ngày Chúa gần đến.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: Ga 14, 5

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 19, 1-10

    "Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêu, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó.

    Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: "Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". Ông vội vàng trụt xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: "Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi".

    Ông Giakêu đứng lên thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn". Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất".

    Ðó là lời Chúa.


    Image result for Lc 19, 1-10

    Chia sẻ suy niệm

     

    Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật XXXI Thường Niên Năm C hôm nay, thời điểm càng cận kề với thời điểm kết thúc một phụng niên, lại càng phản ảnh hơn nữa chiều hướng cánh chung, liên quan chẳng những đến ngày cùng tháng tận, mà còn nhất là liên quan đến lòng thương xót Chúa, qua việc cứu độ của Thiên Chúa nơi Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Đấng sẽ "xuất hiện lần thứ hai để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người" (Do Thái 9:28).

     

    Trước hết, về ngày cùng tháng tận, hay về lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Thánh Phaolô đã cảnh giác trong Thư 2 gửi Giáo đoàn Thessalonica ở Bài Đọc 2 hôm nay như sau:


    "Anh em thân mến, nhân về ngày trở lại của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và về sự chúng ta tập họp bên cạnh Người, chúng tôi nài xin anh em chớ vội để mình bị giao động tinh thần, và đừng hoảng sợ bởi có ai nói tiên tri, hoặc bởi lời rao giảng hay bởi thư từ nào được coi như do chúng tôi gởi đến, mà nói như thể ngày Chúa gần đến".

     

    Ở đây, Thánh Phaolô  không chối bỏ sự kiện Chúa Kitô đến lần thứ hai, mà là trấn an giáo đoàn này đang hoang mang lo lắng về biến cố này dường như sắp xẩy đến, qua những gì họ được phao tin từ các nguồn khác nhau trong cộng đoàn của họ. Để trấn an họ, chính ngài đã cho họ dấu báo cho thấy những gì sẽ xẩy ra và phải xẩy ra thời điểm xuất hiện của Chúa Kitô, cũng trong cùng bức thư này, ở ngay câu kế tiếp như sau:

     

    "Tên đối thủ tôn mình lên trên tất cả những gì được gọi là thần và được sùng bái, thậm chí nó còn ngồi trong Đền Thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa. Khi tôi còn ở với anh em, tôi đã từng nói những điều ấy, anh em không nhớ sao? Anh em biết cái gì hiện đang cầm giữ nó, khiến nó sẽ chỉ xuất hiện được vào thời của nó. Thật vậy, mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành. Chỉ đợi người cầm giữ nó bị gạt ra một bên, bấy giờ tên gian ác sẽ xuất hiện, kẻ mà Chúa Giê-su sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng Người, và sẽ tiêu diệt bằng ánh huy hoàng, khi Người quang lâm" (câu 4-8).

     

    Sau nữa, về lòng thương xót Chúa, Sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 hôm nay đã cảm nhận rất chính xác về Ngài như sau: "Chúa thương xót mọi loài, vì Chúa có thể tác tạo mọi sự, và nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi loài người để họ ăn năn sám hối. Chúa yêu thương mọi tạo vật, và không ghét bỏ bất cứ vật gì Chúa đã tác thành: vì nếu Chúa ghét bỏ một vật gì, thì Người đâu có tác tạo nó. Nếu Chúa không ưng, thì làm sao một vật có thể tồn tại được? Hoặc vật gì Chúa không kêu gọi, thì làm sao nó duy trì được? Nhưng Chúa dung thứ hết mọi loài: vì chúng thuộc về Chúa. Lạy Chúa, Chúa yêu thương các linh hồn. Ôi lạy Chúa, thần trí của Chúa tốt lành và hiền hậu đối với mọi loài là dường nào! Vì thế, lạy Chúa, Chúa từ từ sửa phạt những kẻ lầm lạc, khuyên răn và dạy bảo những kẻ phạm lỗi, để họ từ bỏ tội ác mà tin theo Chúa".

     

    Nếu lòng thương xót Chúa được hoàn toàn tỏ hiện vào lần đến thứ nhất của Chúa Kitô, nơi cuộc Vượt Qua của Người nói chung, nhất là nơi cuộc khổ nạn và tử giá của Người, thì lòng thương xót Chúa của Người và nơi Người vẫn tiếp tục trở thành ơn cứu độ cho những ai tin tưởng vào Người, và chỉ những ai tin tưởng vào Người, chấp nhận tình yêu vô cùng nhân hậu của Người mới được cứu độ.

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, bài Phúc Âm được Thánh ký Luca trình thuật, vị Thánh ký viết ra một cuốn Phúc Âm chuyên về lòng thương xót Chúa đối với tội nhân cũng như dân ngoại, đã chứng thực chân lý này, qua sự kiện gặp gỡ giữa Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế và viên trưởng ban thu thuế Giakêu là tội nhân cần được cứu chuộc. Nhân vật trưởng ban thu thuế Giakêu này, một con người thuộc thành phần bị xã hội Do Thái bấy giờ cho là phản quốc và gian tham, thành phần đáng bị khinh bỉ, thành phần cũng cảm thấy mình có tội thật, đã bắt đầu tỏ ra tin tưởng vào Đấng Thiên Sai Cứu Thế, bằng kẽ hở tò mò của mình, ở cử chỉ vừa muốn được thấy Người, lại vừa muốn tránh né những ánh mắt dòm ngó khinh bỉ của dân mình:

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêu, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó".

