Người Tín Hữu Trưởng Thành

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu.
    Thu, Nov 3 at 6:08 AM
     
     

    Trở Nên Giáo Hội của Người Nghèo

    Khi chúng ta nói lên sự nghèo nàn của mình và liên kết sự nghèo nàn ấy với sự nghèo nàn của anh chị em khác, chúng ta trở nên Giáo Hội của người nghèo, là Giáo Hội của Ðức Giêsu.

    Tình liên đới là bản chất của Giáo Hội người nghèo. Cả đau khổ lẫn niềm vui đều phải được chia sẻ. Là một thân thể, chúng ta cảm nghiệm được một cách sâu xa sự đau khổ cũng như sự sung sướng của chi thể khác. Như Thánh Phaolô nói, Nếu một bộ phận bị đau thì các bộ phận khác cũng đau lây. Và nếu một bộ phận được vẻ vang thì các bộ phận khác cũng được vui lây” (1 Côrintô 12:26).

    Thường chúng ta không muốn trở nên phần tử của một thân thể khi sự thông phần ấy khiến chúng ta cảm được sự đau khổ của người khác một cách mãnh liệt. Mỗi khi chúng ta yêu ai một cách sâu đậm chúng ta cũng cảm được sự đau khổ của người ấy cách sâu đậm.

    Tuy nhiên, niềm vui ẩn trong sự đau khổ. Khi chúng ta chia sẻ sự đau khổ thì chúng ta cũng được hưởng niềm vui.

    Henry Nouwen

     

    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu.
    Tue, Nov 1 at 6:27 AM
     
     

    Ðến Với Những Người Bên Lề Giáo Hội

    Những người sống bên lề xã hội là trọng tâm của Giáo Hội, và đương nhiên phải như vậy!

    Bởi thế, là phần tử của Giáo Hội, chúng ta được mời gọi để đến với những người sống bên lề xã hội. Những người vô gia cư, người nghèo đói, trẻ mồ côi, người bị bệnh AIDS, người bị bệnh tâm thần--họ là những người mà chúng ta cần chú ý đến trước hết.

    Chúng ta có thể tin tưởng rằng, với tất cả khả năng, khi đến với những người sống bên lề xã hội, chúng ta sẽ thấy những bất đồng đê tiện, những tranh luận vô ích, những ganh đua đến độ làm tê liệt sẽ bớt đi và dần dần biến mất. Giáo Hội luôn luôn được đổi mới khi chúng ta không còn chú ý đến chính mình, nhưng lưu tâm đến những người cần được chăm sóc. Chúa Kitô luôn chúc phúc cho chúng ta qua người nghèo.

    Những ai làm việc cho người nghèo đều cảm nghiệm được một điều quý giá là, người nghèo cho đi nhiều hơn là họ nhận lãnh. Họ nuôi sống chúng ta.

    Henry Nouwen

     

    --

     

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu.

    Phần Yếu Ðuối Nhất Lại Ở Giữa

    Những phần vinh dự nhất của thân thể không phải là cái đầu hay tay chân, có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm soát.

    Phần quan trọng nhất là phần ít trưng bầy ra nhất. Ðó là bí ẩn của Giáo Hội. Như một người được kêu gọi để tranh đấu cho sự tự do, chúng ta phải nhận ra rằng những phần tử yếu đuối nhất trong chúng ta -- người già, trẻ em, người tàn tật, người đau yếu, người thiếu ăn -- lại là những người ở tâm điểm.

    Thánh Phaolô nói, Chính những bộ phận chúng ta coi tầm thường nhất thì chúng ta lại tôn trọng hơn cả” (1 Côrintô 12:23).

    Giáo Hội là dân của Chúa chỉ có thể thực sự là hiện thân của Ðức Kitô khi người nghèo vẫn được coi là thành phần quý trọng nhất.

    Do đó, việc chăm sóc người nghèo thì không chỉ có ý nghĩa bác ái Kitô Giáo, đó là thực chất của việc trở nên thân thể Ðức Kitô.

    Henry Nouwen

     

    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỠNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu.

    Nhắm Ðến Người Nghèo

    Như bất cứ tổ chức nhân bản nào, Giáo Hội luôn luôn trong tình trạng nguy hiểm vì thối nát. Một khi Giáo Hội bắt đầu có quyền thế và thịnh vượng, thì những thủ đoạn, sự bóc lột, việc lạm dụng quyền thế, hối lộ và tham nhũng sẽ không xa.

    Làm thế nào để chúng ta ngăn ngừa sự thối nát trong Giáo Hội? Câu trả lời thật rõ ràng: bằng cách nhắm đến người nghèo. Người nghèo giúp Giáo Hội trung tín với ơn gọi của mình.

    Khi Giáo Hội không còn là một giáo hội của người nghèo, thì sẽ mất đi căn tính thiêng liêng của mình. Giáo Hội sẽ chằng chịt những bất đồng, ghen tị, trò chơi quyền lực, và sự đê tiện.

    Thánh Phaolô nói, Thiên Chúa đã dựng nên thân thể để bộ phận nào kém thì lại được tôn trọng nhiều, và như thế không có chia rẽ trong thân thể, nhưng các bộ phận đều lo lắng cho nhau” (1 Côrintô 12:24-25).

    Ðây là hướng đi đích thực. Người nghèo được ban cho Giáo Hội, để như thân thể của Ðức Kitô, Giáo Hội có thể trở nên và vẫn mãi mãi là một nơi chốn của sự yêu thương, sự chăm sóc và bình an.

    Henry Nouwen

     

    --

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

  •  
    nth@nguoitinhuu.
     
    Sat, Oct 29 at 7:26 AM
     

    Một Thân Thể Với Nhiều Chi Thể

    Giáo Hội là một thân thể. Thánh Phaolô viết, Chúng ta được rửa tội trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1 Côrintô 12:13).

    Nhưng thân thể này có nhiều chi thể. Như Thánh Phaolô nói, “Nếu tất cả chi thể đều giống nhau, thì làm sao thành một thân thể được? Bởi thế, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân thể” (1 Côrintô 12:19-20).

    Không phải ai ai cũng có thể làm được mọi sự. Chúng ta thường hay kỳ vọng một phần tử này thi hành nhiệm vụ của phần tử khác. Nhưng tay không buộc phải biết nhìn và mắt không buộc phải biết nghe.

    Cùng nhau, chúng ta trở thành thân thể Ðức Kitô, mỗi người chúng ta có nhiệm vụ riêng biệt trong Giáo Hội (coi 1 Côrintô 12:27).

    Hãy biết ơn vì chúng ta được trở nên một phần tử có thực trong một thân thể, dù hạn hẹp.

    Henry Nouwen

     

    --