     

    Tuy nhiên, lòng thương xót Chúa bao giờ cũng đi bước trước, thậm chí bao gồm cả tác động tò mò và leo lên cây của nhân vật trưởng ban thu thuế Giakêu này cũng do lòng thương xót Chúa tác động, để rồi chính lòng thương xót Chúa đã chủ động đáp ứng ước vọng muốn "nhìn xem" của con người tội lỗi này, hoàn toàn bất ngờ với ngay chính đương sự, đang ẩn mình hết sức kín đáo, bởi mặc cảm tội lỗi, và tưởng rằng không ai, thậm chí chính Đấng chàng đang "tìm cách để nhìn xem là người thế nào", biết được mình đang ở đó. Đúng thế, lòng thương xót Chúa đã chủ động và tự động đối với con chiên lạc đang từ trong hang động tối tăm tội lỗi bấy giờ đã thập thò cái đầu của nó ở gần hang động, bằng cách lên tiếng kêu gọi nó:

     

    "Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: 'Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi'. Ông vội vàng trụt xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: 'Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi'".

     

    Trong trường hợp gặp gỡ nhân vật thu thuế tội lỗi Giakêu này, lòng thương xót Chúa không phải chỉ muốn tỏ mình ra cho riêng cá nhân của đương sự, mà còn cho cả những con người vốn tự cho mình là công chính, khinh bỉ những con người tội lỗi, cả nam lẫn nữ, như thành phần gái điếm và thu thuế. Nhất là cho thành phần tự mãn về sự công chính nhưng đầy giả hình của họ thấy được rằng muốn được cứu độ họ phải nhận biết lòng thương xót Chúa, phải biết thương người hơn là chỉ biết lễ vật cho Chúa.

     

    Và đó là lý do mới xẩy ra những gì tuyệt vời nhất tại nhà của nhân vật thu thuế giầu có Giakêu này, nhưng lại là một tội nhân biết thống hối ăn năn, khi bản thân của chàng thực sự cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa đối với bản thân vô cùng bất xứng của chàng, qua sự kiện Chúa Giêsu Kitô chủ động gọi đích danh tên chàng, lại còn tự động ngỏ ý muốn đến với chàng, chứ không tỏ ra khinh bỉ chàng và không xa tránh chàng, như xã hội dân của chàng vốn đối xử với một thứ ghẻ lở xã hội như chàng. Biến cố viên trưởng ban thu thuế Giakêu giầu có này đã đột nhiên biến đổi hoàn toàn con người của mình, đã được Thánh ký Luca cho biết trong bài Phúc Âm hôm nay như sau:

     

    "Ông Giakêu đứng lên thưa cùng Chúa rằng: 'Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn'. Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: 'Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất'".

     

    Cảm nghiệm thần linh của viên trưởng ban thu thuế Giakêu trong bài Phúc Âm hôm nay trước lòng thương xót Chúa và ơn cứu độ nhưng không của Chúa, được phản ảnh nơi tâm tình của Thánh Vịnh 144 (1-2. 8-9. 10-11. 13cd-14) ở bài Đáp Ca hôm nay:

     

    1) Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ ca khen Chúa, và con sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời. Hằng ngày con sẽ chúc tụng Chúa, và con sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời.

    2) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.

    3) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài.

    4) Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài làm. Chúa nâng đỡ hết thảy những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng đứng thẳng lên.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.CNXXXI-C.mp3  

     

    --

     

 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - NGƯỜI NGOẠI BIẾT ƠN CHÚA

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Sunday, October 6, 2019

 

 - Lòng biết ơn là đặc tính của người cao thượng

NGƯỜI NGOẠI ĐẠO BIẾT TRỞ LẠI CÁM ƠN CHÚA

 

  • TIN MỪNG: Lc 17,11-19

 

Mười người phong hủi được chữa lành

Câu hỏi gợi ý:

  1. Có thể tín nhiệm vào lương tâm của những người thường tỏ ra vô ơn với những ân nhân của mình không? Tại sao?

    2. Người Kitô hữu có nhiều tâm tình biết ơn hơn những người khác không? Nếu không thì bạn nghĩ thế nào?

    3. Trong đời sống Kitô hữu, chúng ta cần phải biết ơn những ai? Và phải làm những gì để tỏ lòng biết ơn đối với những người ấy?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Làm ơn đừng nên nhớ, chịu ơn chớ nên quên

    Bài đọc I đưa ra cho ta một hình ảnh rất đẹp. Tướng của Syri là Naaman bầy tỏ lòng biết ơn của mình đối với ngôn sứ Êlisa một cách cụ thể bằng lễ vật mà ông tha thiết xin ngôn sứ nhận cho. Còn ngôn sứ Êlisa thì cương quyết từ chối, mặc dù lễ vật ấy chắc chắn sẽ giúp ngài sống đỡ thiếu thốn, và nhất là −theo cách suy nghĩ bình thường của người đời− có thể tạo cho ngài nhiều phương tiện hơn để thi hành sứ mạng của mình.

    Cả hai thái độ tốt đẹp trên có thể làm chúng ta suy nghĩ và xét lại thái độ của chúng ta khi hàm ơn ai hoặc làm ơn cho ai. Thông thường người ta có tâm lý hay quên hoặc không nhận ra những điều tốt người khác làm cho mình, nhưng lại dễ nhớ những gì tốt đẹp mình làm được cho người khác. Không những thế, mình còn mong họ nhớ ơn và trả ơn mình. Nếu họ vô tình quên ơn, thì ta buồn phiền, oán trách, thậm chí sẵn sàng lên tiếng chê bai.

    Đức Giêsu cũng như các bậc cổ nhân xưa dạy ta thái độ nhớ và biết ơn đối với những người hy sinh cho ta, những người làm những điều tốt lành cho ta. Không phải chỉ nhớ và biết ơn, mà còn phải đền đáp lại ơn đó khi nào có thể. Nhưng đối với những người mà ta làm ơn cho, thì trái lại, không nên nhớ, cũng không nên đòi hỏi họ phải biết ơn hay trả ơn ta. Trang Tử, một triết gia Trung Hoa, khuyên ta nên «vô kỷ, vô công, vô danh» trong các việc làm của ta, nghĩa là không làm vì mình, làm rồi không cậy công, cũng không mong được khen ngợi, biết ơn (x. Lc 7,10).



    2.  Suy nghĩ về lòng biết ơn

    Một trong những nguyên nhân hay động lực quan trọng của tình yêu thương là lòng biết ơn. Không phải tình yêu thương nào cũng phát xuất và đặt nền móng trên lòng biết ơn: Thiên Chúa hay cha mẹ yêu thương ta không phải vì mang ơn ta. Nhưng rõ ràng là tình thương của ta đối với Thiên Chúa, cha mẹ và nhiều ân nhân khác phát sinh và đặt nền tảng trên lòng biết ơn. Thiên Chúa và cha mẹ yêu thương ta trước, sinh thành tạo dựng, nuôi dưỡng giáo dục ta. Tình thương đó, công ơn đó làm nẩy sinh nơi ta lòng biết ơn, khiến ta đáp lại tình thương đó bằng chính tình yêu thương của ta đối với các Ngài. Lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và cha mẹ lại là tiêu chuẩn nền tảng để đánh giá mọi thứ biết ơn khác. Một người vô ơn đối với Thiên Chúa và cha mẹ, thì khó mà biết ơn thật sự đối với người khác.

    Khi làm ơn cho ai, giúp ai việc gì, mà về sau người đó vô ơn, tự nhiên ta cảm thầy buồn, có khi đau khổ. Khuynh hướng tự nhiên của mọi người là mong muốn hoặc đòi hỏi người thụ ơn mình phải biết ơn (mặc dù khi làm ơn cho ai, tính cao thượng đòi hỏi ta vượt khỏi khuynh hướng tự nhiên ấy). Do đó, lòng biết ơn là một đức tính rất cần thiết trong giao tế xã hội, trong tư cách một con người. Trong xã hội, tiếng cám ơn luôn luôn nở trên môi những con người có giáo dục, lịch thiệp, lễ độ. Lòng biết ơn, tiếng cám ơn xuất phát từ đáy lòng luôn luôn làm vui lòng những người tốt bụng, khuyến khích họ tiếp tục thi ân làm phúc. Trong đời sống tâm linh, tinh thần hay tôn giáo, lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và các ân nhân cần phải được biểu lộ trong các kinh nguyện, lễ nghi, trong tâm tình và cử chỉ của các tín hữu.

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy 10 người được Đức Giêsu chữa lành, nhưng chỉ có một người trở lại cám ơn Ngài. Và mỉa mai thay, người biết ơn đó lại là một người ngoại giáo! Điều này làm ta phải tự hỏi: người Kitô hữu có nhiều tâm tình biết ơn hơn các tín đồ tôn giáo khác không? Nếu ta không tốt bằng họ hoặc không hơn họ, thì việc ta nỗ lực truyền giáo cho họ quả thật có phần nào nực cười

    Việc Đức Giêsu −với tư cách là thầy dạy về tâm linh− đã trách móc 9 người vô ơn kia không biết tạ ơn Thiên Chúa cho thấy: rõ ràng là lòng biết ơn không thể nào thiếu được trong đời sống tu đức, đời sống hướng về sự toàn thiện. Không những thế, nó có thể là căn bản cho một lương tâm đứng đắn. Một người vô ơn, thường xuyên vô ơn, khó có thể có một lương tâm tế nhị và đúng đắn. Nhưng mỉa mai thay, biết bao người mang danh theo Chúa lại tỏ ra vô ơn với những người làm ơn cho mình nhiều hơn người thường!



    3.  Biết ơn ai? − Bốn trọng ân trong đời sống con người

    Trong Phật giáo, có bốn trọng ân mà người Phật tử thường được các sư tăng nhắc nhở, nhất là vào dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch): ơn cha mẹ, ơn tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), ơn tổ quốc xã hội, và ơn thầy bạn. Chúng ta thử khai triển bốn trọng ân ấy trong chiều hướng Kitô giáo.

    • Ơn cha mẹ: Cha mẹ trước tiên của chúng ta là Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã tạo dựng và sinh thành chúng ta, cho ta sự sống siêu nhiên lẫn tự nhiên, đồng thời ban cho ta đủ mọi ơn để duy trì và phát triển sự sống ấy. Kế đến là cha mẹ ruột thịt của ta, là người sinh ra ta, nuôi dưỡng giáo dục ta nên người. Công ơn của cha mẹ ta to lớn biết bao! Ca dao có câu: «Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra». Người trần gian mà ta phải biết ơn nhiều nhất chính là cha mẹ ta.

    • Ơn tam bảo: là công ơn của những người đã đem lại cho ta đời sống tâm linh, làm cho đời sống tâm linh ta phát triển và trở nên phong phú.

    − Người đầu tiên mà ta phải nói tới là Đức Giêsu, Đấng chủ chốt đem lại đời sống tâm linh cũng là vị Thầy lớn nhất về đời sống này cho mọi người Kitô hữu. Ngài cũng là Đấng cứu chuộc để ta có lại đời sống thần linh, siêu nhiên của Thiên Chúa đã bị mất từ thời nguyên tổ, trước khi ta sinh ra. Bên cạnh Đức Giêsu có Mẹ của Ngài là Đức Maria. Theo niềm tin của người Công giáo, tất cả mọi ơn Thiên Chúa ban, đều nhờ Mẹ và qua tay Mẹ.

    − Kế đến là Lời Chúa, hay Kinh Thánh và Tin Mừng, là phương tiện hữu hiệu nhất Thiên Chúa dùng để soi sáng cho ta đi đúng đường, hầu phát triển đời sống thần linh và tâm linh của ta. Ta cần phải biết ơn bằng cách năng đem ra suy gẫm để thực hành những gì Lời Chúa chỉ dạy.

    Giáo Hội các cấp (toàn cầu, địa phương, giáo xứ, cộng đoàn cơ bản), là yếu tố nhân sự để tiếp nối công trình của Đức Giêsu, đồng thời là môi trường đào tạo và nuôi dưỡng đời sống tâm linh của ta. Nói một cách cụ thể hơn đó là các tông đồ, các vị chủ chăn các cấp mà gần nhất là cha xứ, những người dạy dỗ ta về mặt tâm linh (các nhà thần học, tu đức, các giáo lý viên, các huynh trưởng hội đoàn, v.v.)

    Đó là Tam Bảo của Kitô giáo, là các đại ân nhân của chúng ta, mà chúng ta phải luôn luôn yêu mến và tỏ lòng biết ơn.

    • Ơn tổ quốc và xã hội: Chúng ta không chỉ sống trong gia đình và Giáo Hội, mà còn sống trong lòng quốc gia dân tộc nữa. Quốc gia xã hội đã tạo cho chúng ta những điều kiện dễ dàng để có một đời sống ấm no, yên vui, hạnh phúc, một cách bao trùm, tổng quát, vượt khỏi khả năng hạn hẹp của cha mẹ, gia đình ta. Chúng ta được sống trong an vui, là do công sức của biết bao người đã từng hy sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc, đã vắt óc ra để đưa ra những chính sách sáng suốt hầu phát triển xã hội về kinh tế, văn hóa, v.v… làm cho đời sống của ta tươi đẹp. Để thấy được công lao của quốc gia xã hội, ta thử tưởng tượng nếu mình sống một mình trong rừng, ta sẽ thấy thiếu thốn và không được bảo vệ như thế nào!

    • Ơn thầy bạn: Trong đời sống của ta, ta còn biết bao người phải mang ơn, trước hết là những vị thầy đem lại cho ta đời sống tri thức, những người giáo dục ta nên người. Sau là những bà con thân thuộc, bạn bè, những người quen biết. Biết bao người đã vô tình hoặc cố ý làm ơn cho ta trong tất cả mọi lãnh vực mà ta có thể biết hoặc không biết. Chúng ta có bổn phận phải biết ơn và tìm cách trả ơn những người ấy.


    CẦU NGUYỆN và SỐNG LỜI TÔI CẦU XIN


Lạy Cha, xin cho con ý thức được rằng lòng biết ơn chính là thước đo của tình yêu đối với Thiên Chúa, nhân loại, Giáo Hội, xã hội, và tha nhân, và cũng là tiêu chuẩn đánh giá lương tâm và tư cách một con người. Xin giúp con ý thức được những hồng ân mà Chúa ban cho con từng giây từng phút, để con nhận ra được hạnh phúc Chúa ban hầu cảm tạ Chúa. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY CON nhận ra tình thương, sự hy sinh, những ơn huệ, những cử chỉ yêu thương của những người chung quanh đối với con, để con cảm thấy hạnh phúc vì được yêu thương, đồng thời biết đáp trả bằng chính tình yêu chân thành và sự hy sinh của con. CON QUYẾT TÂM luôn cầu nguyện và mong ước những sự tốt lành cho các ân nhân của con. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ:
Hãy biết ơn Thiên Chúa và làm ơn cho tha nhân
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/10/tn28a.html)

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 8:29 AM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - SỐNG ĐỜI SỐNG MỚI

  •  
    Tinh Cao
    Nov 1 at 6:15 PM
     
     

    Ngày 2 tháng 11

    Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Ðã Qua Ðời

    Lễ Nhớ

     

     

    Lễ Nhất

    Bài Ðọc I: Rm 6, 3-9

    "Chúng ta phải sống đời sống mới".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong Ðức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép rửa trong sự chết của Người. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với Người, bởi được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Ðức Kitô nhờ vinh hiển của Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng phải sống đời sống mới như thế. Vì nếu chúng ta được liên kết với Người trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Người, thì chúng ta cũng được hợp nhất với Người, trong sự sống lại giống như vậy.

    Nên biết điều này: con người cũ của chúng ta đã cùng chịu đóng đinh khổ giá, để xác thịt tội lỗi bị huỷ đi, hầu cho chúng ta không còn làm nô lệ tội lỗi nữa, vì con người đã chết, tức là được giải thoát khỏi tội lỗi. Mà nếu chúng ta đã chết với Ðức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người, vì biết rằng Ðức Kitô một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không còn làm chủ được Người nữa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6

    Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 5).

    Hoặc đọc: Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con (c. 4a).

    Xướng: 1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. - Ðáp.

    2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. - Dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con. - Ðáp.

    3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. - Ðáp.

    4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 11, 25-26

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 6, 51-59

    "Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?"

    Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Lễ Nhì

    Bài Ðọc I: Kn 3, 1-9

    "Chúa chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu".

    Trích sách Khôn Ngoan.

    Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Ðối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài đã chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao: vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

    Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu tỏ ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 24, 6-7bc. 17-18. 20-21

    Ðáp: Lạy Chúa, con vươn linh hồn con lên tới Chúa (c. 1b).

    Hoặc đọc: Lạy Chúa, phàm ai trông cậy Chúa, ắt chẳng hổ ngươi (c. 3b).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, xin nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa. - Ðáp.

    2) Xin cho lòng con được nhẹ bớt lo âu, và giải thoát con khỏi cảnh ưu tư phiền muộn. Xin Chúa coi cảnh lầm than khốn khổ của con, và tha thứ hết mọi điều tội lỗi. - Ðáp.

    3) Xin gìn giữ mạng sống con và giải thoát con, đừng để con bẽ bàng vì đã tìm nương tựa Chúa. Nguyện cho lòng con vô tội và trung thứ bảo vệ con, vì con trông cậy vào Ngài, thân lạy Chúa. - Ðáp.

     

    Alleluia: 2 Tm 2, 11-12a

    Alleluia, alleluia! - Nếu chúng ta cùng chết với Chúa Kitô, thì chúng ta cùng sống với Người; nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Người. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 23, 33. 39-43

    "Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi đã đến nơi gọi là Núi Sọ, chúng đóng đinh Người vào thập giá cùng với hai tên trộm cướp, một đứa bên hữu một đứa bên tả Người. Bấy giờ Chúa Giêsu than thở rằng: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm". Rồi chúng rút thăm mà chia nhau áo Người. Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục người rằng: "Nếu ông là Ðấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa".

    Ðối lại, tên kia mắng nó rằng: "Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta làm, còn ông này, ông có làm gì xấu đâu?" Và anh ta thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi". Chúa Giêsu đáp: "Quả thật, Ta bảo ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Lễ Ba

    Bài Ðọc I: Rm 5, 5-11

    "Chúng ta đã nên công chính trong Máu của Người, và nhờ Người chúng ta được cứu khỏi cơn thịnh nộ".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần đã ban cho chúng ta. Chúa Kitô theo kỳ hẹn mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay cho người công chính, họa chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.

    Vậy phương chi bây giờ, chúng ta đã nên công chính trong máu của Người, và nhờ Người chúng ta sẽ được cứu khỏi cơn thịnh nộ. Bởi chưng nếu khi chúng ta còn là thù nghịch, mà chúng ta đã được giao hoà cùng Thiên Chúa nhờ cái chết của Con Ngài, thì huống chi khi đã được giao hoà, ắt chúng ta sẽ được cứu độ trong sự sống của chính Chúa Kitô. Và không những thế, chúng ta còn được vinh hiển trong Thiên Chúa nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người mà bây giờ chúng ta được lãnh ơn giao hoà.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 26, 1. 4. 7 và 8b và 9a. 13-14

    Ðáp: Chúa là sự sáng và là Ðấng cứu độ tôi (c. 1a).

    Hoặc đọc: Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh (c. 13).

    Xướng: 1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai? - Ðáp.

    2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Người. - Ðáp.

    3) Lạy Chúa, xin nghe con kêu cầu, xin thương xót và nhậm lời con. Và lạy Chúa, con tìm ra mắt Chúa. Xin Chúa đừng ẩn mặt xa con. - Ðáp.

    4) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy trông đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và trông đợi Chúa. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 6, 39

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ý của Cha là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết Ta sẽ cho nó sống lại". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 17, 24-26

    "Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, (Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng:) "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Chia sẻ Suy Niệm:

    sự sống chưa trọn

     

    Giáo Hội cố ý đặt Lễ Các Đẳng (2/11) ngay sau Lễ Các Thánh (1/11) hằng năm như có ý nhấn mạnh đến mầu nhiệm các thánh thông công. 
     
    Các Thánh là những vị đã được hưởng phúc trên thiên đàng, đã đạt đến cùng đích của mình, đã được hiệp thông thần linh viên mãn trong Thiên Chúa và với Thiên Chúa, còn Các Đẳng là những vị tuy đã được rỗi nhưng chưa hoàn toàn được hưởng vinh phúc như Các Thánh, chưa được hoàn toàn chiêm ngưỡng Thánh Nhan Thiên Chúa vô cùng uy nghi và toàn thiện, bởi hậu quả gây ra bởi tội lỗi của các vị khi còn sống trên trần gian này.
     
    Các Đẳng ở dưới luyện ngục không phải để đền tội lỗi của mình cho bằng để đền bù những hậu quả do tội gây ra. Mà hậu quả do tội lỗi gây ra không phải chỉ là đau khổ và chết chóc như trên thế gian này khi con người còn sống, mà còn là và nhất là ở chỗ do tội lỗi họ phạm trên trần gian mà mối liên hệ giữa h và Thiên Chúa bị gián đoạn, bị hư hoại. Bởi thế, cái đau khổ nhất của các linh hồn trong luyện ngục là chưa được chiêm ngưỡng dung nhan Thiên Chúa, chưa được tận hưởng hiệp thông thần linh với Ngài là cùng đích của các vị.
     
    Vấn đề được đặt ra ở đây là như thế thì chẳng lẽ ở đời sau, hay nói đúng hơn ở trong luyện ngục, (trừ thiên đàng và hỏa ngục), cũng có "thời gian" hay sao hay cũng còn "thời gian" hay sao? Vì các linh hồn ở đó "vẫn chưa" được hoàn toàn chiêm ngưỡng Thánh Nhan Thiên Chúa, nghĩa là "vẫn còn" trông đợi một "tương lai vĩnh phúc" sau khi họ đã chết và ra khỏi trần gian, ra khỏi phạm trù không gian và thời gian. 
     
    Đúng thế, nếu xét về thứ không gian và thời gian theo thể lý của ngày tạo dựng thứ tư (xem Khởi Nguyên 1:14-19), mà bất cứ loài tạo vật hay sinh vật hữu hình nào ở trên trái đất này cũng bị chi phối và lệ thuộc, thì các linh hồn ở trong luyện ngục quả thực không còn "thời gian" nữa. 
     
    Như thế, nói chung, đối với các sinh vật hữu hình sống trong thời gian và không gian, cách riêng với loài linh ư vạn vật là con người, thì quả thực "chết là hết" - "hết thời" hay "hết thời gian", chứ không phải chỉ là hiện tượng và tình trạng linh hồn ra khỏi thân xác, hay nói cách khác, chính vì "hết thời" mà linh hồn ra khỏi xác, mà con người ta lìa đời: "Mọi sự đều có thời của mình trên trần gian này... có thời sinh ra và có thời chết đi..." (xem Giảng Viên 3:2).
     
    Chính vì thế mà bản thân của họ không còn thời gian, không còn cơ hội để lập công đền tội trong thân xác của họ nữa, cần phải có người nào còn sống trong thân xác ở trên trần gian này, nghĩa là còn sống trong thời gian để lập công đn tội thay cho họ. 
     
    Thời gian ở trên trần gian này quí như vậy, qua đi không bao giờ trở lại nữa, mà con người ta đã lãng phí vào bao nhiêu là những gì chẳng đáng trên đời này, như thể không có đời sau, không có vĩnh cửu, trong khi đó họ vẫn sợ chết, nghĩa là vẫn muốn được sống mãi mãi, vẫn muốn được sống trường sinh bất tử. Vậy nếu họ tin có đời sau thì họ đang tìm gì ở trên đời này vậy?! Các Đẳng trong luyện ngục rất mong được có thời gian vô cùng quí báu như khi còn sống trên đời này mà chẳng bao giờ được nữa. Đã muộn rồi. Đã hết thời nơi họ rồi. 
     
    Thế nhưng, cho dù không còn thời gian để tự lập công nữa, Các Đẳng vẫn có thể nhận công bởi những người còn thời gian, còn sống trên trần gian này, mà luyện ngục, ở một nghĩa nào đó, dường như vẫn còn liên hệ với thời gian, vẫn là một thực tại linh thiêng chưa tuyệt đối như thiên đàng hay hỏa ngục, vẫn còn có thể đổi thay, vẫn chưa viên mãn vì các linh hồn ở đó chưa đạt được cùng đích tối hậu của mình, vẫn còn mong đợi. 
     
    Đó là lý do, như ngục tổ tông xưa là một thực tại linh thiêng vô hình để trông chờ Đấng Thiên Sai Cứu Chuộc Nhân Trần thế nào, cho đến khi "Người xuống ngục tổ tông" đưa các thánh lên mới không còn ngục tổ tông này nữa, thì cũng có thể nói luyện ngục là một thực tại linh thiêng vô hình chỉ tồn tại cho đến tận thế là thời điểm Chúa Kitô đến lần thứ hai, sau đó không bao giờ còn luyện ngục nữa. 
     
    Cả lâm bô (limbo) là "nơi" chúng ta vẫn tin rằng vô thưởng vô phạt cho những linh hồn chết đi chưa kịp được nhận Phép Rửa tha nguyên tội mà cũng chưa kịp phạm bất cứ một cá tội nào cũng thế. Nếu Thiên Chúa dựng nên con người là để cho họ được hạnh phúc đời đời, được hiệp thông thần linh với Ngài trong cõi vĩnh phúc: "Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý" (Timôthêu 2:4), thì lâm bô không thể nào tồn tại đời đời, trái lại, chỉ có thể tồn tại cho đến khi Chúa Kitô đến lần thứ hai "để mang ơn cứu rỗi cho những ai thiết tha trông đời Người" (Do Thái 9:28). 
     
    Mà các linh hồn ở trong lâm bô, cũng như trong luyện tội cho tới khi Chúa Kitô đến lần cuối cùng, như trường hợp của Amélia được Đức Mẹ trả lời cho em Lucia vào lần hiện ra thứ nhất ở Fatima ngày 13/5/1917 rằng "nó sẽ phải ở trong luyện tội cho tới tận thế", đều hết sức trông mong được tận hưởng vinh phúc trong tình trạng hiệp thông thần linh với Thiên Chúa là cùng đích của họ, thì phải kết luận là hai thực tại lâm bô và luyện ngục chỉ tồn tại tạm thời thôi.
     
    (Về trường hợp của thiếu nữ mười tám đôi mươi Amélia này, lời Mẹ Maria nói đến số phận của cô phải ở trong luyện ngục cho tới tận thế, thì một là Mẹ ngầm báo rằng sắp sửa đến tận thế rồi đấy, bằng không biết cô thiếu nữ trẻ trung nhỏ tuổi quê mùa vào năm 1917 này đã phạm những tội gì mà bị phạt lâu dài đến thế? Nếu thế thì tội lỗi của con người ta vô cùng khủng khiếp ghê sợ chưa từng có hiện nay còn đáng bị trừng phạt khủng khiếp đến chừng nào ch)
     
    Vậy nếu ngục tổ tông chỉ tồn tại cho tới khi Chúa Kitô đến trần gian lần thứ nhất và luyện ngục chỉ tồn tại cho đến khi Người đến thế gian lần thứ hai, cả lâm bô cũng thế, thì ba thực tại này chỉ là những thực tại linh thiêng tạm thời, một thực tại chuyển tiếp, một thực tại vẫn hướng về "thời gian viên trọn" (Galata 4:4) của Chúa Kitô, Đấng đã hoàn tất công cuộc cứu chuộc của Người bằng cuộc Vượt Qua của Người, nhưng qua Giáo Hội, Người vẫn tiếp tục công việc cứu chuộc của Người cho đến tận thế, bao gồm cả việc cứu những linh hồn ở trong luyện ngục cho khỏi hình phạt họ phải chịu nữa cũng như cứu các linh hồn ở trong lâm bô vô thưởng vô phạt cũng trông mong được đời đời cứu độ.
     
    Đó là lý do, cho dù không tự mình lập công đền tội, các linh hồn trong luyện ngục vẫn có thể tiếp tục hưởng Ơn Toàn Xá cũng gọi là Ơn Đại Xá, ơn tha hết mọi hình phạt gây ra bởi tội lỗi, do một người nào đó hoàn tất có ý chỉ cho họ, nhờ công nghiệp vô cùng châu báu của Chúa Giêsu Kitô là những gì vẫn còn tác hiệu trong thời gian cho tới khi Người lại đến, nhờ đó họ lập tức được tha thứ hết mọi hình phạt bởi tội lỗi của họ gây ra mà được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. 
     
    Nếu nói rằng luyện ngục là "nơi" các linh hồn bị giam cầm để đền bù hậu quả của tội lỗi khi vấp phạm trên đời, thì luyện ngục là một "nơi" khổ chứ không sướng như thiên đường. Nhưng tình trạng "khổ" liên quan đến hình phạt ở trong luyện ngục đây không như ở trong hỏa ngục, vì tình trạng "khổ" ở luyện ngục chỉ tạm thời trong một "thời gian" chứ không vô cùng bất tận như trong hỏa ngục.
     
    Tình trạng "khổ" ở trong luyện ngục là ở chỗ dù con người đã chết nhưng hồn thiêng bất tử của con người vẫn chưa đạt được cùng đích của mình là Thiên Chúa, nghĩa là chưa được hoàn toàn và trọn vẹn hiệp thông thần linh với Ngài. Và vì chưa đạt được cùng đích của mình nên linh hồn trong luyện ngục vẫn thao thức mong chờ cho tới khi được hoàn toàn mãn nguyện, nghĩa là được "lên" thiên đàng, được "vào nơi" muôn đời vinh phúc, hay nói đúng hơn, được "ở trong " hay được tham hưởng sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi và với Thiên Chúa Ba Ngôi.
     
    Tuy chưa được hoàn toàn và trọn vẹn tham hưởng sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi và với Thiên Chúa Ba Ngôi, Các Đẳng trong luyện ngục cũng đã được cứu độ rồi, nghĩa là cũng được tham hưởng "một phần nào" sự sống thần linh của Thiên Chúa và với Thiên Chúa, tuy chưa hoàn toàn và trọn vẹn như Các Thánh ở trên trời, nghĩa là họ được tham hưởng sự sống thần linh này tùy theo mức độ tội trạng của họ trước kia, tức tùy theo tình trạng xa cách Thiên Chúa của họ gây ra bởi tội lỗi họ phạm khi còn sống trên trần gian, hay tùy theo mức độ liên hệ của họ với Ngài khi còn sống, cũng như tùy theo "thời gian" bao lâu họ đã ở trong luyện ngục, nhờ đó mỗi ngày họ càng gần Chúa hơn, càng hưởng Chúa hơn.
     
    Nếu còn sống trên trần gian thành phần Kitô hữu đang hành trình đức tin chỉ thấy Thiên Chúa như qua tấm gương thì trên thiên đàng Các Thánh được thấy Thiên Chúa nhãn tiền, diện đối diện, một cách như Ngài là (xem 1Corinto 13:12), và nhờ đó Các Thánh được trở nên giống như Thiên Chúa, phản ảnh Thiên Chúa, như Bài Đọc 2 cho Lễ Các Thánh hôm qua cho biết: "hiện nay, chúng ta là con Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ ra sao thì vẫn chưa được tỏ ra. Chúng ta biết rằng: khi được tỏ ra thì chúng ta sẽ giống như Ngài, vì chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài là" (1Gioan 3:2).
     
    Và như thế, Các Đẳng trong luyện ngục, nếu đã được cứu độ, tức nếu đã được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa ở một mức độ nào đó, chưa hoàn toàn và trọn vẹn, thì Các Đẳng cũng đang ở trong tiến trình nên "giống như Ngài" và đang từ từ "sẽ thấy Ngài như Ngài là" cho đến "khi được tỏ ra", nghĩa là cho đến khi Thiên Chúa trở nên trọn vẹn nơi các vị "như Ngài là" mà khi còn sống trên thế gian họ còn thiếu sót trong việc nhận biết "Ngài như Ngài là"
     
    Đó là lý do khi còn sống trên trần gian này, càng nhận biết Thiên Chúa bao nhiêu, ở chỗ càng hiệp nhất nên một với Ý Muốn của Ngài bằng đức tin tuân phc bao nhiêu cũng như bằng đức ái trọn hảo hiện thực hóa đức tin (xem Galata 5:6) bao nhiêu, thì càng được hoan hưởng Thiên Chúa nhanh bấy nhiêu và nhiều bấy nhiêu, như Các Thánh nói chung trên thiên đàng, nhất là như Mẹ Maria đầy ơn phúc, một đệ nhất tạo vật về ân sủng
     
    Trường hợp của những linh hồn được lên thiên đàng ngay sau khi lãnh nhận Phép Rửa, dù là mới sinh hay người lớn, là những trường hợp đốt giai đoạn được hưởng Nước Trời nhanh nhất, như người trộm bị đóng đanh bên phải Chúa Kitô (xem Luca 23:40-43), nhưng không thể nào được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa bằng Các Thánh hay như Mẹ Maria là những hạt giống sinh 30, 60 hay 100 (xem Mathêu 13:23).
     
    Vấn đề được thông hiệp thần linh với Thiên Chúa trên thiên đàng nhiều hay ít hoàn toàn không phải là do con người khi còn sống trên gian này "lập công" nhiều hay ít, mà hoàn toàn do Công Nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, được con người chấp nhận khi lãnh nhận Phép Rửa, bằng nước hay máu hoặc lửa, và tiếp tục trung thành đáp ứng ơn cứu độ này cũng như cộng tác với ơn cứu độ này cho phần rỗi các linh hồn khác.
     
    Trong khi các linh hồn ở lâm bô không thể chuyển cầu cho người thế, vì các linh hồn này không có "công" gì và đang ở trong tình trạng vô thưởng vô phạt, thì Các Đẳng ở trong luyện ngục, tùy theo mức độ "được tỏ ra" của Thiên Chúa nơi các vị, nghĩa là tùy theo mức độ các vị được hiệp thông thần linh với Ngài bao nhiêu và tới đâu, các vị cũng có thể xứng đáng chuyển cầu cho những ai còn sống trên trần gian, nhất là những ai nhớ đến các vị để giúp các vị mau chóng được hoàn toàn và trọn vẹn hiệp thông thần linh đời đời với Thiên Chúa trên thiên đàng như Các Thánh. 
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    LeCacDangLinhHon.mp3  

     
     
     
     
     
     
    10

     

     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - THỨ SÁU CN25TN-C

Phúc Âm: Lc 9, 18-22

"Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa. Con Người phải chịu nhiều đau khổ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Việc xảy ra là khi Chúa Giêsu cầu nguyện riêng một nơi, và có các môn đệ ở với Người, thì Người hỏi các ông rằng: "Những đám dân chúng bảo Thầy là ai?" Các ông thưa rằng: "Người thì bảo là Gioan Tẩy giả, kẻ khác lại cho là Êlia, còn người khác thì cho là một trong các tiên tri thời xưa, đã sống lại". Người lại hỏi các ông rằng: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa". Và Người ngăn cấm các ông không được nói điều đó với ai mà rằng: "Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, Thứ Sáu Tuần XXV Thường Niên, trùng với bài Phúc Âm của Thánh ký Marco của Chúa Nhật XXV đầu tuần vừa rồi, cũng như trùng với bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên. 
 
Cả 3 bài Phúc Âm đều thuật lại sự kiện dân chúng nói chung và các môn đệ nói riêng cảm nhận về căn tính của Chúa Giêsu: "Phần các con, các con bảo Thày là ai?". Ở Phúc Âm của Thánh ký Marco thì câu trả lời của vị đại diện tông đồ đoàn bấy giờ là Thánh Phêrô đã thưa ngắn nhất: "Thày là Đức Kitô" (8:29), và ở Phúc Âm của Thánh ký Mathêu câu trả lời của ngài lại dài nhất: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (16:16), còn ở bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay câu trả lời của ngài vừa phải, hòa hợp giữa 2 câu trả lời ngắn dài trên đây: "Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa".
 
Câu trả lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô được 3 Phúc Âm trong bộ Phúc Âm Nhất lãm thuật lại hơi khác nhau về văn tự, nhưng nội dung vẫn như nhau. Ở chỗ "Thày là Đức Kitô" (Phúc Âm Thánh Marco), cho dù "Đức Kitô" ấy "của Thiên Chúa" (Phúc Âm Thánh Luca) hay là "Con Thiên Chúa hằng sống" (Phúc Âm Thánh Mathêu). Bởi vì, tự bản chất "Đức Kitô" phải là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai Cứu Thế, bằng không, không phải là "Đức Kitô". 
 
Tuy nhiên, theo mạc khải thần linh, "Đức Kitô" này, "Đức Kitô" được chung dân chúng cảm nhận như là một vị đại tiên tri, như Gioan Tẩy Giả hay như Elia, cũng như được riêng các tông đồ tuyên xưng đúng như căn tính của Người, đúng như sự thật nơi nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét này, lại có một dung nhan lưỡng diện, chẳng những có mặt phải mà còn có cả mặt trái nữa.
 
Vậy nếu mặt phải của dung nhan lưỡng diện này của "Đức Kitô" là gì, nếu không phải là "Con Thiên Chúa hằng sống" (Phúc Âm Thánh Mathêu), thì mặt trái của dung nhan Người là gì, nếu không phải là Đấng Vượt Qua, như cả 3 Phúc Âm Nhất lãm này cho thấy, hay trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay thuật lại: "Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại". 
 
Chính mặt trái nơi dung nhân của "Đức Kitô" này đã khiến cho chung dân Do Thái, đặc biệt là thành phần thày dạy lề luật của họ là luật sĩ và biệt phái, nhất là Hội Đồng Đầu Mục Do Thái lãnh đạo trong dân, thậm chí bao gồm cả thành phần môn đệ thân tín nhất của "Đức Kitô" là các tông đồ, tất cả đều vấp phạm vì Người, tức không nhận ra Người, đến độ phản nộp Người, chối bỏ Người, lên án Người, thách đố nhạo báng Người xuống khỏi thập giá để họ tin Người quả thực là Đấng Thiên Sai (xem Mathêu 27:39-42; Marco 15:29-32; Luca 23:35).
 
Thật vậy, làm sao dân Do Thái nói chung và các tông đồ môn đệ của Người nói riêng có thể nhận ra Người và chấp nhận Người được, nếu qua lời tiên báo về cuộc vượt qua của Người lần thứ nhất này trở thành hiện thực, khi mà một "Đức Kitô" khôn ngoan giảng dạy và quyền năng chữa lành ấy lại có một dung nhan thật trái khuấy, hoàn toàn bị biến dạng trông vô cùng ghê rợn, đến độ Người không còn dung nhan hình hài gì nữa (xem Isaia 52:14), thậm chí Người còn trở nên như sâu bọ đất không còn là người (xem Thánh Vịnh 22:7), một sự thật quá ư là phũ phàng và vô cùng bất xứng với danh phận vô cùng uy nghi cao cả và thiện hảo của một Đấng Thiên Sai, "Con Thiên Chúa hằng sống".
 
Trong đời sống tu đức cũng thế, theo bản tính và khuynh hướng tự nhiên, không ai trong loài người nói chung và Kitô hữu nói riêng lại yêu thích đau khổ thử thách, trái lại, còn tìm cách xa lánh và tiêu diệt nó bao nhiêu có thể. Bởi thế, ai cũng sung sướng khi được may lành và chúc phúc trong cuộc sống, cũng như nơi mọi việc mình làm, nhất là khi được ơn an ủi lúc mới bước chân vào đường trọn lành hay khi mới tĩnh tâm xong v.v. Thế nhưng khi đụng độ với đau khổ, tức khi giáp mặt với một "Đức Kitô" khổ nạn và tử giá đầy thương tích vô cùng khủng khiếp và ghê rợn, mới biết được cường độ đức tin của chúng ta mạnh mẽ tới đâu, mức độ đức cậy của chúng ta vững chắc tới chừng nào, và nhiệt độ đức mến của chúng ta sốt nóng tới bao nhiêu!
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 

 TN.XXVL-6.mp3